You are on page 1of 70

Bát Trạch Liên Hoa

Khí bát trạch vận động thịnh vượng khi nhà dưới đất và có một nền
đất tốt .
Nhà dưới đất thì vượng khí đất nhà trên trời là vượng khí trời .
Nên đại gia thường 1 là ở trên penhouse hai là biệt thự vườn .

Nhà PenHouse

BÁT TRẠCH LÀ 8 TRẠCH CHỦ PHỐI 8 CUNG CỦA BỘ MÁY BÁT QUÁI SINH RA 8 KHÍ ĐỊNH
CÁT HUNG .

LA KINH BÁT TRẠCH :


Khảm phối Ly và ngược lại luôn là PHÚC ĐỨC TRẠCH - Trục đối xứng Bắc Nam - của người Đông
Trạch.
Nhưng với người Tây trạch thì trong mô hình biểu kiến, không có cung đối ứng tạo thành PHÚC
ĐỨC TRẠCH.

Bát trạch là một môn hay một yếu tố tương tác trong phong thuỷ Liên Hoa .

1. Nguyên Lý Gốc
2. Đại cương
3. Bát trạch Liên Hoa
4. Hình Khí Liên Hoa
5. Loan Đầu Liên Hoa
6. Trấn Yểm
7. Huyền Không
8. Tiên Tri Sự
9. Xem Ngày và Xem Tuổi

Bát Trạch Liên Hoa Những Điều Lưu Ý :

1. Nguyên lý góc của bát Trạch Liên Hoa rút ra từ giãi mã Hà Đồ và Vạch Quái Tiên Thiên.
Chân lý từ đó mà luận các môn nói chung và Bát Trạch nói riêng .
2. Ngay tại lúc này hệ luận Bát Trạch Liên Hoa "trọng sơn hơn hướng" Hướng dẫn dùng để
nạp khí nhưng sơn sẽ dùng để tụ khí và sinh khí (Dương sinh, Âm dưỡng Âm Sinh) .
3. Bát trạch Liên Hoa vận dụng số 10 lạc thư .... đây là mật pháp ẩn chứa trong lạc thư, giúp
Liên Hoa khẳng định bộ máy bát quái vận động dưới nền đất thông qua cơ thể của trạch
(Trạch , Lạch, Tâm).
4. Ngôi gia là một cơ thể có mạch khí có tâm khí và có cơ chế vận động của khí, Có nạp có
xuất, Có tụ có sinh, Có sinh có tù và tử tuyệt .
5. Vận động bộ máy bát quái dưới trạch theo nguyên lý . Dương sinh âm lúc này bát quái tiên
thiên vận động khai sinh khí tiên thiên, Khí tiên thiên vận động theo bát quái tiên thiên (Nhất
càn, nhị đoài, tam ly, tứ trấn, ngủ tốn, lục khảm, thất cấn, bát khôn), Khi vận động sau đó hội
tụ vào nền trạch đủ lực chất sẽ chuyển thành hậu thiện định vị (Nhất khảm, nhì khôn, tam
chấn, tứ tốn, ngũ trung, lục càn, thất ly, bát cấn, cửu đoài) Khi hình thành hậu thiên lại tích
đủ lượng chất lại sinh ra lúc đó sẽ có hậu thiên ngũ hành bát quái hình thành. Khí lúc này
tương ứng với tầng 3 trong hệ luận nghi tượng quái. Và lúc này sẽ có cung sinh khí trong
nhà .
6. Hệ Luận cung sinh khí : Cung sinh khí nội quái trong trạch là một cung vì lý do nào đó
Cung Được Dụng Sinh Thể . Khách Sinh Chủ . Cung này được gọi là cung sinh khí .
Ví dụ : 2021 phiên tinh lưu niên Cửa tử hoả tinh đến cung Cấn Thổ đông bắc => Tinh hoả sinh cung
Thổ đây là thế đại cát khách sinh chủ, âm sinh dương, Dụng sinh thể. nên cung cấn là cung sinh khí
toàn hệ năm 2021.

7. Dụng là âm thể là dương, Khách là âm chủ là dương .Dụng âm dương từ nguyên lý góc để
luận cát hung .
8. Dòng khí luân lưu trong trạch định hình bằng 3 tầng khí trung thượng hạ : Trung là nhân,
thượng là thiên, hạ là địa . Bát trạch chủ địa khí, Gia chủ chủ nhân khí, Nạp sao chủ thiên
khí (tràng lộc tuế nhị thập bát tú, huyền không phi tinh) .

Nguyên tắc học của chúng ta vẫn là gạn đục khơi trong . Cổ thư bắt buộc phải tiếp thu vì đây là
môn cổ học.

BÁT QUÁI BÀN .

Mô Hình Bát Quái Bàn Liên Hoa Thống nhất cho các môn học của Phong Thuỷ Liên Hoa Liên Hoa

Dựa vào Mô Hình Bát Quái Bàn Cửu Cung ta có :

1. Vị trí bát quái liên hoa Hậu Thiên cố định vị


2. Ngũ hành quái và phương vị ngũ hành chiếm cứ
3. Độ số tiên tri quái Hậu Thiên
4. Điện tích của quái hậu thiên
5. Chiều tính cửa quái hậu thiên
6. Bàn hình vuông độ số quái (sau này là phiên tinh bàn huyền không)
7. Phương vị bàn

Mọi thông số đều có ý nghĩa nhất định của nó khi vận dụng vào công trình phong thuỷ .

Triển khai bát quái bàn thành bảng tra tự vẽ : Cảm ơn Anh Hùng đã tài trợ hình này .
Nguyên lý chính của bát trạch là : Phối cung và trạch chủ để định ra 8 khí tốt xấu.

Các khái niệm lưu ý : Xem chi tiết bên Phong Thuỷ Đại Cương .

1. Trạch: chính là nhà, Ở đây cụ thể là nền nhà được giới hạn bởi móng nhà .
2. Lạch : xương sống nhà .
3. Tâm : tâm hình học trạch đất hay nền nhà (với nhà chung cư hay tầng trên )
4. Bộ máy nhà : Là ý nói ngôi gia là một cơ thể bát quái là bộ máy vận động bên trong cơ thể
đó .
5. Sơn hướng tọa : Xem chi tiết bên đại cương .

Sơ Lược Đồ Hình Bát Quái Vận Dụng Trong Bát Trạch


Phân bổ trên mô hình tròn 360 độ .
Phân thành 4 phương 8 hướng .

Và Bát Quái Hậu Thiên Định Vị 8 Cung : Càn Khảm Cấn Chấn Tốn Ly Khôn Đoài .
1) Bắc: Từ 337, 5 độ - 0 độ (Chính Bắc) - 22, 5 độ; Quái Khảm

2) Đông Bắc: 22,5 độ - 45 độ (Chính Đông Bắc) - 67, 5 độ. Quái Cấn .

3) Đông: 67,5 độ - 90 độ (Chính Đông) - 112,5 độ. Quái Chấn .

4) Đông Nam: 112, 5 độ - 135 độ (Chính Đông Nam) - 157, 5 độ.Quái Tốn.

5) Nam: 157, 5 độ - 180 độ (Chính Nam) - 202,5 độ.Quái Ly .

6) Tây Nam: 202,5 độ - 225 độ (Chính Tây Nam) - 247.5 độ. Quái Khôn .

7) Tây: 247,5 độ - 270 độ (Chính Tây) - 292, 5 độ. Quái Đoài .


8) Tây Bắc: 292,5 độ - 315 độ (Chính Tây Bắc) - 337, 5 độ. Quái Càn .

Cửu Cung Bát Quái Bàn Liên Hoa

Các Tính Chất Của Bát Quái Hậu Thiên được thể hiện rõ nét trên Cửu Cung Bát Quái Bàn Liên Hoa
như sau . Và bắt đầu các bạn làm quen với đồ hình Vuông . Nhưng nên nhớ mọi đồ hình từ phong
thuỷ đều là tròn, Hình vuông là cách điệu vận dụng mà thôi .

Các bạn chú ý Tôi đã cố tình quay hướng bắc của các bát quái xuống dưới, Nam hướng lên trên ,
hay bắc hướng vào ta Nam là hướng nhìn . Đây là quy Chiếu Tự Nhiên không phải quy ước của cá
nhân nào . Khi ta quan sát Ta tựa lưng vào Bắc Mặt Hướng trời Nam.

Bấm bàn tay bát quái đồ hậu thiên .


Trên là đồ hình Hậu thiên Định Vị Phương Vị Và Ngũ Hành . Trên thị trường rất nhiều bát quái thay
đổi các vị trí của Quái. Nhưng đó là việc của họ, Về nhận định này tôi đã nói đến ở bài Vạch Quái
và Định Vị Quái Hậu Thiên Ngũ Hành .

Vận Động Khí Của Bát Trạch Liên Hoa


Trạch là nhà là cỗ máy (bộ máy nhà). Trong đó là bát quái vận động liên tục sinh xuất từ trường
năng lượng.

Bộ máy bát quái vận động dưới trạch nhà theo 8 Hệ Luận bên trên .

Các bạn chú ý là khí mới sinh luôn vận động theo tiên thiên và tích tụ ổn thì thì hậu thiên hình
thành, Nên môn bát trạch đôi lúc tính toán không chính xác là vì lý do khí chưa tụ ổn định được .

Nên nhớ khí sinh ra tích đủ lượng thì mới thành chất . Còn khi trong trạng thái khí biến thiên lại
không thể tính chính xác được. Vì thế cho nên nắm bắt khí ổn định hay khí biến thiên lại phải vận
dụng các hệ luận và cảm nhận của Phong Thuỷ Sư là quan trọng .

Và ở đây cũng có những nguyên lý logic để các bạn dùng để quán sét đó là Diện Chuẩn, và Ứng .
Diện chuẩn là diện chuẩn ngôi gia "Hình Tướng, Sắc Tướng ..." Diện chuẩn gia chủ "Hình Tướng,
Sắc Tướng" Và các ứng (sự cố xảy ra cho gia chủ : tán tài, suy đinh, bệnh, động trạch ...) Khi khí ổn
định thì các ứng sẽ phát sinh tốt xấu rỏ ràng .

Những tri thức về ứng biến phải được thực hành liên tục thành một kỹ năng dựa vào lý thuyết Liên
Hoa mà các bạn được học trong khóa PTS chứ không đơn giản là lý thuyết hay thực hành .
Bộ máy cửu cung bát quái đồ dưới trạch sẻ kết nối với người ở trong trạch (trạch chủ) mà sinh xuất
ra bát khí theo định luật "Bát Biến Du Niên" . mà nuôi dưỡng con người bên trong trạch .

Đồ hình nhà chúng ta sẽ làm việc cho cả khóa học .

Phân Chia Đông Trạch Và Tây Trạch Trong Bát Trạch Cổ Thư
Trong cổ thư hướng nhà thì bát trạch phân ra thành hai nhóm chính đó là Đông Tứ Trạch và Tây Tứ
Trạch theo đồ hình sau . Xác định đông trạch hay tây trạch là cổ thư láy Theo Hướng .
Trong đó Đông Trạch gồm hướng : Càn, Đoài, Cấn, Khôn

Tây trạch bao gồm 4 hướng : Ly, Chấn, Tốn, Khảm


Đồng thời cổ thư cũng phân Mệnh Trạch Chủ thành 2 nhóm Đông Tứ Mệnh và Tây tứ mệnh (Phi
cung mệnh) như sau :

Người đông tứ mệnh bao gồm : Càn Đoài Cấn Khôn

Người Tây Tứ Mệnh bao gồm : Ly Khảm Chấn Tốn .

Theo cổ thư thì người Đông Mệnh ở nhà ĐÔng trạch thì sẽ có 1 trong 4 hướng tốt : Sinh khí, diên
niên, thiên y, và phục vị .

Còn nếu người đông mệnh mà ở nhà có hướng Tây trạch thì lại rơi vào 1 trong 4 hướng xấu : Tuyệt
mạng họa hại ngũ quỷ và lục sát .

Và ngược lại người tây mệnh cũng vậy .

Đối với Bát Trạch Liên Hoa thì vẫn dùng 2 nhóm quái đông tây như trên, nhưng Định Nghĩa
lại bản chất xuất thân của 2 nhóm quái này để sau này các bạn có cơ sở nguyên lý ứng
dụng.

NGUYÊN LÝ HÌNH THÀNH 2 NHÓM QUÁI ĐÔNG TRẠCH VÀ TÂY TRẠCH TRONG BÁT TRẠCH

Các bạn chú ý với Liên Hoa tôi không dùng hai cụm định danh đông tứ trạch và tây tứ trạch là vì
trong cổ thư có nhiều nhầm lẫn trong định danh này nên dễ gây mâu thuẫn và hoài nghi trong lúc
học

Các bạn thấy :

- Nhóm Tây trạch gồm : Càn Đoài Cấn Khôn Thống nhất tên gọi Liên Hoa là thuần khí . Vì nhì về
gốc của 4 quái ta thấy Càn Đoài xuất phát từ trường năng lượng của thái dương Thuần Dương khí .

