You are on page 1of 53

Tuyến truyền dẫn cơ bản

 Thiết bị phát: thực hiện điều chế, mã hoá... tín hiệu băng gốc
(thoại, số liệu…)
 Thiết bị thu: thực hiện các quá trình ngược lại (giải điều chế, giải
mã...) để khôi phục tín hiệu nguyên thuỷ ban đầu.
 Bộ lặp có nhiệm vụ tái tạo lại tín hiệu để bù lại những suy hao trên
tuyến truyền dẫn.
 Phương tiện truyền dẫn có nhiệm vụ truyền tải tín hiệu.
• Hữu tuyến: cáp đồng, cáp đồng trục, ống dẫn sóng, cáp sợi quang
• Vô tuyến: sóng vô tuyến điện
1
Các đặc tuyến truyền dẫn
 Đặc tuyến suy hao theo cự ly truyền dẫn
Cự ly càng lớn thì công suất càng giảm
P nằm trong dải P cho phép Pmin – Pmax
P < Pmin: Không phân biệt được mức 0 và 1
P > Pmax: có nhiễu
 Đặc tuyến suy hao theo tần số
Tần số càng cao thì suy hao càng lớn
 Đặc tuyến biên độ tần số và pha tần số
Lý tưởng: Trong dải tần, hệ số truyền đạt tại mọi tần số là như nhau.
Mọi thành phần tần số đều trễ 1 khoảng thời gian như nhau.
Thực tế: Hệ số truyền đạt giảm khi tần số tăng
Tần số càng cao trễ càng lớn
Vì vậy, cần hiệu chỉnh

2
Các vấn đề khi truyền dẫn
 Đối với tín hiệu số:
Suy hao
Dãn xung → Giao thoa liên ký tự
Nhiễu tác động
…..

Gây ra lỗi bit hoặc 1 cụm bit (Lỗi chùm)

Kiểm soát lỗi gây ra bởi kênh truyền


như thế nào?

3
Chương 3: Mã kênh

Nội dung chính:


 Lý thuyết mã kênh
 Mã khối
 Mã chập

4
Nhiễu – Tạp âm

 Nhiễu: Nguồn tín hiệu không mong muốn, ảnh


hưởng tới chất lượng tín hiệu chính.

Với tín hiệu tương tự, gây ra méo dạng tín hiệu
Với tín hiệu số, gây ra lỗi bit

5
Nhiễu – Tạp âm
 Nhiễu
• Nguồn nhiễu xuất phát chủ yếu từ các hệ thống thông tin
khác hoặc trong cùng hệ thống khi sử dụng lại tần số
(TTDĐ)
• Các nguồn nhiễu ngoài khác như:
- Tiếng vọng của các tín hiệu tốc độ cao gây ra
- Sét gây nhiễu xung
- Điện áp cảm ứng từ các dây dẫn điện, đường điện
ngầm
- …
6
Nhiễu – Tạp âm

 Nhiễu
Khắc phục:
• Sử dụng các phương pháp điều chế và mã hoá
thích hợp.
• Sử dụng các tuyến cáp sợi quang
• Sử dụng anten thông minh: có thể thay đổi
hướng của các búp sóng hướng theo sự di
chuyển của thiết bị đầu cuối
• Sử dụng dải phổ tần hợp lý để tránh nhiễu đồng
kênh và nhiễu cận kênh
7
Nhiễu – Tạp âm

 Tạp âm (Interference)
• Nguồn từ trong nội tại bản thân các tuyến thông
tin
• Tạp âm xuất hiện một cách ngẫu nhiên rất khó có
thể dự đoán và khử
• Các loại tạp âm thường gặp là tạp âm nhiệt, tạp
âm khí quyển
8
Nhiễu – Tạp âm

 Xuyên âm (Cross-talk)
• Hiện tượng xuyên âm xảy ra do các tín hiệu
truyền đi trên một đường này tạo ra một trường
điện từ làm ảnh hưởng đến đường kia
• Khái niệm xuyên âm chủ yếu tồn tại trong hệ
thống điện thoại

