You are on page 1of 8

Bài Tập Luật Thương Mại

Bài Tập 1 Để thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân chủ thể cần chuẩn bị
những yếu tố nào?Phân tích cụ thể các yếu tố đó (chủ thể, ngành nghề
kinh doanh, tên doanh nghiệp, vốn, lệ phí…)

Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh
nghiệp.

Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Chủ doanh nghiệp cần
phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và chọn lựa loại
hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty. Những yếu tố
chính mà chủ doanh nghiệp cần cân nhắc để lựa chọn loại hình của tổ chức phù hợp:
thuế, trách nhiệm pháp lý, khả năng chuyển nhượng, bổ sung, thay thế, quy mô doanh
nghiệp để thu hút nhà đầu tư khác. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao
gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty
TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần. Tham khảo chi tiết đặc điểm các loại hình
công ty/doanh nghiệp tại đây

Bước 2: Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của những thành viên (cổ
đông). Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên (cổ đông) của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp
quyết định, tuy nhiên số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình
doanh nghiệp. Lưu ý: Bản sao y công chứng CMND chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND
chưa quá 15 năm.

Bước 3: Lựa chọn đặt tên công ty, tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ
nhớ, dễ phát âm và tên công ty này không bị trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành
lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc). Để xác định tên công ty mình có bị trùng với
những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký
doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu. 

Bước 4: Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. Trụ sở chính
của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc cảu doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa
chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã,
phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số
fax và thư điện tử (nếu có).

Bước 5: Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh. Vốn điều lệ là số vốn do các thành
viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ
công ty.

Bước 6: Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh
người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc
(tổng giám đốc).

Bước 7: Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng
ký kinh doanh.

Giai đoạn 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ công ty, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 20 Nghị
định 43

Bước 2: Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
chính (Điều 25 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010). Lưu ý: Không nhất thiết
người đại diện pháp luật của công ty phải đi nộp hồ sơ. Người đại diện pháp luật của
công ty có thể ủy quyền cho người khác đi nộp thay. Nếu trường hợp ủy quyền thì người
được ủy quyền cần có giấy ủy quyền hợp lệ (Điều 9 - Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT
ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Giai đoạn 3: Làm con dấu pháp nhân

Bước 1: Mang một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sơ có chức
năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty. 
Bước 2 : Nhận con dấu pháp nhân - Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang
theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc). Ngoài ra, nếu đại diện hợp pháp
của doanh nghiệp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền (ủy quyền có
công chứng) cho người khác đến nhận con dấu.

Giai đoạn 4: Thủ tục sau thành lập công ty

 Một doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện sau khi có Đăng ký
kinh doanh và con dấu là có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình theo
quy định tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp.
 Tuy nhiên theo quy định pháp luật, sau khi có Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp
cần thực hiện các công việc như sau:

Bước 1: Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh
doanh trong thời hạn quy định.

Bước 2: Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số,
"Từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 tất cả các doanh nghiệp trong cả nước phải kê khai, nộp
tờ khai thuế qua mạng, nội dung này được quy định trong Luật số 21/2012/QH13 về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế".

Bước 3: Đăng bố cáo Điều 28 Luật Doanh Nghiệp

Bước 4: Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài (theo Mẫu số 01/MBAI ban hành kèm theo
Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).

Bước 5: Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT (theo Mẫu số 06/GTGT
ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).

Bước 6: Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn theo thông tư 39/2014/TT-BTC hóa đơn
chứng từ có hiệu lực từ 01/06/2014. Kể từ ngày 1/9/2014 các doanh nghiệp mới thành lập
sẽ được đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và được đặt in
hóa đơn GTGT sử dụng.

Bước 7: Doanh nghiệp bắt buộc dán hoặc treo "hóa đơn mẫu liên 2" tại trụ sở công ty.
Bước 8: Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh
có điều kiện.

- Kết quả nhận được sau khi hoàn tất các thủ tục thành lập doanh nghiệp (Đây là
toàn bộ tài liệu và hồ sơ để một công ty hoạt động đúng pháp luật và tránh những rủi ro
cho doanh nghiệp về sau):

 Giấy phép đăng ký kinh doanh + mã số thuế doanh nghiệp


 Con dấu pháp nhân doanh nghiệp
 Điều lệ công ty (Bố cáo thành lập, Giấy chứng nhận góp vốn, Sổ đăng ký thành
viên, Đơn đăng ký kinh doanh, Điều lệ công ty)
 Hóa đơn GTGT
 Thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in
 Thông báo mở tài khoản ngân hàng lên sở KH&DT
 Bảng đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định
 Thông báo về việc chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT của người nộp thuế
 Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế khấu trừ
 Thông báo xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử
 Thông báo phát hành hóa đơn
 Giấy chứng nhận sử dụng chứng thư số
 Token kê khai thuế qua mạng

Bài Tập 2 So sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

Điểm giống nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

- Không có tư cách pháp nhân (Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà
nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả năng tồn tại, hoạt động độc
lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tổ chức được gọi là pháp nhân (là con
người trên phương diện pháp lý chứ không phải con người thực thể).  
- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân vì:
 Tài sản của daonh nghiệp tư nhân không có tính độc lập với cá nhân chủ sở
hữu doanh nghiệp tư nhân; Chủ doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp chứ
không phải doanh nghiệp tư nhân.
 Trong quan hệ tố tụng tại Tòa án và Trọng tài. Doanh nghiệp tư nhân không
được độc lập nhân danh mình để tham gia

