You are on page 1of 34

TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN

Học Văn Chị Hiên 2021

Văn bản:
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Nguyễn Minh Châu

Tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu,
giúp nhà văn đến gần hơn với bạn đọc. Đồng thời là áng văn tiêu biểu cho đề tài đời
tư – thế sự của ông sau năm 1975.
Cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ
cuộc đời cũng là nghệ thuật, và rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiêm
ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong
thân phận con người và cuộc đời thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào bên trong
cuộc đời và sống cùng cuộc đời.
(Lê Ngọc Chương - “Chiếc thuyền ngoài xa”, một ẩn dụ của Nguyễn Minh Châu)

I. THÔNG TIN TÁC GIẢ

Từ khóa - Là cây bút đi tiên phong cho quá trình đổi mới văn học như
nhà văn Nguyên Ngọc ca ngợi: “Nguyễn Minh Châu thuộc trong số
những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta
hiện nay”. Ông luôn ý thức về ngòi bút của mình, luôn trăn trở, tìm
tòi, đổi mới cách viết cũng như phát hiện những điều mới mẻ, có ý
nghĩa trong cuộc sống để thể hiện.
- Quá trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu: chia làm 2 chặng:
● Trước 1975: chủ yếu là những tác phẩm mang khuynh hướng
sử thi và cảm hứng lãng mạn.
● Sau 1975: tác phẩm của ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế
sự với những vấn đề đạo đức và triết lý nhân sinh.
- Trong thời kì nào Nguyễn Minh Châu đều sáng tác theo
phương châm” Đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn mỗi con người”
và ông luôn có cái nhìn thấu hiểu, trĩu nặng tình thương và nỗi lo âu
đối với con người.

1
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

- Là cây bút có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống, cuộc sống
của những người lính ngoài chiến trường cũng như cuộc sống của
những người dân chài sau chiến tranh, Nguyễn Minh Châu đã dựng
lên một bức tranh góc cạnh có chiều sâu, có sức khái quát cao về cuộc
sống đa diện, nhiều chiều luôn vận động và phát triển.
- Nguyễn Minh Châu quan niệm nghệ thuật và cuộc sống phải
có mối liên hệ chặt chẽ.

Nguyễn Minh Châu được xem là người tiên phong trong việc đổi mới nghệ thuật
truyện ngắn. Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm tiêu biểu cho truyện ngắn về đề tài
đời tư - thế sự sau 1975 của ông. Những trang đời sinh động, đầy nghịch lý đã hắt
bóng vào những trang văn của Nguyễn Minh Châu. Qua tác phẩm, người đọc thấy
được những vấn đề phức tạp của đời sống, kể cả bi kịch số phận con người.
Nguyễn Minh Châu quan niệm viết văn là đi tìm “hạt ngọc ẩn” trong tâm hồn con
người, dù nhân vật được đặt giữa những bộn bề, phức tạp, giữa lấm láp đời thường.
Nguyễn Minh Châu từng khẳng định và nhấn mạnh thiên chức của nhà văn: “Nhà văn
tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho
những người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta
đến chân tường...”. Nguyễn Minh Châu từng tâm sự: “Nhà văn phải là một thứ côn
trùng lấy cây rau mà thăm dò không khí thời đại. Nhưng nhà văn muốn có tầm cỡ thời
đại thì phải ngụp sâu vào dân tộc mình, nhân dân mình...” Nguyễn Minh Châu quan
niệm nghệ thuật và cuộc sống phải có mối liên hệ chặt chẽ. Sau 1975, ông đã phê
phán lối viết “tráng lên một lớp men trữ tình” cho hiện thực đời sống. Theo ông, “viết
văn là phải đào xới tới tận cùng cái đáy của cuộc đời”, người nghệ sĩ phải biết “vất
bỏ thói quen mã hóa hiện thực đời sống”, tránh “dễ dãi về cách nhìn và phô bày
đời sống một cách giản đơn”. “Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm
mà tâm điểm là con người”.
=> Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu đã chuyển hóa vào thực tiễn sáng
tác mà Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho những quan
niệm ấy.

2
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

Câu chuyện thú vị về Quang Dũng:


Nguyễn Minh Châu bị “gãy”
Một dịp nhà văn Nguyễn Minh Châu về quê và được một cán bộ tuyên huấn dẫn đến
trường học nói chuyện văn chương. Nhà văn mới nói được một chập thì các cử tọa tỏ
ra “không thèm nghe”, cứ làm việc riêng, mỗi lúc một ồn ã, rồi thì kẻ ra người vào khá
nhốn nháo. Nhà văn cũng đã thấy ngao ngán, chưa biết xử sự thế nào thì đồng chí cán
bộ tuyên huấn dẫn nhà văn đi nói chuyện xông lên bục “quảng cáo” về nhà văn rất
kêu, nào Nguyễn Minh Châu là nhà văn lớn, nổi tiếng khắp nước và khắp… thế giới;
nào Nguyễn Minh Châu làm đến chức Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn… Người
cán bộ bước xuống, Nguyễn Minh Châu sau một lát né sang một bên, tiếp tục ra đứng
trước micro đăng đàn. Nhưng tình thế không hề xoay chuyển tốt lên, ngược lại thêm
xấu đi. Nguyễn Minh Châu nghĩ, lúc này thượng sách là đánh bài chuồn, bèn “nói tóm
lại” vắn tắt ít phút, cám ơn mọi người “đã chú ý lắng nghe, “hẹn một dịp khác gặp
lại”… rồi rút lui vội.
Điều thú vị là khi Nguyễn Minh Châu kể lại cho bạn bè về cái lấn đăng đàn “bị gãy
100%” của mình như trên, nhà văn không hề tỏ ra mảy may đau khổ gì sất, ngược lại
còn có vẻ… khoái.
(Nguồn: Văn Nghệ Quân Đội số 651)

II. THÔNG TIN TÁC PHẨM


a. Hoàn cảnh sáng tác – xuất xứ.
- Từ những năm 80 của thế kỉ XX,từ cảm hứng sử thi lãng mạn của những tác phẩm
viết về đề tài chiến tranh, cảm hứng sáng tác của nhà văn dần dần chuyển sang tính
chất triết luận về những giá trị nhân bản đời thường, khám phá ý nghĩa bản chất con
người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn
thiện nhân cách. Chiếc thuyền ngoài xa là một trong số những tác phẩm ra đời trong
mạch cảm xúc này của tác giả.
- Chiếc thuyền ngoài xa được in lần đầu trong tập Bến quê, sau được tác giả lấy làm
tên chung cho cả tập truyện ngắn từ truyện Bức tranh trở đi, in năm 1987.
Cách ghi nhớ về hoàn cảnh sáng tác chi tiết của tác phẩm như sau:

3
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

● Tháng 8 năm 1983: “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu được sáng tác,
in trong tập “Bến quê”.
● 1987: Sau đó, tác phẩm vinh dự được nhà văn dùng để đặt tên cho cả tập truyện ngắn
xuất bản năm 1987.
b.Ý nghĩa tư tưởng, nhan đề.
- Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ
góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai.
- Cái nhìn hiện thực đa chiều đã giúp cho nhà văn nhận ra đời sống con người cả ở
những sự kiện bề nổi nhưng khuất lấp trong bề sâu của nó, nhận ra những quy luật tất
yếu lẫn những ngẫu nhiên, may rủi đầy bất trắc và khó lường trước của đời sống.
- Ông luôn day dứt về việc con người phải chịu đựng, phải chấp nhận những nghịch lí
mà lẽ ra là không đáng có trong một cuộc sống tốt hơn.
- Nhan đề: Chiếc thuyền trên biển sớm mờ sương là hình ảnh đẹp của nghệ thuật
nhưng khi vào gần bờ thì người đọc thấy được đó còn là nơi sinh sống của một gia
đình làng chài nghèo khổ. Cuộc sống trên thuyền là sự đau khổ về đói nghèo và nạn
bạo hành. => Chiếc thuyền ngoài xa không chỉ là một hình ảnh đẹp của nghệ thuật, mà
người nghệ sĩ phải nhìn ngắm nó trong một cái nhìn đa diện nhiều chiều, nhìn nó
trong mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống để phát hiện ra bàn chất thật về cuộc
sống và con người.

Để hiểu rõ hơn về tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa",
các em có thể tham khảo bài báo dưới đây được ghi bởi TRẦN ĐỨC TÀI ( BÁO
GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI)
GD&TĐ - Nếu cái Đẹp là sự sống thì Mẫu tính là nguồn cội của sự sống. Hành
trình đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người của Nguyễn Minh Châu thì
viên ngọc quý giá nhất, sáng nhất là Mẫu tính.
Nhà viết kịch người Anh, George Bernard Shaw từng cho rằng: Vũ trụ có nhiều kỳ
quan nhưng kỳ quan tuyệt phẩm nhất là trái tim người mẹ.

Mẫu tính là tất cả cái phần sâu thẳm như một thứ thiên phú của tâm hồn nữ giới, là
bản năng sinh ra sự sống và bản năng hi sinh cho sự sống bằng cả cưu mang, chăm

4
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

lo, che chở và xả thân. Nếu cái Đẹp là sự sống thì Mẫu tính là nguồn cội của sự
sống. Hành trình đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người của Nguyễn Minh
Châu thì viên ngọc quý giá nhất, sáng nhất là Mẫu tính.

1. Lời nhắn gửi quan trọng nhất của một truyện ngắn thường cất lên từ tình huống
truyện, từ những gì hiện ra như một khoảnh khắc của đời sống mà tại đó xuất hiện
một tương quan bất thường nào đấy.

Cái bất thường của tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa là một nghịch lý oái
oăm, trớ trêu: Một bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ, một vẻ đẹp thực đơn
giản và toàn bích, nhưng khi nhìn gần, nhìn vào bên trong thì như một câu chuyện
cổ đầy quái đản - đó là thảm trạng bạo hành tồi tệ, dã man, nhức nhối của chính cái
gia đình sống trên chiếc thuyền đó: Chồng đánh vợ, con đánh bố; trong cảnh đói
nghèo triền miên - những khi ông trời làm động biển, suốt hàng tháng, cả nhà vợ
chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối…

Đối diện với nghịch cảnh ấy, nhân vật Phùng - nghệ sĩ nhiếp ảnh vỡ lẽ: Hóa ra cái
đẹp bề ngoài thường che lấp cái xấu ở bên trong. Đến với cuộc sống, tìm hiểu cuộc
sống mà chỉ đứng ngoài, đứng từ xa để ngắm nhìn, anh sẽ chỉ thấy được cái bề
ngoài, không bao giờ đến được, thấy được sự thật cuộc đời.

Nghệ thuật phản ánh đời sống mà chỉ chụp ảnh cái bề ngoài dù đẹp đến mức cảnh
đắt trời cho, vẻ đẹp toàn bích đi nữa cũng chỉ là thứ nghệ thuật giả dối, cái đẹp giả
dối, là cái đẹp phi đạo đức.

