You are on page 1of 11

HỌC PHẦN 3

Câu 1: Nêu tác dụng, tính năng chiến đấu của súng AK. Tên gọi, tác dụng các bộ phận
của súng.
 Tác dụng, tính năng chiến đấu
- Súng tiểu liên AK trang bị cho 1 người sử dụng. Dùng hỏa lực, lưỡi lê, báng súng để tiêu
diệt sinh lực địch. Súng có cấu tạo gọn nhẹ bắn được liên thanh và phát 1. Bắn liên thanh là
hình thức hỏa lực chủ yếu.
- Súng dùng đạn kiểu 1943 do Liên Xô sản xuất và 1956 do Trung Quốc sản xuất. Việt Nam
gọi là đạn K56 có 4 loại đầu đạn: thường, vạch đường, xuyên cháy và đầu đạn cháy. Hộp tiếp
đạn chứa được 30 viên.
- Tầm bắn ghi trên thước ngắm: AK từ 1-8, AKM, AKMS: 1-10, vạch chữ “П” tương ứng
với thước ngắm 3.
- Tầm bắn hiệu quả 400m, hỏa lực tập trung đến 800m, bắn máy bay quân dù 500m
- Tầm bắn thẳng với mục tiêu người nằm cao 0,5m: 350m, với mục tiêu người chạy cao
1,5m: 525m.
- Tốc độ đầu của đạn: AK 710m/s, AK cải tiến 715m/s
- Tốc độ bắn lý thuyết 600 phát/phút, trong chiến đấu bắn liên thanh được 100 phát/phút, bắn
phát 1 40 phát/phút.
- Khối lượng súng AK 3,8kg, AKM 3,1kg, AKMS 3,3kg. Khi lắp đủ 30 viên đạn khối lượng
súng tăng thêm 0,5kg
 Tên gọi, tác dụng các bộ phận của súng
1. Nòng súng: là buồng đốt chịu áp lực khí thuốc, định hướng bay cho đầu đạn, tạo cho đầu
đạn có vận tốc đầu nhất định, làm cho đạn tự quay quanh trục khi chuyển động
2. Bộ phận ngắm: để ngắm bắn mục tiêu ở các cự li khác nhau
3. Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng:
Hộp khóa nòng để liên kết các bộ phận của súng, hướng bệ khóa nòng và khóa nòng chuyển
động.
Nắp hộp khóa nòng để che bụi, bảo vệ các bộ phận bên trong của hộp khóa nòng
4. Bệ khóa nòng và thoi đẩy:
Thoi đẩy chịu áp lực của khí thuốc đẩy bệ khóa nòng lùi, bệ khóa nòng làm cho khóa nòng
và bộ phận cò chuyển động
5. Khóa nòng: đóng mở khóa nòng, đẩy đạn vào buồng đạn, làm cho đạn nổ, kéo vỏ đạn ra
khỏi buồng đạn
6. Bộ phận cò: đóng mở khóa an toàn, định cách bắn, giữ búa ở thế giương, giải phóng búa
khi bóp cò
7. Bộ phận đẩy về: đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng luôn lao về phía trước, giữ nắp hộp
khóa nòng