- Nhóm Đông tứ trạch gồm : Ly Chấn, Tốn Khảm . Thống nhất tên gọi của Liên Hoa cho nhóm này
là nhóm không thuần khí . Hay nhóm âm khí của trường thiếu âm và thiếu dương .

Và cũng từ vấn đề không thuần khí như vậy mới hình thành nên hậu thiên bởi nhóm Cấn
Tốn hình thành.

Bát Trạch Liên Hoa chia 8 Hướng nhà thành 2 nhóm chính đó là .
Nhóm Thuần khí : Càn Đoài Cấn Khôn và nhóm này trùng với nhóm đông trạch của Cổ Thư .
Nhưng Bát Trạch Liên Hoa không khuyến cáo dùng cụm từ “đông trạch hay tây trạch” vì Khi đi về
cội nguồn vạch quái và định vị hậu thiên ta phát hiện một chân lý là nhóm này thuộc về hai miền
thuần khí đó là Càn Đoài thuộc miền Thái Dương, Cấn khôn Thuộc Miền thái âm. Hai miền nầy
năng lượng thuần khí nên chúng liên kết chặt và bền vững và đồng thời cũng có các tính chất đặc
thù của Thuần khí (Các bạn xem phần nguyên lý gốc Hệ Luận Thuần Khí và Tạp khí) .

Nhóm không thuần khí (tạp Khí) : Ly Chấn Tốn Khảm nhóm này trùng với nhóm tây tứ trạch trong
cổ thư. Bát Trạch Liên Hoa không khuyến cáo dùng từ ngữ “tây đông” mà dựa vào Khí chất gốc của
nó mà phân ra. Nhóm này thuộc hai miền Thiếu Âm là Ly Chấn, và Thiếu Dương là Tốn Khảm . Hai
miền này hiện rõ nét trong quá trình vạch tiên thiên và định hậu thiên ngũ hành . Trong đó hai miền
Thiếu Âm và Thiếu Dương giao nhau trong quá trình chuyển động năng lượng qua tâm của lạc thư

khí đó hai Hệ này phá vỡ liên kết mà Hình Thành nên hệ mới và đó là Nguyên Lý Gốc hình thành và
định vị Hậu Thiên Bát Quái . Các Bạn đọc lại định vị hậu thiên trong nguyên lý Gốc của Liên Hoa .

Và bây giờ đối với Bát Trạch Liên Hoa sẽ không có khái niệm Đông và Tây trạch hay Đông và Tây
Mệnh nữa. Bát Trạch Liên Hoa phối khí giữ trạch chủ và Bát quái dưới trạch nhà sinh ra 8 khí theo
Lý Thuyết của Bát Biến Du niên .

Công thức phối khí của trạch chủ và 8 cung của bát trạch .
XÁC ĐỊNH MỆNH TRẠCH CHỦ .

Mệnh trạch chủ : Láy phi cung mệnh của người dương trong hệ (ngôi gia) để làm Mệnh Trạch
Chủ .
Mệnh trạch chủ xác định theo nguyên lý âm dương : "dương trước âm sau, dương chủ âm phụ,
âm tùng dương" .

Chú ý phong thuỷ là quy luật của trời đất vận động theo tính chất của khí (năng lượng gốc) không
theo chủ ý của con người hay yếu tố thời đại .

Có người nói nhà đứng tên sổ đỏ là mệnh trạch chủ là sai. Đây là quy chiếu hành chính thôi không
liên quan gì đến trạch đất quy luật vận động của bát quái cả .

Ngày xưa hay có câu “Phụ tử tòng tử" là ý nói. Gia đình người cha chết thì theo người con trai lớn
trong nhà . Nhưng có nhà chỉ có cậu trai 3 tuổi vậy cũng tính theo cậu trai này . Cũng vì lý do âm
dương nhầm lẫn là Nữ mẹ, chị, hay bà đều là nữ là âm so với cậu bé con 3 tuổi là con trai . Đây là
xã hội trọng nam khinh nữ nên mới có hệ lý này

Trong cuộc sống chúng ta hay bị chi phối bởi ý thức hệ của thời đại mà chúng ta sống. Văn hóa
vùng miền và sự tiện dụng cá nhân. Mà quên đi rằng đó là chủ quan mà thôi. Khách quan tự nhiên,
mặt trời mọc và lặng, 4 mùa xuân hạ thu đông chưa bao giờ vận động theo thời đại hay ý định sở
thích của bất kỳ ai .

Cổ nhân có câu “Thiên địa bất nhân" cũng nhắc chúng ta rằng quy luật của tự nhiên là không thể
chối cãi nếu không thuận thì ắt bị diệt vong .

Trong cổ thư chưa bao giờ có nói đến cách xác định trạch chủ cả, cổ thư chỉ nói qua loa mà thôi,
cũng giống như định tâm vậy . Nếu không xác định chính xác trạch chủ thì làm sao phối khí bát
trạch . Vậy chẳng phải bát trạch không đúng mà chúng ta thiếu nhiều cơ sở lý luận để tính toán mà
thôi .

Nên trong Bát Trạch Liên Hoa chúng ta học kỷ phần Trạch, Lạch, Tâm ; Sơn, Hướng, Tọa từ phần
đại cương là vậy .

Để xác định được trạch chủ các bạn tra Bảng Tra Phi cung ở đây :

BẢNG TRA : BẢNG TRA PHI CUNG TAM NGUYÊN

Cách tính tắc của mệnh trạch :


Trước năm 2000:
1. Mệnh nam = (100-2 số cuối năm sinh) chia 9, số dư là quái mệnh.
2. Mệnh nữ = (2 số cuối năm sinh + 5) chia 9, số dư là quái mệnh.
Lưu ý:
(1) Mệnh nam gặp 5, dùng 2 thay thế; mệnh nữ gặp 5 dùng 8 thay thế.
(2) Chia hết cho 9, lấy số 9 (quẻ Ly)
Từ năm 2000:
1. Mệnh nam = (99-2 số cuối năm sinh) chia 9, số dư là quái mệnh.
2. Mệnh nữ = (2 số cuối năm sinh + 6) chia 9, số dư là quái mệnh.
PHỐI KHÍ BÁT TRẠCH

Lấy ví dụ trạch chủ Ly phối khí vào các cung trong trạch .
Sơ đồ trên mình hoạ quái Ly là Trạch Chủ, Khi đó các cung trong nhà tương tác với trạch chủ Ly
sẽ tạo ra 8 khí như trên . Theo Khẩu quyết :

Khẩu quyết Bát Biên Du Niên . Mỏi quái cấu tạo bởi 3 Hào, và có vị trí từ dưới lên 1,2,3 hay
hạ nhị thượng . Như hình:

1. Thượng nhất biến vi Sinh Khí (hào 3 biến sanh Sinh Khí)
2. Trung hào biết vi Tuyệt Mạng
3. Hạ hào biến Vi Hoa Hại
4. Thượng nhị biến vi Ngũ Quỷ
5. Hạ nhị biến vi Thiên Y
6. Thượng hạ biến vi Lục Sát
7. Tam hào biến vi Diên Niên
8. Tam hào bất biến vi Phục Vị

CHữ đỏ là tốt , CHử đen là xấu .

BẢNG TRA NHANH VỀ PHỐI KHÍ BÁT TRẠCH .

Bảng tra dưới đây rất quan trọng nhất thiết chúng ta nên in ra một bảng để dùng làm bảng tra khi
hành nghề .
Ta nhận thấy rằng Tây Hay Đông định danh là vô nghĩa vì Trạch Chủ Sẽ Phối với Các cung trong
bát quái đồ sẽ tự hình thành 8 khí như trên . Từ Đó định cát hung của từng cung . và đây là lý
thuyết nhất quán của Bát Trạch Liên Hoa sau này luận phong thuỷ.

Ý nghĩa của 8 khí trong Bát Biến Du niên ứng dụng trong Bát Trạch .
Các khí như: Sanh khí, Thiên ý, Tuyệt mạng.... gọi là một Du Niên, Du niên tinh . Theo cổ thư cát
hun của các DU Niên như sau :

1 . Đệ nhứt cát tinh là Sinh khí.

Gia chủ phi cung được phương Sinh Khí khả năng sinh 5 con, đều có quan chức , phú quý. Gia
đinh dồi dào, nhiều khách đến nhà. (đến năm và tháng Hợi, Mẹo, Mùi rất vượng)

2 . Đệ nhị cát tinh là Thiên Y.

Gia chủ phi cung được phương Thiên y sinh ba con. Giầu thiên kim ít bệnh tật. Gia đinh , chăn nuôi
đều rất tốt.

(Đến các năm tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi có tài lộc).

3 . Đệ tam cát tinh là Phúc Đức.

Gia chủ phi cung được hướng Phúc Đức, trong nhà hòa thuận. Nếu bếp quay hướng này thì có 4
con, gia đình khá giả, sống lâu, tiền bạc dồi dào. Gia đinh và chăn nuôi đều phát triển.

(Ứng vào năm và tháng Tị Dậu Sửu )

4 . Đệ tứ cát tinh là Phục vị .


Gia chủ phi cung được hướng Phục Vị. Đắc chí một thời, tương đối khá giả , ngày ngày có tiểu lợi ,
thuộc hạng trung bình . Nhà con gái đông hơn con trai.

(Hướng bếp quay về Phục Vị - năm Thiên Ất quý nhân đáo hướng khả năng sinh con quý tử)

Trích: Tối hùng duy thượng 4 kiết nghi an trang, khai đại môn phòng môn, an hương hỏa, Thổ địa,
Từ đường, Thương phố đặng loại cụ nghi hiệp tứ kiết phương, kỵ tứ hung phương.

Sách Viết :

Trong số đó có phép cầu sinh con trai của phái Bát Trạch, còn gọi là phép cầu con hoặc phép cầu
tử lưu truyền từ xưa nay được nhiều người rất quan tâm nghiên cứu tìm hiểu, vận dụng.

Ngoài việc tính tuổi vợ tuổi chồng kết hợp tháng thụ thai để sinh con trai gái theo Kinh dịch, thì
phương pháp cầu con theo Bát trạch cũng rất hiệu nghiệm.

Thiên ất quý nhân, tức Khôn Dã cầu con: "Duy tài đinh, táo khẩu nghi hướng Phục vị, mỵ kỳ
niên Thiên ất quý nhân đáo mạng tắc sinh tử tôn, việc nghiệm".

"Như thượng nguyên Canh Thìn niên, tam bích trị, tức dĩ tam bích nhập trung cung, tứ lục tại Càn,
ngũ huỳnh tại Đoài, lục bạch tại Cấn, thất xích tại Ly, bát bạch tại Khảm, cửu tử tại Khôn, nhất bạch
tại Chấn, nhị hắc tức Khôn cũng là Thiên ất quý nhân tại Tốn. Nhược tại Chấn, nhị hắc tức Khôn,
tức Thiên ất đáo mạng tất sinh quý tử".

Có nghĩa là người tuổi Canh thìn thuộc thượng nguyên trước,

- có cung phi là cung Chấn (tam bích), muốn cầu con trai thì đặt hướng bếp quay về hướng
chấn đông (hướng phục vị).
- đến năm Tốn, Thiên ất quý nhân bay đến tất sẽ sinh con trai.
- Việc đã nghiệm.

Như vậy, theo phái Bát Trạch muốn sinh con trai thì phải đặt bếp đúng hướng Phục vị, và đợi năm
có Thiên ất quý nhân bay đến sẽ sinh con trai.

Ví dụ cụ thể: Người sinh năm 1979, tức năm Kỷ Mùi, có cung phi là Chấn, muốn cầu con trai thì
hãy đặt bếp theo hướng Chấn (chính đông), đến năm 2014 Thiên ất quý nhân bay đến tất sẽ sinh
con trai.

Các bạn muốn vận dụng, hoặc đang trong quá trình vận dụng mà có điều gì vướng mắc chưa hiểu
thì cứ trao đổi, tôi sẽ tư vấn giúp các bạn.

- sẽ có bài riêng về cầu con theo bát trạch .

5 . Đệ nhứt hung tinh Tuyệt mạng.

Trạch nội phương hướng. Bổn mạng phạm thử, chủ tuyệt tự, thương tử (hại con cái), vô thọ
(không sống già), tật bệnh, thối tài bại điền súc, thương nhơn khẩu (bị người mưu hại).

(Ứng vào năm và tháng Tị Dậu Sửu)

6 . Đệ nhị hung tinh Ngũ Quỷ, Giao chiến.

Phạm thử chủ: Nô bộc đào tẩu (tôi tớ phản trốn) thất tặc, ngủ thứ (bị 5 lần trộm cướp) hựu kiến hỏa
tai hoạn bệnh, khẩu thiệt, thối tài, bại điền súc, tổn nhơn khẩu.

