You are on page 1of 30

THUYẾT FMO VÀ PHẢN ỨNG PERICYCLIC

1. THUYẾT FMO
1.1. Một số thuật ngữ và quy ước
- FMO = Frontier Molecular Orbital (orbital phân tử biên)
- HOMO = Highest Occupied Molecular Orbital (orbital có cặp electron ở mức năng lượng cao nhất)
- LUMO = Lowest Unoccupied Molecular Orbital (orbital không chứa cặp electron ở mức năng
lượng thấp nhất)
- SOMO = Singly Occupied Molecular Orbital (orbital chỉ chứa 1 electron độc thân)
- ϕ hay φ (phi): kí hiệu hàm sóng electron trong orbital nguyên tử (AO)
- Ψ hay ψ (psi): kí hiệu hàm sóng electron trong orbital phân tử (MO)
1.2. Nội dung và phương pháp
Cũng giống như khi tìm hiểu về tính chất hóa học của một nguyên tố, người ta sẽ phân tích cấu hình eletron
ở lớp vỏ hóa trị để dự đoán khả năng phản ứng của nguyên tố ấy. Việc tìm hiểu về phản ứng hóa học của
một phân tử hữu cơ cũng vậy, các electron ở mức năng lượng cao nhất (electron ngoài cùng) và orbital
trống có mức năng lượng thấp nhất là các nơi thể hiện khả năng cho và nhận electron của phân tử, khảo sát
cấu tạo của chúng có thể đưa ra lý giải và dự đoán cho các hiện tượng hóa học. Lý thuyết nghiên cứu dựa
trên nền tảng các orbital biên này gọi là thuyết orbital (vân đạo) biên (Frontier Orbital theory) – Giải
Nobel lĩnh vực Hóa học năm 1981 (Kenichi Fukui).
Trong phần này, chúng ta chỉ khảo sát một góc nhỏ của thuyết FMO, nơi mà nó dùng để áp dụng cho việc
giải thích cho các phản ứng pericyclic, các phản ứng có liên quan đến hệ liên kết π liên hợp. Trước hết,
chúng ta cùng tìm hiểu cách xây dựng giản đồ năng lượng của hệ liên hợp theo quy tắc của Huckel. Theo
quy tắc Huckel áp dụng trên hệ liên hợp, orbital phân tử của toàn hệ là sự tổ hợp tuyến tính của các orbital
p của từng nguyên tử cấu thành (thuyết LCAO MO). Phương pháp này có các đặc tính sau:
• Chỉ giới hạn cho hệ liên hợp.
• Bao nhiêu orbital p nguyên tử tham gia tổ hợp tuyết tính tạo thành hệ liên hợp thì có bấy nhiêu
orbital π phân tử tạo thành (n AO → n MO).
• Chỉ bao gồm các orbital π trong phân tử bởi vì phương pháp này loại bỏ các đặc tính của electron
σ vì cho rằng chúng không có vai trò trong việc xây dựng các orbital biên. Vì lý do này, phương
pháp Huckel chỉ áp dụng cho hệ phẳng.
• Phương pháp này xây dựng trên nền tảng của thuyết MO LCAO, phương trình Schrodinger và
những nguyên tắc cơ bản trên nền tảng đối xứng orbital.
• Phương pháp này dự đoán có bao nhiêu mức năng lượng tồn tại trong phân tử, những mức nào
suy biến (nhiều trạng thái cùng tồn tại trên 1 mức năng lượng) và nó biểu thị năng lượng của các
orbital phân tử bằng các đại lượng α (đại diện cho năng lượng nội tại của electron trong orbital
nguyên tử) và β (đại diện cho năng lượng tương tác của electron ở giữa 2 nguyên tử).
1.3. Orbital phân tử của Ethylene
Theo thuyết MO, 2 orbital p của 2 nguyên tử tổ hợp tuyến tính tạo thành 2 orbital phân tử - một MO liên
kết (lk - bonding) và một MO phản liên kết (plk - antibonding). MO phản liên kết chứa một nút dọc
(vertical node) biểu thị cho sự không tương tác giữa 2 orbital p. Theo đó, MO phản liên kết có năng lượng
cao hơn MO liên kết.
Theo hình vẽ, ở MOlk, ta thấy mật độ electron phân bố nhiều nhất ở vùng trung tâm giữa 2 nguyên tử carbon,
các thùy cùng màu (cùng dấu trên hàm sóng orbital nguyên tử) xen phủ với nhau tạo liên kết mới. Trong
khi ở MOplk, do xuất hiện 1 nút dọc (nơi xác suất tìm thấy electron bằng 0), các electron (nếu có) buộc phải
phân bố trên từng nguyên tử riêng rẽ vì các thùy khác màu nhau (do trái dấu trên hàm sóng AO) nên không
tương tác xen phủ với nhau. Ứng với mỗi orbital phân tử là một hàm số biểu thị sự phân bố của electron ở
trạng thái phân tử.

