You are on page 1of 11

Bài tập tính hệ số beta và tỷ suất lợi nhuận – TCDN 2

Bài 1. Cổ phiếu A và B có tỷ suất lợi nhuận trong quá khứ như sau:
Năm RA P RB
2001 (24.25%) 5.50%
2002 18.50% 26.73%
2003 38.67% 48.25%
2004 14.33% (4.50%)
2005 39.13% 43.86%
a. Tính tỷ suất lợi nhuận bình quân của mỗi cổ phiếu trong giai đoạn 2001 – 2005
Đ/S: 17,276%, 23,968%
b. Giả định một người nắm giữ một danh mục gồm 50% cổ phiếu A và 50% cổ phiếu B, hỏi
tỷ suất lợi nhuận thực tế của danh mục trong từng năm từ 2001 đến 2005 bằng bao nhiêu?
Tỷ suất lợi nhuận bình quân trong cả giai đoạn bằng bao nhiêu? Đ/S: 20,622%
c. Tính độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi nhuận của từng cổ phiếu và cả danh mục trong cả giai
đoạn 2001 – 2005. giả định hệ số tương quan của 2 cổ phiếu không thay đổi trong suốt
giai đoạn nêu trên và bằng 0.3 Đ/S: 23,11%, 20,71%, 17,68%

Bài 2. Tỷ suất lợi nhuận dự kiến của một cổ phiếu có phân phối như sau:
Cầu đối với sản phẩm của công ty Xác suất xảy ra Tỷ suất lợi nhuận của cổ phiếu
Yếu 0.1 (50%)
Dưới trung bình 0.2 (5%)
Trung bình 0.4 16%
Trên trung bình 0.2 25%
Cao 0.1 60%
Tính tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của cổ phiếu?
Đ/S: 11,4%, 26,692%, 2,344

Bài 3. Một người đầu tư 50,000$ vào cổ phiếu công ty Palmer và 50,000$ vào cổ phiếu công ty
Nickles. Hệ số beta của cổ phiếu Palmer bằng 1.20, của cổ phiếu Nickles bằng 1.00. Hệ số beta
của danh mục gồm 2 cổ phiếu trên bằng bao nhiêu? Đ/S: 1,1

Bài 4. Giả sử, bạn đang nắm giữ một danh mục gồm 10 cổ phiếu khác nhau với số vốn đầu tư
bằng nhau là 10,000$ cho mỗi cổ phiếu. Hệ số beta của danh mục đầu tư là 1.12. Nếu bạn quyết
định bán một cổ phiếu trong danh mục có hệ số beta bằng 1.00 và sử dụng số tiền thu được để
mua 1 cổ phiếu khác thay thế có hệ số beta là 1.75. Tính hệ số beta của danh mục đầu tư mới?
Đ/S: 1,195

Bài 5. Một nhà quản lý quỹ tương hỗ đang nắm giữ một danh mục đầu tư có hệ số beta bằng
1.50 và tổng số vốn 20.0 triệu $. Tỷ lệ sinh lời của tài sản phi rủi ro là 4.50% và mức phần
thưởng rủi ro của thị trường bằng 5.50%. Nhà quản lý này kỳ vọng nhận thêm được 5.0 triệu $
để đầu tư vào một số cổ phiếu khác, từ đó nâng tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng của quỹ đầu tư thành
13.0%. Để đạt được tỷ lệ đó, nhóm cổ phiếu mới được thêm vào danh mục đầu tư cần có hệ số
beta bình quân bằng bao nhiêu?
Đ/S: 1,727

Bài 6. Giả sử bạn đang quản lý một quỹ tương hỗ với số vốn là 10,000$, hệ số beta bằng 1.05 và
tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng 12.00%. Tỷ lệ sinh lời của tài sản phi rủi ro là 4.75%. Nếu bạn nhận
được thêm 10,000$ và quyết định đầu tư vào một số cổ phiếu có hệ số beta bình quân bằng 0.65
thì tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư 20,000$ bằng bao nhiêu?
Đ/S: 10,615%

