You are on page 1of 24

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA MARKETING

MÔN: QUẢNG CÁO & KHUYẾN MÃI


GVHD: Th.S NGUYỄN HOÀNG CHI

BÀI TẬP THỰC HÀNH NHÓM

Nhóm 9

1. Nguyễn Ngọc Tố Nguyên

2. Tạ Thị Cẩm Nhung

3. Lê Hoài Thanh

4. Phan Thị Thanh Trinh

5. Lê Phương Tín
Quảng cáo và khuyến mãi

6. Đinh Thị Huyền Trang

TP Hồ Chí Minh năm 2019

Page | 2
Quảng cáo và khuyến mãi

I/ PHẦN LÝ THUYẾT
a) Hãy trình bày các cách sử dụng kiểu chữ trong quảng cáo
1. Tầm quan trọng của kiểu chữ trong quảng cáo
- Không chỉ đơn giản là thể hiện văn bản mà mỗi font chữ còn mang lại thông
điệp, cách truyền tải thông điệp khác nhau và nó ảnh hưởng trực tiếp đến cảm
nhận người xem
- Tăng sức mạnh của thiết kế qua cá tính của mỗi font chữ
- Kiểu chữ giúp thiết lập chủ đề và tạo nên những điểm nhấn đặc biệt nhằm tạo
sự thu hút, tránh sự sáo rỗng trong quảng cáo

2. Cách sử dụng kiểu chữ trong quảng cáo


Kiểu chữ từ lâu đã là một phần quan trọng trong quảng cáo. Tuy nhiên để
có thể có được một kiểu chữ thu hút sự chú ý của người xem đến một quảng cáo
cụ thể nào đó cần có nhiều yếu tố. Theo McCarthy và Mothersbaugh (2002) đã
giải thích rằng “kiểu chữ liên quan đến hình thức, khoảng cách và bố cục của các
từ và câu trong văn bản các thông điệp giao tiếp được viết hoặc hiển thị”.
 Dùng cá tính font để tăng sức mạnh cho thiết kế của bạn
Lựa chọn font chữ để thu hút người xem là rất quan trọng. Lựa chọn font
thường định hướng nhịp điệu cho cả thiết kế trong quảng cáo và có thể làm ảnh
hưởng đển cảm xúc và sự tương tác của người xem đối với thiết kế, vì thế font cần
phù hợp với bối cảnh. Một thách thức của việc chọn và phối hợp font đó là mỗi
kiểu chữ có cá tính và ảnh hưởng riêng có thể trang trọng, giản dị, vui tươi, thanh
lịch hoặc trung tính. Cần phải quyết định một font cụ thể và phù hợp với thiết kế.
Nếu cá tính font chữ không hợp với thông điệp muốn truyền tải của tổng thể thiết
kế thì sẽ không có sự liên kết đến người xem.
 Chúng ta có thể phân font chữ thành 4 loại cơ bản:

Page | 3
Quảng cáo và khuyến mãi

Sans Serifs

Sans Serifs rất dễ nhận ra nhờ sự đơn giản của nó. Cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của Internet và bước tiến lớn trong lĩnh vực in ấn, Sans Serifs được sử
dụng một cách rộng rãi và phổ biến nhờ tính phù hợp cao, dễ đọc hiểu và sự đa
dạng về kích thước.

Sự tiết chế trong đường lối trang trí của Sans serifs sẽ mang lại cái nhìn khá
là độc đáo và thu hút cho thương hiệu đó.

 Thường dùng để tiếp cận đối tượng xem một cách nhanh chóng và ngắn
gọn mà không cần dùng đến các phương thức nhấn mạnh hay các phương
pháp trang trí tượng hình.
 Chủ yếu truyền tải các nội dung tối giãn nhất: cho tiêu đề chính, tên thương
hiệu
 Giúp người xem dễ thấy, dễ hiểu, dễ chú ý từ cái nhìn đầu tiên.

Các typeface khác tương tự Sans Serifs bao gồm: Helvetica, Arial,
Verdana, Tahoma, Futura, Franklin Gothic, Gill Sans, and Univers.

Page | 4
Quảng cáo và khuyến mãi

Serifs

Serifs cũng khá giống như kiểu chữ Sans serifs với phần viền ở phần đỉnh và
chân của mỗi một ký tự. Serifs được sử dụng một cách rộng rãi gần như là một
kiểu chữ mặc định cho những đối tượng sử dụng Email hay đến các Designer
chuyên nghiệp.