Như vậy, dấu của các thùy có thể thấy rõ nhất nằm ở đại lượng C – hệ số orbital phân tử, đại lượng này
ứng với mỗi nguyên tử trong liên kết ở mức năng lượng đang khảo sát. Đại lượng này biểu thị mức độ đóng
góp của từng nguyên tử lên sự phân bố electron tại mức năng lượng nhất định và phụ thuộc vào sự chênh
lệch về độ âm điện – cụ thể, ở MOlk, nguyên tố có độ âm điện càng lớn góp phần càng nhiều lên sự phân
bố của electron.
Về mặt lượng tử, Ψ2 là đại lượng thể hiện mật độ xác suất phân bố của electron trên nguyên tử hay phân tử,
như vậy nếu lấy bình phương hàm số chung cho các orbital phân tử, ta thu được :
Ψ2 = (C1ϕ1 + C2ϕ2)2 = (C1ϕ1)2 + (C2ϕ2)2 + 2C1ϕ1C2ϕ2
Ở trạng thái liên kết, cả C1 và C2 đều cùng dương hoặc cùng âm hay nói cách khác là các thùy của các
carbon lân cận cùng dấu, mật độ electron giữa 2 nguyên tử tăng lên do 2C1ϕ1C2ϕ2 > 0, tại đó, các electron
dùng chung được giữ chặt bởi hạt nhân của 2 nguyên tử. Ngược lại, khi C1 và C2 trái dấu (2C1ϕ1C2ϕ2 < 0),
mật độ electron giữa 2 nguyên tử giảm về 0 (thường C1ϕ1 ~ C2ϕ2) và được kí hiệu bởi 1 nút dọc. Như vậy,
nếu có electron nào điền vào MOplk, hiện tượng giảm mật độ electron giữa 2 nguyên tử lúc này sẽ biểu hiện,
điều đó nghĩa là lực đẩy giữa 2 nguyên tử sẽ càng mạnh ra và MOlk giữa 2 nguyên tử lúc này không còn
tồn tại nữa.
Về phương diện toán học, ta có : ở cùng 1 mức năng lượng, tổng bình phương của tất cả hệ số MO đều
bằng 1. Như vậy, nếu xét liên kết giữa 2 nguyên tử có cùng độ âm điện (2 nguyên tử giống nhau), dễ dàng
tính được hệ số orbital MO của mỗi nguyên tử là 0,707.
Năng lượng của các MO được tính toán bằng các đại lượng α và β (đã giải thích phía trên) bản chất là các
số thực luôn âm và năng lượng còn phụ thuộc vào đại lượng S, được gọi là tích phân xen phủ. Giá trị này
được tính toán phức tạp, nhưng nhìn chung nó liên quan đến hàm sóng của các AO, bán kính nguyên tử và
nó đại diện cho thể tích xen phủ giữa 2 nguyên tử.
Câu 1: Đối với liên kết C=O, cho 4 giá trị hệ số orbital phân tử (C): +0,85; +0,53; -0,53; +0,85. Hãy gán
các giá trị phù hợp vào hình vẽ sau: (không cần giải thích)

1.4. Orbital phân tử của Butadiene:

Hệ diene liên hợp, như 1,3-butadiene, bao gồm 4 AO p xen phủ nhau. Theo thuyết MO, 4 orbital p này tổ
hợp tuyến tính tạo thành 4 orbital phân tử. MO có mức năng lượng thấp nhất (Ψ1) không có nút dọc. MO
có mức năng lượng kế tiếp có 1 nút dọc, và mỗi MO có mức năng lượng cao hơn đều có thêm 1 nút dọc. 4
MO này thường được vẽ như hình trên (thực tế kích thước mỗi thùy có sự khác nhau và phụ thuộc vào hệ
số MO của mỗi nguyên tử). Mặc dù những hình vẽ này giống một tập hợp các orbital p, nhưng chúng thực
sự đang miêu tả orbital phân tử hơn là orbital nguyên tử.
Thuyết MO giúp giải thích độ bền của hệ diene liên hợp. 4 electron π của hệ diene này bão hòa ở 2 mức
năng lượng thấp nhất (MO liên kết), vì thế hãy tập trung vào các MO này. MO có mức năng lượng thấp
nhất (Ψ1) thể hiện đặc tính liên kết đôi tại C2-C3, trong khi MO thứ 2 (Ψ2) lại không thể hiện điều này. Tất
cả 4 electron π bão hòa 2 MO Ψ1 và Ψ2.
Vì thế, liên kết giữa C2-C3 có một phần đặc tính của liên kết đôi lại vừa có một phần đặc tính liên kết đơn.
Vì thế, thuyết MO đã giải quyết được phần nào sự ngắn hơn bất thường của liên kết giữa C2-C3. Thêm vào
đó, thuyết MO cũng giải thích được độ bền của hệ diene liên hợp. Như vậy, ta có thể thấy: vì ở mỗi trạng
thái, dấu của hệ số MO của từng nguyên tử carbon khác nhau dẫn đến khả năng xen phủ tạo liên kết giữa
các orbital p khác nhau, do đó, mỗi mức năng lượng (ψ) trong hệ butadiene chỉ chứa 1 trạng thái ứng với
1 orbital phân tử. Có thể khái quát được rằng: theo thuyết MO-Huckel cho hệ liên hợp mạch hở, mỗi mức
năng lượng (ψ) chỉ chứa 1 orbital phân tử.
Về mặt lượng tử, 4 orbital π trên hệ butadiene không có “kích thước” (hệ số MO) bằng nhau dù chúng có
độ âm điện như nhau. Trên thực tế, hệ số orbital MO (C) ở mỗi nguyên tử trên mạch carbon liên hợp, hở
được tính theo công thức lý thuyết sau:
2 𝑖𝑗𝜋
𝐶𝑗𝑟 = √𝑛+1 sin⁡(𝑛+1) (1)

Với: C: hệ số MO
n: số lượng nguyên tử trên hệ liên hợp
i: mức năng lượng đang khảo sát
j: thứ tự của nguyên tử carbon đang khảo sát (1, 2, 3, 4,…)
Theo đó, sơ đồ orbital phân tử ứng với butadiene có dạng thực tế như sau:
Câu 2: Trên giản đồ năng lượng của butadiene, có những mức năng lượng mà tại đó các thùy phân bố
một cách đối xứng (có trục đối xứng) về mặt dấu của hệ số MO, có những mức năng lượng mà tại đó
dấu của các thùy phân bố không có trục đối xứng. Bằng việc kí hiệu chữ S (đối xứng) hay chữ A (bất
đối xứng) vào cạnh từng mức năng lượng, chỉ ra các mức năng lượng nào mà tại đó các thùy phân bố
đối xứng hoặc không đối xứng trong phân tử butadiene.
Câu 3: Từ phương trình lý thuyết dùng để tính toán hệ số MO của các nguyên tử carbon trong hệ liên
hợp mạch hở (phương trình 1), hãy xây dựng giảng đồ MO theo thuyết MO-Huckel với các giá trị hệ số
MO phù hợp cho các ion sau:

1) 2)

3) 4)