Bài 7. Một nhà đầu tư thiết lập danh mục đầu tư của mình gồm 50,000$ cổ phiếu A (có hệ số
beta bằng 1.50) và 25,000$ cổ phiếu B (hệ số beta bằng 0.90. Phần thưởng rủi ro thị trường bằng
2% và tỷ lệ sinh lời của trái phiếu kho bạc Nhà nước là 4%. Hãy tính tỷ lệ lợi nhuận yêu cầu của
danh mục này?
Đ/S: 6,6%

Bài 8. Danh mục đầu tư của một nhà quản lý có số liệu như sau:
Cổ phiếu Số tiền đầu tư Hệ số beta
X 10 triệu USD 1.4
Y 20 triệu USD 1.0
Z 40 triệu USD 0.8
Nhà quản lý dự định bán số cổ phiếu Y có trong danh mục để mua thêm 15 triệu USD cổ phiếu
X và 5 triệu USD cổ phiếu Z. tỷ lệ sinh lời của tài sản phi rủi ro bằng 5% và phần thưởng rủi ro
thị trường là 5.5%. Sau khi hoàn thành những giao dịch trên, tỷ lệ lợi nhuận yêu cầu của danh
mục mới sẽ tăng thêm bao nhiêu phần trăm?
Đ/S: Rp1 = 10,186% Rp2 = 10,578% , tăng 0,392%
Bài 9. Bạn là nhà đầu tư cổ phiếu thường và đang nắm giữ một danh mục được đa dạng hóa cao
với tỷ lệ sinh lời kỳ vọng bằng 12%, hệ số beta là 1.2 và tổng vốn đầu tư 9,000$. Bạn đang dự
định mở rộng danh mục của mình bằng cách mua 100 cổ phiếu AT&E với giá 10$/cổ phiếu. Cổ
phiếu AT&E có tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng là 20% và hệ số beta bằng 2.0. Sau khi bạn mua cổ
phiếu này, tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng và hệ số beta của danh mục sẽ bằng bao nhiêu?
Đ/S: Beta p = 1,28
Rp= 12,8% = bình quân gia quyền lợi nhuận của từng cổ phiếu trong danh mục
Bài 10. Bạn đang dự định đầu tư vào Kish Fun, với tổng số vốn 500 triệu, bao gồm các cổ
phiếu:
Cổ phiếu Vốn đầu tư (triệu) Beta
A 160 0.5
B 120 2.0
C 80 4.0
D 80 1.0
E 60 3.0
a. Lãi suất phi rủi ro bằng 6%, đồng thời, bạn tin rằng tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của thị trường
sẽ phân phối xác suất như sau:
Xác suất Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng thị trường
0.1 7%
0.2 9%
0.4 11%
0.2 13%
0.1 15%
Hãy xác định tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của thị trường, từ đó, xác định phương trình đường thị
trường chứng khoán SML. Đ/S: Rrm = 11%, Ri = 6% + 5%. Beta i
b. Tính tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của Kish Fun. Đ/S: Beta p = 1,8, Rp = 15%
Bài tập chi phí vốn – TCDN 2
Bài 1
Cổ phiếu A có hệ số rủi ro beta1 là 1,1 và tỷ lệ lợi nhuận dự kiến (kỳ vọng) là 18%. Cổ phiếu B
có hệ số rủi ro beta2 là 0,9 và tỷ lệ lợi nhuận dự kiến là 16%. Xác định tỷ lệ lợi nhuận của tài
sản có độ rủi ro trung bình trên thị trường và tỷ lệ lợi nhuận của tài sản không có rủi ro theo mô
hình CAPM?
Krf= 7%, krm = 17%

Bài 2
Cổ phiếu của công ty Parr Paper có hệ số beta bằng 1.40 và tỉ lệ lợi nhuận kỳ vọng bằng
13.00%. Trong khi đó, cổ phiếu của công ty Clover Dairy có hệ số beta bằng 0.80. Nếu tỉ lệ sinh
lời của tài sản phi rủi ro bằng 4.00% thì tỉ lệ lợi nhuận kỳ vọng của cố phiếu công ty Clover
bằng bao nhiêu?
Krf = 10,429%, ks của Clover = 9,143%

Bài 3
Hệ số beta của Kamath Manufacturing bằng 1.45, trong khi đó hệ số beta của Gehr industries là
0.85. Tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng trên thị trường chứng khoán bằng 12.00% và tỷ lệ sinh lời của tài
sản phi rủi ro là 5.00%. Hãy tính chênh lệch về lợi nhuận kỳ vọng của Kamath và Gehr?
Ks 1 = 15,15%
Ks 2 = 10,95%
Chênh lệch = 4,2%