 Thường dùng trong phần nội dung chính thể hiện trong các email, tin nhắn,
văn bản thư từ mang tính chất quan trọng do đây là loại chữ đặc trưng có
đường nét mượt mà.
 Giúp người đọc dễ dàng lướt mắt và đọc nhanh khi có nhiều chữ.
 Dễ sử dụng ở bất cứ văn bản nào cần sự dễ đọc, dễ hiểu, nhanh và gọn.

Các loại typeface tương tự: Times New Roman, Georgia, Book Antiqua,
Garamond, Century Schoolbook, và Bookman (Common Slab Serifs: Courier and
Rockwell)

Script

Page | 5
Quảng cáo và khuyến mãi

Script là loại kiểu chữ tạo ra dựa trên mẫu chữ viết tay. Được phát triển từ
những mẩu chữ viết thấu và các kiểu chữ viết thường có phần dư ra ở cuối làm cho
kiểu chữ mang tính nghệ thuật, tao nhã và thân thiện.

 Chủ yếu được dùng cho các loại văn bản thể hiện cảm xúc của người viết hay
tạo sự đồng cảm cho người đọc
 Script được áp dụng khá hiệu quả trong việc tạo ra cảm giác hài hước hay tinh
tế
 Dùng trong các loại văn bản có tính thân mật nhưng cần sự nhấn mạnh. Script
là sự lựa chọn hàng đầu cho các loại thiết kế thông cáo mang tính cá nhân.
Kiểu chữ này không phù hợp trong môi trường có tính tổ chức cao

Các loại typeface tương tự với script: Comic Sans, Monotype Corsiva, Mistral,
Lucinda Handwriting, và Brush Script

Decorative

Decorative (còn có tên gọi là ornamental và Display) được xếp cùng loại với
kiểu chữ Serif do tính chất trang trí rất tự nhiên. Với hình dạng khuôn chữ dày đậm
có thể thu hút ánh nhìn và tạo một phong cách mới mẻ. Đây là kiểu chữ:

 Chủ yếu dùng để trang trí là mục đích chính nếu bạn dùng font chữ này
 Dùng làm điểm nhấn trong nội dung
 Tạo ra những cảm xúc sáng tạo

Page | 6
Quảng cáo và khuyến mãi

Page | 7
Quảng cáo và khuyến mãi

 Tóm lại: Khi chọn font đừng để sở thích cá nhân lấn át, một font bạn nghĩ rằng
rất thú vị hoặc đặc biệt chưa chắc phù hợp với chủ đề đang làm. Cho nên cần tìm
hiểu kĩ và chọn font phù hợp.

3. Các lưu ý khi dùng kiểu chữ


 Kích thước kiểu chữ

Chọn kích thước font chữ chính xác là một phần trong quảng cáo của bạn
có thể được chú ý hay không.

Ví dụ như sử dụng một font chữ lớn có xu hướng nổi bật và thu hút người đọc,
trong khi đó một font chữ nhỏ có thể bị lướt qua vì bị ép lại với nhau khiến nó
không thu hút người đọc.

Tuy nhiên, bạn có thể trộn cùng loại font chữ với các tiêu đề lớn hơn và các phiên
bản chữ nhỏ hơn bên dưới, giúp duy trì sự chú ý của người đọc, điều cần thiết khi
cố gắng truyền thông điệp thương hiệu 

 Nhấn mạnh kiểu chữ

Sử dụng chữ in hoa, chữ in đậm, chữ nghiêng và văn bản được gạch


chân có thể giúp bạn hướng quảng cáo đến đúng đối tượng, giúp người đọc có thể
quét các thông tin quan trọng trong quảng cáo. 
Nhưng cũng giống như sử dụng văn bản nhiều màu trong quảng cáo, sử
dụng quá nhiều chữ in hoa, in đậm, in nghiêng hoặc gạch chân có thể khiến người
đọc mất hứng thú với quảng cáo
=> Kiểu chữ càng đơn giản càng đẹp.
 Khoảng cách các chữ cái
Để quảng cáo mà người xem có thể đọc được các kiểu chữ thì khoảng cách
là một công cụ thiết yếu để làm điều đó. Nếu văn bản trong quảng cáo có khoảng
cách quá nhỏ hay quá lớn sẽ khiến người xem khó đọc hơn. Vì vậy, khoảng cách

Page | 8
Quảng cáo và khuyến mãi

của các chữ cái trong quảng cáo cần phù hợp để người xem có thể dễ dàng nhìn
thấy và tương tác với quảng cáo hơn.

