You are on page 1of 24

ĐỀ CƯƠNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

CHƯƠNG II. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN


(quan trọng nhất)
Câu 1. Khái niệm, nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
● 2 thuộc tính cơ bản của giai cấp công nhân:
- Về phương thức lao động: là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành
các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao.
- Về vị trí trong quan hệ sản xuất TBCN: là giai cấp của những người lao động không
sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của XH. Họ phải bán SLĐ của mình cho nhà TB và bị
chủ TB bóc lột giá trị thặng dư. Đối diện với nhà TB, công nhân là người lđ tự do,
nghĩa là tự do bán sức lao động của mình để kiếm sống -> trở thành giai cấp đối kháng
với Tư sản.
● Khái niệm Giai cấp Công nhân:
- Là tập đoàn XH ổn định, hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền CN
hiện đại
- Đại diện cho lực lượng sx tiên tiến, lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ
TBCN -> CNXH
- Ở các nước TBCN: GCCN không có hoặc cơ bản không có TLSX phải làm thuê cho
giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư
Ở các nước XHCN, GCCN cùng nhân dân lđ làm chủ những TLSX chủ yếu và cùng
nhau hợp tác lđ vì lợi ích chung của toàn XH, trong đo có lợi ích chính đáng của mình.
● Nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN:
ND chính:
+ Xóa bỏ tận gốc chế độ người bóc lột người, xóa bỏ TBCN
+ Giải phóng cho GCCN và toàn bộ nhân dân lđ
+ Xây dựng XHCS văn minh
Cụ thể
- Nội dung kinh tế: xóa bỏ QHSX cũ, giải phóng LLSX, thúc đẩy LLSX phát triển,
xây dựng QHSX mới.
+ Vai trò của giai cấp công nhân là chủ thể của quá trình SX vật chất, SX ra của cải
vật chất ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người và xã hội ->
GCCN tạo tiền đề vật chất-kỹ thuật cho sự ra đời của XH mới.
+ Tính chất XH hóa của lực lượng SX ngày càng cao đòi hỏi 1 quan hệ SX mới, phù
hợp với chế độ công hữu TLSX chủ yếu của XH là nền tảng, tiêu biểu cho lợi ích của
toàn XH -> GCCN đại biểu cho lợi ích chung của XH
- Nội dung chính trị- xã hội: GCCN cùng nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của
Đảng CS, tiến hành CM chính trị để lật độ quyền thống trị của GCTS, xóa bỏ chế độ
bóc lột, giành quyền lực về tay GCCN và nhân dân lđ; Thiết lập nhà nước kiểu mới,
mang bản chất giai cấp công nhân, xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện quyền lực,
quyền dân chủ và làm chủ XH của đa số nhân dân lđ.
- Nội dung văn hóa, tư tưởng: GCCN cải tạo xã hội cũ và xây dựng XH mới trên lĩnh
vực văn hóa tư tưởng, tập trung vào các hệ giá trị mới: lao động; công bằng; dân chủ;
bình đẳng và tự do

Câu 2. Những điều kiện quy định sứ mệnh ls của GCCN. Liên hệ SMLS
của GCCN Việt Nam hiện nay
● ĐK KHÁCH QUAN:
Thứ nhất, do địa vị kinh tế của GCCN quy định:
- GCCN là giai cấp gắn liền với LLSX hiện đại, đại diện cho PTSX mới và là chủ thể
nền SX công nghiệp hiện đại. GCCN trở thành đại biểu cho sự tiến hóa tất yếu của
lịch sử, là lực lượng duy nhất có đủ điều kiện để tổ chức và lãnh đạo XH, xây dựng
LLSX và QHSX XHCN, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng XHCN với tư cách là
chế độ kiểu mới không còn bóc lột áp bức nhân dân.
- Dưới chế độ TBCN, giai cấp công nhân không có hoặc cơ bản không có tư liệu sản
xuất, phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư. Họ là giai cấp
trực tiếp đối kháng với giai cấp tư sản.
Thứ hai, do địa vị chính trị - xã hội của GCCN: là con đẻ của nền SX công nghiệp
hiện đại, GCCN có những phẩm chất:
+ Là giai cấp tiên phong Cách Mạng: đại diện cho LLSX, PTSX tiến bộ; Luôn phải tự
nâng cao trình độ của mình để phù hợp với nhu cầu phát triển của KH-KT hiện đại;
Được trang bị hệ tư tưởng tiên tiến CN Mác-lênin
+ Có tinh thần Cách mạng triệt để nhất: Không thay thế hình thức bóc lột này bằng
hình thức bóc lột khác mà xóa bỏ hoàn toàn cơ sở bóc lột, không chỉ giải phóng giai
cấp mà giải phóng toàn XH.
+ Có ý thức kỷ luật cao: Do đặc thù môi trường làm việc là dây chuyền sản xuất mang
tính chuyên môn hóa cao nên phải có tính kỷ luật; Do sự quản lý chặt chẽ của GCTS,
muốn đấu tranh thắng lợi tất yếu giai cấp công nhân phải có tính tổ chức kỷ luật
+ Bản chất quốc tế: GCCN cùng chung địa vị kinh tế - xã hội; Cùng chung mục tiêu,
akẻ thù; GCTS có sự liên minh quốc tế nên GCCN cần liên minh quốc tế.
● ĐK CHỦ QUAN
Thứ nhất, sự phát triển của bản thân GCCN cả về số lượng và chất lượng: Trưởng
thành về ý thức chính trị, nhận thức được vai trò quan trọng và trọng trách của mình
đối với lịch sử; Năng lực trình độ làm chủ KHKT và công nghệ hiện đại. Chỉ với sự
phát triển cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là về chất lượng thì GCCN mới thực
hiện được SMLS của mình.
Thứ hai, Đảng Cộng sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân
thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình. ĐCS đảm nhận vai trò lãnh đạo cuộc
CM là dấu hiệu về sự trưởng thành vượt bậc của GCCN với tư cách là giai cấp cách
mạng. ĐCSVN là sự kết hợp giữa CN Mác Lênin, phong trào công nhân và phong trào
yêu nước.
Thứ ba, phải có sự liên minh giai cấp giữa GCCN với giai cấp nông dân và các
tầng lớp lao động khác. Đây cũng là ĐK quan trọng không thể thiếu để thực hiện
SMLS của GCCN.
● GCCN hiện nay
Giai cấp công nhân hiện nay là những tập đoàn người sản xuất và dịch vụ bằng
phương thức công nghiệp tạo nên cơ sở vật chất cho sự tồn tại và phát triển của thế
giới hiện nay.
Thứ nhất, điểm tương đồng:
+ Vẫn là LLSX hàng đầu của xã hội hiện đại: GCCN là chủ thể của quá trình SX công
nghiệp hiện đại mang tính XHH ngày càng cao, trong khi đó LLSX bằng phương thức
này chiếm tỷ lệ ở mức tuyệt đối ở những nước có trình độ phát triển cao.
+ Vẫn bị GCTS và CNTB bóc lột về giá trị thặng dư: QHSX TBCN và chế độ chiếm
hữu tư nhân tư bản làm cho tình trạng bóc lột vẫn tồn tại gây ra xung đột về lợi ích
của GCTS và GCCN (giữa tư bản và lao động) -> nguyên nhân sâu xa cho đấu tranh
giai cấp trong XH hiện đại ngày nay
+ Phong trào cộng sản và công nhân nhiều nước vẫn luôn là lực lượng đi đầu trong
cuộc đấu tranh vì hòa bình, hợp tác và phát triển, vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội
và chủ nghĩa xã hội.
=> Lý luận về sứ mệnh lịch sử của GCCN trong chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn mang giá
trị khoa học và cách mạng, vẫn có ý nghĩa thực tiễn to lớn.
Thứ hai, những biến đổi và khác biệt của giai cấp công nhân hiện đại
+ Cơ cấu công nhân đang thay đổi, số lượng ngày càng tăng, có tính chất XHH và
quốc tế hóa (SX công nghiệp mở rộng thành chuỗi giá trị toàn cầu)
+ Một bộ phận công nhân đã có cổ phần trong công ty, xí nghiệp.
+ Với các nước XHCN, GCCN đã trở thành giai cấp lãnh đạo và Đảng Cộng sản đã
trở thành Đảng cầm quyền.