1.5. Orbital phân tử của Hexatriene:


Ở hệ liên hợp triene, như 1,3,5-hexatriene, bao gồm 6 orbital p xen phủ nhau. Theo thuyết MO, 6 orbital p
này tổ hợp tuyến tính cho ra 6 orbital (π) phân tử. Trong trường hợp này, 6 electron π bão hòa 3 MO có
mức năng lượng thấp nhất (các MOlk).
Trong bất kì hệ liên hợp nào, HOMO và LUMO điều cực kì quan trọng và đáng lưu ý, chúng được gọi là
những orbital biên (frontier orbitals). HOMO chứa các electron π có mức năng lượng cao nhất, chúng
luôn sẵn sàng cho 1 cặp electron để tham gia phản ứng hóa học; LUMO là MO có mức năng lượng thấp
nhất, có khả năng nhận một cặp electron.
Các hệ π liên hợp có khả năng bị kích thích bởi ánh sáng. Khi gặp điều kiện thích hợp, 1 electron π từ
HOMO nhận photon ánh sáng với năng lượng phù hợp, bị kích thích lên LUMO. Như vậy, lấy ví dụ là
hexatriene, ở trạng thái kích thích, HOMO mới sẽ là ψ4. Sự kích thích làm thay đổi vai trò và mức năng
lượng của các orbital biên. Sự ảnh hưởng của ánh sáng lên tính chất của các orbital biên này là cực kì quan
trọng trong các phản ứng quang hóa (photochemical reactions).
1.6. Ảnh hưởng của các nhóm thế lên năng lượng orbital phân tử của C=C
Các nhóm thế gây hiệu ứng liên hợp lên C=C nhìn chung có khả năng làm bền cả hệ phân tử, tuy nhiên với
nội tại liên kết C=C, nó có ảnh hưởng đặc biệt đến: năng lượng các electron π, khoảng cách năng lượng của
HOMO-LUMO và hệ số orbital phân tử trên từng nguyên tử carbon. Cụ thể:
- Nhóm thế loại 1a: gây hiệu ứng liên hợp kiểu π-σ-π không hút điện tử (kí hiệu là C, VD: -C=C) sẽ
làm giảm khoảng cách năng lượng của HOMO-LUMO bằng cách tăng năng lượng của HOMO,
giảm năng lượng của LUMO.
- Nhóm thế loại 1b: gây hiệu ứng liên hợp kiểu π-σ-π hút điện tử (kí hiệu là Z, VD: -C=O) sẽ làm
giảm khoảng cách năng lượng của HOMO-LUMO đồng thời làm giảm năng lượng của cả HOMO
và LUMO xuống.
- Nhóm thế loại 2: gây hiệu ứng liên hợp kiểu π-σ-p đẩy điện tử (kí hiệu là X:, VD: -OR) sẽ làm tăng
năng lượng của cả HOMO và LUMO lên.
Để minh họa cho hiện tượng trên và thấy rõ sự thay đổi về kích thước tương đối của các hệ số MO, quan
sát bảng bên dưới.
1.7. FMO và phản ứng hóa hữu cơ
Chúng ta có thể dự đoán tốc độ phản ứng ban đầu giữa những phân tử khác nhau bằng phương trình Salem-
Klopman. Phương trình này giúp ta tính được năng lượng (ΔE) nhận hoặc tỏa ra khi 2 orbital xen phủ lẫn
nhau. Nếu giá trị này càng âm (quá trình xen phủ tỏa nhiệt), tốc độ ban đầu của phản ứng diễn ra nhanh;
ngược lại, tốc độ đầu của phản ứng chậm khi giá trị này càng lớn. Như vậy, phương trình Salem-Klopman
có thể giúp chúng ta dự đoán động lực học của phản ứng.
Hay ta có thể viết gọn lại như sau: ΔE = ΔE1 + ΔE2 + ΔE3
• Đại lượng thứ 1:

Đại diện cho tương tác đẩy nhau của electron trong các orbital bão hòa giữa phân tử này (a) với phân tử
kia (b). Đại lượng này luôn có giá trị lớn hơn 0.
• Đại lượng thứ 2:

Đại diện cho lực hút tĩnh điện (lực hút Coulomb) giữa các nguyên tử mang điện tích trái dấu. Khi 2 hạt
mang điện tích trái dấu (Qk và Ql trái dấu) và khoảng cách gần nhau (Rkl nhỏ), đại lượng này mang giá trị
càng âm và ngược lại. Đây là một trong các tương tác quan trọng trong việc dự đoán tốc độ phản ứng theo
kiểu lực hút tĩnh điện. Các hạt càng mang bản chất ion trái dấu, lực tương tác này càng mạnh.
• Đại lượng thứ 3:

Đại diện cho tương tác xen phủ giữa các orbital biên (HOMO và LUMO). Đại lượng này luôn mang giá trị
âm. Khi năng lượng của HOMO (Er) và LUMO (Es) của 2 chất càng gần nhau, giá trị ΔE3 càng âm. Khi sự
xen phủ xảy ra ở các vị trí mà nguyên tử sở hữu hệ số MO càng lớn (Cra và Csb cùng lớn), giá trị này càng
âm. Đây là một trong các tương tác quan trọng trong việc dự đoán tốc độ phản ứng theo kiểu xen phủ giữa
đôi điện tử và orbital trống đồng năng. Các phân tử không mang điện tích hoặc không có bản chất ion vẫn
có thể tương tác hút với nhau nhờ lực này.
Tóm lại, khi 2 phân tử va chạm, có 3 lực tương tác khởi động cho phản ứng:
i. Các orbital bão hòa của phân tử này tương tác đẩy với các orbital bão hòa của phân tử kia.
ii. Tương tác tĩnh điện giữa điện tích dương trên phân tử này với điện tích âm trên phân tử kia
(đẩy nhau nếu 2 hạt cùng dấu).
iii. Sự xen phủ giữa orbital mang đôi điện tử (HOMO) của phân tử này với orbital trống (LUMO)
của phân tử kia tạo nên lực hút giữa 2 phân tử.

