You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QTKD

KHOA KẾ TOÁN
BỘ MÔN KẾ TOÁN TỔNG HỢP

HỆ THỐNG CÂU HỎI & BÀI TẬP


NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
(Tham khảo cho sinh viên)

Thái Nguyên, 2014

1
PHẦN TRẮC NGHIỆM

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN

1. Những trường hợp nào sau đây được xác định là nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi
vào sổ kế toán:
a. Ký hợp đồng thuê nhà xưởng để sản xuất trị giá hợp đồng 20 triệu đồng/năm.
b. Mua TSCĐ 50 triệu chưa thanh toán.
c. Nhận được lệnh chi tiền phục vụ tiếp khách của doanh nghiệp 5 triệu.
d. Tất cả các trường hợp trên
2. Doanh nghiệp bán một lô hàng hoá có trị giá bán là 150.000.000đ vào ngày 15/5/N
và được khách hàng thanh toán ngay 50% trị giá tại thời điểm mua. Số còn lại thanh
toán vào thời điểm cuối tháng. Toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp được ghi nhận
vào thời điểm ngày 15/5. Việc ghi sổ này là doanh nghiệp vận dụng nguyên tắc:
a. Nguyên tắc giá phí
b. Nguyên tắc Cơ sở dồn tích
c. Nguyên tắc thận trọng
d. Nguyên tắc trọng yếu
3. Trong tháng 3/201N, Công ty mua 1.500 chiếc bàn là với đơn giá 200.000đ/chiếc.
Công ty đã tiêu thụ được 1.000 chiếc với giá bán 280.000đ/chiếc và đã thu được 80%
tổng giá trị bằng tiền mặt. Lợi nhuận của thương vụ này được tính:
a. Lãi 80.000.000đ
b. Lỗ 20.000.000đ
c. Lãi 24.000.000đ
d. Các câu trên đèu sai
4. Khoản tiền vốn góp liên doanh của đơn vị Y trên sổ kế toán của doanh nghiệp thuộc
đối tượng nào sau đây của kế toán:
a. Tài sản của DN
b. Nguồn vốn của doanh nghiệp
c. Nợ phải trả của doanh nghiệp
d. Không phảỉ là đối tượng của kế toán
5. Thước đo được lựa chọn làm đơn vị thống nhất trong việc ghi chép và tính toán các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh là:
a. Hiện vật
b. Tiền tệ
c. Thời gian
d. Cả 3 thước đo trên
10. Ngày 26/8 công ty nhận tiền trả trước cho đơn đặt hàng ký ngày 25/8. Công ty giao
hàng theo đúng thời hạn vào ngày 30/10. Toàn bộ doanh thu của công ty được ghi
nhận vào ngày:
a. Ngày 26/8
b. Ngày 25/8

2
c. Ngày 30/10
11. Thành phẩm của danh nghiệp xuất gửi bán đại lý khi chưa xác định tiêu thụ thuộc
đối tượng kế toán nào sau đây:
a. Tài sản của doanh nghiệp
b. Nợ phải thu của doanh nghiệp
c. Nguồn vốn của doanh nghiệp
d. Các câu trên đều sai
12. Đặc trưng cơ bản của đối tượng kế toán là:
a. Tính đa dạng, vận động theo chu kỳ khép kín
b. Tính hai mặt độc lập nhung cân bằng về lượng
c. Cả a và b đúng
d. Cả a và b sai
14. Tổng tài sản của doanh nghiệp được xác định bằng:
a. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
b. Nguồn vốn kinh doanh + Nợ phải trả
c. Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn
d. Nguồn vốn chủ sở hữu - Nợ phải trả
15. Công ty Thành Đạt mua 100 tủ lạnh Sanyo về để bán nhưng chưa thanh toán tiền
cho người cung cấp. 100 chiếc tủ này được ghi nhận trên báo cáo tài chính của Công ty
là:
a. Nợ phải trả người bán
b. Tài sản cố định dài hạn
c. Tài sản ngắn hạn
d. Không phải các đáp án trên
17. Theo nguyên tắc thận trọng, kế toán sẽ ghi tăng nguồn vốn sở hữu của doanh
nghiệp khi:
a. Có bằng chứng chắc chắn về việc tăng nguồn vốn
b. Có bằng chứng về việc ghi tăng nguồn vốn
c. Có bằng chứng chắc chắn về số nợ phải trả giảm
d. Không phải các đáp án trên
18. Việc thông báo đầy đủ tình hình tài chính và kết quả hoạt động của doanh nghiệp,
là sự vận dụng nguyên tắc:
a. Khách quan
b. Phù hợp
c. Công khai
d. Thận trọng
21. Trình tự các phương pháp kế toán sử dụng trong công tác kế toán:
a. Chứng từ, tính giá, tài khoản, tổng hợp - cân đối
b. Tổng hợp - cân đối, tài khoản, tính giá, chứng từ
c. Chứng từ, tổng hợp cân đối, tính giá, tài khoản
d. Tính giá, tổng hợp cân đối, chứng từ, tài khoản

3
22. Công ty Hải An xuất bán một lô hàng vào ngày 12/9/201N với giá bán chưa có
thuế GTGT 10% là 120.000.000đ, hàng hoá đã giao, khách hàng đã chấp nhận thanh
toán nhưng mới chỉ thanh toán 50%, số còn lại sẽ thanh toán vào ngày 20/9/201N,
Công ty Hải An hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Biết giá vốn của số
hàng này là 72.000.000đ. Theo nguyên tắc ghi nhận doanh thu, công ty Hải An sẽ ghi
nhận số doanh thu vào ngày:
a. Ngày 12/9/201N
b. Ngày 20/9/201N
c. Ngày 30/9/201N

Câu hỏi lựa chọn đúng sai


1. Hạch toán kế toán chỉ sử dụng thước đo giá trị
2. Khi thực hiện kế toán theo nguyên tắc cơ sở dồn tích, doanh thu và chi phí của
doanh nghiệp được kế toán ghi nhận khi doanh nghiệp đã thu hoặc đã chi tiền.
3. Nguyên tắc trọng yếu cho phép kế toán có thể phạm một số sai sót trong quá trình
hạch toán
3’. Nguyên tắc trọng yếu cho phép kế toán có thể phạm một số sai sót trong quá trình
hạch toán nếu các sai sót đó không làm ảnh hưởng tới tinh trung thực của BCTC
4. Nguyên tắc nhất quán không cho phép các doanh nghiệp được thay đổi các phương
pháp, chính sách kế toán.
5. Hàng tồn kho là tài sản dài hạn của doanh nghiệp
6. Đối tượng nghiên cứu của kế toán là : tài sản, nguồn vốn và sự vận động của tài sản
7. Khoản vốn đem góp liên doanh với doanh nghiệp khác là tài sản dài hạn của doanh
nghiệp
8. Các khoản nợ phải thu, phải trả đều là nguồn vốn của doanh nghiệp
9. Phản ánh và kiểm tra là hai chức năng cơ bản của kế toán
10. Cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp là một trong những
chức năng cơ bản của kế toán

4
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ

1. Yếu tố nào sau đây là yếu tố bắt buộc của chứng từ:
a. Tên gọi của chứng từ
b. Thời hạn thanh toán của nghiệp vụ trên chứng từ
c. Định khoản kế toán
d. Không có yếu tố nào đúng
2. Theo nội dung kinh tế chứng từ kế toán được chia làm các loại:
a. Chứng từ tiền tệ, chứng từ hàng tồn kho, chứng từ tiền lương…
b. Chứng từ mệnh lệnh, chứng từ thực hiện, chứng từ liên hợp…
c. Chứng từ hướng dẫn, chứng từ bắt buộc.
3. Theo mục đích công dụng, chứng từ kế toán được chia thành:
a. Chứng từ tiến tệ, chứng từ hàng tồn kho, chứng từ tiền lương…
b. Chứng từ mệnh lệnh, chứng từ thực hiện, chứng từ liên hợp…
c. Chứng từ hướng dẫn, chứng từ bắt buộc.
4. Chứng từ kế toán khi ghi sai, cần được:
a. Tẩy xoá và sửa lại cho đúng
b. Gạch chéo chỗ sai và sửa lại
c. Huỷ bỏ bằng cách gạch chéo
5. Chứng từ do doanh nghiệp lập được sử dụng giao dịch với bên ngoài gọi là:
a. Chứng từ bên trong
b. Chứng từ bên ngoài
c. Tuỳ từng trường hợp gọi là chứng từ bên trong hay bên ngoài
6. Quy mô của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên chứng từ cần phải:
a. Ghi bằng số
b. Ghi bằng chữ
c. Ghi cả bằng chữ và bằng số
7. Chứng từ nào sau đây có thể dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán:
a. Chứng từ mệnh lệnh
b. Chứng từ thực hiện
c. Cả a, b sai
8. Yếu tố nào sau đây là yếu tố bổ sung cần thiết của chứng từ:
a. Nội dung nghiệp vụ phản ánh trên chứng từ
b. Định khoản kế toán trên chứng từ
c. Chữ ký của những người có trách nhiệm liên quan đến nội dung chứng từ
9. Chứng từ tiền lương, chứng từ TSCĐ, chứng từ hàng tồn kho… là những chứng từ
được phân loại theo tiêu thức:
a. Công dụng
b. Nội dung kinh tế
c. Mức độ tổng hợp thông tin trên chứng từ
10. Chứng từ thực hiện, chứng từ mệnh lệnh… là những chứng từ được phân loai theo
tiêu thức:

