You are on page 1of 3

Phân công:

BTC3 bổ sung cả 7 nhóm đều làm


Nhóm 1: 1, 2, 9 (từ 1-6)
Nhóm 2: 3, 9 (từ 7-12)
Nhóm 3: 4, 9 (từ 13-19)
Nhóm 4: 5, 9 (từ 19-hết)
Nhóm 5: 6, 10
Nhóm 6: 7, 11
Nhóm 7: 8, 12
BTC3 (bổ sung) Cho các định nghĩa:
1. Hoạt động của con người nhằm tạo ra của cải vật chất được gọi là lao
động
2. Hình thoi là hình tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau.
a) Phân tích cấu trúc định nghĩa trên. (Huy, Mạnh)
b) Định nghĩa trên vi phạm quy tắc nào của định nghĩa. Hãy sửa lại cho
đúng. (Nguyên, Phát, Lân)

CÂU HỎI & BÀI TẬP CHƯƠNG 4


1. Nêu mối quan hệ giữa các phán đoán A và I. Cho ví dụ từng mối quan hệ
2. Nêu mối quan hệ giữa các phán đoán A và E. Cho ví dụ từng mối quan
hệ
3. Cho ví dụ một phán đoán A sai. Viết phán đoán mâu thuẫn với phán đoán
trên
4. Cho ví dụ một phán đoán I đúng. Viết phán đoán mâu thuẫn với phán
đoán trên.
5. Cho ví dụ một phán đoán E đúng. Viết phán đoán mâu thuẫn với phán
đoán trên.
6. Cho ví dụ một phán đoán O sai. Viết phán đoán mâu thuẫn với phán đoán
trên.
7. Cho ví dụ một phán đoán A đúng. Viết phán đoán mâu thuẫn với phán
đoán trên.
8. Cho ví dụ một phán đoán E sai. Viết phán đoán mâu thuẫn với phán
đoán trên. (Ngọc Phượng, Luân)
9. Xác định S, P và tính chu diên của chúng trong phán đoán 1) Có câu là câu
hỏi.
2) Mọi người Việt Nam đều yêu nước.
3) Không ai lại muốn đất nước mình tụt hậu về kinh tế.
4) Không công dân nào không tuân theo pháp luật.
5) Phần lớn các sản phẩm Việt Nam đều đạt yêu cầu chất lượng.
6) Một bộ phận không nhỏ trong xã hội coi tiêu cực là tất yếu.
7) Mỗi người dân là một người lính.
8) Ai cũng có nhân cách.
9) Một trong những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam là tinh thần cần cù
lao động.
10) Chẳng có vinh quang nào cho kẻ hèn nhát.
11) Kim loại dẫn điện.
12) Mọi con bò đều không ăn thịt.
13) Một số loài cá biết bay.
14) Có hành tinh trong hệ Mặt trời không quay xung quanh Mặt trời.
15) Mọi giáo sư là giảng viên.
16) Mọi số chẵn đều chia hết cho 2.
17) Mọi số lẻ không là số chẵn.
18) Một số sinh viên là đảng viên.
19) Một số người lao động là trí thức.
20) Một số đoàn viên không là công nhân.
21) Một số nhà khoa học không phải là nhà kinh tế học.
22) Mọi loài thực vật đều có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ tự nhiên.
23) Mọi hành vi phạm pháp đều không thể là hành vi không có lỗi.
24) Một vài doanh nghiệp không có vốn Nhà nước.
25) Có sinh viên đi du học nước ngoài.
10. Dựa vào quan hệ giữa các phán đoán trên hình vuông logic, đánh giá tính
đúng đắn của các lập luận sau đây:a) Một số sinh viên thích học logic cho nên
một số sinh viên không thích học
logic.
b) Không phải mọi sinh viên đều có hộ khẩu ở TPHCM nên mọi sinh viên đều
không có hộ khẩu ở TPHCM.
c) Không phải mọi sinh viên đều không biết tiếng Nhật nên chắc chắn có một
số
sinh viên không biết tiếng Nhật.
d) Không phải mọi sinh viên đều học ở trường ĐHCNTP cho nên mọi sinh viên
đều không học ở trường ĐHCNTP.
e) Một số sinh viên thích học logic cho nên một số sinh viên không thích học
logic.
f) Mọi sinh viên lớp này là nữ nên chắc chắn không có sinh viên lớp này không
phải nữ.
g) Không phải mọi loài chim đều biết bay vậy chắc chắn có loài chim biết bay.
11. Sử dụng các khái niệm sau để xây dựng các phán đoán A, I, E, O chân thật.
Xác định tính chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán đó.
a) Nhà toán học, giảng viên, giáo sư
b) Tam giác đều, tam giác cân, hình vuông
c) Nhà văn, nhà thơ, nhà báo
d) Nhà ngôn ngữ học, giảng viên, giáo sư
e) Tam giác cân, tam giác vuông, tứ giác
12. Xác định tính chu diên và mô hình hóa quan hệ giữa các thuật ngữ
trong từng phán đoán:
a) Có câu là câu hỏi.
b) Mọi người Việt Nam đều yêu nước.
c) Không ai lại muốn đất nước mình tụt hậu về kinh tế.
d) Không công dân nào không tuân theo pháp luật.
(Huy, Mạnh)
e) Phần lớn các sản phẩm Việt Nam đều đạt yêu cầu chất lượng.
g) Một bộ phận không nhỏ trong xã hội coi tiêu cực là tất yếu.
h) Mỗi người dân là một người lính.
i) Ai cũng có nhân cách.
(Nguyên, Phát, Lân)
k) Một trong những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam là tinh
thần cần cù lao động.
l) Chẳng có vinh quang nào cho kẻ hèn nhát.
m) Không ai thích chiến tranh
(Ngọc Phượng, Luân)

You might also like