Câu 4: Từ phương trình Salem-Klopman, người ta đưa ra khái niệm về nucleophile cứng (hard
nucleophiles) và nucleophile mềm (soft nucleophiles) như sau:
- Các nucleophile cứng có năng lượng HOMO thấp và thường mang điện tích âm.
- Các nucleophile mềm của năng lượng HOMO cao nhưng không cần thiết phải có điện tích âm.
- Các electrophile cứng có năng lượng LUMO cao và thường mang điện tích dương.
- Các electrophile mềm của năng lượng LUMO thấp nhưng không cần thiết phải có điện tích
dương.
Từ các ý trên, hãy trả lời một số câu hỏi sau:
1) Phản ứng giữa nucleophile cứng và electrophile cứng xảy ra nhanh vì lí do gì?
2) Phản ứng giữa nucleophile mềm và electrophile mềm xảy ra nhanh vì lí do gì?
3) Hệ số MO của nguyên tử nơi tâm phản ứng càng lớn, tác nhân ấy càng có tính gì (cứng hay
mềm)? Vì sao?
2. PHẢN ỨNG PERICYCLIC
Phản ứng pericyclic có tên như vậy là do chúng diễn ra đồng thời (concerted) với sự dịch chuyển của các
electron bất định ở trạng thái chuyển tiếp vòng (cyclic transition state). Nhờ hiện tượng đồng thời cùng với
trạng thái chuyển tiếp vòng, các phản ứng này mang tính chọn lọc lập thể khá cao, quan trọng trong tổng
hợp hữu cơ. Các phản ứng pericyclic được chia thành 4 nhóm chính: phản ứng cộng vòng (cycloaddition
reaction), phản ứng điện vòng (electrocyclic reaction), chuyển vị sigmatropic (sigmatropic
rearrangement) và phản ứng cheletropic (cheletropic reaction).

2.1. Phản ứng cộng vòng:


2.1.1. Phản ứng Diels-Alder (4+2) (6 electron):
Phản ứng Diels-Alder bao gồm một diene tác dụng với một dienophile để tạo thành vòng 6 thông qua 1
trạng thái chuyển tiếp duy nhất.
Về mặt lập thể: cis-alkene phản ứng với diene sẽ tạo thành vòng 6 có 2 nhóm thế ở vị trí cis, trans-alkene
sẽ tạo thành vòng 6 có 2 nhóm thế ở vị trí trans. Lưu ý: Diene chỉ phản ứng khi ở dạng s-cis.

Hiện tượng ưu thế Endo: Trong phản ứng cộng đóng vòng, nhóm hút điện tử tương tác với các liên kết π
(hiệu ứng xen phủ orbital thứ cấp), nên thuận lợi cho việc tạo thành sản phẩm endo. Tuy nhiên, tương tác
này khá yếu, trong một số trường hợp, nếu dienophile mang nhiều nhóm cồng kềnh, ở dạng cis hoặc diene
mang các nhóm thế cồng kềnh ở vị trí C2 và C3 cũng có thể làm giảm hiện tượng ưu thế endo nhưng điều
này rất hiếm xảy ra.
Mô hình FMO cho phản ứng cộng vòng:
Hình bên dưới diễn tả MO của hệ diene liên hợp butadiene và ethylene. HOMO và LUMO đã được kí hiệu
rõ ràng cho cả 2 chất. Theo thuyết orbital biên, phản ứng Diels-Alder xảy ra khi HOMO của 1 chất tương
tác với LUMO của chất còn lại. Theo đó, electron từ HOMO chất này sẽ cho vào orbital trống (LUMO)
của chất kia. Thông thường, ta sẽ xem dienophile là chất nghèo electron nhận electron từ diene. Tuy nhiên,
phản ứng cũng có thể xảy ra theo chiều hướng xen phủ ngược lại, khi electron di chuyển từ HOMO của
diene vào LUMO của dienophile (phản ứng Diels-Alder nghịch đảo nhu cầu điện tử - Inverse electron
demand Diels-Alder).

Về mặt năng lượng, HOMO và LUMO của 2 chất phản ứng càng gần nhau thì phản ứng càng dễ xảy ra.
Nhưng về mặt lập thể, các orbital π muốn xen phủ hiệu quả với nhau thì phải xen phủ ở các thùy cùng dấu
(trên hàm sóng) và thẳng trục với nhau. Hãy quan sát các orbital biên dưới đây, ta sẽ thấy rằng sự xen phủ
càng tốt xảy ra khi có sự tương tác giữa các thùy cùng dấu và cá orbital hướng trong cùng mặt phẳng.
Để điều này xảy ra, tính đối xứng của các MO phải giống nhau. Ví dụ trong hình vẽ ở trên, HOMO của
butadiene (ψ2) có các thùy phân bố bất đối xứng (A), LUMO của ethylene (ψ2) cũng có các thùy phân bố
bất đối xứng (A), vì thế dẫn đến sự xen phủ cùng dấu giữa các nguyên tử nơi tham gia phản ứng. Yêu cầu
này được gọi là sự bảo toàn tính đối xứng orbital (conservation of orbital symmetry), được miêu tả bởi
Woodward và Hoffmann năm 1965.

Câu 5:
1) Hãy cho biết cấu trúc của các sản phẩm (endo lẫn exo) khi cho các cặp chất dưới đây phản ứng
Diels-Alder với nhau:

2) Hãy cho biết cặp chất (diene và dienophile) nào phản ứng với nhau để tạo thành các sản phẩm bên
dưới? Giải thích ưu thế phản ứng exo và endo cho từng trường hợp.

3) Cho 2 cặp chất bên dưới phản ứng với nhau, có 1 cặp chất xảy ra ưu thế endo vượt trội hơn cặp chất
còn lại. Hãy cho biết cặp chất nào xảy ra ưu thế endo vượt trội hơn và giải thích?

4) Từ lâu, người ta nghĩ rằng phản ứng Diels-Alder dưới đây chỉ tạo thành sản phẩm endo đến khi họ
phân lập sản phẩm thì chỉ thấy toàn đồng phân exo. Thực tế, khi theo dõi phản ứng bằng phổ NMR,
vào năm 1962, Anet đã phát hiện ra rằng ban đầu, cả 2 sản phẩm endo và exo cùng tạo thành, nhưng
sau một thời gian thì đồng phân endo lại chuyển thành exo. Giải thích hiện tượng trên.
2.1.2. Phản ứng (2+2):
Xét phản ứng giữa 2 phân tử ethylene:

Cũng giống Diels-Alder, phản ứng cộng vòng này được gọi là [2+2] vì có sự tham gia của 2 carbon ở mỗi
chất hoặc là 4 electron π. Để xem phản ứng này khả thi hay không, hãy nhìn vào các orbital biên, HOMO
của 1 chất và LUMO của chất còn lại. Khi chúng ta cố gắng xen phủ chúng với nhau thì các MO lại không
thể làm được vì chúng đã vi phạm tính đối xứng (symmetry forbidden) (một MO đối xứng và 1 MO
không đối xứng), và phản ứng không xảy ra.