Giải mã nghịch lý của tình huống truyện, ta nghe được lời đề nghị của nhà văn
Nguyễn Minh Châu về cách nhìn đời và cả lời kêu gọi: Hãy rút ngắn khoảng cách
giữa nghệ thuật và đời sống. Muốn vậy, người nghệ sĩ phải hiểu biết cuộc đời cặn kẽ
như chính mình làm ra nó.

2. Con người là đối tượng hàng đầu của nghệ thuật, là trung tâm chú ý của người
nghệ sĩ cũng như là chủ nhân của cuộc sống. Khi ta nói cách nhìn đời của người

5
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

nghệ sĩ thì cũng bao hàm trong đó cách nhìn nhận con người.

Khi hướng tới đối tượng trung tâm của mình, tác phẩm nghệ thuật không chỉ thể
hiện đời sống và phẩm chất của con người, không chỉ đặt ra và giải quyết những
vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa con người và con người, giữa con người và tự
nhiên mà quan trọng hơn là tìm hiểu, khám phá và phát hiện ra những bí ẩn nằm
trong chiều sâu những chiều kích khác nhau của con người - một thực thể kì diệu và
huyền bí.

Hơn bốn mươi năm trước, Nam Cao đã đặt vấn đề nhìn người trong truyện ngắn
Lão Hạc: Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ
thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi (…) không bao giờ ta
thấy họ là những người đáng thương. Đó là lời của nhân vật ông giáo - một hóa
thân của Nam Cao, đã chỉ ra: Phải nhìn người, phải tìm hiểu con người bằng đôi
mắt tình thương.

Với đôi mắt ấy mà ông giáo cũng phải trải qua bao lần ngộ nhận rồi vỡ lẽ hết bất
ngờ này đến bất ngờ khác, cho đến khi nhân vật từ giã cõi đời mới hiểu được một
con người. Hành trình cố mà tìm hiểu để hiểu, để yêu thương con người mới gập
ghềnh làm sao!

“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, một tác phẩm thể hiện tư tưởng
nhân đạo sâu sắc

Con người với tư cách là đối tượng của nhà văn cố mà tìm hiểu trong Chiếc thuyền
ngoài xa là người đàn bà hàng chài. Đó là nhân vật có sự đan bện, hợp thành của
nhiều nghịch lý.

Nhân vật Phùng - nghệ sĩ nhiếp ảnh, cùng với Đẩu - vị Bao Công của cái phố huyện
vùng biển nghe người đàn bà kể về cuộc đời mình, cùng một lúc thốt lên: - Không
thể hiểu được! Quả thật là khó cắt nghĩa nổi khi mà một người đàn bà cần cù, đảm
đang, một người vợ tốt mà vẫn bị bạo hành vô cùng tàn bạo: Ba ngày một trận nhỏ,
năm ngày một trận lớn. Trong hoàn cảnh ấy người đàn bà vẫn cam chịu, không

6
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

chống trả, không kêu van, không trốn chạy, không khóc lóc, tự nguyện chịu đòn roi
như là một phần không thể thiếu của cuộc đời mình.

Ấy vậy mà khi thằng Phác - con của chị, chống lại cha - kẻ vũ phu tàn độc, để che
chở cho mẹ thì chị lại khóc lóc, van xin con. Chị thà chịu ở tù chứ nhất định không
chịu bỏ kẻ hành hạ mình. Người đàn bà ấy chấp nhận cả những điều tưởng như phi
lý: Trên thuyền phải có một người đàn ông, dù hắn man rợ, tàn bạo.

Và khi được hỏi: Cả đời chị có lúc nào thật vui không? thì chị khẳng định: Có chứ!
Giải mã những nghịch lý trên đây ta nhận được những kết quả bất ngờ, một sự đột
biến trong nhận thức về con người như nhân vật Đẩu trải nghiệm: Một cái gì vừa
mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển.

Điều bất ngờ mà thú vị là người giải mã chuỗi nghịch lý ấy lại chính là nhân vật
người đàn bà hàng chài. Câu chuyện về cuộc đời đau khổ của chị là sự lý giải, cắt
nghĩa đầy sức thuyết phục.

Người đàn bà ấy không phải cam chịu, nhẫn nhục vô lý khi mà hoàn cảnh sống
không để cho chị một sự lựa chọn khác. Là người thâm trầm trong việc hiểu thấu cái
lẽ đời cho nên đối với người chồng vũ phu, tàn độc, chị là người thấu hiểu nên độ
lượng, bao dung.

Đối với đàn con, chị là người mẹ giàu đức hi sinh, thể hiện tình mẫu tử thật xúc
động. Chị nói: Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con rồi nuôi con cho đến khi
khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ.

Chị mặc nhiên thừa nhận: Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không
thể sống cho mình. Vẫn biết đó là cái sự lạc hậu nhưng đó cũng là điểm bám víu, là
cội nguồn sức mạnh để người đàn bà ấy cứng cỏi chấp nhận hiện thực, và sống tiếp.

Người mẹ nặng gánh mưu sinh ấy luôn tìm mọi cách để bảo vệ thể xác và tâm hồn
của con trẻ, chị chỉ khóc khi con bị đánh, và chị cười khi được ngồi nhìn đàn con
chúng nó được ăn no. Tình mẫu tử được chị ý thức như một thiên tính đương nhiên

7
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

của người phụ nữ. Những tổn thương, đau đớn của thân xác và cả tâm hồn rỉ máu,
chị đành cam chịu và hóa giải nó bằng tình thương con, bằng trách nhiệm chỉ sống
cho con.

Vậy nên, chị từ chối quyết liệt những lời đề nghị ly hôn của Đẩu và Phùng, vì ly hôn
chị sẽ không còn bị đòn roi nhưng đổi lại là một gia đình tan nát - điều khủng khiếp
nhất của một người mẹ. Chị không có bất cứ một sự lựa chọn nào khác.

Trong thế giới nhân vật của Nguyễn Minh Châu sáng tạo nên trong cuộc đời sáng
tác của mình thì hình tượng người phụ nữ để lại ấn tượng sâu sắc nhất, là những
hình tượng để đời, đó là các nhân vật: Quỳ trong tác phẩm Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành, nhân vật Thai trong Cỏ lau và người đàn bà không tên trong
Chiếc thuyền ngoài xa.

Mỗi nhân vật một số phận, một vẻ đẹp riêng, những diện mạo sâu sắc và phong phú
đều là kết tinh tính cách Việt, là khuôn mặt nghệ thuật đích thực thuộc phần ám ảnh
nhất của Nguyễn Minh Châu. Vẻ đẹp cốt lõi nhất, cũng thật thâm trầm, nhuần nhị
chính là MẪU TÍNH.

Như ai đó đã từng tôn vinh: Vũ trụ có nhiều kỳ quan nhưng kỳ quan tuyệt phẩm nhất
là trái tim người mẹ. Mẫu tính - đó là bản năng chăm lo, bảo vệ lấy sự sống của con
người do người mẹ mang nặng đẻ đau sinh ra; là tình thương bẩm sinh của nữ tính;
là tất cả cái phần sâu thẳm như một thứ thiên phú của tâm hồn nữ giới.

Mẫu tính là bản năng sinh ra sự sống và bản năng hi sinh cho sự sống bằng cả cưu
mang, chăm lo, che chở và cả xả thân nữa. Nếu cái Đẹp là sự sống thì Mẫu tính là
nguồn cội của sự sống. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu là đi
tìm hạt ngọc ẩn dấu trong tâm hồn con người thì viên ngọc quý giá nhất, sáng nhất
là Mẫu tính.

Trong sâu thẳm trong tâm hồn người đàn bà hàng chài quê mùa, lam lũ, nhẫn nhục,
cam chịu Mẫu tính chính là những hạt ngọc lấp lánh. Hóa ra, cái xấu ở bên ngoài, ở
bề nổi cũng thường che lấp những cái Đẹp, những cái cần được chia sẻ, cảm thông

8
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

ở bề sâu.

Không chỉ có Phùng, Đẩu - người trong cuộc mới vỡ lẽ ra mà người đọc cũng sửng
sốt, bàng hoàng để rồi vỡ ra cả một thế giới cảm xúc vừa thương cảm, đau đớn, xót
xa, vừa yêu thương, trân trọng và cảm phục.

3. Trước câu chuyện của người đàn bà hàng chài, chánh án Đẩu đã phải rời khỏi
chiếc bàn xếp đến phát ngốt lên những chồng hồ sơ, giấy má, lúc này trông Đẩu rất
nghiêm nghị và đầy suy nghĩ. Thế rồi, một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao
Công của cái phố huyện vùng biển.

Còn nghệ sĩ Phùng, anh đã có được tấm ảnh ưng ý cho bộ lịch năm đó. Tấm ảnh
đen trắng đã được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật,
nhưng mỗi lần ngắm kĩ, người nghệ sĩ vẫn thấy hiện lên màu hồng hồng của ánh
sương mai lúc bấy giờ anh nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nhìn lâu hơn, anh lại
thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển
cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa
thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước
những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám
đông...

Thì ra, giải pháp bỏ chồng mà Phùng và Đẩu đưa ra để áp dụng cho người đàn bà
là không ổn. Lòng tốt là đáng quý nhưng chưa đủ. Luật pháp là cần thiết nhưng cần
phải đi vào đời sống. Cả lòng tốt và luật pháp đều phải được đặt vào những hoàn
cảnh cụ thể.

Thiện chí, lý thuyết cần phải gắn với thực tế. Triết lý về cách nhìn con người và
cuộc đời, triết lý về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, vai trò của người
nghệ sĩ trong sáng tạo… đó là tất cả những chiêm nghiệm sâu sắc mà Nguyễn Minh
Châu đem đến cho người đọc trong thiên truyện Chiếc thuyền ngoài xa.

Nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa được
nhà văn Nguyễn Minh Châu khắc họa sắc nét theo lối tương phản giữa bên trong và

9
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

bên ngoài, giữa thân phận và phẩm chất. Vẻ đẹp của hình tượng là những ẩn khuất
mà mới nhìn khó có thể đoán định. Đằng sau vẻ xấu xí, thô kệch là một tầm lòng
nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh.

Đằng sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục đến không thể nào hiểu được lại là một bản lĩnh
kiên cường, là sự can đảm của người mẹ chắt chiu khát vọng hạnh phúc đời thường.
Và sau vẻ quê mùa, thất học của một người đàn bà lao động bình thường lại là sự
thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời.

