You are on page 1of 30

1.1.

LẬP KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU


1.1.1. Phát triển thiết kế nghiên cứu

2.2.1.1. Định nghĩa thiết kế nghiên cứu:


Thiết kế nghiên cứu là một bản kế hoạch chi tiết về cách làm sao để hoàn thành
một nghiên cứu, về phương pháp tìm ra câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu một cách hợp
lý, khách quan, chính xác và tiết kiệm. Thiết kế nghiên cứu còn là bản phác thảo những
công việc nhà nghiên cứu sẽ thực hiện như xây dựng biến số, giả thuyết, chọn mẫu, và
chọn phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu (Kumar, 2011).
Thiết kế nghiên cứu phải nêu ra những cơ sở biện minh cho mỗi chọn lựa của nhà
nghiên cứu liên quan đến thiết kế nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, và các phương
pháp thu thập và phân tích thông tin. Lý do phải được hỗ trợ bằng các cơ sở lý luận rút
ra từ tài liệu.
Thiết kế nghiên cứu phải thuyết phục người đọc về tính khả thi và hiệu quả của
những phương pháp được chọn lựa để tiến hành nghiên cứu, để đảm bảo nghiên cứu sẽ
thu được những kết quả đáng tin cậy và hợp lý.
2.2.1.2. Chức năng của thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu có 2 chức năng chính:
a) Khái niệm hóa một kế hoạch vận hành để thực hiện các quy trình và nhiệm vụ
cần thiết cho nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu phải cung cấp chi tiết tất cả các
quy trình nhà nghiên cứu sẽ sử dụng và các nhiệm vụ mà nhà nghiên cứu sẽ
thực hiện để hoàn thành nghiên cứu một cách rõ ràng, cụ thể. Một trong những
yêu cầu quan trọng nhất của thiết kế nghiên cứu là phải trình bày rõ tất cả các
chi tiết sao cho người đọc có thể hiểu được quy trình nào sẽ được áp dụng và
áp dụng như thế nào. Do vậy, theo Kumar (2011), thiết kế nghiên cứu cần nêu
rõ các nội dung sau:
• Tên loại thiết kế nghiên cứu sẽ sử dụng (định lượng, thực nghiệm, định tính,
cắt ngang hay dài hạn ….)

1
• Cung cấp thông tin chi tiết về các khía cạnh liên quan đến nghiên cứu, ví dụ:
o Dân số nghiên cứu bao gồm các đối tượng nào, làm sao để xác định dân số
nghiên cứu, nghiên cứu toàn bộ dân số hay nghiên cứu trên mẫu, dùng
phương pháp chọn mẫu nào, làm sao liên hệ với mẫu nghiên cứu, làm sao
để mẫu nghiên cứu chấp thuận tham gia vào nghiên cứu;
o Chọn phương pháp thu thập thông tin nào và tại sao; và
o Làm sao để giải quyết các vấn đề liên quan đến đạo đức nghiên cứu.
b) Đảm bảo các quy trình và nhiệm vụ trên phù hợp và thỏa đáng để đạt được kết
quả nghiên cứu khách quan, chính xác và hợp lệ. Chức năng này còn được gọi
là kiểm soát biến trạng (Kerlinger, trích dẫn trong Kumar, 2011). Để thực hiện
được chức năng thứ hai – đảm bảo các quy trình được chọn lựa phù hợp và
thỏa đáng để tìm được câu trả lời chính xác, khách quan, hợp lệ cho câu hỏi
nghiên cứu – nhà nghiên cứu phải chọn được thiết kế nghiên cứu có thể giúp
cô lập, loại trừ hay lượng hóa các biến số có tác động lên biến số phụ thuộc.

Ví dụ 2.13 Giả sử nhà nghiên cứu muốn nghiên cứu mối tương quan giữa của trí
thông minh và thành tích học tập của sinh viên. Trong nghiên cứu này, trí thông minh
được phỏng đoán sẽ gây ra biến đổi trong thành tích học tập của sinh viên, do vậy trí
thông minh là biến số độc lập (IV), thành tích học tập là biến số phụ thuộc (DV). Ngoài
trí thông minh, có thể có nhiều yếu tố khác có ảnh hưởng đến thành tích học tập của
sinh viên, ví dụ như mức độ chuyên cần của sinh viên, động cơ học tập của sinh viên,
ảnh hưởng của bạn bè, ảnh hưởng gia đình, hay điều kiện kinh tế của sinh viên... Các
biến số trên được xem là biến số ngoại lai (EV). Hình 2.8 dưới đây sẽ minh họa các
biến số của nghiên cứu này.

2
Hình 2.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa trí thông minh và thành tích học
tập của sinh viên
Trong nghiên cứu xã hội, biến số ngoại lai có thể xuất hiện trong hầu hết các
nghiên cứu và không thể loại trừ. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu có thể sử dụng một số
phương pháp để kiểm soát hay có thể lượng hóa ảnh hưởng của biến ngoại lai lên biến
số phụ thuộc. Các phương pháp này sẽ được trình bày sau.
Theo quan sát của các nhà nghiên cứu, ngoài ảnh hưởng của biến ngoại lai, sự
thay đổi của biến phụ thuộc còn có thể xảy ra do ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên,
ví dụ như tâm trạng của người trả lời khi tham gia khảo sát hay sự tối nghĩa, mập mờ
của câu hỏi khảo sát. Các yếu tố ngẫu nhiên này được gọi là biến số ngẫu nhiên
(random variable/ chance variable). Như vậy thay đổi của biến phụ thuộc có thể xảy ra
do ảnh hưởng của ba loại biến số: biến số độc lập, biến số ngoại lai và biến số ngẫu
nhiên.
Biến đổi của DV = Biến đổi do IV ± Biến đổi do EV ± Biến đổi do ngẫu nhiên
Theo thuật ngữ thống kê, phương trình trên có thể viết lại như sau:

Tổng biến Biến trạng do IV Biến trạng do EV Biến trạng ngẫu


trạng (Variance (Variance nhiên
(Total = attributable to ± attributable to ± (Random or
variance) IV) EV) chance variance)

3
Mức độ ảnh hưởng của ba loại biến: độc lập, ngoại lai, ngẫu nhiên đối với biến
phụ thuộc khác nhau tùy thuộc vào thiết kế nghiên cứu. Hãy so sánh mức độ ảnh
hưởng của ba loại biến trên trong nghiên cứu (a) và (b).

Tổng thay đổi của biến phụ thuộc

Thay đổi do IV Thay đổi do EV Thay đổi do biến ngẫu nhiên


(a)

Tổng biến đổi của biến phụ thuộc

Thay đổi do IV Thay đổi do EV Thay đổi do biến ngẫu nhiên


(b)
Hình 2.9 So sánh mức độ đóng góp của ba loại biến số đối với sự thay đổi của biến số
phụ thuộc trong nghiên cứu (a) và (b)
Từ hình vẽ 2.9 chúng ta có thể nhận thấy rằng tỷ lệ đóng góp của từng loại biến
số vào sự thay đổi của biến số phụ thuộc có thể khác nhau từ nghiên cứu này sang
nghiên cứu khác. Do tổng biến đổi của biến phụ thuộc được đo lường bằng tổng ảnh
hưởng của cả ba loại biến số nên rất khó để tách ảnh hưởng của từng loại biến số lên

