You are on page 1of 45

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG

KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
ĐỀ TÀI: Thiết kế anten vi dải dạng chữ U và chữ L sử
dụng cho công nghệ WLAN/ Bluetooth/ WiMAX/
HIPERLAN

GIÁO VIÊN HƯỚNG ĐẪN: TS. VÕ DUY PHÚC


SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ TRƯƠNG VIỆT HÙNG
VÕ TRUNG TRỌNG
LỚP: 17DT3

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2021


MỤC LỤ
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

C
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ANTEN.................................................5
1.1. Giới thiệu anten...................................................................................5
1.2. Phân loại anten....................................................................................6
1.3. Các tham số cơ bản của anten............................................................6
1.3.1. Hàm tính hướng.........................................................................................6
1.3.2. Đồ thị phương hướng và độ rộng búp sóng..............................................6
1.3.3. Công suất bức xạ, điện trở bức xạ và hiệu suất của anten......................7
1.3.4. Hệ số khuếch đại của anten.......................................................................8
1.3.5. Trở kháng vào của anten...........................................................................8
1.3.6. Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương............................................9
1.3.7. Dải tần công tác của anten.........................................................................9
1.3.8. Băng thông................................................................................................10
1.4. Anten vi dải.......................................................................................10
1.4.1. Ưu và nhược điểm và ứng dụng của anten vi dải...................................11
1.4.1.1. Ưu điểm:............................................................................... 12
1.4.1.2. Nhược điểm:.........................................................................12
1.4.1.3. Ứng dụng:............................................................................. 12
1.4.2. Một số loại anten vi dải cơ bản................................................................12
1.4.2.1. Anten patch vi dải.................................................................12
1.4.2.2. Anten dipole vi dải................................................................13
1.4.2.3. Anten khe mạch in................................................................13
1.4.2.4. Anten sóng chạy vi dải...........................................................14
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ WLAN, BLUETOOTH,
WIMAX, HIPERLAN....................................................................................15
2.1. Công nghệ WLAN.............................................................................15
2.1.1. Giới thiệu về WLAN.................................................................................15
2.1.2. Các ứng dụng của WLAN........................................................................15
2.1.3. Lợi ích của mạng WLAN.........................................................................15
2.2. Công nghệ Bluetooth........................................................................16
2.2.1. Giới thiệu về công nghệ Buletooth...........................................................16

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 2
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

2.2.2. Ứng dụng của công nghệ Bluetooth........................................................16


2.3. Công nghệ WiMAX..........................................................................17
2.3.1. Giới thiệu về công nghệ WiMAX............................................................17
2.3.2. Các dịch vụ của WiMAX.........................................................................17
2.4. Công nghệ HIPERLAN....................................................................17
2.4.1. Giới thiệu về công nghệ Hiperlan............................................................17
2.4.2. Các ưu điểm và nhược điểm của công nghệ Hiperlan...........................18
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG ANTEN DÙNG CHO
CÔNG NGHỆ WLAN, BLUETOOTH, WIMAX, HIPERLAN.................19
3.1. Giới thiệu...........................................................................................19
3.2. Giới thiệu về phần mềm HFSS.........................................................19
3.3. Mô phỏng cấu trúc của anten trên phần mềm Ansoft HFSS.........20
3.4. Thí nghiệm thay đổi một vài thông số của anten............................29
3.4.1. Thay đổi các thông số Wg1 và Wg2 của anten........................................29
3.4.2. Thay đổi các thông số Lg1, Lg2 và Lg3 của anten.................................34
3.4.3. Thay đổi mặt phẳng bức xạ và tiếp điểm cấp nguồn.............................39
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN........................................................................43

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 3
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, vai trò của truyền thông vô tuyến và các thiết bị liên quan
đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó gắn liền với cuộc sống hàng ngày và phủ
sóng khắp toàn cầu, những năm gần đây sự bùng nổ của nhu cầu thông tin vô
tuyến đã thúc đẩy sử phát triển của công nghệ truyền thông vô tuyến, cùng với
sự phát triển đó thì anten - thành phần không thể thiếu trong bất kì hệ thống
viễn thông nào cũng không ngừng được quan tâm nghiên cứu phát triển để phù
hợp với các thiết bị thông tin vô tuyến hiện đại.
Những nghiên cứu về anten mang ý nghĩa hiệu quả truyền thông vô
tuyến được quan tâm nhất đầu tiên phải kể đến là anten vi dải . Nhờ các ưu
điểm nối bật như: có kích thước mỏng, nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, dễ dàng sản
xuất, dễ phối hợp trở kháng và dễ tích hợp các cấu trúc trên bề mặt, mà anten vi
dải đã được lựa chọn làm anten trong các hệ thống thông tin vô tuyến như:
Điện thoại di động cầm tay, các kỹ thuật lường từ xa, các mạng wifi... Tuy
nhiên anten vi dải lại có hạn chế lớn về mặt băng thông, băng thông rất hẹp
trong khi rất nhiều ứng dụng hiện nay đòi hỏi anten phải có kích thước nhỏ,
băng thông rộng và đồng thời lại có khả năng hoạt động tại nhiều dải tần khác
nhau.
Với những yêu cầu trên, trong bài báo cáo đồ án chuyên ngành Điện tử -
Viễn thông này, chúng em sẽ giới thiệu, tìm hiểu về một vài công nghệ truyền
dẫn không dây hiện nay như WLAN, Bluetooth,WiMAX và HIPERLAN đồng
thời cũng vẽ và mô phỏng lại một anten vi dải đa băng tần có thể ứng dụng vào
được trong các công nghệ này.
Bài báo cáo đồ án chuyên ngành này gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về anten.
Chương 2: Giới thiệu về công nghệ WLAN, Bluetooth, WiMAX, HIPERLAN.
Chương 3: Thiết kế và mô phỏng anten dùng cho công nghệ WLAN,
Bluetooth, WiMAX, HIPERLAN.
Chương 4: Kết luận.

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 4
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ANTEN


1.1. Giới thiệu anten
Thiết bị dùng để bức xa sóng điện từ (anten phát) hoặc thu nhận sóng
điện từ (anten thu) từ không gian bên ngoài được gọi là anten thu. Nói cách
khác, anten là thiết bị chuyển tiếp một vòng kín của tín hiệu RF (Radio
Frequency : tần số vô tuyến) và sự bức xạ, lan truyền của sóng điện từ trong
không gian.
Anten là thiết bị không thể thiếu được trong các hệ thống thông tin vô
tuyến điện, bởi vì thông tin vô tuyến sử dụng sóng điện từ bức xạ ra không gian
để truyền lan từ nơi phát đến nơi thu. Một hệ thống truyền dẫn vô tuyến đơn
giản bao gồm máy phát, máy thu, anten phát và anten thu.
Ở nơi phát, sóng điện từ cao tần được truyền dẫn từ máy phát đến anten
thông qua hệ thống fidơ dưới dạng sóng điện từ ràng buộc. Anten phát có nhiện
vụ biến đổi sóng điện từ ràng buộc trong fidơ thành sóng từ tự do bức xạ ra
không gian. Cấu tạo của anten quyết định đặc tính biến đổi năng lượng điện từ
nói trên. Tại nơi thu, anten thu làm nhiệm vụ ngược lại với anten phát, nghĩa là
tiếp nhận sóng điện từ tự do từ không gian bên ngoài và biến đổi chúng thành
sóng điện từ ràng buộc. Sóng này sẽ được truyền theo fidơ tới máy thu.

