You are on page 1of 9

Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả và tính kinh tế

I. Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu lực quản trị nội bộ
I.01. Mức hiệu lực của quá trình điều hành
I.01.01: Mức sát thực, rõ ràng của các mục tiêu hoạt động (kinh doanh, sự nghiệp,
hành chính)
I.01.01.01: Mức chi tiết hóa cụ thể, rõ ràng của mỗi mục tiêu hoạt động ở cấp dưới
I.01.01.01: Mức đảm bảo nguồn lực tương ứng với mục tiêu
I.01.01.03: Kết quả mục tiêu tương ứng với nguồn lực
I.01.02: Mức cụ thể, thiết thực của cơ chế điều hành (cơ cấu, phương pháp, trình
tự)
I.01.03: Mức tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm soát tổ chức (phân công-
phân nhiệm, ủy quyền và phê chuẩn, bất kiêm nhiệm)
I.02. Mức “kiểm soát được” qua hệ thống thông tin
I.02.01: Mức kiểm soát được qua hệ thống chứng từ
I.02.01.01: Có chứng từ báo động vượt định mức sử dụng vật tư và tiền mặt
I.02.01.02: Có thực hiện thủ tục kí duyệt chứng từ theo đúng thẩm quyền
I.02.01.03: Có chương trình luân chuyển chứng từ
I.02.02: Mức kiểm soát được qua hệ thống sổ chi tiết
I.02.03: Mức kiểm soát được qua hệ thống sổ tổng hợp và báo cáo quản trị
I.02.04: Mức kiểm soát được qua sự liên kết giữa các yếu tố của hệ thống kế toán
I.03. Mức toàn dụng của thông tin cho quyết định quản lý
I.03.01: Mức toàn dụng của thông tin cập nhật qua chứng từ
I.03.01.01: Mức sử dụng đầy đủ thông tin chứng từ vào việc ghi sổ và phân tích
điểm hòa vốn
I.03.01.02: Xử lý kịp thời tình trạng sử dụng vượt định mức vật tư, tiền mặt qua
chứng từ báo động
I.03.01.03: Sử dụng triệt để các thông tin khác qua chương trình luân chuyển
chứng từ
I.03.02: Mức toàn dụng của thông tin tuần kì qua sổ chi tiết
I.03.03: Mức toàn dụng của thông tin định kỳ qua sổ tổng hợp và báo cáo quản trị
cùng các bảng khai tài chính
II. Nhóm tiêu chí đánh giá tính tiết kiệm hoặc hiệu quả hoạt động
II.01. Sức sản xuất
II.01.01: Sức sản xuất của chi phí
II.01.01.01: Sức sản xuất của chi phí tiền lương
II.01.01.02: Sức sản xuất của chi phí tài sản cố định
II.01.01.03: Sức sản xuất của chi phí nguyên liệu, vật liệu
II.01.02: Sức sản xuất của lao động
II.01.02.01: Sức sản xuất của lao động nói chung
II.01.02.02: Sức sản xuất của lao động trực tiếp
II.01.03: Sức sản xuất của tài sản cố định
II.01.03.01: Sức sản xuất của tài sản cố định nói chung
II.01.03.02: Sức sản xuất của tài sản cố định trực tiếp sản xuất
II.01.03.03: Sức sản xuất của tài sản cố định đầu tư tăng thêm (đầu tư mới hoặc
đầu tư bổ sung)
II.02. Sức sinh lợi (với doanh nghiệp) hoặc mức tiết kiệm (với các đơn vị hành
chính, sự nghiệp)
II.02.01: Sức sinh lợi (mức tiết kiệm) của chi phí
II.02.01.01: Sức sinh lợi của chi phí về tiền lương
II.02.01.02: Sức sinh lợi của chi phí về tài sản cố định
II.02.01.03: Sức sinh lợi của chi phí về nguyên liệu, vật liệu (giá trị hoặc hiện vật)
II.02.02: Sức sinh lợi của lao động
II.02.02.01: Sức sinh lợi của một lao động nói chung
II.02.02.02: Sức sinh lợi của một lao động trực tiếp
II.02.03: Sức sinh lợi của tài sản cố định
II.02.03.01: Sức sinh lợi của tài sản cố định nói chung
II.02.03.02: Sức sinh lợi của tài sản cố định trực tiếp sản xuất
II.02.03.03: Sức sinh lợi của tài sản cố định mới (đầu tư mới hoặc đầu tư bổ sung)
II.03. Mức tiết kiệm (vượt chi) cho hoạt động
II.03.01: Mức tiết kiệm (vượt chi) tuyệt đối cho hoạt động
II.03.01.01: Mức tiết kiệm (vượt chi) tuyệt đối do giảm (tăng) giá mua hàng hóa
II.03.01.02: Mức tiết kiệm (vượt chi) tuyệt đối do giảm (tăng) chi phí vận chuyển
II.03.01.03: Mức tiết kiệm tuyệt đối do tăng chiết khấu hoặc hoa hồng
II.03.02: Mức tiết kiệm (vượt chi) tương đối cho hoạt động
II.03.02.01: Mức tiết kiệm (vượt chi) tương đối do giảm (tăng) giá mua hàng hóa
II.03.02.02: Mức tiết kiệm (vượt chi) tương đối do giảm (tăng) chi phí vận chuyển
II.03.02.03: Mức vượt chi tương đối do không tận dụng được chiết khấu hoặc hoa
hồng