4
biến phụ thuộc. Do mục tiêu chính của nhà nghiên cứu là xác định ảnh hưởng của biến
độc lập, nhà nghiên cứu cần phải thiết kế nghiên cứu sao cho biến độc lập có cơ hội lớn
nhất để thể hiện đầy đủ ảnh hưởng của nó đối với biến phụ thuộc, trong khi phải giảm
thiểu, loại trừ hay định lượng ảnh hưởng của các biến số ngoại lai và biến số ngẫu
nhiên lên biến phụ thuộc. Nguyên tắc này được Kerlinger gọi là maxmincon của biến
trạng (Kumar, 2011).
Trong nghiên cứu khoa học tự nhiên, do thực nghiệm được thực hiện trong phòng
thí nghiệm, nhà nghiên cứu có thể kiểm soát được các biến số ngoại lai. Trái lại, trong
nghiên cứu xã hội, nhà nghiên cứu không thể kiểm soát được các biến số ngoại lai, do
vậy không thể giảm thiểu hóa ảnh hưởng của chúng lên biến phụ thuộc. Nhà nghiên
cứu chỉ có thể lượng hóa biến số ngoại lai hay loại bỏ biến số ngoại lai:
Cách 1: lượng hóa biến số ngoại lai thông qua việc sử dụng nhóm đối chứng. Tuy
nhiên, nhà nghiên cứu phải đảm bảo ảnh hưởng của các biến số ngoại lai lên nhóm
thực nghiệm và đối chứng là như nhau. Nhà nghiên cứu có thể sử dụng một trong hai
phương pháp sau để thực hiện điều đó:
(a) Chọn lựa ngẫu nhiên: người tham gia nghiên cứu được chọn lựa ngẫu nhiên
vào nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Việc chọn lựa ngẫu nhiên đảm
bảo hai nhóm tương đồng. Nếu hai nhóm tương đồng, mức độ các biến số
ngoại lai ảnh hưởng lên biến số phụ thuộc là như nhau ở mỗi nhóm.
(b) Ghép cặp: tạo ra hai nhóm bao gồm các cá nhân tương xứng về một đặc điểm
nào đó. Hai cá thể gần giống nhau về một đặc điểm có liên quan đến một biến
số ngoại lai nào đó (tuổi, giới tính, năng lực, …) được ghép với nhau, sau đó
chia hai cá thể vào hai nhóm khác nhau. Khi sử dụng phương pháp này nhà
nghiên cứu có thể gặp một số khó khăn như sau:
o độ khó tăng cao nếu thực hiện trên hai hay nhiều biến số;
o rất khó khi ghép các cá thể dựa trên các biến số liên quan đến thái độ, ý
kiến;

5
o khó quyết định chọn biến số nào làm cơ sở để ghép các cá thể với nhau.
Quyết định này thường dựa vào các nghiên cứu được thực hiện trước
đó hay từ kết quả thí nghiệm sơ bộ.
Phương pháp ghép cặp này thường được sử dụng trong các thí nghiệm thử
thuốc mới.

Cách 2: Loại bỏ các biến số ngoại lai. Cách này chỉ được sử dụng khi có luận cứ
chứng minh mối tương quan cao giữa một biến số ngoại lai và biến số phụ thuộc
hoặc khi nhà nghiên cứu muốn nghiên cứu riêng lẻ ảnh hưởng của biến ngoại lai
này. Có 2 phương pháp để loại bỏ biến số ngoại lai.
(a) Đưa biến số có thể ảnh hưởng đến biến phụ thuộc vào thiết kế nghiên cứu. Biến
ngoại lai biến thành một biến độc lập, nhà nghiên cứu sẽ nghiên cứu ảnh hưởng
của biến ngoại lai này riêng lẻ, cũng như tương tác của biến ngoại lai này đối với
biến độc lập. Ví dụ, nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu ảnh hưởng của dịch vụ chăm
sóc sức khỏe người mẹ (biến độc lập) với tỷ lệ tử ở trẻ sơ sinh (biến phụ thuộc).
Khi tham khảo tài liệu hoặc qua nghiên cứu sơ bộ, nhà nghiên cứu có thể phát
hiện ra rằng tình trạng dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rõ
rệt đến tỷ lệ tử ở trẻ sơ sinh. Nhà nghiên cứu có thể có chia người tham gia khảo
sát thành 4 nhóm: nhóm chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của dịch vụ chăm sóc sức
khỏe người mẹ, nhóm chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của bổ sung dinh dưỡng cho
người mẹ khi mang thai, nhóm nghiên cứu ảnh hưởng của cả dịch vụ chăm sóc
sức khỏe người mẹ lẫn bổ sung dinh dưỡng cho người mẹ, và nhóm đối chứng.
(b) Loại bỏ biến số. Ví dụ, nhà nghiên cứu muốn xác định ảnh hưởng của một
chương trình giáo dục sức khỏe (biến độc lập) đối với ý kiến và thái độ về nguyên
nhân và cách điều trị một chứng bệnh nào đó trong cộng đồng (biến phụ thuộc). Ý
kiến và thái độ của các dân tộc khác nhau sống trong cộng đồng có thể khác nhau
do ảnh hưởng của sự khác nhau về văn hóa (biến ngoại lai). Để loại bỏ ảnh hưởng
của yếu tố văn hóa lên biến phụ thuộc, nhà nghiên cứu có thể chọn lựa và nghiên

6
cứu các nhóm văn hóa một cách riêng lẻ, hoặc tạo ra các nhóm có chung đặc thù
văn hóa khi phân tích dữ liệu.
(c) Các thành phần chính của thiết kế nghiên cứu

Hình 2.10 Sơ đồ Research Onion


Nguồn: Hiệu chỉnh từ Saunder et al.’s diagram (2009)
2.2.1.3. Phân biệt thiết kế nghiên cứu định lượng và định tính
Như đã đề cập trong chương 1, dựa theo hình thức thu thập, đo lường và phân tích
thông tin, nghiên cứu khoa học có thể được chia làm hai nhóm chính: nghiên cứu định
tính và nghiên cứu định lượng. Tương ứng, thiết kế nghiên cứu cũng được chia làm hai
loại: thiết kế nghiên cứu định tính và thiết kế nghiên cứu định lượng. Mỗi loại thiết kế

7
nghiên cứu có những đặc trưng riêng. Sự khác biệt giữa thiết kế nghiên cứu định tính
và thiết kế nghiên cứu định lượng được trình bày ở bảng 2.5.
Bảng 2.5 So sánh thiết kế nghiên cứu định tính và định lượng
Định lượng Định tính
Bản thể luận Hiện thực có tính khách quan. Hiện thực có tính chủ quan
(Ontology) Chỉ có một hiện thực. Có nhiều hiện thực tùy thuộc vào
Bản chất của hiện Hiện thực độc lập với nhà nghiên sự nhìn nhận của những người
thực là gì? cứu. tham gia vào nghiên cứu
Nhận thức luận Nhà nghiên cứu độc lập với hiện Nhà nghiên cứu tương tác với
(Epistemology) tượng, sự vật đang được nghiên hiện tượng, sự vật đang được
Mối liên hệ giữa cứu nghiên cứu
nhà nghiên cứu
và cái được
nghiên cứu là gì?
Giá trị luận Giá trị không phụ thuộc vào ý Giá trị phụ thuộc vào đánh giá của
(Axiology) kiến đánh giá của nhà nghiên cứu nhà nghiên cứu, giá trị có sự thiên
Vai trò của giá và giá trị không thiên lệch lệch
trị?
Phương pháp • Vấn đề đã được nghiên cứu • Vấn đề nghiên cứu có tính khám
luận trước đó do đó đã có sẵn lý phá, chưa được nghiên cứu
(Methodology) thuyết và tài liệu về nghiên trước đó, có thể thiếu cơ sở lý
Quá trình nghiên cứu; biến số được xác định luận cho nghiên cứu; biến số
cứu được tiến trước chưa được biết đến
hành như thế • Thiết kế nghiên cứu định hình
nào? • Thiết kế nghiên cứu cố định, và phát triển trong quá trình
có kết cấu chặt chẽ, liên tục; nghiên cứu, kết cấu linh hoạt
• Sử dụng quy trình quy nạp;