Phản ứng này chỉ có thể thực hiện khi một chất được kích thích bởi tia UV, khi đó, nó nhận năng lượng ánh
sáng và kích thích electron lên mức năng lượng cao hơn. Ở mức năng lượng này, HOMO (thực tế là SOMO)
bây giờ là ψ2 chứ không còn là ψ1 nữa.

Lúc này, HOMO của chất được kích thích (bất đối xứng) có thể tương tác với LUMO của chất ở trạng thái
cơ bản (bất đối xứng) và tính đối xứng được bảo toàn.
Câu 6: Thực hiện phản ứng quang hóa Z-butene, người ta thu được đồng thời 2 đồng phân của
tetramethylcyclobutane A và C. Một trong 2 sản phẩm có hàm lượng cao hơn nhiều so với chất còn lại.

1) Hãy cho biết lập thể của chất C và dự đoán chất nào có hàm lượng cao hơn.
2) Vẽ tất cả các đồng phân của tetracyclobutane có thể tạo thành khi thực hiện phản ứng quang hóa E-
butene.
2.1.3. Phản ứng Alder-ene hay gọi tắt là “ene”:
Đây là một phản ứng nằm trong nhóm phản ứng cộng vòng [4+2] nhưng khác Diels-Alder ở chỗ 4 electron
không phải của 4 electron π mà gồm 1 cặp electron π và 1 cặp electron σ của liên kết C-H ở vị trí allyl. Phản
ứng Alder-ene được minh họa đơn giản như sau.

Phản ứng này bao gồm 1 alkene phản ứng với 1 enophile. Hydro trên liên kết C-H ở vị trí allyl của enophile
cộng vào nối đôi của alkene, đôi điện tử trên liên kết C-H liên hợp tạo thành nối đôi mới, liên kết π trên
enophile bị bứt ra liên kết với alkene tham gia phản ứng tạo một liên kết σ mới. Phản ứng này thường xảy
ra khi có sự có mặt của acid Lewis. Theo thuyết orbital phân tử biên, có thể xem enophile như một chất cho
điện tử (vì HOMO của nó thường cao hơn alkene), còn alkene là một chất nhận điện tử (có LUMO khá
thấp).

VD1: Phản ứng giữa 1 enophile giàu điện tử và 1 alkene nghèo điện tử

Câu 7: Viết sản phẩm cho các phản ứng sau:


2)
1)

VD2: Phản ứng giữa 1 enophile và 1 nhóm carbonyl

VD3: Phản ứng oxy hóa bởi SeO2

VD4: Phản ứng retro-“ene” – phản ứng decarboxylic hóa (khử nhóm COOH)

VD5: Phản ứng retro-“ene” – nhiệt phân (pyrolyse) ester (acetate, formate)

VD6: Phản ứng retro-“ene” – nhiệt phân (pyrolyse) xanthate : T < 100 oC dùng để tách nhóm OH tạo C=C
(phản ứng Chugaev)

VD7: Phản ứng retro-“ene” – nhiệt phân (pyrolyse) amine oxide : T ~ 150 oC (Phản ứng Cope)
VD8: Phản ứng retro-“ene” – nhiệt phân (pyrolyse) selenoxide :

2.1.4. Phản ứng cộng lưỡng cực (2+3) :


Đây là các phản ứng cộng vòng thuộc nhóm [4+2] (4 electron π + 2 electron π) nhưng giữa 2 hợp phần : 1
hợp phần 3 nguyên tử và 1 hợp phần 2 nguyên tử. Hợp phần 3 nguyên tử thường gồm 4 electron π trong
các hợp chất 1,3-lưỡng cực (ví dụ bên dưới). Hợp phần 2 nguyên tử gồm 2 electron π, thường nằm trên
các chất chứa liên kết π thông thường (alkene, alkyne,...), giống như các dienophile trong phản ứng Diels-
Alder, chúng được gọi là các chất ái lưỡng cực (dipolarophile).
Các chất 1,3-lưỡng cực đều là các phân tử đẳng điện (mang 2 điện tích trái dấu).
- Ozone và các dẫn chất giống ozone :

- Các oxide của nitrogen và dẫn chất :

- Osmium tetroxide :

Phản ứng (2+3) luôn có sự cộng syn (bảo toàn lập thể của alkene ban đầu), tuy nhiên, tính chọn lọc
endo/exo của phản ứng này không thể xác định rõ ràng như trong phản ứng Diels-Alder. Tính chọn lọc vị
trí và chọn lọc lập thể của phản ứng này phụ thuộc mạnh vào hiệu ứng không gian.
VD1: Phản ứng chọn lọc đặc thù theo kiểu cộng syn.

VD2:
Câu 8: Cho benzaldehyde tác dụng với methylamine thu được A. Mặt khác, cho benzaldehyde tác dụng
với hydroxylamine thu được B. Trộn đều B với nước Javen trong CH2Cl2 một thời gian sau đó cho
triethylamine vào thu được trung gian [C] kém bền. Ngay sau khi [C] tạo thành, cho A vào bình phản ứng
với [C] một thời gian thu được D có công thức phân tử là C15H14N2O. Xác định các chất từ A đến D và viết
cơ chế cho quá trình từ B tạo thành D.
2.2. Phản ứng điện vòng:
Các phản ứng điện vòng đều là các phản ứng trên hệ các liên kết π liên hợp và đều là các quá trình thuận
nghịch. Các electron trong hệ liên hợp sẽ di chuyển để tạo thành 1 liên kết σ mới, trong khi các liên kết π
cũ thì thay đổi vị trí, cuối cùng đóng lại thành vòng.
Về mặt lập thể: lập thể của sản phẩm tùy thuộc vào lập thể của chất ban đầu và điều kiện của phản ứng
(nhiệt độ hoặc ánh sáng).
2.2.1. Lập thể của phản ứng nhiệt điện vòng:

Điểm đặc biệt của phản ứng điện vòng là các electron π trên HOMO tự di chuyển và gây ra sự tạo thành
liên kết mới, vì thế hãy tập trung vào HOMO của hệ liên hợp với 3 liên kết π. Có thể thấy, HOMO của
triene này có 2 nút dọc (ψ3) và phân bố một cách đối xứng (S). Chính vì sự phân bố đối xứng, hãy tập trung
lên dấu của các thùy (lobes) phía ngoài cùng (được biểu diễn bằng màu xanh và đỏ), bởi vì các thùy này
sẽ là nơi tạo thành liên kết σ mới. Có thể thấy, các thùy ngoài cùng cũng có sự đối xứng, và để tạo thành
liên kết, các thùy cùng dấu phải quay vào nhau mới có thể tương tác với nhau. Điều này khiến các thùy sẽ
phải quay như hình bên dưới.