8. Ống dẫn thoi và ốp lót tay: ống dẫn thoi để dẫn thoi chuyển động, ốp lót tay để lót tay
khỏi nóng khi bắn
9. Báng súng và tay cầm: để giữ và tì súng được chắc chắn khi bắn
10. Hộp tiếp đạn: chứa và tiếp đạn cho súng khi bắn.
11. Lê: đánh gần, thay dao cưa kéo cắt dây thép.
1
Câu 2: Nêu tác dụng, tính năng chiến đấu của súng B41. Tên gọi, tác dụng các bộ phận
của súng
 Tác dụng, tính năng chiến đấu
- Súng diệt tăng B41 là loại vũ khí có uy lực mạnh của tiểu đội bộ binh do 1 người sử dụng.
Dùng hỏa lực để tiêu diệt các mục tiêu bằng sắt thép như xe tăng, xe thiết giáp và tiêu diệt
địch ẩn nấp trong công sự hoặc các vật kiến trúc không kiên cố bằng luồng xuyên tia nhiệt.
- Tầm bắn ghi trên thước ngắm và kính quang học: 200 - 500m
- Tầm bắn thẳng với mục tiêu cao 2,7m là 330m
- Tốc độ đầu của đạn 120m/s, tốc độ lớn nhất 300m/s
- Tốc độ bắn chiến đầu từ 4 - 6 phát/phút
- Cỡ đạn 85mm. Sức xuyên của đạn không phụ thuộc vào cự ly và tốc độ bay, chỉ phụ thuộc
vào góc chạm của đạn với mục tiêu. Nếu góc chạm là 90°, xuyên sât thép 280mm, xuyên bê
tông cốt thép 900mm, cát 800mm
- Khối lượng súng 6,3kg, kính ngắm quang học 0,5kg, đạn 2,2kg.
 Tên gọi, tác dụng các bộ phận chính của súng và đạn:
 Tên gọi, tác dụng các bộ phận của súng
1. Nòng súng: là buồng đốt chịu áp lực khí thuốc, định hướng bay cho quả đạn, tạo cho đạn
có vận tốc đầu nhất định
2. Bộ phận ngắm cơ khí: để ngắm bắn khi không có kính ngắm quang học
3. Bộ phận cò và tay cầm: đóng mở khóa an toàn, giữ bệ khóa nòng và khóa nòng giương,
giải phóng bệ khóa nòng và khóa nòng khi bóp cò. Tay cầm để giữ súng chắc chắn khi bắn
4. Bộ phận kim hỏa: làm hạt lửa phát lửa
5. Kính ngắm quang học: để quan sát vào ban ngày, ban đêm, đo cự li, sửa bắn.
 Tên gọi, tác dụng các bộ phận của đạn:
1. Đầu đạn: để tiêu diệt, phá hủy mục tiêu
2. Ống thuốc đẩy: liên kết đầu đạn với ống thuốc phóng, làm tăng tốc độ bay cho đạn
3. Đuôi đạn và thuốc phóng: để giữ thăng bằng cho đạn khi bay, và đẩy đạn ra khỏi nòng
súng khi thuốc phóng cháy
4. Ngòi nổ: làm cho đạn nổ khi chạm mục tiêu và tự nổ khi không chạm mục tiêu