8
• Sử dụng quy trình suy diễn • Các yếu tố được định hình đồng
• Thiết lập quan hệ nhân quả thời với nhau, không có quan hệ
nhân quả

• Phạm trù, khái niệm, các yêu • Phạm trù, khái niệm được xác
cầu về đo lường và loại thông định trong quá trình nghiên cứu
tin sẽ thu thập được xác định
trước khi tiến hành nghiên cứu
để đảm bảo độ chính xác của
đo lường và phân loại
• Có sự phân biệt rõ ràng giữa • Không có sự phân biệt rõ ràng
thiết kế nghiên cứu và phương giữa thiết kế nghiên cứu và
pháp thu thập thông tin phương pháp thu thập thông tin
• Thu thập và đo lường thông tin • Diễn giải ý nghĩa của thông tin
ở dạng số, sử dụng thống kê để thu được từ người tham gia
xử lý dữ liệu; nghiên cứu. Nhà nghiên cứu
cộng tác với người trả lời để tìm
sự đồng thuận về các lý giải,
trình bày các tình huống, kinh
nghiệm, nhận thức và kết luận

• Tính chính xác và độ tin cậy của


• Tính chính xác và độ tin cậy của
kết quả được xác định thông qua
kết quả được xác định thông qua
kiểm chứng
các phép kiểm tra thống kê độ
tin cậy và tính hợp lệ

• Khái quát hóa kết quả để đưa ra • Phát triển mô hình, kiểu mẫu, lý

9
dự đoán, giải thích hay sự hiểu thuyết để tìm hiểu, khám phá,
biết về sự vật, hiện tượng giải thích về tình huống, ý kiến,
nhận thức, thái độ của một nhóm
người;

• Thiết kế nghiên cứu có thể • Thiết kế nghiên cứu không thể


được lặp lại để chứng thực và lặp lại
tái khẳng định
• Kết quả không thể tái tạo và tái
• Kết quả có thể tái tạo và tái
kiểm tra
kiểm tra
• Thích hợp để tìm hiểu mức độ • Thích hợp để khám phá sự biến
đổi và đa dạng
của sự biến đổi hay đa dạng
• Xây dựng lý thuyết
• Kiểm định lý thuyết
Nguồn: Tổng hợp từ Creswell (2003); Kumar (2011); Nguyễn Đình thọ (2012).
Thiết kế nghiên cứu định tính hay thiết kế nghiên cứu định lượng đều có những
ưu và khuyết điểm riêng. Chính vì vậy, hiện nay trong nghiên cứu xã hội, các nhà
nghiên cứu có xu hướng kết hợp các lý thuyết, phương pháp và công cụ nghiên cứu
khác nhau trong cùng một nghiên cứu. Thiết kế ở dạng này được gọi là thiết kế nghiên
cứu hỗn hợp (mixed method research design). Đối với các nhà nghiên cứu ủng hộ
nghiên cứu hỗn hợp, việc sử dụng phương pháp, công cụ nghiên cứu nào không quan
trọng bằng kết quả nghiên cứu có hiệu quả ra sao trong việc giải thích hay dự báo các
hiện tượng khoa học cần khám phá (Nguyễn Đình Thọ, 2012).
Thiết kế nghiên cứu hỗn hợp, theo Nguyễn Đình Thọ (2012), có thể chia thành
các loại sau:
• Thiết kế hỗn hợp đa phương pháp: các phương pháp định tính hay định lượng
có thể được sử dụng song hành với nhau, có vai trò như nhau trong nghiên cứu;

10
• Thiết kế hỗn hợp gắn kết: một loại phương pháp (định tính hay định lượng)
được xem là phương pháp chính, phương pháp còn lại gắn vào với phương
pháp chính, đóng vai trò hỗ trợ thu thập thêm dữ liệu cho phương pháp chính;
• Thiết kế hỗn hợp giải thích: phương pháp định lượng được chọn là phương
pháp chính, phương pháp định tính được dùng để giải thích kết quả định lượng.
Hai phương pháp được tiến hành trong hai giai đoạn riêng biệt. Ví dụ, một
nghiên cứu định lượng được tiến hành trước để kiểm định một lý thuyết khoa
học nào đó. Kết quả phân tích thống kê dữ liệu bác bỏ một số giả thuyết nghiên
cứu. Nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu thêm vì sao các giả thuyết này bị bác bỏ.
Khi đó anh/cô ta có thể sẽ tiến hành thêm một nghiên cứu định tính để thu thập
thêm dữ liệu nhằm giải thích kết quả trên; và
• Thiết kế hỗn hợp khám phá: phương pháp định tính được chọn là phương pháp
chính, phương pháp định lượng được dùng để khẳng định kết quả định tính.
2.2.1.4. Các thiết kế nghiên cứu thông dụng trong nghiên cứu định lượng
Các thiết kế nghiên cứu định lượng có thể được phân loại dựa theo các khía cạnh
sau:
• Số lần tiếp xúc với dân số nghiên cứu;
• Thời gian tham chiếu của nghiên cứu; và
• Bản chất của điều tra.
Các cách phân loại thiết kế nghiên cứu định lượng được minh họa ở hình 2.11.
Lưu ý, các loại thiết kế trong cùng nhóm sẽ loại trừ lẫn nhau, ví dụ một thiết kế về bản
chất là nghiên cứu cắt ngang thì nó không thể là thiết kế nghiên cứu trước – sau. Tuy
nhiên, các thiết kế nghiên cứu không cùng một nhóm thì không loại trừ nhau. Một thiết
kế nghiên cứu có thể vừa là nghiên cứu cắt ngang vừa là nghiên cứu thực nghiệm.
a) Phân loại theo số lần tiếp xúc
❖ Thiết kế nghiên cứu cắt ngang / nghiên cứu tiêu biểu một thời điểm (cross-
sectional study design)

11
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang là thiết kế nghiên cứu phổ biến nhất trong nghiên
cứu xã hội. Trong nghiên cứu cắt ngang, để thu thập dữ liệu, nhà nghiên cứu chỉ tiếp
xúc với đối tượng khảo sát một lần duy nhất. Thiết kế cắt ngang phù hợp cho các
nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự thịnh hành của một hiện tượng, tình huống, vấn đề, thái
độ …bằng cách nghiên cứu một bộ phận tiêu biểu trong dân số. Thiết kế nghiên cứu cắt

Hình 2.11 Các loại thiết kế nghiên cứu định lượng


(Nguồn: Hiệu chỉnh từ Kumar, R., 2011. Research Methodology a Step by Step Guide for
Beginners. London: SAGE Publications, tr.106).

ngang có tính bộ phận tiêu biểu cả về phương diện thời gian nghiên cứu và dân số
nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang có thiết kế cực kỳ đơn giản. Nhà nghiên cứu chỉ cần xác
định vấn đề nghiên cứu, chọn mẫu (nếu cần thiết), và liên hệ người tham gia để thu
thập thông tin cần thiết
Các đề tài nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang thường ở những
dạng sau:
- nguyên nhân bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên.
- đặc điểm về nhân khẩu học và kinh tế xã hội của người nhập cư ở Đồng Nai.