9
Các phương pháp điều khiển lỗi
Điều khiển lỗi nhằm mục đích là làm giảm tỷ lệ lỗi trong một
hệ thống khi tỷ lệ này lớn quá mức cho phép
Có năm phương pháp điều khiển lỗi:
 Tăng công suất phát
 Sử dụng phân tập (diversity)
 Truyền song công, hay kiểm tra echo (echo checking)
 Yêu cầu lặp lại tự động ARQ (Automatic Repeat reQuest)
 Mã hóa sửa lỗi không phản hồi FECC

10
Các phương pháp điều khiển lỗi
1. Tăng công suất phát: Lưu ý nguồn
2. Sử dụng phân tập (diversity): Truyền tín hiệu giống nhau
trên nhiều kênh truyền khác nhau, bên thu chon tín hiệu thu
tốt nhất hoặc kết hợp những tín hiệu đó tạo thành tín hiệu
tốt nhất.
• Phân tập không gian
• Phân tập tần số
• Phân tập thời gian
3. Truyền song công (kiểm tra echo):
Khi bộ phát phát tin đến bộ thu, tin được phát ngược về bộ
phát trên một kênh hồi tiếp riêng (gọi là echo – tiếng vọng)
Nếu tin phát ngược về khác với tin phát đi thì biết là có lỗi
Phương pháp này có khuyểt điểm là yêu cầu băng thông
11
gấp đôi so với truyền trên một hướng
Các phương pháp điều khiển lỗi
4. Yêu cầu lặp lại tự động ARQ (Automatic Repeat reQuest)
Tín hiệu trả lời là ACK (ACKnowledgment) khi số hiệu đúng và
NAK (Non–AcKnowledgment) khi số liệu thu sai
Nếu bên phát nhận NAK, bên phát phải tiến hành truyền lại khối
số liệu bị lỗi
Có hai kỹ thuật ARQ chính là ARQ dừng và đợi (Stop and wait
ARQ) và ARQ liên tục (Continuous ARQ)

12
Các phương pháp điều khiển lỗi

ARQ dừng và đợi

13
Các phương pháp điều khiển lỗi

ARQ lùi lại N

14
Các phương pháp điều khiển lỗi

ARQ chọn lọc

15
Các phương pháp điều khiển lỗi

5. Mã hóa sửa lỗi không phản hồi FECC:


FECC lợi dụng sự khác nhau giữa tốc độ truyền dẫn và thông
lượng kênh để giảm xác suất lỗi Pb
Tuy nhiên thời gian trễ truyền dẫn tăng, do tăng độ dư cho
đủ để mã có thể phát hiện và sửa được lỗi và do mất thời
gian kiểm tra khối số liệu thu để sửa lỗi

16
Mã hóa điều khiển lỗi

Các loại mã hóa điều khiển lỗi

17
Mã hóa điều khiển lỗi

Các loại mã hóa điều khiển lỗi

 Mã khối
Mã khối được đặc trưng bởi hai số nguyên n và k, và một ma
trận sinh hay đa thức sinh

18
Mã hóa điều khiển lỗi

Các loại mã hóa điều khiển lỗi

 Mã khối tuyến tính


Có các từ mã có tương ứng 1- 1 với các phần tử thuộc nhóm
toán học
Mã tuyến tính có chứa từ mã gồm toàn số 0 và có tính chất
đóng
Chẳng hạn đối với mã tuyến tính nhị phân, với hai từ mã Ci
và Cj bất kỳ, ta luôn có Ci + Cj = Ck , Ck cũng là một từ mã

19
Mã hóa điều khiển lỗi

Các loại mã hóa điều khiển lỗi

 Mã vòng
Là một lớp con của mã khối tuyến tính, không có từ mã gồm
toàn số 0
Một mã khối tuyến tính được gọi là mã vòng nếu sau một lần
dịch vòng một từ mã thì cũng được một từ mã thuộc cùng bộ

20
Mã hóa điều khiển lỗi

Các loại mã hóa điều khiển lỗi

 Mã Hamming
Mã Hamming là một trường hợp riêng đơn giản nhất của mã
BCH nhị phân
Mã Hamming có khả năng sửa sai 1 lỗi

21
Mã hóa điều khiển lỗi

Các loại mã hóa điều khiển lỗi

 Mã chập
Mã chập đặc trưng bởi hai số nguyên n và k
n bit ra không chỉ phụ thuộc vào k mà còn phụ thuộc vào K-1
bộ K bit vào trước đó
K được gọi là độ dài ràng buộc
Mã chập (n,k,K) được xây dựng từ các thanh ghi dịch kK bit

