You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
CHUYÊN NGÀNH VIỄN - THÔNG MẠNG

BÁO CÁO SEMINAR

Đề tài:
Các giao thức truyền thông và liên kết dữ liệu
( PPPoE, PPPoA , LAPB, LAPD)

Môn học: Mạng viễn thông


Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Thị Huỳnh Vân
Nhóm thực hiện: 14
Họ và tên Mssv
1. Nguyễn Phùng Hiếu 18200103
2. Bùi Văn Hậu 18200097
3. Nguyễn Thị Hậu 1820099
4. Phạm Đỗ Thành Đạt 18200079
5. Trần Văn Hải 18200091
6. Trần Ngọc Hồng Hạnh 18200093

TP.HCM, ngày tháng năm 2021

0
Mục Lục
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT...............................................................................................................................10
I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.....................................................................................................................12
1. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................................12
2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................................12
3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................13
II. GIỚI THIỆU POINT – TO – POINT PROTOCOL.................................................................13
1. Tổng quát.....................................................................................................................................13
2. Thành phần..................................................................................................................................13
3. Chứng thực PAP và CHAP.........................................................................................................14
4. Frame format...............................................................................................................................14
5. Hoạt động.....................................................................................................................................15
III. GIỚI THIỆU PPPoE...................................................................................................................15
1. Tổng quan....................................................................................................................................15
2. Cơ chế hoạt động của PPPoE......................................................................................................16
3. Cấu trúc........................................................................................................................................18
4. Ưu điểm và Nhược điểm..............................................................................................................18
IV. GIỚI THIỆU VỀ PPPoA........................................................................................................19
1. Tổng quan....................................................................................................................................19
2. Cơ chế hoạt động.........................................................................................................................20
3. Cấu trúc........................................................................................................................................21
4. Ưu điểm và nhược điểm..............................................................................................................21
 Kết luận về PPPoE và PPPoA:...................................................................................................22
V. GIỚI THIỆU VỀ LAPB..............................................................................................................22
1. Tổng quan....................................................................................................................................22
2. Frame Types................................................................................................................................22
VI. GIỚI THIỆU VỀ LAPD..........................................................................................................25
1. Tổng quan....................................................................................................................................25
2. Frame Structure..........................................................................................................................26
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................27

1
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên đầy đủ Ý nghĩa
LAPB Link Access Procedure, Balanced Quy trình truy cập liên kết,
cân bằng
DTE Data terminal equipment Thiết bị đầu cuối dữ liệu
DCE Data circuit-terminating equipment Thiết bị Truyền thông Dữ
liệu

ABM Asynchronous Balanced Mode Chế độ cân bằng không


đồng bộ
ISP Internet Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ
Internet
DSL Digital Subscriber Line Đường dây thuê bao số
DOCSIS Data Over Cable Service Interface Đặc điểm kỹ thuật giao
Specification diện dịch vụ dữ liệu qua
cáp
ATM Asynchronous Transfer Mode chế độ truyền không đồng
bộ
AAL ATM Adaptation Layer Lớp thích ứng chế độ
truyền không đồng bộ
CHAP Challenge Handshake Authentication Giao thức xác thực bắt tay
Protocol thách thức
ADSL Assymetrical Digital Subscriber Line. Đường dây thuê bao kỹ
thuật số không đối xứng.
PPP Point-to-Point Protocol Giao thức điểm điểm
LAN Local Area Network Mạng cục bộ
PPPoA Point-to-Point Protocol over Giao thức điểm-điểm qua
Asynchronous Transfer Mode chế độ truyền không đồng
bộ
IETF The Internet Engineering Task Force Lực lượng Đặc nhiệm Kỹ
thuật Internet.
PPPoE Point-to-Point Protocol over Ethernet Giao thức điểm điểm qua
Ethernet
TDM Time Division Multiplexing Ghép kênh phân chia theo
thời gian
LAPD Link Access Protocol D-channel  Kênh D của Giao thức Truy
cập Liên kết
PAP Password Authentication Protocol Giao thức xác thực mật
khẩu 
NCP Network Control Protocol Giao thức kiểm soát mạng.
LCP Link Control Protocol Giao thức kiểm soát liên
2
kết.
Lời mở đầu
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít
hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu
học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ
của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý
Thầy Cô ở Khoa Điện Tử Viễn Thông — Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên đã cùng
với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn cô đã tận tâm hướng dẫn chúng em thực hiện đề tài seminar
cũng như những buổi học trên lớp. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của cô
thì em nghĩ đề tài của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành
cảm ơn cô. Đề tài được thực hiện trong khoảng hơn 1 tháng. Bước đầu đi vào tìm hiểu và
kiến thức của chúng em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không thể tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy
Cô và các bạn để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Sau cùng, em
xin kính chúc quý Thầy Cô trong Khoa Điện Tử Viễn Thông và Cô thật dồi dào sức
khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức
cho thế hệ mai sau.
Trân trọng.

