You are on page 1of 52

Chương 1.

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ NHÂN HIỆU


1.1. Thương hiệu
Brand có nguồn gốc từ chữ Brandr theo tiếng Nauy cổ có nghĩa là “đóng dấu sắt nung”.
Trong thực tiễn, thuật ngữ “thương hiệu” chỉ được sử dụng nhiều trên báo chí, truyền
thông,… còn trong các văn bản quy phạm pháp luật thì không thấy nhắc đến khái niệm về
thương hiệu. Chính vì không có một định nghĩa rõ ràng nên mỗi người lại hiểu theo 1 cách
khác nhau, và nhiều người vẫn lầm tưởng nó là cách gọi khác của nhãn hiệu nhưng sự thật
không phải như vậy.
Định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ
A brand is a name, term, design, symbol, or any other feature that identifies one seller’s
good or service as distinct from those of other sellers.

Tạm dịch:
Một thương hiệu là một cái tên, một thuật ngữ, một thiết kế, ký hiệu hoặc bất cứ thứ gì khác
để phân biệt hàng hóa / dịch vụ của những người bán khác nhau.

Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)


Although the term “brand” is sometimes used as a synonym for a “trademark”, in
commercial circles the term “brand” is frequently used in a much wider sense to refer to
a combination of tangible and intangible elements, such as a trademark, design, logo and
trade dress, and the concept, image and reputation which those elements transmit with
respect to specified products and/or services. Some experts consider the goods or services
themselves as a component of the brand.

Tạm dịch:
Mặc dù thuật ngữ “thương hiệu” đôi khi được sử dụng như một từ đồng nghĩa của “nhãn
hiệu” trong lĩnh vực thương mại, nhưng nó thường được sử dụng theo nghĩa rộng hơn bao
gồm sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô hình, chẳng hạn như một nhãn hiệu, một thiết
kế, biểu tượng, hình ảnh thương mại, khái niệm, ảnh và danh tiếng mà các yếu tố đó liên
quan tới các sản phẩm dịch vụ cụ thể. Một số chuyên gia coi bản thân hàng hóa hoặc dịch
vụ là một phần của thương hiệu.
Quan điểm của InvestOne Law Firm
Có thể hiểu thương hiệu là cảm nhận tổng thể về chất lượng, môi trường, uy tín và giá
trị cốt lõi của một doanh nghiệp. Nó giúp tạo ra cảm xúc, sự liên tưởng trong mắt người
tiêu dùng về doanh nghiệp và các sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Về mặt nhận diện, thương hiệu là một cái tên hoặc một dấu hiệu (logo, nhãn hiệu) có thể
nhận diện bằng mắt.
Nếu để phân loại thương hiệu, có thể chia thành các cấp độ sau:

● Thương hiệu quốc gia

● Thương hiệu ngành

● Thương hiệu địa phương

● Thương hiệu doanh nghiệp

● Thương hiệu sản phẩm

● Thương hiệu cá nhân = NHÂN HIỆU

Các yếu tố của một thương hiệu

Theo nhận thức, thương hiệu bao gồm vô số yếu tố khác nhau.
Theo Vũ Digital có 9 yếu tố cơ bản của một thương hiệu bao gồm:
1. La bàn thương hiệu (Brand Compass)

2. Văn hoá công ty (Company culture)

3. Nhân cách thương hiệu (Brand Personality)

4. Kiến trúc thương hiệu (brand architecture)

5. Tên thương hiệu và slogan (Name & tagline)

6. Hệ thống nhận diện thương hiệu (Brand identity)

7. Giọng nói và thông điệp (Brand Voice & Messaging)

8. Website

9. Mạng xã hội (Social media)

1. La bàn thương hiệu (Brand Compass)


La bàn thương hiệu là một bản tóm tắt những điều cơ bản, định hướng, giới thiệu ban đầu
về thương hiệu mà bạn sở hữu. Nó là thành phẩm của công việc được thực hiện trong giai
đoạn Chiến lược thương hiệu, bao gồm: Nghiên cứu thương hiệu và thị trường, định vị
thương hiệu.

La bàn là công cụ soi sáng và dẫn lối, điều hướng cho mọi hoạt động mà thương hiệu hoạt
động trong tương lai, nó bao gồm:

1. Mục đích thương hiệu được tạo ra

2. Tầm nhìn

3. Sứ mệnh

4. Giá trị cốt lõi

5. Mục tiêu chiến lược

6. Giải pháp, kế hoạch đạt được mục tiêu chiến lược.

2. Văn hoá Công ty (Company culture)


Đây là điều quan trọng, Vũ xin nhắc lại nó rất quan trọng nếu các bạn muốn sở hữu một
thương hiệu bền vững. Xây dựng và ban hành quy chuẩn văn hóa doanh nghiệp là xây dựng
và truyền cảm hứng, truyền tin thần vì mục tiêu của toàn bộ tập thể và là nguồn cảm hứng
thúc đẩy, duy trì việc phát triển thương hiệu của bạn.

Văn hoá doanh nghiệp không chỉ đơn thuần, sáo rỗng như một bài phát biểu vu vơ, hay
là những câu từ viết để lấp đầy cuốn hồ sơ năng lực. Một văn hoá công ty hiệu quả đều được
xây dựng trên các giá trị cốt lõi mà người sở hữu thương hiệu và những nhân viên trong đó
tin tưởng và cùng theo đuổi, những nguyên tắc đó quyết định cách thức ứng xử, tương tác
trong nội bộ và thế giới bên ngoài.

Một văn hoá thương hiệu vững chắc sẽ dẫn đến kết quả là một nội bộ đồng điệu cảm xúc
và liên kết bền vững, nó tạo động lực cho mỗi cán bộ nhân viên làm việc cống hiến và biến
họ thành những đại sứ thương hiệu mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải trả thêm bất kỳ chi
phí nào.
3. Nhân cách của thương hiệu (Brand Personality)

Hãy xem thương hiệu là một con người, vậy con người này chứa đựng những tính cách,
suy nghĩ và cảm xúc như thế nào? Nhân cách đó bao gồm những đặc điểm mang tính cá
nhân, nổi trội, đặc biệt mà “anh ấy” sở hữu? Nhân cách thương hiệu được nhận dạng và
duy trì bởi những khách hàng trung thành, là cơ sở vững chắc cho các mối quan hệ mà họ
hình thành sau quá trình trải nghiệm với thương hiệu.

4. Kiến trúc thương hiệu (Brand Architecture)


Kiến trúc thương hiệu, là một bản nghiên cứu, mô tả, hướng dẫn và quy hoạch chiến lược
có tầm nhìn về hệ thống tổ chức các thương hiệu/ sản phẩm/ dịch vụ của Tập đoàn hoặc
Công ty sở hữu nhiều hơn một thương hiệu trong dài hạn.

Hiểu đơn giản, Kiến trúc thương hiệu là bản quy hoạch tổng thể Thành phố mà mỗi thương
hiệu bạn sở hữu sẽ là những căn nhà trong đó.

5. Tên thương hiệu và slogan


Tên thương hiệu và slogan là người đại diện trực tiếp và hiện diện nhiều nhất. Chúng phải
chứa đầy đủ ý nghĩa.

Để tạo ra được tên thương hiệu và slogan, nó có thể được tạo ra trong khi bạn đang suy nghĩ
về việc sẽ khởi đầu việc kinh doanh mới, nó cũng có thể được tạo ra trong quá trình nghiên
cứu thị trường chuyên sâu, kết quả của việc ngày đêm thức trắng suy nghĩ, sàng lọc, đôi
khi nó đến tự nhiên như một sự tình cờ.

Tuy nhiên vì bản chất của nó là được sử dụng nhiều và hiệu quả nhất nên bạn cần phải thực
sự nghiêm túc và nên cần tới một đội ngũ chuyên nghiệp thực hiện giai đoạn này, vì nếu
bạn muốn sở hữu một thương hiệu chuyên nghiệp, hãy làm chuyên nghiệp ngay từ đầu.
Một cái tên và slogan ngắn gọn, ấn tượng và khác biệt với đối thủ cạnh tranh, dễ dàng sử
dụng, bảo hộ và đăng ký tên miền, sẽ lưu lại ấn tượng mạnh mẽ với những người được trải
nghiệm nó, giúp thương hiệu đó bền vững.

6. Nhận diện thương hiệu:

Hệ thống nhận diện thương hiệu không chỉ là logo, slogan. Hệ thống nhận diện thương
hiệu là những hình ảnh trực quan, sống động và đầy thu hút, nó thể hiện và truyền tải những
thông điệp trong chiến lược, định vị thương hiệu của bạn mọi lúc mọi nơi mà người khác
trải nghiệm.

Một hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả phải thể hiện được tính cách thương hiệu,
tầm nhìn, sứ mệnh và định vị của nó. Một logo được thiết kế kỹ lưỡng có sức mạnh không
giới hạn về truyền đạt bản chất thương hiệu của bạn ngay lập tức tới tất cả những ai trải
nghiệm cùng nó.
Một hệ thống nhận diện tối thiểu sẽ bao gồm:

1. Thiết kế Logo

2. Màu sắc của thương hiệu

3. Hệ thồng font chữ sử dụng

4. Hệ thống lưới và tín hiệu nhận diện.

5. Danh thiếp (card visit)

6. Giấy viết thư

7. Tiêu đề thư

8. Phong bì thư

9. Hóa đơn

10. Thẻ nhân viên

11. Đồng phục nhân viên

12. Chữ ký email

13. Hình ảnh nhận diện trên mạng xã hội (avatar – cover)

14. Poster truyền thông về dịch vụ, sản phẩm…

Và còn tùy vào mỗi mô hình kinh doanh, sẽ có những hệ thống nhận diện thương hiệu phù
hợp và chuyên nghiệp riêng.

7. Giọng nói và thông điệp (Brand Voice and Messaging)


Giọng nói và thông điệp của thương hiệu đóng vai trò quan trọng sự tương tác của thương
hiệu với thế giới ngoài kia.

Khách hàng phân biệt thương hiệu của bạn với những đối thủ cạnh tranh khác bằng những
thông điệp truyền thông có mục đích thể hiện được tầm nhìn và sứ mệnh mà bạn cam kết.