22
Mã hóa điều khiển lỗi
Khả năng phát hiện và sửa lỗi của mã khối

Khoảng cách Hamming giữa các từ mã trong một bộ mã có liên


quan đến khả năng phát hiện sai và sửa sai của bộ mã đó
 d là khoảng cách Hamming
 r là số lỗi phát hiện được
 s là số lỗi sửa được, s ≤ r
d≥ r+s+1

23
3.1. Mã khối
 Mã kiểm tra chẵn lẻ (parity)

Mỗi ký tự trước khi truyền đi được thêm vào một số bit chẵn
lẻ gọi là bit parity (P)
Tổng số bit 1 trong ký tự kể cả bit P là số chẵn: loại chẵn
Tổng số bit 1 trong ký tự kể cả bit P là số le: loại lẻ

24
3.1. Mã khối

 Mã kiểm tra chẵn lẻ (parity)

Khi nhận ký tự, bên thu sẽ được thực hiện tính toán bit parity
tương tự như bên phát.
So sánh nếu chúng bằng nhau thì kết luận không có lỗi nếu
khác nhau thì kết luận có lỗi.
Bộ mã này có khoảng cách Hamming là 2 nên chỉ có thể phát
hiện được 1 lỗi đơn.

25
3.1. Mã khối
 Mã kiểm tra tổng khối BCC (Block sum Check
Character)

Khi truyền một khối ký tự, trong khối có thể bị lỗi


 khối đó bị lỗi
Khi truyền đi khối ký tự, thêm tập hợp các bit P tính trên cả
một khối hoàn chỉnh
Mỗi ký tự trong khối được thêm vào một bit P gọi là parity hàng
(row parity), mỗi vị trí của bit trong khối được thêm một bit gọi
là bit parity cột (column parity)
Tập các bit parity cột tạo thành ký tự kiểm tra tổng khối BCC

26
3.1. Mã khối
 Mã kiểm tra tổng khối BCC (Block sum Check
Character)
Hai bit lỗi trong một ký tự không được phát hiện nhờ bit parity
hàng nhưng sẽ được phát hiện nhờ bit parity cột

27
 Mã khối tuyến tính
Xét mã khối tuyến tính M(n,k) với k là số bit mang tin và
m = (n - k) là số bit thêm vào
Bên phát:
a1 a2 ... ak là tổ hợp mang tin k bit
p1...pm là tổ hợp bit dư (thêm vào) m bit
Từ mã phát đi là c = a1 a2 ... ak p1...pm

28
 Mã khối tuyến tính
Các bit thêm vào được xác định như sau:
p1 = z11a1  z12a2  ...  z1kak
p2 = z21a1  z22a2  ...  z2kak
...
pm = zm1a1  zm2a2  ...  zmkak

𝑧11 𝑧12 … 𝑧1𝑘


𝑧21 𝑧22 … 𝑧2𝑘
pi = ai x ZT với 𝑍 =

𝑧𝑚1 𝑧𝑚2 … 𝑧𝑚𝑘

29
 Mã khối tuyến tính
Mã khối tuyến tính có ma trận sinh tương ứng là:

I là ma trận đơn vị,


ZT là ma trận chuyển vị của ma trận Z

Từ mã phát là c= 𝑎 × 𝐼 ⋮ 𝑍 𝑇

c= 𝑎 × G

30
 Mã khối tuyến tính
Bên thu:
Bên thu có ma trận kiểm tra Hm x n tương ứng với ma trận sinh Gk x n

31
 Mã khối tuyến tính

Việc phát hiện vị trí bit sai và sửa lỗi:


- Xác định syndrome (Từ mã độc lập với từ mã phát sinh và chỉ
phụ thuộc vào dãy thu bị lỗi, ký hiệu vector syndrome là s)
Gọi e là vector lỗi, c là vector biểu diễn cho từ mã khối (n,k).
Từ mã thu được là r.
Ta có quan hệ: r = c  e
Syndrome được tính như sau:
s = r x HT = (c  e) x HT = c x HT  e x HT = 0  e x HT = e x HT
- Lập bảng syndrome (tập hợp tất cả các syndrome có thể)
- Lập bảng vector lỗi tương ứng với syndrome
- Sửa sai c = r  εi
32
 Mã khối tuyến tính

Bảng vector lỗi tương ứng với syndrome


Vector lỗi (εi) Syndrome Vị trí bit sai
000...0 00...0 Không lỗi
100...0 Lần lượt Bit thứ 1
010...0 các cột Bit thứ 2
... trong ...
000...1 ma trận H Bit thứ n

33
Mã khối tuyến tính

Ví dụ:
Cho mã khối tuyến tính M(4,7) gồm 4 bit tin (a1 đến a4) và
3 bit kiểm tra chẵn lẻ (P1 đến P3). Mã M(4,7) có ma trận
sinh là G.