Hình 1.1: Hệ thống truyền tin đơn giản


Yêu cầu của thiết bị anten - fidơ là phải thực hiện việc truyền và biến
đổi năng lượng sóng điện từ với hiệu suất cao nhất và không gây méo dạng tín
hiệu.
Anten sử dụng trong các hệ thống thông tin khác nhau phải có những
yêu cầu khác nhau. Trong các hệ thống thông tin quảng bá như phát thanh,
truyền hình, ... thì yêu cầu anten phải có bức xạ đồng đều trong mặt phẳng
ngang (mặt đất) để cho mọi hướng đều có thể thu được tín hiệu của đài phát.
Nhưng trong mặt phẳng thẳng đứng anten lại phải có bức xạ định hướng sao
cho hướng cực đại trong mặt phẳng này song song với mặt đất, để máy thu thu
được tín hiệu lớn nhất và giảm được năng lượng bức xạ hướng không cần thiết,
giảm được công suất máy phát, giảm được can nhiễu. Tuy nhiên, trong các hệ
thống thông tin vô tuyến điểm tới điểm như hệ thống thông tin vi ba, thông tin
Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng
Lớp: 17DT3 5
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

vệ tinh, rađa... yêu cầu anten anten bức xạ với tính hướng cao, nghĩa là sóng
bức xạ chỉ tập trung vào một góc rất hẹp trong không gian.
Như vậy nhiệm vụ của anten không chỉ đơn thuần là chuyển đổi sóng
điện từ ràng buộc thành sóng điện từ tự do và ngược lại mà phải bức xạ sóng
điện từ theo những hướng nhất định với các yêu cầu kỹ thuật đề ra.
1.2 . Phân loại anten
Anten có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, thường theo các
cách phân loại sau:
- Công dụng của anten: Anten có thể được phân thành anten phát, anten
thu hoặc anten phát + thu dùng chung. Thông thường anten làm nhiệm
vụ cho cả phát và thu.
- Dải tần công tác của anten: Anten sóng dài, anten sóng trung, anten
sóng ngắn và anten sóng cực ngắn.
- Cấu trúc của anten:
• Đồ thị phương hướng của anten: anten vô hướng và anten có hướng.
• Phương pháp cấp điện cho anten: anten đối xứng, anten không đối
xứng.
1.3 . Các tham số cơ bản của anten.
1.3.1. Hàm tính hướng.
Khi sử dụng anten ta cần biết anten đó bức xạ vô hướng hay có hướng,
và ở hướng nào anten bức xạ là cực đại, hướng nào anten không bức xạ để có
thể đặt đúng vị trí anten. Muốn vậy ta phải biết tính hướng của anten đó. Một
trong các thông số đặc tả hướng tính của anten là hàm tính hướng.
Hàm tính hướng là hàm số biểu thị sự phụ thuộc của cường độ trường
bức xạ của anten theo các hướng khác nhau trong không gian với khoảng cách
không đổi, được ký hiệu là f(θ,φ).
Hàm tính hướng được thể hiện ở các dạng sau:
Trong trường hợp tổng quát, hàm tính hướng là hàm véc tơ phức, bao
gồm các thành phần theo θ và φ

Hàm tính hướng biên độ là hàm số biểu thị quan hệ tương đối của biên
độ cường độ trường bức xạ theo các hướng khảo sát khi cự ly khảo sát không
đổi, đó chính là biên độ của hàm tính hướng phức (cụ thể hơn là modun của
hàm tính hướng phức).

1.3.2. Đồ thị phương hướng và độ rộng búp sóng.

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 6
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

Đồ thị phương hướng của anten mô tả quan hệ giữa cường độ trường


bức xạ hoặc công suất bức xạ của anten trong các hướng khác nhau với một
khoảng cách khảo sát cố định (tính từ anten). Đồ thị phương hướng được biểu
diễn trong không gian ba chiều (có dạng hình khối) nhưng rất khó để hiển thị
một cách đầy đủ. Thông thường, đồ thị phương hướng là một mặt cắt của đồ thị
hướng tính ba chiều.
Để đơn giản đồ thị phương hướng thường được vẽ từ hàm tính hướng
biên độ chuẩn hóa và được gọi là đồ thị phương hướng chuẩn hóa của anten.
Nó cho phép so sánh đồ thị phương hướng của các anten khác nhau.
Để đánh giá dạng của đồ thị phương hướng của các anten khác nhau ta
sử dụng khái niệm độ rộng của đồ thị phương hướng hay còn gọi là độ rộng
búp sóng. Độ rộng búp sóng được xác định bởi góc giữa hai hướng mà theo hai
hướng đó cường độ trường hoặc công suất bức xạ giảm đi một giá trị nhất định.
Có nhiều cách đánh giá độ rộng búp sóng, thường thì độ rộng búp sóng nửa
công suất được sử dụng. Độ rộng búp sóng nửa công suất là góc giữa hai
hướng mà theo hai hướng đó công suất bức xạ giảm đi một nửa so với công
suất bức xạ cực đại.

Hình 1.2: Ví dụ về đồ thị phương Hình 1.3: Ví dụ về đồ thị phương


hướng trong hệ tọa độ cực hướng trong hệ tọa độ vuông góc

1.3.3. Công suất bức xạ, điện trở bức xạ và hiệu suất của anten.
Công suất đặt vào anten PA do máy phát đưa trực tiếp đến anten hoặc
thông thường qua fidơ cung cấp cho anten. Trong quá trình chuyển đổi năng
lượng cao tần từ máy phát thành năng lượng bⱳức xạ sóng điện từ không thể
tránh các tổn hao do nhiệt bởi vật dẫn, chất điện môi của anten, và phần mất
mát do cảm ứng và che chắn bởi các linh kiện phụ như thanh đỡ bộ chiếu xạ,
bản thân bộ chiếu xạ… Vì vậy, công suất là bao gồm cả công suất tổn hao Pth
và công suất bức xạ Pbx.