Bài 4
Đầu năm 2011, để thực hiện kế hoạch mở rộng sản xuất, kinh doanh, công ty ABC dự định phát
hành cổ phiếu thường mới, giá bán dự kiến 50 USD/cổ phiếu. Chi phí phát hành cổ phiếu mới là
10% (so với thị giá cổ phiếu). Cổ tức được chia cho các cổ đông cuối năm trước bằng 8 USD và
tốc độ tăng trưởng kỳ vọng của cổ tức mỗi năm ước tính là 6%/năm. Ngoài ra, công ty còn được
ngân hàng cho vay vốn với số lượng và lãi suất như sau: đến 1.000.000 USD là 12%/năm và trên
1.000.000 USD là 15%/năm. Thuế suất thuế TNDN bằng 25%. Hãy tính chi phí nợ và chi phí
vốn chủ sở hữu của công ty ABC khi huy động những nguồn trên.
Kd = 12% / 15%
Kd(1-t) = 9% / 11,25%
D1 = 8,48 USD
Ke = 24,8%

Bài 5
Đầu năm 2011, để thực hiện kế hoạch mở rộng sản xuất, kinh doanh, công ty cổ phần DTIC dự
định huy động vốn bằng cách vay dài hạn ngân hàng, giữ lại lợi nhuận và phát hành cổ phiếu ưu
tiên về thu nhập. Lãi suất cho vay trung, dài hạn của ngân hàng là 15%/năm. Mức phần thưởng
rủi ro cho các cổ đông khi đồng ý để lại lợi nhuận sau thuế ước tính bằng 4%. Nếu phát hành cổ
phiếu ưu tiên thì giá bán dự kiến là 10.000 VND/cổ phiếu. Cổ tức mỗi năm cho một cổ phiếu
bằng 2.000 VND. Chi phí phát hành 1.000 VND/cổ phiếu. Cho biết Thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp bằng 25%. Hãy tính chi phí vốn của công ty DTIC khi huy động những nguồn
trên.
Kd = 15%, Kd(1-t) = 11,25%
Ks= 19%
Kp= 22,22%

Bài 6. Công ty A chỉ có cổ phần thường, cổ tức tăng trưởng đều đặn hàng năm, với cổ tức trả
cuối năm 2008 bằng 150 đồng/cổ phiếu, cổ tức trả cuối năm 2012 là 173,891 đồng/cổ phiếu. Tỷ
lệ tăng trưởng này được kỳ vọng tiếp diễn trong các năm tới. Thị giá cổ phiếu hiện tại bằng 1200
đồng/cổ phiếu. Nếu phát hành cổ phiếu mới, chi phí phát hành là 100 đồng/cổ phiếu. Hãy tính
chi phí vốn chủ sở hữu của công ty.
g = 3,76%
D 2013 = 180,43
ke = 20,16 %

Bài 7
Đầu năm 2011, công ty ABC dự định phát hành cổ phiếu thường mới, giá bán dự kiến 108
USD/cổ phiếu. Chi phí phát hành cổ phiếu mới là 3 USD/cổ phiếu. Cổ tức được chia cho các cổ
đông cuối năm 2010 là 9 USD/cổ phiếu và tốc độ tăng trưởng kỳ vọng của cổ tức mỗi năm ước
tính là 5%. Ngoài ra, công ty được ngân hàng chấp nhận cho vay vốn với lãi suất 14%/năm.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp T = 25%. Với điều kiện huy động vốn như trên, công ty
nên lựa chọn phương án nào trong 2 phương án về cơ cấu Nợ và Vốn chủ sở hữu như sau để tối
thiểu hoá chi phí: 5:5 và 4:6.
D 1= 9,45, ke = 14%
Kd = 14%, kd(1-t) = 10,5%
WACC 1= 12,25%
WACC2 = 12,6% nên doanh nghiệp chọn cơ cấu 5:5