TP HCM, ngày 17 tháng 5 năm 2021

3
I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Có thể nói, trong giai đoạn bùng nổ công nghệ như hiện nay nhu cầu trao đổi
thông tin đa chiều rất lớn, trong đó ngành viễn thông Việt Nam đã đáp ứng phần lớn các
đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, thiết thực phục vụ nhu cầu đời sống vật chất là tinh
thần của con người.
Với tốc độ hiện đại hóa hệ thống viễn thông của thế giới ngày càng nhanh như giai
đoạn hiện nay, việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới vào công việc là sự đòi hỏi
mang tính sống còn của mỗi quốc gia, trong đó nước ta không nằm ngoài quỹ đạo chung
đó.
Sự ứng dụng và phát triển công nghệ viễn thông tại nước ta đã đáp ứng kịp nhu xu
thế chung của khu vực và đáp ứng đủ nhu cầu ứng dụng của doanh nghiệp và cá nhân
người sử dụng.
Hệ thống mạng viễn thông không ngừng phát triển và từng bước mang lại nhiều lợi
ích thiết thực cho người sử dụng thông qua các hình thức cạnh tranh, chính sách chiêu
thị, chăm sóc khách hàng tiềm năng đa dạng. Sự cạnh tranh đó không đi ngược lai tiêu
chí vận động chung mà chính là giải pháp tích cực trong việc đa dạng hóa loại hình dịch
vụ giúp doanh nghiệp và cá nhân sử dụng mạnh viễn thông có nhiều lựa chọn hơn khi sử
dụng.
  Đồng hành theo đó, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền thông trong công nghiệp cũng
phát triển không ngừng nghỉ. Dần dần xuất hiện thêm những chuẩn giao tiếp, những
chuẩn giao thức truyền thông công nghiệp mới, đến nỗi rất khó để phân biệt được chúng.
Khi các ứng dụng mới xuất hiện qua nhiều năm mỗi ứng dụng yêu cầu sự cải tiến
tương ứng chất lượng mạng, những sự cải tiến đó tạo điều kiện cho giao thức truyền
thông như PPPoE, PPPoA, LAPB, LABD thích hợp với những đòi hỏi mới. Thậm chí khi
các công nghệ và các giao thức khác được phát triển để đáp ứng những nhu cầu khác
nhau thì những tiến bộ của PPPoE, PPPoA, LAPB, LABD có thể được giữ lại bằng cách
chạy phía trên chúng. Có thể nói thực sự về PPPoE, PPPoA, LAPB, LABD rằng nó là
giao thức của quá khứ và tương lai.

Dựa trên những vấn đề đó, nhóm chúng em đã quyết định nghiên cứu về đề tài “Các giao
thức truyền thông và liên kết dữ liệu (PPPoE, PPPoA, LAPB, LABD)”nhằm mục đích để
hiểu rõ hơn về các giao thức hoạt động trong mạng viễn thông hiện nay.
1. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về “Các giao thức truyền thông và liên kết dữ liệu (PPPoE, PPPoA , LAPB,
LAPD)”
Nắm rõ được cấu tạo, chức năng, cách thức hoạt động và những nội dung quan trọng của
các giao thức truyền thông và liên kết dữ liệu (PPPoE, PPPoA , LAPB, LAPD) trong hệ
thống Internet.
2. Phạm vi nghiên cứu

4
Nội dung nghiện cứu sẽ được tìm hiểu giới hạn trong mạng lưới hộ gia đình và các doanh
nghiệp sử dụng các giao thức có liên quan đến các giao thức truyền thông và liên kết dữ
liệu (PPPoE, PPPoA , LAPB, LAPD).
3. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên các kiến thức cơ bản đã học trên lớp và tham khảo thêm tài liệu trên Internet. Từ
đó sẽ tìm hiểu, nghiên cứu theo mục tiêu đặt ra.
Tìm hiểu thực tế, từng bước áp dụng vào mô phỏng phần mềm để hiểu rõ hơn cách vận
hành của các giao thức có liên quan đến các giao thức truyền thông và liên kết dữ liệu
(PPPoE, PPPoA , LAPB, LAPD).
II. GIỚI THIỆU POINT – TO – POINT PROTOCOL
1. Tổng quát
a. Khái niệm
- Giao thức Kết nối điểm-điểm (Point – to – Point Protocol) là một trong những
loại kết nối WAN phổ biến nhất. Các kết nối PPP được sử dụng để kết nối mạng
LAN với nhà cung cấp dịch vụ WANS và cung cấp kết nối các chi nhánh LAN
với nhau của một công ty hay tổ chức. Kết nối điểm-điểm LAN-to-WAN cũng
được gọi là kết nối nối tiếp hoặc kết nối thuê kênh (leased-line) vì các đường dây
được thuê từ một nhà mạng và được công ty thuê để sử dụng đường này.