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 7
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

Một cách hình thức ta có thể coi công suất bức xạ của anten tương tự
như công suất tiêu hao trên một điện trở tương đương R bx nào đó. Khi ấy ta có
thể viết:

Đại lượng Rbx được gọi là điện trở bức xạ của anten, nó chỉ mang tính
chất tượng trưng và ở một mức độ nào đó có thể dùng để đánh giá khả năng
bức xạ của anten.
Anten được coi là thiết bị chuyển đổi năng lượng, do đó một thông số
quan trọng đặc trưng của nó là hiệu suất làm việc. Hiệu suất của anten, η A,
chính là tỷ số giữa công suất bức xạ, P bx và công suất máy phát đưa vào anten,
(PA)

hay

1.3.4. Hệ số khuếch đại của anten.


Hệ số khuếch đại của anten ở hướng đã cho là tỷ số giữa mật độ công
suất bức xạ của anten ở hướng đó trên mật độ công suất bức xạ của anten chuẩn
ở cùng hướng với khoảng cách không đổi, với điều kiện công suất đưa vào của
hai anten là như nhau và anten chuẩn (anten vô hướng) có hiệu suất bằng 1.

Như vậy hệ số khuếch đại của anten là một khái niệm đầy đủ hơn và
được dùng nhiều trong thực tế kỹ thuật, nó đặc trưng cho anten cả về đặc tính
bức xạ (hướng tính) và khả năng làm việc (hiệu suất) của anten. Hệ số khuếch
đại của anten cho thấy rằng anten có hướng tính sẽ bức xạ năng lượng tập
trung về hướng được chọn và giảm năng lượng bức xạ ở các hướng khác.
Chính vì vậy mà nó còn được có thể được gọi là hệ số tăng ích hay độ lợi của
anten.
Lưu ý rằng, ta thường chọn phương chuẩn là phương bức xạ cực đại
của anten nên sau này khi chỉ dùng các kí hiệu D và G, đó chính là hệ số
hướng tính và hệ số khuếch đại ở hướng bức xạ cực đại.
1.3.5. Trở kháng vào của anten.
Khi mắc anten vào máy phát hoặc máy thu trực tiếp hay qua fidơ,
anten sẽ trở thành tải của máy phát hoặc máy thu. Trị số của tải này được đặc
trưng bởi một đại lượng gọi là trở kháng vào của anten. Trong trường hợp
tổng quát, trở kháng vào là một đại lượng phức bao gồm cả phần thực và phần
kháng, được xác định bằng tỷ số giữa điện áp đầu vào của anten và dòng điện

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 8
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

đầu vào
Trở kháng vào của anten ngoài ra còn phụ thuộc vào kích thước hình
học của anten, điểm và phương tiếp điện cho anten.
Thành phần thực của nó bao gồm điện trở bức xạ và phần điện trở tổn
hao. Thành phần ảo của nó biểu thị phần công suất vô công không bức xạ ra
ngoài.
1.3.6. Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương.
Trong một số hệ thống thông tin vô tuyến, ví dụ trong thông tin vệ
tinh, công suất bức xạ của máy phát và anten phát được đặc trưng bởi tham số
công suất bức xạ đẳng hướng tương đương, ký hiệu là EIRP. Công suất này
được định nghĩa:

Trong đó PT là công suất đầu ra của máy phát đưa vào anten và GT là
hệ số khuếch đại của anten phát. Chú ý rằng, nếu bỏ qua suy hao fiđơ nối từ
máy phát đến anten thì PA = PT.
Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương là công suất phát được
bức xạ với anten vô hướng, trong trường hợp này có thể coi G T = 1.
Biểu thức EIRP cũng có thể tính theo đơn vị decibel:

- Hay

- Hay

1.3.7 . Dải tần công tác của anten.


Dải tần công tác của anten là khoảng tần số làm việc của anten mad
trong khoảng tần số đó các thông số của anten không thay đổi hoặc thay đổi
trong phạm vi cho phép.
Thường dải tần công tác của anten được phân làm bốn nhóm:
- Anten dải hẹp:

- Anten dải tần tương đối rộng:

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 9
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

- Anten dải rộng:

- Anten dải rất rộng:

Trong đó và f o, fmax, fmin là tần số trung tâm, tần số cực đại và


tần số cực tiểu của dải tần.
1.3.8 . Băng thông.
Băng thông (BW) của anten được định nghĩa như sau: “khoảng tần số
mà trong đó hiệu suất của anten thỏa mãn một tiểu chuẩn nhất định”. Băng
thông có thể được xem xét là khoảng tần số, về hai bên của tần số trung tâm
(thường là tần số cộng hưởng), ở đó các đặc tính anten (chẳng hạn như trở
kháng vào, giản đồ, độ rộng chùm, phân cực, cấp thùy bên, hệ số tăng ích,
hướng chùm, hiệu suất bức xạ) đạt giá trị có thể chấp nhận được.
Với các anten dải rộng, băng thông thường được biểu diễn là tỉ số của
tần số trên và tần số dưới khi anten hoạt động với các đặc tính có thể chấp nhận
được. Ví dụ, băng thông 10:1 chỉ ra rằng, tần số trên lớn hơn 10 lần tần số
dưới.

Với anten dải hẹp, băng thông được thể hiện bởi tỉ lệ phần trăm của sự
sai khác tần số (tần số trên – tần số dưới) so với tần số trung tâm của băng
thông. Ví dụ, băng thông 5% thể hiện rằng, sự sai khác tần số là 5% tần số
trung tâm của băng thông.

Bởi vì các đặc tính như trở kháng vào, giản đồ bức xạ, hệ số tăng ích,
phân cực, … của anten không biến đổi giống nhau theo tần số, nên có nhiều
định nghĩa băng thông khác nhau. Tùy từng ứng dụng cụ thể, yêu cầu về các
đặc tính của anten được chọn thế nào cho phù hợp.
1.4 Anten vi dải.
Khái niệm anten vi dải lần đầu tiên được đưa ra bởi Deschamps vào năm
1953, Gutton và Bassinot vào năm 1955. Tuy nhiên mãi tới tận năm 1972
người ta mới đi vào chế tạo các anten vi dải, bởi vì thời điểm này mới xuất hiện
chất nền có các đặc tính tốt.
Anten vi dải hay còn được gọi là anten mạch vi dải vì nó có kích thước
rất nhỏ và được chế tạo trên một bản mạch in. Thực chất anten vi dải là một
dạng anten có kết cấu bức xạ kiểu khe. Mỗi phần tử anten vi dải bao gồm các

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 10
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

phần chính là một bản mặt kim loại (patch) được đặt trên một lớp điện môi nền
(dielectric substrate) và một bộ phận tiếp điện. Cấu trúc điển hình của một phần
tử anten vi dải có dạng hình chữ nhật được cho trong hình 1.4a.
Hằng số điện môi của chất nền đóng vai trò quan trọng nhất đối với hoạt
động của anten. Nó ảnh hưởng đến trở kháng đặc tính, tần số cộng hưởng, băng
thông và hiệu suất của anten.