12
- sự hài lòng của khách hàng đối với một sản phẩm.
- ảnh hưởng của nạn thất nghiệp với tội phạm đường phố.
- mối liên hệ giữa sự quan tâm của gia đình và thành tích học tập của trẻ ở
trường.
- tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- thái độ của cộng đồng với nạn bạo hành trong gia đình.

Thiết kế nghiên cứu cắt ngang có ưu điểm là tương đối ít tốn kém, dễ phân tích.
Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của nghiên cứu cắt ngang là nó không thể đo lường được
sự thay đổi của đối tượng nghiên cứu.
❖ Nghiên cứu trước – sau (before-and-after study design or pretest/
posttest study design)

Thiết kế nghiên cứu trước – sau thường được dùng để đo lường sự thay đổi của
một tình huống, hiện tượng, vấn đề, hay thái độ. Thiết kế nghiên cứu trước – sau thích
hợp nhất cho các nghiên cứu về ảnh hưởng hay hiệu quả của một chương trình.
Thiết kế nghiên cứu trước – sau tiến hành thu thập dữ liệu hai lần trên cùng một
dân số nghiên cứu để tìm ra sự thay đổi trong hiện tượng hay các biến số giữa hai thời
điểm lấy dữ liệu. Sự thay đổi được đo lường bằng cách so sánh sự khác nhau của biến
số hay hiện tượng trước và sau can thiệp.
Cách tiến hành thiết kế nghiên cứu trước – sau tương tự như thiết kế nghiên cứu
cắt ngang, ngoại trừ, trong thiết kế nghiên cứu trước – sau, có đến hai lần thu thập dữ
liệu. Lần thu thập dữ liệu thứ hai được thực hiện sau một giai đoạn nhất định. Thiết kế
nghiên cứu trước – sau có thể là nghiên cứu thực nghiệm hay phi thực nghiệm. Thiết kế
nghiên cứu trước – sau được sử dụng phổ biến nhất trong các nghiên cứu đánh giá. Sự
khác biệt trong dữ liệu của hai lần thu thập liên quan đến một biến số phụ thuộc được
xem là ảnh hưởng của chương trình hay sự can thiệp mà nhà nghiên cứu cần đánh giá.
Thiết kế nghiên cứu trước – sau được minh họa ở hình 2.12.

13
Các đề tài nghiên cứu thường sử dụng thiết kế nghiên cứu trước – sau thường có
dạng:
- Ảnh hưởng của chiến dịch quảng cáo đối với tình hình kinh doanh một sản
phẩm.
- Ảnh hưởng của chiến dịch diệt muỗi đối với số ca nhiễm bệnh sốt xuất huyết ở
Hà nội.
- Hiệu quả của kiểm tra nồng độ rượu đột xuất đối với tai nạn giao thông.
- Hiệu quả của phương pháp giảng dạy mới đối với khả năng tính toán của học
sinh.

Hình 2.12 Thiết kế nghiên cứu trước - sau


Nguồn: Hiệu chỉnh từ Kumar, R., 2011. Research Methodology a Step by Step Guide for Beginners.
London: SAGE Publications, tr.107.
Thiết kế nghiên cứu trước – sau có ưu điểm là nó có thể đo được sự thay đổi của
hiện tượng hay đánh giá hiệu quả của một chương trình/ một sự can thiệp. Tuy nhiên,
tùy thuộc vào bản chất của điều tra, dân số nghiên cứu, và phương pháp thu thập dữ
liệu, thiết kế nghiên cứu trước - sau có thể có một số điểm yếu sau:
• do phải thu thập dữ liệu hai lần, thiết kế này tốn kém và khó thực hiện. Thiết
kế này cũng đòi hỏi nhiều thời gian hơn. Đặc biệt, trong nghiên cứu thực
nghiệm, nhà nghiên cứu phải chờ đợi cho đến khi sự can thiệp hoàn tất mới có
thể tiến hành thu thập dữ liệu lần hai;

14
• khoảng trống thời gian giữa hai lần tiếp xúc có thể làm hao hụt dân số nghiên
cứu. Đối tượng khảo sát có thể chuyển nhà hay quyết định không tiếp tục tham
gia vào nghiên cứu;
• thiết kế nghiên cứu trước – sau chỉ đo được tổng số biến trạng, không thể xác
định thay đổi của biến số phụ thuộc là do biến độc lập hay biến ngoại lai gây
ra, nhà nghiên cứu cũng không thể lượng hóa sự đóng góp riêng lẻ của biến số
độc lập và biến ngoại lai vào sự thay đổi của biến phụ thuộc;
• trong một số nghiên cứu, công cụ thu thập dữ liệu có thể gây ra ảnh hưởng
ngược trở lại (reactive effect) đối với đối tượng khảo sát. Giả sử nhà nghiên
cứu muốn xác định tác động của một chương trình được thiết kế để nâng cao
nhận thức của cộng đồng về các chất gây nghiện. Để thu thập thông tin, nhà
nghiên cứu có thể sử dụng một bảng câu hỏi trong đó có liệt kê tên các loại
thuốc gây nghiện và yêu cầu những người trả lời khảo sát cho biết họ đã từng
nghe nói về chúng chưa. Ở lần thu thập dữ liệu đầu tiên, trong khi trả lời, từ
thông tin được cung cấp trong bảng câu hỏi, người trả lời có thể sẽ biết đến tên
một số loại thuốc gây nghiện. Trong lần trả lời thứ hai, người trả lời có thể
nhận biết ngay các loại thuốc gây nghiện này trong bảng khảo sát. Người trả
lời nhận biết được chúng là do họ đã gặp các tên thuốc này trong lần khảo sát
trước;
• nếu nhà nghiên cứu sử dụng một công cụ nghiên cứu hai lần để đo thái độ của
dân số về một vấn đề, người trả lời câu hỏi có thể thay đổi chọn lựa giữa hai
lần khảo sát (ảnh hưởng hồi quy). Ví dụ, trong lần khảo sát đầu tiên, người trả
lời có thể chọn những đáp án ở hai cực (thấp nhất hay cao nhất) của thang đo.
Sau khi trả lời xong, họ có thể cảm thấy thái độ của họ là quá tích cực hay quá
tiêu cực. Sang lần khảo sát thứ hai, những người này có khả năng chọn lựa các
đáp án gần giữa thang đo.
❖ Thiết kế nghiên cứu dài hạn (longitudinal study design)

15
Thiết kế nghiên cứu dài hạn được sử dụng để xác định kiểu mẫu, xu hướng thay
đổi của đối tượng nghiên cứu theo thời gian. Thiết kế nghiên cứu dài hạn hữu ích khi
cần thu thập dữ liệu thực tế một cách liên tục, thường xuyên, ví dụ như theo dõi xu
hướng của nhu cầu về lao động, xu hướng nhập cư, thay đổi trong tỷ lệ nhiễm bệnh lao
trong cộng đồng, vv…
Trong thiết kế nghiên cứu dài hạn, trong một khoảng thời gian tương đối dài, dân
số nghiên cứu được tiếp xúc nhiều lần với khoảng cách gián đoạn giữa các lần tiếp xúc
đều nhau. Độ dài của các khoảng cách này không cố định. Tùy thuộc vào nghiên cứu,
độ dài các khoảng cách có thể là một tuần hay có thể dài hơn một năm. Thông tin được
thu thập qua các lần như nhau. Dữ liệu được thu thập từ cùng một dân số nghiên cứu
nhưng có thể từ những người trả lời khác nhau trong những lần tiếp xúc khác nhau.
Thiết kế nghiên cứu dài hạn có thể xem như một chuỗi gồm các nghiên cứu cắt ngang
được lặp lại. Hình 2.13 dưới đây sẽ minh họa một thiết kế nghiên cứu dài hạn.
Điểm mạnh của thiết kế nghiên cứu dài hạn là nó giúp đo lường được kiểu mẫu
của thay đổi của đối tượng nghiên cứu. Nó cũng giúp thu được các thông tin thực tế.
Do thiết kế nghiên cứu dài hạn thu thập thông tin thường xuyên, liên tục, dữ liệu thu
được có tính chính xác cao. Thiết kế nghiên cứu dài hạn có tất cả các điểm yếu của
nghiên cứu trước-sau nhưng ở mức độ cao hơn. Ngoài ra, do được tiếp xúc nhiều lần,
người tham gia nghiên cứu biết rõ về những yêu cầu của nghiên cứu đối với họ, họ có
thể trả lời câu hỏi không cần suy nghĩ, hoặc họ có thể không còn hứng thú với nghiên
cứu, dẫn đến việc họ trả lời cho xong việc.
b) Phân loại theo thời gian tham chiếu

