You are on page 1of 33

Định hướng con đường giải toán hình học phẳng

Hoàng Nhật Tuấn, Dương Thị Yến Nhi


Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp
Ngày 20 tháng 5 năm 2017

1 Một số vấn đề và yêu cầu cần thiết


1.1 Vấn đề hình học phẳng hiện nay
Làm thế nào để có thể giải được một bài toán hình học phẳng, làm thế nào để giỏi hình học phẳng,
làm thế nào để giải nhanh một bài toán hình học phẳng bất kì? Đây là những vấn đề mà những
người chưa giỏi hay cả những người đã có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực này băn khoăn.

Theo chúng tôi thấy, để giải một bài toán cần phải có một quá trình quan sát giả thiết, tìm con
đường giải quyết vấn đề đặt ra, cuối cùng đi đến kết luận và kiểm tra lại kết quả. Tuy nhiên, riêng
với hình học phẳng, ngoài các tư duy thông thường, chúng ta còn phải có tư duy hình tượng để nhìn
ra các mối quan hệ giữa các yếu tố hình học, đó chính là nét đặc trưng của hình học phẳng.

Có một thực tế là chúng ta được làm quen với hình học phẳng nhiều hơn bất kì dạng toán khác. Từ
bậc tiểu học chúng ta đã học các bài toán về tính chu vi, diện tích tam giác, tứ giác,... lên các cấp
bậc cao hơn thì chúng ta học về các định lý hình học nổi tiếng, quan hệ song song, vuông góc, tam
giác bằng nhau, tam giác đồng dạng,...Chúng ta học và rèn luyện chúng cho đến tận bây giờ, đó
quả là một quãng thời gian dài. Tuy nhiên, từng ấy thời gian quả thực vẫn chưa đủ, hình học phẳng
vẫn luôn là một nỗi ám ảnh của nhiều học sinh giỏi toán, ngay chính bản thân tác giả cũng vậy,
nhiều lúc cũng giải không ra một bài hình học phẳng mà tưởng chừng rất đơn giản, hay là choáng
váng khi đối diện những hình vẽ rối rắm, phức tạp...

Quả thực muốn học giỏi toán hình học phẳng là không hề dễ dàng, đối với người lười biếng thì lại
càng không, bởi vậy mới cần sự rèn luyện, mài dũa, luyện tập hay trau dồi bằng nhiều bài toán với
các dạng toán khác nhau, nắm vững các chuyên đề và phải thật tỉnh táo trong việc áp dụng một
tính chất, một hệ quả nào đó vào trong bài toán mình đang giải.

Bản thân chúng tôi viết ra chuyên đề này nhằm chia sẻ một số kinh nghiệm của mình thông qua
các bài tập hay ví dụ đã gặp phải trong quá trình "chinh chiến" với hình học phẳng, qua đó cũng
phần nào giải thích cho vấn đề "Học toán hình học phẳng như thế nào là tốt nhất?".

1
1.2 Một số yêu cầu khi đọc chuyên đề này
Đầu tiên, bạn phải là một người yêu toán, yêu hình học phẳng, bạn học để trau dồi trí thức chứ
không học để đối phó, hay chỉ để dùng trong thi cử (nếu học để đối phó thì cho dù bạn có đọc cả
trăm tài liệu tốt nhất cũng chẳng bao giờ khá lên được).

Thứ hai, bạn phải nắm được các khái niệm về các điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, tam giác, tứ
giác, đường tròn,...các tính chất đã học ở cấp trung học cơ sở như hai tam giác bằng nhau, hai tam
giác đồng dạng, tứ giác nội tiếp,...rồi đến vector, tích vô hướng giữa 2 vector,...ở cấp THPT. Ngoài
ra, các định lý như Ceva, Menelaus,...các tính chất về tỉ số kép, hàng điểm, chùm điều hòa,...tác
giả sẽ không nhắc lại nữa vì đã có nhiều ở trên mạng, các bạn có thể tự tìm lấy một cách dễ dàng.

Thứ ba, trước khi đọc lời giải các ví dụ, các bạn hãy thử giải quyết chúng đã. Kinh nghiệm của
chúng tôi là hãy đọc đề, liệt kê các giả thiết và kết luận ra giấy, sau đó hãy thử làm theo 2 hướng
này: Một là các bạn thử "thêm giả thiết" bằng cách xem như điều kết luận đã được chứng minh, qua
đó rút ra được gì? Hai là khi các bạn không dùng cách 1 để giải quyết được thì hãy tạm để cái kết
luận đó đã, hãy thử xem từ giả thiết ban đầu có thể tạo thành giả thiết gì mới, từ đó khai thác được
nhiều tính chất đặc biệt mà có thể chính tính chất đó là mấu chốt quan trọng nhất để giải bài toán
ban đầu của mình.

Cuối cùng, khi đã giải xong một bài tập, các bạn khoan hẵng bỏ đi, chuyển quan bài khác mà
hãy ở lại xem bài này còn có cách giải quyết nào khác không, có tự nhiên hơn không, yếu tố điểm,
đường nào có cách dựng thú vị, mở rộng của nó ra làm sao? Có thế mới tích lũy được nhiều kinh
nghiệm, giúp ích rất nhiều cho việc giải các bài toán sau này.

2 Học giải toán hình học phẳng như thế nào?


Bản thân tác giả là một học sinh chuyên Toán, bắt đầu nghiên cứu hình học phẳng từ những ngày
tháng đầu tiên của bậc THPT. Thuở đó trong tôi hình thành quan niệm sai lầm là phải giải thật
nhiều, biết thật nhiều và phải nhớ, cuối cùng bị loạn, gần như bắt đầu lại từ đầu (cũng may là mấy
định lý gần như thuộc lòng nên khỏi học lại). Lúc nhận ra mình bị loạn là trước khi diễn ra kì thi
HSG tỉnh lớp 11, hầu như đa số các bài toán đều không thể giải quyết được, cho đến khi trong đề
thi HSG tỉnh có một câu hình học phẳng không quá khó nhưng mình không thể giải ra mới thấy
bản thân mình còn quá kém cỏi, hóa ra là một năm mình bỏ công sức ra cày cuốc đều đổ bể.

Cho đến một ngày, khi trong lòng vẫn luôn thắc mắc "Học giải toán hình học phẳng như thế
nào?" thì tôi lại tìm ra một cái file tài liệu (tên gì đó không nhớ nữa), trong đó nói về vấn đề dựng
hình (nói dễ hiểu là vẽ hình bằng thước và compa), cụ thể là cái bài toán dựng điểm Brocard, điều
kiện giả thiết thì rắm rối mà lời giải dùng phương pháp dựng hình sao mà đơn giản quá. Tôi suy
nghĩ rất lâu về bài toán đó, và một ý tưởng đột biến bắt đầu nảy sinh: "Nếu như từ giả thiết có một
đối tượng đặc biệt, lạ lẫm, mình mà dựng được yếu tố đó bằng số đường ít nhất, tạo ra được mối
liên hệ với các đối tượng quen thuộc thì ắt hẳn bài toán sẽ dễ dàng hơn nhiều nhỉ?". Thế là từ đó

2
đến giờ, khi gặp một bài toán lạ tôi đều nghĩ đến việc dựng hình như thế, tuy không phải bài nào
cũng giải ra và những bài giải ra thường cần một lượng lớn thời gian nhưng thực sự là nó đã phát
huy được tính hiệu quả, cho tôi cái nhìn trực quan hơn về hình học phẳng, nó cũng là thứ tạo nên
cái gọi là "yếu tố phụ" trong các bài hình học.

Về lâu dài, tôi nhận ra rằng chỉ giải các bài toán bằng dựng hình là vẫn chưa đủ vì nó rất mất
thời gian, thế là tôi học thêm phép biến hình, mà cái tôi tâm đắc nhất đó là phép nghịch đảo, đến
giờ tôi vẫn không thể nào tin được tại sao người ta lại có thể tạo ra một phép biến hình thú vị như
vậy, nó làm tôi say mê hơn với các vấn đề của hình học phẳng (tôi sẽ giới thiệu với các bạn ở chính
bài viết này).