Hình 1.4a: Anten vi dải Hình 1.4b: Hệ trục tọa độ

Hình 1.4c: Mặt phẳng cắt ngang


Các thông số cấu trúc cơ bản của một phần tử anten vi dải là chiều dài L,
chiều rộng W, bề dày của bản kim loại t, độ dẫn điện của bản kim loại σ, chiều
dày lớp điện môi h, hằng số điện môi εr , suy hao tiếp tuyến (loss tangent) của
lớp điện môi tan (δ).
Bản kim loại rất mỏng, nhỏ hơn nhiều so với bước sóng truyền trong
không gian tự do (bề dày t << λ 0, λ0 là bước sóng trong không gian tự do).
Chiều dài L của bản kim loại thường trong khoảng (λ0/3 < L< λ0/2).
Chiều dày lớp điện môi h và hằng số điện môi εr đóng vai trò quan trọng
trong các thông số bức xạ của anten. Độ dày h của lớp điện môi thường trong
khoảng (0.003 λ0< h < 0.05 λ0), hằng số điện môi ε thường trong khoảng (2.2
<εr< 12). Lớp điện môi dày với hằng số điện môi nhỏ hơn 2.2 sẽ tăng hiệu quả
sử dụng của anten: dải tần rộng, suy hao do bức xạ đường biên không đáng kể,
nhưng kích thước anten sẽ lớn. Những vật liệu có hằng số điện môi nhỏ hơn 2.2
và lớn hơn 12 thường không phổ biến trong những thiết kế thương mại.
Anten vi dải được đặc tả bởi nhiều thông số hơn các anten truyền thống
khác. Chúng được thiết kế dưới dạng hình học khác nhau như: hình vuông,
hình chữ nhật, hình tròn, tam giác, bán cầu, hình quạt và hình vành khuyên.
1.4.1 Ưu và nhược điểm và ứng dụng của anten vi dải
Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng
Lớp: 17DT3 11
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

Anten vi dải (MSA) có nhiều thuận lợi so với các loại anten truyền
thống khác. Do đó, anten vi dải sử dụng vào nhiều ứng dụng trong khoảng băng
tần từ 100Mhz đến 100Ghz. MSA đã chứng tỏ là một thiết bị phát xạ hiệu quả
cho nhiều ứng dụng với nhiều ưu điểm, tuy nhiên, nó vẫn còn một số khuyết
điểm cần được khắc phục.
1.4.1.1. Ưu điểm:
 Có khối lượng và kích thước nhỏ, bề dày mỏng.
 Chi phí sản suất thấp, dễ dàng sản xuất hàng loạt.
 Có khả năng phân cực tuyến tính với các kỹ thuật cấp nguồn đơn giản.
 Các đường cung cấp và các linh kiện phối hợp trở kháng có thể sản
xuất đồng thời với việc chế tạo anten.
 Sự linh hoạt về tần số cộng hưởng.
 Tương thích cho các thiết bị di động cá nhân.
1.4.1.2. Nhược điểm:
 Anten vi dải có băng thông hẹp.
 Một số anten vi dải có độ lợi thấp.
 Khả năng tích trữ công suất thấp.
 Hầu hết anten vi dải đều bức xạ trong nửa không gian phía trên mặt
phẳng đất.
 Có bức xạ dư từ đường truyền và mối nối (ảnh hưởng bức xạ nguồn
nuôi).
1.4.1.3. Ứng dụng:
 Các anten MSA nhỏ gọn nên thường được dùng trong thông tin vô
tuyến.
 Các radar đo phản xạ thường dùng các dãy MSA phát xạ.
 Hệ thống thông tin hàng không và vệ tinh dùng các dãy MSA để định
vị.
 Vũ khí thông minh dùng các MSA nhờ kích thước nhỏ gọn của chúng.
 GSM hay GPS cũng có thể dùng MSA.
1.4.2. Một số loại anten vi dải cơ bản.
Tất cả anten vi dải được chia làm 4 loại cơ bản: anten patch vi dải,
dipole vi dải, anten khe dùng kỹ thuật in, anten traveling-wave vi dải.
1.4.2.1 Anten patch vi dải.
Một anten patch vi dải bao gồm một patch dẫn điện dưới dạng hình học
phẳng hay không phẳng trên một mặt của miếng đế điện môi và mặt phẳng đất
nằm trên mặt phẳng còn lại của đế. Anten patch vi dải có nhiều dạng khác nhau
nhưng đặc tính bức xạ của chúng hầu như giống nhau do chúng hoạt động
giống như một dipole. Trong số các loại anten patch vi dải, anten có dạng hình
vuông và hình tròn là hai dạng thông dụng và sử dụng rộng rãi.

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 12
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

Hình 1.5: Các hình dạng anten patch vi dải cơ bản


thường được sử dụng trong thực tế
1.4.2.2 Anten dipole vi dải.
Dipole vi dải có hình dạng giống với anten vi dải patch hình vuông
nhưng chỉ khác nhau tỷ số L/W. Bề rộng của dipole thông thường bé hơn 0.05
lần bước sóng trong không gian tự do. Đồ thị bức xạ của dipole vi dải và anten
patch vi dải giống nhau tuy nhiên ở các đặc tính khác như: điện trở bức xạ,
băng thông và bức xạ phân cực chéo (cross-polar) thì chúng hầu như khác
nhau. Anten dipole vi dải thì thích hợp với các ứng dụng ở tần số cao do chúng
sử dụng miếng đế điện môi có bề dày tương đối dày do vậy chúng đạt được
băng thông đáng kể. Việc lựa chọn mô hình cấp nguồn rất quan trọng và phải
tính đến khi phân tích anten dipole vi dải.

Hình 1.6: Một vài dipole mạch in và vi dải


1.4.2.3 Anten khe mạch in.
Các anten khe mạch in (Printed Slot Antenna) có cấu tạo bao gồm một
khe trong mặt phẳng đất của một đế được nối đất (groundsubstrate). Khe này
có thể có nhiều hình dạng khác nhau như là: hình chữ nhật, hình tròn, hình
nến,.. Anten loại này bức xạ theo hai hướng nghĩa là chúng bức xạ trên hai mặt
của khe, chúng ta có thể tạo ra bức xạ đơn hướng bằng cách sử dụng một mặt
phản xạ ở một phía của khe.

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 13
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

Hình 1.7: Một số anten khe mạch in cơ bản với các cấu trúc tiếp điện
1.4.2.4 Anten sóng chạy vi dải
Anten sóng chạy vi dải (microstrip traveling-wave antenna, MTA) gồm
các dải dẫn điện tuần hoàn hoặc một đường vi dải dài đủ rộng để hỗ trợ TE
mode. Điểm cuối kia của anten sóng chạy được mắc một tải có điện trở được
phối hợp trở kháng để tránh các sóng phản xạ trên anten.