BÀI TẬP CHƯƠNG 2


B. Lựa chọn câu trả lời phù hợp nhất.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Đáp án C A C C D A, B C A B
C. Nhận định đúng, sai và giải thích.
1. Sai. Chuẩn mực và tiêu chuẩn là hai khái niệm khác nhau trong kiểm toán hoạt
động:
- Chuẩn mực là những nguyên tắc để các thành viên tuân theo và làm cơ sở
đánh giá chất lượng công việc.
- Tiêu chuẩn là những quy cách kỹ thuật, những thuộc tính, đặc tính thống
nhất cho một sản phẩm hay một ngành dịch vụ làm mẫu mực hay cơ sở để
đo lường, đánh giá hoặc làm căn cứ để thực hiện.

2. Đúng. Vì đối tượng của kiểm toán hoạt động rất đa dạng. Trong kiểm toán hoạt
động, tính cụ thể và đa dạng của đối tượng kiểm toán đòi hỏi kiểm toán viên phải
tập hợp, chọn lọc, thậm chí phải xây dựng mới những tiêu chuẩn phù hợp để đánh
giá hoạt động được kiểm toán.
3. Sai. Tiêu chuẩn sử dụng trong đánh giá ở kiểm toán hoạt động được vận dụng có
thể thay đổi được đối với các đơn vị được kiểm toán khác nhau về quy mô, khác
nhau về ngành nghề tuy nhiên trong thời gian nhất định thì ít có sự thay đổi.
4. Đúng. Vì tiêu chuẩn là mực thước đo để đo lường, căn cứ để thực hiện, còn tiêu
chí là thước đo cụ thể trên đó có những mức khác nhau.
5. Đúng. Vì hiệu quả được hiểu là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh mỗi quan hệ
giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra.
6. Sai. Vì hiệu năng quản lý bao gồm mức đảm bảo nguồn lực và mức phù hợp
giữa các kết quả so với mức đặt ra trong mục tiêu kinh doanh hoặc mục tiêu hoạt
động khác.
7. Sai. Tiêu chuẩn đánh giá trong kiểm toán hoạt động bao gồm cả tiêu chuẩn định
lượng và tiêu chuẩn định tính.
8. Đúng. Vì tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá trong kiểm toán hoạt động thường
xuyên thay đổi theo thời gian, phạm vi đo lường, địa điểm đo lường.
9. Sai. Vì phải đảm bảo cả sự đầy đủ do yêu cầu của việc thiết lập tiêu chuẩn đánh
giá không những đảm bảo sự phù hợp của tiêu chuẩn với đối tượng đánh giá mà
còn cần đảm bảo sự đầy đủ của hệ thống tiêu chuẩn nhằm đánh giá trọn vẹn và
chính xác đối tượng.
10. Đúng. Vì qua thời gian hoạt động được kiểm soát sẽ thay đổi, do đó các tiêu
chuẩn đánh giá trong kiểm toán hoạt động cũng phải thay đổi theo cho phù hợp.
D. Lựa chọn các phương án đúng.
Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án C, D, E A, B, C A, C A, B A, D, E, F, G B, C