 Hiểu rõ đặc trưng của từng phông chữ

Mỗi font chữ có đặc trưng riêng và tùy từng trường hợp mà font này được yêu
thích hơn font khác. Vậy quy tắc là gì? Đó là sự biết rõ mong đợi của người xem và
mục đích của văn bản.

 Tránh dùng những font mặc định

Các font thông dụng không phải là xấu, chẳng qua là nó đã được dùng quá nhiều
rồi. Cần có sự sáng tạo trong cách dùng, đặc biệt là về mặt thiết kế sáng tạo

Page | 9
Quảng cáo và khuyến mãi

 Sự tương phản kiểu chữ

Dùng 2 font là tốt, nhưng cần nhớ là chúng phải có sự khác nhau thật sự, nếu
không điều đó vô tình trở thành lỗi cơ bản trong thiết kế

 Đừng viết hoa tất cả

Não ta có thể đọc nhanh là do các từ có hình dạng đặc trưng riêng. Khi viết
hoa, các tự này sẽ theo khuôn mẫu hình chữ nhật, làm việc đọc khó khăn hơn. Và đôi
khi người xem sẽ có cảm giác như đang bị hét vào mặt

 Cẩn thận khi dùng Reverse Type

Kiểu viết này chỉ phù hợp cho đầu bài hoặc cuối bài và đặc biệt phải chọn màu
có độ tương phản mạnh thì mới có thể nhìn được.

b) Khi nào thì sử dụng quảng cáo mang tính so sánh và hiệu quả của việc
lặp lại quảng cáo?
1. Khái niệm Quảng cáo so sánh

Page | 10
Quảng cáo và khuyến mãi

Quảng cáo so sánh (Comparative Advertising) được định nghĩa là quảng cáo mà so sánh
những nhãn hiệu hàng hóa khác theo những thuộc tính khách quan có thể kiểm chứng,
hoặc giá cả, sự khác biệt của sản phẩm được minh họa bằng hình ảnh hoặc thông tin riêng
biệt.

Quảng cáo so sánh cũng được đề cập trong Pháp luật Việt Nam như trong các bộ luật:
Luật thương mại 2005, Luật cạnh tranh 2004 hay Pháp lệnh quảng cáo năm 2001.

2. Rào cản pháp luật của quảng cáo so sánh tại Việt Nam.

- Thứ nhất, Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001 không cấm quảng cáo so sánh nhưng
quảng cáo so sánh lại bị cấm theo quy định tại Nghị định 24/2003/NĐ-CP của Chính phủ
ban hành ngày 13/03/2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này (khoản 7 Điều 3): “7.
Quảng cáo nói xấu, so sánh hoặc gây nhầm lẫn với cơ sở sản xuất, kinh doanh, hàng hóa,
dịch vụ của người khác;…”

- Thứ hai, Luật Cạnh Tranh năm 2004 coi quảng cáo so sánh trực tiếp là hành vi cạnh
tranh không lành mạnh và cấm thực hiện tại khoản 1 Điều 45: “Cấm doanh nghiệp thực
hiện các hoạt động quảng cáo sau đây: 1. So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình
với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác…”

- Thứ ba, quảng cáo so sánh nằm trong danh mục quảng cáo thương mại bị cấm theo
quy định tại khoản 6 Điều 109 Luật Doanh Nghiệp năm 2005 đó: “Quảng cáo bằng việc
sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
của mình đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cùng loại của thương
nhân khác”

- Thứ tư, Điều 37 Nghị định 37/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại năm
2005quy định: “Thương nhân có quyền so sánh hàng hóa của mình với hàng giả, hàng vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ trong sản phẩm quảng cáo thương mại sau khi có xác nhận của
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng hàng giả, hàng vi phạm quyền
sở hữu trí tuệ để so sánh”.

Page | 11
Quảng cáo và khuyến mãi

=> Từ những điều trên, tại Việt Nam công ty không được lấy sản phẩm hay bất cứ gì liên
quan đến thương hiệu đối thủ mà quảng cáo thường được so sánh với 1 đối thủ vô định:
Bột giặt thường, nước rửa chén thường, xà bông thường, …

3. Các trường hợp sử dụng quảng cáo so sánh

Nhìn chung quảng cáo so sánh thường được dùng trong các sản phẩm, dịch vụ có cạnh
tranh về nhãn cao nhằm kéo khách hàng từ đối thủ, sang sử dụng sản phẩm của mình.

 Các trường hợp sử dụng quảng cáo so sánh bao gồm:

 Sản phẩm của công ty giữ thị phần nhỏ, sản phẩm mới xuất hiện trên thị
trường hoặc chưa đủ nổi tiếng nhưng sản phẩm đó khác biệt (có giá trị).

