You are on page 1of 4

2.3.

Thực trạng đẩy mạnh cải cách hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta thời gian qua

2.3.1. Những mặt đạt được và nguyên nhân

Nội dung sự đổi mới:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam

Nghị quyết Hội nghị lần thứ III khoá VIII của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng và các Văn kiện Đại hội Đảng khoá IX, X

Thành tựu đạt được:

30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991 (bổ sung phát triển năm 2011) và 35 năm
đổi mới: “đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, phát triển
mạnh mẽ, toàn diện so với trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên.
Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa
bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Thành tựu của sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới đất nước của Việt
Nam sáng tỏ như ban ngày, không thế lực đen tối nào có thể che phủ được.

Bản chất và nhiệm vụ của công cuộc đổi mới. 

Nguyên nhân

Về động lực, nguồn lực của đổi mới.

Một là, yếu tố khơi nguồn động lực của đổi mới chính là việc định hướng, phát động
đúng thời điểm. Chúng ta xác định đổi mới phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó
là định hướng đúng vừa hợp thời, hợp quy luật, hợp lòng dân, vừa có sự chắc chắn,
vững tin.

Hai là, những thành quả của sự nghiệp đổi mới 35 năm qua tiếp thêm luồng sinh khí
mới, tăng thêm động lực, tạo cho đất nước ta thế mới, lực mới, gia tốc mới.

Ba là, yếu tố quyết định là động lực và những nguồn lực trong nước. Động lực quan
trọng phục vụ và thúc đẩy công cuộc đổi mới là tổng hợp các nguồn lực trong nước,
bao gồm không chỉ có vốn, tài sản đã tích lũy được mà còn là tài nguyên chưa đưa vào
sử dụng, là lợi thế về địa kinh tế, địa chính trị và quan trọng hơn hết là nguồn lực con
người, bao gồm cả sức lao động trí tuệ và tinh thần gắn với truyền thống văn hóa dân
tộc.

Bốn là, những nguồn lực từ bên ngoài là yếu tố quan trọng; nếu biết cách tranh thủ sẽ
tạo nên động lực cho công cuộc đổi mới đất nước. Nguồn lực bên ngoài bao gồm: vốn,
kỹ thuật - công nghệ, kinh nghiệm quản lý, chất xám, tinh hoa văn hóa nhân loại.

Năm là, sự phù hợp giữa “ý Đảng” và “lòng dân” là động lực mang tính quyết định đối
với sự nghiệp đổi mới. Động lực đó bắt nguồn từ năng lực sáng tạo, bản lĩnh trí tuệ của
Đảng và nhân dân ta, thể hiện ở trình độ đoán định, nắm bắt những yếu tố và những
vấn đề của thời cuộc, dự kiến đúng tình huống, xác định đường đi nước bước rõ ràng,
sẵn sàng tạo lập và nắm bắt thời cơ, khắc phục nguy cơ, vượt qua thách thức đưa đất
nước đi lên.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế
Bộ máy nhà nước ta chưa thật trong sạch, vững mạnh; tình trạng tham nhũng,
lãng phí, quan liêu còn nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn; hiệu lực quản lý, điều
hành chưa cao; kỷ cương xã hội còn bị buông lỏng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân
đối với Đảng, nhà nước ta.
Quản lý nhà nước chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ mới; chưa phát huy
đầy đủ mặt tích cực và hạn chế được tính tự phát, tiêu cực của kinh tế thị trường. Đất
đai, vốn và tài sản nhà nước chưa được quản lý chặt chẽ, sử dụng lãng phí và thất thoát
nghiêm trọng.:
CÁI NÀY LÀ VỀ ĐẤT ông xem còn gì liên quan đến cải cách hành chính mà
đi cùng với xây dựng nhà nước pháp quyền thì ghi rõ nha
Thứ nhất: Hoàn thiện phát triển bộ khung luật pháp về quản lí, khai thác và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên. Sông vàng biển bạc, tấc đất tấc vàng là những câu tục ngữ được
truyền từ đời này qua đời khác, và chúng càng thể hiện rõ được hiện thực là nước ta
đang sở hữu một nguồn tài nguyên vô cùng lớn. Nếu tận dụng được các tài nguyên này
một cách hợp lí thì đây sẽ là động lực to lớn góp phần vào quá trình phát triển kinh tế,
vì vậy, việc cần phải có các luật để quản lí và khai thác nguồn tài nguyên đất nước là
điều vô cùng quan trọng, mặc dù đã có những bộ luật để quản lí nhưng thực tế chứng
minh chúng vẫn chưa đủ và ngày một yếu kém bởi nền kinh tế ngày một phát triển,
chúng ta đánh đổi tài nguyên quá nhiều để thu lợi nhưng tài nguyên không phải vô hạn
nên cần hoàn thiện cải tiến hơn nữa những quy định về quản lí, khai thác và vận dụng
có hiệu quả, không lãng phí đối với tài nguyên thiên nhiên.

Tổ chức bộ máy nhà nước còn nặng nề, sự phân công và phối hợp giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp còn có
những điểm chưa rõ về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ, phân cấp trung ương - địa
phương còn một số mặt chưa cụ thể (như về quản lý đầu tư, tài chính, tổ chức bộ máy,
kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ...), làm cho tình trạng tập trung quan liêu cũng
như phân tán, cục bộ chậm được khắc phục.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước vẫn còn tình trạng buông lỏng và bao
biện, chống chéo nên chưa phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực điều
hành của bộ máy nhà nước
Nguyên nhân
Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện chuyển
đổi nền kinh tế là nhiệm vụ mới mẻ.
Đảng chưa làm tốt việc lãnh đạo cụ thể hoá nghị quyết của Đảng về xây dựng
nhà nước.
Chưa kịp thời tổng kết thực tiễn và còn thiếu cơ sở khoa học.
Các cơ quan nhà nước chưa phát huy đầy đủ trách nhiệm trong việc quán triệt
và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng.
Các đoàn thể quần chúng chưa chú trọng xây dựng các nội dung cụ thể.
Nguồn:
http://m.tapchiqptd.vn/vi/phong-chong-dbhb-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa/thanh-tuu-
xay-dung-chu-nghia-xa-hoi-va-cong-cuoc-doi-moi-cua-viet-nam-su-thuc-khong-the-
bac-bo-17162.html
http://www.xaydungdang.org.vn/uploads/thuhuyen/3-
chuyendenhanuocphapquyen.pdf?
fbclid=IwAR1Kpz2VBpxWTDk3uObK7yGRXZdqOEHSx-
Ge9VJ3MO66RdzKUj5q5mTOLS8
2.4. Giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta thời gian tới

You might also like