Câu 3: Trình bày kí hiệu địa vật và tìm 4 mảnh bản đồ tiếp giáp với mảnh bản đồ có số
hiệu
 Phân loại:
- Kí hiệu vẽ theo tỉ lệ: là loại kí hiệu biểu thị đúng mối tương quan về tỉ lệ giữa đối tượng
ngoài thực địa với bản đồ
- Kí hiệu vẽ ½ tỉ lệ: là loại kí hiệu chỉ biểu thị mối tương quan theo tỉ lệ chiều dài, không
biểu thị theo tỉ lệ chiều ngang
- Kí hiệu vẽ không theo tỉ lệ: là loại kí hiệu biểu thị những địa vật nhỏ bé không thể rút theo
tỉ lệ bản đồ được

2
 Nguyên tắc xác định vị trí chính xác kí hiệu địa vật
Loại kí hiệu Điểm chính xác Biểu tượng Giải thích

Hình học Đỉnh núi,


Tâm hình học
hoàn chỉnh nhà độc lập

Đường đáy Chính giữa đường Nghĩa địa,


rộng dây lô cốt

Không có Chính giữa đường Hang động,


đường đáy đáy tưởng tượng lò nung

Đáy là góc Cây độc lập,


Đỉnh góc vuông
vuông biển báo

Nhiều hình Tháp nước,


Tâm hình dưới
khác nhau nhà thờ

Cầu, đập,
Chính giữa hình Cầu
cống

Đường 1 Chính giữa đường Ngã 3


nét, 2 nét 1 nét, 2 nét đường 2 nét

3
Xóm, làng, Chính giữa hình
Xóm nhỏ
bản xóm, làng, bản

 Một số quy định khi vẽ kí hiệu


- Những kí hiệu vẽ theo hình chiếu đứng: vẽ thẳng theo hướng Bắc của biểu đồ
Vd: cây, biển báo
-Những kí hiệu vẽ theo hình chiếu nằm: vẽ theo hướng của địa vật
Vd: đường sá, sông suối
-Kí hiệu vẽ thể hiện vách núi theo kiểu bóng vờn: vẽ theo chiều Đông Bắc xuống Tây Nam
Câu 4: Trình bày kí hiệu dáng đất (vẽ hình minh họa). Tìm 4 mảnh bản đồ tiếp giáp với
mản bản đồ có số hiệu
Đường bình độ là những đường còn khéo kín nối liền các điểm có cùng độ cao trên mặt đất
khi chiếu lên mặt phẳng bản đồ
 Phân loại
+ Đường bình độ cơ bản (con): thể hiện dáng đất theo những khoảng cao đều cơ bản đã được
quy định cho từng loại bản đồ. Vẽ nét liền mảnh màu nâu

+ Đường bình độ cái: cứ 3 4 đường bình độ cơ bản vẽ được 1 đường bình độ cái. Vẽ nét liền
đậm, màu nâu

+ Đường bình độ ½ khoảng cao đều: để biểi thị những nơi có dáng đất phức tạp giữa 2
đường bình độ cơ bản. Vẽ nét đứt đoạn dài màu nâu

4
+ Đường bình độ phụ: để biểu thị dáng đất phức tạp mà các đường bình độ trên không biểu
thị hết. Vẽ nét mảnh đứt đoạn ngắn màu nâu

 Đặc điểm của đường bình độ


-Đường bình độ hoàn toàn đồng dạng với dáng đất nên nhìn vào đường bình độ ta có thể biết
được dáng đất ngoài thực địa
-Đường bình độ lồng vào nhau, không xoáy trôn ốc, không cắt nhau, có thể chồng lên nhau ở
nơi dốc dựng thẳng đứng
-Đường bình độ biểu thị được đỉnh núi, sông suối, yên ngựa, khe núi,...
-Khoảng cao đều: là cự ly thẳng đứng giữa 2 mặt phẳng chứa 2 đường bình độ kề nhau
-Giá trị khoảng cao đều của các đường bình độ trong từng tỉ lệ bản đồ
Loại đường bình độ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ
1/10.000 1/25.000 1/50.000 1/100.000
Đường bình độ cơ
2m 5m 10m 20m
bản (con)

