You are on page 1of 18

GV: Thạc sĩ Bùi Đức Phương – SĐT 0906 434 811 Facebook: https://www.facebook.com/feo.

pro

CHƯƠNG V – TỨ GIÁC

CHỦ ĐỀ 1 – TỨ GIÁC.
A. LÝ THUYẾT

1. Định nghĩa:

• Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó bất kỳ 2 đoạn thẳng nào

cũng không nằm cùng trên một đường thẳng.

• Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ

cạnh nào của tứ giác.

B M

C Q
N

D P

Tứ giác lồi Tứ giác không lồi

Chú ý:

• Trong chương trình, chỉ đề cập đến tứ giác lồi.

• Từ nay khi nói đến tứ giác, ta hiểu đó là tứ giác lồi.

• Góc kề bù với một góc của tứ giác được gọi là góc ngoài của tứ giác.

• Tên của tứ giác phải được đọc theo đúng thứ tự.

1
GV: Thạc sĩ Bùi Đức Phương – SĐT 0906 434 811 Facebook: https://www.facebook.com/feo.pro

2. Cách vẽ và gọi tên tứ giác:

a. Cách vẽ tứ giác

Cách vẽ 1: Lấy bốn điểm phân biệt và nối lại. (Tuy nhiên cách vẽ này không thể luôn luôn xác định

được một tứ giác lồi).

B B

C C

A A

D D

Cách vẽ 2: Cắt một tam giác bởi một cát tuyến không đi qua đỉnh.

M
A A

B B

Cách vẽ 3: Vẽ trước một tam giác ABD, sau đó vẽ thêm trên hình đó tam giác BCD sao cho điểm C

nằm khác phía với điểm A so với bờ BD và C không thuộc AB, AD.

2
GV: Thạc sĩ Bùi Đức Phương – SĐT 0906 434 811 Facebook: https://www.facebook.com/feo.pro

B B B

C C

A D A D A D

b. Cách gọi tên tứ giác:

• Tên của tứ giác phải được đọc theo đúng thứ tự.

A B

Tứ giác ABCD

D C

3. Tổng các góc trong của tứ giác:

• Tổng các góc trong của tứ giác bằng 360°.

3
GV: Thạc sĩ Bùi Đức Phương – SĐT 0906 434 811 Facebook: https://www.facebook.com/feo.pro

B
C

CHỨNG MINH:

B
1 2
C

1 2
D

̂+B
Xét ∆ABD có A ̂1 + D
̂1 = 180°

Tương tự ∆CBD có Ĉ + B
̂2 + D
̂2 = 180°

Tứ giác ABCD có:

̂+B
A ̂ + Ĉ + D
̂=A
̂ + (B
̂1 + B
̂2 ) + Ĉ + (D
̂1 + D
̂2 )

̂+B
= (A ̂1 + D
̂1 ) + (Ĉ + B
̂2 + D
̂2 )

= 180° + 180°

= 360°

4
GV: Thạc sĩ Bùi Đức Phương – SĐT 0906 434 811 Facebook: https://www.facebook.com/feo.pro

 Ví dụ 1: Hình nào trong các hình sau là tứ giác ?

B B
B
C
C
C
A A A

D D
Hình 1 Hình 2 D Hình 3

Hướng dẫn giải:

 Hình 1: là tứ giác lồi.

 Hình 2: là tứ giác không lồi.

 Hình 3: không phải là tứ giác.

4. Góc ngoài của tứ giác:

• Góc ngoài của tứ giác là góc kề bù với một góc trong của tứ giác.

A
1 2
D

̂2 là góc ngoài của tứ giác ABCD.


Hình vẽ trên cho thấy góc D

5
GV: Thạc sĩ Bùi Đức Phương – SĐT 0906 434 811 Facebook: https://www.facebook.com/feo.pro

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP QUAN TRỌNG

DẠNG 1 – TÍNH GÓC CỦA TỨ GIÁC

Phương pháp giải:

• Sử dụng tính chất về góc của một tam giác, một tứ giác.

• Sử dụng khái niệm hai góc bù nhau, hai góc kề bù.

• Sử dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.