● Thực hiện sứ mệnh lịch sử hiện nay


+ Về nội dung kinh tế - xã hội: Thể hiện rõ thông qua vai trò của GCCN trong quá
trình sản xuất với công nghệ hiện đại, năng suất, chất lượng cao, đảm bảo cho phát
triển bền vững. Đó là điều kiện để phát huy vai trò chủ thể của GCCN trong cuộc đấu
tranh vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội và CNXH.
+ Về nội dung chính trị - xã hội: Ở các nước TBCN, mục tiêu đấu tranh trực tiếp của
GCCN và lao động là chống bất công và bất bình đẳng xã hội, mục tiêu lâu dài là
giành chính quyền về tay GCCN và nhân dân lao động. Ở các nước XHCN, thực hiện
thành công: Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước phát triển nhanh
và bền vững;
Sự nghiệp đổi mới toàn diện trong TKQĐ;
Xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch vững mạnh
+ Về nội dung văn hóa, tư tưởng: Đó là cuộc đấu tranh ý thức hệ, cuộc đấu tranh giữa
CNXH và CNTB. Cuộc đấu tranh này đang diễn ra phức tạp và quyết liệt, nhất là
trong nền kinh tế thị trường với những tác động mặt trái của nó và sự khủng hoảng,
thoái trào tạm thời của phong trào cách mạng trên thế giới. Song các giá trị của XHCN
vẫn mang ý nghĩa chỉ đạo định hướng cho cuộc đấu tranh của GCCN và quần chúng
lao động. Không chỉ ở các nước XHCN mà ở các nước TBCN cuộc đấu tranh của
GCCN vì những giá trị cao cả đó là đạt được nhiều tiến bộ XH quan trọng

Câu 4. Nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN hiện nay


Nghị quyết Hội nghị TW 6 , khóa X của Đảng đã khẳng định: Giai cấp công nhân Việt
Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động
chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và
dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp.
● Đặc điểm của GCCN Việt Nam
- GCCN VN ra đời vào đầu thế kỳ XX trước GCTS, là giai cấp trực tiếp đối kháng với
TB thực dân Pháp và bè lũ tay sai của chúng. GCCN VN phát triển chậm vì nó sinh ra
và lớn lên trong thời kỳ nửa thuộc địa nửa phong kiến dưới ách thống trị của Pháp
- Trực tiếp đối kháng với TB thực dân Pháp, trong cuộc đấu tranh chống đế quốc
phong kiến để giành độc lập chủ quyền, xóa bỏ ách thống trị và bóc lột, GCCN đã tự
thể hiện mình là lực lượng chính trị tiên phong để lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc, giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa dân tộc VN với đế quốc thực dân và phong
kiến chính trị, mở đường cho sự phát triển của dân tộc trong thời đại CMVS.
- GCCN thể hiện tinh thần dân tộc, gắn bó mật thiết với nhân dân. Lợi ích của GCCN
và lợi ích dân tộc là động lực thúc đẩy đoàn kết giai cấp gắn liền với đoàn kết dân tộc
trong mọi thời kỳ đấu tranh cách mạng.
Ngoài ra GCCN có những sự biến đổi:
+ GCCN hiện nay đã tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, là giai cấp đi đầu trong
sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển KT trí thức, bảo
vệ tài nguyên và môi trường
+ GCCN có sự đa dạng về cơ cấu nghề nghiệp, có mặt trong mọi thành phần kinh tế
nhưng đội ngũ CN trong khu vực kinh tế nhà nước là tiêu biểu đóng vai trò nòng cốt
chủ đạo
+ CN nắm vững KH-CN tiên tiến và được đào tạo theo chuẩn nghề nghiệp là lực
lượng chủ đạo trong cơ cấu giai cấp công nhân, trong lao động và p.trào công đoàn.
Trong cuộc CMCN lần thứ 4, GCCN VN đối diện trực tiếp với thời cơ và thách thức
mới

● Nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN hiện nay


Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã xác định vai trò GCCN và SMLS to lớn của GCCN
ở nước ta
- Về kinh tế: là nguồn lực chủ yếu tham gia phát triển nền KT thị trường hiện đại định
hướng XHCN, là lực lượng đi đầu thúc đẩy quá trình CNH-HĐH đất nước -> GCCN
có điều kiện thúc đẩy cả về số lượng và chất lượng.
70% GDP nước ta hiện nay được tạo ra từ lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ
theo phương thức công nghiệp. 60% sản phẩm công nghiệp mà người VN tiêu dùng
được tạo ra từ sản xuất công nghiệp và do CN nước ta tạo ra. Hơn 60% ngân sách nhà
nước do GCCN và công nghiệp đóng góp.
- Về chính trị, xh: Giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng
Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ
- Về văn hóa, tư tưởng: Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mà
nội dung cốt lõi là xây dựng con người mới XHCN
Bảo vệ chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng HCM, đó là nền
tảng tư tưởng của Đảng.
Chống lại những quan điểm sai trái, sự xuyên tạc của các thế
lực thù địch.