Đường bình độ cái 10m 25m 50m 100m

Đường bình độ ½
1m 2,5m 5m 10m
khoảng cao đều

Đường bình độ phụ Trên đường bình độ có ghi chú độ cao

Câu 5: Trình bày các biện pháp phòng chống tạm thời
 Gấp chi tối đa
Là biện pháp cầm máu tạm thời để cầm máu ở chi bị thương. Dù là chảy máu động mạch
lớn, khi bị gấp mạnh động mạch bị gấp và bị đè ép bởi các khối cơ xung quanh làm cho máu
ngưng chảy ngay lập tức.
 Ưu điểm:
+ Đơn giản, rất tốt cho mỗi người
+ Từng người có thể tự làm được
+ Nhanh chónh cầm máu
 Nhược điểm:
+ Người gấp dễ bị mỏi
+ Nếu có gãy xương kèm theo thì không thể gấp chi tối đa được
 Ấn động mạch
5
Là biện pháp dùng ngón tay ấn chặt vào động mạch trên đoạn lưu thông của máu từ tim đến
vết thương. Động mạch bị ép chặt giữa ngón tay và nền xương làm cho máu ngừng chảy
ngay lập tức
 Ưu điểm:
+ Hiệu quả cao, ít gây đau đớn và biến chứng xấu cho nạn nhân
+ Phần chi ở bên dưới vết thương vẫn được nuôi dưỡng
 Nhược điểm:
+ Rất mỏi tay người ấn
+ Người ấn phải hiểu biết về giải phẫu sinh lý người
 Băng ép và băng nút
Băng ép:
Là phương pháp băng với các vòng băng tương đối chặt, đè ép mạnh vào các bộ phận bị tổn
thương, băng ép chặt làm cho các mạch máu bị ép kín hoặc thu nhỏ lại tạo điều kiện thuận
lợi cho việc hình thành máu cục để cầm máu
Băng nút:
Là cách băng ép có dùng thêm bấc gạc để nhét vào hố của vết thương, nhét nút càng chặt thì
sức ép càng tăng và tác dụng cầm máu tốt
 Ưu điểm:
+ Tạo điều kiện cho máu đông cục để cầm máu
+ Hạn chế được vi trùng, vi khuẩn xâm nhập vào vết thương
 Nhược điểm:
+ Làm cho nạn nhân vô cùng đau đớn, dễ bị nhiễm trùng từ bấc gạc nếu diệt trùng không tốt
 Băng chèn:
Là 1 kiểu ấn động mạch nhưng không phải dùng ngón tay mà bằng một vật cứng rắn. Con
chèn được đặt trên đường đi của động mạch từ tim đến vết thương, đặt con chèn càng sát vết
thương càng tốt. Sau đó băng cố định con chèn bằng những vòng băng xiết chặt theo kiểu
băng số 8.
 Ưu điểm:
+ Là biện pháp cầm máu tốt, máu vẫn lưu thông tốt
+ Phần chi ở bên dưới vết thương vẫn được nuôi dưỡng
 Nhược điểm
+ Chèn phải đúng kĩ thuật, nếu sai nguy hiểm
+ Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ kèm theo như con chèn, băng các loại
 Ga rô
Là biện pháp cầm máu tạm thời bằng dây cao su hoặc bằng dây vải, xoắn thật chặt vào đoạn
chi trên của vết thương để làm ngưng sự lưu thông của máu từ trên xuống dưới chi. Khi xoắn
thật chặt dây ga rô, các mạch máu đều bị chèn ép. Vì vậy ga rô hầu như cắt đứt hoàn toàn sự
lưu thông của máu
 Trường hợp đặt ga rô
+ Vết thương ở chi chảy máu ồ ạt hoặc sôi trào qua vết thương
+ Chi bị cắt cụt tự nhiên
+ Vết thương phần mềm bị gãy xương kèm theo động mạch lớn
6
+ Bị rắn độc cắn
 Nguyên tắc
+ Ga rô sát ngay vết thương và để hở ra ngoài
+ Phải ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, quê quán, đơn vị, giờ ngày ga rô, người đặt ga rô.
+ Khi vận chuyển thương binh phải nới ga rô đúng kĩ thuật ít nhất 1 giờ 1 lần, không để quá
lâu 2 – 3 giờ
+ Người bị ga rô được xử lí khẩn cấp