Bài 8
Để xây dựng nhà máy mới trong năm 2011, công ty cổ phần Thiên Long dự định huy động vốn
bằng cách vay dài hạn ngân hàng và giữ lại lợi nhuận. Lãi suất cho vay trung, dài hạn của ngân
hàng là 15%/năm. Lãi suất trái phiếu chính phủ là 8%/năm. Lợi tức mong đợi đối với cổ phiếu
có mức độ rủi ro trung bình trên thị trường là 18%. Hệ số rủi ro của cổ phiếu công ty Thiên
Long ước tính là 1.5. Cho biết Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 25%.
a. Hãy tính chi phí vốn của công ty Thiên Long khi huy động những nguồn trên.
b. Công ty đang cân nhắc tỷ lệ giữa nợ và lợi nhuận không chia tưng ứng bằng 3:7 hoặc 5:5.
Dựa vào WACC, hãy đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp.
kd = 15%, kd(1-t)= 11,25%
ks = 23%
WACC1 = 19,475%
WACC 2 = 17,125% nên doanh nghiệp chọn cơ cấu 5:5

Bài 9
Ann mới được đề bạt làm CEO của Q&B, cô đặt mục tiêu huy động vốn cho công ty với chi phí
vốn bình quân bằng 12%. Biết lãi suất vay ngân hàng bằng 12%, chi phí khi huy động vốn bằng
cổ phiếu là 18%, thuế suất thuế TNDN 25%. Ann cần chọn cơ cấu vốn như thế nào?
Wd = 2/3, Ws = 1/3

Bài 10
Cơ cấu vốn tối ưu của công ty A bao gồm 25% nợ, 15% cổ phần ưu đãi và 60% cổ phần thường.
Nhà đầu tư dự kiến cổ tức tăng trưởng ổn định ở mức 9%/năm. Năm qua, công ty trả cổ tức
3,6$/cổ phiếu, giá bán hiện tại 54$/cổ phiếu. Công ty có thể huy động vốn bằng cách:
- Giữ lại lợi nhuận, với lợi nhuận sau thuế năm nay bằng 34285,72$, chia cổ tức 30%.
- Phát hành cổ phiếu ưu đãi với cổ tức 11$/cổ phiếu, giá bán thuần bằng 95$/cổ phiếu.
- Vay nợ ngân hàng, lãi suất 12%/năm.
a. Tính chi phí của từng nguồn vốn nêu trên? Kd = 12% = Kd(1-t), ks = 16,27%, kp =
11,58%
b. Tính WACC của công ty A? WACC = 14,5%
c. Công ty A nên đầu tư và dự án nào trong các dự án sau đây (có rủi ro đều bằng rủi ro
trung bình của công ty):
Dự án Vốn đầu tư Tỷ suất lợi nhuận dự kiến
A 10000$ 17,4%
B 20000$ 16,0%
C 10000$ 14,2%
D 20000$ 13,7%
E 10000$ 12,0%
Công ty nên chọn dự án A và B

Bài 11
Công ty B có WACC bằng 10,5%, đang xem xét các dự án đầu tư sau đây:
Dự án Vốn đầu tư Tỷ suất lợi nhuận dự kiến
A 1 triệu 12%
B 2 triệu 11,5%
C 2 triệu 11,2%
D 2 triệu 11%
E 1 triệu 10,7%
F 1 triệu 10,3%
G 1 triệu 10,2%
Giả sử mỗi dự án đều có rủi ro bằng rủi ro của các tài sản hiện hữu của công ty.
a. Nếu không bị giới hạn về ngân sách, công ty nên lựa chọn dự án nào?
b. Nếu công ty chỉ có thể huy động 6 triệu $, công ty nên chọn dự án nào?
a. chọn dự án A, B, C, D, E
b. chọn dự án A, B, C, E

Bài 12
Công ty A có cơ cấu vốn mục tiêu gồm 45% nợ vay và 55% cổ phiếu thường. Điều kiện huy
động vốn của công ty có thể tóm tắt như sau:
- Trong năm N+1, công ty dự kiến thu được khoản lãi ròng là 1,65 triệu USD và sẽ chia cổ tức
50%. Công ty có thể phát hành cổ phiếu thường mới, giá bán 30 USD/cổ phiếu. Chi phí phát
hành cổ phiếu mới là 10%. Cổ tức năm N là Do = 3 USD và tốc độ tăng trưởng kỳ vọng mỗi
năm là 6%.
- Thoả thuận của người cho vay vốn với số lượng và lãi suất như sau: Đến 900.000 USD là 7%
và trên 900.000 USD là 11%/ Cho biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp T = 25%.
a. Xây dựng đồ thị chi phí vốn cận biên (MCC) của công ty A.
b. Công ty nên đầu tư vào dự án nào trong 3 dự án sau?
- Dự án A với tổng vốn đầu tư là 1 triệu USD, tỷ suất sinh lời bằng 14%
- Dự án B với tổng vốn đầu tư là 1,5 triệu USD, tỷ suất sinh lời bằng 13,5%
- Dự án C với tổng vốn đầu tư là 1 triệu USD, tỷ suất sinh lời bằng 12,5%