Tổ hợp bit mang tin 1011. Xác định tổ hợp bit phát đi.

34
Mã khối tuyến tính

Từ mã khối tuyến tính được tạo ra là:

Nhân 2 ma trận như quy tắc thông thường, chỉ khác phép +
được thay bằng phép 
[1 0 1 1] là ma trận 1 hàng 4 cột

Ma trận 4 hàng 7 cột

35
Mã khối tuyến tính
Tìm và sửa lỗi:
Ta có ma trận kiểm tra H:

Syndrome:

So sánh với bảng syndrome, ta xác định được vị trí bit sai.

36
Mã khối tuyến tính
Bảng Syndrome:
Vector lỗi (εi) Syndrome Vị trí bit sai
0000000 000 Không lỗi Bảng này sẽ
1000000 111 Bit thứ 1 thay đổi cột
0100000 011 Bit thứ 2 Syndrome
0010000 101 Bit thứ 3 tùy theo
0001000 110 Bit thứ 4 từng mã
0000100 100 Bit thứ 5
0000010 010 Bit thứ 6
0000001 001 Bit thứ 7

Sửa sai:

Vậy từ mã đúng là: 1011100 37


Bài tập
Mã khối tuyến tính

Ví dụ:
Cho mã khối tuyến tính M(4,7) gồm 4 bit tin (I1 đến I4) và 3
bit kiểm tra chẵn lẻ (P1 đến P3). Mã M(4,7) có ma trận sinh
là G.

Tổ hợp bit mang tin 1011. Xác định tổ hợp bit phát đi.
Nếu bên thu thu được tổ hợp bit 1001100. Tìm vị trí bit sai
và sửa lỗi.
38
3.1. Mã khối
 Mã kiểm tra độ dư vòng – CRC
(Cyclic Redundancy Check)

 Cấu trúc toán học của mã vòng cho phép khả năng sửa lỗi cao
 Có thể thực hiện mã vòng dễ dàng bằng phần cứng, bằng các
thanh ghi dịch và các cổng XOR
 Dịch vòng từ một mã cũng được một từ mã thuộc cùng bộ mã
 Có thể biểu diễn mã vòng bằng đa thức

39
3.1. Mã khối
 Mã kiểm tra độ dư vòng – CRC
(Cyclic Redundancy Check)

Một tập tin bit kiểm tra được tính toán cho mỗi khung tin dựa
vào nội dung khung, sau đó được gắn vào đuôi khung để
truyền đi
Bên thu thực hiện tính toán tương tự như bên phát để phát
hiện lỗi
Các bit kiểm tra gọi là dãy kiểm tra khung FCS (Frame Check
Sequence)

40
3.1. Mã khối

 Mã kiểm tra độ dư vòng – CRC


 Tính toán từ mã CRC bên phát
M(x) là thông tin cần truyền đi, gồm k bit, đa thức tin bậc k – 1
R(x) là thông tin cần thêm vào, gồm m bit
G(x) là đa thức sinh bậc m
Lưu ý: Bậc đa thức sinh = số bit cần thêm vào
Bên phát:
- Đa thức bị chia T‘(x)=M(x) xm
(Từ k bit tin, thêm m bit 0 vào cuối thông tin cần truyền đi)
- Chia T‘(x) cho G(x) được phần dư R(x) (tương ứng m bit)
- Từ mã phát đi T(x) = T‘(x) + R(x)
41
3.1. Mã khối
 Mã kiểm tra độ dư vòng – CRC
(Cyclic Redundancy Check)
Cần truyền đi thông tin gồm 4 bit 1110 qua đường truyền
số liệu sử dụng mã CRC để phát hiện lỗi. Đa thức sinh sử
dụng là 1101.
Tìm từ mã phát đi.
------------------------------
Từ mã CRC được tạo ra như sau:
Vì đa thức sinh bậc 3 nên M(x)x3 = 1110.000
Thực hiện phép chia module-2 M(x)x3 cho G(x)