5
a. Công dụng của chứng từ
b. Nội dung kinh tế
c. Mức độ tổng hợp thông tin trên chứng từ

CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1. Có thể vận dụng phương pháp sửa chữa sai sót khi lập chứng từ
2. Một chứng từ hợp pháp, hợp lý, hợp lệ chỉ cần theo đúng mẫu do Bộ Tài chính quy
định
3. Số liệu trên chứng từ kế toán không được phép sửa chữa nhung nội dung có thể sửa
chữa nếu không sai nhiều
4. Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh có liên quan đến doanh nghiệp đều phải
lập chứng từ kế toán
5. Tên chữ ký của những người có trách nhiệm liên quan đến chứng từ là yếu tố đảm
bảo tính hợp lệ của chứng từ.
6. Tên chữ ký của những người có trách nhiệm liên quan đến chứng từ là yếu tố đảm
bảo tính hợp pháp của chứng từ.
7. Nội dung cơ bản của các nghiệp vụ phát sinh trên chứng từ làm căn cứ để lập định
khoản kế toán
8. Tên gọi của chứng từ không phản ánh được khái quát nội dung của nghiệp vụ
9. Kiểm tra chứng từ là khâu quan trọng trong quá trình xử lý và luân chuyển chứng từ
10. Chứng từ mệnh lệnh không chứng minh được nghiệp vụ kinh tế xảy ra

6
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ

1. Công ty nhập khẩu một lô hàng có giá thanh toán cho người bán là 250.000.000đ
bằng hình thức chuyển khoản, thuế suất thuế nhập khẩu 100%. Chi phí vận chuyển là
500.000đ. Lô hàng này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất 10%, công
ty hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Giá trị ghi sổ của lô hàng
này là:
a. 500.500.000đ
b. 550.500.000đ
c. 525.500.000đ
2. Doanh nghiệp mua một phương tiện vận tải có giá mua chưa có thuế GTGT là
450.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%. Chi phí chạy thử là 1.000.000đ. Biết giá thị
trường tại thời điểm mua là 455.000.000đ. DN hạch toán thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ và tài sản mua về dùng phục vụ sản xuất kinh doanh các sản phẩm
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. TS này được ghi sổ:
a. 450.000.000đ
b. 451.000.000đ
c. 496.000.000đ
d. 455.000.000đ
3. Công ty nhận vốn góp liên doanh của doanh nghiệp K một TSCĐ hữu hình có giá
ghi trên sổ kế toán của doanh nghiệp K là 800.000.000đ, giá thị trường của tài sản này
tại thời điểm góp vốn là 789.000.000đ, giá được Hội đồng liên doanh đánh giá là
792.000.000đ. Tài sản này được ghi trên sổ kế toán của Công ty với nguyên giá:
a. 800.000.000đ
b. 789.000.000đ
c. 792.000.000đ
4. Công ty nhận vốn góp liên doanh của doanh nghiệp K một TSCĐ hữu hình có giá
ghi trên sổ kế toán của doanh nghiệp K là 800.000.000đ, giá thị trường của tài sản này
tại thời điểm góp vốn là 789.000.000đ, giá được Hội đồng liên doanh đánh giá là
792.000.000đ. Tai sản này được ghi trên sổ kế toán của doanh nghiệp K với nguyên
giá:
a. 800.000.000đ
b. 789.000.000đ
c. 792.000.000đ
5. Công ty nhập khẩu một thiết bị sản xuất có giá phải trả cho người bán là
600.000.000đ, thuế suất thuế nhập khẩu 50%, thuế suất thuế GTGT 10%, chi phí vận
chuyển (đã có cả thuế GTGT 10%) là 2.200.000đ. Thiết bị này dùng để sản xuất sản
phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, công ty tính và nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, thiết bị này được ghi nhận theo giá:
a. 902.000.000đ
b. 992.200.000đ

7
c. 992.000.000đ
6. Công ty nhập khẩu một thiết bị sản xuất có giá phải trả cho người bán là
600.000.000đ, thuế suất thuế nhập khẩu 50%, thuế suất thuế GTGT 10%, chi phí vận
chuyển (đã có cả thuế GTGT 10%) là 2.200.000đ. Thiết bị này dùng để sản xuất sản
phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, công ty tính và nộp thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp, thiết bị này được ghi nhận theo giá:
a. 902.000.000đ
b. 992.200.000đ
c. 992.000.000đ
7. Cho biết chi phí sản xuất kinh doanh của một công ty trong một kỳ như sau: Chi phí
nguyên vật liệu 100.000.000đ, trong đó sử dụng trực tiếp để sản xuất là 80%, phục vụ
sản xuất là 10%, phục vụ bộ phận văn phòng 10%, chi phí nhân công trực tiếp là
59.500.000đ, chi phí sản xuất chung 65.000.000. Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và
cuối kỳ không đáng kể. Cuôí kỳ hoàn thành 500 sản phẩm, giá thành sản xuất đơn vị
là:
a. 224.500.000đ
b. 449.000đ
c. 429.000đ
8. Cho biết chi phí sản xuất kih doanh của một công ty trong một kỳ như sau: Chi phí
nguyên vật liệu 100.000.000đ, trong đó sử dụng trực tiếp để sản xuất là 80%, phục vụ
sản xuất là 10%, phục vụ bộ phận văn phòng 10%, chi phí nhân công trực tiếp là
59.500.000đ, chi phí sản xuất chung 65.000.000. Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và
cuối kỳ không đáng kế. Cuôí kỳ hoàn thành 500 sản phẩm, tổng giá thành sản xuất:
a. 224.500.000đ
b. 214.500.000đ
c. 204.500.000đ
9. Nếu giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ cùng tăng gấp đôi, các điều kiện
khác không đổi, giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ sẽ:
a. Tằng gấp đôi
b. Không thay đổi
c. Giảm 50% so với ban đầu
d. Các phán trên đều sai
10. Doanh nghiệp được tặng một phương tiện vận tải, có giá của sản phẩm tương
đương trên thị trường khi tham khảo ở 3 cửa hàng là: 300 triệu, 305 triệu, 306 triệu.
Nguyên giá tài sản này được ghi nhận theo giá:
a. 300 triệu
b. 305 triệu
c. 306 triệu
d. Một trong 3 giá trên
11. Công ty A mua một ô tô vận tải cũ, giá hoá đơn chưa có thuế GTGT là 500tr đồng,
thuế suất thuế GTGT 10%, chi phí nâng cấp thuê ngoài trước khi sử dụng đã chi là