Hình 1.8. Một số cấu hình anten sóng chạy vi dải mạch in

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 14
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ WLAN,


BLUETOOTH, WIMAX, HIPERLAN
2.1 . Công nghệ WLAN.
2.1.1 Giới thiệu về WLAN.
Mạng WLAN là một hệ thống thông tin liên lạc dữ liệu linh hoạt được
thực hiện như phần mở rộng, hoặc thay thế cho mạng LAN hữu tuyến trong
nhà hoặc trong các cơ quan. Sử dụng sóng điện từ, mạng WLAN truyền và
nhận dữ liệu qua khoảng không, tối giản nhu cầu cho các kết nối hữu tuyến.
Như vậy, mạng WLAN kết nối dữ liệu với người dùng lưu động, và thông qua
cấu hình được đơn giản hóa, cho phép mạng LAN di động.
2.1.2 Các ứng dụng của WLAN.
Mạng WLAN là kỹ thuật thay thế cho mạng LAN hữu tuyến, nó cung
cấp mạng cuối cùng với khoảng cách kết nối tối thiều giữa một mạng xương
sống và mạng trong nhà hoặc người dùng di động trong các cơ quan. Sau đây là
các ứng dụng phổ biến của WLAN thông qua sức mạnh và tính linh hoạt của
mạng WLAN:
 Trong các bệnh viện, các bác sỹ và các hộ lý trao đổi thông tin về bệnh
nhân một cách tức thời, hiệu quả hơn nhờ các máy tính notebook sử
dụng công nghệ mạng WLAN.
 Các đội kiểm toán tư vấn hoặc kế toán hoặc các nhóm làm việc nhỏ tăng
năng suất với khả năng cài đặt mạng nhanh.
 Nhà quản lý mạng trong các môi trường năng động tối thiểu hóa tổng
phí đi lại, bổ sung, và thay đổi với mạng WLAN, do đó giảm bớt giá
thành sở hữu mạng LAN.
 Các cơ sở đào tạo của các công ty và các sinh viên ở các trường đại học
sử dụng kết nối không dây để dễ dàng truy cập thông tin, trao đổi thông
tin, và nghiên cứu.
 Các nhà quản lý mạng thực hiện mạng WLAN để cung cấp dự phòng
cho các ứng dụng trọng yếu đang hoạt động trên các mạng nối dây.
 Các đại lý dịch vụ cho thuê xe và các nhân viên nhà hàng cung cấp dịch
vụ nhanh hơn tới khách hàng trong thời gian thực.
 Các cán bộ cấp cao trong các phòng hội nghị cho các quyết định nhanh
hơn vì họ sử dụng thông tin thời gian thực ngay tại bàn hội nghị.
 …
2.1.3 Lợi ích của mạng WLAN.
Với mạng WLAN, người dùng truy cập thông tin dùng chung mà không
tìm kiếm chỗ để cắm vào, và các nhà quản lý mạng thiết lập hoặc bổ sung
mạng mà không lắp đặt hoặc di chuyển dây nối. Mạng WLAN cung cấp các
hiệu suất sau: khả năng phục vụ, tiện nghi, và các lợi thế về chi phí hơn hẳn các
mạng nối dây truyền thống như:

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 15
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

 Khả năng lưu động cải thiện hiệu suất và dịch vụ.
 Đơn giản và tốc độ nhanh trong cài đặt.
 Linh hoạt trong cài đặt.
 Giảm bớt giá thành sở hữu.
 Có tính linh hoạt và khả năng vô hướng.
2.2 . Công nghệ Bluetooth.
2.2.1 Giới thiệu về công nghệ Buletooth.
Bluetooth là một chuẩn công nghệ truyền thông không dây tầm gần giữa
các thiết bị điện tử. Công nghệ này hỗ trợ việc truyền dữ liệu qua các khoảng
cách ngắn giữa các thiết bị di động và cố định, tạo nên các mạng cá nhân không
dây (Wireless Personal Area Network-PANs).
Bluetooth có thể đạt được tốc độ truyền dữ liệu 1Mb/s. Bluetooth hỗ trợ
tốc độ truyền tải dữ liệu lên tới 720 Kbps trong phạm vi 10 m–100 m. Khác với
kết nối hồng ngoại (IrDA), kết nối Bluetooth là vô hướng và sử dụng giải tần
2,4 GHz.
Chuẩn kết nối bluetooth hiện nay được tích hợp trên hầu hết các thiết bị
di động và cả laptop, mang lại những tính năng rất hữu ích cho người sử dụng.
Nguyên lý hoạt động của bluetooth cũng khá đơn giản: Khi bật tính năng
bluetooth, thiết bị của người dùng sẽ tự động tìm ra tần số tương thích để di
chuyển đến thiết bị cần kết nối trong khu vực, đảm bảo sự ổn định trong quá
trình kết nối và truyền dữ liệu giữa các thiết bị với nhau.
2.2.2 Ứng dụng của công nghệ Bluetooth.
Bluetooth cho phép kết nối và trao đổi thông tin giữa các thiết bị như
điện thoại di động, điện thoại cố định, máy tính xách tay, PC, máy in, thiết bị
định vị dùng GPS, máy ảnh số, và video game console.
Các ứng dụng nổi bật của Bluetooth gồm:
 Điều khiển và giao tiếp không dây giữa một điện thoại di động và tai
nghe không dây.
 Mạng không dây giữa các máy tính cá nhân trong một không gian hẹp
đòi hỏi ít băng thông.
 Giao tiếp không dây với các thiết bị vào ra của máy tính, chẳng hạn như
chuột, bàn phím và máy in.
 Truyền dữ liệu giữa các thiết bị dùng giao thức OBEX.
 Thay thế các giao tiếp nối tiếp dùng dây truyền thống giữa các thiết bị
đo, thiết bị định vị dùng GPS, thiết bị y tế, máy quét mã vạch, và các
thiết bị điều khiển giao thông.
 Thay thế các điều khiển dùng tia hồng ngoại.
 Gửi các mẩu quảng cáo nhỏ từ các pa-nô quảng cáo tới các thiết bị dùng
Bluetooth khác.
 Điều khiển từ xa cho các thiết bị trò chơi điện tử như Wii - Máy chơi trò
chơi điện tử thế hệ 7 của Nintendo và PlayStation 3 của Sony.

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 16
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

 Kết nối Internet cho PC hoặc PDA bằng cách dùng điện thoại di động
thay modem.

2.3 . Công nghệ WiMAX.