Qua những nét khắc họa ấn tượng từ ngoại hình, dáng vẻ đến cử chỉ, lời nói, hành
động… nhân vật người đàn bà hàng chài đã trở thành biểu tượng đầy ám ảnh giúp
nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Đó là niềm cảm
thương và nỗi lo âu cho số phận những con người bất hạnh, khốn khổ trong cuộc
sống đói nghèo, tăm tối; đó là niềm cảm thông, thấu hiểu với số phận con người
trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn trong hành trình gian nan, đau khổ kiếm tìm hạnh
phúc và sự bình yên, và đó còn là niềm trân trọng, tin yêu với những phẩm chất tốt
đẹp trong tâm hồn, tính cách những con người nhân hậu, vị tha, sâu sắc và dũng
cảm.

Những ẩn khuất sau câu chuyện của người đàn bà hàng chài sẽ luôn sống trong
lòng người đọc, đánh thức trách nhiệm của mỗi người với cuộc đời này.

Nhận xét về tác giả và tác phẩm


1. Mỗi con người đều chứa đựng trong lòng những nét đẹp đẽ kì diệu đến nỗi cả một
đời người cũng chưa đủ để nhận thức khám phá tất cả những cái đó. (Nguyễn Minh
Châu)
2. Trên con đường đi tới chủ nghĩa hiện thực, đôi khi chúng ta phải khai chiến cả với
những quan niệm tốt đẹp và lâu dài của chính mình. (Nguyễn Minh Châu)

10
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

3. Cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ
cuộc đời cũng là nghệ thuật, và rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiêm
ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân
phận con người và cuộc đời thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào bên trong cuộc đời
và sống cùng cuộc đời (Lê Ngọc Chương - “Chiếc thuyền ngoài xa”, một ẩn dụ của
Nguyễn Minh Châu)
4. Nhân quyền “giống như món trang sức đắt tiền trong tủ kính mà những đôi bàn tay
lam lũ không thể chạm vào”. (Trích bài viết “Chiếc thuyền ngoài xa: sự xa xỉ
quyền của con người)
5. Truyện mang lại nhiều dư âm trong lòng độc giả, khắc khoải về số phận một người
đàn bà như thế, thật mỏng manh, xa vời, chấp chới như “chiếc thuyền ngoài xa” không
biết đâu là bến bờ hạnh phúc. (Ngọc Huy)
6. Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt
Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này. (Nhà
văn Nguyễn Khải)
7. Những cái tưởng như bình thường, lặt vặt trong cuộc sống hàng ngày, dưới con mắt
và ngòi bút Nguyễn Minh Châu đều trở thành những gợi ý đáng suy nghĩ và có tầm
triết lý. (Nhà văn Tô Hoài)

III. NỘI DUNG TÁC PHẨM

Bố cục phân tích

1 Phần 1 (từ đầu đến “chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”): Hai phát hiện của
nghệ sĩ Phùng.

2 Phần 2 (tiếp đó đến “chống chọi với sóng gió giữa phá”): Câu chuyện về
người đàn bà hàng chài.

3 Phần 3 (còn lại): Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy.

11
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

Kiến thức khái quát:

1. Nhân vật Phùng - Hai phát hiện của người nghệ sĩ.
a. Khái quát.
- Những trăn trở của Nguyễn Minh Châu về việc đổi mới tư duy nghệ thuật, về
thiên chức của người nghệ sĩ đã được thể hiện đầy tinh tế qua nhân vật Phùng - người
nghệ sĩ nhiếp ảnh trong chuyến đi thực tế đã khám phá, chiêm nghiệm nhiều điều sâu
sắc về nghệ thuật và cuộc đời.
- Anh là người say mê công việc và có ý thức trách nhiệm với nghề nghiệp của
mình.
- Anh sẵn sàng bỏ ra hàng tuần để săn lùng những bức ảnh đẹp, những “cảnh đắc
trời ban”.
b. Hai phát hiện của Phùng.
● Phát hiện thứ 1 của Phùng đầy vẻ thơ mộng.
- Để có được tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển theo yêu cầu của trưởng
phòng, nghệ sĩ Phùng đã tới một vùng biển miền Trung từng là chiến trường cũ của
anh.
- Đôi mắt nhà nghề của người nghệ sĩ đã phát hiện ra một vẻ đẹp “trời cho” trên
mặt biển mờ sương.
- Tâm trạng của người nghệ sĩ: người nghệ sĩ trở nên “bối rối”, cảm thấy “trong
trái tim như có cái gì bóp thắt vào”, trong khoảnh khắc ấy, anh phát hiện ra “cái đẹp
chính là đạo đức”, “khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái
khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”.
=> Đó là phút giây hạnh phúc tột đỉnh bởi người nghệ sĩ đã cảm nhận được cái chân
thiện mĩ của cuộc đời.
● Phát hiện đầy nghịch lí, trớ trêu như trò đùa của cuộc sống.
- Cảnh tượng: người đàn ông đánh đập vợ một cách thô bạo, dã man, đứa con vì
thương mẹ đã đánh lại cha để rồi nhận lấy hai cái bạt tai ngã dúi xuống cát.
- Thái độ của người nghệ sĩ trước cảnh tượng này: kinh ngạc đến sững sờ, anh
không ngờ đằng sau cái vẻ toàn bích của tạo hóa lại có cái xấu, cái ác đến mức không

12
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

thể tin được. Không thể chịu được khi thấy cảnh tượng ấy, Phùng đã vứt chiếc máy
ảnh xuống đất, chạy nhào tới.
- Bản chất người lính khiến anh không thể làm ngơ trước bạo hành.
● Ý nghĩa của hai phát hiện
- Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, bạn đọc nhận thức được rằng:
+ Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều, không phải bao giờ cũng đẹp, cũng là
nghệ thuật mà nó chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn giữa cái đẹp và cái xấu, cái
thiện và cái ác.
+ Người nghệ sĩ phải tìm hiểu cuộc đời trong mối quan hệ đa chiều, bằng nhiều
góc độ khác nhau.
● Nhận xét:
- Mang bóng dáng của chính nhà văn, Phùng đã thể hiện sự trăn trở của Nguyễn
Minh Châu về việc đổi mới tư duy nghệ thuật, về thiên chức của người nghệ sĩ, về
cuộc đấu tranh với chính mình để hoàn thiện nhân cách.
- Anh vừa tự hào về bức ảnh, vừa trăn trở khi thấy hiện ra đằng sau bức ảnh đẹp
đẽ là bóng dáng cuộc sống tù đọng, nhẫn nhục của những ngư dân vùng biển.
Phân tích chi tiết:

Những trăn trở của Nguyễn Minh Châu về việc đổi mới tư duy nghệ thuật, về thiên
chức của người nghệ sĩ đã được thể hiện đầy tinh tế qua nhân vật Phùng - người nghệ
sĩ nhiếp ảnh trong chuyến đi thực tế đã khám phá, chiêm nghiệm nhiều điều sâu sắc về
nghệ thuật và cuộc đời.
Nguyễn Minh Châu đã tạo ra một tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về
đời sống và con người thông qua cái nhìn của Phùng - một nghệ sĩ nhiếp ảnh. Anh là
người say mê công việc và có ý thức trách nhiệm với nghề nghiệp của mình. Ở Phùng
bộc lộ một niềm đam mê cái đẹp. Anh sẵn sàng bỏ ra hàng tuần để săn lùng những
bức ảnh đẹp, những “cảnh đắc trời ban”. Và cũng chính tại vùng biển hoang sơ này
Phùng đã chụp được bức ảnh đích thực của một đời lao động nghệ thuật nghiêm túc,
đồng thời phát hiện được nhiều sự thật cuộc đời.
Để có được tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển theo yêu cầu của trưởng phòng,
nghệ sĩ Phùng đã tới một vùng biển miền Trung từng là chiến trường cũ của anh, đã

13
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

dự tình bố cục, đã “phục kích” mấy buổi sáng để chộp được một cảnh thật ưng ý. Đôi
mắt nhà nghề của người nghệ sĩ đã phát hiện ra một vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển
mờ sương. Vẻ đẹp mà cả đời bấm máy anh chỉ có diễm phúc bắt gặp một lần. Đó là
hình ảnh một chiếc thuyền lưới vó đang lướt thẳng vào bờ trên mặt biển mờ sương
như “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”. Nhà văn Nguyễn Minh Châu
đã miêu tả thật chi tiết và sống động khung cảnh tuyệt mĩ ấy: “Mũi thuyền in một nét
mơ hồ lòe nhòe vào bầu trời sương mù màu trắng sữa có pha đôi chút màu hồng do
ánh mặt trời chiếu vào”, “vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như
tượng trên chiếc mũi khum khum đang hướng mặt vào bờ”. “Toàn bộ khung cảnh từ
đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp một vẻ đẹp đơn giản và toàn bích”. Đó là
một khung cảnh thiên nhiên tuyệt mĩ, lung linh, huyền ảo trong màn sương sớm. Từ
góc nhìn của người họa sĩ nhiếp ảnh, Phùng hài lòng vì những gì mình đã kịp ghi lại
trong ống kính. Bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa là sáng tạo nghệ thuật đích thực của
một đời nghệ sĩ, là khoảnh khắc bùng phát của niềm đam mê sáng tạo, là “phút linh”
một đi không trở lại. Đối với người nghệ sĩ, không gì hạnh phúc hơn khi được khám
phá và sáng tạo, cảm nhận được cái đẹp. Khi được chiêm ngưỡng bức ảnh nghệ thuật
của tạo hóa, người nghệ sĩ trở nên “bối rối”, cảm thấy “trong trái tim như có cái gì bóp
thắt vào”. Và, trong khoảnh khắc ấy, anh phát hiện ra “cái đẹp chính là đạo đức”,
“khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong
ngần của tâm hồn”. Ngòi bút của Nguyễn Minh Châu thật tinh tế khi miêu tả cảm giác
run rẩy của người nghệ sĩ trước cái đẹp trong trẻo của thiên nhiên.Đó là phút giây
hạnh phúc tột đỉnh bởi người nghệ sĩ đã cảm nhận được cái chân thiện mĩ của cuộc
đời, cảm nhận thấy tâm hồn mình như được thanh lọc, như được trở nên trong trẻo và
tinh khiết.
Những bóng người bất động, “ngồi im phăng phắc” trên chiếc thuyền ngoài xa - nhân
vật nghệ thuật, trở thành sinh động, thành con người của cuộc đời thường bộn bề phức
tạp, khi nhà văn cho con thuyền tiến vào bờ. Tại đây, trong khoảng không gian gần
hơn, ngay khi tâm hồn đang bay bổng với những cảm xúc thẩm mĩ, đang tận hưởng
khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn thì người nghệ sĩ đã tận mắt chứng kiến một sự
thật nghiệt ngã. Một lão đàn ông “hai con mắt đầy vẻ độc dữ” cùng với người đàn bà
“trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với