Đó chính là quá trình chính mà tôi tiếp cận hình học phẳng, cũng là cái cách mà tôi học để giải
toán hình học phẳng, tôi thì không thực sự khuyến khích các bạn phải theo phương pháp của tôi,
tốt nhất là các bạn phải tự mình trải nghiệm, tìm phương pháp phù hợp nhất cho mình, có thế mới
thêm yêu môn học này. Cuối cùng, thứ tôi thực sự muốn khuyên các bạn là muốn học giỏi thì phải
đam mê, không chỉ học vì thi cử, luôn bình tĩnh, thoải mái khi giải toán, không áp lực gì hết. Chúc
các bạn thành công trong con đường chinh phục hình học phẳng!

Hoàng Nhật Tuấn

3 Về vấn đề dựng hình, vẽ đường phụ như thế nào?


Bài toán đầu tiên mà chúng tôi muốn trình bày ở đây chính là bài điểm Brocard đã được đề cập ở
trên.
Ví dụ 1:
d = KCA
Cho tam giác ABC, K là điểm nằm trong tam giác thỏa mãn: KBC d = KAB.
d Gọi D, E, F lần
lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp các tam giác KBC, KCA, KAB.
M = BC ∩ FD; N = CA ∩ DE; P = AB ∩ EF
Chứng minh rằng các tam giác ABC, DEF, MNP đồng dạng với nhau.

Khi bắt tay vào giải bài toán này, điều đầu tiên mà chúng ta mắc phải chính là cách xác định
điểm K như thế nào? Với điều kiện là 3 góc bằng nhau khá rắc rối như vậy thì việc vẽ được điểm K
mà không sử dụng bất kì đường phụ nào là điều hoàn toàn bất khả thi (điểm K ở đây chính là điểm
d = KAB,
Brocard). Nhưng hãy khoan nản chí, hãy thử xét KBC d khi đó dễ thấy BC tiếp xúc (KAB)
tại B, tức là tâm F của (KAB) phải nằm trên đường thẳng đi qua B và vuông góc với BC, do đó F
chính là giao điểm của đường thẳng này và đường trung trực của AB, các điểm D, E có cách dựng
tương tự, thế là ta đã hoàn thành cách dựng điểm K.

3
Bây giờ muốn chứng minh tam giác MNP đồng dạng với 2 tam giác kia ta chỉ cần chứng minh 2
tam giác kia đồng dạng, giải thích lí do thì nói tóm tắt là như thế này: Khi đã có tam giác ABC đồng
dạng tam giác DEF ta sẽ thu được DFE d = ABC d nên tứ giác BMPF nội tiếp, suy ra MP ⊥ EF.
Tương tự ta được tam giác MNP có các cạnh tương ứng vuông góc với các cạnh của tam giác FDE
nên 2 tam giác này đồng dạng.

d = 180◦ − AKB
Cuối cùng, để ý là ABC d = EFD d nên ∆ABC ∼ ∆EFD,
d = EDF
d tương tự ta có ACB
kết thúc chứng minh.

Ví dụ 2: (THTT số 467)
Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) với các đường cao AD, BE,CF. Đường thẳng AO cắt
BC tại A0 . Gọi M là trung điểm của BC và S là giao điểm của hai tiếp tuyến tại B và C của đường
tròn (O). Đường thẳng EF cắt SD, SA0 tương ứng tại I, J. Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp
∆IJM tiếp xúc với BC tại M

4
Bài toán này được đánh giá là khó. Cách tiếp cận đầu tiên là để chứng minh tiếp xúc, hẳn các bạn
d = IMB
sẽ nghĩ ngay đến biến đổi góc, cụ thể là IJM d hoặc MIJ d = JMC.
d Tuy nhiên nếu các bạn cứ
thế biến đổi góc thì chắc chắn sẽ không bao giờ ra, vậy ta phải làm thế nào?

Ví dụ muốn chứng minh IJM d = IMBd chẳng hạn, điều ta muốn ở đây là sẽ đưa 2 góc IJM d và
d về 2 góc quen thuộc nào đó, bằng trực quan ta cảm nhận rằng việc đưa IJM
IMB d về một góc quen
thuộc sẽ khó hơn hẳn IMB
d (vì IJMd cảm giác như nó rất tách biệt). Theo kinh nghiệm của nhóm
tác giả, khi gặp những bài toán yêu cầu chứng minh 2 góc bằng nhau mà không thể thuần túy biến
đổi góc được, chúng tôi sẽ quy về chứng minh 2 tam giác đồng dạng hoặc tạo tứ giác nội tiếp. Ta
sẽ thử áp dụng nó vào bài toán này xem (cụ thể là tạo tứ giác nội tiếp).

Ta sẽ vẽ đường tròn đi qua J, M cắt EF, BC lần lượt tại 2 điểm X,Y , khi cho Y ≡ A0 ta được
đường tròn (JMA0 ) đi qua G là giao điểm của AD và EF (đây là mới công nhận như vậy, chưa
chứng minh). Tương tự, ta cũng sẽ thấy 4 điểm I, D, M, L cùng thuộc một đường tròn.

Nếu đã chứng minh được 2 tứ giác nói trên nội tiếp thì bài toán này xem như giải quyết xong
(Theo một bổ đề quen thuộc thì AO ⊥ EF, các bạn vận dụng bổ đề này và thử làm tiếp xem sao).

Vấn đề còn lại là ta chứng minh tứ giác JGMA0 nội tiếp một đường tròn (IDML chứng minh gần
như tương tự). Hãy để ý cách xác định điểm G và điểm A0 , cụ thể G = AD ∩ EF còn A0 = AO ∩ BC,
GE 0
chú ý rằng AD và AO đẳng giác trong tam giác ABC, ∆AEF ∼ ∆ABC nên GF = AA0CB .

Cuối cùng, ta xét 2 tam giác MEF và SCB thì 2 tam giác cân này đồng dạng, kết hợp với tỉ số
trên suy ra ∆SA0 B ∼ ∆MGE. Do đó MGE
d = SA d 0 B.

5
⇒ GMA0 J nội tiếp.
Kết thúc chứng minh.

Ví dụ 3:
Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), (I) là đường tròn nội tiếp tam giác ABC, (I) tiếp xúc BC
tại D, M là giao điểm của (AI) và (O), DI cắt (AI) tại N khác I. Chứng minh rằng MO chia đôi DN.

Chắc hẳn nhiều bạn khi mới nhìn vào bài toán này sẽ nghĩ ngay đến việc gọi một điểm X nào đó là
trung điểm của DN rồi chứng minh M, X, O thẳng hàng. Tuy nhiên việc gọi điểm X như vậy sẽ rất
khó khai thác thêm giả thiết (các bạn có thể làm thử).

d = 90◦ , kết hợp với câu


Trong quá trình tìm thêm các giả thiết, chúng tôi nhận thấy rằng DMN
hỏi MO chia đôi DN khiến các bạn nghĩ đến điều gì? Sau khi gọi E là điểm chính giữa cung BC
chứa A và F là điểm đối xứng với E qua O, chúng ta chỉ cần chứng minh M, N, E và M, D, F thẳng
hàng. Chứng minh 2 điều này rõ ràng là sáng sủa hơn so với việc chứng minh M, X, O thẳng hàng
nói ở trên.

Sau đây là lời giải dựa theo ý tưởng của bạn Dương Thị Yến Nhi:
Gọi E, F là các điểm như trên, A0 đối xứng với A qua O. Ta sẽ chứng minh A0 I cắt FD tại điểm M
thuộc (O), khi đó dễ chứng minh M cũng thuộc (AI).
d = IAA
Ta có: DIF d0 (có thể chứng minh dễ dàng bằng cách gọi thêm đường cao AK của tam giác
ABC và sử dụng tính chất AO đẳng giác AK).

Ta sẽ chứng minh ∆DIF ∼ ∆IAA0 , điều này tương đương với chứng minh r
IF = AI
2R với R, r lần

6
lượt là bán kính đường tròn ngoại tiếp, đường tròn nội tiếp tam giác ABC.
⇔ IA.IF = 2Rr ⇔ R2 − IO2 = 2Rr (Phương tích của I đối với (O)).
Tuy nhiên đẳng thức này đúng theo định lý Euler

d = IA
Do đó DFI d 0 A, từ đó suy ra A0 I cắt FD tại điểm M thuộc (O). Để giải quyết trọn vẹn bài

toán ta chỉ cần chứng minh M, N, E thẳng hàng nữa là đủ (mà điều này chứng minh dễ dàng bằng
cách biến đổi góc, xin nhường lại cho bạn đọc tự chứng minh).