BP 1 = 1,5tr/ 2tr
WMCC = 11,49% / 12,14% / 13,49%
Chọn dự án A,B

Bài 13
Công ty cổ phần Hương Giang có cơ cấu vốn tối ưu như sau:
Nợ (dài hạn) 25%
Cổ phiếu ưu đãi: 15%
Cổ phiếu thường: 60%
Công ty dự kiến thu nhập ròng trong năm nay là $34285,72; công ty dự định tỷ lệ trả cổ tức
30%; thuế thu nhập doanh nghiệp có thuế suất 25%. Các nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường
dự báo thu nhập và cổ tức trong tương lai của công ty sẽ tăng 9%. Công ty đã thanh toán cổ tức
D0 = $3,6/cổ phiếu. Giá cổ phiếu của công ty là $60/cổ phiếu. Trong quá trình hoạt động kinh
doanh, nếu có nhu cầu huy động vốn, công ty có thể huy động vốn mới từ các nguồn sau:
1. Vốn cổ phần thường: Công ty có thể phát hành cổ phiếu mới với chi phí phát hành bằng 10%
giá bán cổ phiếu.
2. Vốn cổ phiếu ưu đãi: cổ phiếu ưu đãi của công ty có cổ tức là 11$/ cổ phiếu, được bán với giá
là $100/cổ phiếu. Chi phí phát hành cổ phiếu ưu đãi mới là $5/cổ phiếu nếu giá trị phát hành <=
$7500, và sẽ tăng lên $10/cổ phiếu nếu giá trị phát hành > $7500
3. Vốn vay: Khi có nhu cầu vay thì chi phí vốn vay sẽ như sau:
Khoản vay Lãi suất
Từ 0 - 5000$ 12%
Từ 5000 – 10.000$ 14%
Trên 10.000$ 16%
Yêu cầu:
a. Xây dựng đồ thị đường chi phí vốn cận biên cho công ty
b. Công ty có các dự án đầu tư được cho trong bảng sau:
Dự án IRR (%) Nhu cầu vốn ($)
A 17,4 10.000
B 16,0 20.000
C 14,.2 10.000
D 13,7 20.000
E 12,0 10.000
Hãy xây dựng đường cơ hội đầu tư (IOS) cho công ty, xác định các dự án được chấp nhận thực
hiện.
BP= 20000 / 40000/ 50000
WMCC = 13,31%/13,686%/ 14,5% / 14,6%
Chọn dự án A,B,C

Bài 14
Doanh nghiệp A xác định cơ cấu vốn mục tiêu là 40% nợ, 60% VCSH (trong đó 3% là cổ
phiếu ưu đãi). Doanh nghiệp sẽ duy trì cơ cấu vốn nói trên trong quá trình huy động vốn, biết
các thông tin về huy động vốn như sau:
- Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ưu đãi có thể bán được với giá 100.000đ/CP và phải
trả cổ tức hàng năm là 10.000đ/CP. Doanh nghiệp phải chịu chi phí phát hành là 4.000đ/CP.
- Doanh nghiệp nếu phát hành cổ phiếu thường mới thì có thể bán được với giá
24.000đ/CP. Cổ tức chi trả năm trước là 1.200đ/CP. Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức ổn định ở mức
8%/năm. Khi phát hành cổ phiếu thường mới để huy động vốn, doanh nghiệp phải chịu chi phí
phát hành là 10% giá phát hành.
- Doanh nghiệp có thể vay nợ tối đa là 8 tỷ đồng tại mức lãi suất 10%/năm. Với những
khoản nợ trên 8 tỷ đồng và dưới 12 tỷ đồng, lãi suất phải trả là 11%/năm. Với những khoản nợ
trên 12 tỷ đồng, lãi suất là 12%/năm.
- Doanh nghiệp đang ước lượng sẽ nhận được một mức lợi nhuận sau thuế cuối năm nay
là 10 tỷ đồng và sẽ sử dụng 40% trong số đó để trả cổ tức, phần còn lại sẽ giữ lại để tái đầu tư.
Thuế suất thuế TNDN giả định là 30%.
Yêu cầu: Lập đồ thị đường chi phí vốn cận biên cho doanh nghiệp.