14
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

những đường nét thô kệch”, cả hai vừa bước xuống từ chiếc thuyền ngoài xa tuyệt đẹp
ấy. Lão đàn ông thẳng tay lấy “chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”.
Lão đàn ông đánh vợ một cách tàn nhẫn, không nương tay “lão vừa đánh vừa thở hồng
hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái
giọng rên rỉ đau đớn: “ Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông
nhờ!” . Vốn là người lính, căm ghét sự áp bức. Mới đầu chứng kiến, anh “đứng há hốc
mồm mà nhìn”. Người nghệ sĩ như “chết lặng”, anh không ngờ đằng sau cái vẻ toàn
bích của tạo hóa lại có cái xấu, cái ác đến mức không thể tin được. Sau đó như một
phản xạ tự nhiên, anh vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới. Nhưng thằng Phác,
con trai lão đã kịp đến che chở cho mẹ. Không còn sương mù, không còn biển cả, chỉ
còn lại những nghịch lí cuộc đời. Tấn bi kịch gia đình ngư dân ấy chính là muôn mặt
cuộc đời - “ngổn ngang bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ với màu đen đầy rẫy
những biến động, những bất ngờ…” (Nguyễn Khải).
Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, bạn đọc nhận thức được rằng: Cuộc đời không
đơn giản, xuôi chiều, không phải bao giờ cũng đẹp, cũng là nghệ thuật mà nó chứa
đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác. Người
nghệ sĩ phải tìm hiểu cuộc đời trong mối quan hệ đa chiều, bằng nhiều góc độ khác
nhau.
Mang bóng dáng của chính nhà văn, Phùng đã thể hiện sự trăn trở của Nguyễn Minh
Châu về việc đổi mới tư duy nghệ thuật, về thiên chức của người nghệ sĩ, về cuộc đấu
tranh với chính mình để hoàn thiện nhân cách. Anh vừa tự hào về bức ảnh, vừa trăn
trở khi thấy hiện ra đằng sau bức ảnh đẹp đẽ là bóng dáng cuộc sống tù đọng, nhẫn
nhục của những ngư dân vùng biển. Hình ảnh ấy in đậm trong tâm khảm người đọc
khiến tác phẩm luôn vang vọng những ý nghĩa mới mẻ sau mỗi lần đọc lại.

2. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện

Kiến thức khái quát:


- Người đàn bà hàng chài đến tòa án huyện theo lời mời của chánh án Đẩu.
Nhưng người đàn bà đã từ chối sự giúp đỡ ấy, chị chịu đau đớn, đánh đổi bằng mọi
giá để không phải bỏ chồng. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện là

15
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

câu chuyện về sự thật cuộc đời. Nó giúp những người như Phùng, Đẩu hiểu được
nguyên do của những điều tưởng chừng vô lí.
+ Bề ngoài, đó là một người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu, bị chồng thường
xuyên hành hạ, đánh đập thật khốn khổ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận
nặng”. Vậy mà vẫn nhất quyết gắn bó với lão đàn ông vũ phu ấy.
+ Qua những lời giãi bày thật tình của người mẹ đáng thương ấy, người ta mới
thấy nguồn gốc của mọi sự chịu đựng, hi sinh của chị. Đó là tình thương vô bờ dành
cho những đứa con “đám đàn bà ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để
chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng
trên dưới chục đứa...phải sống cho con chứ không thể sống cho mình.”
=> Nếu hiểu sự việc một cách đơn giản thì chỉ cần yêu cầu người đàn bà li dị chồng là
xong. Nhưng nếu nhìn vấn đề một cách thấu suốt thì sẽ thấy suy nghĩ và cách ứng xử
của người đàn bà hàng chài là không thể khác được. Trong khổ
đau triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi.
- Qua câu chuyện ở tòa án huyện, ta thấm thía rằng không thể dễ dãi, đơn giản
trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của đời sống.
Phân tích chi tiết:

Tình huống truyện phát triển đẩy mạch truyền sang một tầng hiện thức sâu hơn khi
nhân vật Phùng chứng kiến câu chuyện tại tòa án (huyện). Người đàn bà hàng chài
đến tòa án huyện theo lời mời của chánh án Đẩu, người có ý định khuyên bảo, thậm
chí đề nghị người đàn bà khốn khổ ấy từ bỏ lão chồng vũ phu. Nhưng người đàn bà đã
từ chối sự giúp đỡ ấy, chị chịu đau đớn, đánh đổi bằng mọi giá để không phải bỏ
chồng. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện là câu chuyện về sự
thật cuộc đời. Nó giúp những người như Phùng, Đẩu hiểu được nguyên do của những
điều tưởng chừng vô lí. Bề ngoài, đó là một người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu, bị
chồng thường xuyên hành hạ, đánh đập thật khốn khổ “ba ngày một trận nhẹ, năm
ngày một trận nặng”. Vậy mà vẫn nhất quyết gắn bó với lão đàn ông vũ phu ấy. Người
đàn bà hàng chài van xin tòa cho chị được sống cùng người chồng vũ phu: “Quý tòa
bắt tội con cũng được, phạt tội con cũng được, nhưng đừng bắt con bỏ nó...”. Chị có
thể giải thoát mình khỏi bị kịch gia đình bằng cách ly hôn với chồng, nhưng lại có bất

16
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

hạnh của mình là lẽ đương nhiên bởi trong cuộc mưu sinh không dễ dàng gì trên chiếc
thuyền kiếm sống ngoài biển xa cần có một người đàn ông khỏe mạnh, biết nghề, chỉ
vì có những đứa con cần được sống và lớn lên. Trong những chuỗi ngày cực nhọc,
lam lũ, chị cũng biết chắt gạn niềm vui: “Ở trên thuyền, cũng có lúc vợ chồng, con ai
chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ”. “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi, chúng nó
được ăn no". Qua những lời giãi bày thật tình của người mẹ đáng thương ấy, người ta
mới thấy nguồn gốc của mọi sự chịu đựng, hi sinh của chị. Đó là tình thương vô bờ
dành cho những đứa con “đám đàn bà ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông
để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào
cũng trên dưới chục đứa...phải sống cho con chứ không thể sống cho mình.”

Nếu hiểu sự việc một cách đơn giản thì chỉ cần yêu cầu người đàn bà li dị chồng là
xong. Nhưng nếu nhìn vấn đề một cách thấu suốt thì sẽ thấy suy nghĩ và cách ứng xử
của người đàn bà hàng chài là không thể khác được. Trong khổ đau triền miên, người
đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi. Vậy là cái vỡ ra trong
đầu Đẩu (vị chánh án miền biển) và cũng là của Phùng là: người đàn bà không phải là
không mơ đến một hạnh phúc, không nghĩ đến nỗi khổ cực, tủi nhục của mình. Đằng
sau cái sự lạc hậu mà người đàn bà tự biết là cả một sự thấu hiểu lẽ đời, cả một sự hi
sinh đáng quý. Ở chị vẫn ngời lên chất ngọc lấm láp từ cuộc sống còn nhiều vất vả
đắng cay: nhẫn nhịn, chịu đựng hi sinh vì con, là người đàn bà vị tha, nhân hậu, bao
dung, biết chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ để làm nên ý nghĩa cuộc đời. Đối với Đâu
và Phùng, là những người chiến sĩ đã từng tham gia chiến đấu vì sự sống của dân tộc,
trở về với cuộc sống đời thường, vẫn say mê khám phá cái đẹp, đấu tranh với cái
ác...nhưng vẫn thiếu kiến thức thực tế, vẫn giải quyết mọi thứ bằng lí thuyết suông,
bằng lòng tốt còn nông cạn, hời hợt. Hiện thực trớ trêu, đầy nghịch lí của cuộc đời đã
giúp cho họ nhận thức được những chân lí, những lẽ đời sâu sắc.Từ cái nhìn hiện thực
mang tính chất khám phá, phát hiện, có chiều sâu, Nguyễn Minh Châu muốn phê phán
cái nhìn lãng mạn, một chiều với cuộc sống. Nhà văn đặt ra vấn đề trách nhiệm của
người nghệ sĩ, của nghệ thuật phải đào sâu, phải khám phá, nhẫn nại với thực tế, dù
thực tế ấy phũ phàng. Qua câu chuyện ở tòa án huyện, ta thấm thía rằng không thể dễ
dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của đời sống.

17
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

1. Các nhân vật trong truyện

Kiến thức khái quát:


a, Nhận vật người đàn bà hàng chài
● Đây là người đàn bà không tên, điển hình cho những người phụ nữ có số phận
bất hạnh nhưng giàu tình thương yêu.
● Ngoại hình:
- Trạc ngoài 40, cao lớn với những đường nét thô kệch, mặt rỗ và tấm lưng áo
bạc phếch. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm kéo lưới, tái ngắt và dường như đang
buồn ngủ.
=> Chân dung con người có một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, sinh ra để gánh vác công
việc, để chèo chống với phong ba.
● Số phận:
- Xấu xí: vì xấu xí nên cơ hội hạnh phúc ít hơn những người khác, bệnh đậu mùa
khiến chị rỗ mặt. Mặc dù gia đình khá giả, có nhà ở trên phố nhưng vì ngoại hình xấu
xí nên không nên duyên với ai. Người đàn bà lại có mang với một anh con trai nhà
hàng chài hay đến nhà mua đồ về đan lưới nên họ đã trở thành vợ chồng.
- Nghèo khổ: gia đình đông đúc trên một con thuyền chật hẹp nghèo túng quanh
năm. Những ngày không đi biển được, cả nhà phải ăn xương rồng luộc chấm muối.
- Bị bạo hành gia đình:
+ Bạo hành về thể xác: Người chồng chị vốn hiền lành nhưng cục tính, bị cái
nghèo, cái khổ và nỗi vất vả đè nặng nên biến đổi tâm tính trở thành kẻ vũ phu,
thường xuyên đánh vợ để giải tỏa những khó chịu, ấm ức “ba ngày một trận nhẹ, năm
ngày một trận nặng, cứ khi nào lão thấy khổ quá lại lôi vợ ra đánh, trút giận với những
lời lẽ cay độc”. Người đàn bà chỉ nhẫn nhịn chịu đựng “không hề kêu một tiếng,
không chống trả, không tìm cách chạy trốn”.
+ Những khổ sở, dằn vặt về tinh thần: khi phải chứng kiến đứa con căm ghét bố
đến tột cùng mà mình không có cách nào để xóa đi sự thù hằn đó, người đàn bà đã ý
thức được sự nguy hiểm của cái ác và thói côn đồ hình thành trong lòng đứa con. Chị
đã cho con về sống với ông ngoại ở trên rừng nhưng mỗi lần đi cùng ông chở gỗ về
miền biển, thằng bé lại không thể làm ngơ khi mẹ bị đánh. Với sự bồng bột của tuổi