 Ví dụ 1: (Bài tập 1 trang 67 SGK) Tìm 𝑥 trong các hình sau

B C B
120° 80° E F
A 110° D
b) x
a) c)
x
x H G 65°
A E
D
I P
60° S M
K x 65° N
x 3x 4x
Q

2x x
x 1 105° 95°
Q P
N d) M e) R f)

6
GV: Thạc sĩ Bùi Đức Phương – SĐT 0906 434 811 Facebook: https://www.facebook.com/feo.pro

Hướng dẫn giải:

 Hình a):

Trong tứ giác ABCD ta có:

̂+B
̂ + Ĉ + D
̂ = 360°
B C
A
120° 80°
⇔ 110° + 120° + 80° + 𝑥 = 360°

⇔ 𝑥 = 360° − (110° + 120° + 80°) A 110°


⇔ 𝑥 = 50°

x
D
 Hình b):

Trong tứ giác EFGH ta có:


E F
̂ + F̂ + H
E ̂ +G
̂ = 360°

⇔ 90° + 90° + 90° + 𝑥 = 360°

⇔ 𝑥 = 360° − (90° + 90° + 90°) x


H G
⇔ 𝑥 = 90°.

7
GV: Thạc sĩ Bùi Đức Phương – SĐT 0906 434 811 Facebook: https://www.facebook.com/feo.pro

 Hình c):

Trong tứ giác ABDE ta có:


B
̂+B
A ̂+E
̂+D
̂ = 360°

⇔ 65° + 90° + 90° + 𝑥 = 360° D


x
⇔ 𝑥 = 360° − (65° + 90° + 90°)

⇔ 𝑥 = 115°.
65°
A E
 Hình d):

̂1 ; M
Ta có M ̂2 là hai góc kề bù nên :

̂1 + M
M ̂2 = 180°
I
̂1 + 105° = 180°
⇔M 60°
K
̂1 = 180° − 105° = 75°
⇔M

̂1 = 120° và Î1 = 90°


Tương tự ta cũng có K

Trong tứ giác NMKI ta có:

̂+M
N ̂1 + K
̂1 + Î1 = 360°
x 1 105°
N M
⇔ 𝑥 + 65° + 120° + 90° = 360°

⇔ 𝑥 = 360° − (65° + 120° + 90°)

⇔ 𝑥 = 85°.

8
GV: Thạc sĩ Bùi Đức Phương – SĐT 0906 434 811 Facebook: https://www.facebook.com/feo.pro

 Hình e):

Trong tứ giác QPSR ta có:


P
̂ +̂
Q P + Ŝ + R
̂ = 360°
x S
65°
⇔ 𝑥 + 𝑥 + 65° + 95° = 360° x
Q
⇔ 2𝑥 + 160° = 360°

⇔ 2𝑥 = 360° − 160°
95°
⇔ 2𝑥 = 200°.
R
⇔ 𝑥 = 100°.

 Hình f):

Trong tứ giác MNPQ ta có:


M N
̂ +N
M ̂+̂ ̂ = 360°
P+Q 3x 4x
⇔ 3𝑥 + 4𝑥 + 𝑥 + 2𝑥 = 360°

⇔ 10𝑥 = 360° 2x x
Q P
⇔ 𝑥 = 36°

9
GV: Thạc sĩ Bùi Đức Phương – SĐT 0906 434 811 Facebook: https://www.facebook.com/feo.pro

 Ví dụ 2: Cho hình vẽ bên dưới.

B 1 N
C 1
120° 1 1
P

1 75° D M 1
A 1 1 Q
Hình a) Hình b)

a) Tính các góc ngoài của hình a).

b) Tính tổng các góc ngoài của hình b).

c) Nhận xét gì về tổng các góc ngoài của tứ giác?

Hướng dẫn giải:

 a) Tính các góc ngoài của hình a).

Trong tứ giác ABCD ta có:

̂+B
A ̂ + Ĉ + D
̂ = 360°

̂ = 360°
⇔ 75° + 90° + 120° + D

̂ = 360° − (75° + 90° + 120°)


⇔D

̂ = 75°.
⇔D

̂1 là góc kề bù với góc A


Ta có góc ngoài A ̂ = 75° nên A
̂1 + A
̂ = 180°

̂1 = 180° − A
⇒A ̂ = 180° − 75° = 105°.

̂1 = 90°; C
Tương tự ta có B ̂1 = 60°; D
̂1 = 105°.

10
GV: Thạc sĩ Bùi Đức Phương – SĐT 0906 434 811 Facebook: https://www.facebook.com/feo.pro

 b) Tính tổng các góc ngoài của hình b).