2.3.1 Giới thiệu về công nghệ WiMAX.
WiMAX (Worldwide Interoperability for Microwave Access) - là một
công nghệ dựa trên các chuẩn, cho phép truy cập băng rộng vô tuyến đến đầu
cuối (last mile) như một phương thức thay thế cho cáp và DSL. WiMAX cho
phép kết nối băng rộng vô tuyến cố định, nomadic (người sử dụng có thể di
chuyển nhưng cố định trong lúc kết nối), mang xách được (người sử dụng có
thể di chuyển với tốc độ đi bộ) và cuối cùng là di động mà không cần thiết ở
trong Tầm nhìn thẳng (Line-of-Sight) trực tiếp tới một trạm gốc.
WiMAX có thể hoạt động trong băng tầng từ 2-66 Ghz. Các ứng dụng
khác nhau sẽ dùng những băng tầng khác nhau để tránh sự giao thoa. Cụ thể,
các ứng dụng di động (802.16e) dùng băng tầng từ 2-11 GHz. Ở nhiều nước
châu Âu, băng tầng 3.5 GHz được dành riêng cho WiMAX di động. Các ứng
dụng cố định (802.16d) thì dùng băng tầng từ 10-66 GHz.
2.3.2 Các dịch vụ của WiMAX
WiMax là công nghệ băng rộng có thể cung cấp các truy nhập/dịch vụ
cố định (fixed), nomadic, portable, di động hạn chế và di động. Trong đó, các
ứng dụng được WiMax Forum định nghĩa như sau:
- Truy nhập cố định: thiết bị của người sử dụng là cố định tại một vị trí trong
suốt thời gian hoà mạng và luôn kết nối với cùng sector hay ô trạm gốc.
- Truy nhập nomadic: thiết bị của người sử dụng là cố định tại một vị trí trong
thời gian đang điễn ra việc kết nối mạng. Nếu người sử dụng di chuyển đến
một vị trí khác, chẳng hạn ô hay sector khác, trong cùng một mạng thì thiết bị
của người sử dụng sẽ được nhận dạng và có thể thiết lập kết nối với mạng. Khi
kết nối, thiết bị người sử dụng có thể lựa chọn trạm gốc tốt nhất và trong khi
đang kết nối nó sẽ kết nối với cùng sector hay ô trạm gốc.
- Mang xách được (portable): thiết bị của người sử dụng luôn luôn kết nối với
mạng khi người sử dụng di chuyển với tốc độ đi bộ trong vùng phủ sóng của
mạng. Khả năng chuyển vùng hạn chế có thể thực hiện được khi người sử dụng
di chuyển từ vùng phủ của ô này sang ô khác trong cùng mạng.
- Di động hạn chế: thiết bị người sử dụng có thể kết nối với mạng với các ứng
dụng phi thời gian thực trong khi di chuyển với tốc độ ô tô trong vùng phủ
sóng của mạng. Chức năng chuyển vùng giữa các sector và các trạm gốc cho
phép việc kết nối được liên tục đối với các ứng dụng phi thời gian thực.
- Di động: thiết bị luôn được kết nối khi người sử dụng di chuyển với tốc độ
cao trong vùng phủ sóng của mạng. Chức năng chuyển vùng cho phép dịch vụ
được liên tục với mọi ứng dụng.
2.4 . Công nghệ HIPERLAN.
Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng
Lớp: 17DT3 17
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

2.4.1 Giới thiệu về công nghệ Hiperlan.

HIPERLAN (High Performance Radio LAN) - theo chuẩn của Châu Âu


là tương đương với công nghệ 802.11. Hiperlan loại 1 hỗ trợ băng thông
20Mpbs, làm việc ở dải tần 5GHz . Hiperlan 2 cũng làm việc trên dải tần này
nhưng hỗ trợ băng thông lên tới 54Mpbs. Công nghệ này sử dụng kiểu kết nối
hướng đối tượng (connection oriented) hỗ trợ nhiều thành phần đảm bảo chất
lượng, đảm bảo cho các ứng dụng Multimedia.
Có 4 loại HIPERLAN đã được đưa ra: HIPERLAN/1, HIPERLAN/2,
HYPERCESS và HYPERLINK.vào năm 1996.
Các tiêu chuẩn của ETSI HIPERLAN

HIPERLAN HIPERLAN HIPERLAN HIPERLAN


1 2 3 4
Truy nhập Kết nối point-
Wireless Truy nhập
Ứng dụng WATM topoint
LAN WATM
cố định từ xa WATM

Băng tần 2,4 GHz 5 GHz 5 GHz 17 GHz

Tốc độ
23,5 Mbps 54 Mbps 54 Mbps 155 Mbps
đạt được

2.4.2 Các ưu điểm và nhược điểm của công nghệ Hiperlan.


 Ưu điểm:
 Hiperlan bảo mật tốt hơn công nghệ IEEE 802.11.
 Hiperlan 2 có hỗ trợ QoS (Quality of Service), và các Hiperlan còn
hỗ trợ các loại mạng lõi khác như ATM, kết nối Ethernet trong khi
802.11 chỉ hỗ trợ kết nối Ethernet.
 Hiperlan 2 còn có đặc tính ưu việt như: có khả năng chọn tần tự
động, điều khiển công suất,…
 Nhược điểm:
 Phạm vi phủ sóng chỉ giới hạn ở 50m.
 Giá thành thiết bị cao.

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 18
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG ANTEN DÙNG


CHO CÔNG NGHỆ WLAN, BLUETOOTH, WIMAX,
HIPERLAN.
3.1. Giới thiệu.
Sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống truyền thông không dây
hiện đại kéo theo xu hướng thiết kế các anten nhiều băng tần và anten băng
rộng hoặc các anten có cả hai tính chất này. Có rất nhiều hình dạng anten khác
nhau đã được nghiên cứu dành cho các thiết bị di động, thiết bị cầm tay,… với
các yêu cầu nhỏ gọn, nhiều băng tần phù hợp cho các tiêu chuẩn c ủa các m ạng
cục bộ không dây như (WLAN) ở 2.4GHz (2400–2480 MHz), 5.2GHz (5150-
5350MHz) 5.8GH (5725-5825MHz) và Bluetooth (2400-2483.5 MHz),…
Trong đồ án này, chúng em đã nghiên cứu, thiết kế và mô phỏng anten
theo ý tưởng từ hai nhà khoa học là Pravin Tajane và PL Zade về anten đa băng
tần với dải hình U và dải hình L cho WLAN /Bluetooth/WiMAX và ứng dụng
HIPERLAN.
Mô hình anten của nhóm sử dụng phần mềm mô phỏng HFSS để mô
phỏng, kiểm chứng, so sánh với yêu cầu được đặt ra.
3.2. Giới thiệu về phần mềm HFSS.
HFSS là viết tắt của Hight Frequency Structure Simulator. HFSS là phần
mềm mô phỏng trường điện từ theo phương pháp toàn sóng (full wave) để mô
hình hóa bất kỳ thiết bị thụ động 3D nào. Ưu điểm nổi bật của nó là có giao
diện người dùng đồ họa. Nó tích hợp mô phỏng, ảo hóa, mô hình hóa 3D và tự
động hóa (tự động tìm lời giải) trong một môi trường dễ dàng để học, trong đó
lời giải cho các bài toán điện từ 3D thu được một cách nhanh chóng và chính
xác. Ansoft HFSS sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn (Finite Element
Method, FEM), kỹ thuật chia lưới thích nghi (adaptive meshing) và kỹ thuật đồ
họa. Ansoft HFSS có thể được sử dụng để tính toán các tham số chẳng hạn
như: tham số S, tần số cộng hưởng, giản đồ trường, tham số γ, ...
HFSS là một hệ thống mô phỏng tương tác, trong đó phần tử mắt lưới cơ
bản là một tứ diện. Điều này cho phép bạn có thể tìm lời giải cho bất kỳ vật thể
3D nào. Đặc biệt là đối với các cấu trúc có dạng cong phức tạp. Ansoft là công
ty tiên phong sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) để mô phỏng
trường điện từ bằng các kỹ thuật như: phần tử hữu hạn, chia lưới thích nghi, …
Ansoft HFSS cung cấp một giao diện trực giác và dễ dàng sử dụng để
phát triển các mô hình thiết bị RF thụ động. Chu trình thiết kế bao gồm các
bước sau:
1. Vẽ mô hình với các tham số cho trước: vẽ mô hình thiết bị, các điều kiện
biên và nguồn kích thích.
2. Thiết đặt các thông số để phân tích: thực hiện thiết đặt các thông số để
tìm lời giải.
3. Chạy mô phỏng: quá trình này hoàn toàn tự động.