b. Lịch sử
- PPP được xây dựng dựa trên nền tảng giao thức điều khiển truyền dữ liệu lớp
cao (High-Level Data link Control (HDLC)) nó định ra các chuẩn cho việc
truyền dữ liệu các giao diện DTE và DCE của mạng WAN như V.35, T1, E1,
HSSI, EIA-232-D, EIA-449. PPP được ra đời như một sự thay thế giao thức
Serial Line Internet Protocol (SLIP), một dạng đơn giản của TCP/IP.
2. Thành phần
- Đóng gói dữ liệu (Data Encapsulations): đây là phương pháp được sử dụng để
đóng gói các datagram đa giao thức. Các giao thức lớp mạng khác nhau được
vận chuyển và đóng gói đồng thời trên cùng một liên kết, tính linh hoạt của thiết
kế PPP cho phép nó tương thích với hầu hết các thiết bị mạng hỗ trợ. Các giao
thức thường được cung cấp như: HDLC, L2TP, PPPoE,…
5
- Link Control Protocol(LCP): LCP được sử dụng để thiết lập, định cấu hình và
kiểm tra kết nối liên kết dữ liệu. Nó linh hoạt trong việc xử lý các kích cỡ khác
nhau của các gói, phát hiện một liên kết ngược, lỗi cấu hình và chấm dứt liên
kết.
- Network Control Protocol (NCP): NCP làm nhiệm vụ thiết lập, điều chỉnh cấu
hình và hủy bỏ việc truyền dữ liệu của các giao thức của lớp network như: IP,
IPX, AppleTalk and DECnet. PPP cho phép sử dụng đồng thời nhiều giao thức
lớp Mạng.
3. Chứng thực PAP và CHAP
 Password Authentication Protocol (PAP):
- PAP sử dụng cơ chế bắt tay 2 bước. Đầu tiên Client sẽ gửi username và
password cho Server để xác thực. Server sẽ tiến hành kiểm tra, nếu thành công
thì sẽ thiết lập kết nối; ngược lại sẽ không thiết lập kết nối với Client.
- Password được gửi dưới dạng không được mã hóa (clear – text) và
username/password được gửi đi kiểm tra một lần trước khi thiết lập kết nối.
 Challenge Handshake Authentication Protocol (CHAP):
-  Một quá trình chứng thực một người dùng đến một thực thể mạng, có thể là bất
kỳ máy chủ, ví dụ, các nhà cung cấp web hoặc internet dịch vụ (ISP).
- Sau khi đã có kết nối vật lý, bên chứng thực sẽ gửi đoạn thông điệp Challenge
bất kì cho phía còn lại. Phía được chứng thực sẽ tiến hành mã hóa đoạn thông
điệp password của nó và gửi lại cho bên chứng thực.
- Bên chứng thực sẽ nhận được thông điệp được mã hóa này và so sánh với kết
quả tính toán dựa vào thông điệp ban đầu và password của nó. Nếu hai giá trị
này khớp thì cho phép kết nối.
4. Frame format
- Flag: PPP frame được bắt đầu và kết thúc bằng 1 byte, flag với mẫu bit là
01111110.
- Address: không được sử dụng trong PPP vì không có địa chỉ hỗ trợ (được sử
dụng trong địa chỉ phát sóng HDLC). Một byte chứa chuỗi nhị phân: 11111111.
- Control: Một byte có chứa chuỗi nhị phân: 00000011, được gửi để truyền dữ
liệu người dùng trong các gói chưa ngắt. (để truyền dữ liệu người dùng trong
một khung không có hàng rào.
- Protocol: 2 byte mã hóa giao thức đóng gói theo thời gian PPP.
- Data: Chứa datagram cho giao thức được chỉ định.
- Padding: Trong một số trường hợp, các byte giả bổ sung có thể được thêm vào
để tăng kích thước của khung PPP.
- FCS: Kiểm tra dự phòng theo chu kỳ để phát hiện lỗi. Thường là 16bit (2byte).
Tuy nhiên, kiểm soát toàn vẹn gói 32bit (4byte) theo "thỏa thuận" lẫn nhau cũng
có thể được sử dụng.

6
5. Hoạt động
Các bước để kết nối thành công Point to Point:
Bước 1: Thiết lập kết nối và cấu hình

- Mỗi thiết bị PPP gửi gói tin LCP để cấu hình và thiết lập kết nối ở tầng liên kết
dữ liệu. Gói tin LCP chứa các trường: “MTU”, “compression”, và giao thức
chứng thực kết nối. LCP đầu tiên mở kết nối và thương lượng các tham số cấu
hình. Giai đoạn này hoàn tất khi các gói tin thống nhất cấu hình (ACK) được gửi
và nhận.
Bước 2: Quyết định chất lượng kết nối

- Liên kết được kiểm tra xem có tốt không để chuyển các giao thức lên tầng mạng
hay không. Sau đó Client có thể được chứng thực. Việc chứng thực diễn ra trước
giai đoạn cấu hình giao thức tầng mạng. PPP hỗ trợ hai giao thức chứng thực là
PAP và CHAP.
Bước 3: Thương lượng cấu hình tầng mạng

- Các thiết bị PPP gửi gói tin NCP để chọn và cấu hình một hoặc nhiều giao thức
tầng mạng (ví dụ như IP). Khi giao thức tầng mạng được cấu hình, các gói tin từ
giao thức tầng mạng có thể được gửi qua liên kết. Nếu LCP kết thúc kết nối, nó
cung cấp các giao thức tầng mạng để có thể có những hành động phù hợp
Bước 4: Kết thúc kết nối

