You are on page 1of 64

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT




CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

CẤU TẠO NGUYÊN TỬ


VÀ BẢNG TUẦN HOÀN

GIÁO VIÊN: NGUYỄN MINH CƯỜNG


TỔ: HÓA HỌC

NĂM HỌC 2020 – 2021


CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử


Quan niệm về vật chất đã có từ thời cổ Hy Lạp, cách đây khoảng 2500 năm.
Empedocles (490 – 430 trước công nguyên) kết hợp ý kiến của các triết gia trước đó,
ông cho rằng mọi vật chất đều được tạo thành từ bốn nguyên tố là lửa, không khí,
nước và đất và hai lực tương tác là ái lực (lực hút) và xung lực (lực đẩy). Aristoteles
(384 – 322 trước công nguyên) dẫn đầu trường phái cho rằng vật chất có tính liên tục.
Còn Leucippus và Democritos (460 – 370 trước công nguyên) (Democritos là học trò
của Leucippus) thì dẫn đầu trường phái cho rằng vật chất có tính chất không liên tục,
nó được tạo bởi những hạt vô cùng nhỏ, không thể chia cắt được, gọi là nguyên tử
(atomos, tiếng Hy Lạp có nghĩa là không chia cắt được).
Tuy nhiên vì chưa có thực nghiệm rõ ràng nên chưa có học thuyết nào được
chấp nhận hẳn. Năm 1797, Joseph Louis Proust (1754 – 1826, nhà hóa học người
Pháp) với Định luật Tỉ lệ Xác định (The Law of Definite Proportions) hay còn gọi là
Định luật Thành phần Không đổi (The Law of Constant Composition). Nội dung của
định luật này là một hợp chất dù được điều chế bằng nào thì cũng có tỉ lệ khối lượng
nguyên tử các nguyên tố trong chất đó không đổi. Năm 1808, John Dalton (1766 –
1844, người Anh) đưa ra Thuyết Nguyên tử (Dalton’s Atomic Theory) với các ý
chính như sau:
– Vật chất được tạo bởi các hạt, không chia cắt được, gọi là nguyên tử (atom).
– Mỗi nguyên tố hóa học (chemical element) gồm loại nguyên tử đặc trưng của
nguyên tố đó. Như vậy có bao nhiêu loại nguyên tử thì có bấy nhiêu nguyên tố.
Những nguyên tử của cùng một nguyên tố thì hoàn toàn giống nhau.
– Các nguyên tử không thay đổi.
– Khi các nguyên tố kết hợp để tạo hợp chất hóa học (chemical compound) thì phần
nhỏ nhất của hợp chất là một nhóm gồm các nguyên tử của các nguyên tố với số
nguyên tử không đổi. (Mà sau này, phần nhỏ nhất này được gọi là phân tử, molecule).
– Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử không được tạo ra hay bị phá hủy, chúng
chỉ được sắp xếp lại mà thôi.
Năm 1808, Thomas Thomson (1773 – 1852, người Scotland) và William Hyde
Wollaston (1766 – 1866, người Anh) đã đưa ra Định luật Tỉ lệ bội (The Law
of Multiple Proportions). Định luật này cho rằng tỉ lệ số nguyên tử giữa hai nguyên
tố trong các hợp chất khác nhau tỉ lệ với nhau bằng các số nguyên đơn giản. Thí dụ
giữa hai nguyên tố N và O có các hợp chất là N2O, NO, N2O3, NO2, N2O5 thì có tỉ lệ
số nguyên tử giữa hai nguyên tố N và O lần lượt là 2 : 1; 1 : 1; 2 : 3; 1 : 2; 2 : 5.
Amedeo Avogadro (1776 – 1856, người Ý), năm 1811, cho rằng trong cùng
điều kiện về nhiệt độ và áp suất thì các thể tích khí bằng nhau đều chứa số phân tử
khí bằng nhau.
Các thực nghiệm này dựa vào thuyết nguyên tử có thể giải thích được. Như vậy
quan niệm về vật chất khá rõ ràng: Vật chất có tính không liên tục và được cấu tạo
bởi sự kết hợp của những hạt vô cùng nhỏ, gọi là nguyên tử.
Cho đến giữa thế kỷ XIX, người ta vẫn nghĩ rằng nguyên tử là phần nhỏ nhất
cấu tạo nên vật chất. Tuy nhiên nhiều hiện tượng được khám phá như sự điện ly
(Faraday, 1833), hiệu ứng quang điện, và nhất là sự phóng xạ (Becquerel, 1896),…
1
chứng tỏ nguyên tử không phải là cấu tử nhỏ nhất, mà nó có cơ cấu phức tạp, gồm
các hạt khác nhỏ hơn tạo nên.
Khi phóng điện qua khí loãng, Johann Wilhem Hittorf (nhà vật lý người Đức,
1824 – 1914) đã phát hiện các tia mang năng lượng phát ra từ cực âm. William
Crookes (1832 – 1919, nhà vật lý và hóa học người Anh) và Eugene Goldstein (1850
– 1930, nhà vật lý người Đức) xác định đó là những dòng hạt mang điện tích âm và
Goldstein đã đặt tên dòng hạt này là tia âm cực (Cathode rays, 1886). Năm 1891,
George Johnstone Stoney (1826 – 1911, nhà vật lý người Ireland) đặt tên cho hạt
mang điện tích âm này là electron. Năm 1897, Joseph John Thomson (1856 – 1940,
nhà vật lý người Anh) đã đo được tỉ số giữa khối lượng và điện tích của hạt tạo thành
tia âm cực và đó là electron mà Stoney đã đặt tên trước đó. Năm 1910, Robert
Andrews Millikan (1868 – 1953, nhà vật lý người Mỹ) đã làm thí nghiệm giọt dầu và
đã xác định được điện tích cũng như khối lượng của electron. Như vậy coi như đến
năm 1910, người ta đã xác định trong nguyên tử có chứa electron và đã biết được
khối lượng cũng như điện tích của hạt này.
Từ 1906 đến 1911, Ernest Rutherford (người Anh gốc New Zealand, 1871 –
1937) đã thực hiện các thí nghiệm và phát hiện ra hạt nhân nguyên tử. Năm 1919,
cũng Rutherford, đã tách được proton (hạt nhân của nguyên tử đồng vị hiđro 11 H ).
Đến năm 1932, Chadwick (người Anh) đã khám phá ra hạt nơtron.
Hiện nay, người ta biết rằng nguyên tử gồm có các electron có khối lượng
không đáng kể so với khối lượng của cả nguyên tử. Electron mang điện tích âm di
chuyển quanh một hạt nhân. Hạt nhân nguyên tử có khối lượng hầu như bằng khối
lượng của nguyên tử. Hạt nhân có kích thước rất nhỏ so với kích thước của cả nguyên
tử. Đường kính nguyên tử khoảng 10–10 m (1 Å), còn đường kính của hạt nhân
nguyên tử khoảng 10–14 m (10–4 Å). Đường kính hạt nhân nguyên tử nhỏ hơn đường
kính nguyên tử khoảng 10.000 lần. Trong hạt nhân có hai loại hạt chính là proton và
nơtron.
Proton có khối lượng lớn hơn electron khoảng 1836 lần, proton mang điện tích
dương, có trị số tuyệt đối bằng điện tích của electron. Nơtron có khối lượng xấp xỉ so
với proton (hơi lớn hơn so với proton). Nơtron có khối lượng nhiều gấp 1839 khối
lượng electron. Nơtron không mang điện tích. Ngoài ra trong hạt nhân nguyên tử còn
có rất nhiều các hạt khác như nơtrino, positron, pion, muon, gluon, lepton,… nhưng
các hạt này không bền.
Sau đây là khối lượng và điện tích của các hạt cấu tạo nên nguyên tử:
Khối lượng Điện tích
Hạt
gam u Culong đvtđ CGS
–28 –4 –19
Electron (e) 9,109390.10 5,485799.10 –1,6021773.10 –4,8.10–10
Proton (p) 1,672623.10–24 1,007276 +1,6021773.10–19 +4,8.10–10
Nơtron (n) 1,674954.10–24 1,00866490 0 0
u (atomic mass unit): đơn vị khối lượng nguyên tử
đvtđ CGS: đơn vị tĩnh điện CGS (chiều dài: cm; khối lượng: gam; thời gian:
giây, second)
1
1u= khối lượng của một nguyên tử đồng vị 126 C = 1,6605.10–24 g
12
2
II. Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hóa học. Đồng vị
1. Hạt nhân nguyên tử
Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, được cấu tạo bởi các proton và
nơtron liên kết cực kì chặt chẽ với nhau. Người ta thường kí hiệu Z là số hạt proton,
N là số hạt nơtron có trong một hạt nhân nguyên tử.
A
Nguời ta dùng ký hiệu sau đây để biểu thị nguyên tử: Z X
X: Ký hiệu nguyên tử của nguyên tố hóa học
Z: Số hiệu nguyên tử = Số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số hạt proton (p) = số
hạt electron (e)
A: Số khối (Số khối lượng, mass number); A = Z + N
Đối với 82 nguyên tố đầu bảng tuần hoàn (hay các nguyên tố có Z  82) ta luôn
N
có: 1   1,5 (trừ nguyên tố H).
Z
2. Nguyên tố hóa học
Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
Do hiện nay người ta sắp xếp các nguyên tố hóa học theo thứ tự tăng dần của
Z, vì thế Z được gọi là số thứ tự nguyên tử. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố
thì có cùng số thứ tự nguyên tử Z, căn cứ vào Z ta biết đó là nguyên tử của nguyên tố
nào, nên Z còn được gọi là số hiệu nguyên tử. Điện tích của một proton là điện tích
nhỏ nhất được biết hiện nay, nên Z còn được gọi là số đơn vị điện tích hạt nhân.
Do khối luợng của electron không đáng kể so với khối luợng của proton,
nơtron trong hạt nhân nguyên tử, nên khối lượng nguyên tử coi như bằng khối lượng
của hạt nhân nguyên tử. Do đó nguyên tử chứa càng nhiều proton, nơtron thì khối
lượng nguyên tử càng lớn. Vì thế tổng số số proton và nơtron (A) được gọi là số khối
của nguyên tử. Nguyên tử nào có số khối A càng lớn thì nguyên tử đó càng nặng.
Thí dụ:
11 Na : cho thấy Na ở ô thứ 11 trong bảng tuần hoàn, Na có 11 proton, 11
23

electron, N = A – Z = 23 – 11 = 12 nơtron. Nguyên tử Na này coi như có khối lượng


nguyên tử bằng 23u.
17 Cl : cho biết nguyên tố clo ở ô thứ 17 trong bảng tuần hoàn, nguyên tử clo có
35

17 proton trong hạt nhân, có 17 electron ngoài vỏ. Nguyên tử clo này có 35 – 17 = 18
nơtron trong hạt nhân. Nguyên tử này coi như có khối lượng nguyên tử là 35u.
Chú ý:
– Số electron chỉ bằng số proton (Z) khi là nguyên tử. Còn với một ion dương
(cation) thì do nguyên tử đã mất electron nên số electron của ion dương bằng số
proton trừ bớt số electron đã mất để tạo ion dương. Với ion âm (anion) do nguyên tử
đã nhận thêm electron nên số electron của ion âm bằng số proton cộng thêm số
electron để tạo ion âm. Một electron bị mất sẽ tạo một ion dương mang một điện tích
dương, 2 electron mất tạo ion dương mang 2 điện tích dương,… Một electron nhận
vào sẽ tạo ion âm mang một điện tích âm, 2 electron nhận vào sẽ tạo ion âm mang 2
điện tích âm,…
– Do khối lượng của electron rất nhỏ so với khối lượng của proton và nơtron nên có
thể coi khối lượng của ion cũng bằng khối lượng của các nguyên tử tạo nên ion (khối

3
lượng của các electron mất đi hoặc nhận vào, để tạo ion, không đáng kể so với khối
lượng nguyên tử, nên có thể bỏ qua).
Thí dụ:
23
11 Na : 11 proton; 11 electron; 23u
23 
11 Na : 11 proton; 10 electron; 23u
35
17 Cl : 17 proton; 17 electron; 35u
35 
17 Cl : 17 proton; 18 electron; 35u
3. Đồng vị
a) Định nghĩa
Đồng vị là hiện tượng các nguyên tử của cùng nguyên tố hóa học nhưng có
khối lượng khác nhau. Nói cách khác các đồng vị có cùng số số hiệu nguyên tử Z
nhưng khác số khối A. Nói cách khác, các nguyên tử đồng vị có cùng số proton
nhưng khác số nơtron trong nhân.
Đồng vị là cùng vị trí. Do các nguyên tử đồng vị có cùng số thứ tự nguyên tử Z
nên cùng được sắp cùng một ô trong bảng tuần hoàn.
Thí dụ:
1 2 2 3 3
1H 1 H hay 1 D 1 H hay 1T
Hiđro Đơteri Triti
Z = 1; A = 1 Z = 1; A = 2 Z = 1; A = 3
1 proton, 0 nơtron, 1u 1 proton, 2 nơtron, 2u 1 proton, 2 nơtron 3u
Trên đây là ba nguyên tử đồng vị của nguyên tố hiđro
35 37
17 Cl 17 Cl
Z = 17; A = 35 Z = 17; A = 7
17 proton, 18 nơtron, 35u 17 proton, 20 nơtron, 37u
Trên đây là hai nguyên tử đồng vị của nguyên tố clo

Hiện nay được biết có 117 nguyên tố hóa học, có Z = 1 đến Z = 118 (nguyên tố
có Z = 117 chưa có thông tin phát hiện). Các nguyên tố có Z  92 hiện diện trong tự
nhiên (trên trái đất) và có khoảng 300 đồng vị tự nhiên. Các nguyên tố có Z > 92 là
nguyên tố nhân tạo, phóng xạ không bền, thường được tạo ra do các phản ứng hạt
nhân do con người thực hiện. Như vậy trung bình một nguyên tố hóa học có khoảng 3
đồng vị. Hiện người ta điều chế được nhiều nguyên tử đồng vị nhân tạo (khoảng trên
1000 đồng vị).
Có những nguyên tử đồng vị bền, không bị phân hủy theo thời gian, đó là
những đồng vị không phóng xạ, như 1H, 2H, 16O, 18O, 12C, 13C,…
Có những nguyên tử đồng vị không bền, bị hủy biến theo thời gian (mất dần
theo thời gian để ra nguyên tử đồng vị khác), đó là những nguyên tử đồng vị phóng
xạ, như 3H, 14C, 13N,…
Chú ý:
– Vì khối lượng của electron rất nhỏ so với khối lượng của proton, nơtron và khối
lượng 1 proton  khối lượng 1 nơtron  1 u, nên một cách gần đúng có thể coi số khối
A của một đồng vị như là nguyên tử khối của đồng vị đó. Thật ra số khối A là tổng số
số proton và nơtron có trong hạt nhân, luôn luôn là một sô nguyên còn nguyên tử

4
khối thường là một số thập phân.
– Khối lượng nguyên tử của một nguyên tố hóa học, được dùng để tính toán trong
hóa học là khối lượng nguyên tử trung bình của nguyên tử đồng vị nguyên tố đó hiện
diện trong tự nhiên với tỉ lệ xác định.
b) Thang khối lượng nguyên tử tương đối, khối lượng nguyên tử trung bình của
các nguyên tố hóa học
Thang khối lượng nguyên tử tương đối
Trước đây, các nhà hóa học không có phương tiện thực nghiệm để đo khối
lượng của mỗi loại nguyên tử nên đã thiết lập thang khối lượng nguyên tử tương đối
(các nhà hóa học quen gọi là nguyên tử lượng và ngày nay vẫn còn được chấp nhận)
như: đơn vị hiđro, đơn vị oxi, đơn vị cacbon.
Năm 1962 tổ chức I.U.P.A.C (International Union of Pure and Applied
Chemistry) quyết định thay thang oxi bằng thang cacbon và quy định: Một đơn vị
khối lượng nguyên tử bằng 1/12 khối lượng của một nguyên tử cacbon–12.
19,9265.1027 kg
1u = = 1,6605.10–27kg
12
– Theo thang trên thì mp = 1,007276u; mn = 1,008665u; me = 0,0005486u; mNa–23 =
22,989768u; mMg–24 = 23,985045u
– Khối lượng nguyên tử tương đối một số nguyên tố theo hệ đơn vị H, O, C.
Nguyên tử khối
Nguyên tố
Hệ đơn vị hiđro Hệ đơn vị oxi Hệ đơn vị cacbon Nếu làm tròn số
Hiđro 1 1,008 1,00797 1
Oxi 15,872 16 15,9994 16
Cacbon 11,92 12,014 12,01115 12
Clo 35,176 35,457 35,453 35,5
Nguyên tử khối
Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng
gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử.
Nguyên tử khối trung bình
Vì hầu hết các nguyên tố hóa học trong tự nhiên là hỗn hợp của nhiều đồng vị
nên nguyên tử khối của các nguyên tố đó là nguyên tử khối tử trung bình của hỗn hợp
các đồng vị có tính đến tỉ lệ phần trăm của mỗi đồng vị.
 Ai
A
 xi
Trong đó: A1, A2,…, Ai là nguyên tử khối của đồng vị thứ 1, 2,…, i.
x1, x2,…, xi là % số lượng đồng vị thứ 1, 2,…i (hoặc là số nguyên tử của
đồng vị thứ i).
Ví dụ: Trong thiên nhiên clo có hai đồng vị là 1735 Cl chiếm 75,77% và 3717 Cl chiếm
24,23% về số lượng. Tính nguyên tử khối trung bình của clo?
75,77 24,23
A Cl = 35   37   35,5
100 100

5
III. Mô hình nguyên tử (Atomic model)
Sau khi đã biết nguyên tử gồm có các hạt là proton, nơtron nằm trong hạt nhân
và electron di chuyển ở bên ngoài hạt nhân, người ta tìm cách đưa ra một mô hình
nguyên tử mô tả cách sắp đặt electron ngoài hạt nhân như thế nào để phù hợp với đặc
tính nhận thấy được của vật chất.
Thực nghiệm cho thấy các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau. Điều này
chứng tỏ tính chất hóa học của nguyên tử chỉ liên hệ đến số electron ngoài hạt nhân,
mà hình như không liên hệ đến hạt nhân nguyên tử. Số electron ngoài hạt nhân bằng
nhau thì sẽ có tính chất hóa học giống nhau, không liên hệ đến hạt nhân nguyên tử
nặng hay nhẹ.
Thực nghiệm cũng cho thấy có các nguyên tử của các nguyên tố có số electron
ngoài hạt nhân rất khác nhau, nhưng lại có tính chất hóa học cơ bản giống nhau. Thí
dụ, các nguyên tử Li (3 electron), Na (có 11 electron), K (có 19 electron), Rb (có 37
electron), Cs (có 55 electron) có tính chất hóa học giống nhau, như chúng đều tác
dụng được dễ dàng với nước và hòa tan trong nước tạo khí H2, đều thu được dung
dịch có tính bazơ. Các đơn chất này đều tác dụng mãnh liệt với Cl2 để tạo muối
clorua,… Hoặc F (có 9 electron), Cl (có 17 electron), Br (có 35 electron), I (có 53
electron) có tính chất hóa học giống nhau, chúng đều có tính oxid hóa mạnh, đều tác
dụng với kim loại để tạo muối,... Điều này chứng tỏ không phải tất cả electron ở
ngoài hạt nhân đều tham gia phản ứng hóa học mà hình như chỉ có một số electron
nào đó mà thôi. Số electron này bằng nhau thì sẽ có tính chất hóa học giống nhau
(như chúng ta đã biết, đó chính là các electron hóa trị ở lớp electron ngoài cùng). Mô
hình nguyên tử phù hợp phải thể hiện được điều này.
1. Mô hình nguyên tử theo Thomson (1903)
Đây là mô hình nguyên tử đầu tiên. Sau khi Thomson xác nhận chùm tia âm
cực gồm các electron mang điện tích âm và xác định được tỉ lệ điện tích trên khối
lượng của electron (vào năm 1897) thì Thomson cho rằng nguyên tử trung hòa điện
tích mà trong đó có electron mang điện tích âm nên cũng phải có phần mang điện tích
dương để trung hòa vừa đủ điện tích âm của electron. Thomson cho rằng nguyên tử là
một khối cầu trong đó electron mang điện tích âm rải rác trong khối cầu này và phần
còn lại của khối cầu là phần mang điện tích dương, hai điện tích âm dương này trung
hòa vừa đủ nhau. Thomson hình tượng nguyên tử như một cái bánh pudding, trong đó
electron là các hạt nho khô rải rác ở trong bánh, ruột bánh mang điện tích dương. Do
đó mô hình nguyên tử của Thomson còn được gọi là mẫu “bánh mì nho khô” (the
raisin bread model) hay “mẫu bánh pudding” (a plum pudding model). Hoặc có thể
hình tượng, coi mô hình nguyên tử của Thomsom như một trái dưa hấu mà hạt dưa là
electron mang điện tích âm, còn phần ruột dưa mang điện tích dương. Như
vậy mô hình nguyên tử của Thomsom là một khối cầu đặc ruột. Mô hình nguyên tử
đặc ruột này của Thomson bị bác bỏ bởi thí nghiệm của Rutherford vài năm sau đó.