8
50tr đồng. Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, số thiết bị này sẽ được
ghi sổ theo giá:
a. 500 triệu đồng
b. 600 triệu đồng
c. 550 triệu đồng
d. Tất cả các số trên đều sai
12. Công ty A mua một lô vật liệu chính theo giá hoá đơn chưa có thuế GTGT là 35
triệu đồng, thuế GTGT là 3.5 triệu đồng, chi phí vận chuyển phải trả là 3.5 triệu đồng.
Công ty A tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, vật liệu đã về nhập kho đủ, giá
trị ghi sổ của lô vật liệu này sẽ là:
a. 35 triệu đồng
b. 38.5 triệu đồng
c. 42 triệu đồng
d. Các đáp án trên đều sai
13. Công ty A mua một lô vật liệu chính về sử dụng cho hoạt động SXKD chịu thuế
GTGT, giá hoá đơn chưa có thuế GTGT là 35 triệu đồng, thuế GTGT là 3.5 triệu đồng,
chi phí vận chuyển phải trả là 3.5 triệu đồng. Công ty A tính thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, vật liệu đã về nhập kho đủ, giá trị ghi sổ của lô vật liệu này sẽ là: (B)
a. 35 triệu đồng
b. 38.5 triệu đồng
c. 42 triệu đồng
d. Các đáp án trên đều sai
14. Công ty A mua một lô vật liệu chính về sử dụng cho hoạt động SXKD chịu thuế
GTGT, giá hoá đơn chưa có thuế GTGT là 35 triệu đồng, thuế GTGT là 3.5 triệu đồng,
chi phí vận chuyển phải trả là 3.5 triệu đồng. Công ty A tính thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp, vật liệu đã về nhập kho đủ, giá trị ghi sổ của lô vật liệu này sẽ là:
a. 35 triệu đồng
b. 38.5 triệu đồng
c. 42 triệu đồng
d. Các đáp án trên đều sai
16. Công ty A mua một ô tô vận tải cũ, giá hoá đơn chưa có thuế GTGT là 500tr đồng,
thuế suất thuế GTGT 10%, chi phí nâng cấp thuê ngoài trước khi sử dụng đã chi là
50tr đồng. Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ô tô sử dụng cho hoạt
động SXKD chịu thuế GTGT, số thiết bị này sẽ được ghi sổ theo giá:
a. 500 triệu đồng
b. 600 triệu đồng
c. 550 triệu đồng
d. Tất cả các số trên đều sai

9
17. Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, khi mua tài sản
nhận được hoá đơn GTGT và tài sản mua về dùng cho đối tượng chịu thuế GTGT theo
thuế suất 0% thì giá của tài sản mua sẽ là:
a. Giá không có thuế GTGT
b. Tổng giá thanh toán (giá có thuế GTGT)
c. Giá vốn của người bán
d. Không có trường hợp nào
18. Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, khi mua tài sản
nhận được hoá đơn GTGT và tài sản mua về dùng cho đối tượng chịu thuế GTGT theo
thuế suất 0% thì giá của tài sản mua sẽ là:
a. Giá không có thuế GTGT
b. Tổng giá thanh toán (giá có thuế GTGT)
c. Giá vốn của người bán
d. Không có trường hợp nào
20. Khi mua TSCĐ, giá ghi sổ của tài sản bao gồm cả:
a. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
b. Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
c. Các loại thuế không được khấu trừ
d. Các câu trên đều sai
21. Tồn kho đầu kỳ 1.000 hàng hóa A, tổng trị giá 25.000.000, nhâ ̣p trong kỳ 2.000
hàng hóa A có đơn giá 25.000 đ/hh, chi phí vâ ̣n chuyển lô hàng là 450.000 đồng. Nếu
trong kỳ xuất kho 1.500 hàng hóa tiêu thụ theo phương pháp FIFO, thì trị giá thực tế
xuất kho là:
a. 37.500.000 b. 37.612.500
c. 37.725.000 d. 37.837.500
22. Tồn kho đầu kỳ 1.000 hàng hóa A, tổng trị giá 25.000.000, nhâ ̣p trong kỳ 2.000
hàng hóa A có đơn giá 25.000 đ/hh, chi phí vâ ̣n chuyển lô hàng là 450.000 đồng. Nếu
trong kỳ xuất kho 1.500 hàng hóa tiêu thụ theo phương pháp LIFO, thì trị giá thực tế
xuất kho là:
a. 37.500.000 b. 37.612.500
c. 37.725.000 d. 37.837.500
23. Tồn kho đầu kỳ 1.000 hàng hóa A, tổng trị giá 25.000.000, nhâ ̣p trong kỳ 2.000
hàng hóa A có đơn giá 25.000 đ/hh, chi phí vâ ̣n chuyển lô hàng là 450.000 đồng. Nếu
trong kỳ xuất kho 1.500 hàng hóa tiêu thụ theo phương pháp bình quân, thì trị giá thực
tế xuất kho là:
a. 37.500.000 b. 37.612.500
c. 37.725.000 d. 37.837.500
24. Tồn kho đầu kỳ 2.000 kg VLA, tổng trị giá 20.000.000, nhâ ̣p trong kỳ 3.000 kgA
có đơn giá 10.000 đ/kg, chi phí vâ ̣n chuyển lô hàng là 450.000 đồng. Nếu trong kỳ

10
xuất kho 1.500 hàng hóa tiêu thụ theo phương pháp FIFO, thì trị giá thực tế xuất kho
là:
a. 15.225.000 b. 15.135.000
c. 15. 220.000 d. 15.000.000
25. Tồn kho đầu kỳ 2.000 kg VLA, tổng trị giá 20.000.000, nhâ ̣p trong kỳ 3.000 kgA
có đơn giá 10.000 đ/kg, chi phí vâ ̣n chuyển lô hàng là 450.000 đồng. Nếu trong kỳ
xuất kho 1.500 hàng hóa tiêu thụ theo phương pháp LIFO, thì trị giá thực tế xuất kho
là:
a. 15.225.000 b. 15.135.000
c. 15. 220.000 d. 15.000.000
26. Tồn kho đầu kỳ 2.000 kg VLA, tổng trị giá 20.000.000, nhâ ̣p trong kỳ 3.000 kgA
có đơn giá 10.000 đ/kg, chi phí vâ ̣n chuyển lô hàng là 450.000 đồng. Nếu trong kỳ
xuất kho 1.500 hàng hóa tiêu thụ theo phương pháp bình quân, thì trị giá thực tế xuất
kho là:
a. 15.225.000 b. 15.135.000
c. 15. 220.000 d. 15.000.000

II. Hãy đưa ra nhận định Đúng/Sai cho mỗi câu sau:
1. Đối tượng tính giá ở giai đoạn cung cấp và giai đoạn sản xuất nhất thiết phải
giống nhau
2. Thuế nhập khẩu phải nộp khi nhập khẩu TSCĐ không được tính vào giá trị
ghi sổ của tài sản
3. Khi mua vật tư, tài sản dùng cho hoạt động SXKD chịu thuế GTGT và doanh
nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì giá trị ghi sổ của vật tư, tài sản
bao gồm cả thuế GTGT
4. Giá trị ghi sổ của tài sản mua vào không nhất thiết phải trùng với số tiền ghi
trên hoá đơn mua tài sản
5. Giá trị ghi sổ của tài sản mua vào luôn luôn lớn hơn tổng giá thanh toán ghi
trên hoá đơn mua tài sản

11
CHƯƠNG IV. PHƯƠNG PHÁP ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN

1. Nguyên tắc ghi chép trên TK tài sản


a Số dư TK ghi bên Nợ
b) Số dư TK ghi bên Có
c) Số dư cuối kỳ luôn luôn bằng 0
d) Tất cả đều đúng

2. Nguyên tắc ghi chép trên TK nguồn vốn


a) Số dư TK ghi bên Nợ
b) Số dư TK ghi bên Có
c) Số dư cuối kỳ luôn luôn bằng 0
d) Tất cả đều đúng

3. Kết cấu của TK doanh thu


a. Giống kết cấu của TK tài sản nhưng không có số
b. Ngược với kết cấu tài khoản TS nhưng không có số dư
c. Ngược với kết cấu tài khoản nguồn vốn nhưng không có số dư
d. Các câu trên đều sai
4. Kết cấu tài khoản chi phí:
a. Giống kết cấu của TK tài sản
b. Ngược với kết cấu tài khoản TS nhưng không có số dư
c. Ngược với kết cấu tài khoản nguồn vốn nhưng không có số dư
d. Các câu trên đều sai
6. Nghiệp vụ "Xuất quỹ tiền mặt trả nợ tiền mua nguyên vật liệu tháng trước" sẽ được
định khoản:
a. Nợ TK Nguyên vật liệu / Có TK Tiền mặt
b. Nợ TK Nguyên vật liệu / Có TK Phải trả người bán
c. Nợ TK Phải trả người bán / Có TK tiền mặt
7. Nghiệp vụ "Xuất quỹ tiền mặt trả nợ tiền mua nguyên vật liệu tháng trước" sẽ làm
cho TS và nguồn vốn của DN thay đổi:
a. Tài sản tăng - Nguồn vốn tăng
b. Tài sản giảm - Nguồn vốn giảm
c. Tài sản tăng - Tài sản giảm
d. Các phương án trên đều sai
8. Nghiệp vụ "DN vay ngắn hạn ngân hàng thanh toán nợ cho người bán" sẽ làm cho
tài sản và nguồn vốn của DN thay đổi:
a. Tài sản tăng - Nguồn vốn tăng
b. Tài sản giảm - Nguồn vốn giảm
c. Tài sản tăng - Tài sản giảm
d. Các phương án trên đều sai
9. Nghiệp vụ "Chi phi vận chuyển TSCĐ đã được thanh toán bằng tiền mặt" được định
khoản:
a. Nợ TK Chi pí vận chuyển / Có TK Tiền mặt
b. Nợ TK Tài sản cố định / Có TK Tiền mặt
c. Nợ TK CP QLDN / Có TK Tiền mặt
d. Các phương án trên đều sai