- LCP có thể kết thúc kêt nối bất cứ lúc nào. Điều này luôn được thực hiện ở yêu
cầu của người dùng. Kết thúc kết nối cũng có thể xảy ra do sự cố vật lý, như là
dứt kết nối hay vượt quá thời gian qui định (timeout).
III. GIỚI THIỆU PPPoE
1. Tổng quan
7
a. Khái niệm
- PPPoE là viết tắt của Point-to-Point Protocol over Ethernet. PPPoE là một giao
thức mạng bắt nguồn từ một giao thức cũ hơn, được gọi là PPP hay Point-to-
Point Protocol
- PPPoE được thiết kế để quản lý cách truyền dữ liệu qua mạng Ethernet (mạng
cáp) và cho phép kết nối một máy chủ duy nhất được phân chia giữa nhiều máy
khách, sử dụng Ethernet. Do đó, nhiều khách hàng có thể kết nối với cùng một
máy chủ từ nhà cung cấp dịch vụ và truy cập Internet cùng một lúc.
- PPPoE cũng có khả năng cung cấp các tính năng mạng cần thiết, như xác thực,
mã hóa và nén dữ liệu.
b. Lịch sử
- PPPoE được phát triển bởi UUNET, Redback Networks (nay là Ericsson) và
RouterWare (nay là Wind River Systems) vào những năm 2000 và trở nên phổ
biến vài năm sau đó.
- Giao thức PPP phổ biến trước những năm 2000. Tuy nhiên, Internet và công
nghệ dần phát triển theo cấp số nhân. Ngày nay, kết nối với Internet ở mức 28
hoặc 56 kbit/giây là không thể chấp nhận được. Điều đáng nói nữa là giao thức
PPP cũ chỉ có thể kết nối một máy tính cá nhân với máy chủ ISP.
- Bởi vì các công ty và hộ gia đình đều muốn kết nối đồng thời nhiều máy tính với
Internet, cũng như tốc độ Internet tăng trưởng nhanh chóng và nhu cầu về tốc độ
mạng cao hơn, một giao thức mạng mới phải được phát triển. Và PPPoE đã ra
đời.
2. Cơ chế hoạt động của PPPoE

 Bước 1: Client to server: Initiation (PADI)


- Nếu người dùng muốn truy cập vào Internet bằng DSL, thì trước tiên máy tính
của họ phải tìm DSL Access Concentrator (DSL-AC) tại điểm có mặt của nhà
cung cấp dịch vụ Internet (ISP) của người dùng.
- Phần mềm trên máy Client gửi một gói PPPoE Active Discovery Intiation
(PADI) tới Server để gán địa chỉ broadcast để bắt đầu một phiên làm việc. Vì
máy tính không biết địa chỉ MAC của DSL-AC, nó sẽ gửi một gói PADI thông
qua một Ethernet broadcast (MAC: ff: ff: ff: ff: ff: ff). Gói PADI này chứa địa
chỉ MAC của máy tính gửi nó.
Gói tin PADI:

8
- Gói PADI có thể được nhận bởi nhiều hơn một DSL-AC. Chỉ thiết bị DSL-AC
có thể phân phát tag "Service-Name" mới trả lời.
 Bước 2: Server to client: Offer (PADO)
- Khi máy tính của người dùng đã gửi gói PADI, DSL-AC sẽ trả lời bằng gói
PADO (PPPoE Active Discovery Offer), sử dụng địa chỉ MAC được cung cấp
trong gói PADI. Gói PADO chứa địa chỉ MAC của DSL-AC, tên của nó và tên
của dịch vụ. Nếu nhiều DSL-AC của nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) trả lời
bằng một gói PADO, máy tính của người dùng sẽ chọn DSL-AC cho một nhà
cung cấp dịch vụ Internet (ISP) cụ thể bằng cách sử dụng tên hoặc dịch vụ được
cung cấp.
Gói tin PADO:

- Địa chỉ MAC của DSL-AC cũng tiết lộ nhà sản xuất DSL-AC
 Bước 3: Client to server: Request (PADR)
- Một gói PADR (PPPoE Active Discovery Request) được máy tính của người
dùng gửi đến DSL-AC sau khi nhận được gói PADO được chấp nhận từ DSL-
AC. Nó xác nhận việc chấp nhận đề nghị kết nối PPPoE do DSL-AC cấp gói
PADO thực hiện.
 Bước 4: Server to client: Session - Confirmation (PADS)
- Gói PADR ở trên được DSL-AC xác nhận bằng gói PADS (PPPoE Active
Discovery Session - Confirmation) và Session ID được cung cấp cùng với nó.
Nó tạo ra một Session ID duy nhất dành cho PPPoE Session và trả lời Client
bằng gói PADS Session.
- Kết nối với DSL-AC cho nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đó hiện đã được
thiết lập đầy đủ.
 Bước 5: PPPoE Active Discovery Terminate (PADT)
- Gói tin này được gửi bất kỳ lúc nào sau khi một phiên được thiết lập để chi ra
rằng PPPoE Session đã kết thúc. Gói tin PADT này được gửi bởi Client hoặc
Server
- Khi thiết bị nhận được gói tin PADT, nó sẽ chấm dứt ngay lập tức tất cả các lưu
lượng PPP, kể cả các lưu lượng đang được gởi