6
Hình mô hình nguyên tử theo Thomson
2. Mô hình nguyên tử theo Rutherford (1911)
a) Thí nghiệm Rutherford và mô hình nguyên tử theo Rutherford
Ernest Rutherford (1871 – 1937) cho bắn một chùm tia anpha (α) mang điện
tích dương (đó là những hạt nhân He2+) vào lá kim loại vàng rất mỏng (có bề dày
khoảng 6.10–7 m = 6.10–4 mm = 6000 Å). Vì nguyên tử vàng có đường kính d  3 Å =
3.10–10 m, cho nên lá vàng trên tuy mỏng nhưng cũng chứa đựng khoảng 2000 lớp
nguyên tử vàng. Vậy nếu nguyên tử là một khối đặc liên tục thì những hạt α dù với
vận tốc khá lớn (khoảng 16.000 km/s) cũng không thể nào xuyên qua được 2.000 lớp
nguyên tử vàng này.
Thí nghiệm của Rutherford cho thấy hầu hết những hạt α đều xuyên thẳng qua
lá vàng như chỗ trống không và chỉ có một số rất ít bị lệch hướng hoặc dội ngược trở
lại (tỉ lệ này khoảng 1/8.000).
Thí nghiệm này xác nhận hai điểm:
– Trong nguyên tử có rất nhiều khoảng trống, do đó khối lượng nguyên tử phải được
tập trung lại, tạo thành một khối rất nặng trong một kích thước rất nhỏ so với kích
thước của cả nguyên tử. Nếu nguyên tử là một hình cầu đường kính 10 m thì hạt nhân
nguyên tử chỉ bằng một mũi kim. Bán kính nguyên tử gấp 10.000 bán kính của hạt
nhân nguyên tử. Nếu xếp hạt nhân các nguyên tử lại với nhau, hạt nọ sát hạt kia thì 1
cm3 hạt nhân có khối lượng 114 triệu tấn.
– Vì hạt α mang điện tích dương nên khi hạt này bị lệch hướng hoặc bị dội ngược trở
lại có nghĩa những hạt đó tiến gần đến những khối cũng mang điện tích dương khá
lớn, vì thế hạt α mới bị đẩy ra theo định luật Culong (cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu
thì hút nhau).
Dựa vào những nhận xét ấy, Rutherford cho rằng nguyên tử gồm một hạt nhân
mang điện tích dương rất nặng, có kích thước rất nhỏ (so với khối lượng và kích
thước của cả nguyên tử) và những electron mang điện tích âm di chuyển trên những
quĩ đạo tròn quanh hạt nhân làm thành mặt ngoài của nguyên tử. Điện tích dương của
nhân và điện tích âm của electron trung hòa nhau. Giữa hạt nhân và các electron là
khoảng trống rất lớn.

7
Hình mô hình nguyên tử theo Rutherford
b) Năng lượng của electron của nguyên tử hiđro và các ion giống hiđro theo
Rutherford
Nguyên tử hiđro và ion giống hiđro giống nhau ở chỗ chỉ có một electron duy
nhất ngoài hạt nhân. Electron này có khối lượng m, di chuyển với vận tốc v và ở cách
hạt nhân mang điện tích dương +Ze (Z = 1 cho H; Z = 2 cho He+; Z = 3 cho Li2+; Z =
4 cho Be3+;…) một khoảng r (bán kính quĩ đạo tròn r).
Năng lượng toàn phần (cơ năng) của electron bằng động năng Eđ cộng thế năng
Et của electron: E = Eđ + Et
1
Mà động năng của electron: Eđ = mv2
2
Khi electron chạy trên quĩ đạo tròn có bán kính r thì có sự cân bằng giữa lực ly
tâm flt và lực hướng tâm fht (thì electron mới không bị văng ra xa nhân, cũng như
không bị hút vào nhân)
v
 Ze
. r e
f ht f lt

Lực ly tâm flt của electron có khối lượng m chuyển động tròn đều vận tốc v
v2
trên quĩ đạo tròn bán kính r, gia tốc a: flt = ma = m
r
Lực hướng tâm fht do electron có điện tích –e bị hạt nhân mang điện tích +Ze
hút ở khoảng cách r (r: bán kính quĩ đạo tròn) theo định luật Culong:
q1.q 2 Ze.e Ze 2
fht = K 2 = 2 = 2 (Hằng số K = 1 trong hệ đơn vị CGS)
d r r
flt = fht
v2 Ze 2
m = 2
r r
Ze 2
 mv2 =
r
1 1 Ze 2 1 Ze 2
Động năng Eđ = mv2 =   Eđ = 
2 2 r 2 r
Trong đó động năng Eđ tính bằng erg, điện tích một electron e = 4,8.10–10 đơn
vị tĩnh điện CGS (e cũng là điện tích một proton, nếu không xét dấu), bán kính quĩ
8
đạo tròn r được tính bằng cm.
Còn thế năng Et của electron ở cách nhân một khoảng r, theo định nghĩa, là
công mà electron có được do lực hút của nhân đối với electron khi electron di chuyển
từ một nơi rất xa () về đến cách nhân một khoảng r.
Ze 2
Với lực hút f = fht = 2
r
Công ứng với sự di chuyển của electron về nhân một khoảng rất nhỏ dr là:
dW = fdr
r
2 1  1 
r r
Ze 2 2 1  Ze 2
 Et =  fdr =  2 dr = Ze    = Ze        = 
 
r  r  r    r
Ze 2
 Et =  (Et: erg; e = 4,8.10–10 đvtđ CGS; r: cm)
r
Như vậy thế năng có trị số âm. Nghĩa là thế năng lớn nhất bằng 0 khi electron
ở xa vô cực và khi electron về gần hạt nhân hơn thì thế năng của electron giảm nên
thế năng của electron có trị số âm.
Năng lượng toàn phần (cơ năng) E của electron là: E = Eđ + Et
1 Ze 2 Ze2 1 Ze 2
E=   =– 
2 r r 2 r
Z = 1 (H); Z = 2 (He ); Z = 3 (Li2+); Z = 4 (Be3+)
+

Như vậy năng lượng của electron có trị số âm, năng lượng của electron lớn
nhất của electron bằng 0 khi electron cách xa nhân vô cực, còn khi electron về gần
nhân hơn thì năng lượng của electron giảm nên năng lượng của electron có trị số âm.
Theo công thức trên, r giảm thì E lớn  E giảm; r tăng thì E nhỏ  E tăng.
Mô hình nguyên tử của Rutherford không thích hợp (bị chống đối) vì những
nhận xét sau:
– Theo điện động lực học cổ điển, thì khi một hạt tử mang điện tích âm di chuyển
quanh một hạt tử mang điện tích dương cố định thì sẽ có sự phóng thích năng lượng
dưới dạng bức xạ từ hạt tử đang di chuyển. Như vậy, theo trên, electron sẽ mất dần
năng lượng dưới dạng bức xạ. Nghĩa là khoảng cách r sẽ giảm vì năng lượng của
electron giảm. Do đó sau một thời gian ngắn, electron sẽ rơi vào nhân của nó và như
thế nguyên tử sẽ không tồn tại như mô hình đã đưa ra.
– Và nếu năng lượng của electron giảm một cách liên tục khi electron đi theo đường
xoắn ốc về gần nhân sẽ đưa đến hậu quả là những bức xạ phóng thích ra sẽ có bước
c
sóng (, độ dài sóng) hay tần số (ν = ) thay đổi một cách liên tục. Thực nghiệm cho

thấy phổ phát xạ của nguyên tử hiđro là phổ gián đoạn gồm một số vạch cách quãng
mà số sóng (  ) được cho bởi công thức thực nghiệm Rydberg:
1  1 1 
   RH  2  2 
 n n' 
 : số sóng, số bước sóng trong một đơn vị chiều dài, số  trong 1 cm
RH = 109677,58 cm–1: hằng số Rydberg
n, n’: các số nguyên, n < n’

9
Quang phổ vạch của hiđro
3. Mô hình nguyên tử Bohr (1911)
Bohr vẫn giữ nguyên mô hình nguyên tử như Rutherford, nhưng ông đưa ra hai
tiên đề, tức là yêu cầu chấp nhận, không chứng minh.
Tiên đề 1: Bohr cho rằng electron di chuyển trên các quĩ đạo tròn ổn định (bền, đặc
biệt, cho phép, stable orbits, special orbits, allowed orbits) mà trên các quĩ đạo này
electron không bị mất năng lượng do phát bức xạ. Bán kính quĩ đạo tròn ổn định này
h
như thế nào để momen động lượng ρ (ρ = mvr) của electron là bội số nguyên của ,
2
với h là hằng số Planck.
h
ρ = mvr = n
2
(ρ: momen động lượng; m: khối lượng của electron; v: vận tốc của electron; r:
bán kính quĩ đạo tròn ổn định; n: số nguyên = 1, 2, 3,… số thứ tự quĩ đạo ổn định; h:
hằng số Planck)
Tiên đề 1 của Bohr để giải thích sự bền của mô hình nguyên tử này. Nghĩa là
khi electron di chuyển trên các quĩ đạo ổn định (bền hay cho phép) này thì electron
không bị mất năng lượng, nên electron không bị rơi vào hạt nhân, như sự chống đối
lúc bấy giờ đối với mô hình nguyên tử của Rutherford. Và từ tiên đề này có thể xác
định được bán kính r các quĩ đạo tròn ổn định, trên đó electron di chuyển.
Tiên đề 2: Dựa vào thuyết lượng tử của Planck, Bohr cho rằng khi electron
nhảy từ quĩ đạo ổn định xa hạt nhân n’ (có mức năng lượng cao) về quĩ đạo ổn định
gần hạt nhân n (có mức năng lượng thấp hơn) thì có sự phóng thích năng lượng dưới
dạng phát bức xạ; còn ngược lại nếu electron nhảy từ quĩ đạo gần hạt nhân (mức năng
lượng thấp) lên quĩ đạo xa hạt nhân hơn (mức năng lượng cao) thì electron cần hấp
thu năng lượng dưới dạng cần chiếu bức xạ. Bức xạ phát ra hay cần thu vào có tần số
c 1 1 
ν (có bước sóng  = c.T = , hay số sóng     ) được cho bởi:
  c.T c
c
E = En’ – En = h = h = hc

Tần số ν là số sóng trong một đơn vị thời gian, nếu đơn vị thời gian là giây, thì
tần số là số chu kỳ hay số sóng trong thời gian 1 giây (hertz). Chu kỳ T là thời gian
để thực hiện một sóng (số giây để tạo 1 sóng, thời gian để sóng di chuyển một đoạn
đường là một độ dài sóng hay bước sóng ). Độ dài sóng (bước sóng) là chiều dài của
một sóng. Số sóng  là số bước sóng  có trong một đơn vị chiều dài, nếu đơn vị
chiều dài là cm thì số sóng là số bước sóng λ trong 1 cm.
10
Như vậy tiên đề 2 của Bohr giải thích được quang phổ phát xạ gián đoạn của
hiđro được biết thời bấy giờ. Vì các quĩ đạo ổn định n, n’ có mức năng lượng không
liên tục và ∆E không liên tục nên bức xạ phát ra có tần số ν hay bước sóng λ không
liên tục.
Và đặc biệt từ hai tiên đề này, Bohr chứng minh được công thức thực nghiệm
của Rydberg đưa ra trước đó để tính toán bước sóng  của quang phổ phát xạ nguyên
tử hiđro.
Các tính toán này dựa vào kết quả mô hình nguyên tử Rutherford, hai tiên đề
của Bohr của nguyên tử hiđro và các ion giống hiđro, nghĩa là chỉ có 1 electron duy
nhất ngoài hạt nhân.
1 2 1 Ze 2 Ze 2
Động năng Eđ = mv =  v = 2
2 2 r mr
h nh n 2h 2
Theo tiên đề 1 của Bohr: ρ = mvr = n v= v =
2
2 2mr 4 2 m 2 r 2
n 2h 2 Ze 2 n 2h 2 n2  h2 
Suy ra: = r= =  
4 2 m 2 r 2 mr Ze2 4m Z  4me2 
h2 (6,626076.1027 erg.s)2
Đặt: ao = =  0,53.10–8 cm
4me 2 2 28
4.(3.1415923) .9,10939.10 g.(4.8.10 )10 2

 0,53Å
2
n n2
r=  a o  = 0,53 Å
Z Z
Với H (Z = 1), khi electron ở quĩ đạo gần hạt nhân nhất (n = 1), có mức năng
lượng thấp nhất (trạng thái cơ bản) thì: r = ao = 0,53Å
Vậy ao = 0,53Ǻ là bán kính quĩ đạo ổn định của nguyên tử hiđro khi nó ở trạng
thái cơ bản (quĩ đạo gần hạt nhân nhất, có mức năng lượng thấp nhất).
Năng lượng E của nguyên tử H và ion giống H (ion giống hiđro, hydrogen–like
ions, chỉ có 1 electron):
1 Ze2 1 Ze2 Z2  22me4 
E=   =   =   
2 r 2 n2  h2  n2  h2 
Z  4me2 
22 me4 2.(3,1415923)2 (9,10939.1028 )(4,8.1010 )4
Đặt: K = 2
= 27 2
 2,187.10–11 erg
h (6,626.10 )
K = 2,178.10 erg = 2,178.10–18 J = 13,6 eV = 313,64 kcal/mol
–11

Dùng sự liên hệ dưới đây để đổi đơn vị trên: 1 eV = 1,6.10–12 erg = 1,6.10–19 J;
1 J = 107 erg; 1 cal = 4,184 J; 1 kcal = 103 cal; 1 mol nguyên tử (phân tử, ion) =
6,022.1023 nguyên tử (phân tử, ion); 1 Ǻ = 10–8 cm = 10–10 m
Z2 Z2
E =  2  13,6 (eV) =  2  313,64 (kcal/mol)
n n
2
Z Z2
=  2  2,178.10 (erg) =  2  2,178.1018 (J)
11

n n
Chú ý là trong công thức trên, trường hợp 313,64 kcal/mol hiểu là ứng với 1
11
mol nguyên tử H hay 1 mol ion giống H, còn các trường hợp khác hiểu là ứng với 1
nguyên tử H hay 1 ion giống H (chứ không phải của 1 mol).
Với nguyên tử H khi electron của nó ở trạng thái cơ bản, có năng lượng thấp
nhất, electron ở quĩ đạo gần hạt nhân nhất (n = 1), thì:
E = –13,6 (eV) = – 313,64 (kcal/mol)
Như vậy 13,6 eV hay 313,64 kcal/mol là năng lượng của H khi nó ở trang thái
cơ bản.
Khi electron di chuyển từ quĩ đạo n’ xa hạt nhân (có năng lượng cao) về quĩ
đạo n gần hạt nhân hơn (có năng lượng thấp hơn) thì năng lượng phóng thích là:
Z2  22 me4  Z2  22 me4  Z2 22me4  1 1 
E = En’ – En =  2   + 2 =  2 2
n n' 
2 2 2
n'  h  n  h  h
c
Mà: E = hν = h = hc

Z 2 me4  1
2 2
1  Z2 22 me4  1 1 
 hc =  2     =  2  
h2 n n '2  h 3c n n '2 
Z2 22 me4
Đặt: RH =
h 3c
Với nguyên tử H: thế Z = 1;  = 3,14159; m = 9,1094.10–28 gam (khối lượng
electron); e = 4,8.10–10 đvtđ CGS (điện tích của electron); h = 6,626.10–27 erg.s (hằng
số Planck); c = 3.1010 cm/s (vận tốc ánh sáng trong chân không) vào biểu thức tính
RH trên, ta được:
Z2 22 me4 12.2.(3,14159)2 .9,1094.1028.(4,8.1010 )4
RH = 3
= 27 3 10
= 109372,5 cm–1
hc (6,626.10 ) .3.10
Đây chính là hằng số Rydberg trong công thức thực nghiệm tính bước sóng 
của phổ phát xạ nguyên tử hiđro của Rydberg. Hằng số ở đây hơi khác với hằng số
109677,58 cm–1 trong công thức Rydberg. Nếu ta thay khối lượng m của electron
bằng khối lượng thu gọn  của hệ, chú ý đến khối lượng của electron m lẫn khối
1 1 1 Z2 22e4
lượng của hạt nhân nguyên tử H m’,   , thì: RH = = 109677,58
 m m' h 3c
cm–1
1  1 1 
   RH  2  2 
 n n' 
RH = 109677,58 cm–1
Như vậy, từ hai tiên đề của Bohr, ta chứng minh được công thức thực nghiệm
Rydberg. Lý thuyết của Bohr rất phù hợp với kết quả thực nghiệm về quang phổ.
Những vạch trong dãy Lyman của quang phổ hiđro được sinh ra khi electron
nhảy từ các quĩ đạo n  2 về quĩ đạo n = 1. Dãy Balmer do electron nhảy từ quĩ đạo n
 3 về quĩ đạo n = 2. Dãy Paschen sinh ra khi electron từ quĩ đạo n  4 về quĩ đạo n =
3. Dãy Brackett do electron từ quĩ đạo n  4 về quĩ đạo n = 3. Dãy Pfund có được là
do electron từ quĩ đạo n  5 nhảy về quĩ đạo n = 4.

12
4. Mô hình nguyên tử Bohr – Sommerfeld (1916)
Khi dùng quang phổ kế có năng suất phân giải cao hơn, người ta thấy rằng
nhiều vạch quang phổ của nguyên tử hiđro, thí dụ các vạch của chuỗi Balmer, thật ra
là một tập hợp nhiều vạch nhỏ. Cơ cấu thanh này chỉ có thể giải thích được nếu ứng
với một quĩ đạo ổn định thứ n có nhiều mức năng lượng hơn.
Năm 1916, Sommerfeld bổ túc thuyết của Bohr, ông cho rằng electron di
chuyển trên những quĩ đạo elip mà một trong hai tiêu điểm của elip là hạt nhân
nguyên tử. Quĩ đạo tròn của Bohr trở thành một trường hợp đặc biệt của quĩ đạo elip
khi độ dài của trục chính (trục lớn) và trục phụ (trục nhỏ) bằng nhau.
Các elip của mô hình nguyên tử Bohr – Sommerfeld có trục chính dài bằng
đường kính của quĩ đạo tròn ở trạng thái n. Tỉ số độ dài giữa trục phụ với trục chính
k
là . Ứng với một trị số của n có n trị số của k là: 1, 2, 3,…, n. Thí dụ, n = 3  k =
n
k 1 2 3
1, 2, 3  = ; ; . Như vậy ứng với quĩ đạo ổn định thứ 3 của Bohr, có ba quĩ
n 3 3 3
đạo theo Sommerfeld, gồm 2 quĩ đạo elip và 1 quĩ đạo tròn.
k 3

n 3 k 2

n 3 k 1
n 3

Các quĩ đạo ứng với n = 3 theo Sommerfeld


k 1 2 3 4
Nếu n = 4  = ; ; ;  có bốn quĩ đạo, gồm ba elip và một hình
n 4 4 4 4
tròn.
Như vậy, tuy có cùng trị số n, nhưng quĩ đạo có k nhỏ nhất (k = 1) len lỏi tới
gần được hạt nhân hơn nên có năng lượng hơi thấp hơn. Do đó, mô hình nguyên tử