● Phương hướng
- Phát triển GCCN VN về số lượng và chất lượng, có cơ cấu phù hợp với yêu cầu xây
dựng đất nước.
- Nâng cao sự giác ngộ và bản lĩnh chính trị
- Nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp
- Giải quyết việc làm, thực hiện tốt chính sách và pháp luật đối với công nhân và lao
động, xây dựng phát triển đoàn viên công đoàn, nghiệp đoàn
CHƯƠNG III. CNXH VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
Câu 1: ĐK ra đời của CNXH, đặc trưng cơ bản của CNXH
● ĐK ra đời của CNXH:
- LLSX mâu thuẫn với QHSX: Nhờ những bước tiến to lớn của LLSX - biểu hiện tập
trung nhất là sự ra đời của công nghiệp cơ khí (CMCN lần 2), CNTB tạo ra bước phát
triển vượt bậc một LLSX nhiều hơn và đồ sộ hơn LLSX mà nhân loại tạo ra lúc đó.
Tuy nhiên, LLSX ngày càng mang tính cơ khí hóa, hiện đại hóa và mang tính XH hóa
cao >< QHSX lỗi thời, xiềng xích LLSX phát triển => mâu thuẫn mặt kinh tế giữa
tính chất xã hội hóa của LLSX với chế độ chiếm hữu tư nhân TB; mâu thuẫn mặt xã
hội giữa GCCN hiện đại và GCTS lỗi thời
- Sự trưởng thành thực sự của GCCN: GCCN trưởng thành cả về chất và lượng
+ Trưởng thành về ý thức chính trị, nhận thức được vai trò và trọng trách của mình
với lịch sử
+ Năng lực trình độ làm chủ KHKT và máy móc hiện đại
=> Sự trưởng thành của GCCN là tiền đề cho sự ra đời của hình thái KT-XH Cộng sản
Chủ nghĩa. Tuy nhiên, do khác về bản chất với tất cả hình thái KT-XH trước đó nên
hình thái CSCN không tự nhiên ra đời, nó chỉ được hình thành thông qua CM Vô
sản dưới sự lãnh đạo của Đảng của GCCN.

● Đặc trưng cơ bản của CNXH:


- Một là: CNXH giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng XH, giải phóng
con người, tạo ĐK để con người phát triển toàn diện.
C.Mác và Ăngghen khẳng định: “Thay cho XHTB cũ, với những giai cấp và đối
kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi
người là điều kiện phát triển tự do của tất cả mọi người”. Khi đó “con người làm chủ
sự tồn tại XH của chính mình thì cũng có thể làm chủ tự nhiên, làm chủ cả bản thân
mình trở thành người tự do” => sự khác biệt về chất của hình thái KT-XH CSCN với
những hình thái KT-XH trước => thể hiện bản chất nhân văn nhân đạo, vì sự nghiệp
giải phóng dân tộc-xã hội-giai cấp-con người; thể hiện mục đích cao cả nhất là xóa bỏ
sự phân chia XH thành giai cấp, tiêu diệt cơ sở của tình trạng người bóc lột người.
- Hai là: CNXH là XH do nhân dân lđ làm chủ.
Đây là đặc trưng thể hiện thuộc tính bản chất của CNXH: XH vì con người và do
con người; nhân dân lđ là chủ thể nòng cốt thực hiện quyền làm chủ trong quá trình
cải tạo XH cũ và xây dựng XH mới. CNXH là một chế độ chính trị dân chủ với hệ
thống pháp luật và hệ thống tổ chức ngày càng hoàn thiện sẽ quản lý ngày càng hiệu
quả.
- Ba là: CNXH có nền kinh tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và chế độ công
hữu về TLSX chủ yếu.
Đây là đặc trưng về phương diện kinh tế của CNXH: mục tiêu cao nhất là giải phóng
con người trên cơ sở điều kiện KT-XH phát triển (trình độ phát triển cao của LLSX).
- Bốn là: CNXH có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân, đại biểu
cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lđ.
Nhà nước vô sản là một công cụ phương tiện, đồng thời là một biểu hiện tập trung
trình độ dân chủ của nhân dân lđ, phản ánh trình độ nhân dân tham gia vào công việc
của nhà nước và đóng vai trò tích cực trong quản lý => (1) mở rộng rất nhiều chế độ
dân chủ-lần đầu tiên biến thành chế độ dân chủ cho người nghèo, cho nhân dân chứ
không phải bọn nhà giàu, (2) hạn chế quyền tự do đối với bọn áp bức bóc lột TB.
- Năm là: CNXH có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá trị của
VH dân tộc và tinh hoa VH nhân loại.
V.I.Lênin khẳng định nền văn hóa XHCN mới giải quyết được mọi vấn đề từ kinh tế
chính trị XH, con người bằng cách tổng hợp tri thức, văn hóa mà con người tạo ra.
- Sáu là: CNXH bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan hệ hữu
nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
CNXHKH có quan hệ biện chứng với vấn đề giai cấp và dân tộc nên phải tuân thủ quy
tắc: “xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc
khác cũng bị xóa bỏ”. Từ đó CNXH mở rộng được ảnh hưởng và góp phần tích cực
vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ XH.

Câu 2: Tính tất yếu khách quan của quá trình quá độ, Đặc điểm của thời
kỳ quá độ lên CNXH

● Tính tất yếu khách quan của quá trình quá độ


(1) CNTB và CNXH là 2 chế độ xã hội có bản chất đối lập nhau. CNTB dựa trên chế
độ tư hữu về TLSX, áp bức bóc lột người; CNXH dựa trên cơ sở công hữu về TLSX
chủ yếu, không áp bức bóc lột.
(2) Để có CNXH với nền công nghiệp sản xuất trình độ phát triển cao, cơ sở vật chất
kỹ thuật hiện đại cần thiết có thời gian tổ chức, sắp xếp và xây dựng.
(3) Những quan hệ XH của CNXH không nảy sinh tự phát trong TBCN, mà phải trải
qua quá trình cải tạo và xây dựng CNXH. Đây cũng là nội dung của cần có thời gian
để xây dựng quan hệ XH mới.
(4) Công cuộc xây dựng CNXH là mới mẻ, hết sức khó khăn và phức tạp. GCCN và
nhân dân lđ càng cần có thời gian để làm quen và thích nghi.

● Đặc điểm của quá trình quá độ


Thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ cải biến CM từ tiền TBCN và
TBCN sang XHCN. XH của thời kỳ quá độ có sự đan xen của nhiều tàn dư về mọi
phương diện kinh tế, đạo đức, tinh thần,... và những yếu tố mới mang tính chất XHCN
của CNXH mới phát sinh đã phát triển trên cơ sở của chính nó.
- Về phương diện kinh tế: tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có thành
phần đối lập. Lênin cho rằng thời kỳ quá độ tồn tại 5 thành phần kinh tế: Kinh tế gia
trưởng, Kinh tế hàng hóa nhỏ, Kinh tế tư bản, Kinh tế tư bản nhà nước, Kinh tế
XHCN.
- Về lĩnh vực chính trị: thiết lập, tăng cường chuyên chính vô sản mà thực chất do
GCCN nắm và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp GCTS, tiến hành 1 XH không giai
cấp. Đây là thống trị về chính trị của GCCN với chức năng tổ chức xây dựng và bảo
vệ chế độ mới, chuyên chính với thế lực thù địch; là tiếp tục cuộc đấu tranh giai cấp
giữa GCVS đã chiến thắng nhưng không hoàn toàn thắng với GCTS thất bại nhưng
chưa hoàn toàn thất bại.
- Về lĩnh vực tư tưởng-VH: tồn tại nhiều loại văn hóa tư tưởng khác nhau, chủ yếu là
tư tưởng TS và tư tưởng VS. GCCN thông qua Đảng CS từng bước xây dựng và phát
triển nền văn hóa vô sản, văn hóa XHCN đáp ứng nhu cầu tư tưởng-VH ngày càng
tăng của nhân dân.
- Về lĩnh vực XH: tồn tại sự khác biệt rõ rệt giữa nhiều giai cấp tầng lớp, chúng vừa
đấu tranh vừa hợp tác với nhau; sự khác biệt giữa nông thôn-thành thị, lđ chân tay-lđ
trí óc.