Ví dụ: Tylenol (Johnson & Johnson). Lúc mới ra mắt, người dẫn đầu lúc bấy giờ là
Aspirin. Lúc đó, chiến dịch quảng cáo của Tylenol là làm cho mọi người thay đổi suy
nghĩ về Aspirin thông qua cách liệt kê các tác dụng phụ của Aspirin và một vài đối thủ
lớn trong ngành và sau đó dẫn chứng rằng Tylenol có ít tác dụng phụ hơn. Dĩ nhiên sau
đó Tylenol vướn phải rất nhiều chỉ trích cho rằng đã chơi bẩn các đối thủ của mình, thậm
chí còn bị đối thủ của mình kiện. Tuy nhiên, sau đó mọi chuyện đi vào quên lãng,
Tylenol hiện tại đang là thương hiệu thuốc giảm đau số 1 nước Mỹ thuộc công ty Johnson
& Johnson, hiện đang chiếm thị phần 30% tại thị trường Mỹ. Mục tiêu quảng cáo của
Tylenol lúc này là Thông tin và Thuyết phục, tuy nhiên lúc bấy giờ hình ảnh của Tylenol
chưa thể so được với Aspirin, do đó không thu hút được nhiều sự chú ý. Tylenol đã so
sánh những tính năng vượt trội của mình với đối thủ đang dẫn đầu thị trường để có thể từ
đó mà làm bật lên tên tuổi thương hiệu Tylenol.

 Chứng minh sản phẩm của mình khác biệt và tốt hơn các đối thủ.

Nghĩa là chúng ta phải làm chiến lược quảng cáo chứng minh, định vị sản phẩm và
dịch vụ của công ty khác biệt hay tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh, tạo ra điểm độc

Page | 12
Quảng cáo và khuyến mãi

đáo riêng, để nó chiếm được một chỗ đặc biệt và có giá trị trong tâm trí của khách
hàng.

Ví dụ: Quảng cáo của Samsung Galaxy S4 năm 2013. Do quy định tại Mỹ khác với Việt
Nam, Samsung được sử dụng hình ảnh sản phẩm của iPhone 5 do Apple tung ra tại thời
điểm đó. Điểm khác biệt mà Samsung muốn mang tới là khả năng truyền thông tin bằng
cách chạm lưng. Trong quảng cáo đó, khi một người dùng iPhone đề nghị truyền, thì
nhân vật nữ sử dụng Samsung nói rằng không được, một nhân vật khác có lời thoại đầy
châm biếm: “So, some smartphones are smarter than other smartphones” (tạm dịch: Vậy
là có một vài điện thoại thông minh thông minh hơn các điện thoại còn lại). Có thể thấy,
lúc này Samsung kết hợp cả 3 mục tiêu là Thông tin, Thuyết phục và Nhắc nhở. Thông
tin về tính năng mới của sản phẩm là có thể truyền thông tin chỉ qua một cú chạm lưng
điện thoại – đồng thời đây cũng là điều mà Samsung muốn nhắc nhở khách hàng có thể
họ có thể cần đến trong tương lai. Mặt khác, lại so sánh sự “thông minh” của chiếc điện
thoại Samsung Galaxy S4 với đối thủ chính tại thị trường Mỹ là Apple – thông qua đó
thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của Samsung.

 Nếu trong ngành hàng đó, khách hàng không có lòng trung thành với riêng
nhãn hiệu nào.

Ta có thể hiểu lòng trung thành đối với thương hiệu là thói quen mua sắm không thay
đổi (Michael Levine, 2002, 195), sự thoả mãn của khách hàng chính là yếu tố tác
động đến lòng trung thành đối với thương hiệu, tuy nhiên trong một ngành hàng khi
khách hàng không có lòng trung thành với riêng một thương hiệu nào, họ có thể
chuyển sang sử dụng thương hiệu khác một cách tương đối trong trường hợp có thể
thay đổi về tính năng sản phẩm, giá cá, chất lượng thì đây là cơ hội để công ty giành
lấy thị phần.