12
10. Nghiệp vụ "Nhận trước tiền mua hàng kỳ sau của khách hàng bằng tiền mặt nhập
quỹ" được định khoản vào bên Có:
a. TK Doanh thu
b. TK Phải thu của khách hàng
c. TK Tiền mặt
11. Nghiệp vụ "Xuất quỹ tiền mặt trả trước cho người bán tiền mua nguyên vật liệu kỳ
sau" được định khoản vào bên Nợ:
a. TK Nguyên vật liệu
b. TK Tiền mặt
c. TK Phải trả người bán
12. Nghiệp vụ "Xuất kho thành phẩm tiêu thụ trực tiếp cho khách hàng", giá trị ghi
trên TK 155 - Thành phẩm là:
a. Giá vốn
b. Giá bán
c. Giá thị trường
d. Giá vốn hoặc giá bán
13. . Nghiệp vụ "Xuất kho thành phẩm tiêu thụ trực tiếp cho khách hàng", giá trị ghi
trên TK 511 - doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là:
a. Giá vốn
b. Giá bán
c. Giá thị trường
14. Nghiệp vụ "Xuất kho thành phẩm gửi bán đại lý" được ghi trên sổ kế toán bằng
định khoản:
a. Chỉ phản ánh giá bán
b. Chỉ phản ánh giá vốn
c. Phản ánh cả giá bán và giá vốn
15. Nghiệp vụ "Nợ TK Tiền mặt / Có TK Phải thu của khách hàng" có nội dung:
a. Xuất quỹ tiền mặt thanh toán cho khách hàng
b. Khách hàng thanh toán nợ kỳ trước bằng tiền mặt nhập quỹ
c. Nhập quỹ tiền bán hàng trong ngày
16. Nghiệp vụ "Thành phẩm hoàn thành từ sản xuất bán trực tiếp không qua kho" thì
giá vốn được phản ánh trên định khoản:
a. Nợ TK Thành phẩm / Có TK Chi phí SXKD dở dang
b. Nợ TK Giá vốn hàng bán / Có TK Chi phí SXKD dở dang
c. Nợ TK Hàng gửi bán / Có TK Thành phẩm
17. Nghiệp vụ "Thành phẩm hoàn thành từ sản xuất bán trực tiếp không qua kho" thì
số liệu trên tài khoán TK154 - CPSXKDDD phản ánh theo:
a. Giá thị trường
b. Giá bán
c. Giá vốn
d. DN chọn 1 trong 3 giá: giá thị trường, giá vốn, giá bán
18. Nghiệp vụ"Mua nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất, DN chưa thanh toán
cho người bán " được đinh khoản:
a. Nợ TK Nguyên vật liệu / Có TK phải trả người bán
b. Nợ TK Chi phí sản xuất chung / Có TK Phải trả người bán
c. Nợ TK Chi phí NVL trực tiếp / Có TK phải trả người bán
19. Định khoản "Nợ TK Chi phí sản xuất chung / Có TK Nguyên vật liệu" có nội
dung:

13
a. Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất
b. Xuất kho nguyên vật liệu dùng phục vụ bộ phận quản lý doanh nghiệp
c. Xuất kho nguyên vật liệu dùng phục vụ cho bộ phận sản xuất
20. Các tài khoản điều chỉnh giảm tài sản có kết cấu:
a. Giống kết cấu TK Tài sản
b. Giống kết cấu TK Nguồn vốn
c. Giống kết cấu TK Chi phí
d. Giống kết cấu TK Doanh thu

CHƯƠNG 5. KẾ TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU

Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi tình huống sau:
1. Khi DN xuất kho thành phẩm bán cho khách hàng và đã được khách hàng thanh
toán thì toàn bộ giá vốn của số thành phẩm tiêu thụ được ghi bên Có của:
a. TK Giá vốn hàng bán
b. TK Thành phẩm
c. TK Doanh thu tiêu thụ và cung cấp dịch vụ bán hàng
d. TK Tiền mặt
2. Khi DN xuất bán thành phẩm cho khách hàng từ bộ phận sản xuất và đã được khách
hàng thanh toán thì toàn bộ giá vốn của số thành phẩm tiêu thụ được ghi bên Có của:
a. TK Giá vốn hàng bán
b. TK Thành phẩm
c. TK Doanh thu tiêu thụ và cung cấp dịch vụ bán hàng
d. TK Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
3. Cuối kỳ các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí
sản xuất chung đã tập hợp được kết chuyển sang:
a. Bên Nợ TK 911 - Xác định kết quả
b. Bên Có TK 154 - CP sản xuất kinh doanh dở dang
c. Bên Nợ TK 154 - CP sản xuất kinh doanh dở dang
d. Bên Có TK 911 - Xác định kết quả
4. Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận sản xuất được tập hợp và hạch toán vào:
a. TK 621 - CP nguyên vật liệu trực tiếp
b. TK 627 - CP sản xuất chung
c. TK 641 - Chi phí bán hàng
d. TK 642 - CP quản lý DN

14
5. Tiền lương phải trả của quản lý phân xưởng được hạch toán vào:
a. TK 622 - CP nhân công trực tiếp
b. TK 627 - CP sản xuất chung
c. TK 641 - Chi phí bán hàng
d. TK 642 - CP quản lý DN
7. Các chi phí dịch vụ: điện nước, điện thoại… phát sinh sử dụng ở bộ phận văn phòng
hành chính trong DN được tập hợp và hạch toán vào:
a. TK 627 - CP sản xuất chung
b. TK 641 - Chi phí bán hàng
c. TK 642 - CP quản lý DN
d. TK 154 - CPSX kinh doanh dở dang
8. Nghiệp vụ "Xuất kho công cụ dụng cụ dùng trực tiếp cho sản xuất" được định
khoản:
a. Nợ TK Công cụ dụng cụ/ Có TK CPSX chung
b. Nợ TK CP nguyên vật liệu trực tiếp / Có TK Công cụ dụng cụ
c. Nợ TK CP sản xuất chung / Có TK Công cụ dụng cụ
d. Nợ TK Công cụ dụng cụ / Có TK CP nguyên vật liệu trực tiếp
9. Trường hợp thành phẩm của DN thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, DN hạch toán
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Khi tiêu thụ thành phẩm được khách hàng
chấp nhận thanh toán thì số liệu ghi trên TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ là:
a. Giá đã bao gồm thuế GTGT
b. Là giá chưa có thuế GTGT
c. Tuỳ thuộc từng doanh nghiệp
10. Trường hợp thành phẩm của DN thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, DN hạch toán
thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Khi tiêu thụ thành phẩm được khách hàng
chấp nhận thanh toán thì số liệu ghi trên TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ là:
a. Giá đã bao gồm thuế GTGT
b. Là giá chưa có thuế GTGT
c. Tuỳ thuộc từng doanh nghiệp