Câu 3: Quá độ lên CNXH ở VN


Đặc điểm và thực chất: VN từ một nước phong kiến với nền sản xuất nhỏ, công
nghiệp lạc hậu quá độ lên CNXH, bỏ qua quá trình TBCN.

● Đảng ta nhận thức như thế nào về quá độ lên CNXH


(1) là con đường CM tất yếu khách quan, con đường xây dựng đất nước trong thời
kỳ hiện nay ở nước ta.
(2) bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của QHSX và kiến trúc thượng tầng
TBCN: nghĩa là trong thời kỳ quá độ còn nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế, song sở hữu tư nhân TBCN và thành phần kinh tế TBCN không chiếm vai trò
chủ đạo; thời kỳ quá độ còn nhiều hình thức phân phối, ngoài phân phối chủ đạo theo
lao động còn có phân phối theo mức độ đóng góp và quỹ phúc lợi XH; thời kỳ quá độ
vẫn còn quan hệ bóc lột và bị bóc lột, song quan hệ bóc lột TBCN không còn giữ vai
trò thống trị.
(3) đòi hỏi phải tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới
CNTB, đặc biệt về các lĩnh vực khoa học-công nghệ, quản lý => phát triển XH, xây
dựng nền kinh tế hiện đại, phát triển nhanh LLSX.
(4) là tạo ra sự biến đổi về chất của XH trên tất cả các lĩnh vực => sự nghiệp rất khó
khăn, phức tạp, lâu dài, đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao và khát vọng lớn của
Đảng, toàn dân.
CHƯƠNG IV. DÂN CHỦ XHCN VÀ NHÀ NƯỚC XHCN
Câu 1: Chức năng của nhà nước XHCN
● Chức năng của nhà nước XHCN được chia thành:
- Căn cứ vào phạm vi tác động: Chức năng đối nội/ Chức năng đối ngoại
- Căn cứ vào lĩnh vực tác động: Chức năng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
- Căn cứ vào tính chất:
+ Chức năng giai cấp: trấn áp của đa số nhân dân lao động với thiểu số bóc lột.
+ Chức năng xã hội: nội dung chủ yếu và mục đích cuối cùng của nhà nước
XHCN là cải tạo XH cũ, xây dựng XH mới.
Note: Sự khác biệt về chức năng giai cấp:
- Đối với nhà nước bóc lột- nhà nước thiểu số thống trị trấn áp đại đa số nhân dân lđ:
chức năng trấn áp quyết định việc duy trì địa vị của giai cấp nắm quyền chiếm hữu
TLSX chủ yếu của XH
- Đối với nhà nước XHCN- nhà nước của đa số nhân dân lđ trấn áp thiểu số bóc lột:
chức năng trấn áp thực chất là bộ máy do GCCN và nhân dân lđ tổ chức ra để trấn áp
GC bóc lột đã bị lật đổ và những phần tử chống đối để bảo vệ thành quả CM, giữ
vững thành quả chính trị, tạo ĐK thuận lợi cho sự phát triển kinh tế-xã hội.

Câu 2: Dân chủ XHCN ở VN và bản chất


● Sự ra đời, phát triển của dân chủ XHCN
- Chế độ dân chủ nhân dân ở nước ta được xác lập sau CMT8 1945, đến năm 1976 đổi
tên thành Cộng hòa XHCNVN, tuy nhiên
+ các Văn kiện Đảng chưa sử dụng cụm từ “dân chủ XHCN”.
+ bản chất của dân chủ XHCN, mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước
XHCN cũng chưa được xác định rõ ràng
+ việc xây dựng nền dân chủ XH phù hợp với đặc điểm đất nước chưa được đặt
ra cụ thể xác thực….
+ Nhiều vấn đề liên quan mật thiết đến dân chủ xh như dân sinh, dân trí, dân
quyền,... chưa được đặt đúng vị trí giải quyết đúng để thúc đẩy việc xây dựng
nền dân chủ XHCN
- Thời kỳ đổi mới, nhận thức về dân chủ XHCN có nhiều điểm mới: “ Dân chủ XHCN
là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển đất nước”; Dân
chủ được đưa vào mục tiêu tổng quát của CMVN: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”

● Bản chất của dân chủ XHCN:


- Nhân dân làm chủ, chịu sự quản lý của nhà nước pháp quyền XHCN và sự lãnh đạo
của Đảng. Đây là nền dân chủ mà con người là thành viên trong XH với tư cách công
dân, tư cách người làm chủ-tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, dân là gốc là chủ.
- Nền dân chủ được thể hiện qua 2 hình thức:
+ Dân chủ trực tiếp: nhân dân bằng hành động trực tiếp của mình thực hiện
quyền làm chủ nhà nước và XH. Cụ thể: các quyền được thông tin về hoạt động
của nhà nước; được bàn bạc về công việc của nhà nước và cộng đồng dân cư;
giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước từ TW đến cơ sở;...
+ Dân chủ gián tiếp: là hình thức dân chủ đại diện, được thực hiện do nhân dân
ủy quyền- giao quyền lực cho tổ chức mà nhân dân trực tiếp bầu ra. Cụ thể:
nhân dân bầu ra Quốc hội-cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất hđ trong nhiệm
kỳ 5 năm. Quyền lực nhà nước ta là thống nhất, có sự phối hợp giữa các cơ
quan nhà nước nhằm thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
CHƯƠNG V. CƠ CẤU XH - GIAI CẤP VÀ LIÊN MINH GIAI
CẤP, TẦNG LỚP TRONG TK QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
Câu 1: Nội dung liên minh
- C.mác và Ăngghen chỉ ra rằng nhiều cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân thất bại
chủ yếu do GCCN đơn độc, không tổ chức liên minh với GCND -> cần đến sự liên
minh công, nông và các tầng lớp khác để đạt được hiệu quả CM
- Xét 3 yếu tố:
Góc độ Kinh tế Chính trị VH-XH
Nguồn gốc Đẩy mạnh quá trình công Cuộc đấu tranh giai cấp có Các giai tầng có sự đan xen
hình thành nghiệp hóa, hiện đại hóa và lợi ích đối lập nhau nên lẫn nhau về các giá trị nên
liên minh chuyển dịch cơ cấu từ một giai cấp ở vị trí trung tâm cần có sự thống nhất chung
nền SX nhỏ nông nghiệp là cần tìm cách liên minh với về tư tưởng VH-XH
chính sang SX hàng hóa các giai cấp khác để hướng
lớn, phát triển công nghiệp tới lợi ích chung. Cụ thể:
dịch vụ và KH-KT,... trong CMXHCN, GCCN
liên minh GCND và nhân
dân lđ để tạo sức mạnh tổng
hợp giành chính quyền và
xây dựng chế độ XH mới