Tông giọng và thông điệp bạn truyền đạt một cách thống nhất sẽ giúp khách hàng dễ dàng
nhận biết và phân biệt bạn ngay lập tức, cho dù đó là tài liệu in ấn quảng cáo hay một đoạn
TVC được phát trên vô tuyến hoặc Radio. Nó như một người bạn cũ lâu rồi không gặp
trong đám đông, bạn bất giác nghe giọng nói ai đó quen thuộc bấy lâu.

8. Website
Website là một người thuyết trình và bán hàng thầm lặng, không cần được trả lương mỗi
tháng, cô ấy vẫn đứng đó thể hiện tập trung và đầy đủ nhất mọi thông tin về thương hiệu
của bạn tới người xem.

Một website hiệu quả sẽ làm cho thương hiệu của bạn trực quan, sống động. Được thiết kế
và minh hoạ rõ ràng sẽ truyền tải thông điệp mà bạn muốn trao tới một cách nhanh nhất.

Ngày nay các website không còn giới hạn việc truy cập và trải nghiệm trên máy tính, nó
còn luôn theo sát, trong túi của mỗi khách hàng trong các thiết bị di động tới mọi ngóc
ngách trên thế giới.

Website vẫn là một công cụ, chiến thuật truyền thông hiệu quả nhất để mang lại trải nghiệm
cho khách hàng, nó tốt cho việc trải nghiệm thương hiệu toàn diện cho khách hàng mục
tiêu.

9. Mạng xã hội
2020 thời đại mà chúng ta vẫn thường được nghe nhắc đến trên đại đa số các phương tiện
truyền thông là thời đại 4.0, thời đại mà con người dành thời gian trải nghiệm trên các thiết
bị kỹ thuật số nhiều hơn trải nghiệm thực tế.

Vậy nên chúng ta phải tận dụng những công cụ mạng xã hội như một cầu tương tác và đắc
lực, tiếp cận tới khách hàng tiềm năng, truyền tải tới họ những thông điệp, nhận diện, câu
chuyện và hình ảnh thương hiệu một cách hữu hiệu nhất

Thông qua mạng xã hội chúng ta dễ dàng tạo lập được tệp khách hàng tiềm năng, khách
hàng quan tâm tới thương hiệu và sau đó sử dụng các chiến thuật biến họ thành khách hàng
trung thành.
1.2. Thương hiệu cá nhân (nhân hiệu)
Theo personalbrand.com thì “Thương hiệu cá nhân là nhận thức hoặc ấn tượng được công
nhận rộng rãi và thống nhất về một cá nhân dựa trên kinh nghiệm, chuyên môn, năng lực,
hành động và thành tích của họ trong một cộng đồng, ngành hoặc thị trường nói chung”.
Nhân hiệu giống như một chiếc bóng, sẽ đi theo chúng ta suốt cả cuộc đời. Nhân hiệu thể
hiện giấc mơ của chúng ta và giúp chúng ta thực hiện ước mơ đó. Nhân hiệu không chỉ để
bản hàng, mà là định hướng giúp chúng ta hoàn thiện bản thân
1.3. Vai trò của nhân hiệu trong cuộc sống
Để trả lời cho câu hỏi “Vì sao cần xây dựng thương hiệu cá nhân?”, chúng ta hãy cùng tìm
hiểu về lợi ích của việc tạo dựng thương hiệu cá nhân nhé! Thương hiệu cá nhân mang đến
cho người sở hữu nhiều lợi ích có thể kể đến:

Tạo nên sự khác biệt, giá trị cá nhân: Thương hiệu cá nhân chính là một công cụ hữu
hiệu giúp phân biệt bạn với đồng nghiệp và các đối thủ cạnh tranh khác. Nó cho thấy bạn
nổi bật ở đặc điểm gì, bạn khác gì so với họ.
Nâng cao giá trị bản thân, giá trị thương mại: Việc bạn xây dựng hình ảnh cá nhân thành
công sẽ tạo ấn tượng trong mắt người khác. Giá trị bản thân được nâng cao sẽ mang tới cho
bạn nhiều cơ hội hơn trong kinh doanh và thăng tiếng trong công việc.
Mang lại nhiều lợi ích ngắn hạn cũng như dài hạn: Khi bạn xây dựng được hình ảnh
thương hiệu của bản thân thành công, bạn sẽ có cơ hội có công việc tốt hơn, ổn định, tăng
thu nhập, mở rộng lĩnh vực kinh doanh… Và đích đến cuối cùng của tạo dựng thương hiệu
cá nhân cũng chính là sự phát triển bền vững và lợi nhuận.
Tạo điểm nhấn cá nhân trong lĩnh vực mà mình đang đang hoạt động: Một thương
hiệu cá nhân tốt sẽ tạo uy tín cũng như vị trí của bản thân trong một lĩnh vực cụ thể. Khi
nhắc đến một lĩnh vực nào đó, nếu bạn có nhân hiệu tốt thì người đầu tiên được nhắc đến
chính là bạn. Và thương hiệu cá nhân của bạn sẽ càng lớn khi càng nhiều người biết đến.
Chương 2. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG NHÂN HIỆU: KHÁM PHÁ VÀ ĐỊNH VỊ BẢN
THÂN
2.1. Khám phá bản thân
Khám phá bản thân là bước đầu tiên trong tiến trình xây dựng nhân hiệu.
Việc khám phá này có thể được thực hiện thông qua 3 hướng sau:
- Thông qua phản hồi của những người xung quanh
- Tự đánh giá bản thân
- Thông qua các bài test khám phá
a. Phân tích SWOT trong tự khám phá bản thân
- Strengths (Điểm mạnh): mỗi cá nhân cần nhận ra được thế mạnh của bản thân, biết
bản thân giỏi nhất trong việc gì, coi đó là nền tảng để phát triển, trau dồi và nâng
cao thế mạnh đó, đồng thời mở rộng phát triển các kỹ năng khác phục vụ cho công
việc và cuộc sống.
Điểm mạnh có thể được hiểu là những yếu tố bên trong cá nhân mang tính tích cực hoặc
có lợi giúp bạn đạt được mục tiêu. Đó là những điều mà bạn có thể kiểm soát, như: các nét
tính cách tích cực, những kỹ năng liên quan, khả năng cạnh tranh, kiến thức, kinh nghiệm
việc làm, khả năng tạo mối quan hệ, trách nhiệm, sự cảm thông, niềm đam mê trong công
việc… Những điểm mạnh đó có thể giúp bạn đáp ứng được các yêu cầu của công việc,
khiến bạn tạo ra sự khác biệt so với những người khác. Vì vậy, việc xác định chính xác
những điểm mạnh của bản thân là chìa khóa quan trọng giúp bạn mở cánh cửa để đến với
thành công.
- Weaknesses (Điểm yếu): bên cạnh điểm mạnh, chúng ta cũng cần nhạy bén nhận ra
những điểm còn yếu, cần cải thiện. Từ đó, đưa ra được những lựa chọn phù hợp hơn
trong công việc và cuộc sống, ngoài ra chúng ta sẽ thiết kế riêng được một chương
trình phù hợp với bản thân với mục đích cải thiện những điểm yếu đó.
Điểm yếu có thể được hiểu là những yếu tố bên trong cá nhân mang tính tiêu cực hoặc gây
khó khăn trong việc đạt được những mục tiêu của bạn. Đây cũng là những yếu tố mà bạn
có thể kiểm soát, như: những nét tính cách tiêu cực, thói quen làm việc không tốt, thiếu
kinh nghiệm việc làm hoặc những kinh nghiệm có liên quan, khả năng thiết lập mối quan
hệ kém, thiếu định hướng nghề nghiệp, thiếu kỹ năng quản lý nghề nghiệp…
Rất khó để có cơ hội việc làm cũng như sự thăng tiến nếu bạn ứng tuyển hoặc đang làm
công việc mà ở đó đòi hỏi những kỹ năng bạn không có hoặc yếu. Chẳng hạn, bạn đang
làm ở vị trí nhân viên bán hàng nhưng điểm yếu của bạn lại là kỹ năng giao tiếp, thực tế sẽ
rất khó để có sự khởi sắc trong nghề nếu bạn không cố gắng khắc phục điểm yếu này. Vì
vậy, khi nhận ra những điểm yếu của bản thân, bạn cần tìm cách khắc phục để hạn chế
những trở ngại mà nó gây ra cho bạn
- Opportunities (Cơ hội): sau khi đã nắm rõ được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân,
biết được những gì phù hợp với bản thân, việc nắm bắt cơ hội sẽ trở nên dễ dàng
hơn.
Cơ hội là những tác nhân bên ngoài cá nhân mang tính tích cực hoặc có lợi có thể giúp bạn
đạt được mục tiêu. Đây là những yếu tố mà bạn không thể kiểm soát, như: sự phát triển của
nền kinh tế, công nghệ hiện đại, sự ra đời hoặc phát triển của ngành nghề cụ thể, sự xuất
hiện nhu cầu về kỹ năng hoặc chuyên môn mới, xu hướng phát triển mạnh mẽ của ngành
nghề đang theo học, đang làm…
Bạn cũng có thể tìm thấy những cơ hội tốt ngay trong lớp học, trong các buổi hội thảo, trong
các sự kiện kết nối cộng đồng, trong một một vai trò mới hay một dự án mới đòi hỏi bạn
cần phải có một kỹ năng mới, trong các hoạt động đoàn thể…
- Threats (Thách thức): dự đoán và hiểu rõ những thách thức, những cản trở trong
quá trình tiến tới thành công của bạn chính là cách để hạn chế những rủi ro và nguy
cơ.
Nguy cơ là những tác nhân bên ngoài cá nhân mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong
việc đạt được mục tiêu của bạn. Đó là những yếu tố mà bạn cũng không thể kiểm soát, như:
sự hợp nhất hoặc tái cấu trúc của nền kinh tế, sự thay đổi những yêu cầu của thị trường lao
động và những tác động của chúng đối với các doanh nghiệp, thay đổi về những tiêu chuẩn
nghề nghiệp mà bạn không đáp ứng, giảm nhu cầu đối với một trong những kỹ năng của
bạn, sự tiến triển công nghệ mà bạn chưa chuẩn bị cho nó, sự xuất hiện của các đối thủ cạnh
tranh…
Một yếu tố bên ngoài cũng có thể vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Chẳng hạn, sự hội nhập
kinh tế có thể là một cơ hội vì nó có thể mở ra cho bạn những cơ hội việc làm mới, với
những nguồn thu nhập hấp dẫn hơn và khả năng thăng tiến cao hơn, nhưng cũng có thể là
mối đe dọa vì đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ nhiều hơn, đòi hỏi những yêu cầu nghề nghiệp
cao hơn như ngoại ngữ, các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm.
Tóm lại, phân tích SWOT là một bước quan trọng, cần thiết và hữu ích để giúp bạn nghĩ
đến những khả năng hiện có và cả trong tương lai, liên quan đến môi trường bên ngoài,
nghĩa là thị trường công việc. Trong đó, điểm mạnh (S) và điểm yếu (W) là những yếu tố
của bn thân, cơ hội (O) và thách thức (T) nằm ở môi trường bên ngoài.
b. Mô hình năng lực KASH
Mỗi một con người đều có những đặc điểm riêng và khả năng học tập khác nhau. Để đạt
được thành công trong cuộc sống, không thể không có những yếu tố như kiến thức, kỹ
năng, thái độ và thói quen. Những yếu tố này song hành cùng với nhau và góp phần tạo nên
mức độ thành công của con người trong sự nghiệp.