Ví dụ: Mì khoai tây Omachi khi quảng cáo đã so sánh mình không chiên đi chiên lại
nhiều lần để có màu vàng sậm như các thương hiệu mỳ khác. Điều này kết hợp với
phương pháp quảng cáo đánh vào nỗi lo sức khỏe của người tiêu dùng đã gây được thành

Page | 13
Quảng cáo và khuyến mãi

công nhất định cho Omachi, tuy nhiên quảng cáo này cũng khiến Omachi bị các đối thủ
của mình kiện vì vi phạm luật cạnh tranh. Dù vậy, Omachi cũng đã gây được tiếng vang
nhất định khi thực hiện quảng cáo so sánh. Không chỉ dừng lại ở mục tiêu Thông tin về
tính năng “mì không chiên đi chiên lại nhiều lần”, mà còn thuyết phục người tiêu dùng
chuyển sang sử dụng mì của công ty – đặc biệt là trong ngành hàng tiêu dùng nhanh chỉ
cần một thay đổi nhỏ nhưng có giá trị cũng có thể khiến công ty đối thủ phải mất đi
khách hàng.

 Nếu doanh nghiệp là nạn nhân của quảng cáo so sánh.

Tức là khi doanh nghiệp bị đối thủ lấy ra để đưa vào quảng cáo mang tính so sánh
(như dạng sản phẩm, chất lượng,..) thì nạn nhân của quảng cáo so sánh đó có thể đáp
trả lại bằng hình thức tương tự.

Ví dụ: Dịp Halloween năm 2013, Pepsi cho ra mắt mẫu print ad lon Pepsi choàng áo
choàng có in Coca Cola với câu tiêu đề: “We wish you a scary Halloween”, ý ám chỉ hóa
trang thành Coca Cola giống với hóa trang thành những nhân vật rùng rợn trong mùa
Halloween, để đáp trả, Coca Cola cũng sử dụng đoạn print-ad đó nhưng đổi câu tiêu đề
thành “Everybody wants to be a hero” – Ai cũng muốn làm anh hùng. Mục tiêu của
quảng cáo này là hướng tới việc quảng bá thương hiệu, nói cách khác là gây chú ý của
khách hàng về thương hiệu. Thực vậy, màn đáp trả của Coca Cola không chỉ thành công
về mặt quảng cáo, nó còn mang lại khoản doanh thu tăng 10% so với tháng trước đó.

 Hiệu quả của việc lặp lại quảng cáo.


 Lặp lại về tần suất

Trong thực tế, tuy chi phí quảng cáo trên truyền hình đắt đỏ tính bằng từng giây,
nhưng các quảng cáo vẫn được doanh nghiệp chi trả trong việc duy trì tần suất chiếu. Từ
đó có thể biết được rằng, việc đó thực sự có tác dụng.

Page | 14
Quảng cáo và khuyến mãi

Năm 1885, Thomas Smith đã nghiên cứu và đưa ra lý thuyết Tần suất quảng cáo hiệu quả
(Effective Ads Frequency) cho rằng, trung bình một quảng cáo cần phải xuất hiện 20 lần
thực sự nhìn thấy thì khách hàng mới thực sự có nhu cầu mua sản phẩm này.

Theo nhà tâm lý học nổi tiếng Max Sutherland trong cuốn sách Mind of the Consumer là
Tâm lý con người chỉ hướng đến những thay đổi mang tính trực quan và mang tầm vĩ mô
hơn so với những thay đổi nhỏ nhặt. Dựa trên nguyên lý này, tác động của quảng cáo
cũng giống như vậy, người tiêu dùng sẽ không thể nhận ra được các tác động sau khi xem
quảng cáo, dù điều “tiêm nhiễm” thông tin vào trong tâm trí họ thực sự xảy ra. Khi một
sản phẩm được đầu tư vào tần suất lặp lại quảng cáo, người xem sẽ dần thay đổi nhận
thức về sản phẩm này và cho rằng nó có tác dụng, và từ đó mỗi khi có nhu cầu liên quan,
họ sẽ có xu hướng cân nhắc lựa chọn sản phẩm đó.

Để minh chứng cho điều này, phải xem xét đến ông lớn Coca – Cola, vào năm 2015, theo
thống kê thì Coca Cola đạt độ nhận biết 94% trên toàn dân số (chỉ sau từ OK). Khả năng
chịu chi cho các chi phí quảng cáo của Coca Cola bao phủ rộng khắp các kênh quảng cáo
từ trực tuyến đến OOH. Từ đó, khi người tiêu dùng khi muốn sử dụng thức uống có gas
sẽ nghĩ ngay đến Coca Cola, cho đến khi họ được “tiêm nhiễm” thông tin bởi các đối thủ
khác của Coca Cola.

Dù vậy, nhưng một quảng cáo thực sự hiệu quả khi lặp lại còn phụ thuộc nhiều vào chất
lượng nội dung của quảng cáo đó: thông điệp, lời thuyết minh và quảng cáo phải thu hút
để có thể đạt được những lượt xem thực sự từ khách hàng.