42
3.1 Mã khối

 Mã kiểm tra độ dư vòng – CRC

1110 000 1101



1101 1010
0011 0 0

11 01
00 010 Từ mã phát đi: 1110.010
Phần dư

43
3.1 Mã khối

 Mã kiểm tra độ dư vòng – CRC


 Kiểm tra lỗi bên thu
Bên thu: Lấy dãy bit thu được Q(x) chia cho G(x).
Nếu phần dư là 0 thì không có lỗi, nếu dư khác 0 thì dãy bit thu
được có lỗi.
Nếu chỉ có lỗi đơn thì sửa bằng thuật toán bẫy lỗi

44
3.1 Mã khối

Mã kiểm tra độ dư vòng – CRC


 Thuật toán sửa lỗi
Giả sử thu từ mã thu được là Q(x). Lấy Q(x) chia cho G(x)
Nếu dư khác 0 tức là dãy bit thu được có lỗi thì ta thực hiện sửa
lỗi như sau:
• Quay vòng trái Q(x) và thực hiện phép chia cho G(x)
• Thực hiện phép quay vòng trái và chia đến khi phần dư = 1.
Số lần quay vòng trái = j
 vị trí bit sai = j
• Sửa sai: Cộng từ mã thu được Q(x) với 1 và quay vòng phải j
lần. Ta thu lại được từ mã đúng.
45
3.1 Mã khối
Mã Hamming
Xét mã Hamming có d=3 (có khả năng sửa được 1 lỗi) là H(k,n)
k là số bit tin và n là số bit phát đi
k = 2m – m – 1
n = 2m – 1 với m  3
Từ mã phát đi là u=a1a2...an
Đặc trưng từ mã Hamming:
• Các bit kiểm tra ở các vịt trí 2i với i = 0, 1, 2... (Các vị trí 1,
2, 4, 8...)
• Ma trận kiểm tra H có các cột là biểu diễn nhị phân các số từ
1 đến 2m – 1
46
3.1 Mã khối
Mã Hamming

Bên phát: Lập từ mã phát đi


Các bit kiểm tra được tính toán sao cho c x HT=0
c = c1c2c3c4c5c6c7
C1c2c4 là các bit thêm vào

Bên thu:
Lập syndrome s = r x HT
S = biểu diễn nhị phân của vị trí bit sai
Sửa lỗi giống mã khối tuyến tính

47
3.1 Mã khối
Mã Hamming
Ví dụ: Cho mã Hamming H(7,4). Tổ hợp mang tin là 1011.
Xác định từ mã phát đi.
Nếu bên thu thu được tổ hợp 0110001. Tìm và sửa lỗi.

48
3.2 Mã chập – Mã xoắn – Convolutional code

Xét loại mã chập phổ biến nhất là mã chập có k =1. Bộ mã


hóa là thanh ghi dịch K bit . Đầu ra của vị trí trong thanh
ghi được lựa chọn để cộng module - 2 với nhau. Số lượng
bộ cộng module-2 chính là n.
Dãy bit vào gồm 4 bit 1101.

49
3.2 Mã chập – Mã xoắn – Convolutional code
Mã chập
Đầu ra y = y1y2
y1 = D0  D2
y2 = D0  D1
D0 = x
Ta có dãy bit ra tương ứng: 11 10 11 01

50
3.2 Mã chập – Mã xoắn – Convolutional code
Mã chập
Biểu diễn mã chập:
• Đa thức sinh
Mỗi đầu ra tương ứng với 1 đa thức sinh
Ví dụ: g1(x)=1 + x2 y1 = D0  D2
g2(x)=1 + x y2 = D0  D1

51
3.2 Mã chập – Mã xoắn – Convolutional code
Mã chập
Biểu diễn mã chập:
• Sơ đồ cây
Bit 1 – nhánh phải tiếp theo phái dưới
Bit 0 – nhánh phải tiếp theo phái trên

52
3.2 Mã chập – Mã xoắn – Convolutional code
Mã chập
Biểu diễn mã chập:
• Sơ đồ lưới

53

You might also like