- Chịu trách nhiệm vô hạn đối với các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư


nhân, hộ kinh doanh (có nghĩa là chủ sở hữu DN bắt buộc phải chịu trách nhiệm
về các nghĩa vụ trong doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản cá nhân. Những tài sản
không được thông qua doanh nghiệp cũng được tính gộp vào.)
Ví dụ 1: Doanh nghiệp tư nhân ABC được thành lập & hoạt động với số vốn điều
lệ lên đến 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh, DN gặp phải nhiều
vấn đề nên số nợ lên đến 15 tỷ đồng.
Lúc này, công ty tiến hành thủ tục phá sản và tất nhiên phải thanh toán hết tất cả
các khoản nợ và chịu trách nhiệm về mặt tài chính. Với số vốn điều lệ đó công ty
sẽ không đủ khả năng chi trả. Điều này có nghĩa là chủ sở hữu doanh nghiệp phải
sử dụng mọi loại tài sản để thanh toán nợ nần.

Phân biệt doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

Tiêu chí Doanh nghiệp tư nhân Hộ kinh doanh


Chủ thể Do một cá nhân làm chủ góp Do cá nhân là công dân
toàn bộ vốn, tự chịu toàn bộ Việt Namhoặc một nhóm,
lợi ích, trách nhiệm. Điều một hộ gia đìnhlàm chủ,
kiện làm chủ của doanh cùng nhau quản lý, phát
nghiệp tư nhân là công triển mô hình và cùng
dân Việt Nam trên 18 tuổi, chịu trách nhiệm về hoạt
có thể là người nước ngoài động của mình.
nhưng phải thỏa mãn các
điều kiện về hành vi thương
mại do pháp luật đất nước
đó quy định.
Quy mô kinh doanh Quy mô nhỏ nhưng lớn hơn Nhỏ hơn DNTN, là hình
Hộ kinh doanh. Có thể do cá thức kinh doanh do một
nhân nước ngoài làm chủ cá nhân hoặc một nhóm
người là người Việt Nam
hoặc một hộ gia đình làm
chủ.
Số lượng người lao Không giới hạn số lượng lao Dưới 10 lao động, trên 10
động động lao động phải đăng ký
thành lập DN
Điều kiện kinh doanh Phải đăng kí kinh doanh ở Chỉ trong một sô trường
cấp tỉnh để được cấp giấy hợp nhất đinh, đăng ký
chứng nhận đăng ký kinh kinh doanh ở cơ quan cấp
doanh, phải có con dấu trong huyện và không có con
quản lý được cơ quan công dấu.
an cấp
Chủ thể thành lập Người Việt Nam, hoặc Phải là người Việt Nam
người nước ngoài, thỏa mãn
các điều kiện về hành vi
thương mại do pháp luật
nước đó quy định
Loại hình kinh doanh Được phép kinh doanh xuất, Không được phép kinh
nhập khẩu doanh xuất nhập khẩu
Cơ cấu tổ chức, quản Cơ cấu tổ chức, quản lý ở Doanh nghiệp tư nhân chặt chẽ
lý hơn ở Hộ kinh doanh

Câu 3 Bài tập tình huống

- Ngày 10/5/2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Y cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh cho DNTN Hoàng Nhật chuyên kinh doanh xây dựng dân dụng do ông
Phạm Văn B làm chủ.
- Dựa vào các quy định của pháp luật hiện hành, anh (chị) hãy đưa ra quan điểm của
mình về các vấn đề sau:

1.Ông B đã thuê ông Nguyễn Văn Long làm giám đốc, thay ông B quản lý, điều

hành doanh nghiệp.

Theo luật doanh nghiệp điều 185 của bộ luật doanh nghiệp năm 2014. Về việc  Chủ
doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động
kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn
phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nên trường hợp
này là đùng ông B có quyền thuê ông Nguyễn Văn Long làm giám đôc .tuy nhiên mọi
hoạt đông công ty do ông b chịu hoàn toàn trách nhiệm pháp lí.

2. Ngày 02/7/2017 ông B bán doanh nghiệp cho ông Lê Văn Hai - Giảng viên thuộc

biên chế chính thức của Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Hai bên đã ký hợp

đồng mua bán, thời hạn chuyển giao DNTN là ngày 15/8/2017.

Ông B có quyền bán doanh nghiệp cho Ông Lê Văn Hai. Theo điều 187 chủ tư nhân có
quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác.  Người mua doanh nghiệp phải đăng
ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này. Nếu không đằng kí
thay đổi ông B sẻ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp
người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận

3. Ông B cho bà Hoàng Nhật Mai thuê DNTN. Trong thời gian bà Mai thuê, DNTN

Hoàng Nhật bị liên quan đến pháp luật.Ông B có chịu trách nhiệm không?

Có theo điều 186 của bộ luật doanh nghiệp năm 2014. Trong thời hạn cho thuê, chủ
doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu
doanh nghiệp. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng cho thuê.
4. Ông B không muốn bán doanh nghiệp tư nhân Hoàng Nhật mà muốn thành lập thêm
doanh nghiệp tư nhân Hoang Linh kinh doanh vật liệu xây dựng tại tỉnh X?

Ông b vẫn có thể lập doanh nghiệp tư nhân hoàng linh nhưng Tập đoàn kinh tế, tổng công
ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở
hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải
là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành
lập theo quy định của Luật này.

You might also like