You are on page 1of 2

NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CHỈ CÓ VIỆT NAM?

Là đất nước nhỏ bé nhưng kiên cường, dân tộc ta đã phải hứng chịu biết bao cuộc xâm lược
tàn bạo với sự chênh lệch lực lượng khổng lồ. Để có thể "lội ngược dòng" dành độc lập cho
dân tộc, ông cha ta đã có sự thông minh sáng suốt vô cùng trong nghệ thuật đánh giặc, nổi
bật là NGHỆ THUẬT ĐÁNH DU KÍCH.

Nghê ̣ thuâ ̣t chiến tranh du kích là bài học kinh nghiê ̣m đúc kết lâu đời bao gồm chủ đô ̣ng
đánh trước, phá kế hoạch của địch( Tiên phát chế nhân- Nhà Lý chống quân Tống lần thứ hai
năm 1075 đến 1077) ; lấy chỗ mạnh của ta đánh vào chỗ yếu của địch( Nhà Trần chống quân
Mông- Nguyên) ; lấy yếu chống mạnh hay đáh bất ngờ, lấy ít địch nhiều hay dùng mai
phục( Lê Lợi, Quang Trung, Nguyễn Trãi chống quân Minh) ; rút lui chiến lược, bảo toàn lực
lượng tạo thế và lực cho cuô ̣c phản công đánh đòn quyết định tiêu diê ̣t địch( Chống quân
Xiêm- Mãn Thanh). Và đến phong trào Cần Vương vào cuối thế kỉ XIX nghệ thuật này còn
lên một tầm cao mới.

Trong cuô ̣c khởi nghĩa Hương Khê do sự lãnh đạo của Phan Đình Phùng đã cho thấy được
sự đỉnh cao của nghê ̣ thuâ ̣t chiến đấu. Cuô ̣c khởi nghĩa được chia thành hai giai đoạn chính là
(1885- 1888) giai đoạn chuẩn bị lực lượng và xây dựng cơ sở chiến đấu nghia quân. Với đă ̣c
điểm địa hình miền núi phía Tây tỉnh Hà Tĩnh, Phan Đình Phùng đã xây dựng một hệ thống
đồn lũy mang tính chất dã chiến. Các đồn thường được xây dựng gần sông, suối, vừa thuận
tiện trong vận chuyển lương thực, vũ khí, lại vừa dễ cơ động chiến đấu. Trong cuô ̣c chiến
này, Cao Thắng dưới sự chỉ đạo của Phan Đình Phùng đã cùng Trung Lương và Đức Thọ
nghiên cứu chế tạo súng ống theo mẫu của Pháp. Giai đoạn thứ hai của cuô ̣c chiến là (1888-
1896), trâ ̣n chiến quyết liê ̣t. Dựa vào núi rừng hiểm trở, vào hệ thống công sự kiên cố ở căn
cứ Vụ Quang - Ngàn Trươi và sử dụng chiến thuật đánh du kích, nghĩa quân của Phan Đình
Phùng đã phát động nhiều đợt tác chiến nhằm gây thanh thế, mở rộng khu căn cứ và tiêu hao
sinh lực địch, trong đó có nhiều cuộc tập kích táo bạo, đánh hạ nhiều đồn bốt, diệt nhiều toán
viện binh, giải thoát nhiều nghĩa quân bị địch giam giữ, giành nhiều thắng lợi giòn giã, khiến
cho quân giặc phải nhiều phen kinh hồn bạt vía. Đă ̣c biê ̣t với chiến thuâ ̣t “sa nang úng thủy”
Phan Đình Phùng huy động nghĩa quân chặt gỗ, xây kè, đắp đập ở thượng nguồn, ngăn dòng
nước sông Vụ Quang lại; đồng thời thả nhiều khúc gỗ và bố trí phục binh hai bên bờ sông,
sẵn sàng đánh địch. Ngày 26/10/1895, quân địch bắt đầu tiến công nghĩa quân. Đúng lúc địch
qua sông, nghĩa quân bất ngờ phá kè trên thượng nguồn. Nước sông bị dồn ứ được tháo đổ
ầm ầm như thác, kéo theo những khúc gỗ lao tới tấp vào đội hình quân địch, cuốn trôi giết
chết nhiều tên. Những tên cố ngoi lên khỏi dòng nước liền bị súng hai bên bờ bắn xối xả. Kết
quả bọn giặc thua to, hơn 100 tên vừa Pháp vừa ngụy, trong đó có 3 sĩ quan Pháp đã phải đền
tội.
Có thể nói nghê ̣ thuâ ̣t đánh giă ̣c của cha ông ta trong cuô ̣c chiến Hương Khê vô cùng đă ̣c sắc,
nó thể hiê ̣n được đường lối lãnh đạo đã có bước phát triển mới mẻ, sự kết hợp hài hòa giữa
thiên nhiên ở thế địa lợi nhân hòa với tinh thân quyết tâm đánh giă ̣c của nhân dân ta, Đó là
bài học kinh nghiê ̣m sâu sắc trong cuô ̣c chiến bảo vê ̣ đô ̣c lâ ̣p dân tô ̣c kéo dài qua nhiều thế
hê ̣. Với Phương thức chiến đấu tài tình là đánh du kích và vận động chiến kết hợp với biết,
xây dựng công sự, vũ khí lợi hại, tận dụng tối đã địa lý và địa hình khu vực.

Trong phong trào Cần Vương, chiến thuâ ̣t đánh giă ̣c du kích này đã xuất hiê ̣n trong nhiều
cuô ̣c chiến như Khởi nghĩa Bãi Sâ ̣y nổi bâ ̣t với thế trâ ̣n tại vùng lau sâ ̣y râ ̣m rạp do Nguyễn
Thiê ̣n Thuâ ̣t lãnh đạo, cuô ̣c Khởi nghia Ba Đình với thế trâ ̣n đình làng vững chãi do các sĩ
phu yêu nước lãnh đạo… và mô ̣t lần nữa cho thấy được sự hiê ̣u quả trong lối đánh này, quân
ta đã làm cho địch chiều lần phải lao đao. Mă ̣c dù thất bại do chưa có đường lối lãnh đạo
đúng đắn, tương quan lực lượng giữa ta và địch, nhưng cách đánh giă ̣c đã cho thấy sự tài tình
của cha ông ta trong vai trò lãnh đạo và tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu quâ ̣t cường của
quân dân ta trong suốt phong trào Cần Vương, tiêu biểu là Khởi Nghĩa Hương Khê

Đây có thể nói là căn cứ cơ sở cho nhưng chiến thắng sau này như Chiến thắng Điện Biên
Phủ "lừng lẫy năm châu- chấn động địa cầu"

You might also like