Mô hình KASH là mô hình được nâng cấp từ mô hình KSA (còn có tên gọi là mô hình
ASK). KASH là viết tắt của Knowledge (Kiến thức), Attitudes (Thái độ), Skills (Kỹ năng)
và Habits (Thói quen).
Knowledge (Kiến thức)

Kiến thức là khả năng nhận thức của một người về một vấn đề nào đó. Kiến thức có được
từ việc học tập, giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm tích luỹ. Đây là nền tảng cho năng lực và
thể hiện cho sự thành công của con người. Nói ngắn ngọn, một người càng học nhiều thì
họ càng hiểu biết nhiều hơn và có thể áp dụng nhiều kiến thức vào công việc sau này. Một
cá nhân sẽ phải có kiến thức cơ bản trước khi phát triển những kỹ năng và thái độ.

Attitudes (Thái độ)

Thái độ là cách suy nghĩ hoặc cảm nhận của một người về một vấn đề hoặc một cá nhân
nào đó. Thái độ đôi khi được nhìn nhận là cách mà một người giải quyết vấn đề bằng cảm
xúc, điều này phản ánh trong hành vi của người đó. Thái độ của một cá nhân ảnh hưởng
đến cảm giác, giá trị, sự đánh giá và động lực để thực hiện một vấn đề. Vì vậy, thái độ sẽ
ảnh hưởng đến năng suất và hiệu suất của họ. Một thái độ tích cực sẽ giúp thúc đẩy con
người nỗ lực làm việc hết mình và cố gắng tối đa hoá hiệu suất.

Thái độ là một yếu tố rất quan trọng của việc giáo dục, bởi vì trong khi kiến thức và kỹ năng
có thể mang lại cho chúng ta những kiến thức, kinh nghiệm, cách thức làm việc, thì thái độ
chính là yếu tố quyết định mức độ hiệu quả đạt được. Nếu một người không có động lực
làm việc, thái độ kém, thì cho dù họ có bao nhiêu kiến thức hay kỹ năng thì họ cũng sẽ
không làm tốt công việc được.

Việc phát triển và điều chỉnh thái độ của một con người rất mất thời gian và đòi hỏi sự nỗ
lực cao. Thông thường chúng ta không dễ dàng thay đổi thái độ của một người nếu thái độ
đó đã được hình thành trong một thời gian dài.

Skills (Kỹ năng)

Kỹ năng là khả năng của một người để thực hiện hoạt động, công việc hoặc một nhiệm vụ
nào đó. Kỹ năng thông thường được hình thành từ khả năng tự nhiên của con người. Tuy
vậy, năng lực, mức độ thành thạo kỹ năng đòi hỏi việc thực hành nhiều, có kinh nghiệm và
được đào tạo bài bản. Thông thường, con người sẽ có được kiến thức về một lĩnh vực nào
đó, sau đó bắt tay vào thực hiện công việc, từ đó hình thành kỹ năng.

Habits (Thói quen)

Thói quên là những hành vi của một người được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần giống
nhau, khi thực hiện hành động đó chúng ta đôi khi không cần phải cố gắng hoặc suy nghĩ
để hành động. Cần lưu ý thói quen không phải là một điều gì mà con người có thể học được,
mà là do chính chúng ta tạo ra thói quen. Chúng ta học kiến thức, luyện tập kỹ năng, sau
đó lặp đi lặp lại hành động đó cho đến khi tạo thành thói quen. Tất nhiên, thói quen tốt thì
sẽ thúc đẩy hiệu quả và hiệu suất công việc tốt lên. Thói quen cần có thời gian để thích ứng
và phát triển, nhưng sẽ rất khó thay đổi nếu thói quen đã hình thành. Vì vậy, quan trọng là
mỗi người chúng ta phải hình thành những thói quen tốt ngay từ ban đầu, vì những thói
quen xấu cũng sẽ rất khó sửa và thay đổi.

KASH Box là công cụ dùng để huấn luyện và đào tạo do David Herdlinger đề xuất. Theo
đó, khi thực hiện công việc, hiệu suất kém không chỉ do chúng ta thiếu kiến thức và kỹ
năng, mà còn do thái độ kém và có thói quen không tốt.

KASH Box chia các đặc điểm hiệu suất thành 4 yếu tố riêng biệt, 4 yếu tố này được chia
thành 2 nhóm:

 Kiến thức và kỹ năng


 Thái độ và thói quen

Cấu trúc của KASH Box giúp phân định giữa đào tạo và hiệu suất. Kiến thức và kỹ năng
thường được coi là thành phần học tập và đào tạo của một cá nhân, trong khi đó thái độ và
thói quen giúp hình thành hiệu quả hoạt động công việc. Hiện nay, nhiều cá nhân lẫn các
tổ chức đều chỉ tập trung vào việc phát triển kiến thức và kỹ năng, trong khi đó yếu tố thái
độ và thói quen dường như bị bỏ qua. Điều này có thể gây ra các bất lợi cho hoạt động và
sự thành công của doanh nghiệp.

Kiến thức và kỹ năng

Phía bên trái của hộp là 2 yếu tố Knowledge (Kiến thức) và Skills (Kỹ năng). Những yếu
tố này có thể được phát triển dựa trên các chương trình đào tạo và kinh nghiệm trong thực
tế, kinh nghiệm làm việc. Các chương trình giáo dục và đào tạo có thể thu hẹp khoảng
cách về kiến thức và kỹ năng.
Thái độ và thói quen

Phía bên phải của hộp là 2 yếu tố Attitude (Thái độ) và Habit (Thói quen). Đây là 2 yếu tố
giúp chúng ta có được tư duy và hành vi đúng đắn để có thể áp dụng những kiến thức và
thực hiện được những kỹ năng. Nếu một người có kiến thức, kỹ năng, biết cách thực hiện
công việc, tuy vậy có một lý do nào đó mà không thể làm tốt công việc thì hẳn là do yếu tố
thái độ kém và thói quen xấu. Điều này có thể giải quyết bằng các chương trình huấn
luyện, cố vấn trong doanh nghiệp.

Ứng dụng kash box trong doanh nghiệp

Mỗi một nhân viên trong tổ chức đều có 4 đặc điểm riêng biệt này, đồng thời hiệu quả và
hiệu suất làm việc cũng ảnh hưởng bởi 4 yếu tố KASH. Tuy vậy, hầu hết các doanh nghiệp
ngày nay khi tuyển dụng hoặc đào tạo đều quá tập trung vào kiến thức và kỹ năng chuyên
môn của nhân viên. Sự thành công của một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào kiến
thức và kỹ năng, mà còn dựa vào thái độ và thói quen của nhân viên. Trên thực tế, khi một
nhân viên bị sa thải, lý do chính nhất là do họ có những thái độ kém hoặc thói quen xấu,
dẫn đến hiệu suất không tốt, chứ không phải do họ thiếu kiến thức hoặc kỹ năng cần thiết.

Việc doanh nghiệp quá tập trung vào kiến thức và kỹ năng cũng khá dễ hiểu, vì 2 yếu tố
này có thể đo lường được dễ dàng thông qua các bài kiểm tra, quan sát nhìn nhận kỹ năng
chuyên môn thực tế của nhân viên. Mặt khác, để đo lường thái độ và thói quen không dễ
để thực hiện. Tuy vậy, để trở thành một doanh nghiệp thành công, chúng ta không nên quá
tập trung vào kiến thức và kỹ năng, mà còn phải chú ý đến các đặc điểm tính cách cá nhân
gắn liền với thái độ và thói quen tốt của nhân viên.

c. Trắc nghiệm tính cách MBTI


- MBTI là tên viết tắt của thuật ngữ “Myers Briggs Type Indicator”. Đây là tên gọi
của một bộ công cụ khám phá tính cách con người qua 16 câu hỏi trắc nghiệm và 4
tiêu chí đánh giá.
- Các loại tính cách MBTI là bộ công cụ không quá mới, nhưng vẫn chưa phổ biến
với đại đa số người Việt. Chủ yếu chỉ tập trung ở các nhà tuyển dụng thường dùng.

- Bộ công cụ khám phá tính cách này do 2 nhà khoa học Isabel Myer và Kathryn
Briggs sáng tạo. MBTI dựa trên kết quả của câu trả lời để suy ra những cá tính, tính
cách riêng biệt của mỗi cá nhân.

- Các kết quả tính toán của bộ công cụ mang lại sự chính xác rất cao.

4 tiêu chí đánh giá các kiểu tính cách MBTI

4 tiêu chí đánh giá các kiểu tính cách con người

Xu hướng tự nhiên

Tiêu chí này giúp chúng ta nhận diện được cá nhân là người hướng nội hay hướng ngoại.