Thời gian tham chiếu là khung thời gian mà nghiên cứu được thực hiện để khám
phá hiện tượng, tình huống, sự kiện hay vấn đề. Dựa vào thời gian tham chiếu, thiết kế
nghiên cứu có thể được chia làm ba loại: nghiên cứu hồi cứu, nghiên cứu tiến cứu, và
nghiên cứu hồi cứu – tiến cứu.

16
Hình 2.13 Thiết kế nghiên cứu dài hạn
(Nguồn: Hiệu chỉnh từ Kumar, R., 2011. Research Methodology a Step by Step Guide for Beginners.
London: SAGE Publications, tr.109).

❖ Nghiên cứu hồi cứu (retrospective study design)

Nghiên cứu hồi cứu nghiên cứu hiện tượng, vấn đề, tình huống xảy ra trong quá
khứ. Nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở các dữ liệu có sẵn về giai đoạn đó hoặc
dựa trên hồi tưởng về tình huống, sự kiện, hiện tượng đang nghiên cứu của người tham
gia nghiên cứu. Ví dụ như nghiên cứu về điều kiện sống của người Việt ở đầu thế kỷ
XX, phân tích lịch sử về làn sóng nhập cư ở Đông Âu từ năm 1915 đến 1945, hay
nghiên cứu về việc sử dụng đất đai ở đồng bằng sông Cửu Long trước năm 2000.
❖ Nghiên cứu tiến cứu (prospective – nghiên cứu theo thời gian)

Nghiên cứu tiến cứu đề cập đến những tỷ lệ hiện hành của một hiện tượng, thái
độ, vấn đề, kết quả trong tương lai. Trong nghiên cứu tiến cứu, nhà nghiên cứu cố gắng
thiết lập kết quả của một sự kiện hay dự đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai.
Các nghiên cứu thực nghiệm thường được xem là nghiên cứu tiến cứu do nhà nghiên
cứu phải chờ đợi cho đến khi sự can thiệp/ chương trình có thể tạo nên ảnh hưởng lên
dân số nghiên cứu. Các nghiên cứu sau có thể được xem là nghiên cứu tiến cứu:

17
- xác định, trong điều kiện thực nghiệm, ảnh hưởng của chương trình chăm sóc
bà mẹ, trẻ em với tỷ lệ tử ở trẻ sơ sinh;
- tìm hiểu ảnh hưởng của sự quan tâm của bố mẹ đối với thành tích học tập của
học sinh;
- đo lường ảnh hưởng của sự thay đổi trong chính sách thuế đối với lợi nhuận
của doanh nghiệp.
❖ Thiết kế nghiên cứu hồi cứu-tiến cứu (retrospective-prospective study
design)

Nghiên cứu hồi cứu – tiến cứu tập trung vào các xu hướng trong quá khứ của một
hiện tượng và nghiên cứu hiện tượng đó trong tương lai. Một phần của dữ liệu được
thu thập từ các hồ sơ hiện có trước khi bắt đầu tiến hành một chương trình hay sự can
thiệp lên dân số nghiên cứu, sau đó dân số nghiên cứu được theo dõi để xác định ảnh
hưởng của chương trình hay sự can thiệp.
Nghiên cứu hồi cứu – tiến cứu đo lường ảnh hưởng của can thiệp nhưng không
dùng nhóm đối chứng. Trên thực tế, đa số các nghiên cứu trước-sau nếu được tiến hành
không có nhóm đối chứng, khi dữ liệu được thu thập từ cùng một dân số nghiên cứu
trước khi tiến hành các can thiệp, sẽ được xếp loại nghiên cứu hồi cứu-tiến cứu. Các
nghiên cứu xu hướng được sử dụng để làm cơ sở của các dự báo cũng được xếp vào
nhóm nghiên cứu hồi cứu – tiến cứu. Các nghiên cứu sau có thể được xem là nghiên
cứu hồi cứu – tiến cứu: ảnh hưởng của quảng cáo với doanh số của sản phẩm, hay ảnh
hưởng của phần thưởng đối với năng suất của nhân viên.
Hình 2.14 sẽ minh họa các loại thiết kế nghiên cứu được phân nhóm dựa trên thời
gian tham chiếu.

18
Hình 2.14 Các thiết kế nghiên cứu theo thời điểm tham chiếu
(Nguồn: Hiệu chỉnh từ Kumar, R., 2011. Research Methodology a Step by Step Guide for Beginners.
London: SAGE Publications, tr.111).

c) Phân loại theo bản chất điều tra:


Dựa trên bản chất điều tra, thiết kế nghiên cứu có thể chia thành ba loại chính:
thiết kế nghiên cứu thực nghiệm, bán thực nghiệm, và phi thực nghiệm.
❖ Thực nghiệm:
Nghiên cứu thực nghiệm là dạng nghiên cứu nhân quả (causal study) nhằm mục
đích thiết lập mối quan hệ nhân quả (cause-and-effect relationship) giữa các biến số
nghiên cứu. Nhà nghiên cứu tiến hành các can thiệp (nguyên nhân) sau đó xác định các
thay đổi (kết quả) của sự vật, hiện tượng đang được nghiên cứu dưới tác động của can
thiệp này. Nhà nghiên cứu có thể quan sát, tạo ra, kiểm soát hay thao tác trên biến độc
lập. Nghiên cứu thực nghiệm có thể tiến hành trong môi trường tự nhiên hay môi
trường có kiểm soát. Khi tiến hành thực nghiệm trong môi trường có kiểm soát, nhà
nghiên cứu sẽ tạo ra các can thiệp hay tác nhân kích thích lên dân số nghiên cứu để xác
định ảnh hưởng của chúng. Khi tiến hành thực nghiệm trong môi trường tự nhiên, nhà