(Lâm nạn vào năm và tháng Dần Ngọ Tuất)

7 . Đệ tam hung tinh Lục sát, Du hồn.

Phạm chi chủ: thất tài, khẩu thiệt. Bại điền súc (tiêu mòn ruộng vườn, súc vật)thương nhơn khẩu.

(Ứng hại vào năm và tháng Thìn Tuất Sửu Mùi)


Đệ tứ hung tinh Họa hại, Tuyệt thể.

Phạm chi chủ hữu quang phi (thị phi quang sự) bệnh tật, bại tài (suy sụp), thương nhơn khẩu.

(Ứng bại vào năm tháng Thìn Tuất Sửu Mùi)

NHẬN XÉT:

Phàm bổn mạng 4 Kiết tinh nên trang nghi để cửa ngỏ dừng buồng, chổ thờ phượng, đặt kho đụng
là tốt.

Dưới đây là mô hình chuẩn của Bát trạch liên hoa vận dụng vào phong thuỷ .

Còn 4 hung tinh nên đặt cầu xý, hầm phân, cối xay giả đá mài, giặt rửa để yểm trấn hung thần thì
khỏi lo tai nạn, lại đặng may mắng đến. Nên tin lấy mà dè dặt.

Trên đây là dẫn nguyên văn sách Bát Trạch Minh Cảnh.

Bài này, chú yếu là giới thiệu với anh chị em về cách tính phối trạch chủ với 8 hướng sẽ sinh ra các
khí 8 như vậy. Sự nghiệm ứng này tùy tính ngũ hành của sao. Có nghĩa là các Khí Nầy (ví dụ sanh
khí) nó lại có ngủ hành của nó và ta dựa vào nó để luận cát hùng theo từng năm .

Nguyên tắc là:

Thuộc Hỏa thì Dần Ngọ Tuất.

Thuộc Kim thì Tỵ Dậu Sửu.

Thuộc Mộc thì Hợi Mão Mùi.

Thuộc Thủy thì Thân Tý Thìn.

Mô hình nầy được tổng hợp vẽ lại từ cổ thư truyền lại hàng ngàn năm chứ không phải cá nhân tôi
phát kiến ra . Tạm thời tại đây các bạn ghi nhận 8 khí như trên cát hun như thế để dùng và suy nghỉ
. Còn cụ thể 8 khí đó có ngủ hành thế nào lại là nhiệm vụ của môn Hình Khí còn bát trạch cổ lại
không có nói đến nó nên ta không đụng đên.

Nhân đây ta thấy được một điều là rỏ ràng 8 khí từ bát trạch nhưng bát trạch chỉ nắm có một phần
lý luận của 8 khí mà thôi (theo cổ thư) phần còn lại nằm trong môn khác. vậy mới thấy cổ thư rất rời
rạc cần Lắm các lý thuyết gốc của Liên Hoa khi giãi mã hà đồ vạch quái định vị hậu thiên .

Ý nghĩa 8 quái khi phân phòng (Đại ý )

Địa cầu xoay, bát quái vận động sanh ngũ hành. Nói theo tánh lý tám thể địa cầu ( trời, đất, núi,
đầm, sấm, gió, nước, lửa ) và lý bát quái ngũ hành sanh khắc để luận ra lý phải bố trí phòng ốc và
các công trình chính phụ trong ngoài ngôi nhà sao cho hợp lẽ tự nhiên ( bát quái là lý lẽ tự nhiên
của địa cầu ). Lẽ tự nhiên thì :

1/ Quái LY là hỏa ở về phương Nam của Địa cầu. Phòng ốc trong nhà liên quan tới hỏa lửa là
phòng bếp nên chi phòng bếp để nấu nướng phải đặt tại cung LY ( phần tam giác của diện tích nền
nhà màu vàng ). Bên ngoài nhà thuộc diện tích cung LY có thể đặt công trình phụ như là nhà chứa
củi, chứa thực phẩm.

Quái tượng LY là mặt trời, là đèn đuốt, là ánh sáng phá bỏ tăm tối. Những sự mang lại văn minh,
ánh sáng như kinh sách, bạn bè trí thức nên chi thư viện, phòng đọc sách, phòng hội thảo đặt nơi
LY cung là hợp lẽ.
2/ Quái KHẢM là thủy ở về phương Bắc của Địa cầu. Phòng ốc trong nhà liên quan tới thủy nước
là phòng rửa chén bác, phòng tắm giặc phải đặt tại cung KHẢM. Phần diện tích bên ngoài nhà
thuộc cung KHẢM cho phép đào giếng lấy nước sạch để uống, cúng kính.

Tính chất hành << thủy khắc hoả >> không cho phép nước lửa gần nhau quá để tránh âm dương
tương tác, ảnh hưởng tới hòa khí của người trong nhà. Tuyệt đối không đặt nhà bếp ở KHẢM cung
và không đào giếng ở cung LY.

3/ Quái CHẤN, quái TỐN là mộc ở về phương Đông và Đông Nam của Địa cầu. Phòng ốc trong
nhà liên quan tới mộc như là phòng dược thảo, phòng ngũ cốc, phòng thực phẩm, phòng ăn đặt tại
hai cung CHẤN - TỐN. Bên ngoài nhà thuộc diện tích hai cung Chấn Tốn làm nhà kho chứa củi,
chứa thóc lúa. Kẹt chỗ đào giếng ở Khảm thì có thể đào ở Chấn cung. Vườn hoa, cây kiểng thiết trí
ở Chấn Tốn đúng cách. Cây thuộc loại cỗ thụ có thể trồng ở cung Tốn.

Hai cung Tốn Ly liên thông, với tính chất << mộc năng sanh hỏa >> nên chi cho phép nhà bếp lấn
cung từ Ly sang Tốn, hoặc đặt bếp tại Tốn cung hợp lẽ.

4/ Quái CẤN là núi hành thổ ở về phương Đông Bắc của Địa cầu. Những sự trang trí bên ngoài
nhà như gỉa sơn, non bộ nên thiết trí tại CẤN cung. Núi có cây cao to nên chi các loại cây lớn có thể
trồng ở Cấn. Dinh thờ thần, thờ thánh thiết lập tại Cấn cung là hợp lẽ. Bên trong nhà thuộc Cấn
cung có thể đặt bếp nấu ở đây, nhưng tránh không được lấn sang Khảm cung.

5/ Quái KHÔN là thổ ở về phương Tây Nam của Địa cầu. Khôn thổ là đất canh tác nên chi bên
ngoài nhà thuộc cung này làm nơi trồng rau, hoa kiểng. Bên trong nhà thuộc Khôn đặt phòng ăn,
phòng tắm giặc.

6/ Quái KIỀN là trời hành kim, ở về phương Tây Bắc của Địa cầu. Phòng thờ đặt ở Kiền cung. Bên
ngoài nhà thuộc Kiền cung có thể dựng am thớ phật, chúa. Tính chất hành << kim sanh thủy >> nên
giếng nước uống đào ở Kiền cung rất tốt.

7/ Quái ĐOÀI là đầm hành kim, ở về phương Tây của Địa cầu. Đầm có hình trủng nên là cái có
chứa góp, mà thường là chứa góp thứ dơ bẩn. Đặt phòng vệ sinh ở Đoài cung là đúng lý. Bên
ngoài

nhà thuộc miền cung Đoài đào hồ, bể bơi, các công trình như cầu tiêu, hố xí, giếng nước cúng trời
phật đặt ở Đoài cung là không hợp cách.

8/ Về PHÒNG NGỦ không thuộc vào tượng thể quái nào thì theo lẽ gì để mà sắp đặt ? Phòng ngủ
là phòng mà gia chủ đặt phi cung mệnh của mình trong đấy với thời gian lâu dài nên chi âm dương
nơi phòng nầy rất có ảnh hưởng lên phi cung mệnh. Căn cứ theo luật bát quái biến cung để có
được bốn chữ TỐT cho mệnh cung là sanh khí, thiên y, diên niên, phục vị thì phòng ngủ phải đặt tại
một trong 4 cung tương hợp với PHI CUNG BẢN MỆNH của gia chủ.

Ví như :

a/ Gia chủ phi cung KIỀN đặt phòng ngủ tại KIỀN cung được chữ phục vị để sống thọ trên 61 tuổi
trở lên ; đặt phòng ngủ tại ĐOÀI cung được chữ sanh khí để tinh hoa phát tiết ; đặt tại CẤN cung
được chữ thiên y để phòng tránh bệnh khốn ; phòng ngủ đặt tại KHÔN cung được chữ diên niên để
quanh năm an vui hưởng phước.

b/ Gia chủ phi cung KIỀN mà phòng ngủ đặt tại LY cung là sai nặng vì cái hào số 2 của KIỀN KIM
sẽ bị biến thành LY HỎA làm hại mệnh của gia chủ.

c/ Gia chủ kinh tế vững vàng nên có phòng ngũ riêng cho con, Kiến trúc sư biết DƯƠNG CƠ TẠO
TÁC phải hội ý gia chủ thiết kế hướng phòng hợp cung phi tuổi con ( cấu trúc nhà trong nhà ).
Bát quái vạn vật .
Mô hình tương ứng tốt xấu theo Đông Tứ trạch.

Mô hình tương ứng tốt xấu theo Tây Tứ trạch.


Với người Tây trạch thì trục đối ứng tốt nhất của người Tây trạch là Đông Bắc Tây Nam. Khôn phối
Cấn chỉ là SINH KHÍ TRẠCH. Trong khí đó, trong sách Bát trạch Minh cảnh lại có lời khuyên: "Tuy
Khôn phối cấn được Sinh khí, nhưng không nên dùng"
- sẽ học sau.

Quán sét ngôi gia như sau :

Trình tự thực hiện : xác định 6 yếu tố chính yếu của mặt bằng ngôi gia .
1. Trạch
2. Lạch
3. Tâm
4. Sơn
5. Hướng
6. Toạ
7. Trạch chủ .
Chuẩn bị đồ hình 360 độ để phân kim .
IV - ỨNG DỤNG PHÂN CUNG ĐIỂM HƯỚNG NGÔI GIA VỚI PHÂN CUNG MỆNH TRẠCH CHỦ.

Các bạn đã học qua lý thuyết và giảng trực tiếp theo hình dưới đây .

LINK VIDEO BÀI GIẢNG :


CÁC LOẠI TRẠCH TRONG BÁT TRẠCH

1/ Tịnh trạch.

Định nghĩa Tịnh trạch trong Bát trạch:

Một căn nhà chỉ có một gian, hoặc phòng duy nhất, vừa làm phòng khách, phòng ngủ và bếp - cho
dù có hay không WC ở trong nhà thì gọi là Tịnh trạch.

Bởi vậy, với dạng TỊNH TRẠCH, như: căn hộ cấp 4 cho thuê thì sự tương tác rất đơn điệu giữa ngôi
gia và con người. Nên nó là một yếu tố làm cuộc sống khó phát triển , hoặc phát triển chậm.

2/ Động trạch.

Một căn nhà có từ ba gian, hoặc phòng trở lên - cho dù có hay không WC ở trong nhà thì gọi là
Động trạch. Nhà hai gian vẫn xếp loại Tịnh trạch. Nhưng vì tính cân bằng Âm Dương về hình thức
cấu trúc (Gian trước là Dương, gian sau là Âm), nên rất khó phát triển.

Cấu trúc cụ thể căn nhà gồm có : Sân (Ghi chú là Sảnh); huyền môn (Ghi chú là hiên), phòng
khách, cầu thang, bếp và sân sau. Tất nhiên khi con người di chuyển trong ngôi gia qua các cấu
trúc nhà khác nhau - từ sân vào nhà, qua các sành, phòng…
- thì tính chất của KHÍ tạo ra cũng khác nhau cho sự tương tác này.
Tính chất của Động trạch:

Nhà Động trạch và càng nhiều gian, phòng thì dương khí càng mạnh - so với tịnh trạch - do đó dễ
phát triển

Hình trên là động trạch .


3/ Biến hóa trạch.

Một khối nhà, kiến trúc có nhiều cổng từ hai hướng khác nhau trở lên; từ những cổng này có thể di
chuyển khắp khối nhà, mỗi khối có từ hai gian, hoặc phòng trở lên - cho dù có hay không WC trong
nhà thì gọi là BIẾN HÓA TRẠCH. (Nếu nhiều cổng, nhưng chỉ ở một hướng duy nhất thì không
nằm trong trường hợp này).

Trong hình minh họa trên,


ace cũng thấy khối kiến
trúc này có ba khu nhà, là:
A, B, C. Tâm toàn bộ khối
nhà này ở giao điểm của
ba đường cong giao tiếp
với nhau. mô tả bằng màu
cam. Ba đường cong này
chính là trạch nhà của ba
khối riêng biệt A, B, C đi
qua tâm chung của khối
nhà theo định nghĩa
TRẠCH đã truyền đạt. Mỗi
khối đều có tâm và trạch
riêng. Nhưng chúng có
liên kết TRẠCH với tâm
toàn bộ khối nhà mô tả
bằng ba đường cong màu
cam ký hiệu A, B, C.