Cá nhân hướng nội thường thiêng về nội tâm, quay về bên trong từ ý nghĩa, tư tưởng đến
cái trí tưởng tượng. Cá nhân thường ít nói, nghĩ nhiều và ít cởi mở với thế giới bên ngoài.

Cá nhân hướng ngoại rất hay nói, hay cười, cởi mở và thường có xu hướng bị ảnh hưởng,
thích thú với tất cả cái gì thuộc về bên ngoài. Có thể ví dụ như: con người, đồ vật và thế
giới xung quanh. Do đặc tính hay nói cười nhiều nên suy nghĩ của cá nhân hướng ngoại
thường quá nhanh khiến cho cá nhân thường bị nôn nóng, hấp tấp và bộp chộp.

Dựa trên quyết định và lựa chọn

Chúng ta đánh giá cá nhân là người ra quyết định dựa trên lý trí hay cảm xúc.

Nếu ra quyết định theo lý trí, cá nhân sẽ dựa trên những dữ kiện, tiêu chí một cách rõ ràng,
sau đó mới có quyết định. Điều này thể hiện con bạn là một người duy trí.

Nếu cá nhân ra các lựa chọn dựa trên cảm xúc. Ví dụ: cá nhân thích chị bán đồ chơi dễ
thương nên cá nhân quyết định mua hàng, cá nhân thích bạn này thì làm việc với bạn ý,…
Với những hành động như vậy, chúng ta có thể nhận diện cá nhân đang có những hành
động cảm xúc. Khi hành động cảm xúc quá nhiều, át các quyết định duy trí, ta có thể nhận
định cá nhân là người cảm xúc.
Nhận thức về thế giới

Tiêu chí này của các loại tính cách MBTI sẽ giúp chúng ta nhận diện được cá nhân là người
trực quan hay trực giác.

Nếu là người trực quan, cá nhân sẽ nhận thức thế giới thông qua 5 giác quan chính:

 Nhìn thấy hình ảnh như thế nào?


 Nghe thấy âm thanh như thế nào?
 Có cảm nhận như thế nào?
 Ngửi thấy cái gì?
 Nếm thấy vị gì?

Thông qua 5 giác quan này cá nhân sẽ đánh giá, nhìn nhận thế giới xung quanh nó. Điều
này giúp cá nhân dễ dàng hòa nhập với thế giới xung quanh bằng tư duy thực tế rất cao.

Với cá nhân trực giác, cá nhân chỉ tin vào những gì nó lập luận, suy luận, tưởng tượng và
thu thập được mà thôi. cá nhân trực giác thường có đặc tính khó tin ai ngoài bản thân mình.

Cách thức hoạt động

Tiêu chí này dựa trên hành động luôn theo nguyên tắc hay linh hoạt của Cá nhân.

cá nhân nguyên tắc sẽ làm việc theo một kỷ luật, khuôn khổ, trình tự nhất định và rất ít khi
thay đổi kế hoạch.

cá nhân linh hoạt có thể thay đổi những nguyên tắc, khuôn khổ, kế hoạch nếu cần thiết. Đôi
khi Cá nhân không muốn có bất kỳ quy tắc, kế hoạch nào cho mình.

16 nhóm các loại tính cách MBTI


Dựa vào 4 tiêu chí đánh giá các kiểu tính cách MBTI kết hợp với 16 nhóm tính cách dưới
đây sẽ cho bạn biết được bản thân thuộc vào nhóm tính cách nào.
Đánh giá 16 loại tính cách MBTI

1. ENFJ – Người cho đi

Nhóm tính cách ENFJ rất ấm áp, tình cảm, dễ hòa hợp và luôn quan đến cảm nhận mọi
người. Cá nhân thuộc nhóm này có khả năng nhận thấy năng lực của người khác và chủ
động giúp họ phát triển tiềm năng của mình. Đồng thời, Cá nhân có tác động quan trọng
tới sự phát triển của cá nhân và cả nhóm.

Ưu điểm:

 Luôn quan tâm đến mọi người, có lòng đồng cảm và khoan dung.
 Cá nhân ở nhóm ENFJ khéo léo và có kỹ năng đối nhân xử thế rất tốt. Đặc biệt khả
năng duy trì và tạo dựng mối quan hệ tài tình.
 Nhóm tính cách này thường rất kiên nhẫn và nỗ lực khi làm việc mình thích.

Nhược điểm:

 Đặc tính của ENFJ thường khá khép kín và không thích đám đông.
 Hành động quá duy tình, dễ bị tổn thương và lay động.
 Đôi khi thiếu tính quyết đoán khi phải đưa ra quyết định quan trọng

Cá nhân thuộc nhóm ENFJ phù hợp với môi trường làm việc luôn được giúp đỡ và động
viên tinh thần. Đặc biệt giỏi trong các công việc giao tiếp và thấu hiểu mọi người, như:

 Nhà ngoại giao


 Nhà tâm lý học
 Nhà xã hội học
 Nhà tư vấn
 …

2. ENFP – Người truyền cảm hứng

Trong các loại tính cách MBTI Cá nhân thuộc nhóm ENFP rất thông minh, tương tác tốt
và giàu trí tưởng tượng. Nhóm ENFP nhìn nhận mọi thứ đầy tính khả thi. Cá nhân tự tin
làm mọi điều dựa trên những mẫu mà nó nhìn thấy. Tuy nhiên, Cá nhân cũng cần nhiều lời
khẳng định, đánh giá và hỗ trợ của người khác để quyết tâm. Nhóm Cá nhân ENFP thường
tự phát, linh hoạt theo hướng ứng biến.

Ưu điểm:

 Tràn đầy năng lượng, nhiệt tình trong đời sống cá nhân và công việc
 Mạnh mẽ và sẵn sàng thách thức chính mình với những trải nghiệm mới
 Giỏi truyền thông và điều hướng các cuộc giao tiếp

Nhược điểm:

 Dễ nhàm chán với mọi công việc mình làm


 Khả năng làm tốt nhiều thứ nhưng lại thường bị lỡ đãng, phân tán trong công việc
 Năng lực thực hành không tốt như lời nói

Cá nhân thuộc nhóm ENFP phù hợp với công việc sáng tạo mà họ không bao giờ hết ý
tưởng. Đặc biệt, khi nó có một lượng khán giả của mình để nỗ lực. Một số công việc như:
 Nhà báo, phóng viên
 Nhà văn, nhà thơ
 Diễn viên
 Nhà giáo
 …

3. ENTJ – Nhà điều hành

Cá nhân thuộc nhóm ENTJ rất thẳng thắn, quyết đoán và có năng lực đảm nhận tốt công
việc lãnh đạo. Cá nhân hứng thú với các kế hoạch dài hạn và xây dựng mục tiêu. Trong
nhóm, Cá nhân ENTJ thường là người nắm bắt tin tức, đọc nhiều, học hỏi kiến thức và
truyền lại cho các thành viên.

Ưu điểm:

 Tự tin vào năng lực của bản thân và không ngần ngại thể hiện quan điểm
 Tiếp cận tốt các vấn đề toàn diện
 Nghị lực, ý chí và quyết tâm theo đuổi mục tiêu cuối cùng

Nhược điểm:

 Tính cách khuôn khổ và kiêu ngạo


 Chỉ tập trung vào mục tiêu của mình mà không quan tâm đến cảm xúc người khác
 Ít đồng cảm, dễ làm tổn thương người có năng lực thấp hơn

Cá nhân thuộc nhóm ENTJ sẽ làm tốt công việc tổ chức và lãnh đạo. Không chấp nhận
những công việc phải phục tùng người khác.

Ví dụ như:

 Doanh nhân
 Giám đốc điều hành
 Quan tòa
 Giảng viên

4. ENTP – người có tầm nhìn

Cá nhân ENTP có tính cách khéo léo, cảnh giác và dễ bộc phát. Có khả năng giải quyết các
vấn đề mới và đầy thử thách. Nhóm ENTP thích nhìn nhận vấn đề một cách khái niệm. Sau
đó, phân tích chúng thành một chiến lược. Tuy nhiên, thói quen lặp lại sẽ khiến Cá nhân
chán nản và dễ hình thành sở thích mới. Cá nhân giỏi đọc vị người khác.

Ưu điểm:

 Dễ dàng nảy sinh ra ý tưởng mới mà không cần phải nỗ lực nhiều
 Luôn nhiệt tình và tràn đầy năng lượng một khi đã đam mê với công việc
 Thích học hỏi và tích lũy nhiều kiến thức mới

Nhược điểm:

 Thường suy nghĩ các vấn đề quá rộng mà khó tập trung vào cái then chốt
 Thường giỏi đưa ra ý tưởng nhưng không tốt khi triển khai trên thực tế
 Nhanh chóng cảm thấy chán nản với công việc

Cá nhân ENTP có khả năng đa dạng và phù hợp với nhiều lĩnh vực. Đặc biệt tốt với những
công việc không gò bó, tự do và sáng tạo. Một số công việc như:

 Diễn viên
 Cố vấn
 Nhà khoa học
 Doanh nhân
 …

5. ESFJ – Người quan tâm


Cá nhân thuộc nhóm ESFJ có suy nghĩ thương người nhất trong các loại tính cách MBTI.
Nhóm ESFJ quan tâm đến toàn bộ vấn đề của mọi người, dù là nhỏ nhất. Sở hữu nhiều năng
lượng ấm áp nhưng lại thích làm việc một mình. Cá nhân ESFJ có xu hướng làm việc rất
quyết tâm và trách nghiệm. Cá nhân thuộc tính cách quan tâm luôn muốn được mọi người
đánh cao về những gì chúng làm.