19
nghiên cứu sẽ tạo ra một tác động lên dân số nghiên cứu trong môi trường sống vốn có
của họ. Thiết kế nghiên cứu thực nghiệm còn được phân loại dựa trên việc dân số
nghiên cứu có được phân bố ngẫu nhiên vào các nhóm nghiên cứu (nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng) khác nhau không. Trong thiết kế nghiên cứu ngẫu nhiên, dân số
nghiên cứu trong các nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng không được xác định từ
trước mà sẽ được chọn lựa ngẫu nhiên. Chọn lựa ngẫu nhiên trong thực nghiệm có
nghĩa là mỗi cá thể trong dân số nghiên cứu có cơ hội độc lập ngang bằng nhau để
được phân bố vào nhóm thực nghiệm hay nhóm đối chứng hay trong các nhóm thực
nghiệm khác nhau (Kumar, 2011).
Trong nghiên cứu thực nghiệm thiết kế nghiên cứu nhân quả là thiết kế nghiên
cứu phổ biến nhất. Để thiết lập quan hệ nhân quả, nhà nghiên cứu cần lưu ý đến các
điều kiện sau đây:
- biến độc lập và biến phụ thuộc phải biến thiên đồng hành, biến độc lập thay
đổi (tăng hay giảm) thì biến phụ thuộc cũng phải thay đổi tương ứng (cùng
tăng hay cùng giảm);
- biến phụ thuộc phải xuất hiện sau hay đồng thời với biến độc lập;
- không có những lý giải khác cho biến phụ thuộc trừ biến độc lập đã được
xác định (Nguyễn Đình Thọ, 2012)
❖ Phi thực nghiệm:
Trong nghiên cứu phi thực nghiệm, nhà nghiên cứu quan sát sự vật, hiện tượng và
cố gắng tìm ra nguyên nhân gây ra sự thay đổi sự vật, hiện tượng đó. Trong trường hợp
này, nhà nghiên cứu bắt đầu từ kết quả hay ảnh hưởng và cố gắng tìm hiểu, xác định
nguyên nhân. Do nguyên nhân (thể hiện qua biến độc lập) được xem là đã có từ trước,
trong nghiên cứu phi thực nghiệm, nhà nghiên cứu không thể kiểm soát, thao tác trên
biến độc lập (Kumar, 2011).

20
Các nghiên cứu phi thực nghiệm phổ biến bao gồm nghiên cứu mô tả và nghiên
cứu tương quan. Các loại nghiên cứu định tính cũng được xem là các nghiên cứu phi
thực nghiệm.
Sự khác biệt giữa thiết kế nghiên cứu thực nghiệm và phi thực nghiệm được minh
họa trong hình 2.15.

Hình 2.15 Thiết kế nghiên cứu thực nghiệm và phi thực nghiệm
(Nguồn: Hiệu chỉnh từ Kumar, R., 2011. Research Methodology a Step by Step Guide for Beginners.
London: SAGE Publications, tr.112).

❖ Nghiên cứu bán thực nghiệm (semi or quasi-experimental)


Nghiên cứu bán thực nghiệm có các đặc điểm của cả nghiên cứu thực nghiệm và
nghiên cứu phi thực nghiệm; một phần của nghiên cứu có thể là thực nghiệm, một phần
là phi thực nghiệm (Kumar, 2011). Khác với nghiên cứu thực nghiệm, trong nghiên
cứu bán thực nghiệm, phương pháp chọn lựa ngẫu nhiên không được sử dụng để phân
bố các cá thể của dân số nghiên cứu vào các nhóm nghiên cứu. Sự phân bố các cá thể
vào nhóm nghiên cứu đã được xác định từ trước dựa trên một số đặc điểm của nhóm
như giới tính, tuổi tác, dân tộc, vv... (Salkind, 2003).

21
Bên cạnh nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu bán thực nghiệm, trên thực tế
còn có một loại nghiên cứu thực nghiệm khác, đó là nghiên cứu tiền thực nghiệm (pre-
experimental). Nghiên cứu tiền thực nghiệm thường không sử dụng nhóm đối chứng.
Những người tham gia nghiên cứu cũng không được phân bố ngẫu nhiên vào các nhóm
nghiên cứu. Do vậy, khả năng giúp nhà nghiên cứu khám phá mối quan hệ nhân quả
giữa các biến số củ thiết kế nghiên cứu tiền thực nghiệm thấp hơn nhiều so với nghiên
cứu thực nghiệm. Thiết kế nghiên cứu này cũng không thể kiểm soát được ảnh hưởng
của biến ngoại lai lên biến phụ thuộc (Salkind, 2013).

Sự khác biệt cơ bản giữa thiết kế nghiên cứu tiền thực nghiệm, thực nghiệm thật
và bán thực nghiệm được trình bày trong bảng 2.6 dưới đây.
Bảng 2.6 Sự khác biệt giữa thiết kế nghiên cứu tiền thực nghiệm, thực nghiệm thật và
bán thực nghiệm
Tiền thực nghiệm Thực nghiệm thật Bán thực nghiệm

Hiện diện của nhóm đối Thường là không Luôn luôn có Thường có
chứng

Chọn lựa ngẫu nhiên mẫu Không Có Không


từ dân số

Phân phối ngẫu nhiên cá Không Có Không


thể mẫu vào nhóm
Phân phối ngẫu nhiên xử Không Có Không
lý cho nhóm
Mức độ kiểm soát các Không Có Một ít
biến ngoại lai

(Nguồn: Hiệu chỉnh từ Salkind, N.J., 2003. Exploring Research. 5 ed.New Jersey: Pearson Education
International, tr.226).

❖ Các thiết kế nghiên cứu thực nghiệm thật:


Có rất nhiều dạng thiết kế nghiên cứu thực nghiệm, trong tài liệu này chỉ trình
bày một số thiết kế nghiên cứu thực nghiệm thông dụng nhất.

22
• Thiết kế thực nghiệm chỉ đo lường sau (the after-only experimental design)
Trong thiết kế nghiên cứu này, nhà nghiên cứu chỉ tiến hành lấy dữ liệu một
lần. Dữ liệu tham khảo (dữ liệu trước khi dân số nghiên cứu chịu tác động của
can thiệp) sẽ được xây dựng thông qua hồi tưởng của dân số nghiên cứu hay
thông qua các dữ liệu sơ cấp (các hồ sơ, tài liệu hiện có). Sự thay đổi trong
biến số phụ thuộc sẽ được đo lường bằng sự khác biệt giữa dữ liệu tham khảo
(trước can thiệp) và dữ liệu nghiên cứu (sau can thiệp). Khuyết điểm lớn nhất
của thiết kế nghiên cứu này là dữ liệu tham khảo và dữ liệu nghiên cứu có thể
không hoàn toàn tương đồng. Một vấn đề khác đó là thiết kế nghiên cứu này
không giúp nhà nghiên cứu đo được ảnh hưởng của can thiệp (biến độc lập)
một cách riêng lẻ. Thiết kế nghiên cứu này chỉ có thể đo lường được tổng biến
trạng của biến phụ thuộc bao gồm thay đổi được gây ra do biến độc lập, thay
đổi do biến ngoại lai và thay đổi do các yếu tố khác. Các khuyết điểm của thiết
kế này sẽ giảm đi đáng kể nếu nhà nghiên cứu có thể tiếp cận được với các dữ
liệu tương đối chính xác về hiện tượng nghiên cứu trước khi can thiệp được
tiến hành.
Thiết kế nghiên cứu thực nghiệm chỉ đo lường sau được sử dụng phổ biến
trong các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các chương trình hay các chính
sách.
• Thiết kế thực nghiệm đo lường trước – sau
Trong thiết kế này nhà nghiên cứu sẽ tiến hành thu thập dữ liệu hai lần: lần
một nhà nghiên cứu sẽ thu thập dữ liệu về đối tượng nghiên cứu trước khi can
thiệp được thực hiện; lần hai nhà nghiên cứu sẽ thu thập dữ liệu sau khi can
thiệp có tác động lên đối tượng nghiên cứu. Nhà nghiên cứu sẽ so sánh hai bộ
dữ liệu để xác định các thay đổi trong biến phụ thuộc.
Để thiết kế đạt hiệu quả, nhà nghiên cứu cần phải đảm bảo tính tương đồng của
hai bộ dữ liệu trước và sau can thiệp. Thiết kế này cũng không giúp nhà nghiên