Trường hợp này gọi là


BIẾN HÓA TRẠCH.

Tính chất của Biến hóa


trạch:
Biến hóa trạch phổ biến ở những khu kiến trúc phức hợp như: chung cư, siêu thị, văn phòng cho
thuê, cơ quan công sở..... Rất phổ biến trong kiến trúc hiện đại. Thời xưa thì thể hiện ở cung điện,
lâu đài, biệt thự của các công hầu, vương tướng....Những kiến trúc thuộc dạng biến hóa trạch,
Dương khí cực vượng, nên thường sinh hoạt sầm uất. Nhưng khiếm khuyết của nó lại chính do
nhiều trạch chạy trong khu nhà, nên rất dễ phạm vào các yếu tố xấu, là bị ĐỨT MẠCH - Khi xây
dựng, hầm hố dưới lòng đất, như: bể phốt (Hầm cầu, hầm phân), Bể nước...Hoặc bố trí cột dễ chặn
mạch sống của trạch, làm ảnh hưởng đến sự nghiệp của chủ sở hữu khối kiến trúc này.
THIẾT KẾ CẤU TRÚC NGÔI GIA THEO BÁT TRẠCH

Một ngôi gia - lấy chuẩn là một ngôi gia hình ống - với những cấu trúc đủ: như sau:

Chú ý hình ống thì chiều ngang < ½ chiều dài . Còn chiều ngang mà lớn hơn ½ chiều dài dần dần
tiến vào hình vuông thì lại tính toán khác đôi chút do vấn đề lưu khi từ hình tướng khác đôi chút .
Còn các trường hợp dưới đây đều là hình ống .

1/ CẤU TRÚC NỔI.

1/ Phía ngoài ngôi gia:

A/ Tương quan Cổng - Cửa

B/ Tường rào.

2/ Phía trong ngôi gia.

A/ Sân trước.

B/ Huyền môn.

C/ Phòng khách.
D/ Cầu thang.

E/ WC

F/ Phòng ngủ.

H/ Bếp.

M/ Sân sau.

X/ Ngoài ra tùy theo ngôi gia có thể thêm gara để xe, sân vườn có tiểu cảnh....

2/ CẤU TRÚC CHÌM.

A/ Bể nước.

B/ Bể Phốt (Hầm cầu, Hầm phân, Bể tự hoại).

C/ Cống ngầm, đường dẫn nước.

Chúng ta sẽ lần lượt học từng hạng mục A/ B/ C....với những nguyên lý, nguyên tắc, quy định của
BÁT TRẠCH LIÊN HOA trong ứng dụng thiết kế ngôi gia với sự tương quan căn bản của chúng.

Bài đầu tiên chúng ta học sẽ là: Cổng ngôi gia và tương quan Cổng - Cửa nhà.

Sau khi phân cung điểm hướng và ĐỊNH TÂM trong một sự vụ Địa Lý phong thủy.

Cho nên, sau khi "Định tâm, phân cung điểm hướng", chúng ta bắt đầu thực hiện những sự vụ
phong thủy theo những nguyên lý, nguyên tắc, và quy tắc sau. Bắt đầu từ ngoài vào trong, là:

1/ THIẾT KẾ CẤU TRÚC NỔI.

1/ Phía ngoài ngôi gia:

A/ Tương quan Cổng - Cửa.

a/ Trường hợp nhà hướng tốt, cổng cửa nên đối diện nhau và thẳng hàng

- Với những nhà hướng tốt thì cổng cửa và huyền môn đều nằm trên một trục thẳng. Mục
đích là để tận dụng tối đa sinh khí của hướng tốt vào nhà.
b/ Trường hợp nhà hướng xấu, cổng cửa phải so le nhau. Cấm kỵ đối diện nhau và thẳng hàng.
Mục đích của việc thiết kế so le nhau này, là để giảm thiểu tính xung sát khí của hướng xấu. Cổ thư
viết: "Nhà hướng xấu, đường đi đến cổng phải quanh co". Đồng thời phải dùng các biện pháp trấn
yểm. Cụ thể trong hình minh họa trên - là một sự vụ Địa lý phong thủy do tôi thực hiện, được dùng
để minh họa - tôi dùng một gương/ kiếng chiếu ra ngoài và tường nước để khống chế xung sát khí
của hướng xấu. Phương pháp dùng gương/ kiếng và tường nước với những điều kiêng cữ liên
quan, sẽ được học tiếp theo trong tổng thể ngành BÁT TRẠCH này.
Những kiêng cữ liên quan đến CỔNG/ CỬA:

Điều kiêng cữ quan trọng nhất, chính là cột cổng không đâm vào cửa và ngược lại. Anh chị em xem
hình minh họa dưới đây

Trong hình minh họa trên thì cột của cổng đâm vào cửa và ngược lại cột của Huyền môn và cửa
đâm ra cổng
Đây là một cách xấu trong thiết kế phong thủy và là một yếu tố cấm kỵ của Liên Hoa. nguyên nhân
là do tính chất của tương tác của KHÍ phát sinh với những phần tử vận động từ ngoài vào trong nhà
không đồng nhất.
Trên nguyên lý khi đi thẳng và cong, Chúng ta thấy rõ với đường thẳng biểu kiến vuông góc với cửa
- thì trong điều kiện cột công đâm vào cửa sẽ theo hình minh họa trên.. Từ đó tạo tương tác KHÍ
không đồng đều khi tương tác với ngôi gia qua cổng.

Sẽ nói rõ bên Hình Khí .


TÓM TẮT BÀI GIẢNG TƯƠNG QUAN CỔNG CỬA.

1/ Cột cổng cửa không đâm vào nhau.

2/ Hướng cổng/ cửa:

A/ Hướng tốt cần thẳng hàng.

B/ Hướng xấu cần so le, đường đi quanh co.


II - THIẾT KẾ CẤU TRÚC NGÔI GIA THEO BÁT TRẠCH.

1/ THIẾT KẾ CẤU TRÚC NỔI.

1/ Phía ngoài ngôi gia:

Tường rào bên ngoài ngôi gia:

Ông cha ta để lại câu thành ngữ "Kín cổng, cao tường". Điều này cho thấy ông cha ta đã rất am
hiểu về vấn đề tụ khí. Tôi đã nói về trường hợp những thửa đất phân lô, nếu không có ranh giới rất
khó bán, khi ứng dụng các phương pháp bán đất theo Địa Lý phong thủy, chính bởi tính không tụ
khí của thửa đất.

Do đó cần phải có ranh đất, dù là rất thấp thì tính tụ khí sẽ làm cho miếng đất dễ bán. Tất nhiên,
một suy luận hợp lý là tường rào càng cao, cổng càng kín thì khí càng tụ. Và điều này sẽ bảo đảm
vượng khí trong ngôi gia. Đương nhiên, độ cao có tỷ lệ hợp lý so với cổng.

Dưới đây là các hình minh họa những loại tường rào được và không được .
Tường rào phạm thế lộ cốt sát . Trơ xương .
Tường rào phạm "LỘ CỐT" / Làm ăn khó khăn, thu nhập giảm dần và cuối cùng là thất bại.
Thế trấn sơn

Tường rào lát toàn đá - dù dưới hình thức nào, đều phạm cách "Trấn Sơn" - núi cản - công việc
thường không gặp may, giao dịch thất bại. Không có 'quý nhân phù trợ". Cách này về tác dụng
khác, có tính ngăn cản trộm cắp, hạn chế giao dịch.

Trấn sơn thường người ta lát đá trang trí từng miến đá tự nhiên, còn gồ ghề càn phạm và đặt biệt
màu đen.

Tường rào, cột cổng lát đá đều phạm cách "trấn sơn". Không tốt. Những loại đá nguyên thủy, hình
thức xù xì như hình trên, tác dụng cản trở rất lớn
Hình dưới đây thế trấn sơn giảm bớt

Tường rào được phép lát đá phía dưới chân - như hình minh họa trên. Nhưng độ cao không quá 56
cm. Hình tượng đá (núi) dưới chân tường rào thấp tạo ra thế vững chắc của tường rào ngôi gia.

Hàng rào sắt, tuy về hình thức giống lộ cốt mà tôi đã mô tả ở trên. Nhưng do những mũi nhọn phía
trên, giống như hàng gươm, giáo của đoàn quân bao bọc bên ngoài bảo vệ ngôi gia. nên không coi
là phạm cách "lộ cốt".

Các thanh sắt nhỏ gầy so với tỉ lệ rào thì lại ko phạm lộ cốt .
Nhưng tường này lại phạm lộ cốt nhé

Còn tiếp các thế sát .


CHỌN ĐẤT THEO BÁT TRẠCH LIÊN HOA

Trong điều kiện miếng đất tương đối bằng phẳng thì vị trí tối ưu chính là phương Tây Bắc, Tây của
miếng đất này. Nhưng nếu đặt ở đây mà quay về hướng Tây (như căn nhà minh họa trên) thì phía
trước nhà hướng Tây, sẽ có diện tích hẹp (Minh Đường hạn hẹp) và đây là điều không tốt theo
phương pháp Hình khí
TRA 8 TRẠCH CHỦ

Trạch Càn .

Trạch Khảm
Trạch Cấn

Trạch Cấn

Trạch Tốn
Trạch Ly

Trạch Khôn
Trạch Đoài .
HƯỚNG NHÀ - HƯỚNG BẾP - HƯỚNG CỬA PHÒNG THEO BÁT TRẠCH

1: Hướng nhà và hướng bếp

Nói chung, người Đông cung thì các hướng tốt của họ thuộc Đông Tứ trạch, Người Tây cung thì
các hướng tốt của họ thuộc Tây Tứ trạch. Khi biết tuổi gia chủ theo Âm lịch, chúng ta tra bảng cung
phi theo năm sinh .

Thí dụ:

Người sinh năm 1974 - Giáp Dần . Có cung phi là Cấn. Cấn thuộc Tây Tứ cung hợp với Tây Tứ
trạch. Xem bảng minh họa Đông -Tây Tứ trạch ta thấy người phi cung Cấn tương quan phương vị
với 8 phương cụ thể như sau:

NAM / CẤN ĐÂY LÀ PHỐI KHÍ CỦA TRẠCH CẤN .

Sách "Bát trạch Minh cảnh" viết:

- Phàm bổn mạng 4 Kiết tinh nên trang nghi để cửa ngõ dựng buồng, chỗ thờ phượng, đặt kho đụn
là tốt. Còn 4 hung tinh nên đặt cầu xí, hầm cầu, xây lò bếp, cối xay giả đá mài, giặt rửa để yểm trấn
hung thần thì khỏi lo tai nạn, lại đặng may mắn đến. Nên tin lấy mà dè dặt.

- Theo như Dương Trạch Tam yếu thì thống nhất với Bát trạch Minh Cảnh ở chỗ: "Bếp phải quay về
hướng tốt", nhưng cho rằng bếp phải đặt (Tọa) ở vùng phương vị tốt. Những điều mâu thuẫn trong
sách Dương Trạch Tam yếu là không đặt vấn đề phân cung phương vị tốt xấu như Bát Trạch, mà
là phiên tinh phòng (Sẽ học sau). Như vậy, theo Dương Trạch Tam yếu thì phương vị tốt , tùy thuộc
vào "phiên tinh phòng" và không phụ thuộc vào phương vị. Khái niệm vị tốt của Dương Trạch và Bát
trạch khác nhau. Nhưng LIÊN HOA là sự kết hợp cả hai, hoặc chọn giải pháp tối ưu.
Liên Hoa : Có một điểm sáng của Liên Hoa ở luận khí. Khi đó khí bếp là hoả khí sẽ tự ắt bố trí hợp
lý. Và Liên Hoa đã từng đưa Pháp phong hỏa luân để các bạn áp dụng . Thật sự toạ tốt xấu đối với
bếp ko lớn lắm vấn đề là đúng vị trí trên đồ khí khí của cuộc địa .

Bát trạch liên hoa mọi hệ luận đều dựa vào Cái Gốc đã học và kết hợp cổ thư và thực nghiệm để
gạn đục khơi trong của ngành . Nên nhớ sách cổ nhân viết là toàn tâm toàn ý cả. trong nghề này
người viết không bao giờ dám viết sai . Chỉ có điều họ chỉ viết ra những điều có thể viết thường
50% còn lại không nói đến mà thôi .

Khi cất nhà cần chọn vị trí đất tốt (Tọa tốt) thì tất yếu tọa bếp cũng đã tốt so với tổng thể rồi và cần
phương vị tốt của gia chủ. Nhưng chúng ta không thể toàn diện được .
Liên hoa vẫn chủ trương bếp ở hướng tốt tọa tốt, nhưng Toạ vẫn ưu tiên hàng đầu . Đồng thời
hướng ưu tiên hình thể thay vì hướng phân cung .