13
này đã giải thích được cấu trúc tế vi của các vạch trong quang phổ nguyên tử hiđro,
điều mà mẫu Bohr không giải thích được.
Tuy nhiên mô hình nguyên tử Bohr – Sommerfeld đã không giải thích được
một cách định lượng phổ phát xạ của những nguyên tử phức tạp hơn, có nhiều
electron quanh hạt nhân, cũng như không giải thích được một cách thỏa mãn sự tạo
liên kết hóa học. Vì vậy, mô hình nguyên tử được chấp nhận hiện tại và được dùng
làm căn bản để giải thích đặc tính của các chất là mô hình nguyên tử theo cơ học
lượng tử.
5. Mô hình nguyên tử theo thuyết cơ học lượng tử (quantum mechanics)
a) Bản chất sóng và hạt của các hạt vi mô (1924)
Photon (Quang tử) có bản chất sóng, nghĩa là có tần số dao động ν và vận tốc
chuyển động c. Photon lại có bản chất hạt, nghĩa là coi như nó có khối lượng m khi
chuyển động với vận tốc c.
Theo hệ thức tuơng quan giữa khối lượng và năng lượng của Einstein:
E = mc2
c c h
và theo thuyết lượng tử của Planck: E = h = h  h = mc2   =
  mc
: bước sóng (độ dài sóng) của photon (quang tử, hạt ánh sáng)
h: hằng số Planck
m: coi như khối lượng của photon khi di chuyển vận tốc c
c: vận tốc của bức xạ (ánh sáng, có thể hiểu bức xạ là nói chung, còn nói ánh
sáng là các bức xạ trong vùng thấy được hay khả kiến) trong chân không
h
Hệ thức  = cho thấy bản chất sóng và hạt của ánh sáng (bức xạ), một bức
mc
xạ khi di chuyển với vận tốc c, độ dài sóng (bước sóng) λ, coi như tương đương với
một hạt có khối lượng m.
Năm 1924, Louis De Broglie (nhà vật lý người Pháp, 1892 – 1987) nêu lên giả
thuyết cho rằng không phải chỉ có photon mới có bản chất sóng mà các hạt vi mô,
như electron, cũng có tính chất đó. Chuyển động của các hạt này có thể xem như
chuyển động sóng, mà bước sóng của chúng tuân theo hệ thức giống như hệ thức của
h h
photon và được gọi là hệ thức De Broglie:   hay   với p = mv
mv p
v: vận tốc của hạt
p: động lượng (xung lượng) của hạt
h: hằng số Planck, h = 6,626.10–27 erg.s = 6,626.10–34 J.s
m: khối lượng của hạt
Thí dụ: electron có khối lượng m = 9,1094.10–28 gam ở 27ºC (300K) chuyển động với
vận tốc v =120 km/s = 1,2.107 cm/s sẽ có bước sóng là:
h 6,626.1027
 = 28 7
= 0,61.10–6 cm = 61 Å
mv 9,1094.10 .1,2.10
Với những hạt vĩ mô, nghĩa là mắt thường trông thấy được, chẳng hạn hòn bi
hay cả đến những hạt bụi, do khối lượng của chúng quá lớn so với electron nên bước
sóng của chúng nhỏ đến mức không thể đo được nên coi chúng có chuyển động thẳng

14
(λ  0).
Thí dụ một hạt bụi có khối lượng m = 0,01 mg = 0,01.10–3 gam, di chuyển với
vận tốc v = 1 mm/s = 0,1 cm/s sẽ có bước sóng:
h 6,626.1027
 = 3
= 6,6.10–21 cm
mv 0,01.10 .0,1
Năm 1927, Davison và Germer đã kiểm chứng thực nghiệm ý kiến của De
Broglie bằng cách cho một chùm hạt electron đi qua tinh thể niken thì thấy có hiện
tượng nhiễu xạ (diffraction) tương tự như tia X, điều này đã chứng minh được tính
chất sóng của electron.
Ngày nay, hiện tượng nhiễu xạ của chùm electron đã trở thành một phương
tiện được dùng rộng rãi để nghiên cứu cấu trúc các chất. Hiện tượng nhiễu xạ của
electron cũng như hiện tượng giao thoa của nó chỉ có thể giải thích được khi thừa
nhận bản chất sóng của electron.
Vậy electron cũng có bản chất sóng – hạt như ánh sáng (photon).
Với thuyết sóng kết hợp của Louis De Broglie, người ta tìm lại được điều kiện
cho quĩ đạo ổn định của Bohr.
Khi electron di chuyển trên quĩ đạo tròn, muốn sóng kết hợp không bị hủy thì
chu vi của quĩ đạo tròn phải là một bội số nguyên của bước sóng λ.

Chu vi (quĩ đạo tròn bán kính ổn định r) = 2πr = nλ (bội số nguyên của độ dài
sóng λ)
h h h
Mà:    2r = n  mvr = n
mv mv 2
(tức là momen động lượng ρ = mvr = bội số nguyên của h/2π, tiên đề 1 của Bohr)
b) Nguyên lý bất định Heisenberg (The Heisenberg uncertainty principle, 1927)
Heisenberg (nhà vật lý người Đức, 1901 – 1976) cho rằng không thể xác định
chính xác đồng thời vận tốc và vị trí của một vật, đặc biệt là các vật nhỏ như electron.
h
∆vx.∆x 
4m
vx: sai số tuyệt đối của vận tốc theo phương x
x: sai số tuyệt đối của vị trí trên phương x
h: hằng số Planck = 6,62607095.10–34 J.s
m: khối lượng của hạt
h
Hay: ∆x.∆p  với p = mv  p = m.v;  ; p: động lượng (xung lượng)
2 2
15
Nguyên lý trên có ý nghĩa nếu sai số về vận tốc càng nhỏ (vận tốc càng biết
chính xác, ∆v  0) thì sai số về vị trí càng lớn (tức càng không xác định chính xác vị
trí của hạt, ∆x  ∞) và ngược lại, nếu biết chính xác vị trí thì không chính xác vận
tốc.
Người ta có thể xác định được năng lượng (động lượng p = mv) của electron,
tức biết được vận tốc của electron, nên theo nguyên lý bất định Heisenberg ta không
thể biết được chính xác vị trí của electron. Thực tế electron có kích thước quá nhỏ và
di chuyển với vận tốc rất lớn nên ta khó xác định được đúng vị trí của electron trong
nguyên tử. Các mẫu nguyên tử của Rutherford, Bohr đã vi phạm nguyên lý bất định
Heisenberg vì đã xác định được cả năng lượng lẫn vị trí của electron.
Tổng quát, nguyên lý bất định Heisenberg đúng cho mọi vật chuyển động. Tuy
nhiên đối với những vật vĩ mô, có khối lượng m lớn, di chuyển không quá nhanh, có
thể xác định được vận tốc của vật lẫn vị trí của vật.
h
∆vx.∆x   0 (do h có trị số nhỏ và nếu m có trị số lớn thì tỉ số này tiến
4m
về zero) nghĩa là sai số của vật rất không đáng kể so với kích thước của vật, có thể bỏ
qua. Người có thể xác định được tọa độ lẫn vận tốc của vật, tức vẽ được quĩ đạo
chuyển động của vật. Nhưng đối với hạt có kich thước quá nhỏ và di chuyển rất
nhanh như electron thì không thể xác định được chính xác quĩ đạo của electron.
c) Phương trình sóng Schrodinger (The Schrodinger wave equation, 1926)
Thuyết sóng kết hợp của Loui De Broglie (1924) đã đặt nền móng cho một
môn cơ học mới gọi là cơ học lượng tử (quantum mechanics). Cơ học lượng tử
nghiên cứu sự chuyển động của các hạt vi mô, nó khác với môn cơ học nghiên cứu sự
chuyển động của các hạt vĩ mô, được gọi là cơ học cổ điển (classical mechanics) hay
cơ học Newton. Cơ sở của cơ học cổ điển là các định luật Newton. Còn cơ sở của cơ
học lượng tử là phương trình sóng do Schrodinger (nhà vật lý người Áo, 1887–1961)
đưa ra năm 1926. Toàn bộ lý thuyết hiện đại về nguyên tử và phân tử là giải phương
trình sóng Schrodinger cho các hệ đó. Phương trình Schrodinger mô tả chuyển động
của một hạt trong không gian có dạng như sau:
 2  2  2 82 m
   2 (E  V)  0
x 2 y 2 z 2 h
Hay thu gọn lại, nó có dạng: H  = E
h2
Với: H =  2  2  V : Toán tử Hamilton
8 m
2 2 2
  2  2  2 : Toán tử Laplace
2

x y z
h: hằng số Planck
m: khối lượng của hạt
V: thế năng của hạt
E: năng lượng toàn phần của hạt
x, y, z: các biến số chỉ vị trí của hạt trong tọa độ Descartes
: hàm số sóng (hàm số xác suất)

16
 không có ý nghĩa vật lý gì, nhưng  (x,y,z)
2
có ý nghĩa là xác suất đi qua tọa độ
(x, y, z).
(x,y,z)
2
d : cho biết xác suất tìm thấy hạt trong vùng không gian d bao quanh
điểm (x, y, z), cũng là xác suất hạt đã đi qua vùng không gian d bao quanh tọa độ (x,
y, z). Nếu d  , tức tất cả không gian, thì xác suất này bằng 1 (tức 100% tìm thấy
hạt).
Với nguyên tử hiđro và các ion giống hiđro (chỉ có 1 electron), thì phương
trình sóng Schrodinger mô tả sự chuyển động của electron này là:
 2  2  2 82 m Ze2 Ze 2
   2 (E  )  0 (Do thế năng V = Et =  )
x 2 y2 z 2 h r r
Hay dạng thu gọn của phương trình sóng Schrodinger là: H  = E
H : toán tử Hamilton
: hàm số sóng
E: năng lượng của electron
m: khối lượng electron
r: khoảng cách từ electron đến hạt nhân
Z = 1 (nếu là H); Z = 2 (nếu là He+); Z = 3 (nếu là Li2+);…
Phương trình Schrodinger chỉ có thể giải được một cách chính xác cho trường
hợp nguyên tử hiđro và các ion giống hiđro, nghĩa là chỉ có 1 electron và 1 hạt hạt
nhân. Còn đối với các nguyên tử và phân tử có nhiều electron, phương trình
Schrondinger trở nên rất phức tạp (vì ngoài tương tác hút giữa electron với hạt hạt
nhân, còn có lức đẩy giữa electron với electron) và người ta chỉ có thể giải một cách
gần đúng. Các kết quả tìm được đều khá phù hợp với thực nghiệm. Và đây là ưu điểm
của mô hình này đối với các mô hình nguyên tử khác trước đó.
Giải phương trình sóng trên, tìm các hàm số  thích hợp và trị số năng lượng E
tương ứng. Với hệ một electron, người ta giải được phương trình sóng Schrodinger và
đặc biệt tìm lại được biểu thức tính năng lượng E như mô hình nguyên tử Bohr:
Z2 Z2 Z2
E =  2  13,6 (eV) =  2  313,64 (kcal/mol) =  2  2,178.1018 (J)
n n n
Tuy nhiên trong công thức trên, n có ý nghĩa là số lượng tử chính hay số
nguyên lượng chính (principal quantum number); còn n trong công thức của Bohr có
nghĩa là số thứ tự quĩ đạo ổn định. Như vậy, năng lượng của nguyên tử H và các ion
giống H chỉ phụ thuộc vào số lượng tử chính n (chứ không phụ thuộc vào các số
lượng tử khác). Số lượng tử chính n nhỏ thì năng lượng thấp, n lớn thì năng lượng
cao.
Để có thể hiểu xác suất nói trên, giả sử ta có thể thực hiện thí nghiệm theo đó
chụp được ảnh vị trí của electron ở nhiều thời điểm khác nhau. Trên mỗi ảnh, vị trí
electron được chỉ định bằng một chấm. Chập các ảnh lại với nhau, các vị trí electron
sẽ có dạng như một đám mây, chỗ nào dày đặc thì chỗ đó xác suất hiện diện electron
lớn. Nguyên tử không có bán kính xác định, vì đám mây electron không có giới hạn
xác định. Hình ảnh như thế khó sử dụng để giải thích sự hiện diện của phân tử do sự
hóa hợp của các nguyên tử. Do đó người ta chọn một giới hạn qui ước cho sự di

17
chuyển của electron quanh hạt nhân. Giới hạn đó là những đường cong giới hạn một
vùng không gian bao quanh hạt nhân nguyên tử mà trong vùng không gian này chứa
khoảng 90% mật độ electron (90% electron khảo sát của nguyên tử nằm trong vùng
không gian này).
Đường cong này có ý nghĩa như sau: nếu ta thực hiện được thí nghiệm theo đó
có thể xác định vị trí của electron và trong 100 lần tìm electron thì 90 lần tìm thấy
electron trong vùng không gian đó.,
Như vậy có thể xem electron hầu như di chuyển trong vùng không gian giới
hạn quanh hạt nhân trên. Vùng không gian giới hạn bao quanh hạt nhân này cũng như
hàm số xác suất ψ hiện diện electron được gọi là obitan nguyên tử (atomic obitan,
obitan nguyên tử, vân đạo nguyên tử).
Một obitan nguyên tử:
– Về phương diện toán học được biểu diễn bằng một hàm số xác suất .
– Về phương diện hình ảnh được biểu diễn bằng một vùng không gian bao quanh hạt
nhân nguyên tử, trong đó xác suất tìm thấy electron khoảng 90%.

Nghiệm số ψ tìm được của phương trình H = E còn phụ thuộc vào 3 thông
số (tham số, parameter) là các số nguyên, được gọi là số lượng tử hay số nguyên
lượng (quantum number) ψn, l, m.
Ý nghĩa của các số lượng tử:
– Số lượng tử chính n (principal quantum number, primary quantum number): n là
các số nguyên dương khác 0. n = 1, 2, 3, 4, 5,… Số lượng tử chính xác định mức
năng lượng và kích thước của obitan. Số lượng tử chính n càng lớn, năng lượng
obitan càng cao, kích thước obitan càng lớn. Số lượng tử chính xác định số lớp
electron (tầng electron, main shell of electrons, electron shell).
Số lượng tử chính n 1 2 3 4 5 6 7 …
Tên lớp electron K L M N O P Q …

18
– Số lượng tử phụ hay số lượng tử obitan l (azimuthal quantum number, obitan
angular mementum quantum number, second quantum number): số lượng tử phụ phụ
thuộc vào số lượng tử chính n. Ứng với số lượng tử chính n, số lượng tử phụ l có trị
số: 0, 1, 2,… (n – 1). Nghĩa là ứng với số lượng chính n thì có n trị số số lượng tử phụ
l, biến thiên từ 0, 1, 2,… đến (n – 1). Số lượng tử phụ l xác định dạng của hàm số
sóng ψ (dạng của obitan) và cho biết ứng với lớp electron thứ n ta có n phân lớp (phụ
tầng, subshell) có l biến thiên từ 0 đến (n – 1)
Số lượng tử phụ l 0 1 2 3 4 5 6 7 …
Tên phân lớp s p d f g h i j …
Thí dụ:
n = 1  l = 0 (ở lớp 1, lớp K, chỉ có một phân lớp, đó là phân lớp s)
n = 2  l = 0, 1 (ở lớp 2, lớp L, có hai phân lớp, đó là phân lớp s và phân lớp p)
n = 3  l = 0, 1, 2 (lớp 3 có 3 phân lớp: s, p, d)
n = 4  l = 0, 1, 2, 3 (lớp 4 có 4 phân lớp: s, p, d, f)
n = 5  l = 0, 1, 2, 3, 4 (lớp 5 có 5 phân lớp: s, p, d, f, g)
– Số lượng tử từ ml (magnetic quantum number): số lượng tử từ ml phụ thuộc vào số
lượng tử phụ l. Ứng với số lượng tử phụ l, ta có các trị số của số lượng tử từ ml là:
–l; ... ; 0; … ; +l. Như vậy ứng với số lượng tử phụ l ta có (2l + 1) trị số của ml. Số
lượng từ ml cho biết hướng của obitan, nó cũng cho biết có (2l + 1) obitan trong một
phân lớp. Tổng quát có bao nhiêu trị số của m là có bấy nhiêu obitan.
Thí dụ:
l = 0  ml = 0 (phân lớp s có 1 obitan)
l = 1  ml = –1; 0; +1 (phân lớp p có 3 obitan)
l = 2  ml = –2; –1; 0; +1; +2 (phân lớp d có 5 obitan)
l = 3  ml = –3; –2; –1; 0; +1; +2; +3 (phân lớp f có 7 obitan)

n = 2; l = 1; ml = +1  2,1,+1 = 2px
n = 2; l = 1; ml = 0  2,1,0 = 2pz
n = 2; l = 1; ml = –1  2,1,–1 = 2py
n = 3; l = 2; ml = +2  3,2,+2 = 3d x 2  y2
– Số lượng tử spin ms (spin quantum number): Trong nghiệm  của phương trình
Schrodinger không có số lượng tử này. Để giải thích sự phức tạp của phổ phát xạ
nguyên tử dưới tác dụng của từ trường, Ulenbeck và Goudsmit còn phát biểu tiên đề
cho rằng electron còn tự quay quanh nó (spin) và gây ra một momen góc spin.
1 h 
Momen góc cũng được lượng tử hóa và chỉ có trị số   . Momen góc spin có thể
2  2 
cùng chiều hay ngược chiều với từ trường định hướng bên ngoài, do đó số lượng tử
1 1
spin ms có hai trị số là  và  .
2 2
Như vậy để xác định một obitan ta cần phải xác định bộ ba số lượng tử (n, l,
ml), một ba số lượng tử thích hợp này xác định một obitan (một  n,l ,ml ). Còn để xác
định một electron ta cần biết bộ bốn số lượng tử (n, l, ml, ms).

19
d) Cách biểu diễn obitan nguyên tử
Obitan s
Khi electron ở phân mức l = 0, ta nói rằng electron chiếm obitan s.
Tất cả các obitan s đều có dạng hình cầu. Điều khác nhau là ở chỗ khi giá trị n
tăng lên thì kích thước của các obitan cũng tăng – như vậy obitan 1s dày đặc hơn
obitan 2s và obitan 2s dày đặc hơn obitan 3s v.v…

1s 2s 3s
Obitan p
Các obitan nguyên tử ứng với l = 1 gọi là obitan p.
Obitan p có dạng hình số 8 nổi. Với l = 1, ml có ba giá trị ứng với 3 obitan p.
Ba obitan có hình dạng giống nhau, có năng lượng bằng nhau nhưng có hướng không
gian khác nhan: Chúng vuông góc với nhau từng đôi một ứng với ba trục tọa độ x, y,
z trong hệ tọa độ vuông góc. Vì vậy chúng được kí hiệu là px, py, pz.

Obitan s, px, py, pz

20
Obitan d và obitan f có hình dạng phức tạp hơn.

IV. Sự sắp xếp electron trong nguyên tử


1. Năng lượng của electron trong nguyên tử. Quy tắc Kleckowski
Năng lượng của electron trên các phân lớp được xác định bằng thực nghiệm và
bằng tính toán lý thyết.
Theo Kleckowski: Các mức năng lượng tăng dần theo giá trị tổng (n + l), trong
trường hợp 2 mức có tổng (n + l) như nhau thì mức nào có n lớn hơn thì năng lượng
cao hơn.
Ví dụ:
Xét phân lớp 2s và phân lớp 2p: 2s có n + l = 2; 2p có n + l = 3  E2s < E2p
Xét phân lớp 3d và phân lớp 4s: 3d có n + l = 5; 4s có n + l = 4  E3d > E4s
Như vậy, thứ tự tăng dần của các mức năng lượng (hay các obitan) như sau:
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d ...
2. Nguyên lý loại trừ Pauli
Trong nguyên tử không thể có hai hay nhiều electron ở cùng một trạng thái
như nhau, nghĩa là có cùng 4 số lượng tử n, l, ml, ms như nhau.
Hệ quả: Trên một obitan chỉ có thể có nhiều nhất 2 electron và 2 electron này
1 1
phải có spin khác nhau (+ và – )
2 2
3. Nguyên lí vững bền
Theo nguyên lí vững bền, trong nguyên tử các electron sẽ lần lượt chiếm các
obitan có năng lượng từ thấp đến cao. Những mức năng lượng thấp nhất cũng là
những mức năng lượng bền nhất; năng lượng của obitan càng nhỏ, sự bền vững càng
lớn và electron sẽ chiếm những obitan này trước rồi lần lượt chiếm các mức năng
lượng kém bền vững hơn.
4. Qui tắc Hund
Trong một phân lớp chưa đủ số electron, các electron có khuynh hướng phân
bố vào các obitan sao cho tổng spin của chúng là lớn nhất  số electron độc thân
trong một phân lớp phải nhiều nhất.