Cuối cùng, sau khi đã có M, D, F và M, N, E thẳng hàng, lại có ND||EF nên MO cắt ND tại
trung điểm của ND (điều phải chứng minh).

Sau đây là một bài toán với ý tưởng sử dụng định lý T hales để chứng minh thẳng hàng tương
tự như trên.
Ví dụ 4:
Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O) có L là giao điểm 2 tiếp tuyến tại B và C của (O). Gọi X là
điểm đối xứng với A qua BC và K là giao điểm của LX và tiếp tuyến tại A của (O). Chứng minh K
thuộc đường thẳng Euler của tam giác ABC.

Hoàn toàn tương tự bài trước, thay vì chứng minh trực tiếp K, H, O thẳng hàng, ta gọi I là giao
HA OI
điểm của KA với LO, khi đó K, H, O thẳng hàng ⇔ HX = OL (định lý T hales).

Chú ý nếu gọi P là giao điểm của AH và (O) thì AP = HP (dễ dàng chứng minh dựa trên sự
đối xứng giữa H và P kết hợp giả thiết).

7
HA AH AH OI
Do đó: HX = AP . Ta chỉ cần chứng minh AP = OL

Khi chứng minh đẳng thức này, để không phức tạp hóa vấn đề, ta nên dùng lượng giác để giải
quyết.
d thì α = 90◦ − OAH
Nếu đặt α = AIO d = ACP d
Ta có:
OI = sinRα và OL = Rd nên: OL OI
= cos BAC
α (1)
d
cos BAC sin
Mặt khác:
d và AP = 2R sin α nên: AH = cos BAC
AH = 2R cos BAC sin α (2)
d
AP
OI
Từ (1) và (2) suy ra: OL = AH
AP .
Từ đó suy ra điều phải chứng minh, kết thúc bài toán.

Chắc hẳn với lời giải bài toán này, nhiều người ưa dùng phương pháp hình học phẳng thuần túy sẽ
không hài lòng, và có thể có lời giải thuần túy còn ngắn hơn thế này. Tuy nhiên, lượng giác có thể là
một công cụ không đẹp nhưng lại giải quyết được rất gọn gàng nhiều bài toán mà hình phẳng thuần
túy không làm được, vì vậy nhóm tác giả chúng tôi vẫn khuyến khích các bạn sử dụng phương pháp
lượng giác nói riêng và phương pháp đại số hóa nói chung trong các bài toán hình học phẳng.

Nói về 2 bài toán chứng minh thẳng hàng ở trên, có một bổ đề quan trọng là công cụ giải quyết
được rất nhiều bài toán thẳng hàng dựa trên định lý T hales, các bạn có thể tự chứng minh nó một
cách dễ dàng.
Bổ đề:
Cho 3 điểm A, B,C bất kì nằm trong mặt phẳng, trong mặt phẳng vẽ 2 đường thẳng a, b bất kì thỏa
mãn a không song song với b. A1 , B1 ,C1 lần lượt là hình chiếu của A, B,C lên a; A2 , B2 ,C2 lần lượt
là hình chiếu của A, B,C lên b. Khi đó, A, B,C thẳng hàng
⇔ AB1CB1 = AB2CB2
1 1 2 2

Bài toán sau đây chúng mình sẽ áp dụng phương pháp lượng giác để các bạn làm quen và thấy
được vai trò to lớn của nó.

8
Ví dụ 5:
Cho tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn (I), nội tiếp đường tròn (O) đường kính GA, H là trực
tâm của tam giác, (I) tiếp xúc BC tại D. E là điểm nằm trong tam giác sao cho EI ⊥ AI và ∆EID
cân tại D. IG cắt DE, BC lần lượt tại P, Q. J là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác DPQ. Chứng
minh rằng EH song song với DJ.

Khi mới bắt tay vào giải quyết, hẳn các bạn mới học hình học phẳng sẽ thấy nó rất là rối rắm và khi
giải mãi không ra thì dễ nản. Chúng tôi muốn khuyên các bạn trong trường hợp như thế này phải
thật sự bình tĩnh, và kiên nhẫn tìm kiếm thêm những tính chất.

Quay trở lại bài toán, đầu tiên hãy thử xem xem EH||DJ tương đương với điều gì?
Ở đây khi gọi F là hình chiếu của E lên BC, ta sẽ dễ dàng chứng minh rằng EH||DJ
d = DJQ
⇔ HEF 2 ⇔ AHE = DPI
d
d d
Vì vậy ta sẽ tập trung chứng minh AHEd = DPI,
d không cần quan tâm đến đường tròn (J), do đó ta
có thể vẽ lại hình như ở dưới:

Để ý nếu gọi E 0 là giao điểm của AI với ED thì E 0 đối xứng E qua D.
IE
d 0 D = DIE
d 0 = HAI
d = IAG.d
⇒ DE||AG nên DPI d = AGI d

9
d = MIG
Gọi M là điểm chính giữa cung BC không chứa A, lấy điểm L thuộc AI sao cho ELI d
Ta sẽ chứng minh tam giác HAL đồng dạng với tam giác GAI
Điều này tương đương chứng minh AH AG
AL = AI
Ta có:
AH
AG = OK = OK = cos A
AO OB
b
LI IM EI
EI = MG , lại có DI = 2 MG EI DI
AG nên MG = 2 AG = R
r
LI EI
Tức là IM = MG = Rr
Do đó AL LI r IM A A
AI = 1 − AI = 1 − AI . R = 1 − sin 2 .2 sin 2 = cos A
b b b
AL AH
Suy ra AI = AG . Từ đó suy ra 2 tam giác nói trên đồng dạng
d = AGI
Dẫn đến H, E, L thẳng hàng, suy ra AHE d
Từ đó suy ra điều phải chứng minh.

Tiếp theo sẽ là một bài toán dựng các yếu tố phụ dựa trên ý tưởng sử dụng phương tích, trục
đẳng phương mà chúng ta được học trong bậc THPT.
Ví dụ 6:
Cho tam giác ABC nội tiếp (O) có đường cao AH, tiếp tuyến tại B,C của (O) cắt nhau tại T . AT
cắt BC tại D. Hạ T G ⊥ AO. Chứng minh rằng GD, T H cắt nhau trên (OBC).

10
Thay vì chứng minh GD, T H cắt nhau tại điểm E thuộc (OBC), ta hãy thử gọi E là giao điểm của
GD với (OBC) và đi chứng minh E, H, T thẳng hàng xem sao.
Dễ thấy E, H, T thẳng hàng ⇔ HEG
d = Td EG

EG = Td
Để ý rằng Td OG, ta sẽ cố tạo một góc trung gian bằng với HEG.
d Tiếp tục khai thác dữ
kiện có OT ⊥ BC và T G ⊥ AO nên có thể nghĩ đến việc kéo dài T G cắt BC tại điểm F để tạo tứ
giác OMGF nội tiếp.
OG = GFD,
Khi đó: Td d vì thế bài toán quy về chứng minh EHGF nội tiếp một đường tròn.
⇔ DE.DG = DH.DF
Kéo dài AD cắt (O) tại J, AO cắt (O) tại K
Ta có: DE.DG = DB.DC = DA.DJ nên chỉ cần chứng minh DA.DJ = DH.DF tức là AHJF nội tiếp.

Để ý AH ⊥ BC nên chỉ cần chứng minh AJ ⊥ JF tương đương với J, K, F thẳng hàng.
Dễ dàng chứng minh điều này bằng cách sử dụng tính chất tâm đẳng phương chứng minh BC, JK, T G
đồng quy. (Phần này xin nhường bạn đọc tự chứng minh).