 Lặp lại thông điệp quảng cáo

Phương pháp này làm nhập tâm người xem bằng giọng điệu (hoặc chữ), hình ảnh hay
âm thanh cứ lặp đi lặp lại nhiều lần trong một mẫu quảng cáo, giúp người xem dễ nhớ về
sản phẩm. Nghiên cứu của Thomas Smith cũng có thể áp dụng cho trường hợp này, minh
chứng bằng TVC của Xúc Xích Ponnie. Thông điệp: “Xúc Xích Ponnie 88% thịt” được
viết trong lời bài hát chiếu trong TVC 30s của Xúc Xích Ponnie. Tổng cộng thông điệp
được lặp 8 lần trong TVC. Thực vậy, Xúc Xích Ponnie đã ra mắt từ năm 2013, nhưng cho

Page | 15
Quảng cáo và khuyến mãi

đến giai đoạn cuối 2018 thông qua TVC này với sự lặp lại thông điệp và tần suất xuất
hiện bao phủ, Xúc Xích Ponnie chính thức có chỗ đứng trên thị trường đồ ăn liền tại Việt
Nam, với thị phần ước tính đạt được trong quý I năm 2019 tăng 7% so với cùng kỳ năm
ngoái.

Tuy nhiên, cũng giống với việc phát lặp lại quảng cáo, một quảng cáo hiệu quả là phải
có sự kết hợp đồng bộ giữa tần suất phát quảng cáo, tần suất lặp lại và quan trọng hơn cả
phải là một thông điệp thật thu hút và có giá trị đối với người tiêu dùng, từ đó những điều
mà công ty muốn truyền tải mới thực sự đạt được mục đích của mình.

Page | 16
Quảng cáo và khuyến mãi

II. PHẦN THỰC HÀNH


Nhóm sinh viên tự sưu tầm và phân tích 1 mẫu quảng cáo trên báo/tạp chí hay trên
tivi cho một sản phẩm của một công ty hiện kinh doanh tại thị trường thành phố
HCM để minh chứng câu 1

a) Baner quảng cáo của JUNO

Giới thiệu

- Juno là thương hiệu giày dép, túi xách nữ nổi tiếng trên thị trường Việt Nam.
- Khách hàng mục tiêu: Juno hướng đến các khách hàng nữ trong độ tuổi 18-45,
sống tại các thành thị và là các nhân viên văn phòng
- Định vị: Juno là một thương hiệu có phong cách nữ tính, dịu dàng và uyển chuyển
- Nhân dịp tết Nguyên Đán năm 2019, Juno cho ra mắt bộ sưu tập NGẪU HỨNG
THỜI GIAN. Bộ sưu tập này lấy cảm hứng từ những chi tiết được dệt gấm mang
phong cách cung đình phong kiến thời xưa của Việt Nam.
Phân tích

Page | 17
Quảng cáo và khuyến mãi

Font chữ

- Trong banner quảng cáo về bộ sưu tập, Juno sử dụng 2 font chứ: Script và san
Serifs.
o Trong đó font script được sử dụng cho tiêu đề chính, là tên bộ sưu tập
“Ngẫu hứng thời gian”. Vì bộ sưu tập này của Juno hướng đến những yếu
tố truyền thống, cung đình trong quá khứ. Chúng mang lại cảm giác sang
trọng và đầy tính nghệ thuật. Nên việc sử dụng font Script trong trường hợp
này hợp lí. Bên cạnh đó font script được xây dựng dựa trên chữ viết tay nên
nó thể hiện rõ tính cách cá nhân và không bị đóng khung như các font serifs
hay san serifs, điều này hoàn toàn phù hợp với tên bộ sưu tập “ngẫu hứng”.
o Font san serifs được sử dụng cho tiêu đề phụ “New Year collection”, vì lý
do tiêu đề chính đã được sử dụng font chữ phức tạp, nhiều chi tiết nên phần
tiêu đề phụ sử dụng một font chữ đơn giản không cầu kỳ. điều này làm cho
tổng thẻ bớt rối mắt, vừa phải.
 Trong quảng cáo này Juno đã sử dụng 2 font chữ trong một quảng cáo. Hơn
nữa Juno đã sử dụng hai phong chữ đối lập nhau, 1 font cầu kỳ, kiểu cách, đầy
tính nghệ thuật và một thì đơn giản. việc sử dụng hai font đối lập nhau sẽ làm
cho chúng nổi bật hơn, người tiêu dùng dễ ẫn tượng hơn khi hai font như nhau.

