You are on page 1of 6

GIÁO ÁN HỘI GIẢNG

NGÀY SOẠN : 2/12/2013


NGÀY DẠY :5/12/2013
MÔN DẠY : ĐỊA LÍ
BÀI DẠY : NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
GIÁO VIÊN DẠY : HỒ THỊ MỸ LINH

I.MỤC TIÊU:
-Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân
sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh.
-Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng
bằng Bắc Bộ:
+ Nhà thường được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao ….
+Trang phục truyền thống của nam là quần trắng áo dài the, đầu đội khăn xếp
đen; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài,
đầu vấn tóc chít khăn mỏ quạ.
-(Học sinh khá giỏi: Nêu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người
qua cách dựng nhà của người dân đồng bằng Bắc Bộ: để tránh gió bão, nhà
được dựng vững chắc.)
- Giáo dục học sinh tôn trọng các thành quả của người dân và truyền thống văn
hoá của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ :
GIÁO VIÊN : Phiếu bài tập cho học sinh thảo luận nhóm.
Tranh ảnh cho Hs thảo luận nhóm đôi nêu trang phục truyền thống.
Các lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
HỌC SINH : Tìm hiểu các lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp: ( 1 phút ) - HS chào.
2.Kiểm tra bài cũ : ( 3 – 4 phút )
-Bài cũ em học bài gì? -Đồng bằng Bắc Bộ.
-Đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu do những con -Sông Hồng, sông Thái Bình.( 1 HS)
sông nào bồi đắp nên?
-Trình bày đặc điểm địa hình của đồng bằng
-Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam
Bắc Bộ? giác,với đỉnhViệt Trì, cạnh đáy là đường
bờ biển.Đây là đồng bằngchâu thổ lớn thứ
hai của nước ta. Đồng bằng có bề mặt khá
bằng phẳng,nhiều sông ngòi. (1 HS)
- Kể tên một số con sông ở đồng bằng Bắc Sông Đáy, sông Đuống, sông Thái Bình,
Bộ. sông Cầu, sông Hồng. ( 1 HS )
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Đê ven sông có tác dụng làm gì ? - Có tác dụng ngăn lũ.
-Giáo viên nhận xét và ghi điểm cho học
sinh. -Học sinh tự do phát biểu.
3.Bài mới
a.Giới thiệu bài.( 1 phút )
-Hãy chỉ lại vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên - 1 Học sinh lên bảng chỉ vị trí đồng bằng
lược đồ. Bắc Bộ.
-Dồng bằng Bắc Bộ với dạng hình tam giác,
đỉnh là Việt Trì, có địa hình tương đối bằng
phẳng, đất phù sa mầu mỡ, tươi tốt là điều
kiện thuận lợi cho người dân sinh sống và
phát triển. Vậy dân tộc nào làm chủ đồng
bằng, cuộc sống của họ thế nào, trang phục lễ
hội ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài
học ngày hôm nay : Người dân ở đồng bằng
Bắc Bộ.
b.Bài mới.
*Hoạt động 1: Làm việc cá nhân :
(4 phút )
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu : - 1 Hs đọc.
Đọc mục 1 sách giáo khoa trang 100 và trả - Lớp làm việc cá nhân.
lời câu hỏi:
- Gv cho HS làm việc cá nhân trong 1 phút
và gọi lần lượt từng HS trả lời :
+Con người sinh sống ở đồng bằng Bắc Bộ - Con ngöôøi sinh soáng ôû ñoàng baèng
lâu chưa? Baéc Boä töø rất laâu ñôøi.
+ Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân hay - Đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập
thưa dân ? trung đông đúc nhất cả nước.
-Cho HS quan sát bảng thông kê.

ĐỊA PHƯƠNG MẬT ĐỘ DÂN SỐ (Người/


km2)
Cả nước 254
Đồng bằng Bắc Bộ 1225
Đồng bằng Đông Nam Bộ 396
Đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ 215
Đông Bắc 148
Tây Nguyên 89
Tây Bắc 69
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Chủ yếu là dân tộc Kinh.
+ Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ
yếu là dân tộc nào? - 1 HS nêu miệng.
- Gv yêu cầu Hs chốt những ý vừa tìm hiểu
được.