Mục tiêu Thỏa mãn các nhu cầu, lợi Giữ vững lập trường chính Xây dựng nền văn hóa và
ích KT của các giai cấp trị tư tưởng của GCCN, giữ con người VN phát triển
tầng lớp trong XH vững vai trò lãnh đạo của toàn diện hướng tới chân
Đảng đối với khối liên thiện mỹ, thấm nhuần tinh
minh, bảo vệ vững chắc chế thần dân tộc, nhân văn, dân
độ chính trị, giữ vững độc chủ và khoa học
lập dân tộc và định hướng đi
lên CNXH

Hoạt động
liên minh Một là: Phải xác định đúng Một là: Khối liên minh Một là: Tăng trưởng kinh
diễn ra như tiềm lực kinh tế và nhu chiến lược này phải do tế gắn liền với tiến bộ và
thế nào cầu kinh tế của từng giai Đảng của GCCN lãnh đạo công bằng xã hội, giữ gìn
cấp trong khối liên minh, từ thì mới có đường lối chủ và phát huy bản sắc văn
đó xác định đúng cơ cấu trương đúng đắn để thực hóa dân tộc, bảo vệ môi
kinh tế gắn liền với những hiện liên minh, thực hiện trường sinh thái.
nhu cầu kinh tế của công quá trình giữ vững độc lập
nhân, nông dân, trí thức và dân tộc và xây dựng CNXH Hai là: khắc phục khoảng
của toàn xã hội. Đảng ta thành công. Do đó, Đảng cách giàu nghèo giữa các
xác định cơ cấu kinh tế Cộng sản từ trung ương đến giai cấp trong XH
chung của nước ta là cơ sở phải vững mạnh về Ba là: Đổi mới và thực hiện
“Công- nông nghiệp- dịch chính trị, tư tưởng và tổ tốt các chính sách xã hội,
vụ”. Trong điều kiện hiện chức để lãnh đạo khối liên đền ơn đáp nghĩa. Hỗ trợ
nay, Đảng ta còn xác định minh và lãnh đạo xã hội là xã hội trong công nhân,
“Từng bước phát triển kinh vấn đề có ý nghĩa như 1 nông dân, trí thức cũng là
tế tri thức, từ đó mà tăng nguyên tắc về chính trị của nội dung xã hội cần thiết,
cường liên minh công- liên minh. đồng thời còn mang ý
nông- trí thức” nghĩa giáo dục truyền
Hai là: hoàn thiện, phát thống, đạo lý, lối sống…
Hai là: Tổ chức các hình huy dân chủ XHCN: nội cho toàn xã hội và thế hệ
thức giao lưu, hợp tác phát dung chính trị của liên minh mai sau.
triển kinh tế giữa công không tách rời nội dung,
nhân, nông dân, trí thức; phương thức đổi mới hệ Bốn là: Nâng cao dân trí
giữa các lĩnh vực kinh tế; thống chính trị trên phạm vi là nội dung cơ bản, lâu dài.
giữa các địa bàn, vùng, cả nước; phát huy quyền Trước mắt tập trung vào
miền dân cư trong cả nước; làm chủ của nhân dân. việc củng cố thành tựu xóa
giữa nước ta và các nước mù chữ, trước hết là đối
khác. Ba là: xây dựng nhà nước với nông dân, nhất là ở
pháp quyền XHCN do dân, miền núi. Nâng cao kiến
Ba là: Nội dung kinh tế của vì dân thức; Khắc phục các tệ nạn
liên minh ở nước ta còn thể xã hội; Giữ gìn và phát huy
hiện ở vai trò của Nhà Bốn là: động viên nhân dân
tham gia vào việc bảo vệ Tổ bản sắc văn hóa dân tộc.
nước. Nhà nước có vị trí
đặc biệt quan trọng trong quốc, bảo vệ chế độ XHCN Năm là: làm tốt công tác
việc khuyến khích phát nhằm chống lại các thế lực dân số- kế hoạch hóa gia
triển kinh tế thông qua các thù địch chống phá CM. đình
chính sách, tạo điều kiện Năm là: chống mọi biểu
cho liên minh phát triển. hiện tiêu cực và âm mưu
diễn biến hòa bình

Câu 2: Phương hướng xây dựng cơ cấu xã hội-giai cấp và tăng cường liên
minh trong thời kỳ quá độ
(1) Đẩy mạnh CNH, HĐH, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với
đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy biến đổi cơ
cấu xã hội – giai cấp theo hướng tích cực.
Mục đích: Cơ cấu XH muốn biến đổi theo hướng tích cực cần dựa trên nền kinh tế
tăng trưởng và phát triển nhanh và bền vững. Bởi vì nền KT năng động, hiệu quả dựa
trên KHCN hiện đại mới có khả năng huy động được nguồn lực phát triển XH 1 cách
thường xuyên và bền vững.

(2) Xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách xã hội tổng thể nhằm tác động tạo sự
biến đổi tích cực cơ cấu xã hội, nhất là các chính sách liên quan tới cơ cấu xã hội giai
cấp.
Mục đích: Các chính sách này giải quyết tốt MQH trong nội bộ giai cấp, hướng tới
công bằng XH, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các giai tầng.
(3) Tạo sự đồng thuận và phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất giữa các lực lượng
trong khối liên minh và toàn xã hội.
Mục đích: nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của khối liên minh, từ đó việc áp
dụng chủ trương, chính sách dễ thực hiện và tạo được sự tín nhiệm cao.

(4) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh phát triển
khoa học và công nghệ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò của
các chủ thể trong khối liên minh.
Mục đích: đảm bảo sự hài hòa lợi ích giữa các giai cấp trong XH

(5) Đổi mới hoạt động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm tăng
cường khối liên minh giai cấp, tầng lớp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
Mục đích: nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao chất lượng hoạt động của
Nhà nước đối với tăng cường liên minh giai cấp.
CHƯƠNG VI. VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO TRONG
THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
Câu 1: Quan điểm của Mác-Lênin về vấn đề dân tộc
● Khái niệm dân tộc:

Nghĩa cơ bản thứ nhất Nghĩa cơ bản thứ hai

Khái niệm Dân tộc (nation) hay quốc gia dân tộc là Dân tộc (ethnies) là cộng đồng người được
cộng đồng chính trị-xã hội hình thành lâu dài trong lịch sử
VD: Việt Nam, Campuchia, Thái Lan,... VD: dân tộc Tày, Thái, Ê-đê,..