Page | 18
Quảng cáo và khuyến mãi

Việc sử dụng 2 font đối lập nhau cũng làm cho quảng cáo có được sự cân bằng,
không quá phức tạp cũng không quá đơn giản, vô vị.
Cỡ chứ

- Độ lớn của chữ: tiêu đề chính chỉ chiếm 1/8 diện tích của banner, đây là một cỡ
chữ phù hợp. vì banner với mục đích quảng cáo sản phẩm mới nên nếu như cỡ chữ
quá lớn sẽ lấn át đi sản phẩm. một cỡ chữ vừa phải sẽ giúp người tiêu dùng tập
trung và ấn tượng hơn bởi sản phẩm mới.

b) Quảng cáo của bột giặt Ariel

Giới thiệu

- P&G (Proctere và Gamble) là tập đoàn đa quốc gia đến từ Mỹ, chuyên về hàng
tiêu dùng được thành lập bởi William Procter và James Gamble.

Page | 19
Quảng cáo và khuyến mãi

- Trong số 50 nhãn hiệu hàng tiêu dùng và chăm sóc sức khoẻ hàng đầu của P&G,
có 25 nhãn hiệu được xếp vào danh mục “Thương hiệu tỉ Dollar” với mức doanh
thu hằng năm đạt trên 1 tỉ dollar Mỹ.
- Trong đó, Ariel là nhãn hiệu giặt nổi tiếng của tập đoàn P&G đã đến Việt Nam từ
tháng 5/2013 và giới thiệu bột giặt với công thức đặc biệt kết hợp hiệu quả 3 công
nghệ: làm sạch sâu, loại bỏ vết bẩn và làm sáng, giúp đánh tan các vết bẩn cứng
đầu chỉ trong 1 bướt giặt.

Phân tích TVC quảng cáo của bột giặt Ariel

https://youtu.be/C4avUijR26M
Omo vẫn luôn là sản phẩm bột giặt bán chạy tại các cửa hàng tạp hóa và các siêu
thị, được đông đảo bà nội trợ tin dùng. Để giành thêm thị phần, P&G nghiên cứu sản
phẩm mới và tung ra thị trường bột giặt Ariel

- Xuất hiện trong clip, cuộc thử nghiệm giữa hai loại bột giặt, khi ca sĩ Mỹ Linh làm
bẩn tấm vải trắng bằng cà phê và được chia làm hai mảnh để cho hai người cùng
giặt miếng vải. Với bột giặt thông thường (dù đã được làm mờ vẫn lồ lộ chữ xanh
trên nền đỏ quen thuộc - đặc điểm nhận dạng mà nhiều người tin rằng nguyên mẫu

Page | 20
Quảng cáo và khuyến mãi

không phải ai khác chính là Omo). Trải qua ba bước giặt thông thường là ngâm,
vò và chà mạnh nhưng vẫn không ra được vết bẩn. Còn với Ariel thì chỉ với một
bước vò bằng tay đã ra sạch mọi vết bẩn.
 Ngày 16/6 Thanh tra Bộ Văn Hoá, Thể Thao và Du Lịch đã ra quyết định xử
phạt vi phạm hành chính đối với Công Ty TNHH Procter & Gamble Việt Nam.
+ Nguyên nhân là công ty đã quảng cáo thực nghiệm sản phẩm bột giặt Ariel
bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp chất lượng, hiệu quả sử dụng
bột giặt Ariel Sạch nhanh với chất lượng, hiệu quả sử dụng bột giặt OMO tại
siêu thị BigC Phú Thạnh (quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) vào ngày
16/4/2014. Hành vi này vi phạm quy định tại khoản 6 Điều 109 Luật Doanh
Nghiệp năm 2005 trong đó “Quảng cáo có nội dung so sánh trực tiếp về giá cả,
chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của mình với giá cả,
chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại của tổ
chức, cá nhân khác.”
+ Do đó Công ty TNHH Procter & Gamble đã phạt tiền 70 triệu đồng, đồng
thời phải chấm dứt hành vi vi phạm, xóa nội dung quảng cáo nêu trên.
- Công ty sử dụng hình thức so sánh vì sản phẩm Ariel này mới xuất hiện trên thị
trường chưa đủ nổi tiếng nhưng sản phẩm có khác biệt và muốn chứng minh sự
khác biệt của mình tốt hơn các đối thủ. Mục tiêu của quảng cáo này là thông tin và
thuyết phục người tiêu dùng về sự tiện lợi cũng như lợi ích vượt trội mà Ariel có
thể làm được. Tuy nhiên, hành động này của công ty P&G là hành vi trái với đạo
đức nghề nghiệp, chơi bẩn khi so sánh lộ liễu như vậy, dìm hàng đối thủ cạnh
tranh về chất lượng cũng như lợi ích của sản phẩm có thể đem lại.
https://youtu.be/j3HK9BT08Ls