Ưu điểm:

 Tính cách trung thành và có trách nhiệm với công việc của mình
 Luôn hoàn tốt các công việc thực tế
 Khá nhạy cảm, ấm áp và dễ kết nối với mọi người

Nhược điểm:

 Quá duy tình và thiếu quyết đoán


 Tâm hồn dễ nhạy cảm và tổn thương
 Không giỏi điều khiển mọi người xung quanh. Nếu cố làm sẽ dễ bị mất thiện cảm

Cá nhân thuộc nhóm tính cách ESFJ sẽ làm tốt những công việc phục vụ mọi người. ESFJ
cũng phù hợp với công việc sáng tạo hoặc tuân theo trật tự. Một số công việc như:

 Y tá
 Chăm sóc Cá nhân em
 Giáo viên
 Công tác xã hội
 …

6. ESFP – Người trình diễn

ESFP là nhóm có thiên hướng hướng ngoại nhất trong nhóm tính cách MBTI. Cá nhân
thuộc nhóm ESFP yêu thích điều mới mẻ và luôn muốn làm tâm điểm của sự chú ý. ESFP
có khả năng giao tiếp tốt, lạc quan. Đặc biệt có khiếu nhận thức thẩm mỹ rất tốt.
Ưu điểm:

 Sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn để thể hiện bản thân và trải nghiệm điều mới
 Kỹ năng giao tiếp thường rất tốt
 Có cảm nhận thẩm mỹ và cái đẹp tuyệt vời

Nhược điểm:

 Thiếu kiên nhẫn và tập trung trong công việc


 Ít tận tâm với công việc
 Tư duy lên kế hoạch hạn chế
 Thường đưa bản thân vào thế khó khi không đạt được mục tiêu

Cá nhân thuộc nhóm tính cách ESFP phù hợp với những công việc giao tiếp với công
chúng. Cá nhân cũng sẽ làm tốt những công việc chứa nhiều thách thức mới và không bị
gò bó. Một số công việc như:

 Nhà thiết kế thời trang


 Nhiếp ảnh gia
 Diễn viên
 Trang trí
 …

7. ESTJ – Người bảo hộ

Nhóm ESTJ suy nghĩ rất thực tế và nhận thức trách nhiệm cao. Cá nhân ESTJ có tính quyết
đoán và ra quyết định nhanh chóng. Những đứa Cá nhân thuộc nhóm tính cách này hay chú
ý đến tiểu tiết. Chúng làm việc luôn tuân theo chuẩn logic và hệ thống đã đề ra.

Ưu điểm:

 Chỉn chu và tận tâm với công việc


 Kiên nhẫn, kiên trì và đáng tin cậy
 Tính tổ chức rất cao và luôn chấp hành tốt nội quy

Nhược điểm:

 Suy nghĩ quá nhiều địa vị xã hội của bản thân


 Phản ứng và suy nghĩ thái quá về các lỗi lầm của người khác
 Quá cứng nhắc và đề cao các quy tắc

Cá nhân ESTJ phù hợp với những công việc đòi hỏi phải duy trì trật tự và cấu trúc. Một số
công việc phù hợp:

 Nhà quản lý
 Lãnh đạo quân đội
 Quan tòa
 Cảnh sát
 …

8. ESTP – Người thực thi

Cá nhân thuộc nhóm ESTP thường linh hoạt và khoan dung. Chúng luôn tiếp cận vấn đề
từ thực tế và tập trung vào kết quả. Cá nhân ESTP dễ bị chán nản bởi lý thuyết khái niệm.
Chúng thích thú với hiện tại, tính chủ động và học nhanh khi trực tiếp làm.

Cá nhân thuộc nhóm ESTP rất thân thiện và thẳng thắn. Thường lan truyền năng lực tích
cực và cũng nắm bắt tốt động cơ của các loại tính cách MBTI khác.

Ưu điểm:

 Cá nhân thể hiện trung thực và thẳng thắn


 Có khả năng kết nối, hợp tác và tương tác với mọi người tuyệt vời
 Thích thử nghiệm và sáng tạo những điều mới

Nhược điểm:
 Gặp nhiều hạn chế với những việc đòi hỏi tính kiên nhẫn
 Không cái nhìn toàn diện và thường bỏ lỡ các vấn đề lớn
 Tính cách thiếu nghiêm túc và quy tắc

ESTP sẽ thích hợp với vai trò suy nghĩ tại chỗ. Tuy nhiên vị trí đó lại không có quá nhiều
những quy định phức tạp. Một số công việc phù hợp:

 Quân đội, cảnh sát


 Quản lý
 Nhà giáo
 Vận động viên thể thao
 …

9. INFJ – Người che chở

Cá nhân thuộc nhóm INFJ có tư duy trực giác tuyệt vời. Chúng thích lý giải ý nghĩa, sự kết
nối trong tư tưởng, mối quan hệ và vật chất sở hữu. Cá nhân INFJ luôn tò mò về những gì
kích thích con người hành động. Cá nhân tận tâm chu đáo và phù hợp với phương hướng
làm việc vì lợi ích chung.

Ưu điểm:

 Luôn làm việc chăm chỉ


 Khả năng tư duy tưởng tượng sinh động và sâu sắc
 Sở hữu phong cách viết truyền cảm
 Giao tiếp với mọi người linh hoạt nhưng cũng rất quyết đoán

Nhược điểm:

 Tâm lý dễ tổn thương bởi các lời phê bình và xung đột
 Luôn đề phòng và ít tin tưởng người khác
 Đôi khi rất bảo thủ, cứng nhắc và thay đổi
Cá nhân thuộc nhóm INFJ sẽ làm tốt những công việc mà nó có thể sống với những giá trị
của chính mình. Hay làm một công việc lớn lao và ý nghĩa nào đó. Một số công việc phù
hợp:

 Bác sĩ
 Nhà tâm lý học
 Giáo viên
 Nhạc sĩ, họa sĩ
 Thiết kế
 …

10. INFP – Người lý tưởng hóa

Nhóm INFP sẽ rất chu đáo, nhiệt tình, thấu cảm và biết lắng nghe. Cá nhân INFP thường
rất cầu toàn và đặt ra yêu cầu cao trong công việc. Chúng mong muốn một cuộc sống bên
ngoài phù hợp với giá trị của mình. Đồng thời, Cá nhân cũng có tính thích nghi tốt và rất
linh hoạt.

Ưu điểm:

 Đam mê, ngập tràn năng lượng và luôn cống hiến hết mình
 Luôn hướng đến sự hòa hợp cao nhất
 Tư duy thoáng và linh hoạt
 Khả năng thấu hiểu các ý nghĩa khái niệm tốt

Nhược điểm:

 Không giỏi xử lý dữ liệu


 Hay mơ mộng và lý tưởng hóa quá mức
 Mang tư tưởng cá nhân cao dễ bị cô lập với mọi người
Cá nhân thuộc nhóm INFP phù hợp với công việc phù hợp với giá trị của chính mình và
đóng góp được nhiều giá trị tốt đẹp cho nhân loại. Một số công việc phù hợp:

 Nhà văn
 Nhà tâm lý học
 Giáo viên
 Nhạc sĩ
 …

11. INTJ – Nhà khoa học

Cá nhân thuộc nhóm INTJ có thiên hướng tư duy logic và hoạch định chiến lược rõ ràng.
Cá nhân thường suy nghĩ độc lập, đa nghi, cầu toàn và đặt ra tiêu chuẩn cao cho bản thân.
Một khi đã quyết định làm việc gì, INTJ sẽ quyết tâm để hoàn thành nó. Ngoài ra, Cá nhân
INTJ phát triển tư duy bao quát và mô phỏng lại các sự kiện xung quanh nó rất tốt.

Ưu điểm:

 Năng lực phân tích và áp dụng trên thực tế tuyệt vời


 Tư duy nhanh nhạy và linh hoạt
 Rất sáng tạo và giàu trí tưởng tượng
 Suy nghĩ thông thoáng và quyết đoán trong mọi việc mình làm

Nhược điểm:

 Tính cách quá cầu toàn thường gây khó chịu và mâu thuẫn với mọi người xung
quanh
 Ít quan tâm để cảm xúc của người khác và dễ làm tổn thương họ

Cá nhân INTJ phù hợp với công việc yêu cầu tư duy độc lập và có tầm nhìn sâu về lĩnh vực
đó. Một số công việc phù hợp như:

 Cố vấn
 Nhà hoạch định chiến lược
 Lãnh đạo
 Luật sư
 …

12. INTP – Nhà tư duy

INTP có thiên hướng tư duy lý thuyết, trừu tượng và lưu tâm nhiều đến các tương tác xã
hội. Cá nhân thuộc nhóm tính cách này thường yên tĩnh nhưng rất linh hoạt và có tính thích
nghi tốt. Do luôn tư duy lý thuyết, Cá nhân INTP có khả năng tập trung tư duy sâu trong
mọi vấn đề. Tuy nhiên, nhóm Cá nhân này thường đa nghi và bình phẩm người khác.

Ưu điểm:

 Nhân cách thẳng thắn, khách quan và trung thực


 Tư duy sáng tạo và giàu trí tưởng tượng
 Có suy nghĩ thông thoáng và sẵn sàng tiếp nhận những tư tưởng khác họ
 Rất nhiệt tình và cuốn hút với những gì Cá nhân quan tâm

Nhược điểm:

 Thường bỏ qua các vấn đề xung quanh nếu chúng không quan tâm
 Khả năng xử lý các vấn đề cảm xúc không tốt
 Ngại ngùng và nhút nhát trong môi trường đám đông

Cá nhân INTP phù hợp với những công việc đi tìm kiếm và phân tích một khái niệm hay
vấn đề nào đó. Một số công việc phù hợp:

 Nhà khoa học


 Chiến lược gia
 Luật sư
 …
13. ISFJ – Người nuôi dưỡng

ISFJ có tính cách thân thiện, dễ gần, thích yên tĩnh và trách nhiệm với công việc của mình.
Cá nhân ISFJ xử lý công việc kỹ lưỡng, chăm chỉ và chính xác. Nhóm Cá nhân này sống
rất tình cảm, thường quan tâm đến cảm xúc của mọi người. Chúng luôn cố gắng tạo dựng
một trật từ hài hòa giữa các mối quan hệ, công việc và tình cảm.