Đây thực sự là một bài toán hay, và bạn Nguyễn Duy Khương có một mở rộng về bài toán này
rất thú vị:

11
Mở rộng: (Nguyễn Duy Khương)
Cho tam giác ABC. Một đường tròn (ω) bất kì qua B,C. Trung trực đoạn thẳng BC cắt ω tại I và
K (I nằm trong tam giác ABC). AI ∩ (ω) = G. H ∈ BC sao cho AH đẳng giác AI. AD là đường đối
trung của tam giác ABC (D ∈ BC). Chứng minh rằng KH cắt GD tại một điểm thuộc (ω)
Chứng minh của bài toán này các bạn có thể xem trong [1]

Ví dụ 7: (THTT số 471)
Cho tam giác ABC, I là tâm đường tròn nội tiếp. Đường thẳng ∆ đi qua I và vuông góc với AI. Các
d = FCA
điểm E, F thuộc ∆ sao cho EBA d = 90◦ . Các điểm M, N thuộc BC sao cho ME||NF||AI.
Chứng minh rằng các đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC và AMN tiếp xúc nhau.

Bài toán này hay và khá khó, đòi hỏi người giải phải hỏi xem điều kiện cần và đủ để 2 đường
tròn (ABC) và (AMN) tiếp xúc nhau, ở đây chúng tôi xin đưa ra một bổ đề rất quan trọng đối với
một lớp các bài toán như thế này.
Bổ đề:
Nếu các điểm M, N thuộc cạnh BC của tam giác ABC thì các đường tròn ngoại tiếp tam giác
ABC, AMN sẽ tiếp xúc nhau ⇔ MAB d = NAC
d hay nói cách khác AM, AN đẳng giác trong góc A. b

Bổ đề này chứng minh khá đơn giản, các bạn có thể tạo tiếp tuyến Ax của đường tròn ngoại tiếp
tam giác ABC rồi biến đổi góc để xem Ax cũng là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác
d = NAC
AMN khi nào, đó chính là kết luận MAB d ở trên.

12
Quay trở lại bài toán, ta xét 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Tam giác ABC cân, khi đó dễ dàng chứng minh được BAM d = CAN d
Trường hợp 2: Tam giác ABC không cân, giả sử AB < AC
Gọi P, Q lần lượt là giao điểm của ∆ với AB, AC, X,Y lần lượt là giao điểm của EM với AB, AC với
FN.
Chỗ này, chúng tôi dựng thêm 2 điểm X,Y là vì nhận thấy góc tạo bởi 2 đường thẳng EM và AB
bằng góc tạo bởi 2 đường thẳng FN và AC, kết hợp với việc cần chứng minh BAM d = CAN,d ta sẽ
nghĩ đến hướng chứng minh ∆MAX ∼ ∆NAY (c-g-c), lời giải cụ thể ở ngay sau đây:

Ta có:
d = A = FYC
d = 90◦ − EPX
b
EXB d
2
Ta chứng minh:
XM Y N
=
XA YA
XM MD Y N ND XM Y N
⇔ . = . ⇔ =
MD XA ND YA MD ND

MD BD CD ND
( = = = )
XA BA CA YA
Do đó:
XM MD BM.CD IE
= ⇔ =
YN ND CN.BD IF

13
BM IF AB BE IF AB
⇔ . = ⇔ . =
CN IE AC IE CF AC
Vì theo định lý Sin có
BM BE
=
CN CF
C B
BE IF AB sin b
2 sin b
2 sin Cb AB
. = ⇔ : = =
IE CF AC cos bB
cos C
b sin Bb AC
2 2
(Đẳng thức này hiển nhiên đúng)
Do đó ∆AMX ∼ ∆ANY
d = NAY
Nên MAX d
Kết thúc chứng minh vì áp dụng bổ đề ở trên sẽ cho ta (ABC) tiếp xúc với (AMN) tại A.

Có thể lần nữa khẳng định vai trò to lớn của lượng giác thông qua bài toán này, không chỉ tạo ra
một lời giải gọn gàng mà còn dễ dàng xây dựng các mối liên hệ giữa các đối tượng với nhau thông
qua các biến đổi đại số.

Ngoài lời giải trên, bài toán này còn nhiều lời giải khác rất thú vị và đã được thầy Trần Quang
Hùng (giáo viên trường THPT chuyên KHTN-ĐHQG Hà Nội) đưa ra nhiều mở rộng tại [2]

Ví dụ 8: (VMO 2017)
Cho tam giác ABC nhọn, không cân nội tiếp đường tròn (O). Gọi H là trực tâm của tam giác ABC
và E, F lần lượt là chân các đường cao hạ từ các đỉnh B,C; AH cắt (O) tại D (D khác A).
a) Gọi I là trung điểm của AH, EI cắt BD tại M và FI cắt CD tại N. Chứng minh rằng MN ⊥ OH.
b) Các đường thẳng DE, DF cắt (O) lần lượt tại P, Q (P và Q khác D). Đường tròn ngoại tiếp tam
giác AEF cắt (O) và AO lần lượt tại R và S (R và S khác A). Chứng minh rằng BP,CQ và RS đồng
quy.

14
a) Ở câu này, yêu cầu chứng minh MN ⊥ OH có thể gợi cho ta nhiều ý tưởng, có thể nó sẽ cần áp
dụng định lý Brocard hoặc sử dụng tính chất trục đẳng phương của 2 đường tròn. Tuy nhiên, ta sẽ
đi xem xét các giả thiết chứ chưa suy diễn gì thêm về cách áp dụng phương pháp nào.

Chú ý 3 điểm E, I, F rất quen thuộc, chúng nằm trên đường tròn Euler đã quá quen thuộc với
các bạn học sinh chuyên Toán, nếu dựng đường tròn Euler của tam giác ABC, cộng thêm việc để ý
đến tính chất tâm đường tròn Euler chính là trung điểm đoạn thẳng OH, ta sẽ hình dung ra việc sử
dụng tính chất phương tích, trục đẳng phương để giải quyết bài toán này.

Để ý là bằng việc biến đổi góc, ta dễ dàng chứng minh các tứ giác EIBD, IFDC nội tiếp, do
đó:

MI.ME = MB.MD

NF.NI = ND.NC
Từ đó có thể suy ra được MN chính là trục đẳng phương của đường tròn (O) và đường tròn Euler,
lại có tâm đường tròn Euler nằm trên đoạn thẳng OH nên MN ⊥ OH, điều phải chứng minh.

Bây giờ ta sẽ tập trung vào câu b), là một câu nằm ở mức độ trung bình, khó.
b)

15
Nếu các bạn đọc chuyên đề này biết đến định lý Pascal thì ắt hẳn sẽ nhìn ra ngay được E, T, F
thẳng hàng (với T là giao điểm của BP với CQ), và còn một điều nữa cũng liên quan đến 3 điểm
E, T, F. Đó là T chính là trung điểm của EF (đây mới nằm ở bước phán đoán, chưa chứng minh cụ
thể tính chất này). Vì vậy ý tưởng ban đầu của chúng ta sẽ gọi T là trung điểm của EF và chứng
minh B, T, P thẳng hàng và C, T, Q thẳng hàng.

Dễ thấy trong bước chứng minh B, T, P thẳng hàng và C, T, Q thẳng hàng, nếu chứng minh được
một trong 2 bộ điểm trên thẳng hàng thì bộ điểm còn lại cũng sẽ chứng minh được theo cách hoàn
toàn tương tự, do đó ta sẽ chỉ chứng minh B, T, P thẳng hàng.

Để chứng minh B, T, P thẳng hàng, ta cần chứng minh Td BC = PBC


d
⇔ Td BC = EDC.
d
Để chứng minh 2 góc này bằng nhau, phương pháp sẽ sử dụng ở đây là tạo ra 2 tam giác đồng dạng
mà chứa 2 góc này.
Để ý khi ta gọi L là trung điểm BC sẽ thu được TdLB = ECD
d (có thể chứng minh dễ dàng bằng biến
đổi góc).
Bước tiếp theo, ta sẽ chứng minh ∆T LB ∼ ∆ECD (c-g-c), tức chỉ cần chứng minh LT
LB = CD
CE
LT CE
⇔ LE = CH
LT b và CE = sin A
Mà đẳng thức này đúng do LE = sin A CH
b
Vì vậy 2 tam giác nói trên đồng dạng, do đó Td BL = EDC
d = PBC,
d dẫn đến B, T, P thẳng hàng.