15
CHƯƠNG 7. PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Hãy chọn câu trả lời đúng:


1. Bảng cân đối kế toán được lập dựa trên mối quan hệ cân đối tổng thể giữa:
a. Doanh thu, chi phí và kết quả
b. Tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
c. Tài sản, nguồn vốn kinh doanh và nợ phải trả
d. Tổng phát sinh Nợ và phát sinh Có của các tài khoản
2. Báo cáo kết quả sản xuất kihn doanh của doanh nghiệp được lập trên cơ sở mối
quan hệ cân đối giữa:
a. Doanh thu, chi phí và kết quả
b. Tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu
c. Tài sản và nguồn vốn kinh doanh
d. Tổng phát sinh Nợ và phát sinh Có của các tài khoản
3. Số dư của TK 214 “Hao mòn TSCĐ” trên bảng Cân đối kế toán được ghi
a. Ghi bình thường bên phần “Tài sản”
b. Ghi bình thường bên phần “Nguồn vốn”
c. Ghi âm (ghi đỏ) bên phần “Tài sản”
d. Ghi âm (ghi đỏ) bên phần “Nguồn vốn”
4. Khoản tiền khách hàng trả trước tiền hàng cho doanh nghiệp được phản ánh
trong bảng Cân đối kế toán ở phần:
a. Tài sản (ghi bình thường)
b. Nguồn vốn
c. Phần tài sản (ghi âm)
5. Số liệu được ghi vào Bảng Cân đối kế toán của tài khoản 131 “Phải thu của
khách hàng”:
a. Được ghi vào bên phần Tài sản sau khi bù trừ số dư Nợ và dư Có (nếu dư Nợ
lớn hơn dư Có)
b. Được ghi vào phần “Nguồn vốn” sau khi bù trừ số dư Nợ và dư Có (nếu dư
Có lớn hơn dư Nợ)
c. Không được phép bù trừ số dư, số dư Nợ ghi ở phần Tài sản, số dư Có ghi ở
phần Nguồn vốn
6. Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” ở thời điểm cuối kỳ của một doanh
nghiệp như sau: dư Nợ 120.000.000đ; dư Có 165.000.000đ. Số liệu này được phản
ánh trên Bảng cân đối kế toán như sau:
a. Phản ánh ở phần Tài sản 45.000.000 (ghi âm)
b. Phản ánh ở phần Nguồn vốn 45.000.000đ (ghi bình thường)
c. Phản ánh ở phần Tài sản 120.000.000, phần Nguồn vốn 165.000.000
7. Tài khoản 2294 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” có số dư Có 50.000.000đ
được phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán:
a. Ghi bình thường ở phần Tài sản
b. Ghi bình thường ở phần Nguồn vốn
c. Ghi âm ở phần Tài sản
d. Ghi âm ở phần Nguồn vốn
8. Bảng Cân đối kế toán phản ánh :
a. Các tài khoản từ loại 1 đến loại 4
b. Các tài khoản từ loại 5 đến loại 9
c. Các tài khoản loại 0

16
d. Các tài khoản từ loại 1 đến loại 9
9. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh phản ánh :
a. Các tài khoản từ loại 1 đến loại 4
b. Các tài khoản từ loại 5 đến loại 9
c. Các tài khoản loại 0
d. Các tài khoản từ loại 1 đến loại 9
10. Số liệu của các khoản giảm trừ doanh thu: chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng bán, hàng bán bị trả lại… được thể hiện trên:
a. Bảng cân đối kế toán
b. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
c. Bảng cân đối tài khoản
d. Cả Bảng cân đối kế toán và Bảng cân đối tài khoản

Hãy lựa chọn đúng/ sai cho các câu sau:


1. Bảng Cân đối tài khoản và Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh là các báo cáo
kế toán bắt buộc đối với doanh nghiệp.
2. Bảng Cân đối tài khoản (Bảng đối chiếu số phát sinh) là bảng tổng kết tình hình
tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định
3. Bảng cân đối kế toán là bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm
nhất định.
4. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh phản ánh tình hình hoạt động và kết quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại một thời điểm
5. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh phản ánh tình hình hoạt động và kết quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

CHƯƠNG 8. SỔ KẾ TOÁN VÀ CÁC HÌNH THỨC KẾ TOÁN

Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi tình huống sau:
1. Sổ kế toán có tác dụng
a. Cung cấp thông tin cho quản lý
b. Quản lý các quá trình hoạt động của đơn vị kế toán
c. Lập hệ thống báo cáo tài chính
d. Tất cả các trường hợp trên
2. Căn cứ để mở sổ kế toán là:
a. Bảng cân đối kế toán kỳ trước
b. Sổ cái tài khoản kế toán kỳ trước
c. Bảng cân đối kế toán và sổ cái tài khoản kỳ trước
d. Bảng cân đối tài khoản

17
3. Căn cứ để ghi sổ kế toán là :
a. Các chứng từ gốc
b. Các chứng từ kế toán
c. Các chứng từ ghi sổ
d. Các nghiệp vụ chuyển số liệu
e. Các câu trên đều đúng
5. Sổ kế toán phải mở vào :
a. Đầu kỳ kế toán năm
b. Từ ngày thành lập
c. Từ ngày được cấp mã số thuế
d. a và b
e. a và b và c
6. Đơn vị kế toán phải khoá sổ kế toán khi :
a. Kết thúc kỳ kế toán
b. Chia tách, hợp nhất, phá sản, giải thể
c. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật
d. Các câu trên đều đúng
7. Sổ Nhật ký - Sổ cái là sổ được ghi :
a. Theo thời gian
b. Theo đối tượng
c. Vừa theo thời gian, vừa theo đối tượng
d. Không có trường hợp nào
8. Sổ nhật ký chung được ghi
a. Trên cơ sở các chứng từ kế toán
b. Theo trình tự thời gian của nghiệp vụ
c. Không tách biệt từng đối tượng
d. Các câu trên đều đúng
9. Để phân biệt các hình thức kế toán khác nhau, cần dựa vào:
a. Số lượng và loại sổ kế toán cần dùng
b. Cách thức thiết kế sổ
c. Trình tự kế toán trên các sổ
d. Số lượng, loại sổ kế toán, cách thức và trình tự kế toán trên sổ
10. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ:
a. Là sổ liệt kê các chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian
b. Là sổ liệt kê các chứng từ gốc theo nghiệp vụ
c. Được ghi sau khi đã ghi nhật ký chung
d. Được ghi sau khi đã ghi sổ cái
e. Các câu trên đều sai
12. Dựa vào sổ Nhật ký - Sổ cái, kế toán có thể xác định:
a. Số phát sinh trong kỳ của các tài khoản kế toán

18
b. Số dư đầu kỳ các tài khoản kế toán
c. Số dư cuối kỳ các tài khoản kế toán
d. Tổng số PS Nợ và tổng số PS Có của các tài khoản
e. Số dư và tổng số phát sinh của tất cả các tài khoản
13. Phương pháp cải chính số liệu được áp dụng khi:
a. Đã cộng sổ
b. Chưa cộng sổ
c. Cả hai trường hợp trên
d. Không có trường hợp nào
14. Phương pháp cải chính số liệu được áp dụng để sửa chữa sai sót trong
trường hợp:
a. Sai sót được phát hiện trước khi cộng sổ
b. Sai sót không liên quan đến quan hệ đối ứng
c. Sai sót liên quan đến quan hệ đối ứng
d. Sai sot không liên quan đến quan hệ đối ứng và được phát hiện trước khi
cộng sổ
e. Không có trường hợp nào
15. Phương pháp ghi bổ sung được áp dụng để sửa chữa sai sót trong các trường
hợp:
a. Định khoản sai, sai sót phát hiện muộn
b. Định khoản đúng nhưng số ghi sai nhỏ lớn số thực tế phải ghi
c. Ghi sót nghiệp vụ kinh tế, sai sót phát hiện muộn
d. Định khoản đúng, số liệu ghi sai

II. Hãy đưa ra nhận định Đúng/Sai cho mỗi câu sau:
1. Điều bắt buộc trong ghi sổ kế toán là phải chỉ rõ căn cứ ghi sổ
2. Số lượng sổ cái trong một đơn vị kế toán bằng đúng số lượng tài khoản mà
đơn vị đó sử dụng
3. Khoá sổ kế toán được thực hiện chỉ vào thời điểm kết thúc niên độ kế toán
4. Mở sổ kế toán chỉ được thực hiện vào thời điểm bắt đầu niên độ kế toán
5. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là một dạng của loại sổ nhật ký
7. Phương pháp cải chính số liệu có thể được áp dụng để sửa chữa sai sót trong
trường hợp ghi sai quan hệ đối ứng
8. Tất cả những sai sót được phát hiện trước khi cộng sổ kế toán đều có thể
dùng phương pháp cải chính để sửa chữa
9. Khi phát hiện sai sót về số ghi sai nhỏ hơn số ghi đúng trước khi cộng sổ kế
toán và không sai quan hệ đối ứng, có thể dùng phương pháp cải chính để sửa chữa
10. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi báo cáo tài chính năm
được nộp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì kế toán phải sửa chữa trên
sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót

19
PHẦN BÀI TẬP
Bài tập số 1
Tại DN A ngày 31/12/201N có tài liệu sau: (Đơn vị tính: Đồng)
1. Nhà làm việc 1.500.000.000
2. Quỹ khen thưởng phúc lợi 300.000.000
3. Xưởng chế biến 620.000.000
4. Nhà kho sản phẩm 460.000.000
5. Nguồn vốn kinh doanh 3.691.000.000
6. Phần mềm quản lý nhân sự 45.000.000
7. Ô tô vận tải 670.000.000
8. Máy băm dăm 1.270.000.000
9. Người mua đặt trước tiền hàng 68.000.000
10 Trạm biến thế điện 43.000.000
11. Hao mòn TSCĐ 985.000.000
12. Phân bón vô cơ 54.000.000
13. Ván ghép thanh 130.000.000
14. Hạt keo giống 35.000.000
15. Dụng cụ sản xuất 56.000.000
16. Ván dăm 210.000.000
17. Tiền mặt 40.000.000
18. Tiền gửi ngân hàng 435.000.000
19. Tiền vay ngắn hạn 48.000.000
20. Tiền vay dài hạn 250.000.000
21. Khoản DN đặt trước tiền hàng 60.000.000
22. Quỹ đầu tư phát triển 410.000.000
23. Tiền cho CNV tạm ứng 10.000.000
24. Chi phí sản xuất dở dang 430.000.000
25. Khoản phải trả cho người bán 35.000.000
26. Nhà kính 127.000.000
27. Nguồn vốn đầu tư XDCB 820.000.000
28. Khoản thuế phải nộp Nhà nước 18.000.000
29. Ô tô con 450.000.000
30. Lợi nhuận chưa phân phối 20.000.000

Yêu cầu: Dựa vào số liệu trên hãy phân loại tài sản của DN A theo kết
cấu tài sản và nguồn hình thành nên tài sản.
Bài tập số 2
Biên bản kiểm kê tài sản ngày 31/12/201N tại DN Tấn Phú như sau
ĐVT: đồng
Tiền mặt tồn quỹ 80.000.000
Tiền gửi ngân hàng 165.000.000
Phải thu của khách hàng 45.000.000

20
Tạm ứng 5.000.000
Thành phẩm tồn kho 35.000.000
Vật liệu tồn kho 40.000.000
Công cụ dụng cụ tồn kho 31.000.000
Hàng hoá tồn kho 50.000.000
Sản phẩm chế dở trên dây chuyền 10.000.000
Máy móc thiết bị 585.000.000
Nhà xưởng 2.800.000.000
Ô tô tải 1.420.000.000
Thiết bị quản lý 60.000.000
Bằng sáng chế 150.000.000
Phần mềm quản lý nhân sự 350.000.000
Phần mềm kế toán 20.000.000
Thuế phải nộp NSNN 30.000.000
Vay ngắn hạn 40.000.000
Phải trả cho người bán 25.000.000
Lương phải trả người lao động 70.000.000
Vay dài hạn 100.000.000
Quỹ đầu tư phát triển 35.000.000
Quỹ khen thưởng phúc lợi 26.000.000
Nguồn vốn kinh doanh XXX
Lợi nhuận chưa phân phối 95.000.000
Nguồn vốn đầu tư XDCB 145.000.000
Quỹ dự phòng tài chính 30.000.000

Yêu cầu: Dựa vào số liệu trên hãy phân loại tài sản của DN Tấn Phú theo
kết cấu tài sản và nguồn hình thành nên tài sản và xác định giá trị của Nguồn
vốn KD?

Bài tập số 3:

I. SDĐT 4/201N của 1 số tài khoản như sau


1. TK 131: 120.000.000đ
- Công ty K đặt trước tiền hàng 120.000.000đ
2. TK 155: 35.000.000đ
- TP A: 25.000.000đ
- TP B: 10.000.000đ
II. Trong tháng có các NVKT phát sinh sau
1. Sản xuất hoàn thành kiểm nghiệm nhập kho
- Sản phẩm A: 40.000.000đ
- Sản phẩm B: 100.000.000đ
2, Xuất kho TP bán cho công K theo số tiền đặt trước đầu tháng

21
- TP A: tổng giá vốn 25.000.000đ, tổng giá bán đã bao gồm thuế 41.250.000đ,
thuế suất GTGT 10%
- TP B: tổng giá vốn 50.000.000đ, tổng giá bán đã bao gồm thuế 71.500.000đ,
thuế suất GTGT 10%
3, Xuất kho TP gửi bán đại lý H
- TP A: giá xuất kho 10.000.000đ, giá bán chưa thuế 15.000.000đ, thuế suất
GTGT 10%
- TP B: giá xuất kho 20.000.000đ, giá bán chưa thuế 26.000.000đ, thuế suất
GTGT 10%
4, Chi phí quảng cáo sản phẩm trong tháng hết 3.000.000đ đã thanh toán bằng
tiền mặt
5, Xuất bán sản phẩm B, tổng giá vốn là 24.000.000đ, tổng giá bán chưa thuế là
31.200.000đ, thuế suất GTGT 10%, đã thu được 30.000.000đ bằng chuyển
khoản, số còn lại công ty Q chưa thanh toán.
6, Sản xuất sản phẩm A hoàn thành xuất bán thẳng cho công ty M chưa thu được
tiền, tổng giá vốn 12.000.000đ, tổng giá bán đã bao gồm thuế 19.800.000đ, thuế
suất 10%
7, Đại lý H thông báo số hàng gửi bán ở nghiệp vụ 3 đã tiêu thụ toàn bộ, chưa
thu được tiền.
8, Tiền lương phải trả nhân viên bán hàng trong tháng là 2.500.000đ
9, Công ty Q trả nốt tiền hàng còn nợ, DN đã nhập quỹ TM
10, Đại lý H thanh toán toàn bộ tiền hàng cho DN bằng chuyển khoản
III. Yêu cầu
1, Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên
2, Xác định kết quả tiêu thụ trong tháng của DN

Bài tập số 4:
Doanh nghiệp Đức Thịnh trong tháng 3/201N có tình hình nhập, xuất, tồn kho
vật liệu A như sau:

Diễn giải Số lượng Đơn giá Thành tiền


(kg) (đ/kg)
Tồn đầu tháng 120 8.000 960.000
Ngày 3/3: nhập kho 100 10.000 1.000.000
Ngày 10/3: xuất kho 150
Ngày 19/3: nhập kho 90 12.000 1.080.000
Ngày 28/3: xuất kho 100
Tồn cuối tháng 3 60

22
Yêu cầu:
Hãy tính giá thực tế vật liệu xuất kho trong tháng 3 theo các phương pháp sau:
- Phương pháp nhập trước xuất trước;
- Phương pháp nhập sau xuất trước;
- Phương pháp bình quân gia quyền, bao gồm:
+ Phương pháp giá bình quân tồn đầu kỳ;
+ Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ;
+ Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập.

Bài tập số 5


Có tài liê ̣u kế toán giả định về tình hình nhập – xuất – tồn kho của hàng
hóa A tại một đơn vị kinh doanh thương mại trong tháng 6/201N như sau (Đơn
vị tính: đồng)
I. Tồn kho đầu tháng: 500 sản phẩm (tổng trị giá 60.000.000)
II. Tình hình nhập – xuất trong tháng:
1. Ngày 9: mua 300 sản phẩm nhâ ̣p kho, tổng giá thanh toán ghi trên hóa đơn
GTGT 40.590.000, thuế suất thuế GTGT của loại sản phẩm này là 10%
2. Ngày 14: nhâ ̣p kho 150 sản phẩm theo giá ghi trên hóa đơn GTGT chưa có
thuế GTGT: 18.300.000, thuế suất thuế GTGT 10%. Chi phí vâ ̣n chuyển
170.000
3. Ngày 19: xuất kho tiêu thụ 630 sản phẩm với giá bán chưa có thuế GTGT
180.000đ/sp
4. Ngày 24: nhâ ̣p kho 250 sản phẩm theo đơn giá mua ghi trên hóa đơn 120.000
(không bao gồm thuế GTGT 10%)
5. Ngày 27: xuất kho 480 sản phẩm tiêu thụ với giá bán chưa có thuế GTGT
180.000đ/sp.
Yêu cầu:
1. Hãy xác định tổng trị giá hàng hóa nhâ ̣p kho trong tháng
2. Hãy xác định tổng trị giá hàng hóa xuất kho trong tháng theo các phương
pháp sau:
2.1. Phương pháp Nhâ ̣p trước – xuất trước (FIFO)
2.2. Phương pháp Nhâ ̣p sau – xuất trước (LIFO)
2.3. Phương pháp bình quân di đô ̣ng (Bình quân sau mỗi lần nhâ ̣p)
2.4. Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ
3. Xác định LN gô ̣p trong từng trường hợp xuất kho tương ứng

23
Biết: DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, Các nghiệp vụ trên đủ
điều kiện khấu trừ thuế GTGT

Bài tập số 6
Công ty Tân Á hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tháng 1/201N có tình hình sau:

I- Số dư đầu tháng của 1 số tài khoản

1. TK “Phải trả cho người bán” (Cty K): 35.000.000đ

II- Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:

1- Ngày 3, Chuyển tiền gửi ngân hàng 30.000.000đ trả nợ công ty K tiền hàng
tháng trước.
2- Ngày 4, Mua hàng hoá nhập kho trị giá 15.000.000đ, chưa thanh toán tiền cho
Cty K.
3- Ngày 7, Mua vật liệu nhập kho trị giá 13.000.000đ, trong đó trả bằng tiền mặt
là 3.000.000đ, số còn lại chưa thanh toán cho công ty K .
4- Ngày 10, Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ cho công ty K 16.000.000đ
5- Ngày 15, Mua công cụ nhập kho 4.000.000đ, chưa trả tiền cho công ty K.