21
5. Sự sắp xếp electron trong nguyên tử
a) Cấu hình electron: Cấu hình electron là cách biểu diễn sự phân bố electron theo
các phân lớp và các lớp. Người ta qui ước chỉ electron bằng những chữ s, p, d, f của
obitan và bằng những con số đặt trước những chữ này để chỉ số thứ tự của lớp
electron. Số electron của obitan được viết cao bên phải kí hiệu của obitan.
Ví dụ: Cấu hình electron của hiđro 1H = 1s1; 2He = 1s2; 3Li = 1s22s1…
Để diễn tả một cách đầy đủ hơn, người ta dùng những ô lượng tử. Mỗi ô lượng
tử biểu diễn bằng một ô vuông thay cho một AO; mỗi electron biểu diễn bằng một
mũi tên. AO có 1 e gọi là e độc thân; 1AO có 2e gọi là cặp e đã gép đôi
electron ®éc th©n ; electron ghÐp ®«i
b) Sự sắp xếp electron trong nguyên tử
13P: Cấu hình electron 1s 2s 2p 3s 3p hoặc [Ne] 3s 3p
2 2 6 2 3 2 3

1s2 2s2 2p6 3s2 3p3


26Fe: Cấu hình electron 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s hoặc [Ar] 3d 4s
2 2 6 2 6 6 2 6 2

1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2


Bảng 1. Số electron tối đa trong phân lớp, trong lớp
Lớp n l ml ms Số e tối đa trong phân lớp Số e tối đa trong lớp (2n2)
1 s 0 1/2 –1/2 2 2
s 0 1/2 –1/2 2
–1 1/2 –1/2
2 8
p 0 1/2 –1/2 6
1 1/2 –1/2
s 0 1/2 –1/2 2
–1 1/2 –1/2
p 0 1/2 –1/2 6
1 1/2 –1/2
3 –2 1/2 –1/2 18
–1 1/2 –1/2
d 0 1/2 –1/2 10
1 1/2 –1/2
2 1/2 –1/2
s 0 1/2 –1/2 2
–1 1/2 –1/2
p 0 1/2 –1/2 6
4 32
1 1/2 –1/2
–2 1/2 –1/2
d 10
–1 1/2 –1/2

22
0 1/2 –1/2
1 1/2 –1/2
2 1/2 –1/2
–3 1/2 –1/2
–2 1/2 –1/2
–1 1/2 –1/2
f 0 1/2 –1/2 14
1 1/2 –1/2
2 1/2 –1/2
3 1/2 –1/2
V. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng
Đối với nguyên tử của tất cả các nguyên tố, lớp ngoài cùng có tối đa là 8
electron.
Các nguyên tử có 8 electron lớp ngoài cùng đều rất bền vững, chúng hầu như
không tham gia vào phản ứng hóa học. Đó là các nguyên tử khí hiếm (hay khí trơ),
hoặc He có 2 electron lớp ngoài cùng cũng rất bền vững.
Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng đều là những kim loại (trừ H,
He, B)
Các nguyên tử có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng thường là những phi kim.
Các nguyên tử có 4 electron lớp ngoài cùng có thể là phi kim (nếu thuộc chu kì
nhỏ) hoặc kim loại (nếu thuộc chu kì lớn).
Các electron lớp ngoài cùng quyết định hầu hết các tính chất hóa học của một
nguyên tố. Do đó có thể dự đoán tính chất hóa học cơ bản của một nguyên tử nếu biết
được sự phân bố electron trong nguyên tử của nguyên tố đó.
VI. Năng lượng của electron trong nguyên tử nhiều electron
Trong nguyên tử nhiều electron, mỗi electron bị hút bởi hạt nhân mang điện
tích Z+ đồng thời electron đó cũng bị các “đám mây electron” của các electron khác
đẩy. Tổng hợp hai loại điện tích này có thể coi như electron bị hạt nhân hút bởi một
điện tích hiệu dụng Z*+ < Z+, nghĩa là coi như các “đám mây electron” đã chắn hết
một phần ảnh hưởng của điện tích hạt nhân đối với electron đang xét.
Z* được gọi là số điện tích hạt nhân hiệu dụng của hạt nhân đối với electron
đang xét.
Hiệu số  = Z – Z* được gọi là hiệu ứng chắn hay hằng số chắn của các
electron khác đối với electron đang xét. Như vậy: Z* = Z – .
Theo Slater, năng lượng của electron trong nguyên tử nhiều electron được tính
như sau:
Z *2 (Z  ) 2
En,l = –13,6 2 = –13,6 (eV)
n* n *2
Trong đó:
Z*: Số điện tích hạt nhân hiệu dụng
n*: Số lượng tử hiệu dụng
Năng lượng toàn phần bằng tổng năng lượng các obitan chứa electron.
– Sự phụ thuộc của số lượng tử hiệu dụng n* vào số lượng tử chính n theo bảng sau:
23
n 1 2 3 4 5 6 ...
n* 1 2 3 3,7 4,0 4,2 ...
– Để xác định hằng số chắn , các obitan được chia thành các nhóm: (1s); (2s, 2p);
(3s, 3p); (3d); (4s, 4p); (4d); (4f); (5s, 5p)...
– Hằng số chắn đối với mỗi nhóm được tính bằng tổng số các thành phần sau:
+ Các electron ở phía ngoài obitan đang xét đóng góp một hợp phần bằng 0.
+ Mỗi electron trên các obitan cùng nhóm với obitan đang xét đóng góp một hợp
phần bằng 0,35. Riêng đối với nhóm (1s) hợp phần tính là 0,3.
+ Nếu electron đang xét trên obitan s hay p thì mỗi electron trên các lớp kề trong (có
số lượng tử chính nhỏ hơn lớp đang xét 1 đơn vị) đóng góp một hợp phần bằng 0,85.
Mỗi electron trên các lớp sâu hơn đóng góp một hợp phần bằng 1.
+ Nếu electron đang xét ở trên obitan d hay f thì mỗi electron trong các nhóm phía
trong nhóm đang xét (ngay cả khi cùng lớp n) đóng góp một hợp phần bằng 1.
Ví dụ: Xét nguyên tử C (Z = 6): 1s22s22p2
– Đối với electron trên AO 1s: b1s = 0,3; Z* = 6 – 0,3 = 5,7
– Đối với electron trên AO 2s hoặc 2p: 2s = 2p = 3.0,35 + 2.0,85 = 2,75; Z* = 3,25
Năng lượng của electron trên các AO:
E1s = –13,6.(5,7)2 = –441,9 (eV)
(3,25) 2
E2s = E2p = –13,6× = –35,9 (eV)
22
Tổng năng lượng của các electron trong nguyên tử C:
EC = 2E1s + 2E2s + 2E2p = –1027,4 (eV)

24
BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
I. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
1. Cấu trúc bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Hiện nay, hai loại bảng tuần hoàn đang được sử dụng là dạng bảng ngắn và
dạng bảng dài, dựa trên cơ sở cách biểu diễn của Menđeleep.

Các nhóm nguyên tố được xếp theo cột dọc và có số thứ tự từ I đến VIII.
Mỗi nhóm gồm có phân nhóm chính (nhóm A) và phân nhóm phụ (nhóm B). Nhóm
A gồm các nguyên tố điển hình của nhóm, bắt đầu từ chu kỳ 2 trở đi: Li, Be, B, C, N,
O, F, Ne. Nhóm B gồm các nguyên tố bắt đầu từ chu kỳ 4 trở đi: Cu, Zn, Sc, Ti, V,
Cr, Mn, Fe, Co, Ni. Riêng Nhóm IIIB có 14 phân nhóm phụ thứ cấp tạo bởi những
nguyên tử ở cùng ô với các nguyên tố La (Z = 57) và Ac (Z = 89), gọi là các nguyên
tố lantanit và actinit. Mỗi phân nhóm phụ gồm một nguyên tố lantanit và một nguyên
tố actinit.
Các chu kỳ nguyên tố được xếp theo hàng ngang và có số thứ tự từ 1 đến 7, bắt
đầu từ các nguyên tố kim loại kiềm và kết thúc bằng các nguyên tố khí hiếm. Ba
chu kỳ đầu là những chu kỳ nhỏ, chỉ gồm một dãy nguyên tố. Chu kỳ nhỏ 1 gọi là
chu kỳ đặc biệt, chỉ chứa 2 nguyên tố, chu kỳ nhỏ 2 và 3 gọi là chu kỳ điển hình và
đều chứa 8 nguyên tố. Bốn chu kỳ còn lại gọi là chu kỳ lớn, mỗi chu kỳ gồm 2 dãy
nguyên tố. Chu kỳ lớn 4 và 5 có 18 nguyên tố, gồm 8 nguyên tố nhóm A và 10
nguyên tố nhóm B. Chu kỳ lớn 6 có 32 nguyên tố, gồm 8 nguyên tố nhóm A, 10
nguyên tố nhóm B và 14 nguyên tố lantanit. Chu kỳ lớn 7 gọi là chu kỳ dở dang vì
chỉ mới phát hiện 19 nguyên tố.
25
2. Cấu trúc electron nguyên tử dựa trên bảng tuần hoàn
Trong bảng tuần hoàn, mỗi nguyên tố nằm ở một ô riêng và được đánh số thứ
tự từ 1 (nguyên tố H) trở đi. Số thứ tự này trùng với số đơn vị điện tích hạt nhân
của nguyên tố.
Sự sắp xếp electron theo những quy luật sau:
– Số lượng tử chính n bằng với số thứ tự của chu kỳ.
– Đối với các chu kỳ nhỏ (2 và 3), hai nguyên tố đầu của mỗi chu kỳ có
electron xếp vào obitan s lớp ngoài cùng, được gọi là những nguyên tố s và sáu
nguyên tố tiếp theo có electron xếp vào các obitan p cũng của lớp ngoài cùng đó,
được gọi là những nguyên tố p.
– Đối với các chu kỳ lớn (3 và 4 ), hai nguyên tố đầu của mỗi chu kỳ có
electron xếp vào obitan s lớp ngoài cùng, được gọi là những nguyên tố s; 10 nguyên
tố kế tiếp có electrom xếp vào các obitan d của lớp kề ngoài cùng, và 6 nguyên tố
cuối có electron xếp vào các obitan p của lớp ngoài cùng. Các nguyên tố có
electron xếp vào các orbitad d gọi là những nguyên tố d.
– Các nguyên tố có khuynh hướng chuyển về trạng thái bền với cấu trúc electron
ngoài cùng kiểu s2p6, s2, p6, d10, f14 (cấu trúc bão hòa); hoặc s1, p3, d5, f7 (cấu trúc
bán bão hòa).
Ví dụ:
Na (Z = 11, n = 3): 1s22s22p63s1
Zn (Z = 30, n = 4): 1s22s22p63s23p63d104s2
Cu (Z = 29, n = 4): 1s22s22p63s23p63d104s1
3. Cấu trúc bảng tuần hoàn dưới ánh sáng cấu tạo nguyên tử
a) Chu kỳ
Chu kỳ là dãy liên tục các nguyên tố, bắt đầu từ nguyên tố s, kết thúc bằng
nguyên tố p, và giữa những nguyên tố này có thể có những nguyên tố d, f. Số thứ tự
của chu kỳ trùng với số lượng tử chính n đặc trưng cho lớp electron ngoài cùng của
các nguyên tố trong chu kỳ.
Sự sắp xếp electron trong các nguyên tố của mỗi chu kỳ xảy ra theo những
quy luật có tính tuần hoàn như sau:
– Đầu chu kỳ là 2 nguyên tố s có electron sắp xếp vào phân lớp s lớp ngoài cùng tức
là vào obitan ns.
– Cuối chu kỳ là 6 nguyên tố p có electron sắp xếp vào phân lớp p lớp ngoài
cùng tức là vào obitan np.
– Giữa chu kỳ là 10 nguyên tố d có electron sắp xếp vào phân lớp d lớp kề ngoài
cùng tức là vào obitan (n – 1)d.
– Sau nguyên tố d thứ nhất là 14 nguyên tố f có electron sắp xếp vào phân lớp f lớp
thứ 3 kể từ ngoài vào, nghĩa là vào các obitan (n – 2)f.
b) Nhóm
Nhóm gồm các nguyên tố có số electron ở lớp ngoài cùng hoặc của những
phân lớp ngoài cùng giống nhau và bằng số thứ tự của nhóm  các nguyên tố
trong cùng nhóm có cấu hình electron lớp ngoài cùng giống nhau, trong đó tổng số
mũ của các phân lớp ngoài cùng bằng số thứ tự của nhóm.

26
c) Phân nhóm
Phân nhóm gồm các nguyên tố có cấu trúc electron lớp ngoài cùng hoặc
của những phân lớp ngoài cùng giống nhau, trong đó: phân nhóm chính (nhóm A)
gồm các nguyên tố s hoặc p có cấu hình electron lớp ngoài cùng tương ứng là nsx
hoặc ns2 npx–2; phân nhóm phụ (nhóm B) gồm các nguyên tố d có cấu hình electron
các phân lớp ngoài cùng là (n – 1)d x–2ns2, với x là số thự tự của nhóm.
d) Ô
Ô là vị trí cụ thể của mỗi nguyên tố, chỉ rõ tọa độ nguyên tố trong bảng tuần
hoàn  khi biết nguyên tố nằm ở ô nào là có thể xác định cấu trúc electron nguyên tử
của nó.
Ví dụ: Một nguyên tố có Z = 17 ở chu kỳ 3, nhóm VIIA  cấu hình electron:
1s22s2 2p63s23p5. Ngược lại, 1 nguyên tố có cấu hình: 1s22s22p63s23p64s1  Z = 19,
chu kỳ 4, nhóm IA.
4. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Tính chất các nguyên tố phụ thuộc vào cấu trúc lớp vỏ electron nên dựa vào
cấu tạo nguyên tử có thể giải thích được những quy luật thay đổi tính chất của các
nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Các nguyên tố trong mỗi nhóm hay phân nhóm có
cấu trúc electron ngoài cùng như nhau, do đó sẽ giống nhau về những tính chất như
tính kim loại hoặc phi kim, tính oxi hóa – khử, số oxi hóa,…
Trong một nhóm, từ trên xuống, số lớp electron tăng lên làm cho tính kim
loại tăng, tính phi kim loại giảm, do đó, khả năng nhường electron – tính khử
tăng và khả năng nhận electron – tính oxi hóa giảm.
Trong một chu kỳ, từ trái sang phải, số electron lớp ngoài cùng trong
nguyên tử của các nguyên tố tăng lên làm cho khả năng nhường electron giảm, khả
năng nhận electron tăng. Do đó, trong một chu kỳ, theo chiều tăng điện tích hạt nhân,
các nguyên tố có tính kim loại và tính khử giảm, tính phi kim và tính oxi hóa tăng.
Một số tính chất tuần hoàn quan trọng của các nguyên tố:
a) Bán kính nguyên tử và ion
Vì các đám mây electron của nguyên tử không có giới hạn rõ rệt nên không
thể xác định chính xác bán kính của nó. Do đó, bán kính nguyên tử hay ion được
xác định dựa trên khoảng cách giữa các hạt nhân nguyên tử tạo nên đơn chất hay
hợp chất tương ứng:
– Đối với các kim loại, bán kính nguyên tử được xác định bằng một nửa khoảng
cách giữa các hạt nhân nguyên tử trong tinh thể.
– Đối với các phi kim có liên kết cộng hóa trị, bán kính nguyên tử cũng bằng một
nửa khoảng cách giữa các hạt nhân trong tinh thể hay phân tử đơn chất.
– Đối với nguyên tử tự do, bán kính nguyên tử là khoảng cách từ hạt nhân đến vị trí
cực đại xa nhất của xác suất có mặt electron của electron ngoài cùng.
– Đối với những hợp chất ion thì khoảng cách giữa các hạt nhân được xem là tổng
bán kính của hai ion dương và âm  khi biết được bán kính của một ion sẽ tính
được bán kính của ion kia.

27
Trong một chu kỳ, khi đi từ trái sang phải, bán kính nguyên tử giảm dần. Sự
giảm này xảy ra rõ ràng ở những chu kỳ nhỏ nhưng lại không rõ ràng ở các chu kỳ
lớn. Sở dĩ như vậy là do ở các nguyên tố chu kỳ nhỏ, sự sắp xếp electron xảy ra ở lớp
ngoài cùng, trong khi ở các chu kỳ lớn, đối với đa số các nguyên tố, sự sắp xếp các
electron xảy ra trên các obitan của những lớp kề ngoài cùng (các nguyên tố d và f)
 những electron này có tác dụng chắn mạnh hạt nhân đối với các electron ns,
làm cho lực hút giữa hạt nhân và các electron ngoài cùng thay đổi không rõ ràng,
dẫn đến sự giảm không đều đặn bán kính nguyên tử khi đi từ đầu đến cuối chu kỳ.
Hiện tượng này gọi là sự co d hay f.

28
Bán kính nguyên tử của một số nguyên tố trong 1 chu kỳ nhỏ
Nguyên tố Li Be B C N O F
Bán kính (Å) 1,52 1,13 0,88 0,77 0,70 0,66 0,64

Bán kính nguyên tử của một số nguyên tố trong 1 chu kỳ lớn


Nguyên tố K Ca Sc Ti V Cr Mn Fe Co
Bán kính (Å) 2,27 1,97 1,61 1,45 1,31 1,25 1,37 1,24 1,25
Nguyên tố Ni Cu Zn Ga Ge As Se Br
Bán kính (Å) 1,25 1,28 1,34 1,22 1,22 1,21 1,17 1,14

Đối với các nguyên tố trong mỗi nhóm, khi đi từ trên xuống, sự tăng số
lớp electron và hiệu ứng chắn chiếm ưu thế so với sự tăng điện tích hạt nhân làm cho
lực hút giữa các electron lớp ngoài cùng với hạt nhân giảm xuống  bán kính
nguyên tử tăng dần. Đối với các nguyên tố thuộc phân nhóm phụ, sư thay đổi diễn ra
không rõ ràng do hiện tượng co d gây ra.

Bán kính nguyên tử của một số nguyên tố trong 1 nhóm


Nguyên tố Li Na K Rb Cs Fr
Bán kính (Å) 1,52 1,86 2,27 2,47 2,65 2,7

Sự thay đổi bán kính ion của các nguyên tố cũng tương tự như trên.
b) Năng lượng ion hóa
Năng lượng ion hóa I là năng lượng cần tiêu tốn để tách một electron ra khỏi
nguyên tử ở thể khí không bị kích thích:
X(k) + I  X+(k) + 1e
Năng lượng ion hóa là đại lượng đặc trưng cho khả năng nhường electron của
nguyên tử, nghĩa là đặc trưng cho tính kim loại của nguyên tố. I càng nhỏ,
nguyên tử càng dễ nhường electron, tính kim loại và tính khử của nguyên tố càng
mạnh.
Khi điện tích hạt nhân và khả năng xâm nhập của electron bên ngoài tăng thì
năng lượng ion hóa tăng. Ngược lại, khi số lượng tử chính tăng và tác dụng chắn của
các lớp electron bên trong tăng thì năng lượng ion hóa giảm.
Nói chung, năng lượng ion hóa của các nguyên tố tăng dần từ đầu đến cuối chu
kỳ. Trong các nhóm A, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, năng lượng ion hóa giảm;
nhưng trong các nhóm B, năng lượng ion hóa lại tăng theo chiều này.

29
c) Ái lực electron
Ái lực electron F là năng lượng phát ra hay thu vào khi kết hợp một electron
vào nguyên tử ở thể khí không bị kích thích đặc trưng cho khả năng nhận
electron n tử cũng như tính phi kim của nguyên tố:
X(k) + e  X–(k) E
E có giá trị càng âm thì nguyên tử càng dễ nhận electron và tính phi kim, tính
oxi hóa của nguyên tố càng mạnh. Nói chung các nguyên tố nhóm VIIA (halogen) có
ái lực electron lớn nhất và các nguyên tố có cấu hình electron ngoài cùng bão hòa và
bán bão hòa (s2, p3, s2p6) có ái lực electron thấp nhất.
d) Độ âm điện
Độ âm điện là đại lượng cho biết khả năng của nguyên tử một nguyên tố hút
mật độ electron về phía mình khi tạo liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác 
đánh giá khả năng tạo liên kết cộng hóa trị của các nguyên tố.
Trong mỗi chu kỳ, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, độ âm điện tăng lên; còn
trong mỗi nhóm, theo chiều này, độ âm điện lại giảm xuống.
1
Xác định độ âm điện theo Mulliken:   (I  F)
2
Xác định độ âm điện theo Pauling: dựa trên năng lượng liên kết của các liên
kết có liên quan đến sự hình thành của nguyên tố.
E = EA–B – E AA  E BB = k(A – B)2
trong đó: E (eV)  k = 1
E (kJ/mol)  k = 96,5
E (kcal/mol)  k = 23,1
30
e) Số oxi hóa
Số oxi hóa là điện tích dương hay âm của nguyên tố trong hợp chất được tính
với giả thiết hợp chất được tạo thành từ các ion.
Trong một chu kỳ, khi đi từ trái qua phải, số oxi hóa dương cao nấht tăng dần
và bằng số thứ tự của nhóm, trong khi đó số oxi hóa âm thấp nhất lại giảm dần và có
trị số bằng 8 trừ đi số thứ tự nhóm.
Để xác định số oxi hóa của các nguyên tố, chúng ta dựa vào các nguyên tắc
sau:
– Số oxi hóa của nguyên tố tự do bằng 0.
– Số oxi hóa của ion bằng điện tích của ion đó.
– Số oxi hóa của mỗi nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị bằng điện tích của
nguyên tử đó khi xem cặp electron liên kết chuyển hẳn về nguyên tử có độ âm điện
lớn hơn.
– Tổng số oxi hóa của ácc nguyên tố trong 1 phân tử trung hòa bằng 0.
II. Định luật tuần hoàn và điện tích hạt nhân nguyên tử
1. Định luật tuần hoàn Menđeleep: Tính chất các đơn chất cũng như dạng và
tính chất các hợp chất của những nguyên tố hóa học phụ thuộc tuần hoàn vào trọng
lượng nguyên tử của các nguyên tố.
2. Định luật tuần hoàn hiện đại: Tính chất các đơn chất cũng như dạng và tính chất
các hợp chất của những nguyên tố hóa học phụ thuộc tuần hoàn vào điện tích hạt
nhân nguyên tử của các nguyên tố.