F. Bài tập.
Bài số 1:
a. Chỉ tiêu. Đ
b. Mục tiêu. M
c. Tiêu chí. Đ
d. Trị số chỉ tiêu. Đ
e. Thuộc tính. M
f. Quy tắc. Đ
Bài số 2:
Yêu cầu 1.
a. Tiêu chí đo lường kết quả hoạt động. B
b. Tiêu chuẩn chính để đánh giá kết quả hoạt động. D
c. Tiêu chuẩn tham khảo để đánh giá kết quả hoạt động. C
d. Kết quả hoạt động. E
Yêu cầu 2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động theo quan điểm kiểm toán tài
chính:
Tiêu chí:
- Lợi nhuận thực tế (N) so với thực tế (N-1).
- Tỷ suất Lợi nhuận/Doanh thu thực tế (N) so với thực tế (N-1).
- Tỷ suất Lợi nhuận/Chi phí thực tế năm N so với thực tế năm N-1.
Đánh giá:
Thực Kế Thực tế năm N
Thực Thực tế (N) so
Chỉ tiêu tế (N- hoạch so với thực tế
tế (N) với kế hoạch (N)
1) (N) (N-1)
+/- % +/- %
1. Doanh thu 200 220 242 22 10 42 21
2. Chi phí 150 165 181,5 16,5 10 31,5 21
3. Lợi nhuận 50 55 61,5 6,5 11,8 11,5 23
4. Lợi nhuận/Doanh
thu (%) 25,0 25,0 25,4 0,4 1,7 0,4 1,7
5. Lợi nhuận/Chi phí
(%) 33,3 33,3 33,9 0,6 1,7 0,6 1,7
- Lợi nhuận thực tế năm N tăng 11,5 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 23% so
với thực tế năm N-1.
- Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu và lợi nhuận/chi phí thực tế năm N đều cao hơn
không đáng kể so với thực tế năm N-1 cho thấy sức sản xuất, sức sinh lời đều đạt
mức hiệu quả.
 Sử dụng nguồn lực đạt yêu cầu.
Yêu cầu 3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động theo quan điểm kiểm toán hoạt
động:
Tiêu chí:
- Sức sản xuất:
+ Lợi nhuận thực tế năm N so với kế hoạch năm N.
+ Tỷ suất Lợi nhuận/Doanh thu thực tế năm N so với kế hoạch năm N.
- Mức tiết kiệm:
+ Tỷ suất Lợi nhuận/Chi phí thực tế năm N so với kế hoạch năm N.
Đánh giá:
- Lợi nhuận thực tế năm N tăng 6,5 triệu đồng so với kế hoạch tương ứng với tốc
độ tăng 11,8%.
 Doanh nghiệp đạt được mục tiêu kế hoạch đặt ra.
- Các tỷ suất lợi nhuận/doanh thu, lợi nhuận/chi phí thực tế năm N đều cao hơn kế
hoạch đặt ra.
 Nguồn lực được sử dụng đạt hiệu quả đề ra.
- Về mức độ đạt được mục tiêu:
+ Doanh thu thực tế tăng 22 triệu đồng so với kế hoạch và cao hơn so với năm
trước.
+ Chi phí tăng 16,5 triệu đồng so với kế hoạch, do đó đã không đạt được mục tiêu
đặt ra.
+ Lợi nhuận thực tế tăng 11,81% so với kế hoạch, cao hơn 10% so với thực tế kỳ
trước.
Bài số 3:
Yêu cầu 1. Những tiêu chí được đề cập trong bảng:

- Tỷ suất mua/bán
- Lượng mua bình quân một nhân viên
- Mức chi phí/khối lượng mua
- Mức chi phí/khối lượng bán
- Mức tiết kiệm chi phí bình quân cho một đơn vị mua
- Số lần phỏng vấn đại diện nhà cung ứng bình quan cho một nhân viên
 Đây là những tiêu chí tập trung đánh giá hiệu quả hoạt động cung ứng. Vì
thế, so với tiêu chí đánh giá tổng quát thì những tiêu chí này cụ thể hơn,
phản ánh rõ nét thuộc tính cơ bản của hoạt động cung ứng: là hoạt động thu
mua các yếu tố đầu vào phục vụ, đảm bảo cho kinh doanh. Dựa vào các tiêu
chí này, ta cũng có thể thấy được mục tiêu của hoạt động cung ứng: có được
các yếu tố đầu vào theo yêu cầu, với mức chi phí thấp nhất, nhưng vẫn đảm
bảo cung cấp đủ để tạo ra các yếu tố đầu ra.
Yêu cầu 2. Phân loại tiêu chí:

- Hiệu lực quản trị nội bộ:

+ Lượng mua bình quân 1 nhân viên.


+ Số lần phỏng vấn đại diện nhà cung ứng bình quân mỗi tuần cho một nhân
viên.
- Hiệu quả hoạt động:

+ Tỷ suất mua/bán
+ Mức chi phí/khối lượng mua
+ Mức chi phí/khối lượng bán
+ Mức tiết kiệm chi phí bình quân cho một đơn vị mua
Bài số 4:
Yêu cầu 1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất giày của công ty Bắc
Nam:

- Số lượng đôi giày bình quân được sản xuất trong một đơn vị thời gian.
- Số lượng đôi giày bình quân mỗi nhân viên có thể hoàn thành trong một đơn
vị thời gian.

Yêu cầu 2. Năng suất lao động của một công nhân trong một tuần có thể sử dụng
để đánh giá kết quả hoạt động của công ty Bắc Nam. Đối với những doanh nghiệp
sản xuất nhiều loại sản phẩm mà có tính chất không giống nhau, người ta có thể
quy đổi về cùng một đơn vị như tấn/giờ hay giờ công/tháng, sau đó tổng hợp lại
thành mức công suất chung.

Bài số 5:
Yêu cầu 1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động:

- Cho vay: Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ khó đòi, tỷ lệ nợ cho vay có tài sản đảm
bảo, vòng quay vốn cho vay, mức sinh lời của đồng vốn cho vay.
- Thẻ tín dụng: tỷ lệ thu lãi, hệ số lợi nhuân, hiệu quả sử dụng vốn, vòng quay
vốn tín dụng, tỉ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu.
- Bảo lãnh: tăng trưởng doanh số bảo lãnh cấp tín dụng, tỷ lệ nợ trả thay cho
doanh nghiệp, tỷ lệ thu hồi nợ bắt buộc đối với hoạt động bảo lãnh tín dụng
hàng năm của quỹ, tổng thu nhập trừ tổng chi phí.
- Kinh doanh ngoại tệ: tỷ giá hối đoái và khối lượng giao dịch ngoại hối,
doanh thu và lợi nhuận từ việc mua bán ngoại tệ, tính thanh khoản của ngoại
tệ
- Đầu tư: lợi nhuận, tỷ lệ lợi nhuận, nguồn vốn đầu tư.
- Chuyển tiền.
- Trung gian thanh toán.
Yêu cầu 2. Chỉ tiêu đánh giá tính năng quản lý của hoạt động:

- Cho vay
- Thẻ tín dụng
- Kinh doanh ngoại tệ
- Đầu tư
- Chuyển tiền
- Trung gian thanh toán

You might also like