BÀI TẬP ĐÒN BẨY - TCDN 2


Bài 1. Chi phí sản xuất cố định của một công ty là 500,000$, chi phí biến đổi là 3$ trên một đơn
vị sản phẩm, giá thành một đơn vị sản phẩm là 4$. Hỏi điểm hoà vốn của công ty (điểm mà tại
đó doanh thu bằng chi phí) là bao nhiêu?
Q= 500.000 đơn vị sản phẩm

Bài 2. Công ty điện tử Minh Anh dự định sản xuất 60,000 máy nghe nhạc trong năm tới. Chi phí
biến đổi chiếm 50% doanh thu, chi phí cố định là 120,000$. Vậy công ty phải bán sản phẩm với
giá là bao nhiêu để đạt được EBIT là 95,000$?
P= 7,167 $

Bài 3. Cho chi phí hoạt động cố định của một doanh nghiệp là 250 triệu đồng, giá bán đơn vị sản
phẩm là 1 triệu, chi phí biến đổi là 0.5 triệu/đơn vị sản phẩm. Kỳ vọng sản lượng là 1,000 đơn vị
sản phẩm. Tính EBIT. Nếu sản lượng tăng lên 1,500 đơn vị sản phẩm hoặc giảm xuống còn 500
đơn vị sản phẩm, hãy tính toán EBIT trong hai trường hợp còn lại. Nhận xét tốc độ thay đổi của
doanh thu và EBIT, so sánh với trường hợp kỳ vọng.
EBIT kỳ vọng = 250 triệu
EBIT 1= 500 triệu
EBIT 2 = 0

Bài 4. Công ty Mạnh Hà có doanh thu hàng năm là 15,000$. Chi phí biến đổi bằng 60% doanh
thu, chi phí cố định là 1,000$. Nếu doanh thu của công ty tăng lên 10%, hỏi EBIT sẽ tăng bao
nhiêu %?
EBIT tăng thêm = 12%

Bài 5. Năm N, sản lượng tiêu thụ của công ty A là 100.000 sản phẩm, giá bán mỗi sản phẩm 7,5
đvtt, chi phí biến đổi là 3 đvtt/sản phẩm, chi phí cố định không kể lãi vay là 250.000 đvtt. Lãi
vay bằng 80đvtt. Công ty hiện có 28.000 cổ phiếu thường. Thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp 28%.
a. tính EPS ở mức sản lượng tiêu thụ trên. = 5,141 đvtt
Bài tập quản lý tài sản ngắn hạn – TCDN2
Quản lý hàng tồn kho
Bài 1
Doanh nghiệp Naresimex có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu trong năm là 2000 đơn vị, chi phí
mỗi lần đặt hàng là 1 triệu đồng, chi phí lưu kho trên một đơn vị nguyên vật liệu là 0,5 triệu
đồng. Hãy áp dụng mô hình EOQ để trả lời các câu hỏi sau:
a. Lượng nguyên vật liệu tối ưu mỗi lần cung ứng?
b. Số lần đặt hàng trong năm?
c. Chi phí đặt hàng trong năm?
Đ/s: Q* = 90 đơn vị/lần
Số lần đặt hàng = 23 lần/năm
Chi phí đặt hàng = 23 triệu đồng/năm

Bài 2
Năm 2011, công ty Z cần sử dụng 20.000 tấn nguyên liệu, chi phí lưu kho bằng 0,5 triệu
VND/tấn và chi phí đặt hàng bằng 10 triệu VND/lần. Hãy sử dụng mô hình EOQ để xác định
lượng nguyên liệu tối ưu mỗi lần đặt hàng và điểm đặt hàng mới biết thời gian giao hàng là 5
ngày và số ngày làm việc 1 năm là 240?
Đ/s: Q* = 894,43, Điểm đặt hàng mới = 416,67