Page | 21
Quảng cáo và khuyến mãi

- Ariel vẫn dùng quảng cáo so sánh tuy nhiên quảng cáo này không chỉ cụ thể đối
tượng, nhưng vẫn nhấn mạnh vào thông điệp cũ dù có trải qua các bước giặt thông
thường “Ngâm, Vò, Chà” sau đó đưa vào máy giặt thì vẫn không thể tẩy trắng
được vết bẩn, mảnh vải vẫn sẽ bị vàng và không được trắng sáng như ban đầu và
riêng với Ariel là chuyện có thể chỉ cần một bước giặt là đổ nước giặt Ariel vào
máy giặt còn lại là máy giặt sẽ giúp bạn hoàn tất các bước còn lại.
- Mục tiêu của đoạn quảng cáo so sánh này nhằm mục đích thông tin, thuyết phục
cùng nhắc nhở người tiêu dùng về chức năng mà sản phẩm thương hiệu Ariel này
mang lại.

c) TVC quảng cáo của Vinamilk


https://www.youtube.com/watch?v=Z2Tr5p3kCf8&feature=youtu.be

Page | 22
Quảng cáo và khuyến mãi

Phân tích yếu tố lặp đi lặp lại của TVC quảng cáo Vinamilk
- Lặp lại về thông điệp quảng cáo

Trong TVC quảng cáo của sữa tươi nguyên chất 100% Vinamilk năm 2013, sự lặp lại
của từ “100%” là 9 lần, câu tiêu đề “sữa tươi nguyến chất 100%” là 4 lần và từ “mỗi
ngày” 2 lần (bao gồm lặp lại trong hình ảnh và âm thanh), đây là yếu tố tạo sự thành công
cho quảng cáo.

Trẻ em đang ở độ tuổi rất dễ tò mò và thu hút đối với hình ảnh và âm thanh tươi vui,
ngộ nghĩnh. Việc lặp đi lặp lại này cùng với giai điệu vui tươi dễ nhớ, hình ảnh các chú
bò vui nhộn ca hát nhảy múa đã tác động rất vào trí nhớ của trẻ em (vì đây là giai đoạn
nhận thức của các trẻ nhỏ đang phát triển, âm thanh và hình ảnh lặp đi lặp lại nhiều lần
giúp trẻ ấn tượng và nhớ lâu hơn), đánh vào nhận thức của những em nhỏ làm cho các em
lúc nào cũng nhớ và hát theo giai điệu đó.

Bài hát có giai điệu rất trẻ thơ, vui nhộn, nó không chỉ làm các em nhỏ thích mà còn
nhắc nhớ mẹ mua sữa Vinamilk “mỗi ngày”. Đây là cách tiếp cận quá tuyệt vời bằng âm
nhạc của Vinamilk. Trẻ em là những bảo bối của bậc phụ huynh, việc các bé thường ca
hát theo điệu nhạc tác động vào nhận thức và quyết định mua của các bậc phụ huynh khi
lựa chọn sữa cho các em.

Page | 23
Quảng cáo và khuyến mãi

- Lặp lại về tần suất quảng cáo

Việc lặp đi lặp lại không chỉ dùng lại ở hình ảnh và âm thanh trong quảng cáo mà còn
lặp lại trong độ bao phủ của quảng cáo tại các kênh truyền hình như: HTV7, HTV3,
VTC9,... Có thể thấy được người làm quảng cáo này nắm rất rõ tâm lý của đối tượng họ
nhắm tới đó là trẻ em khi chọn các kênh này. Đây là kênh mà các bạn nhỏ rất yêu thích
với nhiều phim hoạt hình, cổ tích mà các bé thường hay xem và có số lượng người xem
cao.

 Trong TVC quảng cáo của Vinamilk có kết hợp 2 yếu tố lặp đi lặp lại cả về
thông điệp cũng như tần suất quảng cáo. Dùng lời bài hát đơn giản, trực tiếp,
lặp lại để truyền tải thông điệp dễ nhớ đến người xem, cùng với sự xuất hiện
thường xuyên của quảng cáo trên các kênh, thì Vinamilk thành công là một
việc không cần bàn cãi.

Page | 24

You might also like