9
3. Cấu trúc
- DESTINATION ADDRESS: Cho biết địa chỉ đích Ethernet unicast hoặc địa
chỉ Ethernet broadcast (FF.FF.FF.FF.FF.FF.FF). Đối với gói Discovery, giá trị
là địa chỉ unicast hoặc broadcast. PPPoE Client sử dụng địa chỉ broadcast để tìm
kiếm PPPoE Server và sử dụng địa chỉ unicast sau khi chọn PPPoE Server.
- SOURCE ADDRESS: Cho biết địa chỉ MAC Ethernet của thiết bị nguồn.
- ETHERNET TYPE: Đặt thành 2 giai đoạn là Giai đoạn khám phá hoặc Giai
đoạn phiên.
- VER: Cho biết số phiên bản PPPoE. Trường VER là 4 bit và phải được đặt
thành 1.
- TYPE: Cho biết loại PPPoE. Trường TYPE là 4 bit và phải được đặt thành 1.
- CODE: Cho biết loại gói PPPoE. Trường CODE là 8 bit và có các giá trị khác
nhau.
- SESSION_ID: Trường SESSION_ID là 16 bit. Giá trị được cố định cho một
PPP Session nhất định và xác định một PPP Sesstion cùng với địa chỉ nguồn và
đích Ethernet. Giá trị được bảo lưu để sử dụng trong tương lai và không được sử
dụng.
- LENGTH: Cho biết độ dài của PPPoE Payload. Trường LENGTH là 16 bit,
không bao gồm độ dài của Ethernet hoặc PPPoE header.

4. Ưu điểm và Nhược điểm


 Ưu điểm:
- Ngăn xếp kép IPv4/IPv6: Quyền truy cập PPPoE hỗ trợ cấp phát cả địa chỉ
IPv4 và IPv6.
- Truyền đa giao thức: Các gói dữ liệu PPP được truyền qua Ethernet. Ngoài IP,
gói dữ liệu PPP có thể có các loại giao thức khác được đóng gói, thậm chí cả
giao thức lớp liên kết.
10
- Kiểm toán linh hoạt: Quyền truy cập PPPoE cung cấp dữ liệu kế toán phong
phú, chẳng hạn như số lượng các gói và byte đến và đi cũng như thời gian bắt
đầu và kết thúc của kết nối.
- Người sử dụng có thể lựa chọn dịch vụ (Lựa chọn dịch vụ một cách chủ động).
- Tốc độ nhanh chóng.
- Tính bảo mật cao.
 Nhược điểm:
- Bạn phải cài đặt phần mềm máy khách PPPoE trên tất cả các máy chủ (PC) kết
nối với phân đoạn Ethernet. Điều này có nghĩa là nhà cung cấp quyền truy cập
phải duy trì CPE và phần mềm máy khách trên PC.
- Vì việc triển khai PPPoE sử dụng cầu nối RFC 1483, nó dễ bị ảnh hưởng bởi các
cơn bão phát sóng và các cuộc tấn công từ chối dịch vụ có thể xảy ra.
IV. GIỚI THIỆU VỀ PPPoA
1. Tổng quan
a) Khái niệm
 Định nghĩa ATM:
- Synchronous Transfer Mode (ATM) là hệ thống chuyển mạch gói tiên tiến, có thể
truyền đồng thời dữ liệu, âm thanh và hình ảnh số hoá trên cả mạng LAN và
mạng WAN.
- Là một kỹ thuật chuyển mạch sử dụng ghép kênh phân chia thời gian – TDM
(Time Division Multiplexing) để truyền dữ liệu. ATM là một công nghệ mạng hỗ
trợ giao tiếp thoại, video và dữ liệu. ATM mã hóa dữ liệu thành các cell nhỏ có
kích cỡ cố định để chúng thích hợp với TDM và truyền qua phương tiện vật lý.
 PPPoA:
- Point – to – Point Protocol over ATM (PPPoA) là một giao thức lớp liên kết dữ
liệu để truyền dữ liệu PPP qua mạng ATM, bằng cách đóng gói các frame PPP
trong các frame ATM Adaptation Layer 5 (AAL 5). Vì vậy, PPPoA chỉ được sử
dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ Data Over Cable Service Interface
Specification (DOCSIS) và Digital Subscriber (DSL).
- Nó cung cấp các tính năng PPP tiêu chuẩn như xác thực, mã hóa và nén. Nếu nó
được sử dụng làm phương pháp đóng gói kết nối trên mạng dựa trên ATM, nó có
thể giảm chi phí một chút (khoảng 0,58%) so với PPPoE. Nó cũng hỗ trợ (cũng
như PPPoE) các kiểu đóng gói: dựa trên VC-MUX và LLC.
b) Lịch sử
- Point-to-Point Protocol over Asynchronous Transfer Mode (PPPoA) được chỉ định
bởi The Internet Engineering Task Force (IETF) trong RFC 2364.