Kiểu quay này gọi là đối quay (disrotatory) bởi vì có 1 thùy quay theo chiều kim đồng hồ và 1 thùy quay
theo chiều ngược lại. Kiểu quay của các thùy này sẽ cho ra cấu hình lập thể tương ứng (cis).
Hãy quan sát phản ứng nhiệt điện vòng của hệ π chỉ chứa 4 electron π. Một lần nữa, lập thể của sản phẩm
vẫn phụ thuộc vào lập thể của chất ban đầu.

Để giải thích điều này, ta lại xét các thùy ngoài cùng của HOMO. Ở hệ 4n electron π, HOMO luôn phân
bố bất đối xứng, vì thế ta thu được cách bố trí của 2 thùy phía ngoài cùng như hình bên dưới.

Để tạo được liên kết mới, các thùy phải quay sao cho các thùy cùng dấu xen phủ với nhau. Kiểu quay trong
trường hợp này gọi là đồng quay (conrotatory) bởi vì các thùy quay cùng 1 hướng với nhau. Lúc này, lập
thể sản phẩm sẽ là dạng trans.
Tuy nhiên, trong trường hợp 4 carbon, phản ứng này có xu hướng mở vòng hơn là đóng vòng vì độ bền của
sản phẩm.

Như vậy, trong phản ứng nhiệt điện vòng, để xác định lập thể của các sản phẩm, ta có “mẹo” để nhẩm
nhanh như sau:
Bước 1: Xác định chiều quay của 2 thùy ngoài cùng. Để xác định được chuyện này, ta nhẩm để xác nhận
tính đối xứng của HOMO theo các bước nhỏ sau:
1) Vị trí của HOMO chính bằng số lượng liên kết đôi trong hệ liên hợp mạch hở. VD: hệ 3 liên kết
đôi mạch hở sẽ có HOMO ở mức năng lượng ψ3.
2) Trong giản đồ MO, mức năng lượng đầu tiên đều chứa các thùy phân bố đối xứng (S), sau đó là bất
đối xứng (A), sau đó lại đối xứng (S)… Do đó ta có thể nhanh chóng nhẩm tính đối xứng cho
HOMO của hệ. VD: hệ 3 có HOMO ở ψ3 sẽ có tính đối xứng là: S – A – S, là đối xứng.
3) Như vậy, ta dễ dàng tưởng tượng được rằng:
- Nếu các thùy phân bố đối xứng, phản ứng sẽ diễn ra theo cách đối quay.

- Nếu các thùy phân bố bất đối xứng, phản ứng sẽ diễn ra theo cách đồng quay.

Bước 2: Xác định vị trí của 2 nhóm thế đang ở vị trí 2 carbon ngoài cùng của hệ liên hợp, ta có mẹo sau:
- Sắp xếp vị trí của các liên kết σ ở giữa các nối đôi sao cho chúng đều ở dạng s-cis.

- Các nhóm thế (X) phân bố kiểu này ta sẽ quy ước là đồng phía.
- Các nhóm thế (X) phân bố kiểu này ta sẽ quy ước là đối phía.

Bước 3: Giống như quy tắc “chẵn – lẻ” trong phép cộng hay nhân, ta có “câu thần chú” sau:
- Đồng + đồng = đồng (cis)
- Đối + đối = đồng (cis)
- Đồng + đối = trái (trans)
Nào, bây giờ hãy quay lại các ví dụ về phản ứng đã nêu trên và áp dụng thử. Sau đó, hãy trả lời các câu hỏi
bên dưới.
Câu 9: Viết cấu trúc sản phẩm các phản ứng sau với lập thể phù hợp:

2.2.2. Lập thể của phản ứng quang điện vòng:


Tương tự như các giải thích lập thể cho phản ứng nhiệt điện vòng vừa nêu, lập thể của phản ứng quang điện
vòng cũng được giải thích bằng sự bảo toàn tính đối xứng của orbital. Cụ thể, ta phải tập trung vào sự đối
xứng của HOMO tham gia phản ứng, lưu ý rằng, ở trạng thái kích thích, mức năng lượng của HOMO có
sự thay đổi.

Nhìn vào các thùy ngoài cùng của HOMO, ta sẽ thấy phản ứng quang đóng vòng của hệ liên hợp 6 electron
π phải diễn ra theo kiểu đồng quay, ngược lại so với khi xảy ra trong điều kiện nhiệt độ. Sự đồng quay giải
thích cho kết quả lập thể của sản phẩm thu được.
Lời giải thích tương tự cho hệ liên hợp gồm 4 electron π. Nhìn vào các thùy ngoài cùng của HOMO, ta sẽ
thấy phản ứng quang đóng vòng của hệ liên hợp 4 electron π phải diễn ra theo kiểu đối quay, ngược lại so
với khi xảy ra trong điều kiện nhiệt độ. Tuy nhiên, trong trường hợp 4 carbon, phản ứng này có xu hướng
mở vòng hơn là đóng vòng vì độ bền của sản phẩm.

Bảng sau tóm tắt quy tắc Woodward-Hoffmann cho phản ứng điện vòng.

Như vậy, trong phản ứng quang điện vòng, để xác định lập thể của các sản phẩm, ta có “mẹo” để nhẩm
nhanh y như các bước trong phần nhiệt điện vòng, chỉ khác duy nhất ở bước đầu tiên như sau:
Bước 1: Xác định chiều quay của 2 thùy ngoài cùng. Để xác định được chuyện này, ta nhẩm để xác nhận
tính đối xứng của HOMO theo các bước nhỏ sau:
1) Vị trí của HOMO chính bằng số lượng liên kết đôi trong hệ liên hợp mạch hở. Tuy nhiên do sự
kích thích của ánh sáng, con số này phải cộng 1. VD: hệ 3 liên kết đôi mạch hở sẽ có HOMO ở
mức năng lượng ψ4(3 + 1).
2) Trong giản đồ MO, mức năng lượng đầu tiên đều chứa các thùy phân bố đối xứng (S), sau đó là bất
đối xứng (A), sau đó lại đối xứng (S)… Do đó ta có thể nhanh chóng nhẩm tính đối xứng cho
HOMO của hệ. VD: hệ 3 có HOMO ở ψ4 sẽ có tính đối xứng là: S – A – S – A, là bất đối xứng.
3) Như vậy, ta dễ dàng tưởng tượng được rằng:
- Nếu các thùy phân bố đối xứng, phản ứng sẽ diễn ra theo cách đối quay.