31
BÀI TẬP

Bài 1: Khi phóng chùm tia  qua một lớp nguyên tử vàng. Rơzơfo (Rutherford) và
các cộng tác viên nhận thấy, cứ khoảng 108 hạt (một trăm triệu hạt) thì có một hạt bị
bật trở lại vì gặp phải hạt nhân nguyên tử vàng.
a) Từ dữ kiện trên, hãy xác định một cách gần đúng đường kính của hạt nhân so với
đường kính của nguyên tử.
b) Từ kết quả trên hãy tính đường kính của nguyên tử vàng nếu đường kính của hạt
nhân được phóng đại lên thành một quả bóng có đường kính 6 cm?
Hướng dẫn
1
a) Theo dữ kiện thực nghiệm thì hạt nhân có tiết diện hình tròn bằng khoảng 8 tiết
10
diện của nguyên tử. Vì đường kính tỉ lệ với căn bậc hai của tiết diện hình tròn (S =
1
R2) nên hạt nhân có đường kính khoảng 4 đường kính nguyên tử.
10
b) Đường kính của nguyên tử vàng: 6.104 cm = 600 m.
Bài 2: Coi nguyên tử flo ( 199 F ) là một hình cầu có đường kính 10–10 m và hạt nhân
cũng là một hình cầu có đường kính 10–14 m.
a) Số hiệu của nguyên tử flo là bao nhiêu? Số khối là bao nhiêu?
b) Khối lượng của một nguyên tử flo tính theo gam là bao nhiêu?
c) Tỉ khối của hạt nhân nguyên tử flo?
d) Tính tỉ số thể tích của toàn nguyên tử flo so với thể tích của hạt nhân nguyên tử
Hướng dẫn
a) Z = 9; A = 19
19
b) Khối lượng của một nguyên tử 199 F bằng: 23
= 3,16.10–23 g/nguyên tử
6,02.10
m m 3,16.1026
c) Tỉ khối hạt nhân nguyên tử flo:     3
= 6.1016 (kg/m3)
V 4 R 3 4  1014 
3  
3  2 
4 3
R
Vhn 3 hn
d)  = 10–12
Vnt 4
R 3nt
3
Bài 3:
a) Tính nguyên tử khối trung bình của oxi biết rằng trong tự nhiên, oxi tồn tại ở ba
dạng đồng vị:
16 17 18
8O 8O 8O
99,762% 0,038% 0,200%
b) Trên thực tế, khối lượng hạt nhân có hơi nhỏ hơn tổng số khối lượng của proton và
nơtron tạo nên hạt nhân. Vì vậy khi xác định bằng thực nghiệm, khối lượng các đồng
vị của oxi như sau:

32
16 17 18
8O 8O 8O
15,99491u 16,99914u 17,99916u
– Tính khối lượng nguyên tử trung bình của oxi dựa vào các dữ kiện trên.
– Vì sao khối lượng hạt nhân lại hơi nhỏ hơn tổng số khối lượng của proton và nơtron
tạo ra hạt nhân đó?
Hướng dẫn
16.99,762  17.0,038  18.0,2
a) A  = 16,00438
100
15,99491.99,762  16,99914.0,038  17,99916.0,2
b) M  = 15,9993u
100
Khối lượng hạt nhân hơi nhỏ hơn tổng khối lượng của proton và nơtron tạo ra
hạt nhân đó vì khi các proton và nơtron kết hợp với nhau để tạo thành hạt nhân
nguyên tử thì sẽ tỏa ra một năng lượng khổng lồ và có sự hao hụt khối lượng tương
ứng theo biểu thức E = m.c2.
Bài 4: Viết cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của các nguyên tử crom (Z = 24)
và đồng (Z = 29). Tại sao trong sách giáo khoa người ta bàn đến “sự bất thường”
trong cách sắp xếp electron trong hai nguyên từ đó?
Hướng dẫn
Cấu hình electron: 24Cr: [Ar]3d 4s và 29Cu: [Ar]3d104s1.
5 1

Sự bất thường là cấu hình 3d54s1 và 3d104s1 bền hơn 3d44s2 và 3d94s2 do sự bền vững
của cấu hình bán bão hoà và bão hoà của phân lớp d.
Bài 5: Có cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d54s1.
a) Dùng kí hiệu ô lượng tử biểu diễn cấu hình electron.
b) Cấu hình electron ở trên là cấu hình electron của nguyên tố hay ion? Tại sao?
Hướng dẫn
a)

1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1


b) Là cấu hình electron của nguyên tử vì cấu hình d bán bão hòa nên thuộc kim loại
chuyển tiếp. Thuộc kim loại chuyển tiếp thì ion không thể là anion. Nếu cation, số e =
24 thì Z có thể là 25, 26, 27,… Không có cấu hình cation nào ứng với các số liệu này.
Vậy Z chỉ có thể là 24, là cấu hình electron của nguyên tố Cr.
Bài 6: Viết cấu hình electron đầy đủ:
– Cấu hình electron rút gọn.
– Giản đồ obitan đối với các electron hóa trị.
– Số electron bên trong các electron hóa trị đối với các nguyên tố sau:
a) Kali (K; Z = 19).
b) Niken (Ni; Z = 28).
c) Stronti (Sr; Z = 38).
d) Molipđen (Mo; Z = 42).
e) Chì (Pb; Z = 82).
Hướng dẫn
a) Kali:
– Cấu hình electron đầy đủ: 1s22s22p63s23p64s1

33
– Cấu hình electron rút gọn: [Ar]4s1
– Giản đồ obitan đối với các electron hóa trị: 
3d 4s
– K là nguyên tố thuộc nhóm IA, chu kì 4 nên có 18 electron bên trong.
b) Niken:
– Cấu hình electron đầy đủ: 1s22s22p63s23p63d84s2
– Cấu hình electron rút gọn: [Ar]3d84s2
– Giản đồ obitan đối với các electron hóa trị:      
3d 4s
– Ni là nguyên tố thuộc nhóm VIIIB, chu kì 4 có 18 electron bên trong.
c) Stronti:
– Cấu hình electron đầy đủ: 1s22s22p63s23p63d104s24p65s2
– Cấu hình electron rút gọn: [Kr]5s2
– Giản đồ obitan đối với các electron hóa trị: 
4d 5s
– Sr là nguyên tố thuộc nhóm IIA, chu kì 5 có 36 electron bên trong.
d) Molipđen:
– Cấu hình electron đầy đủ: 1s22s22p63s23p63d104s24p64d55s1
– Cấu hình electron rút gọn: [Kr]4d55s1
– Giản đồ obitan đối với các electron hóa trị:      
4d 5s
– Mo là nguyên tố thuộc nhóm VIB, chu kì 5 nên có 36 electron bên trong.
e) Chì:
– Cấu hình electron đầy đủ: 1s22s22p63s23p63d104s24p64d104f145s25p65d106s26p2
– Cấu hình electron rút gọn: [Xe]4f145d106s26p2
– Giản đồ obitan đối với các electron hóa trị:
6s2 6p2
– Chì là nguyên tố thuộc nhóm IVA, chu kì 6 nên số electron bên trong là:
54 (trong Xe) + 14 (trong dãy 4f) + 10 (trong dãy 5d) = 78.
Bài 7: Vẽ sơ đồ obitan đối với các electron hóa trị, viết cấu hình electron của
nguyên tử và ion (đơn nguyên tử) của nguyên tố ứng với các giá trị năng lượng ion
hóa sau (tính theo kJ/mol).
I1 I2 I3 I4 I5 I6 I7 I8
1000 2251 3361 4564 7013 8495 27106 31669
Hướng dẫn
Dựa vào giá trị năng lượng ion hóa ta thấy sau I6 có bước nhảy đột ngột, vậy
nguyên tố có 6 electron hóa trị, nó thuộc nhóm VIA (các nguyên tố nhóm B đều là
kim loại có I1 tương đối thấp).
[KhÝ hiÕm]
ns2 np4
– Cấu hình electron của nguyên tử: [Khí hiếm]ns2np4
– Cấu hình electron của ion (đơn nguyên tử): [Khí hiếm]6+
Bài 8: Cho các phân lớp ứng với các số lượng tử sau:

34
a) n = 3; l = 2
b) n = 5; l = 1
c) n = 2; l = 0
d) n = 4; l = 3
Hãy gọi tên, xác định số lượng tử từ và số obitan của mỗi phân lớp trên.
Hướng dẫn
a) 3d; 0, 1, 2; 5
b) 5p; 0, 1; 3
c) 2s; 0; 1
d) 4f; 0, 1, 2, 3; 7
Bài 9: Tìm phân lớp nào sau đây không đúng? Số lượng tử nào sai?
a) n = 1, l = 0, ml = 0; phân lớp 1p
b) n = 4, l = 3, ml = +1; phân lớp 4d
c) n = 3, l = 1, ml = –2; phân lớp 3p
Hướng dẫn
a) 1p sai, đúng phải là 1s
b) 4d sai, đúng phải là 4f
c) (ml chỉ có thể là 0, 1 mà không có –2
Bài 10: Viết các số lượng tử đối với electron thứ 3 và thứ 8 khi điền vào nguyên tử
9F (Quy ước các số lượng tử từ được viết theo chiều tăng dần)?
Hướng dẫn
n = 2, l = 0, ml = 0, ms = +1/2; n = 2, l = 1, ml = –1, ms = –1/2
Bài 11: Viết các số lượng tử đối với electron thứ 6 và electron cuối cùng khi điền
vào nguyên tử 8O (Quy ước các số lượng tử từ được viết theo chiều tăng dần)?
Hướng dẫn
n = 2, l = 1, ml = 0, ms = +1/2; n = 2, l = 1, ml = –1, ms = –1/2
Bài 12: Viết tất cả những số lượng tử của hai electron nằm trên obitan 4s.
Hướng dẫn
2 electron có cùng 3 số lượng tử n = 4; l = 0; ml = 0 và khác nhau số lượng tử
ms = 1/2.
Bài 13: Xác định nguyên tử mà electron cuối cùng điền vào có các số lượng tử sau:
a) n = 2; l = 1; ml = 0; ms = +1/2
b) n = 3; l = 2; m = 0; ms = –1/2
Hướng dẫn
a) Cấu hình electron: 1s 2s 2p là 6C
2 2 2

b) Cấu hình [Ar]3d84s2 là 28Ni


Bài 14: Tính năng lượng của electron trong nguyên tử hiđro ở trạng thái cơ bản và
ở trạng thái n = 2. Tính theo eV; J; kJ/mol.
Hướng dẫn
–18
n = 1: –13,6 eV; –2,18.10 J; –1311,6 kJ/mol
n = 2: –3,4 eV; –5,45.10–19 J; –327,9 kJ/mol
Bài 15: Năng lượng ion hóa cho một electron trong ion một electron Mm+ là
4,72.104 kJ/mol. Xác định nguyên tố X và giá trị m.
Hướng dẫn

35
Năng lượng ion hóa (I) cho một electron trong ion một electron Mm+ chính là năng
lượng cần thiết để tách 1 electron ra xa vô cùng. Với hệ một hạt nhân, một electron
thì I chính là E1 do:
13,6.Z2  13,6.Z2  13,6.Z2 13,6.Z2
I1  E n   E1    0 
  1 2
 1 2
12
4,72.104.103
Mặt khác: I1  23
 7,8379.1025 (J)  489,2589 (eV)
6,022.10
13,6.Z2
  489,2589 (eV)  Z  6
1
Vậy ion Mm+ là C5+.
Z2
Bài 16: Biết E n  13,6  2 (eV) (n: số lượng tử chính, Z: số đơn vị điện tích hạt
n
nhân)
a) Tính năng lượng một electron trong trường lực một hạt nhân của mỗi hệ N6+, C5+,
O7+.
b) Qui luật liên hệ giữa En với Z tính được ở trên phản ánh mối liên hệ nào giữa hạt
nhân với electron trong các hệ đó?
c) Trị số năng lượng tính được có quan hệ với năng lượng ion hóa của mỗi hệ trên
hay không? Tính năng lượng ion hóa của mỗi hệ.
Hướng dẫn
a) Theo đề bài, n phải bằng 1 nên ta tính E1. Do đó công thức E1 = –13,6.Z2 (eV)
Thứ tự trị số Z: Z = 6  C5+: (E1) C5+ = –13,6.62 = –489,6 eV
Z = 7  N6+: (E1) N6+ = –13,6.72 = –666,4 eV
Z = 8  O7+: (E1) O7+ = –13,6.82 = –870,4 eV
b) Qui luật liên hệ E1 với Z: Z càng tăng E1 càng âm (càng thấp). Qui luật này phản
ánh tác dụng lực hút hạt nhân tới e được xét: Z càng lớn lực hút càng mạnh  năng
lượng càng thấp  hệ càng bền, bền nhất là O7+.
c) Trị năng lượng đó liên hệ với năng lượng ion hóa, cụ thể:
C5+: I6 = –(E1, C6+) = + 489,6 eV;
N6+: I7 = –(E1, N6+) = + 666,4 eV;
O7+: I8 = –(E1, O7+) = + 870,4 eV.
Bài 17: Trong nguyên tố hoặc ion dương tương ứng có từ 2 electron trở lên,
electron chuyển động trong trường lực được tạo ra từ hạt nhân nguyên tử và các
electron khác. Do đó mỗi trạng thái của một cấu hình electron có một trị số năng
lượng. Với nguyên tử Bo (số đơn vị điện tích hạt nhân Z = 5) ở trạng thái cơ bản có
số liệu như sau:
Cấu hình electron Năng lượng (eV) Cấu hình electron Năng lượng (eV)
1s1 –340,000 1s22s2 –660,025
1s2
–600,848 2 2
1s 2s 2p 1
–669,800
2 1
1s 2s –637,874
Trong đó: eV là đơn vị năng lượng; dấu “–” biểu thị năng lượng tính được khi
electron còn chịu lực hút hạt nhân.

36
a) Hãy trình bày chi tiết về kết quả tính các trị số năng lượng ion hóa có thể có của
nguyên tử Bo theo eV khi dùng dữ kiện cho trong bảng trên.
b) Hãy nêu nội dung và giải thích qui luật liên hệ giữa các năng lượng ion hóa đó
Hướng dẫn
a) Tính các trị năng lượng ion hoá có thể có của Bo:
Từ cấu hình electron đã cho , ta xác định được các vi hạt tương ứng cùng với trị năng
lượng như sau:
Cấu hình Năng lượng Cấu hình Năng lượng
Vi hạt Vi hạt
electron theo eV electron theo eV
1s1
B4+
–340,000 2 2
1s 2s B +
–660,025
1s2
B3+
–600,848 2 2
1s 2s 2p 1
B –669,800
2 1
1s 2s B2+
–637,874
Có định nghĩa: Năng lượng ion hoá (của một nguyên tử) là năng lượng ít nhất
cần để tách 1 e khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản mà không truyền thêm động năng
cho e đó.
Vậy giữa năng lượng  của 1 e ở trạng thái cơ bản và năng lượng ion hoá I
tương ứng có liên hệ: I = – (1)
Vậy với sự ion hoá: M (k–1)+
 M + e; Ik
k+
(2)
Ta có liên hệ: Ik = – = –  E M( k 1)  E Mk   (3)
Trong đó: k chỉ số e đã bị mất (do sự ion hoá) của vi hạt được xét, có trị số từ 1
đến n; do đó k+ chỉ số đơn vị điện tích dương của ion Mk+.
Ik là năng lượng ion hoá thứ k của nguyên tố M được biểu thị theo (2).
Xét cụ thể với nguyên tố Bo: vì Z = 5 nên nguyên tử có 5 e; vậy k = 1 đến
a) Áp dụng phương trình (2) và (3), dùng số dữ kiện bảng trên cho Bo, ta có:
+) B  B+ + e; I1 (vậy k = 1)
I1 = –  E B  E B  = –(–669,800 + 660,025). Vậy I1 = 9,775 eV
+) B+  B2+ + e; I2 (vậy k = 2)
I2 = –  E B  E B2  = –(–660,025 + 637,874). Vậy I2 = 22,151 eV
+) B2+  B3+ + e; I3 (vậy k = 3)
I3 = –  E B2  E B3  = –(–637,874 + 600,848). Vậy I3 = 37,026 eV
+) B3+  B4+ + e; I4 (vậy k = 4)
I4 = –  E B3  E B4  = –(–600,848 + 340,000). Vậy I4 = 260,848 eV
+) B4+  B5+ + e; I4 (vậy k = 5)
I5 = –  E B4  E B5  = –(–340,000 + 0,000). Vậy I5 = 340,000 eV
b) Từ kết quả trên, ta thấy có qui luật liên hệ các trị năng lượng ion hoá của Bo như
sau:
I1  I2  I3  I4  I5 (4)
Giải thích: Khi vi hạt M (k–1)+
mất thêm 1 e tạo thành Mk+ có số đơn vị điện tích k+
lớn hơn (k – 1)+ nên lực hút tác dụng lên e tiếp theo trong vi hạt Mk+ mạnh hơn so với
trong M(k–1)+. Do đó phải tốn năng lượng lớn hơn để tách 1 e tiếp theo khỏi Mk+;
nghĩa là I(k–1)  Ik như đã được chỉ ra trong (4) trên đây.

37
Bài 18: Cho các ion sau đây: He+, Li2+, Be3+.
Z2
a) Áp dụng biểu thức tính năng lượng: En = –13,6× 2 (có đơn vị là eV); n là số
n
lượng tử chính, Z là số điện tích hạt nhân, hãy tính năng lượng E2 theo đơn vị kJ/mol
cho mỗi ion trên.
b) Có thể dùng trị số nào trong các trị số năng lượng tính được ở trên để tính năng
lượng ion hóa của hệ tương ứng? Tại sao?
c) Ở trạng thái cơ bản, trong số các ion trên, ion nào bền nhất, ion nào kém bền nhất?
Tại sao?
Hướng dẫn
2
Z
a) Áp dụng biểu thức En = –13,6× 2  E2 = –3,4.Z2 (eV) = –328,0063.Z2 (kJ/mol).
n
– Đối với He : Z = 2  E2 = –1312,0252 kJ/mol.
+

– Đối với Li2+: Z = 3  E2 = –2952,0567 kJ/mol.


– Đối với Be3+: Z = 4  E2 = –5248,1008 kJ/mol.
b) Theo định nghĩa, năng lượng ion hóa là năng lượng ít nhất để tách 1 electron khỏi
hệ ở trạng thái khí và cơ bản. Với cả 3 ion trên, trạng thái cơ bản ứng với n = 1. Các
trị số năng lượng tính được ở trên ứng với trạng thái kích thích n = 2, do vậy không
thể dùng bất cứ trị số E2 nào để suy ra năng lượng ion hóa.
c) Mỗi ion đều có 1 electron, cùng ở trạng thái cơ bản, ion có số điện tích hạt nhân Z
càng lớn thì lực hút của hạt nhân tác dụng vào electron càng mạnh, ion càng bền và
ngược lại. Như vậy, ion Be3+ có Z = 4 (lớn nhất) bền nhất và ion He+ có Z = 2 (bé
nhất) kém bền nhất trong số 3 ion đã cho.
Bài 19: Người ta qui ước trị số năng lượng electron trong nguyên tử có dấu âm (–).
Electron trong He+ khi chuyển động trên một lớp xác định, elecreon có một trị số
năng lượng tương ứng, đó là năng lượng của một mức. Có 3 trị số năng lượng (theo
đơn vị eV) của hệ He+ là –13,6; –54,4; –6,04.
a) Chỉ ra trị năng lượng mức 1; 2; 3 từ 3 trị số trên. Sự sắp xếp đó dựa vào căn cứ nào
về cấu tạo nguyên tử.
b) Từ trị số nào trong 3 trị trên ta có thể xác định được một trị năng lượng ion hoá
của heli? Hãy trình bày.
Hướng dẫn
a) Trong He có 1 electron nên nó chỉ chịu tác dụng của lực hút hạt nhân. Electron
+

này chuyển động ở lớp càng gần hạt nhân càng chịu tác dụng mạnh của lực hút đó,
năng lượng của nó càng âm.
Khi chuyển động ở lớp thứ nhất, cấu hình 1s1, electron này có năng lượng thấp
nhất hay âm nhất, là –54,4 eV. Đó là mức thứ nhất (số lượng tử chính n = 1).
Khi bị kích thích lên lớp thứ hai, chẳng hạn ứng với cấu hình 2s1, electron này
có năng lượng cao hơn, là –13,6 eV. Đó là mức thứ hai (số lượng tử chính n = 2).
Khi bị kích thích lên lớp thứ ba, chẳng hạn ứng với cấu hình 3s1, electron này
có năng lượng cao hơn nữa, là –6,04 eV. Đó là mức thứ ba (số lượng tử chính n = 3).
Khi electron có năng lượng ở mức thấp nhất, mức thứ nhất (số lượng tử chính
n = 1) với trị số –54,4 eV, hệ He+ ở trạng thái cơ bản. Với hai trị năng lượng còn lại,
–13,6 eV và –6,04 eV, He+ đều ở trạng thái kích thích.