Đặc trưng cơ - Có chung phương thức sinh hoạt kinh tế: - Cộng đồng về ngôn ngữ: đây là tiêu chí
bản đây là phương thức quan trọng nhất của cơ bản phân biệt các tộc người khác nhau
dân tộc và là cơ sở liên kết các bộ phận, và là vấn đề luôn được các dân tộc coi
các thành viên của dân tộc, tạo nền tảng trọng giữ gìn. Tuy nhiên trong quá trình
vững chắc của dân tộc. phát triển, do nhiều nguyên nhân khác
- Có lãnh thổ chung ổn định không bị chia nhau mà có những tộc người không còn
cắt, là địa bàn sinh tồn và phát triển của ngôn ngữ mẹ đẻ mà sử dụng ngôn ngữ
cộng đồng dân tộc. Vận mệnh dân tộc một khác làm công cụ giao tiếp
phần rất quan trọng gắn với việc xác lập - Cộng đồng về văn hóa: Lịch sử phát triển
và bảo vệ lãnh thổ quốc gia dân tộc của các tộc người gắn liền với truyền
- Có sự quản lý của một nhà nước, nhà thống VH của họ. Xu thế giao lưu VH vẫn
nước- dân tộc độc lập song song tồn tại cùng với xu thế bảo tồn
- Có ngôn ngữ chung của quốc gia làm và phát huy bản sắc VH của mỗi tộc người
công cụ giao tiếp trong XH và cộng đồng - Ý thức tự giác tộc người: đây là tiêu chí
(bao gồm cả NN nói và viết) quan trọng nhất để phân định tộc người và
- Có nét tâm lý biểu hiện qua nền văn hóa có vị trí quyết định tới sự tồn tại và phát
dân tộc và tạo nên bản sắc riêng của nền triển của mỗi tộc người. Các tộc người
VH dân tộc. Đối với quốc gia có nhiều tộc luôn tự ý thức về nguồn gốc, tộc danh của
người thì tính thống nhất trong đa dạng mình; tự khẳng định sự tồn tại và phát
VH là đặc trưng của nền VH dân tộc triển,..liên quan trực tiếp tới các yếu tố của
ý thức, tình cảm tâm lý tộc người

● Hai xu hướng khách quan của sự phát triển QH dân tộc:

Xu hướng thứ nhất Xu hướng thứ hai


Nội dung Cộng đồng dân cư muốn tách ra để hình Các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí
thành cộng đồng dân tộc độc lập các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên
hiệp lại với nhau

Nguyên nhân Sự thức tỉnh, sự trưởng thành về ý thức - Chủ nghĩa đế quốc đi xâm lược, bóc lột
dân tộc, ý thức về quyền sống của mình; thuộc địa
đấu tranh chống kỳ thị, phân biệt chủng - Sự phát triển của LLSX, của KH&CN,
tộc -> các cộng đồng dân cư đó muốn của giao lưu KT-VH,...-> xuất hiện nhu
tách ra để thành lập các dân tộc độc lập cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa các
dân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần
nhau
Thể hiện Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Sự liên minh của các dân tộc dựa trên cơ
của các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc sở lợi ích chung về KT, CT, VH, QS,.. để
+ Năm 1960: “năm Châu Phi” với 17 hình thức các hình thức liên minh đa dạng
nước đấu tranh giành độc lập như liên minh khu vực: ASEAN, EU,...
+ Năm 1975: thắng lợi cách mạng của
Angola và Mozambique đã chấm dứt chủ
nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi và hệ thống
thuộc địa của Bồ Đào Nha tan rã

● Cương lĩnh dân tộc của CN Marx-Lenin


(1) Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
- Bình đẳng dân tộc là các dân tộc đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trên tất cả
lĩnh vực của đời sống XH, không dân tộc nào được giữ đặc quyền, quyền lợi về kinh
tế, chính trị, văn hóa, không phân biệt dân tộc lớn hay nhỏ
- Trong phạm vi 1 nước: có chính sách khắc phục sự phát triển chênh lệch về trình độ
kinh tế, trình độ văn hóa giữa các dân tộc; thủ tiêu tình trạng áp bức giai cấp
Trong phạm vi quốc tế: đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa
dân tộc cực đoan.
- Ý nghĩa: quan trọng, là tiền đề để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dựng
MQH hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc
(2) Các dân tộc có quyền tự quyết
- Quyền tự quyết là quyền của các dân tộc tự quyết định lấy vận mệnh dân tộc mình,
quyền tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của dân tộc mình
- Quyền tự quyết gồm: quyền tự do phân lập (tự do tách ra thành lập 1 quốc gia dân
tộc độc lập) và tự nguyện liên hiệp (thành lập tổ chức khu vực dựa trên cơ sở bình
đẳng)
- Lập trường giải quyết quyền tự quyết: việc thực hiện quyền dân tộc tự quyết cần xuất
phát từ thực tiễn-cụ thể và phải đứng trên lập trường của GCCN, đảm bảo sự thống
nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích của GCCN.
(3) Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
- Tư tưởng này phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công nhân; phản ánh sự
thống nhất giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp; phản ánh sự gắn bó chặt
chẽ giữa tinh thần của CN yêu nước và CN quốc tế chân chính
- Nó đảm bảo cho phong trào giải phóng dân tộc có đủ sức mạnh để dành thắng lợi,
GCCN có thể hoàn thành SMLS
Câu 2: Đặc điểm dân tộc Việt Nam
- Có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người.
- Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau.
- Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn có vị trí chiến lược quan
trọng.
- Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển không đều.
- Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời trong cộng đồng dân
tộc- quốc gia thống nhất.
- Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của
nền văn hóa Việt Nam thống nhất.

● Quan điểm và chính sách của Đảng:


- Thứ nhất: Quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc
+ Là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay
của cách mạng Việt Nam.
+ Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu
chia rẽ dân tộc.
+ Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng.
+ Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
+ Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân…
- Thứ hai: Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam
+ Về chính trị: thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển
giữa các dân tộc; nâng cao tính tích cực chính trị của công dân; nâng cao nhận thức
của đồng bào các dân tộc thiểu số về tầm quan trọng của vấn đề dân tộc, đoàn kết các
dân tộc, thống nhất mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
+ Về kinh tế: phát huy tiềm năng phát triển, từng bước khắc phục khoảng cách chênh
lệch giữa các vùng, giữa các dân tộc.
+ Về xã hội: thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trong vùng đồng bào
dân tộc thiểu số.
Từng bước thực hiện bình đẳng xã hội, công bằng thông qua việc thực hiện chính sách
phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, dân số, y tế, giáo dục trên cơ sở chú ý
đến tính đặc thù mỗi vùng, mỗi dân tộc.
Phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở và các tổ chức chính trị - xã hội ở miền
núi, vùng dân tộc thiểu số.
+ Về an ninh quốc phòng, tăng cường sức mạnh bảo vệ tổ quốc trên cơ sở đảm bảo ổn
định chính trị, thực hiện tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phối hợp chặt chẽ
các lực lượng trên từng địa bàn. Tăng cường quan hệ quân dân, tạo thế trận quốc
phòng toàn dân trong vùng đồng bào dân tộc sinh sống.
CHƯƠNG VII. VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ
ĐỘ (quan trọng nhất)
Câu 1: Chức năng của gia đình
● KN: Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt,được hình thành, duy
trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ
nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên
trong gia đình.
● So sánh chức năng cơ bản của gia đình và biến đổi chức năng hiện nay
Biến đổi chung:
- Gia đình đơn (gia đình hạt nhân) đang trở nên rất phổ biến.
- Quy mô gia đình ngày nay tồn tại xu hướng thu nhỏ hơn.
- Ngăn cách không gian giữa các thành viên trong gia đình, tạo khó khăn, trở lực trong
việc gìn giữ tình cảm cũng như các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình.