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 19
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

4. Hiển thị kết quả: đưa ra các báo cáo và đồ thị trường 2D.
3.3 . Mô phỏng cấu trúc của anten trên phần mềm Ansoft HFSS.
Bước 1: Thiết lập cấu hình:
 Chọn HFSS > Solution Type > Driven Modal (phát) || Driven Terminal
(thu)
 Chọn Modeler > Units > Select units: mm
 Chọn Tool > Option > HFSS Options
 Chọn Tool > Option > Modeler Option

Bước 2: Dựa vào các số liệu đã cho trong bài báo, sử dụng các chức năng
trong thanh công cụ để vẽ cấu trúc anten và giao diện làm việc.
 Vẽ mặt phẳng đất: Draw > Box

 Vẽ lớp điện môi: Draw > Box

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 20
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

 Vẽ mặt bức xạ (patch) gồm dải hình chữ U ngược và các dải hình chữ L
không đối xứng : Draw > Box
Dựa vào các thông số bài báo đã cho, ta có thể mô phỏng được mặt bức xạ:

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 21
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

Hình 3.1: Hình dạng mặt phẳng bức xạ và các thông số

Hình 3.2: Mặt phẳng bức xạ khi mô phỏng trên phần mềm HFSS
Giữ Ctrl chọn các khối của mặt bức xạ đã vẽ rồi chọn Unite.
 Vẽ tiếp điểm cấp nguồn: Draw > Rectangle

 Vẽ hộp không gian: Draw > Box


Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng
Lớp: 17DT3 22
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

 Hình ảnh mô phỏng 3D hoàn thiện:

Bước 3: Thiết lập thông số để mô phỏng.


 Chọn phần tử bức xạ (gồm Patch và Dat).
. . . > Assign Boundary > Perfect E... > OK.

 Chọn phần tử hấp thu bức xạ. (... > Radiation... > OK)

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 23
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

 Chọn tiếp điểm cấp nguồn

 Cấp nguồn bằng đường vi dải nên chọn Lumped Port.

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 24
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

 Vẽ 1 đường từ dưới lên.

 Sau đó bấm Next > Finish.


 Chọn hướng bức xạ: Radiation > Insert Far... > Infinite Sphere... >
OK.

 Chọn tần số làm việc và vùng tần số khảo sát:

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 25
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

 Solution Frequency: nhập vào tấn số cộng hưởng mong muốn (chọn tần
số 5.45GHz).
 Maximum Number of Passes: số bước lặp tối đa của mô phỏng.
 Maximum Delta S: sai số chấp nhận được, càng nhỏ càng chính xác.
Bước 4: Kiểm tra và chạy mô phỏng
 Chọn HFSS > Validation Check... để kiểm tra lỗi thiết kế.
 Nếu không có lỗi, chọn HFSS > Analyze All và bắt đầu chạy mô phỏng.
 Hiển thị các kết quả mô phỏng: chọn HFSS > Results > ...
 S11 tại tần số cộng hưởng:
Nhấp chuột phải vào Results > Create Modal Solution Data Report >
Rectangular Plot.

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 26
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

 Tỉ số sóng đứng VSWR:


Nhấp chuột phải vào Results > Create Modal Solution Data Report >
Rectangular Plot.

 Đồ thị bức xạ 3D :
Nhấp chuột phải vào Results > Create Far Fields Report > 3D Polar
Plot.

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 27
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

 Đồ thị bức xạ 2D:


Nhấp chuột phải vào Results > Create Far Fields Report > Radiation
Pattern.

 Kết quả của quá trình mô phỏng:


 S11 tại tần số cộng hưởng:

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 28
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

 Tỉ số sóng đứng VSWR:

 Giãn đồ bức xạ 3D:

a) 2.47 GHz b) 3.52 GHZ

c) 5.45 GHz

 Giãn đồ bức xạ 2D:

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 29
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

a) 2.47 GHz b) 3.52 GHz

c) 5.45 GHz
 Nhận xét kết quả mô phỏng:
Qua kết quả mô phỏng của S11 chúng ta có thể thấy được anten cộng
hưởng ở tần số 5.65 GHz – tương ứng với hệ số phản xạ -8.173dB nằm trong
dải tần từ 4.93GHz – 6GHz bao phủ HYPER LAN1 và HIPERLAN2. Tuy
nhiên, anten chưa cộng hưởng ở dải tần 3.28GHz – 3.69GHz bao phủ WiMAX,
cụ thể là 3.95GHz và chưa cộng hưởng ở dải tần 2.36GHz – 2.55GHz bao phủ
Bluetooth và WLAN.
Băng thông của anten ở tần số cộng hưởng 5.65 GHz tại S11 = -5 dB là:
5.8224 – 5.4995 = 0.3229GHz = 322.9MHz.
Qua đồ thị bức xạ 3D của anten ta có thể thấy được anten thu năng
lượng ở nhiều hướng khác nhau nhưng không đồng đều. Hướng chính tập trung
ở góc 60 độ.
Từ các giản đồ trên ta cũng thấy được khi tần số tăng thì giản đồ bức xạ
của anten cũng bị méo dần, do ảnh hưởng bức xạ của mặt phẳng đất, cũng như
bức xạ do đường tiếp điện vi dải, cũng như sự lệch phối hợp trở kháng tăng lên.
3.4. Thí nghiệm thay đổi một vài thông số của anten.
3.4.1 Thay đổi các thông số Wg1 và Wg2 của anten.

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 30
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

Trường hợp 1: Thay đổi giá trị của Wg1 = 3.5mm và Wg2 = 3.5mm tăng
thành giá trị Wg1 = 4.5mm và Wg2 = 4.5mm.