38
b) Theo định nghĩa, năng lượng ion hoá I bằng trị số tuyệt đối năng lượng của 1
electron tương ứng ở trạng thái cơ bản. Với hệ He+:
He+ (1s1)  He2+ + 1e; I2 = 54,4 eV.
Bài 20: Cho biết một số giá trị năng lượng ion hóa thứ nhất (I1, eV): 5,14; 7,64;
21,58 của Ne, Na, Mg và một số giá trị năng lượng ion hóa thứ hai (I2, eV): 41,07;
47,29 của Na và Ne. Hãy gán mỗi giá trị I1, I2 cho mỗi nguyên tố và giải thích. Hỏi I2
của Mg như thế nào so với các giá trị trên? Vì sao?
Hướng dẫn
* Ne (1s 2s 2p ) cấu hình bền vững; Na (1s22s22p63s1) có electron 3s dễ tách ra khỏi
2 2 6

nguyên tử để có cấu hình bền vững  I1 của Na nhỏ hơn I1 của Ne.
Mg (1s22s22p63s2) có điện tích hạt nhân lớn hơn so với Na nên năng lượng I1
lớn hơn I1 của Na. Vậy: I1 (Na) = 5,14; I1 (Mg) = 7,64; I1 (Ne) = 21,58.
* Na+ có cấu hình bền vững của Ne, trong khi đó Ne+ có cấu hình kém bền. Sự tách
electron ra khỏi cấu hình bền vững của Na+ đòi hỏi một năng lượng I2 lớn hơn I2 của
Ne. Vậy, I2 (Na) = 47,29; I2 (Ne) = 41,07.
* Mg+ có cấu hình Ne3s1, trong đó electron 3s dễ tách ra khỏi nguyên tử để có cấu
hình bền vững của Ne nên I2 của Mg nhỏ hơn I2 của Na  I2 (Mg) < 47,29.
Bài 21: Kết quả tính hoá học lượng tử cho biết ion Li2+ có năng lượng electron ở
các mức En (n là số lượng tử chính) như sau: E1 = –122,400 eV; E2 = –30,600 eV; E3
= – 13,600 eV; E4 = –7,650 eV.
a) Tính các giá trị năng lượng trên theo kJ/mol (có trình bày chi tiết đơn vị tính).
b) Hãy giải thích sự tăng dần năng lượng từ E1 đến E4 của ion Li2+.
c) Tính năng lượng ion hoá của ion Li2+ (theo eV) và giải thích.
Hướng dẫn
a) 1 eV = 1,602.10 (J).6,022.10 (mol–1).10–3(kJ/J) = 96,472 kJ/mol.
–19 23

Vậy:
E1 = –122,400.96,472 = –11808,173 kJ/mol
E2 = –30,600.96,472 = –2952,043 kJ/mol
E3 = –13,600.96,472 = –1312,019 kJ/mol
E4 = –7,650.96,472 = –738,011 kJ/mol.
b) Quy luật liên hệ: Khi Z là hằng số, n càng tăng, năng lượng En tương ứng càng cao
(càng lớn).
Giải thích: n càng tăng, số lớp electron càng tăng, electron càng ở lớp xa hạt nhân,
lực hút hạt nhân tác dụng lên electron đó càng yếu, năng lượng En tương ứng càng
cao (càng lớn), electron càng kém bền.
c) Sự ion hoá của Li2+: Li2+  Li3+ + e
Cấu hình electron của Li2+ ở trạng thái cơ bản là 1s1. Vậy I3 = –E1 = +122,400 eV.
 I3 = 122,400 eV.
Bài 22: Hãy tính hằng số chắn và điện tích hiệu dụng Z* theo quy tắc Slater cho
các electron sau đây:
a) 1s, 2s, 2p của nguyên tử 6C
b) 1s, 2s, 2p, 3s, 3p của nguyên tử 14Si
c) 1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 3d, 4s, 4p, 4d của nguyên tử 32Ge
Hướng dẫn

39
C: 1s = 0,3; Z* = 5,7; 2s = 2p = 2,75; Z* = 3,25
Si: 1s = 0,3; Z* = 13,7; 2s = 2p = 4,15; Z* = 9,85; 3s = 3p = 9,85; Z* = 4,15
Ge: 1s = 0,3; Z* = 31,7; 2s = 2p = 4,15; Z* = 27,85; 3s = 3p = 11,25; Z* = 20,75;
3d = 21,15; Z* = 10,85; 4s = 4p = 26,35; Z* = 5,65
Bài 23: Xét nguyên tử cacbon. Áp dụng quy tắc Slater, hãy xác định năng lượng
của electron 1s, 2s, 2p và năng lượng của nguyên tử cacbon ở trạng thái cơ bản.
Hướng dẫn
E1s = –441,9 eV; E2s = E2p = –35,9 eV; EC = –1027,4 eV
Bài 24: Xét nguyên tử oxi. Áp dụng quy tắc Slater hãy:
a) Xác định điện tích hiệu dụng Z* đối với electron 1s, 2s, 2p.
b) Xác định năng lượng của electron 1s, 2s, 2p và năng lượng của nguyên tử oxi ở
trạng thái cơ bản.
Hướng dẫn
1s = 0,3; Z* = 7,7; 2s = 2p = 3,45; Z* = 4,55
E1s = –806,344 eV; E2s = E2p = –70,3885 eV; EO = –2035,019 eV
Bài 25: Hãy tính năng lượng của nguyên tử He và ion He+, từ kết quả thu được hãy
tính năng lượng ion hóa thứ nhất của He (He + I1  He+ + e)
Hướng dẫn
2
He: 1s
(2  0,3)2
E1s(He) = 13,6  = –39,304 eV
12
EHe = 2 E1s(He) = –78,608 eV
He+: 1s1
22
E1s(He ) = 13,6  2 = –54,4 eV
1
E He = E1s(He ) = –54,4 eV
Ta có: He + I1  He+ + 1e
 EHe + I1 = E He
 I1 = E He – EHe = –54,4 – (–78,608) = 24,208 eV.
Bài 26: Hãy tính năng lượng của nguyên tử Li và ion Li+, từ kết quả thu được hãy
tính năng lượng ion hóa thứ nhất của Li (Li + I1  Li+ + e)
Hướng dẫn
E Li = –198,288 eV; ELi = –204,034 eV; I1 = 5,746 eV

Bài 27: Cho biết nguyên tử bari (Ba) có số hiệu nguyên tử Z = 56.
a) Viết cấu hình electron của nguyên tử Ba ở trạng thái cơ bản.
b) Sử dụng quy tắc Slater về hiệu ứng chắn, tính hằng số chắn của các electron hóa trị
và điện tích hiệu dụng tương ứng.
c) Xác định năng lượng obital của electron hóa trị và tính năng lượng ion hóa tạo ra
ion Ba2+.
Hướng dẫn
a) Ba (Z = 56): 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p64d105s25p66s2
2 2 6 2 6 10 2

b) σ6s = 46.1 + 8.0,85 + 0,35 = 53,15  Z*6s = 56 – 53,15 = 2,85


40
 2,852 
c) E6s = –13,6×  2 
= –6,26 eV
 4,2 
Ta thấy Ba và Ba chỉ khác nhau về số electron hóa trị:
2+

I = E Ba – E Ba = 0.E6s – 2.E6s = 12,52 eV.


2

Bài 28: Có thể viết cấu hình electron của Co2+ (Z = 27) là:
Cách 1: 1s22s22p63s23p63d7
Cách 2: 1s22s22p63s23p63d54s2
Áp dụng phương pháp gần đúng Slater, tính năng lượng electron của Co2+ với mỗi
cách viết trên (theo eV). Cách viết nào phù hợp với thực tế? Vì sao?
Hướng dẫn
Cách 1: 1s 2s 2p 3s 3p 3d
2 2 6 2 6 7

(27  0,3) 2
E1s = –13,6× = –9695,304 eV
12
(27  0,85.2  0,35.7) 2
E2s, 2p = –13,6× = – 1775,217 eV
22
(27  1.2  0,85.8  0,35.7)2
E3s, 3p = –13,6× = –374,850 eV
32
(27  1.18  0,35.6) 2
E3d = –13,6× = –71,944 eV
32
 E1 = 2E1s + 8E2s, 2p + 8E3s, 3p + 7E3d = –37094,752 eV
Cách 2: 1s22s22p63s23p63d54s2
E1s = –9695,304 eV
E2s, 2p = –1775,217 eV
E3s, 3p = –374,850 eV
(27  1.18  0,35.4) 2
E3d = –13,6× = –87,282 eV
32
(27  1.10  0,85.13  0,35.1) 2
E4s = –13,6× = –31,154 eV
3,7 2
 E2 = 2E1s + 8E2s, 2p + 8E3s, 3p + 5E3d + 2E4s = –37089,862 eV
* E1 thấp hơn E2 nên cách 1 ứng với trạng thái bền hơn. Kết quả thu được phù hợp
với thực tế là ở trạng thái cơ bản ion Co2+ có cấu hình electron [Ar]3d7.
Bài 29: Quá trình O  O+ + 1e có I1 = 13,6 eV, hãy xác định hằng số chắn của các
electron trong nguyên tử đối với electron bị tách. So sánh độ bền tương đối của hai
cấu hình electron của O và O+, giải thích.
Hướng dẫn
– Đặt b là hằng số chắn của các electron trong nguyên tử đới với electron bị tách.
Ta có:
(8  b)2
I1 = 13,6  = 13,614  b = 6.
22

41
– Cấu hình electron O: 1s22s22p4 kém bền hơn O+: 1s22s22p3 do lực đẩy lẫn nhau của
2 electron trong một obital của phân lớp 2p và do O+ đạt cấu hình bán bão hòa phân
lớp 2p nên bền bơn.
Bài 30: Ở tầng cao của khí quyển, ozon (O3) hấp thụ bức xạ tử ngoại của ánh sáng
mặt trời gây ra phản ứng sau: O3  O2 + O.
a) Tính năng lượng của 1 photon có bước sóng 3400 Å mà ozon hấp thụ để phân hủy
một phân tử.
b) Tính hiệu ứng nhiệt (H) của phản ứng trên.
Hướng dẫn
8
c 3.10
a) E  h  h  6,63.1034 10
= 5,85.10–19 J
 3400.10
b) Muốn phân hủy 1 mol O3, các phân tử ozon cần hấp thụ 1 mol photon nói trên.
H = 6,022.1023.5,85.10–19 = 3,52.105 J/mol = 352 kJ/mol.
Bài 31: Quang phổ phát xạ của nguyên tử hiđro bị kích thích là do sự chuyển dịch
electron giữa các mức năng lượng.
a) Nếu chỉ xét 4 mức năng lượng (n = 1  n = 4) thì có thể có bao nhiêu vạch?
b) Photon có mức năng lượng cao nhất được phát ra là do sự nhảy của electron từ
mức năng lượng n = ? về mức năng lượng n = ?
c) Vạch có bước sóng dài nhất, có bước sóng ngắn nhất ứng với sự nhảy từ mức n = ?
về mức n = ?
Hướng dẫn
a) 6 vạch
b) n = 4 về n = 1
c) Vạch có bước sóng dài nhất: n = 4 về n = 3, ngắn nhất: n = 4 về n = 1.
Bài 32: Trên phổ phát xạ của hidro, vạch thứ nhất của dãy Lyman có bước sóng 1
= 1215 Å, các vạch H, H, H thuộc dãy Balmer lần lượt có bước sóng 2 = 6563 Å,
3 = 4861 Å, 4 = 4340 Å. Hãy tính bước sóng của vạch tiếp theo trên dãy Lyman và
vạch đầu của dãy Pasen.
Hướng dẫn
n5
n4

n3
2 3 4
n2
1
n 1
Năng lượng của photon ứng với các vạch phổ trên được tính theo các biểu thức sau:
hc
Vạch thứ nhất của dãy Lyman:  E 2  E1
1
hc
Vạch H:  E3  E 2
2

42
hc
Vạch H:  E4  E2
3
hc
vạch H:  E5  E 2
4
hc
Với vạch thứ 2 thuộc dãy Lyman ta có: E3  E1   (E3  E 2 )  (E 2  E1 )
31
hc hc hc 1 1 1   2
Hay:       1
31  2 1 31  2 1 1. 2
 . 1215.6563 o
Từ đó: 31  1 2   1025 A
1   2 1215  6563
hc
Tương tự với vạch đầu của dãy Paschen: E 4  E3   (E 4  E 2 )  (E3  E 2 )
 43
hc hc hc 1 1 1  2  3
Hay:      
 43 3  2  43 3  2  2 .3
 . 6563.4861 o
Từ đó:  43  2 3   18744 A
 2  3 6563  4861
Bài 33: Vạch giới hạn cuối cùng trong phổ phát xạ của ion He+ có bước sóng là
2050 Å. Xác định giá trị nt (lớp electron có năng lượng thấp) mà electron chuyển tới.
Lấy RH = 109700 cm–1.
Hướng dẫn
Vạch giới hạn cuối trong dãy phổ ứng với bước chuyển từ nc =  về nt.
Ta có:
1  1 1 
= Z2.RH  2  2 
  n t nc 
1  1 
 = 22. 109700  2  0 
  nt 
 nt = 3.
Bài 34: Cho biết trong ion M(Z‒1)+, năng lượng ion hoá thứ Z là 870,4 eV. (Với Z là
số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử M).
a) Xác định cấu hình electron của M ở trạng thái cơ bản.
b) Xác định các cấu hình electron có thể có của M ở trạng thái kích thích. Biết rằng
các electron trong trạng thái kích thích đó chỉ ứng với các giá trị số lượng tử chính là
n ≤ 2.
c) Tính bước sóng của phát xạ tương ứng với quá trình giả sử rằng electron trong ion
M(Z‒1)+ từ trạng thái kích thích (n = 4) về trạng thái cơ bản (n = 1).
Cho biết: h = 6,625.10–34 J.s; c = 3.108 m.s–1; 1 eV = 1,6.10–19 J, NA = 6,022.1023.
Hướng dẫn
a) Áp dụng biểu thức En ứng với n = 1:
E1 = –13,6.Z2 = –870,4 (eV)
 Z = 8 (Oxi).

43
Cấu hình electron của M là 1s22s22p4.
b) Ở trạng thái kích thích ứng với n ≤ 2, cấu hình electron có thể là:
1s22s22px22py2
1s22s22px22pz2.
c) Năng lượng tỏa ra khi electron chuyển từ trạng thái có n = 4 về n = 1 được tính
bằng:
 1 1
E4 – E1 = –13,6.Z2  2  2  = –924,8 eV = –1,48.10–16 J.
4 1 
hc
Bước sóng của bức xạ tương ứng là: λ = = 1,343.10–9 m.
E
Bài 35: Năng lượng ion hóa thứ nhất của Li là 5,392 eV.
a) Tính hằng số chắn của 1 electron thuộc phân lớp 1s đối với electron ở phân lớp 2s
theo phương pháp gần đúng Slater.
b) Khi chiếu tia sáng đơn sắc có bước sóng  vào Li+ ở trạng thái cơ bản, trường hợp
nào xảy ra sự hấp thụ photon? và nếu có thì sau khi hấp thụ photon, có nhận xé gì về
số lượng tử chính n.
i)  = 12,398 nm.
ii)  = 9,537 nm.
Hướng dẫn
a) Gọi hằng số chắn của electron 1s là a  Z*2s = 3 – 2a
I1 = 2E1s – (2E1s + E2s) = –E2s = 5,392 eV
(3  2a) 2
 13,6× = = 5,392
22
 a = 0,870.
b)
hc
i) Năng lượng của photon, ε = = 100 eV.

Năng lượng của electron ở trạng thái cơ bản trong Li+ là:
(3  0,3) 2
–13,6× = –99,144 eV.
12
Giả sử electron hấp thụ photon, năng lượng sau đó của nó sẽ là:
–99,144 + 100 = 0,856 eV > 0
Do đó electron bị tách hẳn ra khỏi nguyên tử (và được cấp thêm động năng). Các số
lượng tử n, l, ml, ms chỉ sử dụng cho electron trong nguyên tử.
ii)  = 9,537 nm, tính được năng lượng photon là 130 eV. Giả sử electron hấp thụ
photon, năng lượng sau đó của nó sẽ là: –99,144 + 130 = 30,856 eV. Năng lượng này
lớn hơn 0 do đó electron bị tách hẳn ra khỏi nguyên tử (và được cấp thêm động
năng). Các số lượng tử n, l, ml, ms chỉ sử dụng cho electron trong nguyên tử.
Bài 36: Năng lượng tính theo eV (1 eV = 1,602.10–19 J) của hệ gồm 1 hạt nhân và 1
eletron phụ thuộc vào số lượng tử n (nguyên dương) theo biểu thức:
Z2
En = –13,6× 2 , trong đó Z là số đơn vị điện tích hạt nhân.
n

44
a) Một nguyên tử hiđro ở trạng thái kích thích ứng với n = 6. Tính bước sóng dài nhất
và ngắn nhất (theo nm) có thể phát ra từ nguyên tử hiđro đó? Có thể có bao nhiêu
bước sóng khác nhau phát ra khi nguyên tử hiđro đó mất năng lượng?
b) Một nguyên tử hiđro khi chuyển từ trạng thái kích thích ứng với n =5 về trạng thái
ứng với n = 2 phát ra ánh sáng màu xanh. Một ion He+ (ZHe = 2) khi chuyển từ trạng
thái kích thích ứng với n = a về trạng thái ứng với n’ = b sẽ phát ra ánh sáng màu
xanh giống như vậy. Tìm giá trị của a, b.
Hướng dẫn
a) Bước sóng dài nhất ứng với năng lượng thấp nhất nên nguyên tử hiđro ở trạng thái
kích thích ứng với n = 6 sẽ chuyển về trạng thái gần nó nhất tức là n = 5.
hc  1 1   1 1 
E   hcv  E c  E t  13,6.1,602.1019   2  2   2,18.1018   2  2  J
  nc n t   nc n t 
1 1
n = 6  n = 5: E6 – E5 = 2,18.1018   2  2   0,0266.1018 J
6 5 
6,626.1034.3.108
  18
 747,3.108 m  7473 nm
0,0266.10
Bước sóng ngắn nhất ứng với năng lượng lớn nhất nên nguyên tử hiđro ở trạng thái
kích thích ứng với n = 6 sẽ chuyển về trạng thái xa nó nhất tức là n = 1.
 1 1
n = 6  n = 1: E6 – E1 = 2,18.1018   2  2   2,12.1018 J
6 1 
34 8
6,626.10 .3.10
  18
 9,376.108 m  93,76 nm
2,12.10
Khi nguyên tử hiđro mất năng lượng tức là năng lượng phát ra khi electron từ mức
có năng lượng cao (giá trị n lớn) chuyển về mức có năng lượng thấp hơn (giá trị n
bé). Có thể có 15 trường hợp chuyển ứng với 15 giá trị năng lượng (15 bước sóng
khác nhau ) bao gồm:
Từ 6 về thấp hơn: 5 trường hợp
Từ 5 về thấp hơn: 4 trường hợp
Từ 4 về thấp hơn: 3 trường hợp
Từ 3 về thấp hơn: 2 trường hợp
Từ 2 về thấp hơn: 1 trường hợp
Tổng là 15.
b) Nguyên tử hiđro khi chuyển từ trạng thái kích thích ứng với n =5 về trạng thái ứng
với n = 2 thì phát ra bức xạ có năng lượng:
1 1
2,18.1018   2  2 
5 2 
Một ion He (ZHe = 2) có cấu tạo 1 hạt nhân, 1 electron giống nguyên tử hiđro.
+

Năng lượng của electron có dạng:


Z2 Z2 .1,602  1019
E  13,6  2 (eV)  13,6  (J)
n n2
Khi chuyển từ trạng thái kích thích ứng với nc về trạng thái ứng với nt sẽ phát ra ánh
sáng có năng lượng giống như vậy tức là:
45
 1 1  1 1
2,18.22.1018   2  2   2,18.1018   2  2 
 nc n t  5 2 
 1 1  1 1 1 1 1
  2  2   2  2  2   2  2
 n c n t  2  5 2  10 4
Vậy He+ chuyển từ n = 10 về n = 4.
Bài 37: Một vạch phổ phát xạ cho Be3+ có bước sóng 253,4 nm cho một trạng thái
chuyển electron từ mức n = 5 về mức n thấp hơn. Hãy tính mức n thấp hơn ứng với
bước chuyển electron trên.
Hướng dẫn
Be là ion chỉ có một electron một hạt nhân nên năng lượng của electron là:
3+

13,6.Z2 13,6.42
En    (eV)
n2 n2
Gọi n là mức năng lượng thấp hơn ứng với bước chuyển electron trên
13,6.42 13,6.42
En   ,E 5  
n2 52
 13,6.42 13,6.42 
 E  E5  E 4    2
 
 5 n2 
hc 6,625.1034.3.108
Lại có: E   9
 7,843.1019 (J)  4,896 (eV)
 253,4.10
Vậy suy ra n = 4.
Bài 38: Hình bên dưới là phổ phát xạ cho ion một electron trong pha khí. Các vạch
phổ tương ứng với bước chuyển electron từ các trạng thái kích thích về trạng thái có
n = 3.

a) Hãy cho biết bước chuyển electron tương ứng với các vạch A và B.
b) Nếu bước sóng tương ứng với vạch B là 142,5 nm thì bước sóng tương ứng với
vạch A là bao nhiêu?
Hướng dẫn
Các vạch phổ ứng với các bước chuyển từ n > 3 về n = 3 nên sẽ có rất nhiều vạch
phổ. Mấu chốt của vấn đề là phát hiện ra vạch có bước sóng dài nhất là vạch ứng với
bước chuyển có năng lượng thấp nhất tức là bước chuyển từ n = 4 về n = 3. Từ đó suy
ra vạch B ứng với n = 5 và vạch A ứng với n = 6.
Vạch B:

46
13,6.Z2  13,6.Z2  hc
E53     tỷ lệ với
5 2
 32
 1
Vạch A:
13,6.Z2  13,6.Z2  hc
E 63     tỷ lệ với
6 2
 32
 2
1 1
 2 2
 142,5
 1 5 3    2  121,6 nm
2  1  1 2
62 32
Bài 39: Tính năng lượng ion hóa thứ nhất (kJ/mol) của các nguyên tử selen, biết
khi chiếu chùm sáng đơn sắc có bước sóng 48,2 nm vào các nguyên tử selen (ở trạng
thái cơ bản và thể khí) thì chùm electron tạo ra có vận tốc 2,371.106 m/s. Biết khối
lượng của 1 electron bằng 9,109.10–31 kg; h = 6,626.10–34 J.s; c = 3.108 m.s–1.
Hướng dẫn
a) Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng, năng lượng của ánh sáng bằng tổng năng
lượng ion hoá và động năng của electron sau khi bị bứt ra khỏi nguyên tử.
hc 1
= I1 + mv2
 2
 I1 = 1,563.10 J –18

 I1 = 1,563.10–18.6,022.1023.10–3 = 941,2386 kJ/mol.