23
cứu xác định chính xác là thay đổi nào trong biến phụ thuộc được gây ra do sự
can thiệp.
• Thiết kế thực nghiệm có một nhóm đối chứng. Dân số nghiên cứu được chia
làm hai nhóm: nhóm thực nghiệm (EG) và nhóm đối chứng (CG). Hai nhóm
cần có những đặc điểm tương thích về mọi phương diện. Can thiệp chỉ được
tiến hành trên nhóm thực nghiệm. Nghiên cứu dạng này thường được thực hiện
theo các bước sau:
- Tiến hành quan sát trước thực nghiệm với cả nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng;
- Tiến hành can thiệp/ xử lý trên nhóm thực nghiệm;
- Tiến hành quan sát sau thực nghiệm (khi can thiệp hay xử lý đã có ảnh
hưởng lên nhóm thực nghiệm) với cả nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng.
- So sánh dữ liệu của đo lường trước can thiệp và sau can thiệp ở cả nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng. Bất kỳ khác biệt nào giữa quan sát trước-sau và
giữa hai nhóm liên quan đến biến phụ thuộc được xem là kết quả của can thiệp.
Nhà nghiên cứu có thể thực hiện các phép tính sau:

Tổng biến trạng của biến phụ thuộc ở EG (Ye) = dữ liệu sau thực nghiệm của

EG (Y’’e) – dữ liệu trước thực nghiệm của EG (Y’e) = ảnh hưởng của IV±

ảnh hưởng của biến ngoại lai ở EG± ảnh hưởng biến ngẫu nhiên ở EG

Tổng biến trạng của biến phụ thuộc ở CG (Yc) = dữ liệu sau thực nghiệm của

CG (Y’’c) – dữ liệu trước thực nghiệm của CG (Y’c) = ảnh hưởng của biến

ngoại lai ở CG) ± ảnh hưởng biến ngẫu nhiên ở CG

Ảnh hưởng của IV = Ye - Yc

24
Ảnh hưởng của can thiệp bằng với sự khác biệt giữa hai lần quan sát trước và
sau trong biến phụ thuộc giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng.
Vai trò của nhóm đối chứng nhằm lượng hóa ảnh hưởng của biến ngoại lai
giúp cho nhà nghiên cứu xác định được ảnh hưởng riêng biệt của can thiệp/xử
lý lên biến phụ thuộc.
• Thiết kế thực nghiệm có hai nhóm đối chứng
Mặc dù thiết kế thực nghiệm với một nhóm đối chứng giúp nhà nghiên cứu
lượng hóa được ảnh hưởng của biến ngoại lai nhưng nó lại không thể tách được
ảnh hưởng có thể có từ công cụ nghiên cứu (ảnh hưởng ngược) hay từ người trả
lời (ảnh hưởng hồi quy). Nếu nhà nghiên cứu muốn xác định và tách riêng các
loại ảnh hưởng này, trong thiết kế nghiên cứu cần có đến hai nhóm đối chứng
(C1 và C2). Ví dụ, để tính toán tác động ngược của công cụ nghiên cứu, nhà
nghiên cứu có thể loại bỏ một nhóm đối chứng (ví dụ C2) trong quan sát trước
nghiên cứu.
Nhà nghiên cứu có thể tính toán các ảnh hưởng theo các công thức sau:

(Y’’e – Y’e) = ảnh hưởng của can thiệp ±ảnh hưởng biến ngoại lai ± ảnh hưởng của

biến ngẫu nhiên ±tác động ngược của công cụ

(Y’’c1 – Y’c1) = ảnh hưởng biến ngoại lai ± ảnh hưởng của biến ngẫu nhiên ±tác động
ngược của công cụ

(Y’’c2 – Y’c1) = ảnh hưởng biến ngoại lai ± ảnh hưởng của biến ngẫu nhiên

Lưu ý: Do không tiến hành thực nghiệm trước can thiệp với nhóm đối chứng 2,
nên không có Y’’c2 – Y’c2, nhà nghiên cứu chỉ có thể so sánh dữ liệu sau thực nghiệm
của nhóm đối chứng 2 với dữ liệu trước can thiệp của nhóm đối chứng 1.

25
Ảnh hưởng của can thiệp = (Y’’e – Y’e) – (Y’’c1 – Y’c1)

Tác dụng ngược = (Y’’c1 – Y’c1) – (Y’’c2 – Y’c1)

(Nguồn: Hiệu chỉnh từ Kumar, R., 2011. Research Methodology a Step by Step
Guide for Beginners. London: SAGE Publications, tr.116).

Hình 2.15 dưới đây sẽ minh họa cho thiết kế nghiên cứu trên.

Hình 2.15 Thiết kế nghiên cứu thực nghiệm hai nhóm đối chứng
(Nguồn: Hiệu chỉnh từ Kumar, R., 2011. Research Methodology a Step by Step Guide for
Beginners. London: SAGE Publications, tr.117).

• Thiết kế so sánh: được sử dụng để so sánh hiệu quả của các can thiệp (phương
pháp giảng dạy, cách chữa trị…) khác nhau. Thiết kế so sánh có thể là thiết kế
nghiên cứu thực nghiệm hay nghiên cứu phi thực nghiệm.
Trong thiết kế nghiên cứu so sánh thực nghiệm, dân số nghiên cứu sẽ được chia
thành các nhóm. Số lượng các nhóm tương ứng số can thiệp sẽ được kiểm tra.

26
Dữ liệu tham khảo liên quan đến biến phụ thuộc của mỗi nhóm sẽ được xác định
qua kiểm tra trước thực nghiệm. Sau đó, các can thiệp khác nhau sẽ được áp
dụng trên các nhóm khác nhau. Sau một thời gian nhất định đủ để các can thiệp
có thể gây ra tác động lên biến phụ thuộc, nhà nghiên cứu sẽ tiến hành quan sát
sau thực nghiệm để xác định xem có bất kỳ biến đổi nào xảy ra trên biến phụ
thuộc không. Mức độ thay đổi ở biến phụ thuộc trong các nhóm khác nhau sẽ
được so sánh để xác lập tính hiệu dụng tương ứng của các can thiệp khác nhau.
Trong thiết kế so sánh phi thực nghiệm, nhà nghiên cứu chỉ tiến hành quan sát
sau thực nghiệm. Dữ liệu tham khảo liên quan đến biến phụ thuộc được xây
dựng hoặc bằng cách yêu cầu dân số nghiên cứu trong mỗi nhóm nhớ lại các
thông tin cần thiết liên quan đến giai đoạn trước khi tiến hành can thiệp hay truy
xuất các thông tin này từ các hồ sơ tài liệu hiện có. Trong một số nghiên cứu,
nhà nghiên cứu không xây dựng dữ liệu tham khảo. Do các nhóm tương đồng
với nhau, nhà nghiên cứu mặc định rằng dữ liệu tham khảo của các nhóm sẽ
tương tự như nhau.
Ví dụ 2.14: Nhà nghiên cứu muốn so sánh hiệu quả của ba phương pháp giảng dạy
khác nhau đối với kết quả học tập môn toán của học sinh lớp 8 bằng thiết kế so sánh
thực nghiệm. Đầu tiên, nhà nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp chọn lựa ngẫu nhiên
để chia dân số nghiên cứu thành ba nhóm. Nhà nghiên cứu sẽ cho ba nhóm làm một bài
kiểm tra toán để thiết lập dữ liệu tham khảo về kết quả học tập môn toán của học sinh
trước khi tiến hành thực nghiệm. Sau đó nhà nghiên cứu sẽ thực hiện ba phương pháp
giảng dạy khác nhau trên ba nhóm. Sau một học kỳ, nhà nghiên cứu cho ba nhóm làm
một bài kiểm tra toán khác. Nhà nghiên cứu sẽ đo lường sự thay đổi trong kết quả học
tập môn toán của học sinh bằng cách so sánh kết quả học tập môn toán trước và sau
thực nghiệm trong từng nhóm. Tiếp theo đó, nhà nghiên cứu sẽ so sánh sự thay đổi
trong kết quả học tập môn toán của học sinh của ba nhóm với nhau để tìm hiểu xem
phương pháp nào có hiệu quả cao nhất. Trong nghiên cứu này do các nhóm được chọn
lựa ngẫu nhiên, ảnh hưởng của các biến ngoại lai trên ba nhóm được xem là như nhau.