Vậy là bước đầu tiên đã xong, bước tiếp theo ta cần chứng minh R, T, S thẳng hàng nữa là bài
toán sẽ được chứng minh hoàn toàn. Khi qua bước này, ta không cần phải sử dụng điểm P, Q nữa
mà sẽ sử dụng trực tiếp tính chất T là trung điểm của EF

Khi gọi A0 là điểm đối xứng với A qua O, ta sẽ được AA0 ||LT và R, L, A0 thẳng hàng, điều này
gợi cho chúng ta sử dụng định lý T hales để làm nốt công việc còn lại, cụ thể ta sẽ đi chứng minh:

LT RL LT.AA0 RL.HA0
= ⇔ =
A0 S RA0 A0 A.A0 S A0 H.A0 R
BC2
⇔ LT.AA0 = RL.HA0 ⇔ 2R.LT = .2LA0
4LA0
⇔ 4R.LT = BC2
Đẳng thức này chứng minh dễ dàng bằng định lý Sin.
Vậy ta đã chứng minh được R, T, S thẳng hàng nên RS, BP,CQ đồng quy tại T .

Ví dụ 9:
Cho tam giác ABC ngoại tiếp (I), (I) tiếp xúc với BC tại D. K, L lần lượt là tâm đường tròn ngoại
tiếp tam giác ABD, ACD. DI cắt LK, (I) theo thứ tự tại P, R. E, F lần lượt là trung điểm của CK, BL.
EF cắt trung trực BC tại Q. Chứng minh rằng PQ, AR cắt nhau tại một điểm thuộc BC.

16
Đối với nhiều người đã tiếp xúc với nhiều bổ đề thì ngay lập tức sẽ phát hiện ra AR cắt BC tại tiếp
điểm G của đường tròn bàng tiếp góc A với BC, và tiếp điểm này có một tính chất rất quan trọng
đó là G đối xứng với D qua trung điểm M của BC. Ta sẽ chứng minh PQ đi qua điểm G này.

Để ý nếu gọi X là trung điểm BD, Y là trung điểm CD thì PK DX


PL = DY = DC
DB

Lại có:
DB GC
=
DC GB
Do đó:
PK GC
=
PL GB
Tỉ lệ này cộng với điều kiện E, F lần lượt là trung điểm CK, BL khiến ta hình dung đến một bổ đề
rất nổi tiếng trong hình học phẳng, đó là bổ đề ERIQ.
Q0 E
Vận dụng bổ đề này, trên đoạn EF lấy điểm Q0 sao cho Q GC 0
0 F = GB thì P, Q , G sẽ thẳng hàng và Q
0

chính là trung điểm của PG.


Do đó Q0 thuộc trung trực đoạn thẳng BC nên Q0 ≡ Q.
Vậy PQ, AR cắt nhau tại một điểm thuộc BC.

Bổ đề ERIQ là một kết quả rất đẹp mà chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn để có thể vận
dụng giải quyết một lớp các bài toán như thế này, ví dụ có thể xem câu hình trong đề TST 2008, là
một câu rất khó và nếu không biết được nhiều định lý, tính chất thì rất khó để giải quyết trong thời
gian hạn hẹp của kì thi. Chứng minh của bổ đề này các bạn có thể tham khảo tại [3]

Bài cuối cùng mà tôi muốn nói trong mục này là một kết quả sáng tạo áp dụng đường thẳng
Simson trong việc chứng minh tứ giác nội tiếp, đây là một phương pháp khá thú vị đưa chứng minh
tứ giác nội tiếp về thành chứng minh 3 điểm thẳng hàng.

17
Ví dụ 10: (Mathley)
Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) với trực tâm H. Một đường thẳng bất kì đi qua H cắt
đường tròn (O) tại hai điểm P và Q. Qua P, Q lần lượt kẻ các đường vuông góc với AP, AQ, các
đường này cắt đường thẳng BC lần lượt tại hai điểm M, N. Chứng minh rằng đường thẳng qua P
vuông góc với OM và đường thẳng qua Q vuông góc với ON cắt nhau tại một điểm nằm trên đường
tròn (O).

Bằng việc biến đổi góc, ta sẽ thấy rằng góc tạo bởi đường thẳng qua P vuông góc OM với đường
thẳng qua Q vuông góc ON sẽ bằng PT dQ = 180◦ − MON.d Mặt khác ta cần chứng minh APT Q nội
dQ = 180◦ − PAQ
tiếp, tức là cần PT d = PSQ.d
Do đó ta cần phải chứng minh OMSN là tứ giác nội tiếp.

Ngang đây các bạn sẽ thấy rằng việc biến đổi góc để chứng minh tứ giác nội tiếp trong trường
hợp này gần như là bất khả thi, vì vậy hãy cố gắng chuyển về các bước biến đổi đại số hoặc tạo
đường phụ, và như chúng tôi đã đề cập ở trên, thử sử dụng bài toán đường thẳng Simson để giải
quyết nó xem.

Ta sẽ hạ OX, OY, OZ lần lượt vuông góc với PS, BC, SN, theo bài toán đảo đường thẳng Simson
ta chỉ cần chứng minh X,Y, Z thẳng hàng nữa là đủ.
Đến đây ta để ý rằng:

→ −→ −→
−→ AP −→ AH −→ AQ
OX = ; OY = ; OZ =
2 2 2
Mặt khác có P, H, Q thẳng hàng nên X,Y, Z thẳng hàng.
Vì vậy nên OMSN nội tiếp đường tròn, bài toán được chứng minh hoàn toàn.

18
4 Về phép nghịch đảo và ứng dụng
Phần dựng hình với các cách hình thành ý tưởng và vẽ đường phụ thì phần này chúng tôi sẽ giới
thiệu cho các bạn một công cụ sử dụng phép biến hình rất mạnh trong hình học phẳng, đó là phép
nghịch đảo. Phần này chúng tôi sẽ viết xoay quanh một vài tính chất và ứng dụng của nó.

4.1 Tính chất cơ bản


Khái niệm của phép nghịch đảo chúng tôi sẽ không nhắc lại nữa, các bạn có thể tìm thấy khái niệm
có ở trên mạng hoặc rất nhiều ở những nơi khác. Lưu ý trong này, phép nghịch đảo có O là tâm
2
nghịch đảo, R2 là phương tích của phép nghịch đảo sẽ được kí hiệu là NOR .

Tính chất 1: Xét phép nghịch đảo NOk


a) Ảnh của đường thẳng đi qua tâm nghịch đảo O là chính nó.
b) Ảnh của đường thẳng không đi qua O là đường tròn đi qua O.
c) Ảnh của đường tròn đi qua O là một đường thẳng không đi qua O.
d) Ảnh của một đường tròn không qua O là một đường tròn không qua O.

Tính chất 2: (Tính chất bảo giác) Góc giữa 2 hình không đổi qua phép nghịch đảo (khái niệm về
góc giữa 2 hình các bạn có thể tìm trong các tài liệu khác).
Tính chất bảo giác chính là tính chất quan trọng nhất trong phép nghịch đảo, nó áp dụng được cho
rất nhiều bài toán, nhất là các bài toán chứng minh tiếp xúc (đối với 2 hình tiếp xúc nhau thì ta xem
như góc giữa chúng là 0◦ ), đây là một dạng toán khá khó trong các dạng toán hiện nay.

Định lý 1:
n đường tròn đi qua tâm nghịch đảo sẽ biến thành n đường thẳng đồng quy (đây là một tính chất
giúp chúng ta định hình được việc chọn tâm nghịch đảo ở đâu để qua phép nghịch đảo không tạo
ra quá nhiều đường tròn).

Định lý 2:
n đường thẳng đồng quy (không qua tâm nghịch đảo) sẽ biến thành n đường tròn đồng trục (tức là
có 2 điểm chung), trong đó một điểm chung là tâm nghịch đảo.

Định lý 3:
Ảnh của một đường thẳng không qua tâm nghịch đảo là một đường tròn qua tâm nghịch đảo, khi
đó đường nối tâm đường tròn này và tâm nghịch đảo vuông góc với đường thẳng đã cho.

Định lý 4:
Ảnh của đường tròn không qua tâm nghịch đảo là một đường tròn, khi đó tâm 2 đường tròn này
thẳng hàng với tâm nghịch đảo.

19
Định lý 5: Tỉ số kép được bảo toàn qua phép nghịch đảo.

Các định lý trên có thể chứng minh dễ dàng nhờ 2 tính chất mà chúng tôi đã trình bày ở trên.

4.2 Các ví dụ áp dụng


Ví dụ 1:
Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). Giả sử (I) tiếp xúc BC,CA, AB lần lượt tại X,Y, Z.
Chứng minh OI là đường thẳng Euler của tam giác XY Z.

