You are on page 1of 9

Tài liệu giảng dạy môn lập trình PLC Khoa Công nghệ tự động

Bài 2: KẾT NỐI PHẦN CỨNG


Mục tiêu : Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng :

 Nêu được các kiểu ngõ vào ngõ ra của PLC


 Vẽ được sơ đồ kết nối các thiết bị (nút nhấn, cảm biến, đèn, động cơ, van,..) với
PLC.
 Lắp đặt được các thiết bị theo sơ đồ kết nối.
Nội dung :
2.1 Các kiểu ngõ vào, ngõ ra của PLC
Ngõ vào (input) và ngõ ra (output) PLC dùng để điều khiển và giám sát hoạt
động của một hệ thống hay một quá trình. Tín hiệu của ngõ vào và ngõ ra có thể phân
thành hai loại cơ bản là tín hiệu số và tín hiệu tương tự. Tuy nhiên phần lớn các ứng
dụng sử dụng PLC sử dụng loại tín hiệu số, chỉ một số ứng dụng trong điều khiển quá
trình (điều khiển mức, nhiệt độ, áp suất,…) sử dụng loại tín hiệu tương tự.
Ngõ vào từ các cảm biến chuyển đổi các tín hiệu vật lý thành tín hiệu điện. Một
số loại cảm biến thường được sử dụng như:
- Công tắc tiệm cận (Proximity Switches): sử dụng điện dung, điện cảm hoặc ánh
sáng để phát hiện đối tượng ( trả về tín hiệu số 0 hoặc 1)
- Công tắc/ nút nhấn (Switches/ Button): cơ cấu cơ khí sẽ đóng hoặc mở một tiếp
điểm để cho hoặc không cho dòng điện đi qua ( trả về tín hiệu số 0 hoặc 1)
- Chiết áp (Potentiometer): sử dụng điện trở để xác định vị trí góc quay ( trả về
tín hiệu tương tự)
- LVDT (linear variable differential transformer): Xác định vị trí và dịch chuyển
của đối tượng dựa vào vị trí cặp từ tính ( trả về tín hiệu tương tự)
- …
Ngõ vào PLC có một vài loại cơ bản, đơn giản nhất là ngõ vào AC và DC. Ngoài
ra loại ngõ vào “sinking” và “sourcing” cũng rất phổ biến. Sinking/ Sourcing Là thuật
ngữ chỉ dòng điện đi vào hay đi ra khỏi một thiết bị nào đó.
Ngõ ra PLC tác động đến cơ cấu chấp hành để thực hiện một nhiệm vụ nhất định
theo quy trình đã định sẳn. Ví dụ như:
- Van điện từ (solenoid): được điều khiển bởi ngõ ra số của PLC, điều khiển
đóng mở dòng lưu lượng dòng khí nén hay thủy lực
- Đèn: thường được tác động trực tiếp từ ngõ ra số của PLC
- Động cơ điện: được điều khiển từ các ngõ ra số của PLC thông qua các
contactor
- Điều khiển van tuyến tính: sử dụng ngõ ra tương tự của PLC để điều khiển lưu
lượng, mức nước,…

27
Tài liệu giảng dạy môn lập trình PLC Khoa Công nghệ tự động

- Động cơ servo: sử dụng ngõ ra tương tự của PLC để điều khiển tốc độ hay vị trí
động cơ
- …
Ngõ ra tín hiệu số PLC có cấu tạo phần cứng gồm 3 dạng: ngõ ra dạng relay sử
dụng được cho cả điện một chiều (DC) và xoay chiều (AC), ngõ ra dạng transistor sử
dụng cho điện một chiều (DC) và ngõ ra dạng triac sử dụng cho điện xoay chiều (AC).
Đối với ngõ ra tín hiệu tương tự thì được cấu tạo từ mạch chuyển đổi tín hiệu số sang
tương tự (DAC).
2.1.1 Ngõ vào (Input)
Ngõ vào PLC ( DC hay AC) phải được chuyển đổi thành mức logic 5VDC để sử
dụng trong các đường truyền dữ liệu. Việc chuyển đổi được thực hiện qua các mạch
sử dụng optocoupler như các hình bên dưới.

Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý mạch ngõ vào DC

Hình 2.2: Sơ đồ nguyên lý mạch ngõ vào AC

28
Tài liệu giảng dạy môn lập trình PLC Khoa Công nghệ tự động

2.1.2 Ngõ ra (Output)


Ngõ ra PLC phải chuyển đổi từ mức logic 5VDC của đường truyền dữ liệu sang
mức logic có điện áp phù hợp với thiết bị bên ngoài. Việc chuyển đổi được thực hiện
qua các mạch sử dụng optocoupler như các hình bên dưới.

Hình 2.3: Sơ đồ nguyên lý mạch ngõ ra điện áp DC

Hình 2.4: Sơ đồ nguyên lý mạch ngõ ra điện áp AC

Hình 2.5: Sơ đồ nguyên lý mạch ngõ ra dạng relay


29
Tài liệu giảng dạy môn lập trình PLC Khoa Công nghệ tự động

2.1.3 Kết nối dây ngõ vào và ngõ ra cho thiết bị có cấu tạo rút dòng (sinking)
hoặc cấp dòng (sourcing)
Đối với PLC

SINKING SOURCING

Sinking (Rút dòng): nhằm chỉ đến một Sourcing ( Cấp dòng): nhằm chỉ đến các
thiết bị mà thu dòng điện (dòng điện đi thiết bị mà cấp dòng ra (dòng điện đi ra từ
vào trong thiết bị). thiết bị).

Sinking Input Sourcing Input

Sinking Output Sourcing Output

Ngõ vào/ngõ ra rút dòng: Dòng đi từ Ngõ vào/ngõ ra cấp dòng: Dòng đi từ bên
BÊN NGOÀI vào trong PLC. Nguồn trong PLC ra ngoài. Nguồn dương →
dương → Thiết bị → PLC → chân chân COM → PLC → Thiết bị → GND
COM → GND

30
Tài liệu giảng dạy môn lập trình PLC Khoa Công nghệ tự động

Đối với cảm biến NPN và PNP

Cảm biến loại NPN Cảm biến loại PNP

Sơ đồ nguyên lý cảm biến NPN: Ở trạng Sơ đồ nguyên lý cảm biến PNP: Ở trạng
thái tác động sẽ kết nối xuống GND thái tác động sẽ tạo kết nối với VCC

Sơ đồ kết nối dây của cảm biến NPN Sơ đồ kết nối dây của cảm biến PNP

Kết nối với PLC Kết nối cảm biến PNP với PLC

31
Tài liệu giảng dạy môn lập trình PLC Khoa Công nghệ tự động

2.2 Kết nối thiết bị ngoại vi với PLC DC/DC/DC

Hình 2.6: Sơ đồ kết nối dây CPU 1214C DC/DC/DC


Ngõ ra nguồn cảm biến 24VDC, thêm chức năng giảm nhiễu, Nối đất điểm M ngay
cả khi không sử dụng.
Ngõ vào sinking (rút dòng) kết nối ‘‘-’’ với ‘‘M’’. Ngõ vào sourcing (cấp dòng) kết
nối ‘‘+’’ với ‘‘M’’.
Vị trí chân kết nối của CPU 1214C DC/DC/DC

Pin X10 X11 (gold) X12


1 L+ / 24VDC 2M 3L+
2 M / 24VDC AI 0 3M
3 Functional Earth AI 1 DQ a.0
4 L+ / 24VDC Sensor Out -- DQ a.1
5 M / 24VDC Sensor Out -- DQ a.2
6 1M -- DQ a.3
7 DI a.0 -- DQ a.4
8 DI a.1 -- DQ a.5
9 DI a.2 -- DQ a.6
10 DI a.3 -- DQ a.7
11 DI a.4 -- DQ b.0
12 DI a.5 -- DQ b.1
32
Tài liệu giảng dạy môn lập trình PLC Khoa Công nghệ tự động