Ưu điểm:

 Nhiệt tình giúp đỡ và chia sẻ với mọi người


 Siêng năng với công việc
 Cảm nhận tình cảm tốt, có thể nhận biết cảm xúc của người khác qua những dấu
hiệu nhỏ nhất
 Khả năng thực hành tốt

Nhược điểm:

 Quá siêng năng đến nỗi quá tải trong công việc
 Thường gặp nhiều vấn đề trong việc tách biệt công việc và tình cảm
 Khó khăn khi phải thích nghi với sự thay đổi
 Nhút nhát

Cá nhân ISFJ phù hợp với công việc yêu cầu khả năng quan sát và xác định nhu cầu của
người khác. Một số công việc phù hợp:

 Chăm sóc Cá nhân em


 Y tá
 Công tác xã hội
 …

14. ISFP – Người nghệ sĩ


ISFP có tính cách thân thiện, nhạy cảm và tốt bụng. Cá nhân thuộc nhóm tính cách này
thích tận hưởng mọi khoảnh khắc xung quanh nó. Chúng thích tìm kiếm không gian riêng
để cảm nhận cuộc sống và làm việc. Cá nhân ISFP ghét sự bất đồng và không bao giờ ép
suy nghĩ của mình lên người khác. Đồng thời, nhóm ISFP rất có năng khiếu nghệ thuật và
bị cuốn hút bởi cái đẹp.

Ưu điểm:

 Rất nhạy cảm và dễ nhận ra cảm xúc của người khác


 Giỏi nắm bắt và tạo ra xu hướng cho xã hội
 Cực kỳ đam mê với những thứ cuốn hút mình

Nhược điểm:

 Không có năng khiếu với các tri thức khoa học và nghiên cứu
 Thường tiêu cực khi giải quyết các vấn đề xung đột và căng thẳng
 Không đề cao lòng tự trọng của bản thân

Trong các loại tính cách MBTI, ISFP là nhóm sản sinh ra nhiều nghệ sinh nổi tiếng nhất.
Cá nhân ISFP phù hợp với tự do sáng tạo và có không gian riêng. Một số công việc phù
hợp:

 Nhạc sĩ
 Nghệ sĩ
 Nhà thiết kế
 Nhà văn, nhà thơ
 …

15. ISTJ – Người có trách nhiệm

Đây là nhóm tính cách thực tế và có trách nhiệm với công việc của mình. Cá nhân ISTJ khá
nghiêm túc, kỹ lưỡng trong công việc và thích sự yên tĩnh. Nhóm ISTJ thích thú mọi thứ
có trật tự và tổ chức. Ngoài ra, Cá nhân thuộc nhóm này rất coi trọng các giá trị truyền thống
và lòng trung thành.

Ưu điểm:

 Có khả năng làm việc tốt ở nhiều lĩnh vực


 Rất có trách nghiệm và luôn đề cao bổn phận của bản thân
 Có tư duy tổ chức và lập bảng phân công công việc chỉn chu
 Hành động bình tĩnh và thực tế

Nhược điểm:

 Đôi khi ấu trĩ và khó chấp nhận một quan điểm khác mình
 Suy nghĩ có phần quá sách vở và khó hòa nhập với môi trường mới
 Tâm hồn nhạy cảm và dễ bị tổn thương

Cá nhân ISTJ phù hợp với những giá trị truyền thống, công việc an toàn và ổn định. Hoặc
những công việc trình tự trong tổ chức. Một số công việc phù hợp:

 Quân đội, công an


 Bác sĩ
 Thẩm phán
 Luật sư
 …

16. ISTP – Nhà cơ học

ISTP là nhóm biết quan sát, linh hoạt và khoan dung. Cá nhân thuộc nhóm ISTP thường
thầm lặng quan sát cho đến khi ra vấn đề. Khi giải quyết vấn, Cá nhân có xu hướng tìm giải
pháp và hành động nhanh chóng. ISTP phân tích kỹ lượng những việc mình làm và sẵn
sàng kiểm tra chất lượng công việc mọi lúc. Chúng quan tâm đến mối quan hệ nguyên nhân
– kết quả, tính logic cao và đề cao hiệu quả.
Ưu điểm:

 Vui vẻ và ngập tràn năng lượng


 Kỹ năng giải quyết các tình huống khủng hoảng tốt
 có nhiều năng lực và linh hoạt
 Trí tưởng tượng phong phú và thực tế

Nhược điểm:

 Dễ bị căng thẳng, nổi cáu khi bị kích động


 Khó tập trung vào một vấn đề trong khoảng thời gian dài
 Ít để tâm đến cảm xúc của người khác nên dễ làm tổn thương người xung quanh
 Không thích phải cam kết hay giằng buộc với điều gì

Cá nhân ISTP phù hợp với môi trường làm việc linh hoạt và áp dụng những kỹ năng đã học
vào thực tế. Một số công việc phù hợp:

 Kỹ sư
 Thợ cơ khí
 Lập trình viên công nghệ
 Thợ mộc
 …

Với mỗi nhóm các loại tính cách MBTI khác nhau, cá nhân sẽ mang một màu sắc, ưu điểm
nhược điểm riêng. Các chúng ta nên sử dụng công cụ MBTI cho cá nhân để biết con mình
thuộc nhóm tính cách nào? Từ đó, định hướng tương lai phát triển và công việc phù hợp
với cá nhân.

Một công cụ khác cũng hay được sử dụng để khám phá bản thân đó là trả lời bộ câu
hỏi 5W + 1H:

● Bạn làm công việc, hoạt động gì (What)


● Tại sao bạn làm công việc đó (Why)
● Bạn làm công việc đó ở đâu? Khi nào (Where, when)
● Bạn làm công việc đó với ai (Who)
● Bạn làm công việc đó như thế nào (How)
● Bạn có thích công việc đó không?
● Công việc đó cho bạn kỹ năng gì?

2.2. Định vị bản thân

Lựa chọn hình mẫu tương lai của bản thân


Cuộc sống này, không khó để kiếm những người luôn khát khao kiếm tìm năng lực bản
thân. Có người thử thách giới hạn của chính mình bằng cách tham gia những trò chơi mạo
hiểm như đút lưỡi gươm dài ngoằng vào cổ họng, sống gần gũi với những động vật có thể
khiến họ gặp hiểm nguy bất cứ lúc nào. Đôi khi đơn giản hơn, họ cố gắng tham gia các khoá
kĩ năng nhằm làm mình trở nên giỏi giang hơn, nhưng lại không theo một chiến lược hay
một hệ thống cụ thể nào. Họ thực hiện tất cả những điều đó, vì bất chợt một ngày họ muốn
trả lời được câu hỏi: Mình là ai? Mình muốn mọi người nhìn mình như thế nào? Và khi suy
nghĩ ấy được hình thành, họ như tham gia vào một cuộc đua không có vạch kết thúc.
"Tôi là ai?" là một câu hỏi không rõ ràng và không có một câu trả lời chính xác tuyệt
đối. Câu hỏi tốt hơn mà chúng ta có thể tự đặt ra cho mình là: "Tôi muốn thay đổi
bản thân để trở thành người thế nào?"
Thay vì cố gắng tìm hiểu xem mình ĐANG là ai, hãy tập trung hơn vào câu hỏi
mình SẼ trở thành người thế nào. Với một sự chú tâm cần thiết, những năng lượng
nội tại trong bạn sẽ hoạt động để chuyển những ước muốn của bạn thành sự thật.

Nếu bạn tự hỏi bản thân câu hỏi "Mình muốn trở thành người thế nào?", bạn sẽ dần dần
hành động để mình thực sự trở thành người như thế, từ đó trả lời được câu hỏi: "Tôi là
ai?" trong tương lai, thay vì chật vật tự kiếm một hình bóng na ná bản thân mình trong
nhữg câu hỏi trắc nghiệm, đầu sách self – help để rồi rốt cục chẳng ra đâu vào đâu.

Những câu trắc nghiệm đoán tính cách, dự báo tương lai của bạn chỉ nằm trong các
phương án lựa chọn A, B, C, kết quả bạn nhận được thậm chí mang đầy tính ngẫu nhiên
mà không giải quyết được cho bạn điều gì. Bạn có thể mỉm cười, cho rằng đáp án các câu
trắc nghiệm phần nào phản ánh được tính cách của mình, nhưng sâu thẳm trong tim, bạn
thừa hiểu rằng tính cách của mình phức tạp hơn thế nhiều.

Tại sao bạn phải tìm kiếm mình của hiện tại, trong khi bạn có thể trở thành phiên bản tốt
hơn của mình trong tương lai? Tại sao bạn không thể tự hào vì những gì mình có thể trở
thành, mà lại để bản thân tò mò trong câu hỏi: "Tôi đang là ai?"

Tôi tin rằng, chúng ta luôn có một hình mẫu lý tưởng để bản thân theo đuổi. Có thể bạn
chưa bao giờ thực sự nghĩ về điều này, nhưng tôi có thể khẳng định rằng, tiềm thức của
bạn tự nó đã có câu trả lời phù hợp. Và đến lúc phù hợp, câu trả lời đó sẽ trở nên rõ ràng,
và những phẩm chất tốt đẹp của bạn dần dần được bộc lộ.

Để đạt được điều đó, bạn hãy lựa chọn 03 từ khóa định hướng bản thân. Tìm cho mình
những từ khoá phù hợp nhất mà phản ánh bản thân bạn. Sau đó, hãy sắp xếp mức độ ưu tiên
cho các từ khóa. Ví dụ:

- Chuyên gia thời trang cho phụ nữ trung niên


- Đam mê nấu món ngon cho gia đình
- Am hiểu ẩm thực Hàn Quốc

Có rất nhiều cách định vị bản thân qua các từ khoá. Chúng ta có những cách sau:

● Thể hiện giá trị cốt lõi của bản thân


● Định vị qua mô hình KASH -> Bạn muốn người khác nghĩ gì về mình?
● Định vị ngắn hạn – dài hạn
● Định vị nhất quán

CHƯƠNG 3. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG NHÂN HIỆU: KHẲNG ĐỊNH VÀ


TRUYỀN THÔNG

2.3. Khẳng định bản thân


Bạn muốn được nhiều người biết đến và trở nên nổi tiếng hay chỉ là một người bình
thường không có tên tuổi gì? Chỉ khi nào bạn thật sự cố gắng và tạo cho mình
những nét độc đáo riêng thì bạn sẽ có giá trị, và điều quan trọng hơn nữa là bạn sẽ
đánh bật được những đối thủ khác.