Bài 40: Khi chiếu ánh sáng có bước sóng 205,0 nm vào bề mặt tấm bạc kim loại,
các electron bị bứt ra với tốc độ trung bình 7,5.105 m.s–1. Hãy tính năng lượng liên
kết theo eV của electron ở lớp bề mặt của mạng tinh thể bạc.
Cho me = 9,11.10–31 kg; h = 6,626.10–34 J.s; c  3.108 m.s–1.
Hướng dẫn
Gọi năng lượng liên kết 1 e với bề mặt mạng tinh thể bạc là E
c 1
Ta có: h  E  mv 2
 2
Ta tính được E = 7,13.10–19 J = 4,45 eV
Bài 41: Những nguyên tử hiđro ở trạng thái cơ bản bị kích thích bởi tia UV (Ultra
violet, tia tử ngoại) có bước sóng  = 97,35 nm. Số lượng tử chính ứng với trạng thái
kích thích này là bao nhiêu? Khi những nguyên tử hiđro này bị khử kích thích (không
còn ở trạng thái kích thích nữa) thì chúng có thể phát ra những bức xạ có bước sóng
(tính bằng nm) bằng bao nhiêu? Cho hằng số Rydberrg RH = 2,18.10–18 J.
Hướng dẫn
hc 1 1 
b) Ta có: = RH  2  2   n = 4
 1 n 
Khi bị khử kích thích thì từ n = 4, electron chuyển về n = 3; 2; 1. Thứ tự bước sóng
tương ứng là: λ43 = 1877 nm; λ42 = 487 nm; λ41 = 97,35 nm.
Bài 42: Ánh sáng nhìn thấy có phân hủy được Br2(k) thành các nguyên tử không.
Biết rằng năng lượng phá vỡ liên kết giữa hai nguyên tử là 190 kJ.mol–1. Tại sao hơi
Br2 có màu?
47
Biết h = 6,6625.10–34 J.s; c = 3.108 m.s–1; NA = 6,022.1023 mol–1.
Hướng dẫn
Ánh sáng nhìn thấy là bức xạ điện từ có bước sóng nằm trong vùng quang phổ nhìn
thấy được bằng mắt thường (tức là từ khoảng 380 nm đến 740 nm). Mỗi photon ánh
hc
sáng có năng lượng E  . Ở đây ta giả sử rằng mỗi phân tử hấp thụ một photon để

phân ly thành 2 nguyên tử tự do.
Năng lượng cần thiết để phân hủy một phân tử Br2 là:
190.103 hc
E 
NA 
Vậy bước sóng của ánh sáng chiếu vào là:
190.103 hc hc 6,625.1034.3.108
E     6,3.107 m
NA  3 23
N A .190.10 6,022.10 .190.10 3

 nằm trong vùng các tia sáng nhìn thấy (bước sóng này ứng với ánh sáng màu cam)
nên ánh sáng nhìn thấy phân hủy được Br2 (khí) và hơi Br2 có màu.
Bài 43: Tầng ozon là là chắn bảo vệ trái đất tránh bức xạ năng lượng cao của mặt
trời.
a) Hãy viết phương trình hóa học để xác nhận vai trò đó của ozon.
b) Tính năng lượng theo kJ do 1 m3 ozon hấp thụ từ tia mặt trời có độ dài sóng 3400
Å. Biết hiệu suất hấp thụ năng lượng là 100% ở nhiệt độ 300oC; áp suất 0,5 atm.
Cho h = 6,626.10–34 J.s; c = 3.108 m/s
Hướng dẫn
a) O3  O2 + O
h

b)  = 3400 Å = 34.10–8 m
Ta có:
c 6,626.1034 (J.s).3.108 (m / s)
E  h  h  8
 5,85.1019 J  352,133 kJ.mol1
 34.10 m

Số mol O3:
PV 0,5.1000
n  O3     10,64 mol
RT 0,082.573
Vậy năng lượng đã được hấp thụ là: E.n O3   352,133.10,64  3746,7 kJ
Bài 44: Áp dụng nguyên lý bất định Heisenberg, hãy tính độ bất định về vận tốc
vmin trong các trường hợp sau đây.
h
Cho hằng số Planck rút gọn  = 1,05.10–34 J.s; me=9,1.10–31 kg; mp =
2
–27
1,67262.10 kg
a) Một electron trong phân tử H2 (biết đường kính phân tử H2 là 0,74Å).
b) Một phân tử H2 chuyển động trong ống nano có chiều dài 10–9 m.
c) Một phân tử O2 chuyển động trong một căn phòng rộng 5 m.
Biết phép đo tọa độ x có độ chính xác vào khoảng 10–3 tọa độ x. Có nhận xét gì về kết
quả thu được.
48
Hướng dẫn
Dựa vào giá trị của x, vmin vừa tính được ta kết luận được phép đo đó có chính xác
hay không. Nếu một trong hai phép đo rất kém chính xác thì không thể xác định được
quỹ đạo chuyển động của hạt và có thể coi hạt là vi mô.
Nguyên lý bất định Heisenberg có dạng: x.p x  hoặc x.v x 
2 2m
Ta rút ra rằng: vmin =
2mx
a) Một e trong phân tử H2 (biết đường kính phân tử H2 là 0,74 Å) ta có:
x  10 3.0,74.1010  0,74.1013 m
1,05.1034
vmin   7,8.108 m / s
2.9,1.1031.0,74.1013
vx  7,8.108 m / s mà tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Vậy không thể
xác định được vận tốc vx của electron khi đã biết tọa độ của nó do đó không thể xác
định quỹ đạo của electron.
d) Một phân tử H2 chuyển động trong ống nano có chiều dài 10–9 m.
x  10 3.109  1012 m
1,05.1034
vmin   15700 m / s
2.2.1,67262.1027.1.1012
Trong trường hợp này tọa độ x đo được chính xác (x rất nhỏ) nhưng vmin khá lớn
nên vận tốc v đo được kém chính xác.
e) Một phân tử O2 chuyển động trong một căn phòng rộng 5 m.
x  10 3.5  5.103 m
1,05.1034
v min   19,76.108 m / s
0,032
2 23
 5.103
6,023.10
Tọa độ x đo được khá chính xác (x nhỏ), vmin rất nhỏ nên vận tốc v được coi là xác
định được, như vậy trong trường hợp này xác định được đồng thời cả tọa độ và vận
tốc hay xác định được quỹ đạo chuyển động của hạt.
Vậy trường hợp này không coi là hạt vi mô.
Bài 45: Tính tốc độ hạt  có khối lượng 6,64.1027 kg cần phải chuyển động nếu
hạt đó tương ứng với bước sóng Đơ Brơi  = 1,42.103 nm (1 nm = 109 m).
Hướng dẫn
h
Tốc độ chuyển động của hạt  ( 42 He ) được tính theo phương trình  = trong đó
m.v
h là hằng số Plăng bằng 6,626.1034 J.s.
h 6,626  1034
v= = = 7,027.104 m/s.
.m 1,42.10 .6,64.10
12 27

Bài 46: Hãy tính bước sóng liên kết De Broglie cho các trường hợp sau:
a) Một vật có khối lượng 1,0 g chuyển động với tốc độ 1,0 cm/s.
b) Đối với vật thể cũng có khối lượng như thế, nhưng chuyển động với tốc độ 1000
km/s.
49
c) Ở nhiệt độ phòng, một nguyên tử He chuyển động với vận tốc 1000 m/s. Cho He =
4,003.
Hướng dẫn
Áp dụng hệ thức De Broglie:
h
 ta sẽ thu được các giá trị  như sau:
mv
6,625.1034
a)   3 5
 6,6.1036 m
1,0.10 .10
6,625.1034
b)   3 2
 6,6.1029 m
1,0.10 .10
6,625.1034 10
o
c)    0,997.10 m  1A
4,003.1,66.1027.103
Từ các kết quả của  ta thấy trường hợp a, b bước sóng quá nhỏ nên hệ thức De
Broglie không có ý nghĩa, còn đối với trường hợp c thì giá trị  cỡ kích thước nguyên
tử nên biểu thức này có ý nghĩa. Hay đối với kích thước vĩ mô sóng liên kết hoàn
toàn không có ý nghĩa.

50
TỔNG HỢP ĐỀ THI DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Bài 1: Có thể viết cấu hình electron của Fe2+ là:


Cách 1: 1s22s22p63s23p63d6
Cách 2: 1s22s22p63s23p63d44s2
Cách 3: 1s22s22p63s23p63d54s1
Áp dụng phương pháp gần đúng Slater tính năng lượng electron của Fe2+ với
mỗi cách viết trên (theo đơn vị eV). Cách viết nào phù hợp với thực tế? Tại sao?
Hướng dẫn
Năng lượng của một electron ở phân lớp l có số lượng tử chính hiệu dụng n*
được tính theo biểu thức Slater:
(Z  ) 2
Enl = –13,6× (eV)
n *2
Hằng số chắn  và số lượng tử n* được tính theo quy tắc Slater. Áp dụng cho
Fe (Z = 26, có 24e) ta có:
2+

Với cách viết 1: [Ar]3d6.


(26  1.18  0,35.5) 2
E3d = –13,6× = –59,0 eV
32
E1 = E(3d6) = 6E3d = –354,0 eV.
Với cách viết 2: [Ar]3d44s2.
(26  1.18  0,35.3) 2
E3d = –13,6× = –73,0 eV
32
(26  1.10  0,85.12  0,35)2
E4s = –13,6× = –29,4 eV
3,72
Do đó E2 = E(3d44s2) = 4E3d + 2E4s = –350,8 eV.
Với cách viết 3: [Ar]3d54s1.
(26  1.18  0,35.4) 2
E3d = –13,6× = –65,8 eV
32
(26  1.10  0,85.13) 2
E4s = –13,6× = –24,3 eV
3,72
Do đó E3 = E(3d54s1) = 5E3d + E4s = –353,3 eV.
E1 thấp (âm) hơn E2 và E3 do đó cách viết 1 ứng với trạng thái bền hơn. Kết
quả thu được phù hợp với thực tế là ở trạng thái cơ bản ion Fe2+ có cấu hình electron
[Ar]3d6.
Bài 2: Cấu hình electron của nguyên tố X có electron ngoài cùng ứng với 4 số
1
lượng tử sau: n = 6; l = 0; ml = 0; ms = +
2
Năng lượng ion hóa (I) của nguyên tử X có các giá trị như sau (tính theo kJ/mol):
I1 I2 I3 I4 I5 I6
890 1980 2900 4200 5600 7000
Viết cấu hình electron của X. Cho biết X có thể có những số oxi hóa nào?
Hướng dẫn

51
Từ 4 số lượng tử của X suy ra cấu hình electron cuối cùng của X là: 6s1. X có
thể thuộc nhóm IA hoặc IB.
Vì năng lượng ion hóa của X biến đổi đều đặn nên các electron trong X có
năng lượng chênh lệch nhau không nhiều. Từ dữ kiện trên suy ra X thuộc nhóm IB.
Vậy cấu hình electron của X là [Xe]4f145d106s1. Số oxi hóa có thể có của X là
+1; +2; +3.
Bài 3: Giả thiết ở một vũ trụ khác, bảng tuần hoàn các nguyên tố lại được sắp xếp
theo một trật tự khác. Cụ thể như sau:
– n là số nguyên dương (n > 0)
– l nằm trong đoạn [0, n]
– ml là số lẻ và nằm trong tập Z. Với ml dương thì l  ml  2l, với ml âm thì 2l  ml
 l.
1
– ms có thể nhận hai giá trị 
2
Vậy ứng với n = 4 bao nhiêu nguyên tố?
Hướng dẫn
Với n = 4 thì:
1
 Không tồn tại nguyên tố l = 0, ml = 0 và ms = 
2
1
 Có 4 nguyên tố có l = 1, ml = ±1 và ms = 
2
1
 Có 4 nguyên tố có l = 2, ml = ±3 và ms = 
2
1
 Có 8 nguyên tố có l = 3, ml = ±3, ±5 và ms = 
2
1
 Có 8 nguyên tố có l = 4, ml = ±5, ±6 và ms = 
2
Vậy tổng cộng có tất cả 24 nguyên tố.
Bài 4: Viết cấu hình electron của Na (Z = 11) và Mg (Z = 12) ở trạng thái cơ bản?
Xác định năng lượng orbital của các electron hoá trị và từ đó suy ra năng lượng ion
hoá thứ nhất và thứ hai của hai nguyên tử này. So sánh những giá trị thu được và giải
thích sự khác nhau.
Hướng dẫn
* Ở trạng thái cơ bản, cấu hình e của 11Na là: 1s22s22p63s1 hay [Ne]3s1 và của 12Mg
là: 1s22s22p63s2 hay [Ne]3s2
* Năng lượng orbital của electron hoá trị đối với Na:
3s = 2 + (80,85) = 8,8  Z*3s = 11  8,8 = 2,2
2
 2, 2 
 E3s = 13,6   = 7,3 eV
 3 
Năng lượng ion hoá thứ nhất: Na  Na+ + 1e
I1 = E(Na+)  E(Na) = 0E3s  1E3s =  (7,3) = 7,3 eV.
Năng lượng ion hoá thứ hai: Na+  Na2+ + 1e

52
Trong Na+: 1s22s22p6
2s = 2p = (20,85) + (70,35) = 4,15
 Z2s = Z*2p = 11  4,15 = 6,85
*

2
 6, 85 
 E2s = E2p = 13,6   = 159,5 eV
 2 
Trong Na2+: 1s22s22p5
2s = 2p = (20,85) + (60,35) = 3,8
 Z2s = Z*2p = 11  3,8 = 7,2
*

2
 7, 2 
 E2p = 13,6   = 176,2 eV
 2 
I2 = 7E(Na2+)  8E(Na+) = 7(176,2)  8(159,5) = 42,6 eV.
* Năng lượng orbital của electron hoá trị đối với Mg:
3s = 2 + (80,85) + 0,35 = 9,15
2
 2, 85 
 Z3s = 12  9,15 = 2,85  E3s(Mg) = 13,6 
*
 = 12,3 eV
 3 
Năng lượng ion hoá thứ nhất: Mg  Mg + 1e+

Trong Mg+: 1s22s22p63s1


3s = 2 + (80,85) = 8,8  Z*3s = 12  8,8 = 3,2
2
 3, 2 
 E3s(Mg ) = 13,6 
+
 = 15,5 eV
 3 
I1 = 1E3s(Mg+)  2E3s(Mg) = (15,5)  2(12,3) = 9,1 eV.
Năng lượng ion hoá thứ hai: Mg+  Mg2+ + 1e
Trong Mg2+: 1s22s22p6
I2 = E(Mg2+)  E(Mg+) = 0E3s  1E3s =  (15,5) = 15,5 eV.
* So sánh: Với Na (I2  6I1) còn với Mg (I2  1,5I1)
* Giải thích: Cấu hình Na+ bão hoà, bền nên sự tách e  Na2+ cần tiêu tốn năng
lượng lớn. Cấu hình Mg2+ bão hoà, bền nên sự tách e để Mg+  Mg2+ thuận lợi hơn.
Bài 5: Tính năng lượng lượng ion hoá I1, I2, I3, I4 và I5 của nguyên tử 5X.
Hướng dẫn
* Cách 1:
Nhận xét: Trị số năng lượng ion hoá của một electron còn lại trong lớp bằng trị số
năng lượng của electron đó và tổng trị số năng lượng ion hoá trong một lớp bằng tổng
trị số năng lượng của các electron trong cấu tử đó. Theo từ (1) đến (5) ta có:
52
+ Theo (5): I5 = –E(1s ) = – (–13,6× 2 ) = 340 (eV)
1
1
+ Theo (4) và (5): I4 + I5 = –E(1s )2

(5  0,3) 2
 I4 = – (–13,6× ×2) – 340 = 260,848 (eV)
12

53
(5  2.0,85)2
+ Theo (3): I3 = E(2s ) = – (–13,6×
1
) = 37,026 (eV)
22
+ Theo (2) và (3): I2 + I3 = –E(2s2)
(5  2.0,85  2.0,35) 2
 I2 = – (–13,6× ×2) – 37,026 = 22,151 (eV)
22
+ Theo (1), (2) và (3): I1 + I2 + I3 = –E(2s22p1)
(5  2.0,85  2.0,35) 2
 I1 = – (–13,6× ×2) – 37,026 – 22,151 = 9,775 (eV)
22
* Cách 2: Tính theo tổng năng lượng các electron theo từng cấu hình electron:
52
E1 = E(1s1) = –13,6× 2 = –340 (eV) = –I5
1
(5  0,3) 2
E2 = E(1s2) = –13,6× ×2 = –600,848 (eV) = –(I4 + I5)
12
 I4 = E1 – E2
(5  2.0,85)2
E3 = E(1s 2p ) = [E(1s ) + E(2p )] = –600,848 + (–13,6×
2 1 2 1
)
22
= –637,874 (eV) = –(I5 + I4 + I3)
 I3 = E2 – E3
(5  2.0,85  2.0,35) 2
E4 = E(1s22p2) = [E(1s2) + E(2p2)] = –600,848 + (–13,6× ×2)
22
= –(I5 + I4 + I3 + I2) = –660,025 (eV)
 I2 = –E4 + E3
E5 = E(1s22s22p1) = E(1s2) + E(2s22p1)
(5  2.0,85  2.0,35) 2
= –600,848 + (–13,6× ×3) = –669,8 (eV)
22
 I5 + I4 + I3 + I2 + I1 = –E5  I1 = –E5 + E4
Theo kết quả trên và dựa vào mối quan hệ giữa I và E:
In = –E1; In + In–1 = –E2;…; I1 + I2 + … + In = –En
Nên ta có:
I1 = –E5 + E4 = – (–669,8) – 660,025 = 9,775 (eV)
I2 = –E4 + E3 = – (–660,025) – 660,025 = 22,151 (eV)
I3 = –E3 + E2 = – (637,874) – 600,848 = 37,026 (eV)
I4 = –E2 + E1 = – (600,026) – 340 = 260,848 (eV)
I5 = –E1 = 340 (eV)
Bài 6: Biết electron có năng lượng cao nhất của nguyên tố X nhận 4 giá trị lượng
1
tử sau: n = 4; l = 2; ml = –2; s = – . Xác định cấu hình electron, tên nguyên tố X và
2
vị trí của X trong bảng tuần hoàn.
Hướng dẫn
Từ giá trị n = 4, l = 2  electron có năng lượng cao nhất thuộc phân lớp 4d. Từ
1
giá trị ml = –2 và s = –  sự phân bố electron trên phân lớp 4d như sau:
2
54
    