Câu 6: Nêu các nhân tố sát thương phá hoại của vũ khí hạt nhân. Trình bày nhân tố:
sóng xung kích, bức xạ quang và hiệu ứng điện từ
Các nhân tố sát thương phá hoại của vũ khí hạt nhân: sóng xung kích, bức xạ quang, bức
xạ xuyên, chất phóng xạ, hiệu ứng điện từ
 Sóng xung kích:
- Nguồn gốc:
Là nhân tố sát thương phá hoại chủ yếu của VKHN, chiếm 50% năng lượng của vu nổ. Dưới
tác dụng của nhiệt độ và áp suất cực kì cao làm cho vật chất xung quanh tâm nổ nóng chảy
bốc hơi, giãn nở ra xung quanh dồn nén không khí bao quanh tâm nổ tạo thành sóng xung
kích
- Tác hại:
Có thể gây sát thương trực tiếp hoặc gián tiếp cho người, vũ khí trang bị, công trình kiến trúc
bằng cách dồn nén, xô đẩy, quăng quật, đè ép. Làm dập nát, gãy xương, chấn thương đổ vỡ
hư hỏng 1 phần hoặc phá hủy hoàn toàn
- Cách phòng chống:
+ Lợi dụng địa hình, địa vật để ẩn nấp, không lợi dụng những vật dễ đổ vỡ
+ Nếu đang ở trong địa hình bằng phẳng, lập tức nằm sấp xuống đất, chân quay về hướng
tâm nổ, 2 cánh tay bắt chéo chèn trước ngực, 2 ngón tay trỏ bịt 2 lỗ tai, nhắm mắt há miệng
thở đều
+ Hầm hào công sự phải xây dựng kiên cố, vững chắc
+ Kịp thời cấp cứu chữa cho người bị thương
 Bức xạ quang:
- Nguồn gốc:
Là nhân tố sát thương phá hoại quan trọng của VKHN. Chiếm 35% năng lượng vụ nổ. Do
nhiệt độ và áp suất cực kì lớn, không khí, đất nước bị nung nóng đến nhiệt độ cao và phát ra
ánh sáng tạo thành những chùm tia hồng ngoại, tử ngoại, tia Rơnghen, ánh sáng nhìn thấy
truyền đi với vận tốc nhanh, phương truyền thẳng, thời gian gây tác hại nhanh
- Tác hại:
Làm bỏng, cháy da, gây mù mắt, hóa than. Làm cháy, nóng chảy biến dạng các vật liệu tạo
thành những đám cháy lớn gây tác hại cho người và vật thể.
- Cách phòng chống:
+ Lợi dụng địa hình địa vật để ẩn nấp, không nhìn vào cầu lửa
+ Hầm hào, công sự xây dựng bằng vật liệu khó cháy, có nắp đủ độ dày

7
+ Kịp thời cấp cứu chữa người bị bỏng, dập cháy trên các đối tượng
 Hiệu ứng điện từ:
- Nguồn gốc:
Là nhân tố chiếm khoảng 1% năng lượng vụ nổ. Dưới tác dụng của nhiệt độ và dòng γ,η,các
phân tử, nguyên tử không khí bị ion hóa tạo thành các phân tử mang điện hình thành những
vùng điện tích trái dấu làm xuất hiện từ trường tổng hợp trong không gian
- Tác hại:
+ Làm nhiễu hoạt động của máy vô tuyến điện
+ Làm đứt dây dẫn điện, mất tính cách ddienj của một số vật liệu gây nên chập cháy điện
+ Tác dụng vào hệ thống điều khiển, thông tin liên lạc đặt dưới hầm sâu, mà ở đó sóng xung
kích và bức xạ quang không tác dụng được
- Cách phòng chống:
+ Xây dựng hệ thống thu xung điện tử ở các hầm chỉ huy, thông tin
+ Thiết kế các mạch chống xung cao trong các thiết bị điện
+ Thay đổi tần số làm việc của máy vô tuyến điện
+ Kịp thời thông báo, báo động địch tập kích VKHN
+ Tạm thời tắt máy vô tuyến điện, ngắt đường truyền điện

Câu 7: Nêu tên 1 số loại chất độc quân sự. Trình bày chất độc thần kinh (Vx) và chất
độc diệt cây
Một số loại chất độc quân sự: Chất độc thần kinh (Vx), chất đọc loét da Yperit, chất độc
kích thích Cs, chất độc tâm thần BZ, chất đầu độc, chất độc diệt cây
 Chất độc thần kinh (Vx)
- Tính chất:
+ Chất lỏng không màu không mùi, sôi 300℃
+ Ít tan trong nước, tan tốt trong các dung môi hữu cơ
+ Nặng hơn nước
+ Bay hơi kém, tồn tại lâu trên bề mặt địa hình, vật thể
+ Gây nhiễm độc qua da rất lớn
- Triệu chứng trúng độc
Con ngươi mắt thu nhỏ, sùi bọt mép, nôn mửa, khó thở, thở gấp, đi đứng không vững, đau
đầu, đau vùng mắt, co giật cơ bắp, co giật toàn thân, da tím tái, tim hoạt động rối loạn, toàn
thân tê liệt và chết. Trong trường hợp bị nhiễm độc nhẹ hoặc cấp cứu kịp thời có thể sống sót
- Đề phòng, cấp cứu, tiêu độc
+ Đề phòng:
 Luôn cảnh giác, đề phòng chất độc Vx
 Triệt để lợi dụng địa hình địa vật để ẩn nấp, sử dụng khí tài phòng hóa cá nhân
 Uống thuốc phòng chất độc thần kinh trước khi địch sử dụng hoặc trước khi vào khu
nhiễm hoạt động
+ Cấp cứu:
 Nhanh chóng đưa người ra khỏi khu nhiễm độc