Không ai có khả năng đánh bóng bản thân mình hơn chính mình. Việc đánh bóng, làm
nổi bật bản thân Không phải vì bạn mà là vì đối phương. Xây dựng thương hiệu cá nhân
là cắm lá cờ của bản thân bạn.
Hãy lồng ghép và lặp lại từ khóa của bản thân:
● Lặp lại trong các cuộc đối thoại
● Nói về các chủ đề liên quan đến từ khóa
● Cập nhật thông tin liên quan đến từ khóa trên mạng xã hội
● Tạo lập ấn tượng liên kết của bản thân với từ khóa tại thị trường mục tiêu.
Ví dụ: Nói đến nhân hiệu phải nói đến….
● Mọi người thường nhắc lại “Bạn phải tìm tiếng nói của bản thân”
Vì vậy, hãy nói và có tiếng nói của bản thân, tự tin nói về những điều bạn ưa thích và điểm
mạnh của mình.
Nhận ra giá trị mới cho bản thân

Trong cuốn sách Lên xuống dòng đời, câu chuyện của tác giả Cai Mingjie, một tiến sĩ
ở Singapore vì cắt cảm biên chế mà mất việc, đành phải đi lái taxi kiếm sống. Thay vì chỉ
giống một người lái taxi thông thường, tác giả mở 01 blog cá nhân và chia sẻ về câu chuyện
lái taxi mỗi ngày. Hôm nay gặp khách như thế nào, khách hàng khó tính ra sao, bị quỵt tiền
như thế nào? Blog được các bạn trẻ Singapore đón nhận nhiệt tình vả đã đạt được hơn 1
triệu lượt xem chỉ sau vài tháng.

2.4. Truyền thông nhân hiệu trên môi trường online và offline
Xây dựng hình ảnh thông qua hình ảnh bề ngoài
Hình ảnh cá nhân có thể là công cụ đắc lực nhưng cũng có thể gây ảnh
hưởng xấu cho bạn nếu bạn không biết cách sử dụng hiệu quả. Khi bạn giao
tiếp với người khác. Họ có thể đánh giá vị trí của bạn dựa trên hình thức và
thái độ của bạn. Vì vậy, thể hiện một hình ảnh chuyên nghiệp của bản thân,
nhất là trong những cuộc gặp gỡ đầu tiên là điều rất quan trọng. Ấn tượng
trong 7 giây đầu tiên quyết định 90% việc người khác có cảm tình với bạn về
sau hay không, đặc biệt quan trọng trong những dịp không có cơ hội làm lại
như đi phỏng vấn. Hình ảnh bên ngoài sẽ được thể hiện thông qua:
- Trang phục
- Kiểu tóc
- Mùi hương
- Trang điểm
- Phụ kiện
- Thiết bị cầm tay

Trang Kiểu
phục tóc

Mùi Trang
hươn điểm
g
Thiết Phụ
bị kiện
cầm
tay
Màu sắc cũng thể hiện rất nhiều trong tính cách của cá nhân:
- Màu đỏ: ấn tượng về
- sự năng nổ, nhiệt tình
- Màu xanh dương: ấn tượng về sự chững chạc, điềm tĩnh
- Màu trắng: ấn tượng
- về sự trung thực
Một phút tự giới thiệu
- Khoảng thời gian 01 phút sau phần chào hỏi
- Chứa 03 từ khóa của bản thân được sắp xếp theo thứ tự
- Luyện tập trước gương
- Sửa đổi và hoàn thiện hơn mỗi ngày
- Sửa đổi theo phản ứng của đối phương
- Chuẩn bị hình ảnh phù hợp với lời giới thiệu
Chương 4. XÂY DỰNG NGÔI NHÀ NHÂN HIỆU
4.1. Hệ sinh thái nhân hiệu
Kết nối với những người có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực hoạt động của mình.
Thuật ngữ này chỉ những người có sức ảnh hưởng tới cộng đồng, họ có khả năng tác động tới suy nghĩ
và hành vi của một nhóm người. Nhờ vào tiếng tăm của những người nổi tiếng như ca sĩ, diễn viên,
người mẫu, chuyên gia họ có thể quảng cáo, PR cho một nhãn hàng nào đó và thuyết phục người dùng
trực tuyến sử dụng sản phẩm, mua hàng…

Thật ra những người có sự ảnh hưởng chính là các KOL. Tiếp thị dựa vào người nổi tiếng mang lại hiệu
quả truyền thông rất là cao, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang cần mở rộng thương hiệu và
cần nhiều người biết tới.

Giống như các nhóm Kol, nhóm người có ảnh hưởng sẽ chia thành 3 nhóm sau:

Nhóm I: Nhóm chuyên gia, đây là nhóm bao gồm những giáo sư, tiến sĩ, giảng viên, chuyên viên, doanh
nhân – những người có chuyên môn và kiến thức chuyên sâu cho một lĩnh vực nào đó, người tạo nên
cảm hứng cho cộng đồng.

Ví dụ: Doanh nhân trẻ Lê Đăng Khoa – CEO Công ty TNHH phân bón lá xanh; Chủ tịch Công ty bất động
sản Lê Real; Ông bầu đội bóng rổ Da Nang Dragon và nhiều cương vị khác…

Nhóm II: Người nổi tiếng – những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật như: diễn viên, ca sĩ, người
mẫu, dancer, MC. Nhóm này sở hữu lượng fan khủng trên mạng xã hội cũng như ngoài đời.

Ví dụ: Ca sĩ Đàm Vĩnh Hương, Diễn viên & MC Trấn Thành….

Nhóm III: Những cá nhân hot trên mạng xã hội. Họ không thuộc hai nhóm trên nhưng vẫn sở hữu lượng
like & follow trên trang cá nhân cực cao

Ví dụ: Các vlogger, blogger: Hữu Công, Huy Me…

Lợi ích của Kết nối với người có ảnh hưởng:

● Nâng cao kiến thức


● Tìm kiếm các cơ hội chia sẻ và thể hiện bản thân
● Tận dụng cộng đồng của những người có tầm ảnh hưởng (influencers)
● Học cách xây dựng thương hiệu cá nhân
● Nâng cao uy tín thương hiệu cá nhân

Các cách để kết nối với người có ảnh hưởng:

● Mạng xã hội
● Hội thảo, sự kiện
● Người trung gian
● Điểm chung & lợi ích chung

Xây dựng cộng đồng của riêng bạn:

● Không cần cộng đồng lớn


● Cộng đồng nhỏ nhưng khả năng tương tác cao
● Cộng đồng nhỏ nhưng những giá trị bạn chia sẻ thật sự có ích với họ
● Nâng cao tầm ảnh hưởng của mình trong cộng đồng của bạn
Cách thức xây dựng cộng đồng:

● Chia sẻ & thường xuyên chia sẻ


● Kết nối người có – người cần
● Sử dụng người có tầm ảnh hưởng
● Xây dựng sự kiện, chương trình hấp dẫn
● Lọc thành viên phù hợp

Xây dựng nội dung trên internet:

● Tìm 01 nền tảng để thể hiện bản thân -> Để người khác có thể tìm thấy bạn, và lưu trữ thông tin
về bạn
● Một số nền tảng quen thuộc:

+ Facebook

+ Youtube

+ Tiktok

+ Tweeter

+ Instagram

+ Blog

+ Website/Tên miền cá nhân


4.2. Xây dựng ngôi nhà nhân hiệu
NGÔI NHÀ NHÂN HIỆU

Tầm nhìn
(Mục tiêu về hình ảnh lý tưởng bản
Mái thân muốn trở thành)
nhà
Giá trị cảm xúc
Tầng 1 (Cảm xúc đối phương mang theo về
bản thân) -> Người khác cảm nhận
về bạn như thế nào?

Tầng 2 Giá trị lý tính


(Kiến thức về nghề nghiệp, kỹ năng,
thành tích) -> Bạn làm được gì?

Hình mẫu của bản thân 03 năm sau sẽ như thế nào?
Hãy đặt mục tiêu 03 năm sau, lĩnh vực chuyên môn của bạn sẽ được công nhận như
thế nào?
Nói đến lĩnh vực…., phải kể đến tên của……

Nói đến MC hài hước và đa tài, phải kể đến tên của Trấn Thành

Nói đến luyện thi Toeic, phải kể đến tên của Ms. Hoa

Nói đến xây dựng thương hiệu cá nhân, phải kể đến tên của Yamamoto Hideyuki – Nhật
Bản

TẦM NHÌN NHÂN HIỆU – MÁI NHÀ


Nấu ngon
cho gia
đình

Chuyên gia thời


trang cho phụ nữ
trung niên tại công
sở
Ẩm thực
Trung
Quốc

 Phát huy kinh nghiệm đã tích lũy được: Kinh nghiệm về thời trang, kinh
nghiệm làm đầu bếp

 Phát huy được tinh thần đã học hỏi được: Ân cần, chu đáo, yêu gia đình, thấu
hiểu phụ nữ trung niên tại công sở

 Trở thành top of mind của thị trường mục tiêu

GIÁ TRỊ LÝ TÍNH


Trong lĩnh vực thương hiệu sản phẩm thì lợi ích lý tính là những lợi ích về chức năng sản
phẩm có thể mang đến cho khách hàng. Có rất nhiều lợi ích lý tính hiện nay.
Đặc biệt, khi phát triển sản phẩm hay thương hiệu thì buộc phải chú ý đến lợi ích lý tính
đầu tiên. Từ những lợi ích này mới có thể tạo ra những nội dung tiếp thị và marketing khách
hàng. Sự khác biệt của một sản phẩm thường được suy ra từ “lợi ích lý tính”. Một vài sản
phẩm lựa chọn yếu tố nhanh làm thế mạnh, trong khi các sản phẩm khác chọn công nghệ,
trọng lượng, độ an toàn cao. Nhưng đó là những sản phẩm có thể phân biệt bằng chức năng
và công dụng của nó. Chúng ta đều cố gắng tạo cho thương hiệu của mình một giá trị vượt
trội nào đó dựa trên yếu tố lý tính.
Còn đối với thương hiệu bản thân thì để tạo gia giá trị lý tính thì cần trả lời 3 câu hỏi:
- Để thực hiện tầm nhìn chúng ta phải có những kiến thức nào?
- Để thực hiện tầm nhìn chúng ta phải có những loại kinh nghiệm gì?
- Để thực hiện tầm nhìn chúng ta phải nắm được những kỹ thuật nào?
Khi trả lời những câu hỏi này bạn sẽ xây dựng cho bản thân nhân hiệu những giá trị lý tính.