11
2. Cơ chế hoạt động
- Khi CPE được bật lần đầu tiên, nó sẽ bắt đầu gửi các yêu cầu cấu hình LCP đến
Server tổng hợp. Tại Server tổng hợp, với các PVC được định cấu hình, cũng gửi
yêu cầu cấu hình LCP trên Giao diện truy cập ảo (được liên kết với PVC). Khi mỗi
người nhìn thấy yêu cầu cấu hình của người kia, họ thừa nhận các yêu cầu và trạng
thái LCP được mở.
-  Đối với bước chứng thực, CPE gởi các yêu cầu chứng thực tới Server tổng hợp.
Tại Server, tùy thuộc vào việc cấu hình mà việc chứng thực người dùng dựa vào
tên Domain (nếu có hỗ trợ) hay chứng thực người dùng dựa vào Database có sẵn.
- Nếu yêu cầu của thuê bao nằm trong dạng Username@Domainname thì Server
tổng hợp sẽ tạo ra một Tunnel để đến đích (nếu Tunnel chưa có sẵn). Sau khi
Tunnel được tạo ra, Server chuyển tiếp yêu cầu PPP từ thuê bao tới đích. Tại đích,
user lần lượt được chứng thực và gán địa chỉ IP. Nếu yêu cầu chứng thực từ thuê
bao không bao gồm tên Domain, thì việc chứng thực người dùng dựa vào Local
Database. Nếu SSG (Lựa chọn cổng dịch vụ) được cấu hình trên Router tổng hợp
thì User có thể truy cập Default Network theo quy định và có thể nhận được một
số tùy chọn cho các dịch vụ khác.

12
3. Cấu trúc
Cấu trúc một Frame AAL5 CPCS (Common Par Convergence Sublayer)

- CPCS-PDU Payload: chứa thông tin người dùng


- Trường PAD: như là miếng đệm cho CPCS-PDU để phù hợp với loại ATM.
- Trường CPCS-UU(User-to-User indication): được sử dụng để làm rõ
việc vận chuyển CPCS user đến thông tin người dùng. Trường này có thể thiết
lập bất kì giá trị nào.
- Trường CPI(Common Part Indicator - Chỉ số chung): dùng để sắp xếp các
CPCS-UU trailer.
- Trường Length: chỉ ra độ dài octet của trường CPCS Payload. Không bao gồm
cả trường PAD. Giá trị cao nhất của trường này là 65535 octects.
- Trường CRC: bảo vệ trường CPCS-PDU ngoại trừ bản thân trường CRC
4. Ưu điểm và nhược điểm
 Ưu điểm
- Sử dụng băng tần hiệu quả nhất (ít thông tin vào đầu sử dụng trong việc đóng
khung).
- Gần như là giải pháp có chi phí thấp nhất.
- Có khả năng cung cấp địa chỉ IP động.
- PPP cung cấp tính năng bảo an (PAP/CHAP)
- Các dịch vụ được tự do tuyển chọn.
- Xác nhận bảo mật cho người dùng.
13
 Nhược điểm
- Nhà cung cấp dịch vụ cần duy trì cơ sở dữ liệu về tên người dùng và mật khẩu
cho tất cả các thuê bao.
- Nếu một địa chỉ IP duy nhất được cung cấp cho CPE và NAT / PAT được triển
khai, một số ứng dụng nhất định như IPTV, nhúng thông tin IP vào trọng tải, sẽ
không hoạt động
- Nếu tính năng mạng con IP được sử dụng, địa chỉ IP cũng phải được dành riêng
cho CPE.
 Kết luận về PPPoE và PPPoA:
 Giống nhau:  
- Đều cung cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP)
- Đường dây thuê bao kỹ thuật số (DSL)
 Khác nhau:
- PPPoE được cấu hình như một kết nối điểm tới điểm giữa hai cổng Ethernet.
- PPPoA dùng để đóng gói các khung bên trong AAL5 hoặc ATM 5 Adaption
Layer
-  PPPoA được cho là có ít chi phí hơn so với PPPoE.
V. GIỚI THIỆU VỀ LAPB
1. Tổng quan
a, Khái niệm
- LAPB được sử dụng để quản lý giao tiếp và đóng khung gói giữa thiết bị đầu
cuối dữ liệu (DTE) và thiết bị kết thúc mạch dữ liệu (DCE) trong ngăn xếp giao
thức X.25.
- Nó được sử dụng để đảm bảo rằng tất cả các khung hoặc gói dữ liệu không có
lỗi và có theo đúng trình tự hay không. Nó cũng có khả năng đặt các khung
theo thứ tự và trình tự chính xác và cũng có khả năng kiểm tra các gói hoặc
khung để tìm lỗi, tức là phát hiện lỗi và sau đó giúp các giao thức cấp cao hơn
không phải thực hiện tất cả các chức năng này.
c) Lịch sử
- Vào những năm cuối thập niên 70, người ta phải cần đến một loạt các giao thức
để cung cấp cho những người sử dụng mạng diện rộng WAN kết nối thông qua
mạng dữ liệu công cộng (Public Data Networks - PDNs). Các loại hình PDNs đã
đạt được những thành công đáng ghi nhận, nhưng việc tiêu chuẩn hóa giao thức
dường như còn ngoài tầm những người sử dụng mạng PDNs do việc đòi hỏi tính
tương thích của thiết bị ngày một cao và đồng thời chi phí phải thấp. Kết quả của
sự nỗ lực không ngừng này là sự ra đời của một loạt giao thức, trong đó X.25
được xem là giao thức phổ biến nhất. Do nhiều thành quả đóng góp trực tiếp có
tính kế thừa, mạng X.25 thực sự được xem là mạng tiêu chuẩn có tính toàn cầu.
- Tầng 2 của mạng X.25 do các thủ tục truy cập liên kết cân bằng(Link Access
Procedure Balance – LAPB) kiểm soát.