III- Yêu cầu:

1- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên


2- Mở, ghi và khoá sổ TK “Phải trả cho người bán” p/á trên sơ đồ chữ T
3- Lập sổ nhật ký chung
4- Lập sổ cái tài khoản “Phải trả cho người bán K”

Bài tập số 7
Công ty K hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tháng 2/201N có tình hình sau:
I. Số dư đầu tháng của 1 số tài khoản

24
1, Tiền đang gửi tại ngân hàng: 122.000.000đ
2, Số tiền mặt tồn quỹ : 96.000.000đ
3, Số NVL tồn kho: 118.000.000đ
4, Số tiền DN đặt trước cho Công ty Phát Đạt để mua NVL: 20.000.000đ
5, Khoản còn phải trả CNV: 45.000.000đ
6, Khoản DN còn nợ công ty A tiền mua hàng tháng trước: 35.000.000đ
II. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau
1, Xuất quỹ TM trả tiền quảng cáo sản phẩm 2.000.000đ
2, Vay ngắn hạn ngân hàng nhập quỹ TM để mua NVL số tiền 60.000.000đ
3, Xuất quỹ tiền mặt trả nợ công ty A tháng trước 35.000.000đ
4, Xuất quỹ TM tạm ứng cho anh Nguyễn Văn B đi mua nguyên vật liệu số tiền
3.000.000đ
5, Chuyển TGNH mua hàng hoá về nhập kho trị giá 18.000.000đ
6, Chuyển TGNH trả nợ tiền vay ngắn hạn ngân hàng 60.000.000đ
7, Nhập kho NVL mua của công ty Phát Đạt theo số tiền đặt trước 20.000.000đ
8, Xuất quỹ TM trả lương cho CNV số tiền 45.000.000đ
9, Anh B mua NVL về nhập kho trị giá 2.500.000đ, số tiền thừa đã hoàn lại nhập
quỹ tiền mặt
10, Chuyển TGNH nộp thuế cho NSNN số tiền 30.000.000đ
III. Yêu cầu
1, Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên
2, Khoá sổ các TK “TGNH”, TK “TM”, TK “NVL”, TK “Phải trả cho
người bán” (chi tiết cho các đối tượng liên quan)

Bài tập số 8
DN A hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tháng 3/200N có tình hình sau:

I- Số dư đầu tháng của một số tài khoản kế toán như sau:

1. TK”Tiền mặt”: 100.000.000đ


2. TK “TGNH”: 280.000.000đ
3. TK “NVL”: 20.000.000đ
4. TK “Công cụ, dụng cụ”: 9.000.000đ
5. TK “Phải thu của khách hàng”: (công ty M) 30.000.000đ

25
6. TK “Phải trả người bán”: (công ty H) 45.000.000đ
7. TK “TSCĐ hữu hình”: 600.000.000đ
8. TK “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” 19.000.000đ

II- Trong tháng có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:

1- Ngày 3, Nộp thuế cho ngân sách bằng tiền gửi ngân hàng: 19.000.000đ
2- Ngày 5, Dùng tiền mặt để trả lương cho công nhân viên: 22.000.000đ
3- Ngày 7, Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ công ty H: 30.000.000đ
4- Ngày 8, Công ty M trả nợ tiền mua hàng kỳ trước cho doanh nghiệp bằng tiền
mặt với số tiền là: 15.000.000đ.
5- Ngày 10, Mua một ô tô con, giá mua ghi trên hóa đơn chưa bao gồm thuế là
450.000.000đ, thuế suất GTGT 10% chưa trả tiền cho công ty S, chi phí vận
chuyển 1.000.000đ đã thanh toán bằng tiền mặt.
6- Rút quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại ngân hàng: 25.000.000 đ
7- Xuất tiền mặt mua nguyên vật liệu nhập kho trị giá 7.000.000 đ, công cụ dụng
cụ nhập kho trị giá 3.000.000 đ.
8- Doanh nghiệp nhận bổ sung vốn kinh doanh do Ngân sách cấp bằng tiền gửi
Ngân hàng 245.000.000 đ.
III- Yêu cầu: 1 - Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2- Lập sổ nhật ký chung.
3- Mở các tài khoản chữ T để ghi số dư đầu tháng, số phát sinh
trong tháng và tính số dư cuối tháng.
Bài tập số 9
Doanh nghiệp A hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường
xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tháng 5/201N có tình
hình sau:

I- Số dư đầu tháng của tài khoản “Tiền mặt”: 95.000.000 đ

II- Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1- Ngày 1, Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng là: 20.000.000 đ
2- Ngày 7,Thu nợ của công ty P tiền hàng tháng trước bằng tiền mặt 5.000.000 đ

26
3- Ngày 8, chuyển TGNH mua 1 TSCĐ hữu hình, giá mua chưa thuế
45.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10% .
4- Ngày 9, Xuất quỹ TM tạm ứng cho ông K đi mua NVL, số tiền 6.500.000đ
5- Ngày 11, Vay ngắn hạn Ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 15.000.000 đ
6- Ngày 15, Trả lương cho công nhân viên bằng tiền mặt 37.000.000 đ
7- Ngày 17, Mua nguyên vật liệu về nhập kho giá mua chưa có thuế là 6.000.000
đ, thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển là 300.000 đ. Đã thanh toán toàn bộ
bằng TM
8- Ngày 19, Chi tiền mặt trả nợ cho công ty Q tiền mua hàng tháng trước
10.000.000 đ
9- Ngày 20, Ông K mua NVL về nhập kho tổng giá trị 7.350.000đ, số tiền còn
thiếu kế toán đã lập phiếu chi bổ sung.

III- Yêu cầu:

1- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên


2- Mở, ghi và khoá sổ TK “Tiền mặt” phản ánh trên sơ đồ chữ T
3- Lập sổ nhật ký chung
4- Lập sổ cái tài khoản “Tiền mặt”

Bài tập số 10
DN A hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tháng 4/201N có tình hình sau:

I- Số dư đầu tháng của một số tài khoản kế toán như sau:

1. TK”Tiền mặt”: 20.000.000đ


2. TK “TGNH” 130.000.000đ
3. TK “Tạm ứng” (Ông P) 5.140.000đ
4. TK “Phải thu của khách hàng”(Cty K) 11.860.000đ
5. TK “Phải trả người bán” (Cty M) 30.600.000đ
6. TK “Vay ngắn hạn” 47.000.000đ
II- Trong tháng có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:

27
1, DN được NSNN cấp bổ sung nguồn vốn kinh doanh bằng 1TSCĐ hữu hình,
nguyên giá 750.000.000đ
2, Công ty K trả toàn bộ tiền mua hàng tháng trước, DN đã nhập vào quỹ TM.
3, Kiểm nghiệm nhập kho thành phẩm số sản phẩm đã sản xuất xong, trị giá
70.000.000đ
4, Chuyển TGNH trả 50% tiền hàng tháng trước cho công ty M
5, Nhận viện trợ của tổ chức H bằng TGNH trị giá 200.000.000đ
6, Rút TGNH về nhập qũy tiền mặt để mua TSCĐ, số tiền 100.000.000đ
7, Tiền lương phải trả cho CNV trong tháng là 80.000.000đ
Trong đó: - Lương của công nhân trực tiếp sản xuất: 50.000.000đ
- Lương cán bộ quản lý phân xưởng sản xuất: 11.000.000đ
- Lương của nhân viên bán hàng: 3.000.000đ
- Lương của cán bộ quản lý DN 16.000.000đ
- Các khoản trích theo lương tính theo quy định hiện hành (34,5%)
8, Xuất quỹ TM trả lương cho CNV
9, Ông P hoàn ứng bằng NVL nhập kho trị giá 5.140.000đ
10, Chuyển TGNH trả nợ tiền vay ngắn hạn, số tiền 30.000.000đ

