You are on page 1of 14

NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH

NHÓM 6

8/3/2022

Đạo đức và Trách nhiệm xã hội
trong Marketing

Giảng viên: Nguyễn Thái Hà
Thành viên

1. Huỳnh Triệu Minh Châu


2. Trần Văn Dũng
3. Lê Trương Trúc Duy
4. Lê Thị Mỹ Duyên
5. Nguyễn Ngọc Linh Giang
6. Nguyễn Gia Huy
7. Nguyễn Thị Kiều
8. Nguyễn Thị Kim Ngà

2
ST Họ tênBẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM
Nhiệm vụ VỤ VÀ Tỉ lệ hoàn
T TỈ LỆ HOÀN THÀNH thành
1 Huỳnh Triệu Minh - Chuẩn bị nội dung thuyết 100%
Châu trình
- Thuyết trình
2 Trần Văn Dũng - Chuẩn bị nội dung thuyết 100%
trình
- Tổng hợp Word
- Thuyết trình
3 Lê Trương Trúc Duy - Chuẩn bị nội dung thuyết 100%
trình
- Thuyết trình
4 Lê Thị Mỹ Duyên - Chuẩn bị nội dung thuyết 100%
trình
- Thuyết trình
5 Nguyễn Ngọc Linh - Chuẩn bị nội dung thuyết 100%
Giang trình
- Chuẩn bị trò chơi
- Thuyết trình
6 Nguyễn Gia Huy - Chuẩn bị nội dung thuyết 100%
trình
- Thuyết trình
7 Nguyễn Thị Kiều - Chuẩn bị nội dung thuyết 100%
trình
- Thuyết trình
8 Nguyễn Thị Kim Ngà - Chuẩn bị PowerPoint 100%
- Dẫn chương trình
- Kĩ thuật

3
4.3. CÁC CÁCH TIẾP CẬN VẤN ĐỀ TRÁCH NGHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

4.4. CÁC NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

4.4. CÁC NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

4.4.1. Nghĩa vụ về kinh tế

Câu hỏi 1: Có bao nhiêu nghĩa vụ trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp?

a. 1
b. 2
c. 3
d. 4

Câu hỏi 2: nghĩa vụ trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp bao gồm các nghĩa vụ nào?

a. Nghĩa vụ về kinh tế, nghĩa vụ về pháp lý, nghĩa vụ đạo đức, nghĩa vụ về nhân văn.
b. Nghĩa vụ về kinh tế, nghĩa vụ về pháp lý, nghĩa vụ văn học, nghĩa vụ về nhân văn.
c. Nghĩa vụ về trật tự, nghĩa vụ về pháp lý, nghĩa vụ đạo đức, nghĩa vụ về nhân văn.
d. Nghĩa vụ về kinh tế, nghĩa vụ về văn hóa, nghĩa vụ đạo đức, nghĩa vụ về tham nhũng.

Câu hỏi 3: Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế của các tổ chức và doanh nghiệp thường được
thể chế hóa thành bao nhiêu nghĩa vụ pháp lý?

a. 3
b. 5
c. 7
d. 9

Câu hỏi 4: Đối với người tiêu dùng và người lao động nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp là
gì? (giải thích thêm về nghĩa vụ kinh tế)

4
a. Cung cấp hàng hóa và dịch vụ đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, và tạo công ăn
việc làm với mức thù lao tương xứng cho người lao động.
b. Cung cấp hàng hóa và dịch vụ đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, và tạo công ăn
việc làm với mức thù lao hậu hĩnh cho người lao động.
c. Cung cấp hàng hóa và dịch vụ đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, và tạo công ăn
việc làm với mức thù lao tương xứng cho doanh nghiệp
d. Mang lại lợi ích tối đa và công bằng cho họ thông qua cạnh tranh

Giải thích: Nghĩa vụ kinh tế là cách thức phân bổ các nguồn lực để tạo ra sản phẩm /dịch vụ,
trong đó tài chính là một trong những nguồn lực quan trọng nhất.

Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế của các tổ chức và doanh nghiệp thường được thể chế hóa
thành các nghĩa vụ pháp lý.

- Đối với người tiêu dùng và người lao động: Nghĩa vụ kinh tế là - cung cấp hàng hóa và
dịch vụ đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, và tạo công ăn việc làm với mức thù lao tương
xứng cho người lao động.

- Đối với những chủ tài sản: Nghĩa vụ kinh tế là bảo tồn và phát triển các giá trị và tài sản
được ủy thác.