̂1 là góc kề bù với góc M


Ta có góc ngoài M ̂ nên M
̂1 + M
̂ = 180° ⇒ M
̂1 = 180° − M
̂

̂1 = 180° − N
Tương tự N ̂ ; P̂1 = 180° − ̂ ̂1 = 180° − Q
P; Q ̂.

Tổng các góc ngoài:

̂1 + N
M ̂1 + P̂1 + Q
̂1 ̂ ) + (180° − N
= (180° − M ̂ ) + (180° − ̂ ̂ ).
P) + (180° − Q

̂ +N
= 720° − (M ̂+P
̂+Q
̂ ).

= 720° − 360°.

= 360°.

 c) Nhận xét gì về tổng các góc ngoài của tứ giác?

Tổng các góc ngoài của tứ giác bằng tổng các góc trong của tứ giác và bằng 360°.

̂ ∶ N
 Ví dụ 3: Cho tứ giác MNPQ biết M ̂∶ P
̂∶ Q
̂ = 1 ∶ 2 ∶ 3 ∶ 4.

a) Tính các góc của tứ giác.

b) Chứng minh rằng MN // PQ.

c) Gọi R là giao điểm của MQ với NP. Tính các góc của tam giác PQR.

Hướng dẫn giải:

 a) Tính các góc của tứ giác.

P Q

N M

11
GV: Thạc sĩ Bùi Đức Phương – SĐT 0906 434 811 Facebook: https://www.facebook.com/feo.pro

Cách 1:

̂ ∶ N
Tứ giác MNPQ có M ̂∶ P ̂ = 1 ∶ 2 ∶ 3 ∶ 4 nên M : N : P : Q .
̂∶ Q
1 2 3 4

M N P Q M + N + P + Q 360o
Áp dụng tính chất của dãy tỷ số bằng nhau ta có : : : = = = 36o
1 2 3 4 1+ 2 + 3 + 4 10

̂ = 36°; N
Suy ra M ̂ = 72°; ̂ ̂ = 144°.
P = 108°; Q

Cách 2:

̂ ∶ N
Tứ giác MNPQ có M ̂∶ ̂ ̂ = 1 ∶ 2 ∶ 3 ∶ 4 nên đặt M
P∶ Q ̂ = 𝑥 ta có N
̂ = 2𝑥; ̂ ̂=
P = 3𝑥; Q

4𝑥.

Trong tứ giác MNPQ ta có:

̂ +N
M ̂+P
̂+Q
̂ = 360°.

⇔ 3𝑥 + 4𝑥 + 𝑥 + 2𝑥 = 360°.

⇔ 10𝑥 = 360°.

⇔ 𝑥 = 36°.

̂ = 36°; N
Suy ra M ̂ = 72°; ̂ ̂ = 144°.
P = 108°; Q

 b) Chứng minh rằng MN // PQ.

1 Q
P

N M

12
GV: Thạc sĩ Bùi Đức Phương – SĐT 0906 434 811 Facebook: https://www.facebook.com/feo.pro

̂1 là góc kề bù với góc Q


Ta có góc ngoài Q ̂ nên Q
̂1 + Q
̂ = 180° ⇒ Q
̂1 = 180° − Q
̂ = 180° −

144° = 36°.

̂1 = M
Mà Q ̂ = 36° và nằm ở vị trí đồng vị nên MN // PQ.

 c) Gọi R là giao điểm của MQ với NP. Tính các góc của tam giác PQR.

P 1 1 Q

N M

Ta có P̂1 là góc ngoài tại đỉnh P của tứ giác MNPQ nên P̂1 = 72°.

Tam giác PQR có P̂1 + Q


̂1 + R
̂ = 180°

̂ = 180° ⇔ R
Hay 72° + 36° + R ̂ = 180° − (72° + 36°) = 72°.

Vậy tam giác PQR có P̂1 = 72°; Q


̂1 = 36°; R
̂ = 72°.

13
GV: Thạc sĩ Bùi Đức Phương – SĐT 0906 434 811 Facebook: https://www.facebook.com/feo.pro

DẠNG 2 – VẼ TỨ GIÁC. CHỨNG MINH CÁC YẾU TỐ ĐỘ DÀI TỨ GIÁC.

Phương pháp giải:

• Áp dụng cách dựng hình bằng thước thẳng, thước đo độ và compa.