Đây là một ví dụ rất quen thuộc, có thể tìm thấy trong Tài liệu chuyên toán 10 hình học có lời giải
bằng vector rất thú vị, tuy nhiên bài này cũng có thể giải được bằng phép nghịch đảo tâm nội tiếp.

Lời giải:
Xét phép nghịch đảo tâm I, phương tích r2 , ta có đường tròn (ABC) qua phép nghịch đảo này sẽ
biến thành đường tròn (DEF) chính là đường tròn Euler của tam giác XY Z.

Mặt khác vì tính chất bảo giác của phép nghịch đảo, góc giữa OI với (O) sẽ bằng góc giữa OI
với (DEF) (qua phép nghịch đảo, OI biến thành OI).
Do đó: OI đi qua tâm đường tròn (DEF) hay OI chính là đường thẳng Euler của tam giác XY Z.
Bài toán được chứng minh hoàn toàn.

20
Ví dụ 2:(Định lý Lyness)
Cho tam giác ABC nội tiếp (O) và ngoại tiếp (I). Dựng đường tròn tiếp xúc AB, AC lần lượt tại P, Q
và tiếp xúc với đường tròn (O) tại R. Chứng minh rằng PQ đi qua I.

Đây là một định lý quen thuộc với các bạn chuyên Toán, không những PQ đi qua I mà I còn chính
là trung điểm của PQ. Vấn đề đặt ra ở đây là phép nghịch đảo sẽ được sử dụng như thế nào?

Qua I ta hãy vẽ đường thẳng vuông góc với AI cắt AB, AC lần lượt tại P, Q. Khi đó hãy thử chứng
minh đường tròn qua P, Q tiếp xúc với AB, AC thì cũng tiếp xúc với đường tròn (O).
Ta hãy xét phép nghịch đảo tâm I, phương tích r2 , khi đó, bài toán này sẽ trở thành:

Cho tam giác ABC nội tiếp (O), qua O vẽ đường thẳng d song song với BC. Gọi X,Y là hình
chiếu của BC lên d. Chứng minh đường tròn tâm M là trung điểm BC, bán kính MX = MY sẽ tiếp
xúc đường tròn Euler của tam giác ABC.

21
Gọi H là trực tâm của tam giác ABC, K là trung điểm của AH, khi đó đường tròn Euler chính là
đường tròn đường kính MK.
Mặt khác: MK = R = MX = MY Với R là bán kính của đường tròn (O).
Do đó (M; MX) tiếp xúc với (O).
Kết thúc chứng minh.

Hai bài toán nêu ở trên chính là ứng dụng của việc chọn tâm đường tròn nội tiếp làm tâm nghịch
đảo, thông qua phép nghịch đảo này, cấu hình đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp sẽ
chuyển thành cấu hình đường tròn ngoại tiếp và đường tròn Euler, và do đó, việc biến đổi góc hay
tính toán ở cấu hình sau khi biến đổi sẽ dễ dàng hơn.

Bài toán tiếp theo chính là câu hình xuất hiện trong đề thi toán quốc tế (IMO) ngày 1 năm 2015,
đây là bài không quá khó tuy nhiên lại chỉ có 3/6 thành viên trong đội tuyển Việt Nam giải được
trọn vẹn bài toán này.

Ví dụ 3:(IMO 2015)
Cho tam giác ABC có trực tâm H, đường cao AD. P là điểm thuộc đường tròn (O) ngoại tiếp
d = 90◦ . Q là điểm thuộc đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC sao cho
tam giác ABC sao cho APH
d = 90◦ . Gọi M là trung điểm BC, chứng minh rằng (PQH) tiếp xúc với (MDQ).
PQH

Ta có thể thấy rằng, việc chứng minh 2 đường tròn tiếp xúc sẽ khó khăn hơn nhiều so với việc
chứng minh 1 đường tròn tiếp xúc với 1 đường thẳng, vì thế đối với bài toán này, ta có thể sử
dụng phép nghịch đảo áp dụng tính chất biến đường tròn đi qua tâm nghịch đảo thành đường thẳng
không đi qua tâm nghịch đảo.

22
Ta thấy có điểm H ∈ (HPQ) nên có thể nghĩ đến việc sử dụng phép nghịch đảo tâm H để giải bài
toán này.
Cụ thể áp dụng phép nghịch đảo tâm H, phương tích NA.NH, ta có:

A → D, P → M, (O) → (ω); Q → T

Ở đây (ω) là đường tròn Euler của tam giác ABC.


Ta có:
(PQH) → MT ; (MDQ) → (APT )
Do đó yêu cầu chứng minh (PQH) tiếp xúc với (MDQ) sẽ trở thành chứng minh MT tiếp xúc với
(APT ) tại T .
Lại để ý rằng MT và AP cùng vuông góc với PM nên MT ||AP. Vì thế để chứng minh MT tiếp xúc
với (APT ), ta chỉ cần chứng minh T O ⊥ AP.
Đến đây hãy để ý rằng T thuộc đường tròn Euler của tam giác ABC (vì có (O) → (ω) nêu ở trên).
Do đó rất dễ dàng để chứng minh OT ⊥ MT .
Vậy bài toán được chứng minh hoàn toàn.

Nhận xét thêm về bài toán, ta có thể thấy rằng điểm Q nằm ở vị trí không thật sự đẹp, tuy nhiên
qua phép nghịch đảo lại đưa về vị trí có lợi cho chúng ta trong việc tính toán, biến đổi, đây cũng
chính là cái hay của bài toán này. Hơn nữa, thông qua bài này, các bạn sẽ biết thêm phép nghịch
đảo tâm là trực tâm sẽ biến đường tròn ngoại tiếp thành đường tròn Euler của tam giác.

23
Ví dụ 4:(VMO 2016)
Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) có các góc ở đỉnh B,C đều nhọn. Lấy điểm M trên cung
BC không chứa A sao cho AM không vuông góc với BC. AM cắt trung trực BC tại T . Đường tròn
ngoại tiếp tam giác AOT cắt (O) tại N (N 6= A).
a) Chứng minh BAMd = CAN d
b) Gọi I là tâm đường tròn nội tiếp và G là chân đường phân giác trong góc A của tam giác ABC.
AI, MI, NI cắt (O) lần lượt tại D, E, F. Gọi P, Q tương ứng là giao điểm của DF với AM và DE với
AN. Đường tròn đi qua P và tiếp xúc với AD tại I cắt DF tại H, đường tròn đi qua Q và tiếp xúc
với AD tại I cắt DE tại K. Chứng minh đường tròn ngoại tiếp tam giác GHK tiếp xúc với BC.

Ý a) là ý không quá khó nhưng cần phải sử dụng góc định hướng để tránh xét nhiều trường hợp,
chúng tôi sẽ không giải câu này nữa mà chuyển sang câu b), là một câu có hình vẽ rất rối rắm.

Từ ý a) của bài toán, ta sẽ thu được MN||BC. Hãy để ý xem với hình vẽ này, ta có thể chọn tâm
nghịch đảo như thế nào để đưa về bài toán đơn giản nhất?
Dựa vào các yếu tố về tiếp xúc, phương tích, chúng tôi nhận thấy nếu chọn tâm nghịch đảo là D,
phương tích DI 2 = DB2 = DC2 , bài toán sẽ được đưa về dạng đơn giản, đỡ rối rắm hơn bài toán
gốc rất nhiều.
Ta có:
K → Q, H → P
BC → (O), (KHG) → (APQ)
Do đó ta sẽ được bài toán mới yêu cầu chứng minh (APQ) tiếp xúc với (O), nó không còn phụ
thuộc vào 2 điểm K, H nên chắc chắn sẽ dễ dàng giải quyết hơn bài toán gốc.

24
Bây giờ lại đặt câu hỏi (APQ) tiếp xúc với (O) khi nào?

Hãy để ý là A, Q, N thẳng hàng và A, P, M thẳng hàng, do đó 2 đường tròn trên tiếp xúc ⇔ PQ||MN
Hẳn các bạn sẽ nhận ra ngay sau khi dùng định lý Pascal, ta dễ dàng chứng minh được P, I, Q thẳng
hàng, vì vậy nếu chứng minh được PI||MN hoặc QI||MN là bài toán sẽ được giải quyết hoàn toàn.