Để thực hiện tầm nhìn chúng ta


phải có những kiến
thức nào?

Để thực hiện tầm nhìn chúng Để thực hiện tầm nhìn


ta phải có những loại kinh chúng ta phải nắm được
nghiệm gì? những kỹ thuật nào

GIÁ TRỊ CẢM XÚC


Khi nhắc tới cảm tính, chúng ra thường liên tưởng đến tình cảm. Trong nhân hiệu, xây dựng
thương hiệu bản thân thì cảm tính được ví là tình cảm của những người xung quang dành
cho bản thân bạn.
Có 8 cảm xúc chính của khách hàng được phân theo từng cấp bậc: lạc quan, tự do, được
chú ý, được yêu thích, thoải mái, dễ chịu, trong tầm kiểm soát và hiểu biết.
Khi xây dựng lợi ích cảm tính, bạn đừng nghĩ đến việc sẽ áp dụng hết tất tất cả 8 yếu tố
trên. Bởi nó sẽ khiến những người xung quanh của bạn bị bối rối hơn. Thu hẹp cảm xúc thì
bạn cũng sẽ dễ dàng quản lý, sử dụng những từ ngữ hiệu quả để trạm tới tình cảm của những
người xung quanh.
Mục tiêu của chúng ta là gây được ảnh hưởng, tạo nên sự liên tưởng tích cực nhằm dẫn dắt
những người xung quanh đến với thương hiệu bản thân.

Sự đồng cảm: Khi A hiểu Cảm giác an tâm: Thông tin A


được các vấn đề khó khăn cung cấp về thời trang là
của phụ nữ trung niên chĩnh xác

Sự ngưỡng mộ: Thông qua Cảm giác hứng thú: Khi A


tiếp xúc và trải nghiệm thực cung cấp thông tin mới
tế với A
Giá trị cảm xúc là khi đứng trên lập trường của người khác để suy nghĩ khi bắt đầu thực
hiện tầm nhìn.
Nâng cao giá trị lý tính là con đường ngắn nhất để nâng cao giá trị cảm xúc về nhân hiệu.
4.3. Xây dựng nhân hiệu đối với nhà tuyển dụng
Trong 7 tỷ người trên thế giới, bạn là duy nhất, là “độc nhất vô nhị”. Rõ ràng mỗi cá nhân
là một cá thể độc lập và riêng biệt không ai giống ai. Nhưng thế thì chưa đủ để khẳng định
vị thế trong mắt nhà tuyển dụng, đặc biệt đối với những sinh viên sắp ra trường. Trong bài
viết hôm nay, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân cho sinh
viên thật hoàn hảo trước khi đi ứng tuyển các vị trí công việc tốt.
Các bước xây dựng thương hiệu cá nhân cho sinh viên
Bước 1: Đặt ra mục tiêu cụ thể và lộ trình cho bản thân

Khi ngồi trên ghế giảng đường, bạn hãy đặt cho mình một mục tiêu cụ thể để xây dựng
thương hiệu cá nhân. Tất nhiên, để tạo ra được thương hiệu cá nhân không hề dễ dàng
nhưng bạn có thể vạch rõ mục tiêu, lộ trình và có phương pháp cụ thể.

Bạn có tin rằng, một cậu sinh viên tỉnh lẻ, năm 3 Kinh tế đã trở thành trợ lý giám đốc tại
Hà Nội, chỉ vì cậu bạn đó đã xây dựng được cho mình một thương hiệu từ sớm tại trường
đại học và được các nhà tuyển dụng lựa chọn.
Sau khi bạn đã lựa chọn cho mình mục đích cụ thể, bạn cần cố gắng phân tích nó thành
những mục tiêu nhỏ hơn, ngắn hơn theo quy tắc SMART: rõ ràng, đo lường được kết quả,
có thể thành công, thực tế và có thời gian nhất định.

Khi bạn đặt được ra mục đích, mục tiêu cho mình thì bạn sẽ hình dung được con người của
mình trong tương lai, quan trọng hơn khi xây dựng thương hiệu này bạn sẽ không tốn thời
gian, sức lực cho sự nghiệp sau khi ra trường.

Ví dụ, bạn muốn trở thành một CMO Marketing trong 10 năm tới thì ngay khi đi học bạn
đã phải trau dồi cho mình rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm về Marketing. Bạn
cũng cần tham gia các chương trình về Marketing của trường, của các tổ chức…

Bước 2: Trau dồi kiến thức cho bản thân

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thành tích là bí quyết xây dựng thương hiệu
cá nhân cho sinh viên tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Dù bạn có tài ăn nói hay khéo léo như
thế nào trong mắt nhà tuyển dụng, nhưng bạn vẫn không thể nào “thùng rỗng kêu to”, nói
những điều không phải để PR cho bản thân. Bởi vì, các nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể
kiểm chứng được những kiến thức, chứng nhận của bạn có phải thật hay không. Thay vì cố
gắng làm “màu mè” tờ CV của mình, bạn hãy cố gắng rèn luyện thật tốt kiến thức, kinh
nghiệm học tập thông qua các hoạt động, các công trình nghiên cứu, các cuộc thi lớn.

Và hơn nữa, bạn là một sinh viên, là người trẻ năng động hãy cố gắng tích lũy kiến thức
cho mình ở mọi lúc mọi nơi, tham gia nhiều các buổi ngoại khóa kỹ năng mềm, đi thực tế
liên quan đến ngành học và mục tiêu của mình.

Bước 3: Tìm kiếm các cơ hội nếu có

Khi bạn đã trang bị cho mình kiến thức, bạn đừng ngồi im một chỗ để nhà tuyển dụng “rước
bạn về rinh” mà hãy tự tìm những cơ hội cho mình. Bạn hãy thường xuyên theo dõi các
trang website, các fanpage của các công ty, tập đoàn lớn hay đơn giản hãy tham gia vào các
nhóm tuyển dụng về chuyên ngành để tìm kiếm cơ hội việc làm cho mình.

Khi bạn tìm kiếm những thông tin về học bổng, việc làm, hoạt động xã hội… nó không
những giúp bạn có thêm kiến thức mà còn tăng thêm điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng.
Bạn sẽ hiểu được nhà tuyển dụng cần gì, muốn gì để chắt lọc thông tin cũng như kinh
nghiệm cho bản thân.

Bước 4: Thiết kế hồ sơ khoa học, chuyên nghiệp

Việc bạn tạo hồ sơ cá nhân để thu hút các nhà tuyển dụng là một trong những cách xây dựng
thương hiệu cá nhân cho sinh viên khôn ngoan nhất hiện nay. Nhiệm vụ của bạn trong bước
này là hãy nói hết những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho công việc. Bạn hãy cố gắng
đưa ra thương hiệu cá nhân của mình cho các nhà tuyển nhận được thấy rõ.

Một lưu ý nữa, bạn hãy cố gắng chăm chút Facebook của mình một chút vì các nhà tuyển
dụng có thể bắt ngờ xem profile của bạn. Hãy hạn chế đăng những status tiêu cực hay nói
xấu về các doanh nghiệp, tổ chức nào mà bạn từng bị “out” trước đây nhé.

Bước 5: Phát triển thương hiệu cá nhân mạnh mẽ

Khi bạn cố gắng xây dựng thương hiệu cá nhân cho sinh viên thì hãy cố gắng gìn giữ và
xây dựng thêm kiến thức cho mình. Đừng để sau khi trở thành nhân viên chính thức của
công ty, nhà tuyển dụng cảm thấy thất vọng khi tuyển dụng bạn vì công việc bạn làm không
tốt hay không hòa đồng với môi trường làm việc.

Để thúc đẩy thương hiệu, bạn cần có những bước đột phá thêm về bản thân như tập viết
báo về những kỹ năng sống, nghề nghiệp, học tập hay những quan điểm, đề xuất giúp xây
dựng hình ảnh công ty.

Trên thực tế, bước viết CV chỉ là bước đệm để các nhà tuyển dụng tiếp cận được những
thông tin cơ bản từ những ứng viên nhưng bước này rất quan trọng. Vì vậy ngoài việc viết
CV tốt bạn cần chuẩn bị cho mình những kiến thức và các kỹ năng như kỹ năng mềm, giao
tiếp.
4.4. Xây dựng nhân hiệu trong công việc

Giá trị có thể


bán (USP)

Tạo lập giá trị có thể bán là trọng tâm của vấn đề. Bạn có thể thực hiện một số ví dụ sau để
gia tăng giá trị:
 Đọc các tạp chí thời trang lớn
 Tham gia các hội nhóm của phụ nữ trung niên tại công sở
 Tham gia các hội thảo của phụ nữ trung niên
 Lắng nghe các cuộc trò chuyện của phụ nữ công sở
 Quan sát phụ nữ tại nơi công sở hàng ngày
 ….
Đào sâu thương hiệu cá nhân giúp cái thiện nghề nghiệp, và nhận được đánh giá cao
từ người khác.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Chúng ta cần có kế hoạch thực hiện việc xây dựng thương hiệu càng sớm càng tốt. Để xây
dựng thương hiệu bản thân chúng ta cần chuẩn bị:
 Xây dựng thương hiệu cá nhân chính là tạo lập giá trị bản thân, để tạo lập giá trị bản
thân, chúng ta nên tự nhắc nhở mình mỗi ngày
 Hãy tìm kiếm bản thân trong tương lai, bản thân lý tưởng
Xây dựng nhân hiệu tạo cơ hội xây dựng một mối quan hệ phát triển cùng nhau.
Bằng cách xây dựng thương hiệu cá nhân và có những từ khóa tìm kiếm của riêng bạn, bạn
sẽ có thể gặp được những đối tượng tuyệt vời. Cá nhân bạn, doanh nghiệp của bạn, cuộc
sống của bạn sẽ trở nên phong phú hơn. Hãy nhớ rằng: “Khi con hổ chết thì còn lưu lại bộ
da, khi con người chết thì còn lưu lại cái danh”.

You might also like