27
Nếu nhà nghiên cứu chọn lựa thiết kế nghiên cứu so sánh phi thực nghiệm, nhà nghiên
cứu sẽ không tiến hành kiểm tra kết quả học tập môn toán của học sinh trước thực
nghiệm. Kết quả học tập môn toán của học sinh trước thực nghiệm của ba nhóm được
mặc định là tương đồng với nhau. Nhà nghiên cứu sẽ áp dụng ba phương pháp giảng
dạy khác nhau trên ba nhóm. Sau một học kỳ, nhà nghiên cứu cho học sinh trong ba
nhóm làm một bài kiểm tra toán. Nhà nghiên cứu sẽ so sánh kết quả học tập môn toán
của học sinh ở ba nhóm với nhau để xác định phương pháp nào hiệu quả nhất.

2.1.1.5. Một số thiết kế trong nghiên cứu định tính


Phần này sẽ giới thiệu hai thiết kế thông dụng nhất trong nghiên cứu định tính:
nghiên cứu trường hợp và thảo luận/ phỏng vấn nhóm.
❖ Nghiên cứu trường hợp (case study):
Trường hợp (case) có thể là một cá thể, một nhóm, một cộng đồng, một sự kiện,
một thành phố …Trong case study, toàn bộ dân số nghiên cứu được xem như một thực
thể thống nhất. Trong thiết kế nghiên cứu trường hợp, ‘trường hợp’ được chọn lựa sẽ
trở thành khởi điểm để nhà nghiên cứu tiến hành một khám phá kỹ càng, toàn diện và
có chiều sâu về các khía cạnh mà anh/cô ta đang quan tâm. Các kỹ thuật thu thập và
phân tích dữ liệu được dùng trong nghiên cứu trường hợp khá linh hoạt và không bị
giới hạn.

Thiết kế nghiên cứu trường hợp tỏ ra hữu ích khi nhà nghiên cứu muốn khám phá
một lĩnh vực còn ít được biết tới hoặc nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu một cách toàn
diện về một nhóm, cộng đồng, hiện tượng, tình huống. Nghiên cứu trường hợp rất phù
hợp với các nghiên cứu hướng đến sự khám phá hay hiểu biết hơn là các nghiên cứu
nhằm xác nhận hay lượng hóa ảnh hưởng của các biến số. Nó cung cấp tổng quan và sự
hiểu biết sâu sắc về một trường hợp, quá trình nhưng không thể khái quát hóa cho dân
số không thuộc các trường hợp tương tự như trường hợp được nghiên cứu.

28
Thiết kế nghiên cứu trường hợp không tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên nhưng
‘trường hợp’ được chọn cho nghiên cứu phải có khả năng cung cấp nhiều thông tin để
nhà nghiên cứu có thể hiểu ‘trường hợp’ một cách toàn vẹn.
Thiết kế nghiên cứu có thể sử dụng nhiều phương pháp để thu thập dữ liệu bao
gồm phỏng vấn sâu, sử dụng dữ liệu thứ cấp, quan sát từ thảo luận hay phỏng vấn
nhóm. Cần lưu ý là khi phân tích dữ liệu ‘trường hợp’ phải được tính như một thực thể.
Mặc dù nghiên cứu trường hợp được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu định tính
nhưng nó cũng được sử dụng nhiều trong nghiên cứu định lượng.
❖ Thảo luận/ phỏng vấn nhóm (focus group/ group interview):
Thiết kế nghiên cứu này nhằm khám phá ý kiến, thái độ, nhận thức của người
tham gia khảo sát đối với một vấn đề, sản phẩm hay dịch vụ … thông qua một cuộc
thảo luận trao đổi cởi mở, tự do giữa thành viên trong một nhóm và nhà nghiên cứu.

Trong cả thảo luận nhóm và phỏng vấn nhóm, nhà nghiên cứu nêu vấn đề hay đặt
câu hỏi để khởi đầu cho thảo luận giữa các thành viên trong nhóm. Do chi phí thấp,
thiết kế đơn giản, thảo luận/ phỏng vấn nhóm được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh
vực (nghiên cứu xã hội, hành vi, nghiên cứu thị trường, kiểm tra sản phẩm …)
Thiết kế nghiên cứu của thảo luận/ phỏng vấn nhóm khá đơn giản. Đầu tiên, nhà
nghiên cứu tuyển chọn một nhóm mà theo anh/ cô ta có khả năng tốt nhất để tham gia
thảo luận về vấn đề cần khám phá. Nhóm có thể bao gồm người có chuyên môn cao
hay những người dân bình thường trong cộng động. Chọn lựa đối tượng nào hoàn toàn
dựa trên mục tiêu của thảo luận nhóm. Tám đến mười người sẽ là số lượng thành viên
tối ưu cho một nhóm thảo luận.
Nhà nghiên cứu cũng cần chọn lựa cẩn thận nội dung thảo luận sao cho chúng có
thể được bổ sung, mở rộng. Nhà nghiên cứu cũng cần phải tham khảo ý kiến của nhóm
trước khi quyết định về quá trình ghi chép lại thảo luận. Những ghi chép về thảo luận
sẽ là cơ sở cho việc phân tích kết quả và đưa ra kết luận. Nhà nghiên cứu cần chọn các

29
câu hỏi có thể kích thích, đào sâu thảo luận giúp thu thập được nhiều thông tin phản
ánh nội tâm của đối tượng nghiên cứu.
Sự khác biệt chính giữa thảo luận nhóm và phỏng vấn nhóm là mức độ cụ thể của
các vấn đề được thảo luận. Các vấn đề được thảo luận trong thảo luận nhóm cụ thể
hơn, có trọng tâm hơn so với các vấn đề thảo luận trong phỏng vấn nhóm. Phần lớn các
vấn đề này cũng được nhà nghiên cứu xác định trước. Trong phỏng vấn nhóm, các
thành viên được tự do thảo luận những gì họ muốn. Tuy nhiên nhà nghiên cứu phải
đảm bảo sao cho ý kiến của họ không bị lạc đề.
Thiết kế nghiên cứu thảo luận/ phỏng vấn nhóm ít tốn kém về thời gian, tiền bạc.
Chúng giúp nhà nghiên cứu thu thập được những thông tin chi tiết, phong phú và đa
dạng, và có thể sử dụng để khám phá một lượng lớn vấn đề khác nhau. Thế nhưng thiết
kế này cũng có một số điểm yếu. Nếu thảo luận hay phỏng vấn nhóm không được điều
khiển một cách cẩn thận, nó có thể chỉ phản ánh ý kiến của những người có khuynh
hướng chi phối nhóm. Thiết kế này giúp thu được những ý kiến đa dạng về các vấn đề
khác nhau nhưng nó lại không thể được sử dụng để đo mức độ hay phạm vi của sự đa
dạng.

30

You might also like