Tọa bếp (Tức vị trí đặt bếp) tại phương vị tốt; Hướng bếp ở phương vị tốt và lưng bếp (Danh từ
Phong thủy gọi là sơn) cũng thuộc hướng tốt.

Còn tiếp ….
Bài đọc thêm tính phi cung trên bàn tay :

CÁCH TÍNH CUNG PHI NAM & CUNG PHI NỮ TRÊN BÀN TAY

Cung phi Nam, Cung Phi Nữ có chu kỳ phục vị 180 năm tức TAM NGUYÊN kể từ Thượng Nguyên
Giáp Tí [ 1864 – 1923 ] đến Trung Nguyên Giáp Tí [ 1924 – 1983 ] sang Hạ Nguyên Giáp Tí [ 1984
– 2043 ] mới trở lại cung khởi đầu thượng nguyên. Để tính được Phi Cung trên bàn tay phải thuộc
làu cửu cung quái số nhứt Khảm, nhì Khôn, tam Chấn, tứ Tốn, Ngủ trung, lục Kiền, thất Đoài, Bát
Cấn, cửu Ly. Số đọc 2 chiều thuận số là [ 1.2.3.4.5.6.7.8.9.1 ], nghịch số là [ 9.8.7.6.5.4.3.2.1 ]. Ghi
nhớ :

1. CUNG PHI NAM khởi đầu nhứt Khảm tức khởi số (1) từ Thượng Nguyên chạy nghịch mỗi
năm một số qua 180 năm để đáo lại Thượng Nguyên nhứ khảm.

2. CUNG PHI NỮ khởi từ ngũ trung tức khởi số (5) từ Thượng Nguyên, chạy thuận mỗi năm
một số qua 180 năm đáo lại Thượng Nguyên ngũ trung.

3. SỐ NGŨ TRUNG của Phi Nam & Phi Nữ là Nam KHÔN, Nữ CẤN.

Tôi đã làm sẵn 6 bàn tay : 3 dùng cho Phi Nam, 3 dùng cho Phi Nữ. Nam Nữ sanh trong nguyên
nào thì dùng bàn tay của nguyên đó để tính cung phi tuổi của mình :

Chú ý một chút là thuộc ngay 6 số an định tại mỗi Nhà Giáp.
Trật tự 6 nhà Giáp phải thuộc lòng là Giáp TÝ, Giáp TUẤT, Giáp THÂN, Giáp NGỌ, Giáp THÌN,
Giáp DẦN rồi lại Giáp TÝ của nguyên sau.
- Bàn tay Phi Nam Thượng Nguyên có 6 số từ Giáp Tí đến Giáp Dần là [ 1 - 9 - 8 - 7 - 6 - 5 ]
- sang Bàn tay Phi Nam Trung Nguyên có 6 số từ Giáp Tí đến Giáp Dần là [ 4 - 3 - 2 - 1 - 9 - 8]

- sang Bàn tay Phi Nam Hạ Nguyên có 6 số từ Giáp Tí đến Giáp Dần là [ 7 - 6 - 5 - 4 - 3 - 2 ].

- Còn đối với Bàn tay Phi Nữ Thượng Nguyên có 6 số từ Giáp Tí đến Giáp Dần là [ 5 - 6 - 7 - 8 - 9 -
1]
- sang Bàn tay Phi Nữ Trung Nguyên có 6 số từ Giáp Tí đến Giáp Dần là [ 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 ]
- sang Bàn tay Phi Nữ Ha Nguyên có 6 số từ Giáp Tí đến Giáp Dần là [ 8 - 9 - 1 - 2 - 3 - 4 ].
- Ghi nhớ là cửu cung quai số phân phối số trên Lục Giáp có qui tắc toán pháp. Nếu quên phải dùng
toán pháp mò ra :

1/ Phi Nam khởi số 1 tại Thượng Nguyên, từ đó chạy nghịch trên Lục Giáp.
2/ Phi Nữ khởi số 5 tại Thượng Nguyên, từ đó chạy thuận trên Lục Giáp ( xem bảng biểu dưới ) :

Thử tìm cung phi Nam tuổi Đinh Hợi 1947 ? Các bước tiến hành như sau :

1/ Tuổi Đinh Hợi sanh 1947 thuộc Trung Nguyên phải dùng Bàn tay Phi Nam Trung nguyên để tính.

2/ Đọc ngược hàng can với mỗi chi một Can từ chữ Đinh đến chữ Giáp để tìm Nhà Giáp của tuổi
Đinh Hợi ( Bính, Ất, Giáp ) thấy thuộc con nhà Giáp Thân số 2 ( xem hình bên trái ). Từ Giáp Thân
số 2 đọc ngược quái số cửu cung với mỗi chi một số đồng thời lướt ngón cái theo đến chi Hợi thì
dừng lại ( 2 - 1 - 9 - 8 ). Vậy Cung Phi Nam của tuổi Đinh Hợi là cung CẤN.
ĐỊNH LUẬT PHI CUNG TƯƠNG HỢP

Tám Phi cung chia hai nhóm Đông tứ mệnh & Tây tứ mệnh

ĐỊA CẦU NGÔI NHÀ ÂM DƯƠNG

Khoa học gia thời nay biết đến địa từ trường thì Dịch lý gia thời xưa biết đến âm dương quái. Xưa
nói âm dương sanh hóa vạn vật thì nay vật tượng trên màn hình do bởi âm dương hóa sanh. Xưa
nói âm dương tương tác có ảnh hưởng đến người thì nay cảnh báo sóng từ có hại sức khỏe. Nay
phi hành gia tập sống quen với ngôi nhà giả không gian vũ trụ thì xưa biết thu hẹp địa cầu làm mô
hình nhà ở.

Bộ máy nhà vận động bát trạch


Địa cầu xoay đất địa xanh bát quái .
BÁT QUÁI SANH NGŨ HÀNH

Thổ Kim Mộc Hỏa Thủy

Người xưa biết địa cầu là máy âm dương đã để Đồ biểu lý, vạch Bát Quái bày tượng. Hậu nhân
thông lý đạt tượng làm kinh, viết sách. Những thứ như là DƯƠNG CƠ TẠO TÁC là sách chỉ bày
vận dụng âm dương vào xây dựng nhà cửa. Kiến trúc sư thời nay muốn áp dụng không phải là khó,
vấn đề ở chỗ có nhìn nhận ngôi nhà là cỗ máy vận hành không gian sống thiết yếu cho người trong
nhà như cỗ máy phi thuyền thiết yếu tới sự sống của phi hành gia.

MÁY NHÀ

Nhà là cái chiếm chỗ không gian, là cái có bao trùm nên chi là cái có chứa góp khí. Có ba thứ khí
chứa góp trong nhà đó là khí phát sanh trong đất, khí xâm nhập từ bầu trời bên ngoài vào, khí do
vật dụng trong nhà sanh ra mà đặc biệt là khí do lửa với nước cung cấp. Khí có thanh trọc __ nhận
định trên tiêu chí này đã thấy khi có ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của người trong nhà. Trên
tầm nhìn âm dương khí với hai thành phần âm dương tương tác sanh quái, sanh hành, sanh vận
động bên trong không gian nhà. Quan điểm nhà là bộ máy sản xuất âm dương __ là lợi hay hại là
rất tùy thuộc vào thiết kế nhà. Có bốn tiêu chí hướng đến để làm cho hoạt động của máy nhà mang
lại phúc lành là : 1/ đất địa cất nhà, 2/ hướng mặt nhà quay về, 3/ vị trí cửa và cổng, 4/ phòng ốc.

ĐẤT ĐỊA

Đất địa đề cập ở đây không thuộc " long mạch cuộc địa " mà là đất địa bình thường ở mọi nơi. Tuy
nhiên cũng được phân thế đất địa tốt xấu như thế đất vuông vức, rộng rãi cho là đất tốt, còn thế đất
đầu voi đuôi chuột, dài rộng không cân phân cho là đất xấu. Tại sao có phân biệt xấu tốt như vậy ?
Đại để tốt xấu là vì cái bộ máy bát quái đòi hỏi không gian đất đủ chỗ để phối trí tám quái ( biểu đồ
H1 ), nhưng với thế đất đầu voi đuôi chuột là không đủ chỗ an định bát quái đúng kích cỡ mô hình
( biểu đồ H2 ) làm cho bát quái hoạt động bất bình thường bởi tám quái có quái thừa quái thiếu ví
như hai biểu đồ dưới :

HƯỚNG MẶT NHÀ

BÁT QUÁI về phương diện hình học là một hình tròn nội tiếp trong hình vuông. Sự ứng dụng quái
vào TẠO TÁC biến BÁT QUÁI ra BÁT GIÁC ĐỀU gồm tám TAM GIÁC QUÁI với mỗi giác cạnh
hướng về một phương được vận dụng làm phương mặt tiền nhà.
Giác cạnh hướng về Nam là mặt nhà cung LY. Giác cạnh hướng về Bắc là mặt nhà cung Khảm.
Giác canh hướng về Đông là mặt nà cung Chấn. Giác cạnh hướng về Tây là mặt nhà cung Đoài.
Giác cạnh hướng về Đông Nam là mặt nhà cung Tốn. Giác cạnh hướng về Tây Nam là mặt nhà
cung Khôn. Giác cạnh hướng về Tây Bắc là mặt nhà cung Kiền.

Người quan sát từ bên trong đồ nhìn ra : cạnh thẳng góc với tia nhìn là mặt tiền nhà hướng về
phương đó. Mỗi hướng nhà mang tên một cung quái mà cung này là PHI CUNG của gia chủ tức
người chủ căn nhà. Có tám phi cung nên chi có tám hướng nhà theo phi cung gọi là BÁT TRẠCH :
Phi cung là CUNG BẢN MỆNH của chủ gia nên chi hướng nhà của một người rất trọng yếu với tính
mệnh của người đó. Hình tượng chảo rada bắt sóng để ví mặt nhà là chảo hứng được định vị đúng
phương mới có thể tiếp nhận phúc lành của trời đất.

Thiết kế nhà tư gia thì việc trước tiên phải biết năm sinh âm lịch của chủ gia để tìm Phi cung bản
mệnh. Mỗi một Phi cung tiếp nhận được 4 hướng lợi mệnh và 4 hướng hại mệnh. Lợi mệnh thì nên
hướng mặt nhà về, hại mệnh thì tránh đừng hướng mặt nhà về. Bảng biểu A - B dưới đây với mỗi
bảng gồm 4 cung phi tương hợp tiếp nhận tốt 4 hướng trong bảng đó :

Bốn hướng lợi mệnh có tên : Sanh khí, Thiên y, Diên niên, Phục vị.

SANH KHÍ là hướng thăng hoa phát tiết tinh thần minh mẫn ( tuổi học trò có lợi ),

THIÊN Y linh khí trừ tà, khử bệnh,

DIÊN NIÊN quanh năm vui vẽ,

PHỤC VỊ sống lâu phúc thọ.

Bốn hướng hại mệnh có tên : Ngũ quỷ, Họa hại, Lục sát, Tuyệt mạng.
NGŨ QUỶ tinh thần ma mị,

HỌA HẠI tai vạ thất thường,

LỤC SÁT liên tục thọ thương,

TUYỆT MẠNG chết chóc.

Người có cung phi thuộc bảng A mà quay mặt nhà sang hướng của bảng B, hoặc Phi cung thuộc
bảng B mà hướng mặt nhà sang hướng của bảng A là hại mệnh.

Tại sao lại có chuyện lạ kỳ như thế ? Không lạ gì cả đối với kiến thức âm dương thời đại computer
của Bạn đủ biết có biến hóa khi quẹt ngón tay lên màn hình thì âm dương trời đất đủ lực làm Bạn
biến đổi khi hướng nhà của Bạn nghịch trái hướng Phi cung Bản Mệnh.

Bởi âm dương trừ cộng của đất trời tương tác với âm dương trừ cộng của phi cung bản mệnh làm
nó biến đổi hào quái ví như phi cung Ly này bị biến hào :

PHI CUNG MỆNH

Nhà chung cư với phương hướng lô đất được xác định, thiết kế nên tuân theo nhóm cung phi
tương hợp để bài trí cổng cửa, phòng ốc sẽ rất thuận lợi cho người bán lẫn người mua. Hướng mặt
nhà không chỉ ảnh hưởng gia chủ mà ảnh hưởng cả Phi cung của vợ và con cái
- trường hợp vợ và con cái không đồng cung gia chủ, nên thiết kế phòng ngủ theo từng Phi cung
con cái
- làm được như vậy thì Kiến trúc sư mới là người am hiểu phong thủy.

