You are on page 1of 4

LUYỆN THI THPTQG MÔN HÓA HỌC – Năm học 2021-2022

ÔN LUYỆN THEO BÀI


GV: Luân Thị Thu Trường: THPT Cao Bá Quát-Quốc Oai
Phone: 097.529.529.1 Zalo: 097.529.529.1
« Trên con đường thành công không có dấu chân kẻ lười biếng »

BÀI 4: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN


Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- Trong nguyên tử, electron chuyển động ...(1)............................. xung quanh hạt nhân không theo những
...(2).................................... tạo nên vỏ nguyên tử.
- Các electron trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm các mức năng lượng từ ...(3)................................
và sắp xếp thành từng lớp. Các electron ở gần hạt nhân liên kết ...(4)................... hơn với hạt nhân. Các electron
trên cùng một lớp có...(5)................................ gần bằng nhau.
- Mỗi lớp electron lai được chia thành các phân lớp. Các phân lớp được kí hiệu bằng các chữ cai thường s, p, d, f.
Các electron trên cùng một phân lớp có...(6)................................ bằng nhau.
Câu 2: Điền thông tin còn thiếu và đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
Bảng 3: Cấu tạo lớp vỏ electron
LỚP ELETRON PHÂN LỚP SỐ ELECTRON TỐI SỐ ELECTRON TỐI
ĐA TRÊN PHÂN ĐA TRÊN LỚP/BIỂU
LỚP/BIỂU DIỄN DIỄN
2
K (n=1) 1s 2/1s 2/1s2
L (n=2)

M (n=3)

N (n=4)

Câu 3: Nguyên tố photpho nằm ở ô thứ 15 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Biết rằng các electron của nguyên tử
photpho được phân bố trên 3 lớp electron (K, L, M). Xác định số electron ở lớp L của nguyên tử photpho.

Câu 4: Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số các loại hạt proton, electron, nơtron bằng 82, trong đó số hạt
mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Xác định tên nguyên tố R.

GV: Luân Thị Thu “Phải có học, có làm thì mới có ăn” Page 1/4
Câu 5: Tổng số các hạt proton, electron, nơtron của một nguyên tử X là 28. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 8. Viết kí hiệu nguyên tử X.

Câu 6: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố X là 40. Xác định tên và kí hiệu của X.

Câu 7: Tổng số hạt proton, notron và electron trong 2 nguyên tử X và Y là 142, trong đó tổng số hạt mang điện
nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 12. Xác định
tên và kí hiệu của X, Y.

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1. Trắc nghiệm lý thuyết
● Mức độ nhận biết, thông hiểu
2. Trắc nghiệm tính toán
● Mức độ thông hiểu, vận dụng
Câu 1: Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân?
A. Lớp N. B. Lớp L. C. Lớp M. D. Lớp K.

Câu 2: Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết kém chặt chẽ với hạt nhân nhất?
A. lớp K. B. lớp L. C. lớp M. D. lớp N.

Câu 3: Nguyên tử của một nguyên tố có bốn lớp electron, theo thứ tự từ phía gần hạt nhân là: K, L, M, N. Electron
thuộc lớp nào có mức năng lượng trung bình cao nhất?
A. Lớp K. B. Lớp L. C. Lớp M. D. Lớp N.

Câu 4: Phân lớp d đầy điện tử (bão hòa) khi có số electron là


A. 5 B. 10 C. 6 D. 14

Câu 5: Phân lớp 4f có số electron tối đa là


A. 6. B. 18. C. 10. D. 14.

Câu 6: Số electron tối đa chứa trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là:
A. 2, 6, 8, 18. B. 2, 8, 18, 32.
C. 2, 4, 6, 8. D. 2, 6, 10, 14.

GV: Luân Thị Thu “Phải có học, có làm thì mới có ăn” Page 2/4
Câu 7: Phân lớp nào sau đây bán bão hòa?
A. 4s2. B. 4p6. C. 4d5. D. 4f4.

Câu 8: Lớp electron thứ 3 (lớp M) có bao nhiêu phân lớp?


A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 9: Lớp electron thứ 4 (lớp N) có bao nhiêu phân lớp?