18
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

trẻ, đứa con đã ném hận thù về phía người cha và sẵn sàng giấu con dao trong người
để giết cha, khiến người mẹ vô cùng đau đớn. Nỗi đau này lớn hơn nỗi đau thể xác.
● Vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất:
- Yêu thương chồng con:
+ Chị chấp nhận, cam chịu bị đánh không kêu ca, không trốn chạy bởi chị hiểu
trong cuộc sống mưu sinh đầy gian khổ trên con thuyền rất cần người đàn ông dù
người đàn ông ấy có man rợ, tàn bạo. Vì cuộc sống của những đứa con, chị thà bị
đánh chứ không chịu bỏ chồng.
+ Chị đã từ chối lời đề nghị giải thoát ra khỏi lão chồng vũ phu với lí lẽ: “Đàn bà
trên thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không phải sống cho mình như trên đất
được.” Đây là cách ứng xử thể hiện tình yêu thương con vô bờ.
+ Hành động thương con: gọi con, ôm chầm lấy con, đau đớn khi con đã chứng
kiến cảnh bạo lực gia đình.
- Giàu lòng nhân hậu, vị tha và luôn biết chắt chiu những hạnh phúc đời thường.
+ Cách nhìn của người đàn bà về người chồng của mình: Nếu nghệ sĩ Phùng nhìn
người đàn ông dưới góc độ lí lịch, thành phần, chánh án Đẩu nhìn người đàn ông dưới
góc độ pháp luật, thằng Phác nhìn người đàn ông dưới con mắt trẻ thơ thì chỉ duy nhất
người phụ nữ - nạn nhân của bạo hành gia đình lại nhìn anh ta dưới con mắt thương
cảm bởi chị hiểu lí do vì sao người chồng lại trở nên độc ác như vậy. Đó là vì cái đói
cái nghèo, vì gánh nặng mưu sinh đã ghì con người ta xuống sát đất, biến đổi cả tâm
tính con người. Trong khi mọi người nhìn người đàn ông như một ác nhân thì người
phụ nữ nhìn anh ta như một nạn nhân.
+ Người phụ nữ luôn chắt chiu, trận trọng những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, đời
thường: vui nhất khi nhìn đàn con được ăn no, khi vợ chồng, con cái sống vui vẻ, hòa
thuận.
- Mặc dù thất học nhưng có cái nhìn sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời, thấu tình đạt lí.
+ Qua những tâm sự ở tòa án huyện: Chị xuất hiện ở tòa án huyện trong tâm thế
bị động, không tự nguyện và cũng không muốn viết đơn bỏ chồng. Khi mới bước chân
đến tòa án, chị tỏ ra rất lúng túng và sợ sệt, xưng hô lễ phép “con” - “quý tòa” và nhìn
xung quanh với ánh mắt lo sợ. Nhưng khi nghe lời khuyên và hiểu thiện chí của Đẩu,
của Phùng, chị thay đổi thái độ: từ chối lời đề nghị giúp đỡ, đau đớn đánh đổi mọi giá

19
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

để không phải bỏ chồng, đưa ra những lí do bằng việc kể lại câu chuyện về cuộc đời
mình. Qua câu chuyện ta thấy được trong sự cam chịu, nhẫn nhục đầy vô lí ấy lại chứa
đựng cái lí của sự hi sinh.
+ Có thể thấy sự sắc sảo, hiểu biết, thấu hiểu lẽ đời ở người phụ nữ này không bộ
lộ, hiển hiện ở bên ngoài mà được cất giữ, giấu kín ở bên trong. Đây là người phụ nữ
khiêm nhường, dù biết tất cả nhưng không chọn cách sống cho riêng mình.
=> Qua câu chuyện, ta thấy rõ không thể dễ dãi đơn giản trong việc nhìn nhận một sự
việc, hiện tượng, con người trong cuộc sống.
● Chiều sâu tư tưởng của nhà văn gửi gắm qua nhân vật:
- Giá trị hiện thực: Đất nước vẫn chưa thoát khỏi sư chấn của chiến tranh, đời
sống của nhân dân và số phận cá nhân là những vấn đề không thể giải quyết nhanh
chóng, cách mạng không thể giải quyết bi kịch cho mỗi cá nhân một cách đơn giản,
bởi vậy mỗi con người phải đối diện với bi kịch của cuộc đời mình, chấp nhận nó và
dung hòa với nó.
- Giá trị nhân đạo:
+ Thể hiện cái nhìn mang tính chất cảm thông, chia sẻ.
+ Lên án nạn bạo hành gia đình với những hành động đi ngược lại quyền sống
của con người, phá hủy mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
+ Phát hiện và ca ngợi những phẩm chất của con người. Từ đó đặt niềm tin vào
bản tính tốt đẹp của con người.
● Khái quát:
- Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống đầy nghịch lí thông qua việc khắc họa
ngoại hình và xây dựng lớp ngôn ngữ đối thoại để người đàn bà hàng chài bộc lộ
những phẩm chất đáng quý. Từ đó nhà văn phản ánh chân thực cuộc sống với những
bi kịch của con người miền biển sau chiến tranh và thể hiện những đổi mới trong quan
niệm của nhà văn về con người, về cách nhìn nhận cuộc sống.
- Với cách xây dựng tình huống và nghệ thuật kể chuyện độc đáo, chân thực,
nghệ thuật xây dựng nhân vật sống động, đào sâu tâm lí để nhân vật tự đối diện và
phơi trải lòng mình, “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đã để lại trong
lòng người đọc những dư vang nghệ thuật về cuộc sống.
Phân tích chi tiết:

20
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

Chị là một người đàn bà tuy có chồng con nhưng lại vô danh: xuyên suốt toàn bộ câu
chuyện, hầu như người đọc không hề được biết đến tên gọi của chị, khi thì gọi là
“người đàn bà hàng chài”, lúc lại gọi là “mụ”, rồi đến “chị ta”...Đây là điển hình cho
những người phụ nữ có số phận bất hạnh nhưng giàu tình thương yêu.

Người đàn bà đó có ngoại hình trạc ngoài 40, cao lớn với những đường nét thô kệch,
mặt rỗ và tấm lưng áo bạc phếch. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm kéo lưới, tái ngắt
và dường như đang buồn ngủ. Có lẽ chăng đây chính là chân dung con người có một
cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, sinh ra để gánh vác công việc, để chèo chống với phong
ba! Con người chỉ vì xấu xí nên cơ hội hạnh phúc ít hơn những người khác. Bệnh đậu
mùa khiến chị rỗ mặt. Mặc dù gia đình khá giả, có nhà ở trên phố nhưng vì ngoại hình
xấu xí nên không nên duyên với ai. Người đàn bà lại có mang với một anh con trai
nhà hàng chài hay đến nhà mua đồ về đan lưới nên họ đã trở thành vợ chồng. Hoàn
cảnh gia đình ấy cũng nghèo khổ và thiếu thốn. Một gia đình đông đúc trên một con
thuyền chật hẹp nghèo túng quanh năm. Những ngày không đi biển được, cả nhà phải
ăn xương rồng luộc chấm muối. Cả nguồn sống của ngần ấy miệng ăn phụ thuộc hoàn
toàn vào biển cả khi dịu êm, khi phong ba bão táp.

Không chỉ vậy, người đàn bà hàng chài còn phải chịu đựng những nỗi đau cả về thể
xác và tinh thần của cảnh bạo lực gia đình. Người chồng của chị vốn hiền lành nhưng
cục tính, bị cái nghèo, cái khổ và nỗi vất vả đè nặng nên biến đổi tâm tính trở thành kẻ
vũ phu, thường xuyên đánh vợ để giải tỏa những khó chịu, ấm ức “ba ngày một trận
nhẹ, năm ngày một trận nặng, cứ khi nào lão thấy khổ quá lại lôi vợ ra đánh, trút giận
với những lời lẽ cay độc”. Người đàn bà chỉ nhẫn nhịn chịu đựng “không hề kêu một
tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trốn”. Những khổ sở, dằn vặt về tinh
thần: khi phải chứng kiến đứa con căm ghét bố đến tột cùng mà mình không có cách
nào để xóa đi sự thù hằn đó, người đàn bà đã ý thức được sự nguy hiểm của cái ác và
thói côn đồ hình thành trong lòng đứa con. Chị đã cho con về sống với ông ngoại ở
trên rừng nhưng mỗi lần đi cùng ông chở gỗ về miền biển, thằng bé lại không thể làm
ngơ khi mẹ bị đánh. Với sự bồng bột của tuổi trẻ, đứa con đã ném hận thù về phía
người cha và sẵn sàng giấu con dao trong người để giết cha, khiến người mẹ vô cùng
đau đớn. Nỗi đau này lớn hơn nỗi đau thể xác. Có nỗi đau nào đau khổ hơn khi là mẹ

21
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

mà phải chứng kiến con hận cha, gia đình tan nát, không có yêu thương chỉ có hận
thù?

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tái hiện tất cả đó qua câu chuyện của người đàn bà
nơi tòa án huyện. Người đọc không thể nào quên những hình ảnh một người phụ nữ
miền biển mang trong mình nỗi đau khổ, sự nhẫn nhục của một cuộc đời lam lũ, vất
vả đến cùng cực. Nhà văn đã khơi gợi trong người đọc sự cảm thông sâu sắc với
những số phận như người đàn bà này. Nếu không có một tấm lòng nhân đạo sâu sắc,
Nguyễn Minh Châu làm sao có thể viết nên những trang văn là những trang đời thấm
đượm tình người như thế!

Ngòi bút khám phá con người của Nguyễn Minh Châu còn được thể hiện qua sự phát
hiện và ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của con người dù sống trong tăm tối khó khăn. Đó là
vẻ đẹp của tâm hồn, phẩm chất của người đàn bà hàng chài. Ẩn sau một số phận
nghiệt ngã, những biểu hiện có phần nhu nhược, yếu đuối lại là một tấm lòng sáng
ngời. Người đàn bà hàng chài là một người vợ thương chồng, một người mẹ thương
con. Chị chấp nhận, cam chịu bị đánh không kêu ca, không trốn chạy bởi chị hiểu
trong cuộc sống mưu sinh đầy gian khổ trên con thuyền rất cần người đàn ông dù
người đàn ông ấy có man rợ, tàn bạo. Vì cuộc sống của những đứa con, chị thà bị
đánh chứ không chịu bỏ chồng. Chị đã từ chối lời đề nghị giải thoát khỏi lão chồng vũ
phu với lí lẽ: “Đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không phải sống
cho mình như trên đất được”. Đây là cách ứng xử thể hiện tình yêu thương con vô bờ.
Tấm lòng người mẹ còn ôm ấp nghẹn ngào, gọi con, ôm chầm lấy con, đau đớn khi
con đã chứng kiến cảnh bạo lực gia đình. Người phụ nữ sống vì gia đình ấy là hiện
thân cho một tấm lòng nhân hậu, vị tha. Chị có một cái nhìn rất thương cảm với
chồng. Nếu nghệ sĩ Phùng nhìn người đàn ông dưới góc độ lí lịch, thành phần, chánh
án Đẩu nhìn người đàn ông dưới góc độ pháp luật, thằng Phác nhìn người đàn ông
dưới con mắt trẻ thơ thì chỉ duy nhất người phụ nữ - nạn nhân của bạo hành gia đình
lại nhìn anh ta dưới con mắt thương cảm bởi chị hiểu lí do vì sao người chồng lại trở
nên độc ác như vậy. Đó là vì cái đói cái nghèo, vì gánh nặng mưu sinh đã ghì con
người ta xuống sát đất, biến đổi cả tâm tính con người. Trong khi mọi người nhìn
người đàn ông như một ác nhân thì người phụ nữ nhìn anh ta như một nạn nhân. Chị

22
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

luôn chắt chiu, trân trọng những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, đời thường: vui nhất khi
nhìn đàn con được ăn no, khi vợ chồng, con cái sống vui vẻ, hòa thuận. Người đàn bà
hàng chài dường như không biết nghĩ đến mình, đối xử với mọi người bằng tình
thương và sự đồng cảm.