Tuy nhiên vì vai trò của P và Q là giống như nhau nên nếu có PI||MN thì QI||MN và ngược
lại, do đó không cần thiết phải sử dụng định lý Pascal (vì khi đã có PI||MN và QI||MN thì P, I, Q
thẳng hàng cũng dẫn đến PQ||MN).

Ta chứng minh PI||MN, thật vậy:


d = IFP(= BAC
Xét tứ giác AFPI có IAP 2 ) nên AFPI nội tiếp.
d d

d = AFI
Do đó API d = AFNd = AMN.
d
⇒ API
d = AMN d nên PI||MN.
Vậy bài toán được giải quyết hoàn toàn.

Từ 2 ví dụ 3 và 4, ta có thể thấy được vai trò của phép nghịch đảo trong bài toán chứng minh
tiếp xúc, dạng toán này được xem là dạng toán khó, và đòi hỏi các bạn phải có kiến thức tốt về
biến đổi góc, tuy nhiên lúc biến đổi góc tỏ ra bất khả thi thì hãy nghĩ đến phép nghịch đảo, ngoài
ra còn một phương pháp rất mạnh khác là định lý Casey (bản thân định lý này cũng có cách chứng
minh bằng phép nghịch đảo). Về định lý Casey và ứng dụng của nó, các bạn có thể tìm thấy trong [4]

Ví dụ 5:(Định lý Feuerbach)
Chứng minh đường tròn Euler của tam giác ABC tiếp xúc với đường tròn (I) là đường tròn nội tiếp
và tiếp xúc với 3 đường tròn bàng tiếp của tam giác ABC.

25
Đường tròn Euler sẽ đi qua 3 điểm M, N, P lần lượt là trung điểm cạnh BC,CA, AB.
Đối với bài toán này, ta thấy đường tròn Euler vừa tiếp xúc với (I), vừa tiếp xúc với (Ia ), do đó
cách tốt nhất là hãy sử dụng phép nghịch đảo biến đường tròn Euler thành đường thẳng nào đó và
chứng minh đường thẳng này tiếp xúc với ảnh của (I) và (Ia ) qua phép nghịch đảo.

Có một tính chất quan trọng ở đây là E đối xứng với D qua trung điểm M của BC. Mặt khác
M thuộc đường tròn Euler nên ta có thể nghĩ đến việc sử dụng phép nghịch đảo tâm M, phương
tích MD2 = ME 2 , qua phép nghịch đảo này, đường tròn (I) và (Ia ) giữ nguyên, còn đường tròn
Euler biến thành gì?

Theo một tính chất quen thuộc của hàng điều hòa thì (AT IIa ) = −1, do đó (HT DE) = −1, lại
có M là trung điểm của DE nên theo hệ thức Newton ta được MD2 = ME 2 = MT.MH, tức ảnh của
H qua phép nghịch đảo chính là T .

Vì thế nên đường tròn Euler qua phép nghịch đảo sẽ biến thành đường thẳng đi qua T và song
song với tiếp tuyến tại M của đường tròn Euler.

Gọi Mx là tiếp tuyến tại M của đường tròn Euler (Mx hướng vào trong tam giác ABC).
d = NPM
Suy ra NMx d = ABC.d
Để ý rằng MN||AC nên góc tạo bởi Mx và AC chính là ABC d
Lại gọi Ty là tiếp tuyến của đường tròn (I) và (Ia ), khi đó ta cũng dễ dàng chứng minh được góc
tạo bởi Ty và AC cũng chính là ABC.
d

Do đó Mx||Ty nên qua phép nghịch đảo, đường tròn Euler biến thành đường thẳng chứa Ty, Ty lại
tiếp xúc với (I) và (Ia ) nên ta có điều phải chứng minh.

Bài toán tiếp theo chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn chính là một ứng dụng của phép nghịch
đảo trong dựng hình, tức là từ giả thiết rất khó dựng về các đường tròn tiếp xúc, các điểm có tính
chất đặc biệt nào đó, ta sẽ sử dụng phép nghịch đảo biến bài toán đó thành bài toán mới có thể
dựng được một cách dễ dàng hơn.

Ví dụ 6:(Trần Quang Hùng)


Cho 3 đường tròn (O1 ), (O2 ), (O3 ) đôi một tiếp xúc ngoài tại B1 , B2 , B3 tương ứng và cùng tiếp xúc
trong với (O) tại A1 , A2 , A3 tương ứng. Chứng minh rằng A1 B1 , A2 B2 , A3 B3 đồng quy.

Nhận xét đầu tiên là đề bài cho rất ngắn gọn và dễ hiểu, các giả thiết cũng cho rõ ràng, tuy nhiên
lúc vẽ hình thì thật sự rất khó nhằn, nếu không có phép biến đổi nào mà dựng hình vẽ bằng thước
và compa thì rất tốn thời gian.

26
Do đó ta cần một phép biến đổi, mà cụ thể ở đây ta sẽ dùng đến phép nghịch đảo, vấn đề là chọn
tâm nghịch đảo ở đâu để bài toán có thể chuyển về dạng đơn giản hơn? Một dấu hiệu quan trọng
là đường tròn (O) tiếp xúc với cả 3 đường tròn còn lại, và để đơn giản hơn nữa, ta có thể chọn tâm
nghịch đảo là một trong 3 điểm A1 , A2 , A3 . Ở đây chúng tôi chọn A3 làm tâm nghịch đảo.

Xét phép nghịch đảo tâm A3 , phương tích k bất kì, ta có:

(O) → d, (O3 ) → d 0 ||d

(O1 ) → (O01 ); (O2 ) → (O02 )


Khi đó (O1 ) tiếp xúc (O2 ) và (O1 ), (O2 ) cùng tiếp xúc với d, d 0

Ta xét bài toán mới sau:


Cho 2 đường thẳng d và d 0 song song với nhau, (O1 ) và (O2 ) là 2 đường tròn tiếp xúc nhau tại B3 ,
vừa tiếp xúc với d và d 0 . A1 = (O1 ) ∩ d, A2 = (O2 ) ∩ d, B1 = (O2 ) ∩ d 0 , B2 = (O1 ) ∩ d 0 . Gọi A3 là
điểm bất kì khác các điểm còn lại. Chứng minh rằng A3 B3 là trục đẳng phương của 2 đường tròn
(A3 A1 B1 ) và (A3 A2 B2 ).

Bài toán mới này rất đơn giản, xin nhường bạn đọc chứng minh bằng các kiến thức cơ bản của
phương tích, trục đẳng phương.

27
Ví dụ 7:(Trần Quang Hùng)
Cho 6 đường tròn (O1 ), (O2 ), (O3 ), (O4 ), (O5 ), (O6 ) sao cho (Oi ) tiếp xúc ngoài với (Oi−1 ) và Oi+1 ,
và tất cả cùng tiếp xúc trong (O) lần lượt tại A1 , A2 , A3 , A4 , A5 , A6 . Chứng minh rằng A1 A4 , A2 A5 , A3 A6
đồng quy.

Tương tự như bài trên, ta sẽ chọn A6 làm tâm nghịch đảo, phương tích k bất kì, khi đó bài toán sẽ
trở thành như sau:
Cho 2 đường thẳng d, d 0 song song với nhau, (O1 ), (O5 ) là 2 đường tròn tiếp xúc với cả 2 đường
thẳng này, (O1 ) tiếp xúc d tại A1 , (O5 ) tiếp xúc d tại A5 , (O2 ) tiếp xúc (O1 ) và tiếp xúc d tại
A2 , (O4 ) tiếp xúc với (O5 ) và tiếp xúc d tại A4 , (O3 ) tiếp xúc cả (O2 ), (O4 ) và tiếp xúc d tại A3 .
A6 là điểm bất kì trong mặt phẳng, chứng minh rằng A6 A3 là trục đẳng phương của 2 đường tròn
(A6 A4 A1 ) và (A6 A5 A2 ).