ĐỊNH CỬA RA VÀO


MÔN

Mặt tiền nhà là lưới hứng thì cửa là dây dẫn âm dương nhập xuất

Cửa là nơi vào ra của người nên cửa phải có độ rộng tối thiểu mà thuận tiện. Đối với vận động bát
quái thì cửa là đường âm dương xuất nhập đòi hỏi một độ rộng thích ứng với bộ máy bát quái. Vậy
thì độ rộng cửa được cho là thích ứng là bao nhiêu ? Dịch lý gia Phong thủy đã tính sẵn là 24 sơn
hướng cửa qua đồ biểu dưới :

Vòng này gọi là vòng Phúc Đức có trên các la kinh thường thấy (vòng ngoài cùng trên la kinh sau)
Người xưa không diễn giải mà để đồ toán pháp, người có học nhìn đồ ắt biết toán ra. Vòng tròn 360
độ chia cho 24 sơn thì mỗi sơn ăn góc 15 độ. Vậy là mỗi giác cạnh của Bát quái bao trùm 3 sơn
hướng ( biểu đồ H1 ) :

Qua biểu đồ H1 nhận thấy độ rộng AB một sơn hướng cửa 15 độ phụ thuộc vào chiều sâu từ cửa
vào tâm O của bát quái. Tâm Bát quái là TÂM NHÀ, vậy giả sử chiều sâu HO từ cửa chính diện vào
tâm nhà = 5 mét thì độ rộng cửa được tính như sau :

tang7.5 = HB chia cho HO


HB = HO nhân với tang7.5 = 5 x 0.1316 = 0.6580 mét.
Độ rộng AB = 2HB = 2 x 0.6580 = 1.316 mét.

Độ rộng cửa chính diện 1.316 mét tương ứng chiều sâu 5 mét từ cửa tính đến tâm nhà. Vậy là để
có một hình bát quái ( không bị khuyết ) tương ứng với độ rộng cửa chính diện thì vuông đất nền tối
thiểu phải 100 nét vuông ( cạnh 10 x 10 ) :
Ngoài việc tính toán độ rộng cửa còn phải tính chỗ trỗ được chữ tốt chữ xấu, việc này phải theo đồ
bảng 24 sơn hướng mà làm ( có hướng dẫn nơi mục phân kim ).

AN ĐỊNH PHÒNG ỐC

VÀ CÔNG TRÌNH PHỤ CƠ BẢN

Dưới đây là nhận định sơ bộ nhất về an định phòng ốc trong ngôi gia để các bạn hình thành
dần tư duy trong nghề .

Quan điểm nhà là địa cầu thu hẹp thì mô hình bát quái hậu thiên tóm gọn trong diện tích nền ( màu
vàng ) và khu đất nhà ( màu trắng ) :
Địa cầu xoay, bát quái vận động sanh ngũ hành. Nói theo tánh lý tám thể địa cầu ( trời, đất, núi,
đầm, sấm, gió, nước, lửa ) và lý bát quái ngũ hành sanh khắc để luận ra lý phải bố trí phòng ốc và
các công trình chính phụ trong ngoài ngôi nhà sao cho hợp lẽ tự nhiên ( bát quái là lý lẽ tự nhiên
của địa cầu ).

Bên trên là kiến thức cơ bản nhất về phân định phòng ốc trong ngôi gia để các bạn làm quen
bố trí phòng trong phong thuỷ . Còn chi tiết sẽ học dần trong 2 năm lớp PTS và dần dần nó
sẽ có nhiều tri thức hơn nữa và cụ thể hơn .
PHÂN KIM ĐỊNH CỔNG CỬA
VÒNG PHÚC ĐỨC
Thầy địa dùng la bàn định hướng cuộc đất, định rõ phương vị Can, Chi , Quái ; giăng dây đóng cọc
xác định hướng cổng, hướng cửa phải trổ tại đâu ; chỉ định phòng ốc, lối thông thương trong ngoài,
xác định vị trí giếng nước, cầu tiêu, vv . . . Phân kim là thuật ngữ chỉ công việc định hướng của thầy
địa lý mà thường là tiến hành ngay trên thực địa. Dụng cụ cần thiết để phân kim là la bàn. Với phân
kim nhà cửa vận dụng chính yếu ba vòng : vòng bát quái hậu thiên, vòng can chi, vòng 24 hướng
cửa. Tôi thấy cần thiết phải tự chế một la bàn đơn giản mà thực dụng như mẫu la bàn này :

Dưới đây là vòng phúc đức bao gồm 24 vị trí bố trí và xoay trên mô hình 36 độ trải dài qua 24 cung
sơn hướng bát quái .

La bàn có thể khắc vẽ trên bản gỗ hình vuông có phân trục Nam - Bắc, Đông - Tây. Tại trung tâm
hình vuông nhận một kim nam châm cực nhạy :

1/ Từ tâm vẽ hình bát giác với tám quái Kiền Khảm Cấn Chấn Tốn Ly Khôn Đoài và sao cho giác
cạnh hai quái KHẢM LY thẳng góc với phương Bắc Nam của kim la bàn mà LY ờ về Nam, Khảm ở
về Bắc.

2/ Kề ngoài vòng bát quái là vòng tròn phân chia 24 cung đều đặn mỗi cung 15 độ, trên đó ghi 12
chi và 8 can theo đúng trình tự mẫu.
3/ Vòng thứ ba là một vành khăn riêng biệt, xoay chuyển được quanh trục ; vòng này chia 24 đều
đặn mỗi cung 15 độ, trên đó ghi 24 tên cung cửa, bắt đầu từ cung PHÚC ĐỨC.

Tùy theo mặt nhà hướng về phương nào mà điều chỉnh vị trí cung
Phúc đức. Dưới đây là qui tắc khởi cung Phúc đức tóm tắc để dùng.

Hướng nhà cung KIỀN và LY : Phúc đức khởi tại THÂN

Hướng nhà cung KHẢM : Phúc đức khởi tại DẦN

Hướng nhà cung CẤN : Phúc đức khởi tại GIÁP

Hướng nhà cung CHẤN và TỐN : Phúc đức khởi tại TỴ

Hướng nhà cung KHÔN và ĐOÀI : Phúc đức khởi tại HỢI

Liên Hoa gợi ý suy niệm !

Ở đây chúng ta đang vận dụng áp dụng một cách sách vở vòng phúc đức này để vận dụng trong
phân cung điểm hướng nhà . Lấy hướng của thì lấy theo phúc đức từ hồi giờ vậy rồi .
Còn lý giải cho hợp lý (chú ý là cho hợp lý chứ không rõ ràng 100% được) thì vào giữa hay cuối
đến vòng tràng sinh thì nói thêm .
Gợi ý suy niệm : vạn vật sinh ra rồi chết đi theo nguyên lý được nói đến trong nhà phật rất nhiều
lần : Sinh trụ dị diệt, Sinh lão bệnh tử, Thành trụ hoại không . Thì trong phong thuỷ cũng nói đến
vòng tràng sinh. Mọi vật để khai sinh ra, lớn lên, già đi, và chết .
Chú ý như đời người vậy : sinh ra, lớn lên, thành thanh niên sung mãn => tại đây phúc đức khởi
sinh. sau đó trung niên , già đi, và chết về với đất vậy .
Để hiểu nôm na là phúc đức được sinh ra khi ngôi gia tiến đến trạng thái sinh của khí (ngũ hành) .
Cổ nhân vận dụng và khởi phúc đức tại các vị trí có ý nói vị trí này là vị trí sinh khí nhất hệ mà phát
ra Phúc Đức khí .
Bên trên chính là một mảnh ghép gọi ý suy niệm để các bạn kết nối tổng thể bức tranh vào cuối
khoá học . Trên thực tế có nhiều người thay đổi đôi chút nhưng nhìn chung không ai giải thích tại
sao chỉ duy có hai chữ “hợp lý" . Chỉ hợp lý mà thay đổi có nên chăn ? trong khí cái góc về bát quái
từ đâu có => tràng sinh từ đâu có => phúc đức … chúng ta sẽ dần nghiên cứu trong khoá học .

Ý NGHĨA VÒNG PHÚC ĐỨC 24 SƠN (hướng lưng nhà) TRONG BÁT TRẠCH MINH CẢNH:
Khẩu quyết : (Đây là nói đến sơn nhà)

1) Tuất Càn Hợi sơn tùng “Tỵ" khởi. (Sơn Càn hướng Tốn khởi phúc đực tại Tỵ)
2) Nhâm Tý Quý địa hướng “Thân” cầu. (Sơn Khảm hướng Ly phúc đức khởi tại Thân)
3) Sửu Cấn Dần sơn phùng “Hợi” vị. (Sơn Cấn hướng Khôn phúc đức khởi tại Hợi)
4) Giáp Mão Ất vị hướng “Trư” du. (Sơn Chấn hướng Đoài phúc đức khởi tại Hợi )
5) Thìn Tốn Tỵ thân "Hầu" vi thủ. (Sơn Tốn thì hướng Càn phúc đức khởi tại Thân )
6) Bính Ngọ Đinh vị thị “Hổ” đầu. (Sơn Ly hướng khảm phúc đức khởi tại Dần)
7) Mùi Khôn Thân sơn “Giáp” thượng tầm. (Sơn khôn hướng Cấn phúc đức khởi tại Giáp)
8) Canh Dậu Tân vị phòng “Xà” tẩu. (Sơn Đoài hướng Chấn phúc đức khởi tại Tỵ) .

Nghĩa :
Trư = Hợi
Hầu = Thân
Hổ = Dần
Xà = Tỵ

1.PHƯỚC ĐỨC
(Kiết o)
Phước đức khai môn đại kiết xương, niên niên tấn hữu đắc điền viên. Chủ tăng điền địa kim ngân
khí. Hựu sanh quý tử bất tầm thường.
Thủ vị an Môn đại cát chi triêu. Chủ: tấn ngưu mã, lục…. cốc vượng tướng, hữu tấn đông phương
Giáp âm …..khiếc thơ, kim ngân đồng thiếc hoạnh tài. Ứng 3 niên nội tấn nhơn khẩu, sanh quý tử,
đa thăng gian chức, tấn sản nghiệp bà sự kiết.Diễn nghĩa:
Mở cửa ngay sơn này thì rất ư là tốt. Nhiều năm tăng tiến về điền sản. Gia chủ cũng vượng phát
tiền vàng, kim ngân, trân bảo. Lại còn thêm sanh con quý tử, không phải là hạng tầm thường đâu.
đượ cửa hướng này tức nhiên gia súc, trâu bò, ngũ cốc, lúa gạo...phát triển và dồi dào, trồng trọt,
chăn nuôi thuận lợi, vàng bạc đột nhiên khởi phát. Lợi cho người nữ về ở nhà này thì sau 3 năm
liền sanh quý tử, người trong nhà cũng tốt về đường thăng quan tiến chức.

2. ÔN HOÀNG
(Hung •)
Ôn hoàng chi vị mạc khai môn 3 niên 5 tải nhiểm thới ôn. Cánh hữu ngoại nhơn lai tự ải; Nữ nhơn
sanh sãn mạng nan thồn. Thử vị an môn chiêu thời khí, ma đậu, lợi tật, đại tiểu khẩu sanh bạo
bệnh, lạc thủy, xà trương, thủy hỏa lôi thương chi ách, nữ nhơn sảng ách, phi hoành, tảo hình,
ngoại nhơn tự ải, quan sự, thối tài phá hao bất lợi.

Diễn nghĩa:
Hướng Ôn Hoàng là hướng mạc, suy; mở cửa hướng này thì sau 3 năm người trong nhà mắc bệnh
sốt rét, dịch ôn. Người họ hàng xa (không biết là bao xa?) có người chết vì tự vẫn. Người nữ sanh
sản khó khăn, khó mà an toàn tính mạng. Lập cửa hướng này thì người trong nhà mắc bệnh thời
khí, bệnh đậu mùa, người lớn trẻ con đều dể sanh bệnh, té nước, bị thú cắn, bệnh liên quan nước
lửa, người nữ sanh sản dể gặp nguy nan; bên ngoài có người tự vẫn, dính liếu đến chuyện hình sự,
thưa kiện tài sản thất thoát, quả là không lợi.

3: TẤN TÀI
(Kiết o)
Tấn tài chi vị thị tài tinh, Tại thiên an môn bá sự thành. Lục súc điền viên nhơn khẩu vượng. Đa
quan tấn tước hữu thành danh.
Thử vị an môn tấn tài cốc, thiêm nhơn khẩu, 4 phương điền trạch khiếc thơ, da quan tấn bửu, ngưu
mã điền trang hương nhơn ký vật, kiết Triệu.Diễn nghĩa:
Tấn Tài đích thị là sao "Tài". Lập cửa hướng này thì trăm việc thành công. Vật nuôi, điền sản, nhân
sự trong nhà đều vượng phát và tăng tiến. Thăng quan tiến chức lại thành danh. Lập cửa ngay
hướng thì tiền tài, lúa gạo, nhân đinh càng thêm đông. Điền sản rộng rãi bốn phương trời, tài lộc tới
ào ào, trâu bò, điền sản thêm phú phát, tốt lành.