Chị tuy thất học nhưng có cái nhìn sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời, thấu tình đạt lí. Chị xuất
hiện ở tòa án huyện trong tâm thế bị động, không tự nguyện và cũng không muốn viết
đơn bỏ chồng. Khi mới bước chân đến tòa án, chị tỏ ra rất lúng túng và sợ sệt, xưng hô
lễ phép “con” - “quý tòa” và nhìn xung quanh với ánh mắt lo sợ. Nhưng khi nghe lời
khuyên và hiểu thiện chí của Đẩu, của Phùng, chị thay đổi thái độ: từ chối lời đề nghị
giúp đỡ, đau đớn đánh đổi mọi giá để không phải bỏ chồng, đưa ra những lí do bằng
việc kể lại câu chuyện về cuộc đời mình. Qua câu chuyện ta thấy được trong sự cam
chịu, nhẫn nhục đầy vô lí ấy lại chứa đựng cái lí của sự hi sinh. Có thể thấy sự sắc sảo,
hiểu biết, thấu hiểu lẽ đời ở người phụ nữ này không bộ lộ, hiển hiện ở bên ngoài mà
được cất giữ, giấu kín ở bên trong. Đây là người phụ nữ khiêm nhường, dù biết tất cả
nhưng không chọn cách sống cho riêng mình.

Đã có những sự thay đổi trong cách nhìn nhận cuộc sống để nhà văn phát hiện và ca
ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ này - cách nhìn đa chiều, không dễ dãi, giản đơn và
thấm đượm tình người. Tất cả đó xuất phát từ tinh thần nhân đạo trong trái tim người
nghệ sĩ Nguyễn Minh Châu.

Cảm thông sâu sắc với nỗi đau khổ, bất hạnh của người phụ nữ; đau đớn trước tình
trạng bạo hành gia đình, trước những bi kịch của con người trong cuộc sống thời bình.

Cùng với việc thể hiện thế giới quan của mình về cuộc sống, con người, toát
lên từ trang văn ấy, ta còn nhận được một điều gì cao cả hơn như vậy, phải chăng
chính là tư tưởng của Nguyễn Minh Châu qua sự khám phá đó. Đó là một tấm lòng
cảm thông sâu sắc với nỗi đau khổ, bất hạnh của người phụ nữ; đau đớn trước tình
trạng bạo hành gia đình, trước những bi kịch của con người trong cuộc sống thời bình.

Bên cạnh đó tác phẩm còn thẫm đượm hồn văn của một trái tim luôn khắc khoải, băn

23
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

khoăn, trăn trở, suy tư sâu lắng về những vấn đề của đời sống nhân sinh, của nghệ
thuật. Đời sống vốn phức tạp, đầy bí ẩn, chứa đựng vô vàn những nghịch lý nên liệu
có thể nhìn cuộc đời bằng cái nhìn giản đơn, dễ dãi, xuôi chiều? Chiến tranh đã qua đi
nhưng cuộc đời của những con người lao động nghèo khổ sẽ như thế nào, liệu có tươi
sáng hơn? Tương lai của những đứa trẻ như thằng Phác sẽ ra sao? Phải chăng cuộc
chiến chống đói nghèo, tăm tối còn gian nan, quyết liệt hơn cả cuộc đấu tranh chống
ngoại xâm? Phải chăng đã đến lúc chúng ta phải chiến đấu cho quyền sống của từng
con người, sao cho con người ngày một tốt hơn; đã đến lúc văn học phải viết về con
người, trước sau con người cũng leo lên trên sự kiện để đòi quyền sống? Người nghệ
sĩ cần ứng xử như thế nào về mối quan hệ giữa hiện thực đời sống và văn chương
nghệ thuật? Nghệ thuật tiếp cận hiện thực ra sao để không bỏ quên số phận con
người? Phải chăng tác phẩm là một lời nhắc nhở hay là một niềm tin sâu xa của
Nguyễn Minh Châu về sứ mệnh cao quý của người cầm bút? Lí giải cho tất cả những
băn khoăn, trăn trở ấy, Nguyễn Minh Châu chính là “người mở đường tinh anh và tài
năng nhất”, chọn cho mình tư tưởng sáng tác hướng về con người. Tâm điểm của văn
học và cuộc sống chính là con người và người vẽ nên chiếc “tâm” của những “đường
tròn đồng tâm” kia sao cho trọn vẹn nhất lại phụ thuộc vào chính cái “Tài” và cái
“Tâm” của một người nghệ sĩ chân chính.

b, Nhân vật nghệ sĩ Phùng

Kiến thức khái quát:


● Vị trí:
- Nhân vật Phùng được khám phá ở vẻ đẹp của 1 người lính và của 1 người nghệ
sĩ. Đó là con người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, mang trong mình tình yêu cái đẹp
mãnh liệt. Đồng thời anh cũng là một con người nhân hậu, giàu trách nhiệm với cuộc
đời.
● Đặc điểm tính cách:
- Phùng là một nghệ sĩ chân chính, nhạy cảm và có tình yêu cái đẹp mãnh liệt
+ Thể hiện qua tâm hồn tinh tế với những rung cảm rất mãnh liệt, luôn khao khát
tìm kiếm cái đẹp hoàn mĩ. Phùng là một người say mê công việc và có ý thức trách

24
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

nhiệm với nghề nghiệp của mình. Anh sẵn sàng bỏ ra hàng tuần để săn lùng bức ảnh
đẹp. Nhờ vậy Phùng đã chụp được bức ảnh đích thực của một đời lao động nghệ thuật
và phát hiện được nhiều điều.
+ Phẩm chất nghệ sĩ của Phùng thể hiện qua cách anh cảm nhận sâu sắc về cuộc
sống và con người. Phùng đã phát hiện ra sự đối lập trong bức tranh miền biển: Phát
hiện thứ nhất đầy vẻ thơ mộng. Anh cảm nhận được vẻ đẹp mơ màng, huyền ảo của
thiên nhiên vùng biển, đặc biệt là hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ
sương. Từ góc độ của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh, Phùng hài lòng với những gì mình
đã kịp ghi lại trong ống kính. Bức ảnh ấy là sáng tạo, là công sức của một đời nghệ sĩ,
là khoảnh khắc bùng phát của niềm đam mê nghệ thuật. Phát hiện thứ hai đầy nghịch
lí khi con thuyền tiến vào bờ. Người nghệ sĩ đã tận mắt chứng kiến một sự thật nghiệt
ngã, sự bạo hành gia đình. Mặc dù khám phá ra những đối lập song Phòng không quay
lưng lại với sự thật cho dù nó phũ phàng, trần trụi. Anh đã hai lần chứng kiến cảnh
người đàn ông đánh đập vợ một cách tàn nhẫn và trực tiếp nghe câu chuyện của người
đàn bà hàng chài ở tòa án huyện, từ đó dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn của Phùng
về nghệ thuật và cuộc đời: từ mơ mộng, bay bổng đến sững sờ, vỡ lẽ, từ thương hại,
bất bình đến cảm thông, thấu hiểu. Đó cũng là quá trình đi tìm bản chất nghệ thuật và
cuộc sống của người nghệ sĩ.
- Phùng còn là một người lính với tấm lòng nhân hậu, cao đẹp
+ Là chiến sĩ từng tham gia kháng chiến chống Mỹ, anh luôn tôn trọng lẽ phải và
sự công bằng xã hội. Hai lần chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ, Phùng xông
vào can thiệp, chân thành muốn giúp đỡ người đàn bà đáng thương.
+ Dũng cảm bênh vực những phận người khốn khổ, mở rộng hồn mình để lắng
nghe “những vang động của đời”
- Ngoài ra, nhân vật Phùng còn là người chịu thay đổi suy nghĩ cho phù hợp với
hoàn cảnh, không bảo thủ, chấp nhận những cái sai của mình.
+ Ban đầu, anh đã cho rằng cái đẹp là đạo đức, có tác dụng thanh lọc tâm hồn con
người.
+ Nhưng khi chứng kiến cảnh bạo hành bên chiếc xe tăng hỏng cùng với những
tâm sự của người đàn bà hàng chài, anh đã nhận ra những điều mới: “phải nhìn nhận
mọi việc một cách toàn diện”.

25
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

● Đánh giá:
- Xuất thân từ một người lính bước ra từ chiến tranh, Phùng đã có quá trình tự
nhận thức về cuộc đời: đằng sau câu chuyện của gia đình hàng chài là cả một vấn đề
nhân sinh và để nhận ra được điều đó cần phải có cái nhìn đa chiều, sâu sắc.
- Nhân vật Phùng thuộc kiểu nhân vật tự nhận thức. Anh hội tự trong mình vẻ
đẹp của một người nghệ sĩ chân chính và vẻ đẹp của một người lính có tấm lòng nhân
hậu. Nguyễn Minh Châu đã khắc họa thành công nhân vật này trong một tình huống
đầy nghịch lí với điểm nhìn trần thuật độc đáo. Câu chuyện được kể dưới cái nhìn của
Phùng nên càng gần gũi, chân thực và sâu sắc hơn.
Phân tích chi tiết:

Nhân vật Phùng được khám phá ở vẻ đẹp của 1 người lính và của 1 người nghệ sĩ. Đó
là con người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, mang trong mình tình yêu cái đẹp mãnh
liệt. Đồng thời anh cũng là một con người nhân hậu, giàu trách nhiệm với cuộc đời.
Phùng là nghệ sĩ nhiếp ảnh, theo yêu cầu của trưởng phòng, anh tới một vùng biển
từng là chiến trường xưa của anh để chụp những bức ảnh cho tấm lịch nghệ thuật
thuyền và biển. Tại đây anh đã nhận thức được nhiều điều. Cảm xúc của nhân vật này
qua những phát hiện của mình đã thể hiện nội tâm cũng như suy nghĩ của anh, giúp
người đọc cảm nhận vẻ đẹp nơi con người này.