III- Yêu cầu:

1- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên


2- Lập sổ nhật ký chung

28
Bài tập số 11
Doanh nghiệp A hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường
xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tháng 2/201N có tình
hình sau:

I- Số dư đầu tháng của một số tài khoản như sau:

1. TK “Nguyên vật liệu”: 22.000.000đ


Trong đó: - Vật liệu A: 17.000.000đ
- Vật liệu B: 5.000.000đ

II- Trong tháng có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1- Mua NVL nhập kho, giá mua chưa có thuế là 26.000.000đ.Trong đó: vật liệu
A là 23.000.000đ, vật liệu B là 3.000.000đ, thuế suất GTGT 10%, chưa thanh
toán tiền cho người bán. Chi phí vận chuyển số vật liệu trên về kho trả ngay
bằng tiền mặt 260.000đ.
2- Xuất kho vật liệu A: 17.000.000đ; Vật liệu B: 3.000.000đ dùng để sản xuất
sản phẩm.
3. Xuất vật liệu B dùng cho quản lý phân xưởng: 500.000đ, dùng cho quản lý
doanh nghiệp: 100.000đ.
4. Rút TGNH mua nguyên liệu nhập kho 6.000.000đ, trong đó: Vật liệu A:
5.000.000đ; vật liệu B: 1.000.000đ, thuế GTGT được khấu trừ 10%.
5. Xuất vật liệu A cho: Sản xuất sản phẩm 13.000.000 đ; quản lý phân xưởng
2.000.000đ; QLDN 200.000đ.

III. Yêu cầu:

1. Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.


2. Lập sổ cái cho TK vật liệu.
3. Lập sổ nhật ký chung.

Bài tập số 12

29
Doanh nghiệp A hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường
xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tháng 7/201N có các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1- Mua hàng hoá nhập kho, giá mua chưa có thuế 20.000.000đ, thuế GTGT
được khấu trừ 10%, chưa thanh toán cho người bán. Chi phí vận chuyển chở
về nhập kho trả ngay bằng tiền mặt 200.000đ.
2. Mua hàng hoá nhập kho giá mua đã có thuế 55.000.000đ, thuế GTGT được
khấu trừ 10%, DN đã trả ngay bằng TGNH 40.000.000đ, số còn lại chịu nợ .
3. Xuất hàng hoá gửi đi bán tại đại lý K, giá xuất kho 10.000.000đ.
4. Xuất kho hàng hoá bán cho cty N, giá xuất kho là 22.000.000đ; giá bán chưa
có thuế 30.000.000đ, thuế suất GTGT 10%, đã thu được bằng tiền mặt là
13.000.000đ, số còn lại cty N chưa thanh toán.
5. Xuất bán một lô hàng hoá, giá xuất kho 12.500.000đ, giá bán chưa thuế
20.000.000đ, thuế suất GTGT 10%, chưa thu được tiền của khách hàng Q.
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp là 1.500.000đ bằng tiền mặt.
7. Thu nốt số tiền tiền hàng còn lại của cty N, đã nhập quỹ TM
8. Chi tiền mặt cho bộ phận bán hàng 1.000.000đ.

II. Yêu cầu:

1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên


2. Xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá trong tháng

Bài tập số 13
Doanh nghiệp A hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường
xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tháng 7/201N có các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Xuất quỹ TM trả tiền vận chuyển sản phẩm đi bán, số tiền 400.000đ
2. Chi tiền mặt trả tiền hoa hồng cho cho đại lý bán hàng 1.000.000đ
3. Tiền điện, nước, điện thoại sử dụng ở bộ phận bán hàng 1.100.000đ, ở bộ
phận QLDN 2.200.000đ, (trong đó thuế suất thuế GTGT 10%), đã thanh toán
bằng tiền mặt.
4. Khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng 550.000đ, ở bộ phận QLDN 1.000.000đ

30
5- Chi phí quảng cáo và giới thiệu sản phẩm trên đài truyền hình VN là
3.000.000, đã thanh toán bằng chuyển khoản.
6- Xuất kho vật liệu phục vụ cho bộ phận bán hàng 1.200.000đ; cho bộ phận
QLDN 2.100.000đ
7- Tiếp khách hội nghị khách hàng hết 7.700.000 trong đó tiền thuế GTGT
700.000đ, đã thanh toán bằng tiền mặt.
8. Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng 15.000.000đ, nhân viên QLDN
84.000.000đ.
9. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định hiện hành (34,5%)

Yêu cầu:

1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh


2. Lập sơ đồ tài khoản
3. Lập sổ cái cho tài khoản “Chi phí bán hàng” và “Chi phí quản lý doanh
nghiệp”

Bài tập số 14

I- Số dư đầu kỳ của 1 số tài khoản

1. TK 131: 100.000.000đ (Công ty A đặt trước tiền hàng)


2. TK 331: 75.000.000đ (DN đặt trước hàng cho cty S)

II. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại một DN như sau:

1. Nhập kho sản phẩm sản xuất hoàn thành:


- SP A: 400 sp, giá thành sx thực tế 250.000đ/sp
- SP B: 600 sp, giá thành sx thực tế 180.000đ/sp

2. Mua hàng hoá nhập kho của cty S theo số tiền DN đặt trước đầu kỳ, tổng giá
mua đã bao gồm thuế là 110.000.000đ, thuế suất GTGT 10%.

3. Xuất kho thành phẩm bán cho công ty M, chưa thu được tiền:
- SP A: 150 sản phẩm, giá bán chưa thuế 300.000đ/sp
- SP B: 350 sản phẩm, giá bán chưa thuế 220.000đ/sp
- Thuế suất GTGT 10%

31
4. Xuất kho hàng hoá bán cho công ty A theo số tiền đặt trước, giá bán chưa có
thuế 130.000.000đ, thuế suất GTGT 10%, giá xuất kho của hàng hoá là
88.000.000đ.
5. Chi phí vận chuyển sản phẩm đi bán hết 2.000.000đ bằng TM
6. Công ty M thanh toán toàn bộ tiền hàng ở NV 3 cho DN bằng chuyển khoản
7. Xuất một lô hàng hoá bán cho công ty G, giá xuất kho 12.500.000đ, giá bán
chưa thuế 20.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%, chưa thu tiền.
8. Chuyển TGNH trả nốt số nợ mua hàng hoá ở nghiệp vụ 2
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp là 3.000.000 đ bằng tiền mặt.
10. Chi tiền mặt cho bộ phận bán hàng 1.500.000đ.
11.Công ty G thanh toán tiền hàng ở NV 7 cho DN, DN đã nhập quỹ tiền mặt.
Cho biết: Doanh nghiệp hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường
xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

II. Yêu cầu:

1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.


2.Lập Báo cáo kết quả KD tháng

Bài tập số 15


Hãy nêu nội dung các định khoản sau:
1. Nợ TK Tiền mặt (TK 111): 2.000.000
Có TK TGNH (TK 112): 2.000.000
2. Nợ TK Nguyên vật liệu (TK 152): 5.000.000
Nợ TK Thuế GTGT được KT (TK 133): 500.000
Có TK Phải trả người bán (TK 331): 5.500.000
3. Nợ TK Tạm ứng (TK 141): 1.000.000
Có TK Tiền mặt (TK 111): 1.000.000
4. Nợ TK Phải trả CNV (TK 334): 6.000.000
Có TK Tiền mặt (TK111): 6.000.000
5. Nợ TK Nguyên vật liệu (TK152): 10.000.000
Có TK tiền mặt (TK 111): 5.000.000
Có TK Phải trả người bán (TK331): 5.000.000

32
6. Nợ TK Công cụ dụng cụ (TK 153): 3.300.000
Nợ TK thuế GTGT được khấu trừ (TK 133): 300.000
Có TK Tiền gửi ngân hàng (TK 112): 3.600.000

33

You might also like