• Sử dụng bất đẳng thức trong tam giác: Với 𝑎, 𝑏, 𝑐 là độ dài ba cạnh của tam giác

+ 0 ≤ |𝑎 − 𝑏| < 𝑐 < 𝑎 + 𝑏.

+ 0 ≤ |𝑏 − 𝑐| < 𝑎 < 𝑏 − 𝑐.

+ 0 ≤ |𝑐 − 𝑎| < 𝑏 < 𝑐 − 𝑎.

 Ví dụ 1: Vẽ tứ giác ABCD với các số đo như hình vẽ.

1,5cm D
A
3cm
2cm

70°
B 4cm C

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Vẽ đoạn thẳng BC dài 4cm.


B 4cm C

14
GV: Thạc sĩ Bùi Đức Phương – SĐT 0906 434 811 Facebook: https://www.facebook.com/feo.pro

̂ = 70°.
Bước 2: Vẽ tia Bx sao cho CB𝑥

70°
B 4cm C

2cm
Bước 3: Trên tia Bx lấy điểm A sao cho

AB = 2cm. 70°
B 4cm C

Bước 4: Vẽ đường tròn tâm A bán kính

1,5cm và đường tròn tâm C bán kính

3cm. Hai đường tròn này cắt nhau tại D.

15
GV: Thạc sĩ Bùi Đức Phương – SĐT 0906 434 811 Facebook: https://www.facebook.com/feo.pro

1,5cm D
A
Bước 5: Nối các đỉnh A, B, C, D ta có tứ 3cm
2cm
giác ABCD cần vẽ.

70°
B 4cm C

 Ví dụ 2: Chứng minh:

a) Mỗi đường chéo của tứ giác nhỏ hơn chu vi.

b) Tổng hai đường chéo lớn hơn tổng hai cạnh đối diện.

Hướng dẫn giải:

Gọi 𝑎, 𝑏, 𝑐, 𝑑 là các cạnh của tứ giác.

 a) Mỗi đường chéo của tứ giác nhỏ hơn chu vi.

D
d
A
c

C
b
B

Trong tam giác ABC có BD < AB + AD = 𝑎 + 𝑑.

Trong tam giác BCD có BD < BC + BD = 𝑏 + 𝑐.

16
GV: Thạc sĩ Bùi Đức Phương – SĐT 0906 434 811 Facebook: https://www.facebook.com/feo.pro

1
Suy ra 2BD < 𝑎 + 𝑑 + 𝑏 + 𝑐 hay BD < (𝑎 + 𝑑 + 𝑏 + 𝑐)
2

Vậy mỗi đường chéo của tứ giác nhỏ hơn chu vi.

 b) Tổng hai đường chéo lớn hơn tổng hai cạnh đối diện.

Gọi O là giao điểm của AC và BD.

D
d
A
c
O
a

C
b
B

Trong tam giác ABO có OA + OB > AB hay OA + OB > 𝑎.

Trong tam giác CDO có OC + OD > AB hay OC + OD > 𝑐.

Suy ra AC + BD > 𝑎 + 𝑐.

Tương tự OA + OD > 𝑑 và OB + OC > 𝑏.

Suy ra AC + BD > 𝑏 + 𝑑.

Vậy tổng hai đường chéo lớn hơn tổng hai cạnh đối diện.

17
GV: Thạc sĩ Bùi Đức Phương – SĐT 0906 434 811 Facebook: https://www.facebook.com/feo.pro

 BÀI TẬP TỰ ÔN TẬP

̂ = 120°; Ĉ = 50°; D
Câu 1. Cho tứ giác ABCD có B ̂ = 90°. Tính góc A và góc người của tứ giác tại

đỉnh A.

̂ = 120°; E
Câu 2. Cho tứ giác BCDE có B ̂ = 40°. Tính góc D
̂; E
̂.

̂ ∶ F̂ ∶ G
Câu 3. Tính các góc của tứ giác EFGH biết E ̂∶ H
̂ = 1 ∶ 2 ∶ 4 ∶ 5.

Câu 4. Vẽ hình theo mô tả sau:

a) AB = 2cm; BC = 3cm; CD = 2,5cm; DA = 2cm và đường chéo AC = 4cm.

b) AB = 3,5cm; BC = 4cm; CD = 4,5cm, đường chéo AC = 5,5cm và Ĉ = 120°.

Câu 5. Chứng minh: Trong một tứ giác, tổng hai đường chéo lớn hơn nửa chu vi.

18

You might also like