13 DI a.6 -- --
14 DI a.7 -- --
15 DI b.0 -- --
16 DI b.1 -- --
17 DI b.2 -- --
18 DI b.3 -- --

2.3 Kết nối thiết bị ngoại vi với PLC AC/DC/RELAY

Hình 2.7: Sơ đồ kết nối dây CPU 1214C AC/DC/Relay


 Ngõ ra nguồn cảm biến 24VDC, thêm chức năng giảm nhiễu, Nối đất điểm M ngay
cả khi không sử dụng.
 Ngõ vào sinking (rút dòng) kết nối ‘‘-’’ với ‘‘M’’. Ngõ vào sourcing (cấp dòng) kết
nối ‘‘+’’ với ‘‘M’’.
Vị trí chân kết nối của CPU 1214C AC/DC/Relay

Pin X10 X11 (gold) X12


1 L1 / 120-240 VAC 2M 1L
2 N / 120-240 VAC AI 0 DQ a.0
3 Functional Earth AI 1 DQ a.1
4 L+ / 24VDC Sensor Out -- DQ a.2
5 M / 24VDC Sensor Out -- DQ a.3

33
Tài liệu giảng dạy môn lập trình PLC Khoa Công nghệ tự động

6 1M -- DQ a.4
7 DI a.0 -- 2L
8 DI a.1 -- DQ a.5
9 DI a.2 -- DQ a.6
10 DI a.3 -- DQ a.7
11 DI a.4 -- DQ b.0
12 DI a.5 -- DQ b.1
13 DI a.6 -- --
14 DI a.7 -- --
15 DI b.0 -- --
16 DI b.1 -- --
17 DI b.2 -- --
18 DI b.3 -- --
19 DI b.4 -- --
20 DI b.5 -- --
2.4 Kết nối thiết bị ngoại vi với PLC DC/DC/RELAY

Hình 2.8: Sơ đồ kết nối dây CPU 1214C DC/DC/Relay


 Ngõ ra nguồn cảm biến 24VDC, thêm chức năng giảm nhiễu, Nối đất điểm M ngay
cả khi không sử dụng.
 Ngõ vào sinking (rút dòng) kết nối ‘‘-’’ với ‘‘M’’. Ngõ vào sourcing (cấp dòng) kết
nối ‘‘+’’ với ‘‘M’’.

34
Tài liệu giảng dạy môn lập trình PLC Khoa Công nghệ tự động

Vị trí chân kết nối của CPU 1214C DC/DC/Relay

Pin X10 X11 (gold) X12


1 L+ / 24VDC 2M 1L
2 M / 24VDC AI 0 DQ a.0
3 Functional Earth AI 1 DQ a.1
4 L+ / 24VDC Sensor Out -- DQ a.2
5 M / 24VDC Sensor Out -- DQ a.3
6 1M -- DQ a.4
7 DI a.0 -- 2L
8 DI a.1 -- DQ a.5
9 DI a.2 -- DQ a.6
10 DI a.3 -- DQ a.7
11 DI a.4 -- DQ b.0
12 DI a.5 -- DQ b.1
13 DI a.6 -- --
14 DI a.7 -- --
15 DI b.0 -- --
16 DI b.1 -- --
17 DI b.2 -- --
18 DI b.3 -- --
19 DI b.4 -- --
20 DI b.5 -- --

Bài tập
1. Vẽ sơ đồ kết nối dây CPU 1214C DC/DC/DC với 3 nút nhấn, 2 van điện từ, 1
relay và 3 đèn báo trạng thái.
2. Vẽ sơ đồ kết nối dây cảm biến kiểu PNP với CPU 1214C DC/DC/DC.
3. Vẽ sơ đồ kết nối dây cảm biến kiểu NPN với CPU 1214C AC/DC/Relay.
4. Vẽ sơ đồ kết nối dây CPU 1214C DC/DC/DC có ngõ vào gồm nút thường mở
Start, nút thường đóng Stop, 2 cảm biến kiểu NPN, 2 công tắc hành trình; ngõ ra
gồm 2 đèn báo trạng thái, 2 contactor, 3 van điện từ.

35

You might also like