Để giải bài toán này, ta sẽ xét một bổ đề:


Cho 3 đường tròn (O1 ), (O2 ), (O3 ) thỏa mãn (O1 ) tiếp xúc ngoài (O2 ), (O2 ) tiếp xúc ngoài (O3 ).
3 đường tròn này cùng tiếp xúc với một đường thẳng d lần lượt tại A1 , A2 , A3 .
Chứng minh rằng
A2 A23 R3
=
A2 A21 R1

Ta có: A1 A22 = (R1 + R2 )2 − (R2 − R1 )2 = 4R1 R2 (định lý Pytago)


Tương tự: A2 A23 = 4R3 R2
Do đó:
A2 A23 R3
=
A2 A21 R1
A3 A4 A3 A2
Quay trở lại bài toán ban đầu, khi vận dụng bổ đề này ta dễ dàng có được A3 A5 = A3 A1
Do đó
A3 A4 .A3 A1 = A3 A2 .A3 A5
Tức là A3 có cùng phương tích với 2 đường tròn (A6 A4 A1 ) và (A6 A5 A2 ).
Vậy A6 A3 là trục đẳng phương của 2 đường tròn (A6 A4 A1 ) và (A6 A5 A2 ).

28
Ví dụ 8:
Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). E, F lần lượt là giao điểm của CI với AB, BI với
AC. EF cắt (O) tại M, N sao cho E nằm giữa M và F. P = MI ∩ BC, L = NI ∩ BC. X là tâm đường
tròn bàng tiếp góc A của tam giác ABC. Chứng minh rằng XP = XL.

Đây là bài toán với cấu trúc đường tròn ngoại tiếp, đường tròn nội tiếp và bàng tiếp khá rối rắm, vì
thế ta cần chuyển về một mô hình khác có thể khai thác được nhiều hơn, dễ tính toán hơn. Đối với
những bạn đã học sâu về hình học phẳng, hẳn sẽ biết cách chuyển cấu hình về đường tròn ngoại
tiếp, đường tròn Euler bằng cách gọi thêm Y, Z lần lượt là tâm đường tròn bàng tiếp góc B, C của
tam giác ABC.

Dễ thấy I là trực tâm của tam giác XY Z.


Ta có: EB.EA = EI.EZ nên E thuộc trục đẳng phương của (IY Z) và (O), tương tự F cũng thuộc
trục đẳng phương của (IY Z) và (O). Do đó EF chính là trục đẳng phương của 2 đường tròn này,
suy ra MN = (O) ∩ (IY Z).

Xét phép nghịch đảo tâm I, phương tích IA.IX biến đường thẳng BC thành (IY Z) nên biến L ≡
N; P ≡ M, và do đó, P, L thuộc đường tròn ngoại tiếp tam giác XY Z.

Gọi J là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác XY Z, theo tính chất quen thuộc ta có XJ ⊥ BC nên XJ
là đường trung trực của PL. Vì thế nên XP = XL.

29
Đây là một bài toán có cấu hình khá đơn giản và đẹp, lời giải tuy ngắn gọn nhưng không dễ
nghĩ, đây cũng là lời giải của thành viên có nickname Luis González trên diễn đàn AoPS, ngoài ra,
bạn Đỗ Xuân Long, học sinh Trường THPT chuyên KHTN - ĐHKHTN - ĐHQGHN cũng cho lời
giải không sử dụng phép nghịch đảo tại [5]

Ví dụ 9: (Hoàng Nhật Tuấn)


Cho tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn (I), (I) tiếp xúc với BC tại D, L đối xứng với D qua I.
Trên ID lấy điểm S, các đường tròn ngoại tiếp tam giác BSD,CSD cắt (I) lần lượt tại M, N khác D.
Chứng minh rằng BM,CN, AL đồng quy.

Đây là bài toán tác giả đã phát hiện ra khi giải một bài toán khác (sẽ đề cập ở dưới), trước khi đọc
lời giải bằng phép nghịch đảo của chúng tôi, các bạn hãy thử suy nghĩ theo hướng hình học phẳng
thuần túy. Sau đây là lời giải của tác giả, cũng là của bạn Huỳnh Bách Khoa, học sinh trường THPT
chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Thuận.

Ta phát biểu một bổ đề:


Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Các tiếp tuyến của đường tròn tại A, B,C giao nhau tại A1 , B1 ,C1 .
Trên (O) lấy các điểm A2 , B2 ,C2 . Chứng minh rằng A1 A2 , B1 B2 ,C1C2 đồng quy khi và chỉ khi
AA2 , BB2 ,CC2 đồng quy hoặc các giao điểm của AA2 , BB2 ,CC2 với 3 cạnh tam giác thẳng hàng.

Bổ đề này chính là định lý Steinbart suy rộng khá nổi tiếng nên chúng tôi xin không chứng minh
lại, hoặc các bạn có thể xem chứng minh của nó tại [6]

30
Áp dụng vào bài toán, ta chỉ cần chứng minh DL, ME, NF đồng quy (với E, F lần lượt là tiếp
điểm của (I) với AC, AB).

Đến đây, ý tưởng hẳn vẫn chưa rõ ràng, việc chứng minh 3 đường này đồng quy mà không cần
đến phép biển đổi đặc biệt dường như bế tắc, đến đây hãy để ý rằng có dấu hiệu sử dụng phép
nghịch đảo ở đây là có 3 đường tròn đi qua D, rồi các yếu tố tiếp xúc của đường tròn nội tiếp, do
đó một ý tưởng tự nhiên ta sẽ nghĩ đến việc sử dụng phép nghịch đảo tâm D, phương tích k bất kì.

Ta thu được bài toán mới sau đây:


Cho tam giác ABC, AD là đường cao, L là điểm bất kì thuộc AD, qua L kẻ đường thẳng vuông góc
AD cắt AB, AC lần lượt tại M, N. E là giao điểm của LN với đường trung trực của CD, F là giao điểm
của LM với đường trung trực của BD. Chứng minh (MDE) cắt (NDF) tại điểm thuộc AD (khác D).

Để ý theo tính chất phương tích, trục đẳng phương, ta chỉ cần chứng minh LF.LN = LE.LM là đủ.

LF LE BD CD
⇔ = ⇔ =
LM LN LM LN
(mà đẳng thức này đúng theo định lý T hales).
Vậy (MDE) cắt (NDF) tại điểm thuộc AD (khác D) và do đó bài toán ban đầu được chứng minh
hoàn toàn.

Bài toán khác mà tôi đề cập ở trên là:


Cho tam giác ABC ngoại tiếp (I), (I) tiếp xúc với BC,CA, AB lần lượt tại D, E, F. K đối xứng với
D qua trung điểm BC. H bất kì thỏa mãn HK ⊥ BC. M, N ∈ (I) sao cho DM ⊥ HC và DN ⊥ HB.
MN ∩ FE = L. Chứng minh rằng IH ⊥ DL.

Bài toán này đã được giải cũng bởi tác giả tại [7]

31
Trên đây là một số kiến thức (có thể không nhiều) nhưng chúng tôi hi vọng có thể cung cấp cho
các bạn một số kinh nghiệm cần thiết trong việc chinh phục hình học phẳng, tuy thực ra hình học
phẳng với các công cụ cao cấp như tọa độ Descartes, tọa độ Barycentric,... đã giải quyết được hầu
như tất cả vấn đề về hình học, tuy nhiên việc tư duy giải toán hình phẳng thuần túy vẫn rất thú vị
và thu hút nhiều người theo đuổi bộ môn hình học phẳng này. Vấn đề dựng hình và phép nghịch
đảo, có lẽ sau bài viết này, nhiều bạn vẫn còn mơ hồ và do đó, các bạn cần phải tìm kiếm nhiều bài
tập, ví dụ hơn nữa, phải tự mình giải đã rồi mới tham khảo đáp án. Một lần nữa xin chúc các bạn
thành công trong con đường chinh phục hình học phẳng của mình.

32
Tài liệu tham khảo
[1] Bổ đề cát tuyến và ứng dụng trong giải một số bài toán- Nguyễn Duy Khương

[2] https://diendantoanhoc.net/topic/169449-bài-toán-t12471-thtt/

[3] https://julielltv.wordpress.com/2013/11/15/bo-de-eriq/

[4] Định lý Casey và ứng dụng- Nguyễn Văn Linh

[5] https://artofproblemsolving.com/community/u248308h1206645p5961032

[6] Một số kiến thức về hình học phẳng trong các cuộc thi Olympic Toán

[7] https://www.facebook.com/tapchiolympic.vn/?fref=ts

33

You might also like