Chức năng cơ bản Biến đổi chức năng

Chức + Đây là chức năng đặc thù của gia đình, + Việc sinh đẻ tiến hành một cách chủ động
năng tái không một cộng đồng nào có thể thay thế. trong việc xác định số con cái và thời điểm
sản xuất Đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý, nhu cầu duy sinh con, chịu sự điều chỉnh bởi chính sách
con người
trì nòi giống, nhu cầu về sức lao động và xã hội của Nhà nước
duy trì sự trường tồn của xã hội không chỉ + Trước kia do ảnh hưởng của phong tục tập
là việc riêng của gia đình mà là vấn đề xã quán và nhu cầu của nền SX nông nghiệp,
hội. nhu cầu về con cái trong gđ Vn truyền thống
+ Liên quan chặt chẽ đến sự phát triển gồm 3 tiêu chí: có con, con càng nhiều càng
mọi mặt của đời sống xã hội. Tùy theo tốt và nhất thiết phải có con trai nối dõi ><
từng nơi, phụ thuộc vào nhu cầu của xã hiện nay nhu cầu ấy đã cơ bản thay đổi: Giảm
hội,chức năng này được thực hiện theo xu mức sinh của phụ nữ, giảm số con, giảm nhu
hướng hạn chế hay khuyến khích. cầu nhất thiết phải có con trai. -> hạnh phúc
gđ phụ thuộc vào yếu tố tình cảm, tâm lý,
kinh tế chứ không còn chỉ phụ thuộc vào yếu
tố có con/không có con, có con trai/không có
con trai

Chức + Tham gia trực tiếp vào quá trình SX và + KTGĐ đang trở thành một bộ phận quan
năng kinh tái SX ra TLSX và TLTD. Đặc thù duy trọng trong nền kinh tế quốc dân
tế nhất mà chỉ gia đình có là có thể tạo ra + KTGĐ đã có hai bước chuyển mang tính
sức lao động cho XH bước ngoặt: từ một đơn vị kinh tế khép kín
+ Là 1 đơn vị tiêu dùng của XH sản xuất để đáp ứng nhu cầu của gia đình
+ Nhằm tạo thu nhâ ̣p cho gia đình, bảo thành đơn vị mà sản xuất chủ yếu để đáp ứng
đảm các nhu cầu thiết yếu của các thành nhu cầu của người khác hay của xã hội; từ
viên trong gia đình. đơn vị kinh tế sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu
+ Biết huy đô ̣ng và sử dụng hợp lý sức lao cầu của thị trường quốc gia thành tổ chức
đô ̣ng của mọi thành viên trong gia đình. kinh tế đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn
cầu.
+ KTGĐ gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại do
kinh tế gia đình phần lớn có quy mô nhỏ, lao
động thô sơ và tự sản xuất là chính.
+ Gia đình trở thành một đơn vị tiêu dùng
quan trọng của xã hội. Các gia đình Việt Nam
đang tiến tới “tiêu dùng sản phẩm do người
khác làm ra”, tức là sử dụng hàng hóa và dịch
vụ xã hội.

Chức + Về đời sống vâ ̣t chất: Chăm lo đến nơi


năng tổ ăn, chốn ở sao cho gọn gàng, sạch sẽ.
chức đời + Về đời sống tinh thần: tổ chức sao cho
sống gia
giữa các thành viên trong gia đình có quan
đình
hê ̣ cởi mở hòa thuâ ̣n, quan tâm, tin
tưởnglẫn nhau.
+ Mua sắm các đồ dùng phải tính toán
khoa học, phù hợp với túi tiền, quan tâm
đến sở thích nhu cầu của các thành viên
+ Cần có ý thức tiết kiê ̣m, chăm lo đến
sức khỏe, ăn uống,… cho tất cả các thành
viên.

Chức Gia đình cần tạo điều kiện để mỗi thành + Nhu cầu thỏa mãn tâm lý - tình cảm trong
năng thỏa viên được thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu XH hiện nay đang tăng lên.
mãn nhu nói trên tùy thuộc vào điều kiện, hoàn + Là một yếu tố rất quan trọng tác động đến
cầu tâm lý
cảnh riêng. sự tồn tại, bền vững của hôn nhân và hạnh
phúc gia đình, đặc biệt là việc bảo vệ chăm
sóc trẻ em và người cao tuổi, nhưng hiện nay,
các gia đình đang đối mặt với rất nhiều khó
khăn, thách thức.(sự phân hóa giàu nghèo
giữa các gđ, bất bình đẳng giới, đời sống tâm
lý, tình cảm kém phong phú hơn)
Chức Lưu giữ truyền thống văn hóa của dân tộc
năng văn cũng như tộc người. Những phong tục, tập
hóa quán, sinh hoạt văn hóa của cộng đồng
được thực hiện trong gia đình…

Chức Nơi tổ chức thực hiện chính sách, pháp


năng luật của nhà nước và quy chế (hương ước)
chính trị của làng xã và hưởng lợi từ hệ thống pháp
luật, chính sách và quy chế đó. Gia đình là
cầu nối của mối quan hệ giữa nhà nước
với công dân.