*Hoạt động2 : Làm việc theo nhóm :


( 8 phút )
Gv cho Hs nêu yêu cầu thảo luận nhóm :

Đặc điểm nhà ở của người dân Đặc điểm làng xóm của người dân
đồng bằng Bắc Bộ đồng bằng Bắc Bộ
 Nhà được làm bằng những vật  - Làng của người Kinh có đặc điểm
liệu gì ? Chắc chắn hay đơn sơ ? gì ?
 - Làng Việt cổ có đặc điểm gì ?
 - Xung quanh nhà thường có gì ?
 - Ngày nay, nhà của người dân có - Ngày nay, làng xóm có thay đổi
thay đổi như thế nào ? như thế nào ?

- Gv phân lớp làm 6 nhóm, nêu yêu cầu thảo


luận như sau :
Các nhóm nhận câu hỏi, cử nhóm trưởng - Các nhóm nhận câu hỏi từ giáo
nêu câu hỏi, cả nhóm thảo luận bằng miệng, viên.
thống nhất kết quả và cử đại diện trình bày, - Chia nhóm thảo luận.
có 3 phút để các em trao đổi, thảo luận với - Sau 3 phút cử đại diện trình bày
nhau. theo yêu cầu giáo viên.

- Gọi đại diện từng nhóm trình bày lần lượt - Các nhóm khác lắng nghe, ý kiến.
từng câu hỏi.
Gv chốt ý :
- Nhà được làm bằng những vật liệu gì ? - Nhà thường được xây bằng gạch, chắc
Chắc chắn hay đơn sơ ? chắn.
- Xung quanh nhà thường có gì ? - Xung quanh nhà thường có sân, vườn,
ao,…
- Ngày nay, nhà ở của người dân có thay đổi
như thế nào ? - Ngày nay, nhà ở của người dân thường
có thêm các đồ dùng tiện nghi. Nhiều nhà
GV đưa tranh ảnh minh họa về nhà ở và xây có mái bằng hoặc cao nhiều tầng…
giảng thêm : Trong một năm, đồng bằng Bắc
Bộ có bốn mùa: mùa nóng (mùa hạ), mùa
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
lạnh (mùa đông) khác nhau; thời kì chuyển
tiếp giữa hai mùa hè, mùa đông là mùa xuân - Hs lắng nghe và theo dõi.
và mùa thu. Mùa đông thường có gió mùa
Đông Bắc mang theo không khí lạnh từ
phương Bắc thổi về, trời lạnh và ít nắng; mùa
hạ nóng, có gió mát từ biển thổi vào. Người
dân thường làm nhà có cửa chính quay về
hướng Nam để tránh gió rét và đón ánh nắng
vào mùa đông, đón gió biển thổi vào mùa hạ. - Đây là nơi hay có bão (gió rất mạnh và
- Tại sao nhà của của người dân nơi đây mưa rất lớn) có thể làm đổ nhà, cây cối
được xây dựng chắc chắn và kiên cố ? nên người dân phải làm nhà kiên cố, vững
chắc, có sức chịu đựng được gió, bão,…
-Nhiều ngôi nhà quây quần bên nhau.

-Làng của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ - Làng Việt cổ thường có lũy tre xanh bao
có đặc điểm gì? bọc. Mỗi làng có một ngôi đình thờ
- Làng Việt cổ có đặc điểm gì ? Thành hoàng. Một số làng còn có các
đền, chùa, miếu,…

- Làng có nhiều nhà hơn trước.

-Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người dân


đồng bằng Bắc Bộ có thay đổi như thế nào? - HS quan sát
-GV cho HS quan sát thêm ảnh minh họa và
cho Hs thấy được làng trước kia và một số Đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập
làng hiện nay. trung đông đúc nhất nước ta.Người dân ở
Yêu cầu Hs nêu nội dung chính của mục 1 đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh.
- Nhà thường được xây dựng chắc chắn
xung quanh có sân, vườn, ao…

- 1 Hs đọc, lớp theo dõi.


*Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
( 3 phút ) - HS hoạt động cá nhân.
Gv gọi Hs nêu yêu cầu :
Đọc mục 2 SGK, quan sát tranh, ảnh và bằng
hiểu biết của mình nói cho nhau nghe:
+ Lễ hô ̣i ở đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức
vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì? + Mùa xuân (sau tết Nguyên đán).
Gv : Các em có 1 phút thực hiện. + Mùa thu (sau mùa gă ̣t hoă ̣c trước vụ
Gọi lần lượt Hs trình bày kết quả : mùa mới).
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Lễ hô ̣i ở đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức
vào thời gian nào? + Cầu cho mô ̣t năm mới mạnh khỏe, mùa
màng bô ̣i thu.
+ Kỷ niê ̣m, tế lễ các thần, thánh,người có
- Mục đích tổ chức lễ hội ? công với làng...
- Trang phục truyền thống.

- Trong lễ hội người dân đồng bằng Bắc Bộ - Hs hoạt động nhóm đôi mô tả trên ảnh
mặc trang phục gì ? Gv cung cấp.
*Hoạt động 4: Hoạt động nhóm dôi :
( 5 phút ) + Trang phục của nam : Quần trắng, áo
Quan sát tranh, ảnh và vốn hiểu biết của dài the, đầu đội khăn xếp
mình hãy mô tả trang phục truyền thống của + Trang phục của nữ : Váy đen, áo tứ
người dân ở đồng bằng Bắc Bộ : thân, bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt
- Yêu cầu 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khăn lụa dài, đầu chít khăn mỏ quạ.
khác theo dõi nhận xét, bổ sung :

- Hs nêu các lễ hội đã sưu tầm mà em


biết.
*Hoạt động 5: Làm việc cả lớp (10 phút )
- Kể tên một số lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ
mà em biết ? - HS theo dõi.
-Giáo viên giới thiệu sơ lược về lễ hội Lim,
hội chùa Hương, hội Gióng, hội Đền Hùng, .. - Một số hoạt động trong lễ hội :
cho học sinh biết. - Tổ chức tế lễ.
- Kể tên một số hoạt động trong lễ hội ở - Hoạt động vui chơi, giải trí: Chọi
đồng bằng Bắc Bộ ? gà, đấu cờ người,
- Gv giới thiệu một số hình ảnh về các hoạt thi nấu cơm, hát quan họ….
động trong lễ hội. - Trong lễ hội người dân thường mặc
trang phục truyền thống, tổ chức tế lễ và
- Yêu cầu Hs nêu nội dung chính mục 2 : các hoạt động vui chơi giải trí.
- HS trả lời câu hỏi.
1 Hs đọc bài học.
- Yêu cầu Hs trả lời một số câu hỏi, rút ra nội
dung chính cần ghi nhớ.
*Hoạt động 5: Củng cố ( 4 phút ) 1 Hs đọc luật chơi.
Trò chơi rung chuông vàng
- Gv cho HS đọc luật chơi.
HD học sinh cách chơi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Cho Hs chơi : Gv đọc câu hỏi và các đáp án, Cả lớp tham gia trò chơi trên bảng con.
HS lựa chọn đáp án đúng ghi bảng con.
- Tuyên dương các bạn Hs chơi thắng cuộc.
- Chúng ta vừa học xong bài gì ? - Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Gọi 1 HS đọc lại Bài học - 1 HS đọc.
- Qua bài học ngày hôm nay các em có suy
nghĩ gì ? - Hs trả lời miệng.
Giáo dục Hs tôn trọng các thành quả của
người dân và truyền thống văn hoá của dân
tộc.
Dặn dò : Học thuộc phần bài học . - Cả lớp lắng nghe.
- Tìm hiểu thêm một số lễ hội của
người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
- Xem trước bài 13: Hoạt động sản
xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.

You might also like