2. Frame Types
 I-Frame (Information): Những frame này thường được gọi là frame thông
tin.  Về cơ bản, nó được sử dụng để mang thông tin hoặc dữ liệu của lớp trên.

14
Các chức năng I-frame bao gồm giải trình tự, kiểm soát luồng, phát hiện và khôi
phục lỗi cho người nhận để hỗ trợ tái tạo lại luồng dữ liệu lớp trên.
 S-Frame ( Supervisory):
- Những khung này thường được gọi là khung Giám sát. Used to request and
suspend transmission, report status, and Acknowledge receipt of I-Frames. Sử
dụng S-frame, về cơ bản có ba loại tin nhắn khác nhau được gửi. S-frame
thường kiểm soát luồng dữ liệu với RR (RECEIVE READY), RNR (Receive
Not Ready) và REJ (REJECT) Frames.
 RECEIVE READY: RR được sử dụng để xác nhận các khung hiện tại đang
được nhận và cũng cho biết khung nào được mong đợi sẽ tiếp theo. Khung
này có thể là lệnh hoặc phản hồi trong đó phản hồi RR được yêu cầu để xác
nhận các khung dữ liệu đang được nhận và cũng để trả lời lệnh RR. 
 REJECT: REJ được sử dụng để từ chối tín hiệu của khung bởi người nhận.
điều này là bắt buộc khi nhận được I-frame với số thứ tự không mong
muốn.
 Receive Not Ready: RNR được sử dụng để kiểm soát luồng dữ liệu và
cũng được yêu cầu để chỉ ra rằng người nhận chưa sẵn sàng để nhận bất kỳ
dữ liệu bổ sung nào và người gửi phải đợi bằng cách nào đó cho đến khi
nhận được thông báo sẵn sàng được gửi hoặc truyền đi.
 U-Frame (Unnumbered):
- Những khung hình này thường được gọi là khung hình không được đánh số. Nó
được sử dụng để cung cấp thông tin kiểm soát không có hàng rào. Khung này
hoàn toàn không bao gồm bất kỳ loại số thứ tự nào. Nó cũng được yêu cầu để
thiết lập liên kết, ngắt kết nối liên kết và báo cáo lỗi.
- Về cơ bản, yêu cầu thiết lập hoặc phát triển và duy trì hoặc xử lý giao tiếp với
SABM, UA, DISC, DM và FRMR.
 Disconnect (DISC): Lệnh này thường ngắt kết nối hoặc chấm dứt liên
kết hoặc kết nối.
 Set Asynchronous Balanced Mode (SABM): Nó được sử dụng để phát
triển liên kết DTE và DCE ở chế độ Normal. Nó cần được UA Frame
xác nhận để liên kết đó có thể nhập thông tin hoặc truyền dữ liệu.
 Unnumbered Acknowledgment (UA): Về cơ bản, nó được truyền theo
phản hồi với frame SABM chỉ đơn giản là để thiết lập liên kết đến
truyền thông tin.
 Disconnected Mode (DM): Về cơ bản đây là frame phản hồi. Nó đang
được truyền hoặc chuyển để đáp lại các frame lệnh trong giai đoạn bị
ngắt kết nối khi liên kết chưa sẵn sàng để nhập truyền thông tin.
 Frame Reject (FRMR): Về cơ bản, nó báo cáo một tình trạng lỗi. Nó
cũng là frame phản hồi đang được truyền bất cứ khi nào xảy ra bất kỳ lỗi
nào có thể được giải quyết bằng cách đặt lại liên kết dữ liệu.

15
3. Frame Format
 Flag Field:
- Giá trị của lá cờ luôn là 01111110. Để đảm bảo rằng mẫu bit của flag phân tách
frame không xuất hiện trong trường dữ liệu của frame (và do đó gây ra lệch
khung), mẫu flag chỉ xuất hiện trong các trường flag .Một kỹ thuật được gọi là
nhồi bit được sử dụng bởi cả người truyền và người nhận.
 Address field:
- Trường này thường chứa hai loại giá trị nhị phân như được cho bên dưới:

- Cả hai giá trị này không phải là một địa chỉ.  Liên kết giao tiếp là song công và
DTE hoặc DCE thường được sử dụng để bắt đầu hoặc kết thúc giao tiếp. Điều
này là do giao tiếp ở chế độ cân bằng.
- Trường này nói chung không có ý nghĩa vì giao thức hoạt động ở chế độ Point –
to – Point và địa chỉ mạng DTE được biểu diễn trong các gói layer 3.
 Control:
- Nó dùng để xác định loại frame, cho biết frame đó là I-frame, S-frame hay U-
frame. Trên cơ sở của loại frame, nó cũng chứa số thứ tự, các tính năng điều
khiển khác nhau và thậm chí theo dõi lỗi. Về cơ bản, nó xử lý và kiểm soát số
thứ tự, lệnh và phản hồi để kiểm soát luồng dữ liệu.Các khung điều khiển có độ
dài khác nhau tùy thuộc vào loại khung.
16
 Data:
- Trường này thường chứa dữ liệu của lớp trên dưới dạng gói PLP được đóng
gói. Trường này có kích thước khác nhau.
 Frame Check Sequence (FCS)
- Trường này thường kiểm soát và xử lý việc kiểm tra lỗi và cũng xác nhận tính
toàn vẹn của dữ liệu đang được truyền. Nó thường cho phép kiểm soát lỗi vật
lý ở mức độ cao. Về cơ bản, nó được sử dụng để xác định xem có bất kỳ lỗi
nào xảy ra trong quá trình truyền hay không.
 End Flag Field
- Mẫu nhị phân 01111110 cũng được sử dụng để đánh dấu phần cuối của khung.
Mẫu này phải là duy nhất, vì vậy LAPB sử dụng phương pháp nhồi bit để đảm
bảo rằng mẫu tương tự không xuất hiện ở bất kỳ nơi nào khác ngoại trừ trong các
cờ.

VI. GIỚI THIỆU VỀ LAPD


1. Tổng quan
a, Khái niệm
- Link access procedure for D channel (LAPD) là một tập con đơn giản của
HDLC dùng trong ISDN và dùng với chế độ không đồng bộ cân bằng (ABM).
b, Lịch sử
- Link Access Protocol D Channellà giao thức Lớp 2 được sử dụng trên kênh D
ISDN. LAPD được bắt nguồn từ giao thức LAPB (Link Access Protocol
17
Balanced) và được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu báo hiệu của truy cập cơ bản
ISDN. LAPD được định nghĩa trong khuyến nghị của ITU-T (International
Telecommunications Union-Telecommunication Standardization Sector) Q.920
và Q.921.
2. Frame Structure
 Flag Field:
- Start Flag và End Flag đơn giản chỉ là hiện diện ở phần đầu và phần cuối chỉ để
xác định phần bắt đầu và kết thúc của thông báo hoặc Frame dữ liệu. Chúng
còn được gọi là Flag đóng mở được sử dụng để đồng bộ hóa. Mẫu bit của các
trường này là 01111110. Đây là mẫu duy nhất không được xuất hiện giữa
trường Flag bắt đầu và kết thúc. Để ngăn chặn điều này, đặc biệt cần phải nhồi
bit.
 Address Field:
- Để mỗi thiết bị hỗ trợ nhiều liên kết dữ liệu logic, địa chỉ liên kết dữ liệu được
chia thành Service Access Point Identifier (SAPI) and Terminal End Point
Identifier (TEI).  
- SAPI tương ứng với thực thể giao thức lớp 3 trong thiết bị người dùng. SAPI xác
định thực thể mạng mà thông tin trong Frame LAPD được sử dụng.
- TEI được cấp cho từng thiết bị người dùng theo cách thủ công hoặc tự động. Một
hoặc nhiều TEI có thể được sử dụng để truyền dữ liệu Point – to – Point.
- Phần còn lại của trường địa chỉ bao gồm một bit xác định Frame dưới dạng
Command or Response (C/R) frame. TEI sẽ đặt bit C/R thành 1 cho các phản hồi
và đặt lại nó về 0 cho các lệnh.
 Control Field:
- Trường điều khiển xác định loại khung LAPD được truyền cũng như chứa các số
thứ tự cho dịch vụ truyền thông tin được chấp nhận.

- Có ba định dạng khác nhau cho trường điều khiển: I-format, S-format, and U-
format frame
 FCS Field:
18
- The Frame Check Sequence (FCS) cho phép người nhận phát hiện bất kỳ lỗi nào
có thể đã xảy ra trong quá trình truyền Frame. 

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO


https://vi.wikipedia.org/wiki/PPP_(giao_th%E1%BB%A9c)
https://www.slideshare.net/dinhvuong1206/point-to-point-protocol
http://www.differencebetween.net/technology/internet/difference-between-pppoe-
and-pppoa/
https://www.networxsecurity.org/members-area/glossary/p/pppoa.html
https://support.huawei.com/enterprise/it/doc/EDOC1100055131/f1137b22/applicatio
n-scenarios-for-pppoe-access
https://thietbiketnoi.com/pppoe-la-gi-tai-lieu-cong-nghe-ky-thuat-so.html
https://vi.eyewated.com/ppp-va-pppoe-mang-cho-dsl/
https://www.dialogic.com/webhelp/csp1010/8.4.1_ipn3/ccs_isdn_chap_-
_link_access_protocol_d-channel_(lapd).htm
https://www.inetdaemon.com/tutorials/telecom/x25/lapb.shtml

19

You might also like