4.TRƯỜNG BỆNH
(Hung •)
Trường bệnh chi vị tật bệnh truong, Thử vị an môn lập kiến hung. Gia Trưởng hộ đỉnh mục tật hoạn,
thiếu niên bạo tử lao ngục trung.
Thử vị an môn gia Trưởng thủ túc bất nhân, nhản manh, tâm thống nhơn khẩu, tật ách, thiếu niên
tử tôn bạo tốt, khẩu thiệt quan phi bại tài, gia tài cân liêng, ngoại nhơn thảm hại, nhơn khẩu bất
an.Diễn nghĩa:
Trường Bệnh là bệnh dai dẵn. Lập cửa hướng này là xấu. Người trên hay con trưởng bị bệnh, bị tật
ở mắt, người trẻ bạo ngược hoặc bị ngục tù. Lập cửa hướng này thì người trên hay con trưởng
mang tính bất nhân, gian manh, người trong nhà tâm trang khốn khổ, bệnh tật, con cháu ngang
ngược, vạ miệng vạ lây, liên quan luật pháp, tiền bạc tổn tán, gia tài tán tận, người ngoài thảm hại,
gia đình bất an.

5. TỐ TỤNG
(Hung •)
Tố tụng chi phương đáng bất thường. An môn chiêu họa nặc phi ương. Điền viên tài vật âm nhơn
hoai. Thời tao khẩu thiệt nảo nhơn trường.
Thử vị an môn tranh quang sản nghiệp, phi tài hoành hoai, phá bại lục súc, đền tàm bất lợi, tiểu
nhân tà bại, hao tán bất an.
Diễn nghĩa:
Tố Tụng là một phương đáng thật bất thường. Lập cửa thì rước họa vào nhà ngay. điền sản, nhà
cửa bị người nữ phá hoại. Gây nhiều chuyện khẩu thiệt, gia đạo khốn khổ não nề. Lập cửa tại
hướng trong nhà sẽ có người tranh giành tài sản, tiền tài tiêu hoại, vật nuôi tiên tán tùng, tiểu nhân
làm hai, người nhà không yên.

6.QUAN TƯỚC
(Kiết o)
An môn quan tước tối cao cường. Sỉ quan cao quyền nhập đế hương. Thứ nhơn đền địa tiền tài
vượng Thiên bang kiết khánh tổng tương đương.
Thử vị an môn đa quan tấn tước, tăng thêm nhơn khẩu, hướng thiện phát đạt. Thứ nhơn điền tàm,
lục súc đa bội, nhơn tài đại vượng.

Diễn nghĩa:
Lập cửa sơn Quan Tước là cực kỳ tốt. Quan nhỏ được thăng quan lên quan to. Người bình thường
hạn được trời ban phúc mà điền sản, tiền tài phát đạt như kẻ đại gia. Lập cửa tại hướng thì thăng
quan, tăng nhân khẩu, tâm hướng thiện. Người bình thường cũng giầu có điền sản, vật nuội gia
tăng, nhân khẩu sinh sôi.

7. QUAN QUÝ
(Kiết o)
Quan quý vị thượng hảo an môn. Định chủ danh vang vị tước tôn. Điền địa thử tài nhơn khẩu
vượng. Kim ngân tài vật bất tu luận.
Thử vị an môn sanh quý tử, sỉ vị cao thiên, tấn điền trạch, khiếc thơ, lục súc hoạnh tài tệ bạch điền
tàm phát phước.Diễn nghĩa:
Quan Quý là hướng tuyệt vời để làm cửa nhà. Gia chủ sẽ vang danh, nhanh có quyền chức. Vàng
bạc, của cải nhiều khỏi phải bàn. Lập cửa tại hướng sinh quý tử, có uy với đời, giầu có điền sản, vật
nuôi tăng trưởng,

8.TỰ ẢI
(Hung •)
Tự ải vị thường bất tương đương, an môn lập kiến hữu tai ương. Đao binh hoàng họa tảo hoành
sự. Ly hương tự ải nữ nhơn thương.
Thử vị an môn tự ải, lạc thủy tổn nhơn, quan sự phá hao, nam ly hương nữ sảng ách, lục súc hoá
tài bất lợi.Diễn nghĩa:
Tự Ải là hướng bất thường, xấu. làm cửa thì gặp tai ương ngay. Họa binh đao, chiến tranh loạn lạc.
Người nữ bỏ quê hương mà đi biệt xứ hoặc tự tử. Mở cửa hướng này có người tự vẫn, chết đuối,
đường quan nghiệp bị phá bại, nam thì bỏ xứ, nữ thì dể gặp tai nạn trong khi sinh sản, vật nuôi
khánh tận, bại hao.

9.VƯỢNG TRANG
(Kiết o)
Vượng trang an môn tối kiết lợi. Tấn tài, tấn bửu cập điền trang.
Bắc nhơn thủy âm nhơn tấn khiết. Đại hoạch tàm tơ lợi thắng thường.
Thử vị an môn tấn điền địa, lương nhơn sản nghiệp chiêu thử phương, phụ nhơn điền địa khiếc thơ
hoạnh tài, tấn nhơn, khẩu phát bổn mạng nhơn.Diễn nghĩa
Lập cửa hướng Vược trang là đại kiết. Tiền tài, điền sản, của quý tiến tới. Người trên kẻ dưới đều
tốt lành, gặp điều lợi bất ngờ. Lập cửa thì điền sản tăng, sản nghiệp phát triển, điền địa phì nhiêu,
tăng nhân khẩu.

10.HƯNG PHƯỚC
(Kiết o)
Hưng phước an môn thọ mạng trường. Niên niên tứ quý thiểu tai ương. Sỉ nhơn tấn chức đa quan
lộc; Thứ nhơn phát phước tấn điền trang.
Thử vị an môn phước thọ miêng trường, nhơn khẩu bình an, nam thanh nữ khiếc, sỉ nhơn tấn
quyền, thứ nhơn phát phước, lục súc đại vượng, xuất nhập trung hiếu.Diễn nghĩa:
Mở cửa hướng này thì người nhà thọ mạng lâu dài, bốn mùa ít gặp tai ương, thăng quan tiến chức
nhiều tài lộc; người thường cũng phát phước, rộng điền trang.
Lập cửa hướng này thì sống thọ dài lâu, người nhà bình an, nam nữ tốt lành, kẻ làm quan thăng
quan, người bình thường cũng có phước, vật nuôi cực phát, mọi sự vẹn toàn.

11. PHÁP TRƯỜNG


(Hung •)
Pháp trường vị thượng đại hung ương. Nhược an thử vị thọ thương trường. Phi tai lao ngục Phi đa
sảo. Lưj đồ phát phối xuất tha hương.
Thử vị an môn, chủ: Tào bất minh, nhơn mạng quang tư, lưu đồ tha hương, phụ nhơn câu liêng bất
lợi.Diễn nghĩa:
Đây là hướng đại hung. Nếu mở cửa hướng này thì chịu nhiều thương tổn trong trường đời. có khi
chịu ngục tù. Đến cả tôi tớ cũng mang họa lư đày biệt xứ.

12. ĐIÊN CUỒNG


(Hung •)
Điên cuồng chi vị bất khả khoá, sanh ly tử biệt cập điên tà. Đoạn địa tiêu thối nhơn khẩu bại, Thủy
Hỏa ôn hoàng tuyệt diệt gia.
Thử vị an môn, chủ nhân phong tà, đảm loạn, nữ nhơn sảng ách, nam tửu, nữ sắc thiếu niên bạo
tốt, phụ nam tử bắc, nhơn khẩu bất an, tài vật hao tán.Diễn nghĩa:
Mở cửa hướng Điên Cuồng thì không thoát khỏi họa, sống chia lỳ chết mất biệt, hoặc bệnh điên tà.
Đất đai nhân khẩu đều lụm bại. Nạn thủy hỏa tai ương phá diệt cửa nhà.
Lập cửa, chủ nhân bị bệnh phong tà, dâm loạn, người nữ gặp họa trong lúc sinh,đàn ông rượu chè,
đàn bà vô độ, người trẻ bạo ngược, cha con xa lìa, người nha bất an, tiền tài của cải đội nón ra đi.

13.KHẨU THIỆT
(Hung •)
Khẩu thiệt an môn tối bất tường, thường chiêu vô hảnh hoạnh tai ương. Phu thê tương tiếng nhựt
trực hửu. Vô đoan huynh đệ đấu tranh cường.
Thử vị an môn: Khẩu thiệt bất ly, quang phi thường hửu, ngổ nghịch bất hiếu, tức phụ (vợ) trị ô, lục
súc vô thâu, phàm sự bất lợi.
Diễn nghĩa:
Lập cửa hướng Khẩu Thiệt thiệt là bất lành, tự dưng hay bị tai ương. Vợ chồng chửi nhau như chó
với mèo. Anh em đoản hậu đấu đá nhau như thù.
Lập cửa ở hướng này, mạnh vạ khẩu thị phi, quan lộc cũng bại, con cái ngổ nghịch bất hiếu, vợ nhà
chả ra gì, vật nuôi hao tổn, chả ra tích sự gì.

14. VƯỢNG TÂM


( Kiết o)
Vượng tàm vị thượng bảo tu phương, thử vị an lai gia đạo xương. Lục súc tàm tơ giai đại lợi. Toạ
thâu mể cốc mảng tương thương.
Thử vị an môn đại vượng điền sản, tài bạch thắng thuờng tăng thiêm tử tôn, can kiệm hảo thiện.
Hỏa mạng nhơn khởi da tàm tơ bội vượng.
Diễn nghĩa:
Hướng thượng hảo. Gia đạo an lành, vật nuội lợi lớn. Chỉ ngồi mà thu lúa gạo vào đến mỏi tay
chưa thôi. Lập cửa, phát lớn về điền sản, tiền tài không những tăng hơn mà con cái thêm đùm đề,
cần kiệm và tốt lành. Người mạng Hỏa thì chăn nuôi tằm rất vượng phát.

15. TẤN ĐIỀN


(Kiết o)
Tấn điền vị thượng phước miên miên, thuờng chiêu tài bửu tử tôn hiền. Cánh hữu ngoại nhơn lai ký
vật, kim ngân tài bạch phú điền viên.
Thử vị an môn chiêu điền sản, khiếc thơ, xuất nhập thân hiền lạc thiện. Bổn mạng ký vật phát đạt,
lục súc đa bội.Diễn nghĩa:
Mở cửa hướng Tấn Điền thì phúc liên tục đến, thường của cải phát đạt, con cái ngoan hiền. Người
họ xa cũng phát phú quý kim ngân, tài lộc điền sản. Lập cửa tại hướng là kiếm được nhiều điền
sản, đủ đầy. Tài của bội thu, vật nuội phát triển.

16. KHỐC KHẤP


(Hung •)
Khốc khấp chi vị bất khả khai, niên niên tai họa đáo gia lai; Uổng tữ thiếu vong nam tốn nữ; bị để
lưu lụy viết đinh tai.
Thử vị an môn thường khốc thinh, ôn dịch đổng thống đậu lợi, ma chẩn, nam nữ thiếu vong, âm
nhơn đa bệnh, phá hại tiền tài lục súc bất lợi.Diễn nghĩa:
Khốc Khấp thì không nên lập cửa, tai họa luôn luôn ập đến; Con chết non, nam nữ chết trẻ, nhân sự
gặp nhiều bi lụy. Lập cửa thường bị khốn khổ, dể bị bệnh dịch ôn, đậu mùa, nam nữ chết yểu,
người nữ bệnh nhiều, tài tiền, vật nuôi đều bại hoại.

17. CÔ QUẢ
(Hung •)
Cô quả chi phương tai đại hung, tu chi quả phụ toạ đường trung. Lục súc điền tàm củ tổn bại; Cánh
liêm nhơn táng tẩu tây đông.
Thử vị an môn, quả phụ vô ỷ, tẩu xuất tha hương, phá gia hao tàng, lục súc bất lợi.Diễn nghĩa:
Hướng đại hung, nhà sẽ có người góa chồng. Vật nuôi tổn hại; người họ cũng tha phương. Lập cửa
tại hướng, quả phụ chẳng còn ai dựa dẫm, bỏ xứ mà đi, gia đình lụm bại, vật nuôi kiệt huệ.

18. VINH PHÚ


(Kiết o)
Vinh phú vị thượng tối kham tu, An môn đương đích vượng nhơn châu. Phát tích gia đình vô tai
họa, Phú quí vinh huê sự tối thâu.
Thữ vị an môn dinh thiên đa chuyển, điền tàm vượng tưởng, tài bạch bội thâu, lục súc thắng
thường. Hỏa mạng phát vượng.Diễn nghĩa:
Vinh Phú là hướng rất tốt cho việc mở cửa, mọi vật, mọi người tụ về. gia đình không tai họa. Phú
quý vinh hoa cùng cực. Lập cửa thì có nhiều thay đổ tốt, ruộng tằm phát vượng, tài lộc bội thu, vật
nuôi nhiều lắm. Người mạng Hỏa thì rất vượng.