A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 10: Lớp electron nào có số electron tối đa là 18?


A. K. B. N. C. M. D. L.

Câu 11: Số electron tối đa của lớp M, N lần lượt là:


A. 8, 32. B. 8, 18. C. 18, 32. D. 18, 18.

Câu 12: Số electron tối đa ở lớp thứ n là


A. n. B. 2n. C. 2n2. D. n2.

Câu 13: Electron được phát minh năm 1897 bởi nhà bác học ngưới Anh (J.J. Thomson). Từ khi được phát hiện đến
nay, electron đã đóng vai trò lớn trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như: năng lượng, truyền thông và thông tin…
Trong các câu sau đây, câu nào sai?
A. Electron là hạt mang điện tích âm.
B. Electron có khối lượng là 9,1.10-28 gam.
C. Trong nguyên tử, electron được chia thành các lớp và các phân lớp.
D. Electron có khối lượng đáng kể so với khối lượng nguyên tử.

Câu 14: Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động như thế nào xung quanh hạt nhân?
A. Chuyển động rất nhanh không theo những quỹ đạo xác định.
B. Chuyển động rất nhanh theo những quỹ đạo xác định.
C. Chuyển động rất chậm và không theo những quỹ đạo xác định.
D. Chuyển động rất chậm và không theo những quỹ đạo xác định.

Câu 15: Về mức năng lượng của các electron trong nguyên tử, điều khẳng định nào sau đây là sai ?
A. Các electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất.
B. Các electron ở lớp ngoài cùng có mức năng lượng trung bình cao nhất.
C. Các electron ở lớp K có mức năng lượng cao nhất.
D. Các electron ở lớp K có mức năng lượng bằng nhau.

Câu 16: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 6 electron. Số đơn vị điện
tích hạt nhân của nguyên tố X là
A. 6. B. 8. C. 14. D. 16.

Câu 17: Nguyên tố lưu huỳnh nằm ở ô thứ 16 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Biết rằng các electron của nguyên tử
lưu huỳnh được phân bố trên 3 lớp electron (K, L, M). Số electron ở lớp L trong nguyên tử lưu huỳnh là
A. 6. B. 8. C. 10. D. 2.

GV: Luân Thị Thu “Phải có học, có làm thì mới có ăn” Page 3/4
Câu 18: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tố X là
A. O (Z=8). B. Cl (Z=17). C. Al (Z=13). D. Si (Z=14).

Câu 19: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34. Số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không
mang điện. Nguyên tố X là
A. Na (Z = 11). B. Mg (Z = 12).
C. Al (Z = 13). D. Cl (Z =17).

Câu 20: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, electron, nơtron bằng 180. Trong đó các hạt mang điện
chiếm 58,89% tổng số hạt. X là nguyên tố
A. flo. B. clo. C. brom. D. iot.

Câu 21: Trong nguyên tử Y có tổng số proton, nơtron và electron là 26. Hãy cho biết Y thuộc về loại nguyên tử
nào sau đây? Biết rằng Y là nguyên tố hoá học phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất.
16 17 18 19
A. 8 O. B. 8 O. C. 8 O. D. 9 F.

Câu 22: Tổng số hạt cơ bản của phân tử CaX2 là 288, trong đó tổng số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện
là 72. Nguyên tử X là
A. clo. B. brom. C. iot. D. flo.

Câu 23: Tổng số hạt cơ bản của phân tử M2O5 là 212, trong đó tổng số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện
là 68. M là
A. N. B. P. C. As. D. Bi.

Câu 24: Tổng số hạt proton, nơtron , electron trong hai nguyên tử của nguyên tố X và Y là 96 trong đó tổng số hạt
mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 32 . Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là
16. X và Y lần lượt là
A. Be và Mg. B. Ca và Sr. C. Na và Ca. D. Mg và Ca.

Câu 25: Phân tử XY2 có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 66, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 22, số hạt mang điện của Y nhiều hơn của X là 20. Công thức phân tử XY2 là
A. SO2. B. NO2. C. CO2. D. CS2.
-----------------------------------------------

GV: Luân Thị Thu “Phải có học, có làm thì mới có ăn” Page 4/4

You might also like