8
 Dùng ống tiêm tự động để tiêm vào bắp và bỏ ống tiêm vào túi áo ngực
 Làm hô hấp nhân tạo
+ Tiêu độc:
 Dùng bao tiêu độc IPP – 8 (cho da), hộp tiêu độc IĐP (cho quân trang), ĐPS (cho vũ
khí trang bị) và dung dịch Natribicacbonat, Canxihipoclorit để tiêu độc cho các đối
tượng
 Dùng nước sạch rửa mắt nhiều lần
 Địa hình xúc hớt, phủ lấp, đốt để tiêu độc
 Nguồn nước, lương thực, thực phẩm bị nhiễm không sử dụng
 Chất độc diệt cây
- Khái niệm:
Là những hóa chất độc hại hoặc dạng pha chế của nó có tác dụng lên cây cối dùng để hủy
diệt các loại thực vật nhằm gây tổn thất gián tiếp cho đối phương như: phá hủy màn ngụy
trang thiên nhiên và hạn chế đến sản xuất lương thực thực phẩm. Chất độc diệt cây ngoài gây
tác hại đối với thực vật còn gây các hại đối với người
- Một số chất độc và hỗn hợp chất độc diệt cây: Chất độc da cam, chất độc trắng, chất độc
xanh
- Sử dụng chất độc diệt cây: Được phun rải dưới dạng giọt lỏng và bột bằng các máy phun
lắp đặt trên máy bay, chủ yếu là máy bay vận tải. Có thể sử dụng máy phun mang vác trong
nông nghiệp hoặc xe gây nhiễm đôc
- Tác hại:
+ Triệt phá nguồn cung cấp lương thực thực phầm của đối phương
+ Làm cho đối phương không còn nơi trú, giấu quân
+ Gây nhiễm độc cho người qua 3 con đường: hô hấp, tiêp xúc và tiêu hóa. Gây ảnh hưởng
đến sức khỏe, gây tác hại cho người từ thế hệ này đến thế hệ khác như chất đioxin
+ Phá hủy môi trường sinh thái
- Đề phòng, tiêu độc
+ Đề phòng:
 Nhanh chóng sử dụng khí tài phòng hóa
 Che đậy lương thực thực phẩm, vũ khí trang bị,…
 Không để chất độc dính bám, không sử dụng nguồn nước, lương thực thưc phẩm bị
nhiễm độc
+Tiêu độc:
 Nếu ăn uống phải nhanh chóng gây nôn, súc rửa dạ dày, tắm rửa sạch sẽ, điều trị kịp
thời. Sử dụng các chất có tính kiềm, oxi hóa, clo hóa để tiêu độc cho các đối tượng bị
nhiễm
 Hoa màu: Dùng nước sạch, nước vôi thau rửa nhiều lần. Cây phải thu gom, chặt bỏ và
đốt, sau đó xới 10 – 15 ngày mới gieo trồng lại

Câu 8: Trình bày các phương tiện gây nổ


 Kíp
 Tác dụng:

9
Dùng để gây nổ lượng nổ hoặc dây nổ, kíp rất nhạy nổ: va đập cọ xát, vật nặng đè lên, khêu,
chọc, tia lửa nhỏ phụt vào mắt ngỗng, tăng nhiệt độ,… đều làm cho kíp nổ
 Phân loại:
- Căn cứ vào phương pháp gây nổ: kíp thường, kíp điện
- Căn cứ vào cấu tạo vỏ kíp: kíp đồng, kíp nhôm, kíp giấy
- Căn cứ vào kích thước, lượng nổ trong kíp: có kíp từ số 1 – 10 (số càng lớn lượng thuốc nổ
càng nhiều)
 Cấu tạo kíp:
- Kíp thường: vỏ kíp hình ống bằng đồng, nhôm hoặc giấy, dưới đáy lõm để tăng sức gây nổ;
bên trong có thuốc nổ mạnh, trên thuốc nổ mạnh có thuốc gây nổ, trên thuốc gây nổ có lớp
lụa phòng ẩm; bát kim loại giữ thuốc gây nổ không bị rơi ra ngoài, giữa bát kim loại có mắt
ngỗng để nhận tia lửa và gây nổ kíp; phần trên rỗng để lắp dây cháy chậm
- Kíp điện: cơ bản như kíp thường chỉ khác phần trên có dây tóc như dây tóc bóng đèn 2,5V
quanh dây tóc có quét thuốc cháy, 2 dây cuốn kíp nối với 2 đầu dây tóc và miếng nhựa cách
điện, gây nổ kíp điện cần có nguồn điên như pin, acquy
 Dây cháy chậm
 Tác dụng:
Dùng để dẫn lửa gây nổ kíp, bảo đảm cho người gây nỏ có thời gian cầm thiết cơ động về vị
trí ẩn nấp hoặc ra khỏi vùng nguy hiểm khi lượng nổ nổ
 Tính năng:
Tốc độ cháy trung bình 1cm/s, ở dưới nước cháy nhanh hơn
 Cấu tạo:
- Vỏ bọc gồm nhiều sợi dây cuốn, bên ngoài quét nhựa đường, bên trong vỏ là lớp giấy, sợi
tim và lõi thuốc đen
- Loại vỏ bằng nhựa thường dùng đánh dưới nước hoặc nơi có độ ẩm cao’
- Đường kính dây 5,5 – 6mm, mỗi cuộn dài 50m
 Nụ xòe
 Tác dụng:
Để phát lửa đốt cháy dây cháy chậm hoặc gây nổ kíp trực tiếp nhanh gọn bí mật
 Cấu tạo:
- Nụ xòe giấy: vỏ bằng giấy, tay giật bằng tre nối với dây bằng kim loại, dây xoắn có quét
thuốc cháy, bên trong có phễu kim loại đựng thuốc phát lửa, lỗ tra dây cháy chậm, hom giỏ
- Nụ xòe nhựa: vỏ bằng nhựa, tay giật bằng nhựa nối với dây giật bằng kim loại xoắn có quét
thuốc cháy bên trong phễu kim loại đựng thuốc phát lửa, lỗ tra dây cháy chậm
- Nụ xòe đồng: cơ bản như nụ xòe nhựa chỉ khác vỏ bằng đồng, 2 bên có 2 lỗ trích khí thuốc
đối xứng nhau, dây giật bằng sợi gai màu đen
 Dây nổ:
 Công dụng:
Dùng để gây nổ 1 hay nhiều lượng nổ cùng 1 lúc đặt cách xa nhau. Mở lỗ đặt khí thuốc khi
đào công sự, phá đất, đan thành lưới phá bãi mìn, cắt dây nhỏ khi mở đường
 Tính năng:
Va đập, cọ xát an toàn, đạn súng trường bắn xuyên qua không nổ, tốc độ nổ 6500m/s, cháy
tập trung trên 1kg có thể nổ
10
 Cấu tạo:
Vỏ băng nhựa hoặc bằng vải cuốn có quét nhựa phòng ẩm bên ngoài có màu đỏ, trắng hoặc
lốm đốm đỏ. Lõi thuốc có màu trắng hoặc hồng nhạt. Đường kính dây 5,5 – 6mm, mỗi cuộn
50m.

11

You might also like