Quản lý tiền
Bài 3
Phòng kế hoạch – tài chính của công ty may Việt Thắng sử dụng mô hình của Merton Miller và
Daniel Orr để xác định số dư tiền mặt tối thiểu là 20 tỷ đồng và tối đa là 80 tỷ đồng.
a. Xác định số dư tiền mặt tối ưu của Việt Thắng?
b. Khi số dư tiền mặt của công ty Việt Thắng bằng 92 tỷ đồng, công ty nên mua (hay bán) chứng
khoán với giá trị bằng bao nhiêu (giả sử công ty có đủ điều kiện thực hiện giao dịch)?
Đ/s: M* = 40 tỷ đồng
Mua chứng khoán = 52 tỷ đồng

Bài 4
Công ty Bảo Minh dự định lượng tiền mặt tối thiểu là 7.000 dvtt. Phương sai thu chi ngân quỹ
hàng ngày là 520.000 dvtt, lãi suất là 0,5%/ngày; chi phí giao dịch cho mỗi lần mua bán ch ứng
khoán là 3 dvtt. Hãy tính lượng tiền mặt tối ưu của công ty Bảo Minh.
Đ/s: M* = 7616,224 đvtt

Bài 5
Công ty A dự báo tình hình lưu chuyển tiền tệ của công ty trong quý 1/N như sau (triệu VND)
Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Cuối kỳ
Thu từ bán hàng 554,4 924 924 Phải thu 369,6
Chi mua vật tư 253 506 506 Phải trả 253
Trả lương và BHXH 70 70 70
Chi tiền BH & QLDN 30 30 30
Trả lãi vay 2 2 2
Nộp thuế GTGT 60 60 Phải nộp 60
Nộp thuế TNDN Phải nộp 175
Dư tiền đầu kỳ 100 299,4 555,4
Chênh lệch tiền trong kỳ 199,4 256 256
Dư tiền cuối kỳ 299,4 555,4 811,4
Theo nghiên cứu của công ty, mức dự trữ tiền mặt tối ưu là 320 triệu VND/tháng. Thặng dư
ngân quỹ được đầu tư vào chứng khoán thanh khoán với lãi suất 0.8%/tháng. Thâm hụt ngân
quỹ được tài trợ bằng vay ngắn hạn với lãi suất 1.3%/tháng. Lãi đầu tư và lãi phải trả cho hoạt
động tài trợ được thanh toán chậm một tháng kể từ tháng phát sinh hoạt động đầu tư và tài trợ. a.
Thực hiện biện pháp xử lý ngân quỹ thích hợp để duy trì mức tồn quỹ tối ưu cho công ty A.
b. Việc thực hiện các biện pháp trên sẽ như hưởng như thế nào tới BCKQKD trong quý và Bảng
CĐKT ngày cuối quý của công ty A.

Quản lý khoản phải thu


Bài 6
Phòng Kinh doanh của công ty cổ phần may mặc Hoa Lư đang cân nhắc việc cho khách hàng
mua chịu. Hiện tại, với yêu cầu tất cả khách hàng thanh toán ngay tiền mua hàng, sản lượng tiêu
thụ của công ty bình quân 200.000 sản phẩm/tháng, giá bán tương ứng là 150.000 VND/sản
phẩm. Nếu chấp nhận cho khách hàng trả chậm 1 tháng thì sản lượng có thể tăng lên thành
350.000 sản phẩm/tháng với giá bán bằng 160.000 VND/sản phẩm. Tuy nhiên, theo ước tính của
phòng kinh doanh, khi bán chịu sẽ phát sinh chi phí đòi nợ và tài trợ cho ngân quỹ thiếu hụt
bằng 2%/tháng và có khoảng 3% hàng bán chịu không thu được tiền. Biết chi phí biến đổi của 1
sản phẩm bằng 90.000 VND và tỷ lệ sinh lời yêu cầu của công ty Hoa Lư bình quân bằng
20%/tháng. Công ty Hoa Lư có nên thay đổi chính sách thanh toán hiện tại không?
Đ/s: NPV = 646666666,7 VND > 0, công ty nên thay đổi chính sách thanh toán hiện tại

You might also like