Chức Nơi dưỡng dục về thể chất, tinh thần, hình + Đầu tư tài chính của gia đình cho giáo dục
năng giáo thành nhân cách cho mỗi con người trong con cái tăng lên. Nội dung giáo dục gia đình
dục xã hội. Nêu gương là cách giáo dục tốt hiện nay không chỉ nặng về giáo dục đạo đức,
nhất trong gia đình (Cha mẹ thương yêu ứng xử trong gia đình, dòng họ, làng xã, mà
chân thành, tôn trọng, giúp đỡ nhau; cha hướng đến giáo dục kiến thức khoa học hiện
mẹ ông bà vừa yêu quý vừa nghiêm khắc đại, trang bị công cụ để con cái hòa nhập với
và bao dung với con cháu ), giữa gia đình thế giới.
với họ hàng, với láng giềng, với cộng + Vai trò giáo dục của các chủ thể trong gia
đồng ( trọng nhân nghĩa, làm điều thiện, đình có xu hướng giảm. Kỳ vọng và niềm tin
sống chan hòa, ghét thói gian tham, điều của các bậc cha mẹ vào hệ thống giáo dục xã
giả dối ) hội trong việc rèn luyện đạo đức, nhân cách
-> giúp con cháu tiếp thu một cách tự cho con em của họ đã giảm đi rất nhiều so
nhiên, nhẹ nhàng những bài học cuộc đời với trước đây. Hiện tượng trẻ em hư, bỏ học
nhưng lại tác động mạnh mẽ đến quá trình sớm, lang thang, nghiện hút ma túy, mại
hình thành và phát triển nhân cách. dâm… cũng cho thấy phần nào sự bất lực của
xã hội và sự bế tắc của một số gia đình trong
việc chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Biến đổi trong các mối quan hệ gia đình


- Quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng
+ lỏng lẻo; gia tăng tỷ lệ ly hôn, ly thân, ngoại tình, quan hệ tình dục trước hôn nhân
và ngoài hôn nhân, chung sống không kết hôn.
+ Gia tăng số hộ gia đình đơn thân, độc thân, kết hôn đồng tính, sinh con ngoài giá
thú…
+ Không còn một mô hình duy nhất là đàn ông làm chủ gia đình.
- Quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình
+ Việc giáo dục trẻ em gần như phó mặc cho nhà trường, mà thiếu đi sự dạy bảo
thường xuyên của ông bà, cha mẹ.
+ Người cao tuổi phải đối mặt với sự cô đơn thiếu thốn về tình cảm.
+ Xuất hiện nhiều hiện tượng như: bạo lực gia đình, ly hôn, ly thân, ngoại tình, sống
thử..
+ Các tệ nạn như trẻ em lang thang, nghiện hút, buôn bán phụ nữ qua biên giới... cũng
đang đe dọa, gây nhiều nguy cơ làm tan rã gia đình.

Câu 2: Vị trí của gia đình trong XH


(1) Gia đình là tế bào của XH
Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của XH. Với việc sản
xuất ra TLSX và TLTD, gia đình như 1 tế bào tự nhiên, là đơn vị cơ sở để tạo nên cơ
thể-xã hội. Không có gia đình tái sản xuất ra con người thì XH không thể tồn tại và
phát triển được.Vì vậy muốn có 1 XH lành mạnh cần quan tâm xây dựng tế bào gia
đinh, như chủ tịch HCM đã nói: “...nhiều gia đình cộng lại mới thành XH, XH tốt thì
gia đình càng tốt, gđ tốt XH mới tốt. Hạt nhân của XH chính là gia đình”
Tuy nhiên mức đô ̣ tác đô ̣ng của gia đình đối với xã hô ̣i còn phụ thuô ̣c vào bản chất
của từng chế đô ̣ xã hô ̣i. Trong các chế xã hô ̣i dựa trên chế đô ̣ tư hữu về tư liê ̣u sx, sự
bất bình đẳng trong quan hê ̣ gia đình, quan hê ̣ xã hô ̣i đã hạn chế rất lớn đến sự tác
đô ̣ng của gia đình đối với xã hô ̣i.

(2) Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và XH

Gia đình là cộng đồng XH đầu tiên mà con người sinh sống, có ảnh hưởng rất lớn đến
quá trình hình thành phát triển nhân cách đạo đức của con người. Chỉ trong gia đình
mới thể hiện được quan hệ tình cảm thiêng liêng sâu đậm giữa vợ và chồng, cha mẹ và
con cái, anh chị em với nhau mà không 1 cộng đồng nào có thể thay thế được. Thế
nhưng các cá nhân không chỉ sống trong quan hê ̣ gia đình mà còn có những quan hê ̣
xã hô ̣i. Gia đình đóng vai trò quan trọng để đáp ứng nhu cầu về quan hê ̣ xã hô ̣i của
mỗi cá nhân. Ngược lại, bất cứ xã hô ̣i nào cũng thông qua gia đình để tác đô ̣ng đến
mỗi cá nhân. Nhiều hiê ̣n tượng của xã hô ̣i cũng thông qua gia đình mà có ảnh hưởng
tích cực hoă ̣c tiêu cực đến sự phát triển của mỗi cá nhân về tư tưởng, đạo đức, lối
sống.

(3) Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc hài hòa trong đời sống cá
nhân của mỗi thành viên

Gia đình là môi trường tốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm
sóc, trưởng thành, phát triển. Sự yên ổn hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề điều
kiện trong việc hoàn thiện nhân cách đạo đức cho mỗi cá nhân trở thành công dân tốt
cho XH. Chỉ trong môi trường êm ấm của gia đình, cá nhân mới cảm thấy bình yên
hạnh phúc, có động lực phấn đấu trở thành cng XH tốt.
Phân tích khái niệm và vị trí của cơ cấu xã hội - giai cấp trong cơ cấu xã hội. Cơ
cấu xã hội - giai cấp ở VN hiện nay biến đổi như thế nào?

 a. Khái niệm cơ cấu XH- giai cấp

- Cơ cấu xã hội là tất cả những cộng động người và toàn bộ các quan hệ xã hội do sự tác động lẫn
nhau của các cộng đồng ấy tạo nên. Bao gồm cơ cấu xã hội- giai cấp, cơ cấu xã hội- dân số, cơ cấu
xã hội- dân cư, cơ cấu xã hội- nghề nghiệp, cơ cấu XH- dân tộc, cơ cấu XH- tôn giáo… dưới góc độ
môn học, chỉ tập trung đề cập cơ cấu XH- giai cấp

- Cơ cấu XH- giai cấp là một cơ cấu bao gồm các giai cấp, các tầng lớp XH và những mối quan hệ
của chúng được hình thành dựa trên một số cơ cấu K tế nhất định

Trong một xã hội có giai cấp thì cơ cấu XH- giai cấp là bộ phận cơ bản, có vị trí quan trọng quyết định
nhất, chi phối các loại hình cơ cấu khác, vì những lý do sau:

+ Cơ cấu xã hội- giai cấp tồn tại nhằm bảo vệ lợi ích của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội

+ Cơ cấu XH- giai cấp quy định tính chât và bản chất của các quan hệ khác về xã hội.

+ Cơ cấu XH- giai cấp còn liên quan trực tiếp đến quyền lực chính trị

+ Cơ cấu XH- giai cấp còn là yếu tố đặc trưng cho sự khác nhau về chất giữa XH này với XH khác

+ Xuất phát từ cơ cấu XH- giai cấp mà người ta xây dựng các chính sách phát triển kinh tế- XH- văn
hóa phù hợp với mỗi giai tầng

Như Lê nin nói Kết cấu Xh và chình quyền có nhiều biến đổi, nếu không hiểu những biến đổi này thì
không thể tiến được 1 bước trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào.
https://tuyengiao.vn/khoa-giao/khoa-hoc/du-bao-dung-xu-huong-bien-doi-co-cau-xa-hoi-de-xay-dung-
chinh-sach-va-quan-ly-phu-hop-132764

You might also like