Trước hết, anh là một nghệ sĩ chân chính, nhạy cảm và có tình yêu cái đẹp mãnh liệt.
Điều đó được thể hiện qua tâm hồn tinh tế với những rung cảm rất mãnh liệt, luôn
khao khát tìm kiếm cái đẹp hoàn mĩ. Anh sẵn sàng bỏ ra hàng tuần để săn lùng bức
ảnh đẹp. Nhờ vậy mà sau mấy buổi sáng "phục kích", anh đã chụp được "cảnh đắt trời
cho". Đó là cảnh ban mai vùng ven biển, với "mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe
vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời
chiếu vào". Với tâm hồn nghệ sĩ của mình, anh đắm say, ca tụng cảnh đẹp như "bức
tranh mực tàu của danh họa thời cổ". Rồi anh cảm thấy tràn ngập niềm hạnh phúc"bối
rối, trái tim như có gì đó bóp thắt vào". Anh thấy được cái khoảnh khắc trong ngần
của tâm hồn, cảm nhận được chân- thiện- mĩ của cuộc đời. Anh cảm thấy tâm hồn
mình như được thanh lọc, trở nên trong trẻo và thanh khiết. Từ đó, anh nhận thức "bản

26
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

thân cái đẹp là đạo đức". Bằng con mắt và tâm hồn nghệ sĩ của mình, anh đã đưa đến
cho người đọc một quan niệm về cái đẹp. Đó chính là cái đẹp là phải có tác dụng
thanh lọc tâm hồn, hướng con người đến cái hoàn mĩ.

Phẩm chất nghệ sĩ của Phùng thể hiện qua cách anh cảm nhận sâu sắc về cuộc sống và
con người. Phùng đã phát hiện ra sự đối lập trong bức tranh miền biển: Phát hiện thứ
nhất đầy vẻ thơ mộng. Anh cảm nhận được vẻ đẹp mơ màng, huyền ảo của thiên nhiên
vùng biển, đặc biệt là hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương. Từ góc
độ của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh, Phùng hài lòng với những gì mình đã kịp ghi lại
trong ống kính. Bức ảnh ấy là sáng tạo, là công sức của một đời nghệ sĩ, là khoảnh
khắc bùng phát của niềm đam mê nghệ thuật. Phát hiện thứ hai đầy nghịch lí khi con
thuyền tiến vào bờ. Người nghệ sĩ đã tận mắt chứng kiến một sự thật nghiệt ngã, sự
bạo hành gia đình. Người chồng đánh đập vợ một cách dã man, vừa đánh vừa chửi
"mày chết đi cho ông nhờ", "chúng mày chết đi cho ông nhờ". Người vợ thì cam chịu
trận đòn, không hề phản kháng lại. Đứa con thương mẹ, xông vào đánh lại bố thì bị ăn
hai cái tát. Một cảnh bạo lực gia đình diễn ra ngay trước mắt Phùng. Nó hoàn toàn trái
ngược với cảnh đẹp thơ mộng nơi đây. Mặc dù khám phá ra những đối lập song Phòng
không quay lưng lại với sự thật cho dù nó phũ phàng, trần trụi. Anh đã hai lần chứng
kiến cảnh người đàn ông đánh đập vợ một cách tàn nhẫn và trực tiếp nghe câu chuyện
của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện, từ đó dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn
của Phùng về nghệ thuật và cuộc đời: từ mơ mộng, bay bổng đến sững sờ, vỡ lẽ, từ
thương hại, bất bình đến cảm thông, thấu hiểu. Đó cũng là quá trình đi tìm bản chất
nghệ thuật và cuộc sống của người nghệ sĩ.

Không chỉ là người có tâm hồn nghệ sĩ, nhân vật Phùng còn là một người lính với tấm
lòng nhân hậu, cao đẹp. Anh là chiến sĩ từng tham gia kháng chiến chống Mỹ, luôn
tôn trọng lẽ phải và sự công bằng xã hội. Hai lần chứng kiến cảnh người đàn ông đánh
vợ, Phùng xông vào can thiệp, chân thành muốn giúp đỡ người đàn bà đáng thương,
dũng cảm bênh vực những phận người khốn khổ, mở rộng hồn mình để lắng nghe
“những vang động của đời”. Với anh - một người đã trải qua bao nhiêu khó khăn, vượt
qua thời kì khó khăn của chiến tranh, anh không thể để cảnh bạo hành này tiếp tục

27
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

diễn ra. Anh đã nói chuyện này với chánh án Đẩu- bạn của anh. Anh mong muốn
mình có thể giúp gì được cho người đàn bà nghèo khổ kia. Quả là một người chính
nghĩa, luôn đứng về lẽ phải, muốn bảo vệ lẽ phải và phê phán tố giác những điều xấu,
điều ác.
Ngoài ra, nhân vật Phùng còn là người chịu thay đổi suy nghĩ cho phù hợp với hoàn
cảnh, không bảo thủ, chấp nhận những cái sai của mình. Ngay từ ban đầu, khi chụp
được "cảnh đắt trời cho", anh đã cho rằng cái đẹp là đạo đức, có tác dụng thanh lọc
tâm hồn con người. Nhưng khi chứng kiến cảnh bạo hành bên chiếc xe tăng hỏng
cùng với những tâm sự của người đàn bà hàng chài, anh đã nhận ra những điều mới.
Anh nhận thức được là phải nhìn nhận mọi việc một cách toàn diện Triết lý mà Phùng
nhận ra cũng chính là thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm. Nghệ thuật không chỉ bắt
nguồn từ cuộc sống mà phải gắn liền với cuộc sống.

Xuất thân từ một người lính bước ra từ chiến tranh, Phùng đã có quá trình tự nhận
thức về cuộc đời: đằng sau câu chuyện của gia đình hàng chài là cả một vấn đề nhân
sinh và để nhận ra được điều đó cần phải có cái nhìn đa chiều, sâu sắc. Nhân vật
Phùng thuộc kiểu nhân vật tự nhận thức. Anh hội tự trong mình vẻ đẹp của một người
nghệ sĩ chân chính và vẻ đẹp của một người lính có tấm lòng nhân hậu. Nguyễn Minh
Châu đã khắc họa thành công nhân vật này trong một tình huống đầy nghịch lí với
điểm nhìn trần thuật độc đáo. Câu chuyện được kể dưới cái nhìn của Phùng nên càng
gần gũi, chân thực và sâu sắc hơn.
c, Nhân vật bé Phác
● Phác là đứa trẻ vùng biển, hồn nhiên, hiểu biết và giàu lòng tự trọng:
- “tóc vàng hoe có chỗ đỏ quạch như mớ lưới tơ”, “tỏa ra mùi nước mặn”.
- “cặp mắt đầy vẻ ngây thơ” như cặp mắt của một “chú hổ con từ miền rừng vừa
lạc về” nét ngây thơ, hồn nhiên cùng nét hoang sơ của núi rừng.
=> Phác là đứa trẻ sớm dãi dầu mưa nắng, không được chăm sóc chu đáo.
- Từ nhỏ, đã được mẹ đưa lên rừng ở nên Phác có vốn am hiểu về thiên nhiên và
cuộc sống núi rừng rất phong phú:
+ “Giải thích cặn kẽ” cho Phùng nghe “cuộc sống của những giống chim trên
rừng”.

28
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

=> Sống gắn bó với thiên nhiên, là một đứa bé nhiệt tình, hòa đồng và thân thiện;
=> Đặc biệt có thể nhận thấy ở Phác sự thông minh, nhạy bén với cuộc sống, biết
học hỏi và quan sát mọi thứ xung quanh. Điều đó khiến Phác chịu nhiều ảnh
hưởng xấu về cả tinh thần lẫn hành động khi là nạn nhân trực tiếp của nạn bạo
hành gia đình.
- Sau cái lần Phùng chứng kiến cảnh cha nó đánh mẹ nó, thằng bé có những thay
đổi trong cách xử sự với Phùng:
+ “Thằng bé không cho tôi lại gần”
+ “đâm ra thù ghét tôi, hết sức thù ghét”
+ “đối xử như một kẻ hoàn toàn xa lạ”
+ “nhìn tôi bằng con mắt âm thầm, giấu kín đầy sự thù ghét”
=> “một đức trẻ con kì lạ nhất trần đời”, giàu lòng tự trọng, mang cảm giác xấu hổ khi
Phùng đã biết rõ hoàn cảnh gia đình nó .
=> Phác rất trẻ con, vẫn tỏ ra hờn dỗi, hành động và suy nghĩ vẫn rất con nít. Phác
là đứa trẻ vùng biển mang những tính cách của một đứa trẻ bình thường khác: hồn
nhiên, hoạt bát, trẻ con và đặc biệt có vốn am hiểu về thiên nhiên.
● Phác là đứa con giàu lòng yêu thương mẹ:
- Tuy sống xa mẹ từ nhỏ, thiếu sự chăm sóc, quan tâm từ mẹ nhưng Phác vẫn
luôn cảm nhận được tình thương của mẹ và yêu quý, bảo vệ cho mẹ.
- Khi trông thấy cảnh người cha đánh mẹ mình:
+ Phác đã “chạy một mạch”, đầy “sự giận dữ căng thẳng”
+ “như một viên đạn trên đường lao tới đích nhắm”, thằng bé lập tức nhảy xổ
vào cái lão đàn ông”
+ Thằng bé như “một người câm” và “khỏe đến thế”
+ Phác “giằng chiếc thắt lưng, vươn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào
giữa khuôn ngực trần vạm vỡ”. Sự giận dữ, bất bình khi thấy cảnh tượng đó; thể hiện
tình cảm yêu thương, lo lắng cho mẹ của thằng Phác và căm thù cha nó. Vì mẹ mà
Phác lao vào cha, không suy nghĩ để bênh vực cho mẹ, như một người đàn ông mạnh
mẽ bảo vệ người mình thương yêu.
+ “chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông”

29
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

+ Nó “lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ lên khuôn mặt người mẹ như muốn lau đi
những giọt nước mắt” => hành động thể hiện tình cảm dạt dào yêu thương, muốn lau
đi tất cả những khổ đau mà mẹ gánh phải.
=> Đứa con hiểu được nỗi đau đớn mà người mẹ đã chịu đựng, quan tâm và lo lắng
cho mẹ Tình cảm thiêng liêng, đáng trân trọng từ một đứa trẻ.
● Phác là nạn nhân của bạo hành gia đình:
- Tuy hành động của Phác khi lao vào đánh người đàn ông đều xuất phát từ tấm
lòng yêu thương mẹ, không muốn thấy mẹ mình chịu đau đớn, nhưng đó cũng chỉ là
hành động nông nổi, chưa hiểu hết sự tình bên trong của Phác.
- Hành động đó cũng cho thấy, Phác vừa đối nghịch cũng vừa thống nhất với
người đàn ông:
+ Giống người bố độc ác từ hình thức đến tính tình: đều mạnh mẽ, liều lĩnh,
mang phẩm chất của những người đàn ông vùng biển.
+ Hành động đánh cha của Phác, ý định dùng “con dao găm” để đâm chết cái
người làm mẹ khổ chính là hành động bạo lực, ảnh hưởng bởi cha nó.
=> Hành động chạy lao đến để ngăn cha đánh mẹ, “nhảy xổ vào cái lão đàn ông”cho
thấy sự căm thù của Phác đối với cha, mặt khác cũng phản ánh sự ảnh hưởng những
hành động bạo lực của người đàn ông đối với Phác. Những hành động phản kháng
ngày càng tăng tiến về mức độ đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cả xã hội khi Phác
thật sự trở thành nạn nhân của nạn bạo hành gia đình, là mối quan tâm lớn khi thằng
bé định dùng “con dao găm” để giết cha mình.
- Chính những hành động đánh đập dã man của người đàn ông đã gây tác động
xấu đến suy nghĩ và hành động của thằng Phác.
=> Trong tâm trí của thằng bé giờ đây chỉ còn sự thù hận, căm ghét. Điều đó đã làm
mất đi sự hồn nhiên, đã tổn thương về tinh thần của một đứa trẻ đang trưởng thành.
+ Như một “chú sói con” đang dần đi vào con đường bạo lực giống cha nó.
+ Thằng bé “thông minh và dễ thương hoàn toàn biến thành một đứa trẻ độc ác
và mất dạy”.
=> Phác đã vô tình trở thành một nạn nhân của bạo hành gia đình, nghèo đói và thất
học. Mai đây, Phác cũng có thể trở thành người đàn ông thứ hai và tương lai của nó
cũng sẽ giống như cha nó.