- Đối với mọi đối tượng liên quan: Nghĩa vụ kinh tế là mang lại lợi ích tối đa và công bằng
cho họ thông qua cạnh tranh

Ví dụ: tập đoàn VinGroup phân bổ nguồn lực của mình và tiến hành kinh doanh trên
nhiều lĩnh vực như: Bất động sản, y tế, giao dục, giải trí, sản xuất, du lịch......họ cung cấp cho
thị trường nhiều loại sản phẩm dịch vụ như: nhà ở VinHome, khu mua sắm vui chơi giải trí
VinCom, bệnh viện VinMec, trường học VinSchool, khu du lịch Vinpearl, Xe VinFast...với giá
cả và chất lượng một cách tốt nhất để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác đáp ứng các
nhu cầu và lợi ích của người tiêu dùng. Bên cạnh đó họ cũng cung cấp một lượng lớn công
ăn việc làm cho người dân với mức thù lao phù hợp cho mỗi vị trí.

5
4.4.2. Nghĩa vụ pháp lý

Câu 1: Nghĩa vụ pháp lý trong trách nhiệm xã hội đòi hỏi doanh nghiệp phải đảm bảo
những gì?

a. Thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan
b. Đảm bảo sự trung thực các quy định của luật pháp
c. Tuân thủ đầy đủ các quy định của luật pháp
d. Tất cả ý trên

Giải thích: Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh
nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu
quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ
môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại
những hành vi sai trái. 

Các nghĩa vụ pháp lý được quy định trong các bộ luật (bộ luật dân sự và hình sự) chưa
phải là căn cứ đầy đủ để đánh giá tính cách đạo đức của một tổ chức cá nhân nhưng đó là
những yêu cầu tối thiểu cần thực hiện trong mối quan hệ xã hội

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp kinh doanh đồ chơi trẻ em, họ cần phải đảm bảo rằng sản
phẩm đáp ứng tất cả các quy định an toàn do cơ quan quản lý quy định. Ngoài ra, sản phẩm
cần phải kiểm tra xem bất kỳ nhà sản xuất quốc tế nào đã sử dụng vật liệu thích hợp, vì các
doanh nghiệp ở các quốc gia khác có thể có các quy tắc và quy định khác nhau.

Câu 2: Nghĩa vụ pháp luật bao gồm bao nhiêu khía cạnh?

a. 3
b. 4
6
c. 5
d. 6

Giải thích: Nghĩa vụ pháp lý bao gồm 5 khía cạnh

 Điều tiết cạnh tranh


 Bảo vệ người tiêu dùng
 Bảo vệ môi trường
 An toàn và bình đẳng
 Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.

4.4.3. Nghĩa vụ văn hóa

Câu 1: “Nghĩa vụ đạo đức là nền tảng cho nghĩa vụ pháp lý” đúng hay sai?.

A.Đúng

B.Sai

Câu 2: Nghĩa vụ đạo đức của doanh nghiệp được xác định thông qua?

A. Nguyên tắc và giá trị đạo đức trong bản sứ mệnh và chiến lược của doanh nghiệp.

B. Sự phối hợp trong hành động của các thành viên doanh nghiệp.

C. Kỳ vọng của các đối tượng hữu quan.

D. Đáp án A và B đều đúng.

Câu 3: Đạo đức trong kinh doanh có phải là một phương thức marketing?

A. Có

B.Không

Giải thích: TOMS là một thương hiệu thời trang nổi tiếng tại Hoa Kỳ, nhưng nó cũng là
doanh nghiệp được nhiều người biết đến bởi giá trị cốt lõi hướng tới cộng đồng của mình.

7
Kể từ thời điểm ra đời, TOMS đã quyên góp tới hơn 60 triệu đôi giày tới trẻ em nghèo trên
toàn thế giới. Thậm chí, TOMS còn đóng góp tới hơn 400 ngàn chiếc kính mắt cho những
người gặp vấn đề về thị giác trên toàn cầu.

Điều khiến TOMS trở thành một trong những thương hiệu đạo đức nhất trên thế giới, là họ
đặt vấn đề giúp đỡ cộng đồng làm giá trị cốt lõi. Ngay trên website bán hàng của hãng, bên
cạnh việc quảng bá cho sản phẩm mới, TOMS không quên dành những khoảng trống nổi
bật để thông báo cho khách hàng về những chương trình thiện nguyện của mình, rằng sự
mua hàng của khách đã góp phần giúp đỡ những hoàn cảnh thiếu may mắn.

Vì lẽ đó, tỷ lệ Customer Retention của TOMS luôn đạt ở mức cao trong số các doanh nghiệp
cùng ngành.

4.4.4 Nghĩa vụ về nhân văn

Câu 1: Với khái niệm “Khía cạnh nhân văn trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp
là những hành vi và hoạt động thể hiện những mong muốn đóng góp và hiến dâng cho
chính doanh nghiệp và xã hội.” thì:

A. Đúng

B. Sai (chính doanh nghiệp – cộng đồng)

Câu 2: Những đóng góp của doanh nghiệp có thể triển khai trên bao nhiêu phương diện?