- Nếu các thùy phân bố bất đối xứng, phản ứng sẽ diễn ra theo cách đồng quay.
Bước 2 và Bước 3 thực hiện giống như “mẹo” ở phần trên. Nào, bây giờ hãy quay lại các ví dụ về phản
ứng đã nêu trên và áp dụng thử. Sau đó, hãy trả lời các câu hỏi bên dưới.

Câu 10: Viết cấu trúc sản phẩm các phản ứng sau với lập thể phù hợp:

Câu 11:
1) E. J. Corey, một giáo sư của Đại học Havard và cũng là người nhận danh hiệu giải Nobel Hóa năm
1990, thực hiện phản ứng Diels-Alder trong chuỗi tổng hợp các prostaglandin, tổng hợp đánh dấu
mốc trong sự nghiệp của ông. Vẽ sản phẩm cho phản ứng sau và đặt dấu sao (*) cạnh các tâm bất
đối.

2) Dưới đây là một phần trong chuỗi tổng hợp pseudotabersonine, xác định D, E và đề xuất cơ chế
từng bước:

3) Triazene cũng có khả năng tạo thành vòng thơm thông qua phản ứng Diels-Alder. Hãy đề nghị cơ
chế cho phản ứng bên dưới và vẽ 2 sản phẩm phụ còn lại của phản ứng.

4) Diene Danishefsky, đặt tên theo nhà khoa học Samuel Danishefsky của trường ĐH Columbia, chứa
các nhóm chức dễ ra đi một cách chọn lọc sau khi thực hiện phản ứng Diels-Alder. Hãy hoàn thành
chuỗi tổng hợp Disodium prephenate của Danishefsky.
Câu 12:
Đối với phản ứng điện vòng, quy tắc Woodward-Hoffmann được tóm tắt như sau:

1) Một số hợp chất tự nhiên như endiandric acid được tổng hợp bằng các phản ứng điện vòng hoặc
Diels-Alder. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

2) Đánh dấu X hoặc viết vào các ô miêu tả đúng đặc điểm của từng phản ứng từ (i) đến (v) trong
bảng sau:

Phản ứng
Diels–Alder? Điện vòng? Số electron  con- or dis-rotatory?
(Đồng hay đối quay)
i
ii
iii
iv
v
2.3. Phản ứng chuyển vị Sigmatropic
Chuyển vị sigmatropic là một phản ứng pericyclic, trong đó 1 liên kết σ được hình thành nhờ sự mất đi của
1 liên kết σ khác. Trong quá trình này, các liên kết π di chuyển vị trí của chúng. Trong tiếng Hi Lạp, tropos
nghĩa là “sự thay đổi”. Liên kết σ thay đổi từ vị trí này sang vị trí khác.
2.3.1. Các phản ứng chuyển vị [1,j]:
Sự chuyển vị [1,2] cationic là hiện tượng chuyển vị Wagner-Meerwein, phổ biến nhất là chuyển vị hydride
hay nhóm methylide để tạo thành carbocation bậc cao và bền vững hơn.
Sự chuyển vị [1,2] anionic la các phản ứng chuyển vị Stevens, Wittig hay Meisenheimer.
VD1: Phản ứng chuyển vị Stevens và một số cơ chế khả thi được đề nghị

VD2: Phản ứng chuyển vị Wittig

VD3: Phản ứng chuyển vị Meisenheimer

Phản ứng chuyển vị [1,5] sigmatropic cũng là 1 ví dụ điển hình cho loại phản ứng này, đôi khi nó còn gọi
dưới tên là sự dịch chuyển hydro [1,5]. Trong trạng thái chuyển tiếp, vị trí liên kết cũ mất đi và vị trí liên
kết mới tạo thành chia cấu trúc thành 2 phần: 1 phần chứa 5 nguyên tử carbon, và 1 phần chỉ chứa 1 nguyên
tử hydro.

Câu 13:
1) Đề nghị cơ chế cho phản ứng bên dưới và cho biết động lực của phản ứng. Chú ý rằng cấu hình của
carbon bất đối không bị thay đổi.
2) Đề nghị cơ chế cho quá trình sinh tổng hợp vitamin D2 trong cơ thể động vật. Biết trong quá trình
này có sự chuyển vị hydro [1,7].

2.3.2. Các phản ứng chuyển vị [i,j]


Đối với sự chuyển vị [3,3] sigmatropic, trong trạng thái chuyển tiếp vòng, vị trí các liên kết cũ mất đi và vị
trí liên kết mới tạo thành chia cấu trúc thành 2 mảnh với mỗi bên là 3 nguyên tử carbon và 3 electron.

Một số tên gọi của chuyển vị sigmatropic [3,3]:

Ở trạng thái chuyển tiếp, cấu trúc của chất phản ứng có thể ở dạng ghế hoặc thuyền, tuy nhiên dạng ghế
chiếm ưu thế hơn cả. Từ đó ta có thể dự đoán sản phẩm chính của phản ứng dựa trên cấu dạng ghế của trạng
thái chuyển tiếp.
Câu 14: Xét phản ứng bên dưới:

1) Xác định lập thể của các nối đôi của chất tham gia phản ứng.
2) Xác định cấu dạng (trục hay biên) của các nhóm methyl trong các trạng thái chuyển tiếp.
3) Xác định cấu hình tuyệt đối của các chất ở sản phẩm.
4) Xác định sản phẩm chính của phản ứng (threo hay erythro). Giải thích.

Ở trạng thái chuyển tiếp, các liên kết có xu hướng ở dạng biên (equatorial) hơn dạng trục (axial). Hãy áp
dụng điều này cho bài tập bên dưới.

Câu 15: Xác định sản phẩm chính của phản ứng bên dưới với lập thể phù hợp. Giải thích bằng cấu dạng
của trạng thái chuyển tiếp.