19. THIẾU VONG


(Hung •)
Thiếu vong chi vị bất khả đàm, nhứt niên chi nội khốc thinh quê. Háo tửu âm nhơn tự ải tữ; Lôi môn
thương tử (con)tử (chết) thiên khê.
Thử vị an môn tổn tiểu khẩu, chiêu thệ uổng tử, đầu hà tự ải, âm nhơn đa bệnh, Tửu sắc phá
gia.Diễn nghĩa:
Hướng Thiếu Vong thì khỏi nói, chỉ một năm thôi thì trong nhà có tiếng khóc, người nữ bê tha rượu
mà tự tử, con cái chết yểu. Lập cửa tại đây thì có người chết trẻ, vợ chết, có người nhảy sông tự tử,
người nhà mê tửu sắc mà phá bại cửa nhà.

20.XƯƠNG DÂM
(Hung •)
Xương dâm chi vị bất kham tu, tu chi dâm loạn sự vô hưu. Thất nữ hoài thai tùy nhập định: Nhứt gia
đại tiểu bất tri tu. Thử vị an môn, Nam tửu nữ sắc, xương dâm vô sỷ, tối hoại gia phong, phụ nhơn
nhủ loạn, lục lúc bất thâu, thất nữ hoài thai.Diễn nghĩa:
Hướng Xương Dâm thì không thể làm cửa, trong nhà có người dâm loạn, người nữ bị sảy thai, kẻ
lớn người nhỏ chẳng được đàng hoàng. Mở cửa tại hướng, nam nữ tửu sắc vô độ, dâm loạn không
biết liêm dĩ, bại hoại gia phong, cha con loạn cào cào, vật nuôi thất thu, nữ nhân dể bị sảy thai.

21. THÂN HỒN


(Kiết o)
Thân hôn vị thượng hảo tu phương, tu chi thân việc chúng hiền lương. Đương thời lai vảng đa kiết
khánh; kim ngân tài bửu mãng dinh thương.
Thử vị an môn chiêu tài tấn nhơn khẩu, lục súc đại vượng. Hỏa mệnh nhơn phát đạt.Diễn nghĩa:
Thân Hôn là hướng tuyệt tốt, người trong gia đình hiền lương, đi về đều mang lại điều tốt lành, của
cải vàng bạc đầy nhà. Lập cửa tại hướng tiền tài đưa tới, tăng vượng nhân khẩu, vật nuội rất tăng
triển, ngường mạng hỏa hợp lắm, phát đạt.

22. HOAN LẠC


(Kiết o)
Hoan lạc môn tu cánh tấn tài, thường hữu vi âm nhơn tống lai. Điền tâm lục súc giai hưng vượng;
Phật phước thỉnh danh thọ tợ lôi.
Thử vị an môn chiêu nam phương môn hộ, ngân tiền tệ bạch, lục súc hưng vượng. Âm nhơn tống
bạch, thủy mạng nhơn phát đạt.Diễn nghĩa:
Mở cửa hướng Hoan Lạc là tiền tài đưa tới, lợi cho người nữ. Điền sản, vật nuôi gia tăng. Nhanh
phát phước, phát công danh. Người mạng thủy rất phát.

23. TUYỆT BẠI


(Hung *)
Tuyệt bại chí phương bất khả tù, Tu chi lịch lạc bất kham sầu. Nhơn đinh tổn việc vô tông chiếc.
Phụ tử đông tây các tự cầu. (cha con mỗi người 1 nơi ai làm nấy ăn.)
Thử vị an môn phá bại gia tài, tảo hoàng hạo tốt (chết ngang) tự ải, lạc thủy, phong hỏa thủy ách
bất lợi.Diễn nghĩa:
Tuyệt Bại là hướng không thể dùng lập môn. Dù có là người đường hoàn thanh cao cũng không
chịu nỗi sầu khổ. Người nhà chả làm được tích sự gì. Cha con mổi người mổi nơi, ai làm nấy ăn.
Lập cửa tại hướng là phái bại gia tài, chết đột ngột, té sông, bị tại nạn nước lửa.

24. VƯỢNG TÀI


(Kiết o)
Vượng tài môn thượng yếu quân tri, Phú quý lủng thương nhậm phát uy Hiếu đạo nhơn đinh gia
nghiệp thắng. Nhứt sanh phong hậu thọ my tề.
Thử vị an môn tấn thương, âm nhơn tài vật thỏa, hựu vinh thọ. Hỏa mạng nhơn phát đạt.

Diễn nghĩa:
Hướng vượng Tài là hướng quan trọng, kẻ trí phải rỏ hướng này, phú quý ngầm phát uy, người
trong nhà có lòng hiếu đạo, cơ nghiệp gia đạo tề my, an ổn. Lập cửa hướng này gia đình tấn tới,
người trên kẻ dưới của cải đủ đầy, sống thọ dài lâu. Người mạng hỏa rất phát đạt.

CUỘC ĐẤT

Thường thì chủ gia đã được tư vấn về hướng nhà theo cung phi của gia chủ để chuẩn bị đất cất
nhà. Đất có phân biệt về cuộc đất, thế đất, hình đất. Cuộc với thế đất phải khoa phong thủy mới
phân biệt được. Dương cơ tạo tác thiên về hình đất tốt xấu : hình vuông tượng rộng rãi, bằng
phẳng hay hình chữ nhật lớn, dài rộng cân phân là đất tốt ; hình đất lồi lõm mà đầu voi đuôi chuộc
hoặc ngược lại, hay đất xéo cạnh dài quá, cạnh ngắn quá là đất xấu. Đất tốt thì dễ phân kim, đất
xấu thì rất khó phân kim. Biểu đồ dưới đây la hình đất tốt :
Bát quái vận động sanh âm dương, sanh sóng vòng vận tải âm dương từ trong ra, từ ngoài vào
trong. Để tránh cho sóng không bị nghẽn sóng, bế tắc thì vuông đất phải lớn __ người thầy kiến
thức sâu nên tư vấn cho gia chủ có điều kiện kinh tế và muốn hưởng trọn vẹn ảnh hưởng tốt của
bát quái thì nên chuẩn bị đất rộng, đủ chỗ cho 3 lớp công trình kiến tạo là : 1/ Lớp chính yếu như
phòng thờ, phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ cha mẹ, ông bà, thư phòng cần an định trên khuông
viên bát quái ( vùng màu vàng ). 2/ Lớp chính thứ như phòng vợ chồng, phòng con cái, phòng nấu
nướng, phòng nước rửa, phòng vệ sinh, nên an định trên vòng ngoài bát quái ( vùng màu trắng của
biểu đồ ). 3/ Lớp phụ như non bộ, giếng nước, hồ tắm, ao cảnh, nhà kho nên an định trên vùng màu
xám.

Ví dụ về cách thức phân kim

Gia chủ cung phi LY có khu đất rộng, muốn cất nhà diện tích lớn, nhờ thầy phân kim chi tiết. Thầy
chọn giờ ngày tháng năm tốt với tuổi của chủ gia để động thổ. Đến hẹn, thầy xách la bàn, chủ đất
mang theo ống nhợ với cọc tiêu đến khu đất. Gia chủ cho thầy biết diện tích nền muốn có. Thầy góp
ý và cuối cùng quyết định hình nền ( như mãng màu nâu của bản vẽ ), quyết định dụng hướng
chánh Nam làm hướng mặt tiền nhà ( gia chủ phi cung LY có tới 4 hướng tốt để hướng mặt nhà về,
tùy theo hình thế đất mà chọn hướng )
Đến giờ động thổ, chủ gia thắp hương khấn cáo thượng lương, sau đó đặt viên đá móng tại tâm
nhà ( tâm nhà là hình chiếu trung đoạn đòn giông xuống nền nhà ). Công việc phân kim của Thầy
địa bắt đầu :

1/ Định hướng nhà theo phi cung LY : Thầy đặt la bàn lên tâm nhà, xoay chỉnh sao cho tuyến Bắc
Nam của la bàn trùng khớp với phương của kim nam châm, cạnh cung LY là phương của tường
mặt tiền ; cạnh cung KHẢM là phương của tường mặt sau ; cạnh cung CHẤN là phương của tường
hông phía Đông ; cạnh cung ĐOÀI là phương của tường hông phía Tây.

2/ Định diện tích nền : Kéo nhợ song song với 4 cạnh quái Ly - Khảm - Chấn - Đoài, đóng cọc tại 4
góc giao nhợ để xác định diện tích nền ( hình vuông màu nâu ).

3/ Định vị bát quái trên nền và khu đất : dùng tám sợi nhợ khác và kéo ra từ tâm nhà theo phương
tám cạnh trong của bát quái đến tận biên đất rồi đóng cọc để cố định. Dùng các số << 1 Khảm, 2
Khôn, 3 Chấn, 4 Tốn, 6 Kiền, 7 Đoài, 8 Cấn, 9 Ly >> để ký hiệu vùng quái cư chiếm trên mặt nền và
trên đất. Phần bát quái bên trong nền được vận dụng để an bày phồng ốc, phần bát quái bên ngoài
nền để an bài các công trình phụ và cổng xuất nhập.

4/ Định vị trí cổng, cửa : Thầy xoay chuyển vòng 24 hướng cửa trên la bàn sao cho cung PHÚC
ĐỨC nằm cố định tại THÂN ( bởi hướng nhà cung phi LY thì khởi Phúc Đức tại Thân ). Kể từ cung
Phúc đức tính xuôi theo chiểu kim đồng hồ có 11 hướng tốt để trổ cổng cửa ( trên la bàn 11 hướng
tốt được ký hiệu màu nổi ). Hỏi gia chủ để biết ý muốn trổ bao nhiêu cổng - cửa nhập xuất và trổ ở
mặt trước, mặt sau hoặc ở hai bên hông nhà. Nhất trí rồi thì dùng dây nhợ từ tâm nhà theo hướng
cung tốt __ mỗi cung 2 sợi ăn góc 15 độ giăng ra : 2 điểm xuyên tường nhà là độ rộng cửa, 2 điểm
xuyên tường rào là độ rộng cổng.
GHI CHÚ :

1/ TÂM NHÀ CỔ THƯ CHỈ CÓ VẦY : nhà kiểu xưa là nhà nóc có đòn giông. Điểm giữa của đòn
giông chiếu xuống mặt nền là tâm nhà. Tâm nhà chính là tâm Bát quái. Cấu trúc nhà thời nay
thường không có đòn giông và cũng không quan điểm đòn giông là bổn mạng nên lấy gì để định
tâm quái ? Nghịch lý là gia chủ chọn cấu trúc tâm, nhưng lại tin vào bát quái phân kim nên khốn khó
cho thầy. Trong trường hợp này __ theo tôi có thể lấy tâm từ giao chéo của hình nền ; gặp trường
hợp hình nền phức tạp thì nên phân nền ra chánh, phụ rồi lấy tâm nơi hình nền chánh.
Như trên mới thấy là nếu học theo cổ thư định tâm thế nào chúng ta cũng không biết được .

2/ ĐỘ RỘNG CỬA, ĐỘ RỘNG CỔNG : Thầy địa lý nhờ dụng cụ la bàn chính xác nên khỏi phải tính
toán mà chỉ việc kéo dây theo cung độ vòng 24 hướng cửa đã phân. Chỉ cho chủ gia biết khoảng
giữa chỗ dây xuyên tường là độ rộng cửa, chỗ dây xuyên vòng rào là độ rộng cổng. Ví như Bạn là
Nam cung Ly thì một trong 4 hướng mặt nhà của Bạn là Chính Nam : Bạn có thể lấy bản vẽ của tôi
về mặt nhà chính Nam đặt tại tâm nhà, chữ HOAN LẠC là hướng TỐT để trổ cửa và cổng. Căn hai
sơị nhợ thành góc 15 độ rồi nương theo đường màu trắng hai bên chữ hoan lạc kéo từ tâm nhà ra
__ 1/ khoảng giữa hai điểm xuyên tường là độ rộng cửa hoan lạc. 2/ khoảng giữa hai điểm xuyên
rào là độ rộng cổng hoan lạc.
Về chiều cao của cửa, cổng thì thước tất thế nào ? Dịch có câu << tham thiên lưỡng địa >> là cái tỉ
lệ tung/hoành = cao/rộng = 3/2 theo đó mà suy ra chiều cao.

Đối với Kiến trúc sư kiêm địa lý gia thì việc tính toán số đo không khó.
Dùng công thức tangA = đối trên kề tính ra tất.
Bài tiếp theo định các thành phòng trong công trình ...

You might also like