A. 2 

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 3: Đó là những phương diện nào?

A. Nâng cao chất lượng cuộc sống và san sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ

8
B. Nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên và phát triển nhân cách đạo đức cho người lao
động.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Giải thích: Khía cạnh này liên quan tới những đóng góp về tài chính và nguồn nhân lực cho
cộng đồng và xã hội lớn hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Khía cạnh nhân ái của trách nhiệm pháp lý liên quan tới cơ cấu và động lực của xã hội và các
vấn đề về chất lượng cuộc sống mà xã hội quan tâm. Người ta mong đợi các doanh nghiệp
đóng góp cho cộng đồng và phúc lợi xã hội. 

Các công ty đã đóng góp những khoản tiền đáng kể cho giáo dục, nghệ thuật, môi trường
và cho những người khuyết tật. 

Các công ty không chỉ trợ giúp các tổ chức từ thiện địa phương và trên cả nước mà họ còn
tham gia gánh vác trách nhiệm giúp đào tạo những người thất nghiệp. 

Lòng nhân ái mang tính chiến lược kết nối khả năng của doanh nghiệp với nhu cầu của cộng
đồng và của xã hội.

Ví dụ: Ngày 21/10/2021, tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Vinamilk đã trao tặng 10 tỷ
đồng và 1 triệu ly sữa để hỗ trợ và chăm sóc cho các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bị tác
động bởi dịch Covid-19. Đây là kết quả của chiến dịch “Bạn Khỏe Mạnh, Việt Nam Khỏe
Mạnh” do Vinamilk và VTV Digital thực hiện trong thời gian qua, với sự hưởng ứng và tham
gia tích cực từ cộng đồng hướng đến mục tiêu chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong đại dịch.

4.3. CÁC CÁCH TIẾP CẬN VẤN ĐỀ TRÁCH NGHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 

4.3.1. tiếp cận theo thứ tự ưu tiên


9
Câu 1: Theo cách tiếp cận theo thứ tự ưu tiên, đối với doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế,
chức năng nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện hoạt động:

A. Kinh tế
B. Đạo lý
C. Pháp lý
D. Nhân đạo

Giải thích: Đối với doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, chức năng nhiệm vụ chủ yếu là thực
hiện các hoạt động kinh tế, sử dụng các nguồn lực kinh tế – xã hội và mang lại của cải vật
chất, giá trị (kinh tế) và sự thỏa mãn (tinh thần) cho xã hội. Các tổ chức có những chức
năng, nhiệm vụ nhất định, được tổ chức tốt để thực hiện chúng, luôn cố gắng phấn đấu
(cạnh tranh) để có được những nguồn lực tốt nhất và cũng luôn tìm cách chuyên môn hóa
sâu để có năng lực tốt nhất trong việc hoàn thành những chức năng, nhiệm vụ chính thức.

Câu 2: Cho 1. Kinh tế 2.Đạo lý 3.Pháp lý 4.Nhân đạo. 

Theo cách tiếp cận theo thứ tự ưu tiên Các nghĩa vụ được sắp xếp theo thứ tự chức năng,
nhiệm vụ của doanh nghiệp sẽ là:

A. 1-2-3-4
B. 1-3-2-4
C. 1-4-2-3
D. 1-2-4-3

Câu 3: Chọn câu đúng.

A. Các nghĩa vụ giống nhau và chúng cần được xác định theo thứ tự nhất định để ưu
tiên thực hiện

10
B. Các nghĩa vụ không giống nhau và chúng không cần được xác định theo thứ tự nhất
định để ưu tiên thực hiện
C. Các nghĩa vụ không giống nhau và chúng không cần được xác định theo thứ tự nhất
định để ưu tiên thực hiện
D. Các nghĩa vụ không giống nhau và chúng cần được xác định theo thứ tự nhất định
để ưu tiên thực hiện

4.3.2. Tiếp cận theo tầm quan trọng

Câu 1: Doanh nghiệp cần thực hiện bao nhiêu nhóm nghĩa vụ được coi là quan trọng hơn:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 2: Những nhóm nghĩa vụ được liệt kê lần lượt là:

A. Các nghĩa vụ cơ bản, các nghĩa vụ cần thiết, các nghĩa vụ tiên phong.

B. Các nghĩa vụ cơ bản, các nghĩa vụ thiết yếu, các nghĩa vụ quan trọng.

C. Các nghĩa vụ cơ bản, các nghĩa vụ cần thiết, các nghĩa vụ tiên phong, các nghĩa vụ
quan trọng.

D. Các nghĩa vụ cơ bản, các nghĩa vụ thiết yếu, các nghĩa vụ quan trọng, các nghĩa vụ
đại diện.

Câu 3: Tiếp cận theo tầm quan trọng có những hạn chế gì?

A. Doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi ích của tổ chức chứ không có/ ít có tinh thần vì
xã hội. (Đáp án)

11
B. Thứ tự các nghĩa vụ làm cho doanh nghiệp có phần bí bách, không có tính sáng tạo
trong mọi quyết định.

C. Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa nghĩa vụ cơ bản và cần
thiết.

D. Các ý trên đều sai.

Giải thích: 

- Hạn chế cơ bản của cách tiếp cận này cũng thể hiện ở chính việc đặt ra thứ tự ưu tiên
về nghĩa vụ để thực hiện.
- Phạm vi các nghĩa vụ càng về sau càng lớn làm cho việc ra quyết định trở nên khó
khăn, vì vậy không có tác dụng khuyến khích doanh nghiệp quan tâm thực hiện.

Ví dụ: 

Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba và các công ty thành viên đã tự vẽ ra các dự án không có
thật tại một số tỉnh phía Nam chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt, cấp phép cho làm dự án…. nhưng đã huy động tiền của hàng nghìn khách hàng
để chiếm đoạt. Những doanh nghiệp này không chỉ vi phạm các quy định của pháp luật mà
còn vi phạm cả đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội – vốn là những yếu tố tạo nên sự
phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

4.3.3 Tiếp cận theo tình huống

Câu 1: Ý nào sau đây đúng với cách tiếp cận theo tình huống?

A. Nhấn mạnh thực tế rằng các tình huống ra quyết định là hoàn toàn giống nhau.
B. Vẫn ủng hộ cách tiếp cận theo nghĩa vụ
C. Cách tiếp cận này nhấn mạnh yếu tố năng lực ra quyết định của người quản lý.
D. Cách tiếp cận này giúp các nghĩa vụ và việc thực hiện trở nên ít mơ hồ hơn.

Giải thích: Cách tiếp cận theo tình huống nhấn mạnh một thực tế rằng các tình huống ra
quyết định là không giống nhau, cụ thể: đối tượng, mối quan tâm và các nghĩa vụ phải thực
12
hiện trong các hoàn cảnh đó là không giống nhau, vì vậy cần có cách tiếp cận linh hoạt và
phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn.

Phê phán cách tiếp cận theo nghĩa vụ là hình thức và thụ động, cách tiếp cận theo tình
huống nhấn mạnh yếu tố năng lực ra quyết định của người quản lý và đánh giá các quyết
định dựa vào tính chính đáng của các hành động – nghĩa là, khả năng và mức độ hành động
đáp ứng được sự mong đợi của xã hội. Khi đó, việc thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ kinh tế
(như có lãi, việc làm, tăng trưởng), không vi phạm pháp luật và xây dựng được mối quan hệ
con người trong tổ chức tốt đẹp chưa thể coi là đủ bởi chúng chỉ thỏa mãn một số đối
tượng; một số bộ phận xã hội hay đối tượng khác có thể không được thỏa mãn

Ví dụ: Theo cách tiếp cận này, ví dụ như có một doanh nghiệp A làm ăn có lãi, cung cấp
được việc làm cho người lao động và đang tăng trưởng trên thị trường, doanh nghiệp này
cũng đóng thuế đầy đủ cho nhà nước và mối quan hệ giữa những người làm việc trong
công ty rất tốt. Nhưng chỉ những điều này thì chưa thể coi là đáp ứng được sự mong đợi
của xã hội, do nó chỉ mới thỏa mãn một số đối tượng, một số đối tượng khác có thể không
được thỏa mãn (giải cứu em đoạn này mọi người, đối tượng khác là đối tượng nào mà
không thỏa mãn huhu)

Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng cách tiếp cận theo tình huống buộc doanh
nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng mọi khía cạnh khi ra quyết định và hành động. Vì vậy, không
chỉ các quyết định trở nên thực tiễn và toàn diện hơn, mà ý thức và sự chủ động của người
ra quyết định cũng được phát huy

Hạn chế quan trọng của cách tiếp cận theo hoàn cảnh là các nghĩa vụ và việc thực hiện trở
nên mơ hồ, không rõ ràng. Để áp dụng thành công cách tiếp cận này, năng lực ra quyết
định và ý thức đạo đức của người ra quyết định, người thực hiện đóng vai trò quyết định.

Câu 2: Theo cách tiếp cận theo hoàn cảnh, việc thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ kinh tế,
không vi phạm pháp luật có thể coi là đủ chưa?

13
A. Hoàn toàn đủ
B. Đủ
C. Có thể coi là đủ
D. Chưa thể coi là đủ

14

You might also like