–2 –1 0 +1 +2
Vì cấu hình electron 4d  lớp ngoài cùng phải là 5s2
6

 Cấu hình electron của nguyên tố X: 1s22s22p63s23p63d104s24p64d65s2


 X thuộc chu kì 5, nhóm VIIIB.
Bài 7: Những nguyên tử hiđro ở trạng thái cơ bản bị kích thích bởi tia UV có  =
97,35 nm. Số lượng tử chính của trạng thái kích thích này là bao nhiêu? Khi những
nguyên tử hiđro bị khử trạng thái kích thích đó thì chúng có thể phát ra những bức xạ
có bước sóng (tính bằng nm) là bao nhiêu?
Cho h =6,63.10–34 J.s; c = 3.108 m.s–1; Hằng số Ritbe RH= 1,097.107 m–1.
Hướng dẫn
1 1
Ta có năng lượng của mỗi photon là: ΔE = h.c.RH.( 2 – 2 )
n n'
34 8
hc 6,63.10 .3.10
E = = 9
= 2,043.10–18 J
 97,35.10
2,18.108
E = 2,18.10 –
–18
2
= 2,043.10–18  n = 4
n

Khi bị khử kích thích:


 1 1
n = 4  n = 1: E4 – E1 = –2,18.10–18  2  2  = 2,04375.10–18 J
4 1 
34 8
6,63.10 .3.10
 41 = 18
= 9,732.10–8 m = 97,32 nm.
2,04375.10
1 1
n = 4  n = 2: E4 – E2 = –2,18.10–18  2  2  = 4,0875.10–19 J
4 2 
34 8
6,63.10 .3.10
 42 = 19
= 4,87.10–7 m = 487 nm
4,0875.10
 1 1
n = 4  n = 3: E4 – E3 = –2,18.10–18  2  2  = 1,0597.10–19 J
4 3 
6,63.1034.3.108
 43 = 19
= 18,77.10–7 m = 1877 nm.
1,0597.10
Bài 8: So sánh và giải thích bán kính của các nguyên tử và ion sau: Cs+, As, F, Al,
I–, N.
Hướng dẫn
Bán kính của các nguyên tử và ion: Cs+ < I– > As > Al > N > F.
Nguyên tử Al có bán kính lớn hơn nguyên tử F do nguyên tử Al nằm ở chu kì
dưới và bên trái nguyên tử F trong BTH.
As có bán kính lớn hơn nguyên tử Al do As thuộc chù kì dưới.
Cs+ và I– có cùng cấu hình electron, nhưng anion có kích thước lớn hơn anion
nên kích thước I– > Cs+
I– > As do I nằm ở chu kì dưới so với As trong BTH.
55
N > F do N nằm ở bên trái F trong cùng một chu kì.
Kết luận: Kích thước nguyên tử F là nhỏ nhất, kích thước ion I– là lớn nhất, ngoại trừ
Cs+. Chúng ta có thể sắp xếp theo chiều giảm kích thước như sau: Cs+ < I– > As > Al >
N > F, và Cs+ < I–.
Bài 9: Hợp chất A được tạo bởi hai nguyên tố XaYb, trong đó X chiếm 15,0485%
về khối lượng. Trong hạt nhân nguyên tử X có Z + 1 = N, còn trong hạt nhân của Y
có Z’ +1 = N’. Biết rằng tổng số proton trong một phân tử A là 100 và a + b = 6. Tìm
công thức phân tử của A?
Hướng dẫn
Theo bài ta có các phương trình đại số:
a(Z  N)
= 0,150485 (1)
a(Z  N)  b(Z' N')
Z+1=N (2)
Z’ + 1 = N’ (3)
aZ + b.Z’ = 100 (4)
a+b=6 (5)
2aZ  a
Thế (2) và (3) vào (1)  = 0,150485 (6)
2aZ  a  2bZ' b
Thế 4 vào 6  2aZ + a = 31 (7)
Lập bảng:
A 1 2 3 4 5
Z 15 7,25 4,67 3,375 2,8
B 5 4 3 2 1
Z' 17
Kết luận Nhận Loại Loại Loại Loại
Kết luận: X là P; Y là Cl; chất A là PCl5.
Bài 10: Các nhà khoa học đang đặt ra giả thiết tồn tại phân lớp g (có l = 4).
a) Cho biết các trị số của số lượng tử ml, số obitan trong phân lớp g.
b) Dựa vào quy tắc Klechkopski, dự đoán nguyên tử có electron đầu tiên ở phân mức
g này thuộc nguyên tố có số hiệu nguyên tử bằng bao nhiêu?
Hướng dẫn
a) Phân lớp g có l = 4
 ml có thể nhận các giá trị: –4, –3, –2, –1, 0, 1, 2, 3, 4.
Vì ml có 9 giá trị nên phân lớp g có 9 obitan.
b) [Rn]7s25f146d107p68s25g1.
 Z = 121.
Bài 11: Nguyên tử nguyên tố X có điện tích hạt nhân bằng +38,448.10–19 C.
a) Viết cấu hình electron của X và của X3+. Xác định bộ bốn số lượng tử (n, l, ml và
ms) ứng với electron ngoài cùng của X.
b) Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn từ đó xác định công thức oxit cao nhất
của X. Viết phương trình phản ứng của oxit đó với nước, với dung dịch NaOH. Biết
oxit đó là một oxit axit.
Hướng dẫn

56
38,448.1019
a) ZX   24  X là Cr.
1,602.1019
Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p63d54s1 của X3+: 1s22s22p63s23p63d3.
Electron ngoài cùng thuộc phân lớp 4s. Các số lượng tử tương ứng là:
1
n = 4; l = 0; ml = 0; ms = +
2
b) X thuộc chu kì 4, nhóm VIB, STT: 24. Oxit cao nhất: CrO3
CrO3 + H2O  H2CrO4
(hoặc 2CrO3 + H2O  H2Cr2O7)
CrO3 + 2NaOH  Na2CrO4 + H2O
(hoặc 2CrO3 + 2NaOH  Na2Cr2O7 + H2O)
Bài 12: Dựa vào phương pháp gần đúng Slater, tính năng lượng ion hóa I1 cho He
(Z = 2).
Hướng dẫn
(2  0,3) 2
He có cấu hình 1s , EHe = 2(–13,6×
2
) = –78,6 eV
12
22
He có cấu hình 1s , E He = –13,6× 2 = –54,4 eV
+ 1
1
Quá trình ion hóa: He  He + 1e.
+

 I1 = E He – EHe = –54,4 – (–78,6) = 24,2 eV


Bài 13: Cho hai nguyên tố A, B đứng kế nhau trong bảng tuần hoàn có tổng số (n +
l) bằng nhau; trong đó số lượng tử chính của A lớn hơn số lượng tử chính của B.
Tống đại số của bộ 4 số lượng tử của electron cuối cùng trên B là 5,5. Hãy xác định
bộ 4 số lượng tử của electron cuối cùng trên A, B.
Hướng dẫn
A, B đứng kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn có tổng (n + l) bằng nhau và nA >
nB cấu hình ngoài cùng B: np6 và A: (n + 1)s1.
1
Electron cuối cùng của B: l = 1; ml = +1; s = – suy ra n = 4.
2
Cấu hình electron của B: [Ar]3d 4s 4p (B là Kr).
10 2 6

1
Suy ra bộ bốn số lượng tử của A: l = 0; ml = 0; ms = – ; n = 5
2
Cấu hình A: [Kr]5s (A là Rb).
1

Bài 14: Có thể viết cấu hình electron của Ni2+là:


Cách 1: 1s22s22p63s23p63d8
Cách 2: 1s22s22p63s23p63d64s2
Áp dụng phương pháp gần đúng Slater tính năng lượng electron của Ni2+ với
mỗi cách viết trên (theo đơn vị eV). Cách viết nào phù hợp với thực tế? Tại sao?
Hướng dẫn
Năng lượng của một electron ở phân lớp l có số lượng tử chính hiệu dụng n*
được tính theo biểu thức Slater:

57
(Z  ) 2
Enl = –13,6× (eV)
n *2
Hằng số chắn  và số lượng tử n* được tính theo quy tắc Slater. Áp dụng cho
Ni (Z = 28, có 26 electron) ta có:
2+

Với cách viết 1: [Ar]3d8.


(28  0,3) 2
E1s = –13,6× = –10435,1 eV
12
(28  0,85.2  0,35.7) 2
E2s,2p = –13,6× = –1934,0 eV
22
(28  1.2  0,85.8  0,35.7)2
E3s,3p = –13,6× = –424,0 eV
32
(28  1.18  0,35.7) 2
E3d = –13,6× = –86,1 eV
32
E1 = 2E1s + 8E2s,2p + 8E3s,3p + 8E3d = –40423,2 eV
Với cách viết 2: [Ar]3d64s2.
E1s, E2s,2p, E3s,3p có kết quả như trên.
Ngoài ra:
(28  1.18  0,35.5) 2
E3d = –13,6× = –102,9 eV
32
(28  1.10  0,85.14  0,35)2
E4s = –13,6× = –32,8 eV
3,72
Do đó E2 = –40417,2 eV.
E1 thấp (âm) hơn E2, do đó cách viết 1 ứng với trạng thái bền hơn. Kết quả thu
được phù hợp với thực tế là ở trạng thái cơ bản ion Ni2+ có cấu hình electron [Ar]3d8.
Bài 15: Khí He cho một vạch quang phổ có bước sóng 587,7 nm (vạch D3 trên hình
1, bên cạnh các vạch D1 và D2 của natri đã biết từ lâu.
587 588 589 590 nm

D3 D2 D1
He Na

Hình 1. Các vạch quang phổ nằm gần 588 nm


a) Tính năng lượng E (J) của một photon với bước sóng của vạch D3 của heli cho
trong hình 1.
Hình 2 cho giản đồ năng lượng các AO (atomic orbitals) của nguyên tử heli.
Các mũi tên chỉ ra những sự chuyển mức “được phép” theo nguyên lí quang phổ.

58
3p 3d
3s
3.6 3.6
[D] [ E]

3.4 3.4
[C] 2p

E / 10–18 J
3.2 2s 3.2
[ B]
3.0 [ A] 3.0

0.0 1s
Hình 2. Giản đồ năng lượng các orbital nguyên tử heli .
b) Trong số các trường hợp chuyển mức năng lượng [A], [B], [C], [D], [E], trong
hình 2, hãy xác định một trường hợp chuyển tương ứng với sự tạo thành vạch quang
phổ D3 của heli.
Hướng dẫn
34 8
hc 6,626.10 .2,998.10
a) E = = 9
= 3,380.1–19 J
 587,7.10
b) Mức năng lượng tính được ở câu c phù hợp với sự chuyển của e từ 2p đến 3d trên
giản đồ đã cho (E).
Tính cụ thể:
A = 3,35.10–18 J; B = 3,7.10–18 J; C = 5.10–19 J; D = 3.10–19 J; E = 3,5.10–19 J.
Bài 16: Các cation 2+ (đi–cation) hai nguyên tử bền vững có công thức XHe2+
thường chỉ có khi năng lượng ion hóa thứ hai (I2) của X nhỏ hơn năng lượng ion hóa
thứ nhất của He. Không cần dựa vào bảng trị số các mức năng lượng ion hóa, hãy:
a) Xác định nguyên tố X có số hiệu nguyên tử từ 1 đến 18 là phù hợp nhất với tiêu
chuẩn trên? Tại sao?
b) Xác định nguyên tố ngay sát với nguyên tố X trong bảng hệ thống tuần hoàn tìm
được ở (a) là thích hợp nhất, là khó thích hợp nhất để tạo được đi–cation với He.
Hướng dẫn
a) Nguyên tố dễ tạo với He cation 2+ có công thức XHe2+ nhất là nguyên tố có giá trị
năng lượng ion hóa thứ hai nhỏ nhất. I2 có giá trị lớn hay bé phụ thuộc vào các yếu tố
như: Cấu trúc electron của X+, bán kính của X+ và điện tích hạt nhân.
Nguyên tố có số hiệu nguyên tử từ 1 đến 18, có I2 nhỏ nhất là Mg. Vì các
nguyên tố nhóm IIA ( Be, Mg) có cấu trúc X+: 1s22s1 và 1s22s22p63s1 là các cấu trúc
kém bền vững nhất. Bán kính ion của Mg+ lớn hơn bán kính ion của Be+ cho nên
nguyên tố Mg dế tạo nhất.
b) Cũng lập luận tương tự ở trên thì nguyên tố ngay sát với Mg thích hợp nhất để tạo
đi–cation với He là nguyên tố Ca, nguyên tố khó thích hợp nhất là Na.
Bài 17: Kết quả tính Hoá học lượng tử cho biết ion Li2+ có năng lượng electron ở
các mức En (n là số lượng tử chính) như sau: E1 = –122,400 eV; E2 = –30,600 eV; E3
= –13,600 eV; E4 = –7,650 eV.
a) Tính các giá trị năng lượng trên theo kJ/mol (có trình bày chi tiết đơn vị tính).

59
b) Hãy giải thích sự tăng dần năng lượng từ E1 đến E4 của ion Li2+.
c) Tính năng lượng ion hoá của ion Li2+ (theo eV) và giải thích.
Hướng dẫn
a) 1 eV = 1,602.10 J×6,022.10 mol–1×10–3kJ/J = = 96,472 kJ/mol.
–19 23

Vậy:
E1 = –122,400eV×96,472kJ/(mol.eV) = –11808,173 kJ/mol
E2 = –30,600eV×96,472kJ/(mol.eV) = –2952,043 kJ/mol
E3 = –13,600eV×96,472kJ/(mol.eV) = –1312,019 kJ/mol
E4 = –7,650eV×96,472kJ/(mol.eV) = –738,011 kJ/mol.
b) Quy luật liên hệ: Khi Z là hằng số, n càng tăng, năng lượng En tương ứng càng cao
(càng lớn).
Giải thích: n càng tăng, số lớp electron càng tăng, electron càng ở lớp xa hạt nhân,
lực hút hạt nhân tác dụng lên electron đó càng yếu, năng lượng En tương ứng càng
cao (càng lớn), electron càng kém bền.
c) Sự ion hoá của Li2+: Li2+  Li3+ + 1e
Cấu hình electron của Li2+ ở trạng thái cơ bản là 1s1.
Vậy I3 = –(E1) = +122,400 eV.
Bài 18: Hợp chất A được tạo từ các ion đơn nguyên tử đều có cấu hình electron là
1s22s22p63s23p6 (giá trị tuyệt đối điện tích của các ion đều  3). Trong một phân tử
của A có tổng số hạt là 164. Biện luận xác định tên của A và vị trí các nguyên tố tạo
A trong bảng tuần hoàn.
Hướng dẫn
Từ giả thiết  Tổng số electron trong mỗi ion là 18.
Gọi a là số lượng ion trong A, N là tổng số notron trong A.
 Tổng số electron trong A là 18a = tổng số proton
 164 = 2.18a + N  N = 164 – 36a
N
Áp dụng bất đẳng thức: 1   1,5
Z
 18a  164 – 36a  1,5.18a
 2,6  a  3,03  a = 3  A có dạng M2X hoặc MX2
Nếu A có dạng M2X  Các ion tạo A là M+ và X2–
Do: M+ có cấu hình 1s22s22p63s23p6  M là kali; chu kì 4; nhóm IA.
X2– có cấu hình 1s22s22p63s23p6  X là lưu huỳnh; chu kì 3 nhóm VIA.
 A là K2S
Nếu A có dạng MX2  Các ion tạo A là M2+ và X–
Do: M2+ có cấu hình 1s22s22p63s23p6  M là canxi; chu kì 4 nhóm IIA.
X– có cấu hình 1s22s22p63s23p6  X là clo; chu kì 3 nhóm VIIA.
 A là CaCl2
Bài 19: Áp dụng phương pháp Slater xác định năng lượng electron ở mỗi lớp và
toàn bộ nguyên tử Li (Z = 3) theo:
a) eV
b) kJ.mol–1
Biết: 1 eV = 96,49 kJ.mol–1
Hướng dẫn
60
Cấu hình electron của Li: 1s22s1
(Z  ) 2
Áp dụng công thức: Enl = –13,6× (eV)
n *2
Với:
Enl là năng lượng tương ứng với 1 electron chuyển động trên obitan nguyên tử
Z là điện tích hạt nhân của nguyên tử
 là hằng số chắn
 = 0,3 với electron trên obitan nguyên tử 1s
b = 0,85 với electron ở lớp trong của 2s
n* là số lượng tử chính hiệu dụng
Số lượng tử chính n 1 2
Số lượng tử chính hiệu dụng n* 1 2
* Xét obitan nguyên tử 1s: có 2e
(3  0,3) 2
E1s = –13,6× = – 99,144 eV
12
 Cả 1s2 có 2E1s = –198,288 eV = –198,288.96,49 = –19132,809 kJ.mol–1
* Xét obitan nguyên tử 2s: có 1e
Lớp 2s bên trong có 2e chắn thuộc lớp 1s2 nên  = 2.0,85 = 1,7
(3  1,7) 2
 E2s = –13,6× 2
= –5,746 eV = –5,746.96,49 = –554,43 kJ.mol–1
2
* Năng lượng toàn bộ hệ e trong Li là
E = –198,288 + (–5,746) = –204,034 eV = –19132,809 + (–554,43)
= 19687,239 kJ.mol–1.
Bài 20: Năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tử nguyên tố chu kì 2 trong
bảng tuần hoàn Mendeleep được liệt kê ở bảng sau:
Nguyên tố 3Li 4Be 5B 6C 7N 8O 9F 10Ne
I (eV) 5,4 9,3 8,2 11,2 14,5 13,6 17,4 21,5
Hãy giải thích sự biến đổi giá trị ở bảng trên.
Hướng dẫn
Theo chu kì, năng lượng ion hóa tăng dần từ trái sang phải, nhưng tăng không
đều đặn theo sự tăng của điện tích hạt nhân. Bất thường ở chu kì hai này là hai
nguyên tố Be và N năng lượng ion hóa thứ nhất lớn hơn nhiều so với nguyên tố đứng
trước chúng và lớn hơn nguyên tố đứng kề sau chúng. Điều này được giải thích dựa
vào cấu hình electron của Be 1s22s2 obitan 2s bão hòa (gọi Be có cấu hình giả bão
hòa) nên khó tách electron của lớp này và N 1s22s22p3 có cấu hình bán bão hòa nên
cần có năng lượng lớn để tách electron dẫn đến I1 tăng.
Với sự gần đúng của Slater, tính năng lượng ion hóa thứ nhất của C (theo kJ/mol).
Bài 21: Cấu hình electron của nguyên tử C: 1s22s22p2.
Hướng dẫn
Đối với electron trên obitan 1s: b = 0,3; Z* = 6 – 0,3 = 5,7
Đối với electron trên obitan 2s hoặc 2p: b = 3.0,35 + 2.0,85 = 2,75; Z* = 3,25
Năng lượng:

61
(5,7) 2
E1s = –13,6× 2 = – 441,86 eV
1
(3,25) 2
E2s = E2p = –13,6× = –35,91 eV
22
Tổng năng lượng các electron trong nguyên tử C là:
EC = 2E1s + 2E2s + 2E2p = –1027,36 eV
Đối với electron trên obitan 2s hoặc 2p:
 = 2.0,35 + 2.0,85 = 2,4; Z* = 3,6
Năng lượng:
(5,7) 2
E1s = –13,6× 2 = –441,86 eV
1
(3,6) 2
E2s = E2p = –13,6× 2 = –44,06 eV
2
Tổng năng lượng các electron trong ion C+ là:
EC = 2E1s + 2E2s + E2p = –1015,9 eV
Vì: C + I1  C+ + 1e
Nên: I1 = E C – EC = –1015,9 – (–1027,36) = 11,45 eV
11,45.1,602.1019
 I1 = 23
= 1103.103 J/mol = 1103 kJ/mol.
6,02.10
Bài 22: Sự phá vỡ các liên kết Cl–Cl trong một mol clo đòi hỏi một năng lượng
bằng 243 kJ (năng lượng này có thể sử dụng dưới dạng quang năng). Hãy tính bước
sóng của photon cần sử dụng để phá vỡ liên kết Cl–Cl của phân tử Cl2.
Hướng dẫn
Cl2 + h  2Cl
c 243.103
E  h  h   4,035.1019 (J/phân tử)
 6,022.10 23

h.c 6,625.1034.3.108
   19
 4,925.107 m = 492,5 nm.
E 4,035.10

62

You might also like