30
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

=> Đó chính là vấn đề bức thiết được đặt ra trong tác phẩm: Hãy cứu lấy nhân tính
của những con người, đặc biệt là những đứa trẻ đáng thương và tội nghiệp!
● Đánh giá:
- Nguyễn Minh Châu đã xây dựng nhân vật thằng Phác nhằm đạt ra vấn đề cần
giải quyết cho tương lai của đứa trẻ đang có nguy cơ bị hủy hoại.
- Bên cạnh đó, còn thể hiện tư tưởng nhân đạo được nhà văn gửi gắm: thái độ
quan tâm đến con người và niềm tin vào một cuộc sống đổi mới, hạnh phúc hơn cho
những người nghèo khổ; mong tìm ra hướng giải quyết để những đứa trẻ như thằng
Phác sẽ không rơi vào bi kịch và tự hủy hoại nhân cách như cha nó. Đồng thời, tác giả
đã lên tiếng bảo vệ khát vọng được sống trong yêu thương, trong bình yên của trẻ em.
● Tấm ảnh trong bộ lịch năm ấy
- Mỗi lần nhìn kĩ vào bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ đều thấy “hiện lên cái
màu hồng hồng của ánh sương mai”, nhìn lâu hơn nữa bao giờ anh cũng thấy “người
đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh…”
+ “Cái màu hồng hồng của ánh sương mai chính là chất thơ của cuộc sống, là cái
đẹp lãng mạn của cuộc đời, là biểu tượng của nghệ thuật.
+ “Người đàn bà bước ra từ tấm ảnh” là hiện thân cho những lam lũ, khốn khó
đời thường, là sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh.
=> Quan niệm của nhà văn về nghệ thuật: Nghệ thuật chân chính không bao giờ rời xa
cuộc đời và phải là cuộc đời, luôn luôn vì cuộc đời.
● Đặc sắc nghệ thuật
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn, mang ý nghĩa phát hiện về đời
sống. Tác giả đã tạo ra nhiều tình huống như thế vừa nối tiếp nhau trong mạch truyện,
lại vừa đột ngột, bất ngờ giúp người đọc nhận ra bản chất của sự việc một cách thú vị,
thấm thía để hiểu sâu sắc chủ đề của tác phẩm. Các tình huống truyện cứ thế nối tiếp
nhau và được NMC đẩy lên cao trào, ngày càng xoáy sâu hơn để phát hiện, khám phá
tính cách con người và sự thật cuộc đời.
- Nghệ thuật kể chuyện sinh động: người kể chuyện là Phùng. Quan đó tác giả đã
tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống của
tình huống truyện, lời kể trở nên khách quan, chân thực, giàu tính thuyết phục.

31
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

- Ngôn ngữ nhân vật: phù hợp với đặc điểm tính cách, bộc lộ phần tâm hồn bên
trong nhân vật:
+ Lời của người đàn ông: thô bỉ, tàn nhẫn với những từ ngữ đầy vẻ tục tằn, thô
bạo.
+ Lời người đàn bà: dịu dàng, xót xa khi nói với con, thật đau đớn và thấu trải lẽ
đời khi nói về thân phận mình.
+ Lời của Đẩu ở tòa án huyện thể hiện một con người tốt bụng và nhiệt thảnh.

IV. MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI THAM KHẢO


1. Mở bài
MB1: Ai đó đã từng viết: “Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý
thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp”. Có lẽ
nhận định đó chính là nơi khơi nguồn cảm hứng cho rất nhiều nhà văn Việt Nam trong
đó không thể không kể đến Kim Lân với nhân vật người vợ nhặt và Nguyễn Minh
Châu với nhân vật người đàn bà hàng chài. Cả hai nhân vật đều mang một hoàn cảnh
đặc biệt và mới lạ trong làng văn xuôi hiện đại và nó cũng làm sáng lên giá trị nhân
đạo của cả hai tác phẩm.

MB2: Nguyễn Minh Châu từng tâm niệm trong sự nghiệp cầm bút của mình: “Văn
học và đời sống là những đường tròn đồng tâm và tâm điểm chính là con người.” Quả
thực là như vậy. Nếu như trước đó, bước vào văn nghiệp trong tâm thế của một cây
bút lãng mạn, thì sau này, trong quá trình viết, tìm hiểu khai thác về cuộc đời, Nguyễn
Minh Châu nhìn nhận ra được sứ mệnh của người cầm bút. Tác phẩm “Chiếc thuyền
ngoài xa” là một trong những truyện ngắn thể hiện rõ nét tư duy “nghệ thuật vị nhân
sinh” – văn học sinh ra là vì con người, vì cuộc đời của ông.

MB3: Trong tôi vẫn luôn còn đó những ám ảnh bởi bức ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa”
của Nguyễn Minh Châu. Biết bao nhiêu những nghiệt ngã sau vẻ đẹp tưởng chừng
hoàn mỹ đến vậy để cho bạn đọc thấy được những khía cạnh khác của xã hội những
năm 80 đầy “giông bão”. Có một nhân vật đã để lại rất nhiều ấn tượng với đọc giả - là
người đàn bà hàng chài – hình ảnh của một người phụ nữ với vẻ ngoài không được

32
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

đẹp đẽ nhưng lại mang trong mình một vẻ đẹp khuất lấp, một sức sống mãnh liệt. Để
rồi, hình ảnh của người đàn bà hàng chài đã sống như thế, in đậm trong trái tim của
bạn đọc nhiều thế hệ.

MB4: Có một nhà văn đã từng nói: “Cái đẹp chính là liều thuốc giúp trái tim của
người nghệ sĩ thăng hoa hơn. Cái đẹp thanh lọc tâm hồn con người, cái đẹp khiến cho
người ta trở nên thánh thiện và cao thượng hơn.” Tôi vẫn còn nhớ nhân vật Phùng
trong “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) đã từng xúc động, bối rối như thế
nào khi khám phá ra một vẻ đẹp toàn bích lúc ngắm nhìn bức tranh chiếc thuyền mờ
ảo trong sương khói. Nhân vật Phùng cũng từ bức tranh toàn bích này khám phá ra
muôn màu, muôn vẻ của cuộc sống đời thường. Và nhân vật này, cũng đã giúp cho
nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện được tư tưởng, triết lý nhân văn sâu sắc về vẻ
đẹp con người, vẻ đẹp nghệ thuật, vẻ đẹp cuộc đời.

2. Kết bài
KB1: Qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã nêu lên bài học
về cái nhìn đa diện, cái nhìn khám phá trong sáng tạo nghệ thuật đối với các nghệ sĩ
chân chính. Từ tình huống truyện có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật đời sống
và qua sự thay đổi nhận thức của Phùng, của Đẩu, tác giả đã khẳng định mối quan hệ
giữa nghệ thuật và hiện thực. Theo ông, bổn phận của người nghệ sĩ là phải phát hiện
ra bản chất của cuộc đời. Cái Đẹp, cái Thiện trước hết phải là sự chân thực, Cuộc sống
vốn phức tạp, chúng ta không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận con người và cuộc
sống mà cần có cái nhìn tỉnh táo, sâu sắc cùng với sự tìm tòi, phát hiện để hiểu đúng
bản chất của nó.

KB2: Những thay đổi trong nhận thức của nhân vật Phùng và Đẩu là bước ngoặt quan
trọng giúp nhà văn Nguyễn Minh Châu truyền tải thông điệp của mình. Thêm vào đó,
đây cũng chính là sự củng cố cho bản thân nhà văn với tư duy văn học đầy mới mẻ
của mình: “Văn học và đời sống là những đường tròn đồng tâm và tâm điểm chính là
con người.”

33
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN
Học Văn Chị Hiên 2021

KB3: Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã trở
thành một viên ngọc quý của văn học Việt Nam trong những năm 80 - Giai đoạn
chứng kiến những đổi mới trong xã hội và cả trong lĩnh vực văn học. Nguyễn Minh
Châu đi sâu vào khai thác những vấn đề tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại đem tới bài
học thấm thía, giúp người đọc nhận ra được những góc khuất khác nhau về con người.
Nhìn mọi vấn đề, sự việc, chúng ta cần trang bị cho mình một cái nhìn đa chiều.
Không dừng lại ở đa chiều, hãy nhìn nhận dưới góc độ cảm thông để cảm thấy cuộc
đời này vẫn còn thấm đẫm tình người đến vậy!

KB4: Hình ảnh người đàn bà hàng chài đã trở thành “nỗi ám ảnh" với chính nhân vật
người nghệ sĩ Phùng, cũng là hình ảnh đem đến những ấn tượng đặc biệt trong lòng
đọc giả. Một chút ồn ào, một chút đau đớn, một chút tủi hờn, một chút xót thương,
một chút đồng cảm,...tôi vẫn nghĩ rằng những cảm xúc bản thân còn lưu lại sau khi
đọc xong câu chuyện này còn nhiều hơn như thế. Và hình ảnh người đàn bà hàng chài
vẫn vẫn, đẹp đẽ, thánh thiện, bao dung. Người đàn bà ấy là biểu trưng cho biết bao
nhiêu những người phụ nữ hàng chài khác mang trong mình một vẻ đẹp khuất lấp, chỉ
cần gạt nhẹ một chút đã thấy sáng lấp lánh, long lanh.

34

You might also like