Câu 16: Cho chuỗi chuyển hóa sau, chất 1 có thể chuyển hóa qua chất trung gian 2 và nhanh chóng
chuyển thành chất 3 một cách chọn lọc lập thể đặc thù. Hãy tìm chất 2, vẽ cơ chế cho toàn bộ quá trình
và giải thích tính chọn lọc lập thể của phản ứng.

Ngoài ra, chuyển vị [2,3] cũng rất thường gặp trong phản ứng hữu cơ, ví dụ như sự chuyển vị của các ylide
hay trong sự oxi hóa vị trí allyl với SeO2 đã trình bày ở trên.
3. BÀI TẬP VẬN DỤNG TỔNG HỢP
Câu 17: Vẽ cơ chế cho phản ứng sau:

Câu 18: Vẽ cấu trúc sản phẩm của phản ứng đun nóng chất dưới đây ở 70 oC. Đây là một trong những bước
quan trọng trong tổng hợp toàn phần chất độc gelsemoxoine chiết từ cây lá ngón (Gelsemium elegans).

Câu 19: Khi cho một oligofuran sau tác dụng với maleimide, chỉ có 1 sản phẩm cộng [4+2] tạo thành. Hãy
xác định sản phẩm duy nhất đó là gì và giải thích tại sao không tạo được sản phẩm còn lại.

Câu 20: Khi cho chất A, là một dẫn suất 3 vòng của cyclooctyn phản ứng với benzyl azide, phản ứng cộng
[3+2] xảy ra giữa alkyn và azide (gọi là phản ứng click) để hình thành dị vòng 5 cạnh mới.

1) Hãy vẽ cấu trúc của C, biết B và C là đồng phân của nhau.


2) Khi thay A bằng các dẫn chất từ D – F bên dưới, khả năng phản ứng của chúng thấp hơn A. Hãy giải
thích cho sự thay đổi khả năng phản ứng trên.
Câu 21: Hãy cho biết phản ứng domino sau sẽ xảy ra như thế nào nếu nhỏ vào một giọt acid mạnh:

Câu 22: Năm 1977 một sesquiterpene furan (K) được tách từ một loại san hô mềm ở Australia là Sinularia
gonatodes. Hợp chất này có khả năng vô hiệu hóa nọc độc của ong và sự kiện một chất đơn giản như thế
lại phản ứng được như một tác nhân chống viêm gây chú ý đáng kể đến các nhà hóa tổng hợp. Một quá
trình tổng hợp như thế được mô tả dưới đây.
Acid (A) được ester hóa với 2-(trimetylsilyl)ethanol [Me3SiCH2CH2OH] và keto-ester sinh ra được khử
một cách chọn lọc tại nhóm carbonyl của ketone với NaBH4/CeCl3 để tạo một hợp chất B (C14H22O4Si).
HO2C

O
O

Xử lí B với 1,1,1-trimethoxyethane với sự có mặt của một vết (lượng rất nhỏ) acid khan nước tạo một chất
trung gian có thể chuyển vị kiểu Claisen khi nung nóng để tạo chất C. Phân tích phổ của C cho thấy sự hiện
diện của một nhóm este trimetylsilylethyl và một nhóm ester methyl.
1) Suy luận các cấu tạo của các hợp chất B và C và chất trung gian dẫn đến C.
Khử C với Lithium borohydride tạo thành rượu bậc nhất D (C16H26O4Si) có thể bị oxi hóa với pyridine
chlocromate chuyển thành F. Phản ứng của F với tác nhân Wittig G tạo hai đồng phân H và I. Sản phẩm
chính H có hóa học lập thể (E).

Ph3P CHO
G

2) Nêu cấu tạo của các hợp chất D – I, cẩn thận để chỉ rõ hóa học lập thể chính xác của đồng phân H và
I.
Phản ứng Wittig sau cùng với ylid chuyển hóa từ metyl triphenylphotphonium iodide tạo thành J, chất này
sau khi cắt ester trimetylsilylethyl ester với tetra-n-butyl amonium floride tạo hợp chất mong muốn K.
3) Nêu các cấu tạo để hoàn chỉnh toàn bộ sơ đồ quá trình tổng hợp.
Câu 23: Quá trình tổng hợp một polyketide tự nhiên này, SNF4435 C, đặc trưng bởi một phản ứng chuyển
vị Claisen và các phản ứng điện vòng.

1) Hãy hoàn thành chuỗi tổng hợp sau.


2) Chỉ ra có bao nhiêu phản ứng điện vòng xuất hiện ở bước V, chỉ ra mỗi bước có bao nhiêu electron π
tham gia phản ứng? Biết rằng các phản ứng này được thực hiện ở điều kiện nhiệt độ.
Câu 24: Từ các chất cần thiết, hãy chuyển 1 thành 2 chỉ thông qua 2 bước:

Câu 25: Acid squaric và các nhóm dẫn chất của nó là công cụ cực kì có ít trong tổng hợp
hữu cơ. Công thức cấu tạo của nó được cho ở hình bên. Để trở thành nguyên liệu cho các
phản ứng hữu cơ phức tạp, người ta xử lý acid squaric như sau. Đun hồi lưu acid squaric
với methyl orthoformate HC(OCH3)3 trong methanol thu được chất hữu cơ X (C6H6O4). Xử
lý X theo sơ đồ phản ứng sau thu được chất đầu tiên trong chuỗi tổng hợp Triquinane, một
công trình nghiên cứu của Moore, et al. (J. Org. Chem. 1998, 63, 6905.).
1) Xác định các chất X, Y, Z, trung gian A và trung gian B.
2) Đề nghị cơ chế chuyển T1 thành T2.
Ngoài công dụng để tạo thành Triquinane, các phản ứng domino pericyclic đi từ dẫn xuất của acid squaric
rất hữu ích trong tổng hợp nhiều chất khác, trong đó có chất H được tổng hợp như sau:

3) Xác định H và đề nghị cơ chế tạo thành H, biết rằng H chứa 3 vòng năm cạnh 1 đỉnh chung và chứa 1
nhóm OH.
4) Từ những kiến thức đã biết về các phản ứng domino pericyclic từ các dẫn chất của acid squaric, hãy
dự đoán sản phẩm và cơ chế tạo thành sản phẩm cho phản ứng sau:

You might also like