You are on page 1of 4

ĐẮC NHÂN TÂM

PHẦN 1. NGHỆ THUẬT ỨNG XỬ CĂN BẢN


- Chỉ trích chỉ mang lại những tác động tiêu cực, cảm giác chống đối ở người bị chỉ
trích.
- Không nói xấu ai và chỉ nói những điều tốt đẹp được biết về họ.
- Không ai có thể thành công nếu họ chỉ nhận được toàn những lời chỉ trích thay vì
tán dương.
Nguyên tắc 1: không chỉ trích oán tránh hay than phiền.
Nguyên tắc 2: thành thật khen ngời và biết ơn người khác.
Nguyên tắc 3: gợi cho người khác ý muốn thực hiện điều bạn muốn họ làm.

PHẦN 2. SÁU CÁCH TẠO THIỆN CẢM.


- Một người có thể thành công trong tất cả mọi việc nếu anh ta có 1 lòng nhiệt tình
vô hạn.
- Luôn luôn làm cho người khác cảm thấy họ quan trọng.
- Hãy đối xử với người khác theo cách mình muốn được đối xử.
Nguyên tắc 4: thật lòng quan tâm tới người khác.
Nguyên tắc 5. Cách đơn giản để tạo ấn tượng tốt đẹp: Hãy mỉm cười.
Nguyên tắc 6: Để mọi việc luôn được suôn sẻ: nhớ rằng tên riêng của 1 người là âm
thanh êm đềm, thân thương và quan trọng nhất đối với họ.
Nguyên tắc 7. Để trở thành người giao tiếp khéo léo: biết lắng nghe và khuyến khích
người khác nói về vấn đề của họ.
Nguyên tắc 8: Thu hút sự quan tâm của người khác: nói về điều người khác quan tâm.
Nguyên tắc 9: Để người khác yêu thích bạn ngay lập tức: thật lòng làm cho người khác
thấy rằng họ quan trọng.

PHẦN 3. 12 CÁCH HƯỚNG NGƯỜI KHÁC SUY NGHĨ THEO


BẠN.
Nguyên tắc 10. Không tranh cãi: nguyên tắc để giải quyết tranh cãi tốt nhất là không để
nó xảy ra.
- Sẵn sàng chấp nhận việc bất đồng quan điểm.
- Đừng tin vào cảm nhận đầu tiên của bạn.
- Kiểm soát cảm xúc của bạn.
- Lắng nghe trước
- Tìm những điểm chung
- Trung thực nhận lỗi.
- Hứa xem xét lại cẩn thận ý kiến của đối phương.
- Thành thật cảm ơn đối thủ về sự quan tâm của họ.
- Đừng hành động vội để hai bên có thời gian suy nghĩ kĩ vấn đề.
Nguyên tắc 11: tôn trọng ý kiến của người khác: đừng bao giờ nói rằng Anh/ chị đã sai
rồi.
- Không ai muốn thừa nhận mình sai cả, nếu nuốn thuyết phục người khác, hãy để
họ nói theo cách của họ, thể hiện sự đồng tình với họ và đừng cố cứng rắn bắt họ
phải chấp nhận là họ đã sai.

Nguyên tắc 12:thẳng thắn thừa nhận sai lầm của mình. Nếu bạn sai, hãy nhanh chóng và
thẳng thắn thừa nhận điều đó.
Nguyên tắc 13: mật ngọt trong giao tiếp: luôn bắt đầu bằng 1 thái độ thân thiện.
Nguyên tắc 14: bí quyết của Socrates: hỏi những câu khiến người khác đáp vâng tức thì.
Nguyên tắc 15: khôn ngoan khi gặp đối đầu: để người khác cảm thấy họ làm chủ cuộc nói
chuyện.
Nguyên tắc 16: để nhận được sự hợp tác cao nhất;: để người khác tin rằng chính họ mới
là người đưa ra ý tưởng đầu tiên.
Nguyên tắc 17: Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác: thành thất nhìn nhận vấn đề
theo quan điểm của người khác.
Nguyên tắc 18: Điều mọi người mong muốn: đồng cảm với mong muốn của người khác.
Nguyên tắc 19: khơi gợi sự cao thượng từ người khác.
Nguyên tăc 20: trình bày vấn đề 1 cách sinh động:
Nguyên tắc 21 khơi gợi tinh thần vượt lên thử thách: biết khen ngợi người có tinh thần
vượt lên thử thách.
Đã làm được.
Trường Giang thân mến, có một chuyện mà T đã để trong lòng rất lâu, không biết là G
còn nhớ hay quên rồi. Đây là chuyện cách đây nhiều năm, lúc đó, T đã có 1 câu nói
không hay về vấn đề làm trưởng phòng khi còn ở kí túc xá, và đó cũng là mâu thuẫn
nghiêm trọng nhất giữa 2 người từ trước tới giờ. Nghĩ lại, đến bây giờ, T còn nợ G một
câu “Xin lỗi”. Xin lỗi vì khi ấy không đặt mình vào vị trí của G để suy nghĩ, không nhận
thấy trách nhiệm và những điều bạn đã làm mà chỉ chăm chăm vào cái mà mình cho là
sai. Thật ra, lúc ấy khi về phòng là T đã nhận thấy mình sai rồi, nhưng vì cái tôi, sự trẻ
con và sự cố chấp nên không đủ cản đảm để nói. Hôm nay, nhắn tin, T muốn nói trực tiếp
nói “Xin lỗi” với G vì những suy nghĩ và lời nói lúc ấy. Bên cạnh đó, hiện trong mùa dịch
nên giữ gìn sức khoẻ nhé.

PHẦN 4. CHUYỂN HOÁ NGƯỜI KHÁC MÀ KHÔNG GÂY SỰ


CHỐNG ĐỐI VÀ OÁN GIẬN.
Nguyên tắc 22: trước khi phê bình, hãy khen ngợi: bắt đầu câu chuyện bằng lời khen ngợi
chân thành.
Nguyên tắc 23: phê bình người khác 1 cách gián tiếp.
Bắt đầu bằng lời khen, thay từ nhưng bằng từ và.
Nguyên tắc 24: nhìn nhận sai lầm của bản thân trước khi phê bình người khác.
Nguyên tắc 25: gợi ý thay vì ra lệnh:
Nguyên tắc 26: giữ thể diện cho người khác.
Nguyên tắc 27: khuyến khích người khác: thật lòng khen ngợi sự tiến bộ dug là nhỏ nhất
ở người khác.
Nguyên tắc 28: cho người khác niềm tự hào: khen ngợi làm người khác sống xứng đáng
với lời khen đó.
Nguyên tắc 29: mở đường cho người khác sửa chữa lỗi lầm,
Nguyên tắc 30: tôn vinh người khác.
Người lãnh đạo nên ghi nhớ những điều dưới đây.
1. Thành thực, đừng hứa điều mà bạn không làm được. hãy nghĩ đến lợi ích của
nhân viên thay vì của bản thân.
2. Biết chính xác bạn muốn nhân viên thực hiện điều gì.
3. Thông cảm, hãy tự hỏi nhân viên của mình thực sự muốn điều gì.
4. Xem xét những lợi ích mà nhân viên nhận được khi thực hiện điều bạn gợi ý,
đề nghị
5. So sánh lợi ích này với những điều mà nhân viên yêu cầu.
6. Khi đưa ra yêu cầu, bạn nên trình bày dựa trên quan điểm quyền lợi của nhân
viên.

You might also like