 Hình dạng của anten sau khi thay đổi:

 S11 tại tần số cộng hưởng:

 Tỉ số sóng đứng VSWR:

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 31
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

 Giãn đồ bức xạ 3D:

a) 2.47 GHz b) 3.52 GHz

c) 5.45 GHz
 Giãn đồ bức xạ 2D:

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 32
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

a) 2.47 GHz b) 3.52 GHz

c) 5.45 GHz
Trường hợp 2: Thay đổi giá trị của Wg1 = 3.5mm và Wg2 = 3.5mm giảm
thành giá trị Wg1 = 2.5mm và Wg2 = 2.5mm.
 Hình dạng của anten sau khi thay đổi:

 S11 tại tần số cộng hưởng:

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 33
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

 Tỉ số sóng đứng VSWR:

 Giãn đồ bức xạ 3D:

a) 2.47 GHz b) 3.54 GHz

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 34
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

c) 5.45 GHz

 Giãn đồ bức xạ 2D:

a) 2.47 GHz b) 5.45GHz

c) 5.45 GHz
Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng
Lớp: 17DT3 35
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

 Nhận xét kết quả mô phỏng của cả 2 trường hợp:


Qua kết quả mô phỏng của cả 2 trường hợp thay đổi giá trị Wg1 và Wg2
ta có thể thấy được sự cộng hưởng tần số ở trường hợp 2 tốt và rõ ràng hơn ở
trường hợp 1, tuy nhiên ở cả 2 trường hợp anten vẫn chỉ cộng hưởng ở tần số
trong dải tần từ 493GHz – 6.00GHz. Không xảy ra cộng hưởng tần số nằm
trong 2 dãy tần còn lại.
Đồ thị bức xạ của cả 2 trường hợp khá giống với anten ban đầu, hướng
bức xạ của anten chủ yếu hướng lên trên và bị méo dạng khi tăng tần số do do
ảnh hưởng bức xạ của mặt phẳng đất, cũng như bức xạ do đường tiếp điện vi
dải, cũng như sự lệch phối hợp trở kháng tăng lên.
3.4.2 Thay đổi các thông số Lg1, Lg2 và Lg3 của anten.
Trường hợp 3: Thay đổi các giá trị của Lg1= 11mm, Lg2= 8.5mm, Lg3=
6.5mm thành các giá trị Lg1= 8.5mm, Lg2= 11mm, Lg3= 5.5mm.

 Hình dạng của anten sau khi thay đổi:

 S11 tại tần số cộng hưởng:

 Tỉ số sóng đứng VSWR:

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 36
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

 Giãn đồ bức xạ 3D:

a) 2.47 GHz b) 3.52 GHz

c) 5.45 GHz
 Giãn đồ bức xạ 2D:

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 37
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

a) 2.47 GHz b) 3.52 GHz

c) 5.45 GHz
Trường hợp 4: Thay đổi các giá trị của Lg1= 11mm, Lg2= 8.5mm, Lg3=
6.5mm thành các giá trị Lg1= 6.5mm, Lg2= 8.5mm, Lg3= 11mm.
 Hình dạng của anten sau khi thay đổi:

 S11 tại tần số cộng hưởng:

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 38
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

 Tỉ số sóng đứng VSWR:

 Giãn đồ bức xạ 3D:

a) 2.47 GHz b) 3.52 GHz

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 39
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

c) 5.45 GHz

 Giãn đồ bức xạ 2D:

a) 2.47 GHz b) 3.52 GHz

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 40
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

c) 5.45 GHz
 Nhận xét kết quả mô phỏng của cả 2 trường hợp:
Qua kết quả mô phỏng của cả 2 trường hợp thay đổi giá trị Lg1, Lg2 và
Lg3 ta có thể thấy được sự cộng hưởng tần số ở trường hợp 3 tốt và rõ ràng
hơn ở trường hợp 4 rất nhiều, tuy nhiên ở cả 2 trường hợp anten vẫn chỉ cộng
hưởng ở tần số trong dải tần từ 4.93GHz – 6.00GHz. Không xảy ra cộng hưởng
tần số nằm trong 2 dãy tần còn lại.
Đồ thị bức xạ của của trường hợp 3 cho thấy hiệu suất thu tốt hơn so
với trường hợp 4, hướng bức xạ của anten của cả 2 chủ yếu hướng lên trên và
bị méo dạng khi tăng tần số do do ảnh hưởng bức xạ của mặt phẳng đất, cũng
như bức xạ do đường tiếp điện vi dải, cũng như sự lệch phối hợp trở kháng
tăng lên.
3.4.3 Thay đổi mặt phẳng bức xạ và tiếp điểm cấp nguồn
Mô tả thí nghiệm: chúng ta xoay ngược mặt phẳng bức xạ lại so với
anten ban đầu trong bài báo, đồng thời thay đổi các giá trị Lg1; Lg2; Lg3 thành
Lg1= Lg2= Lg3= 8.5mm, thay đổi tiếp điểm cấp nguồn phù hợp.

 Hình dạng của anten:

 Tiếp điểm cấp nguồn:

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 41
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

 S11 tại tần số cộng hưởng:

 Tỉ số sóng đứng VSWR:

 Giãn đồ bức xạ 3D:

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 42
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

a) 2.47GHz b) 3.52GHz

c) 5.45GHz

 Giãn đồ bức xạ 2D:

a) 2.47 GHz b) 3.52GHz

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 43
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

c) 5.45GHz

 Nhận xét quá trình mô phỏng:


Qua kết quả của thí nghiệm thay đổi mặt phẳng bức xạ trên, qua kết quả
mô phỏng của S11 ta có thể thấy được anten cộng hưởng ở tần số 2.54GHz
nằm trong dải tần từ 2.36GHz – 2.55GHz là vùng hoạt động của Bluetooth và
WLAN.Anten cũng cộng hưởng ở tần số 5.45GHz nằm trong dải tần từ
4.93GHz – 6GHz là vùng hoạt động của HYPER LAN1 và HYPER LAN2.
Qua đó ta thấy thiết kế của anten đề xuất có thể dùng được cho các công
nghệ Bluetooth, WLAN, HYPER LAN1 và HYPER LAN2.
Kết quả mô phỏng bức xạ cho thấy hiệu suất thu của anten đề xuất tốt và
đều hơn so với các anten ở trường hợp trên. Bức xạ của anten mô phỏng c ũng
bị méo dạng khi tăng tần số do do ảnh hưởng bức xạ của mặt phẳng đất, cũng
như bức xạ do đường tiếp điện vi dải, cũng như sự lệch phối hợp trở kháng
tăng lên.

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 44
Đồ Án Chuyên Ngành – Khoa Điện Tử Viễn Thông

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN


Trong thời gian thực hiện đồ án với sự giúp đỡ tận tình của thầy Võ Duy
Phúc, đồ án của nhóm đã hoàn thành đúng thời gian quy định và đã tìm hiểu
tổng quan về anten vi dải cũng như các công nghệ truyền đẫn không dây như
WLAN, Bluetooth, WiMAX, HYBERLAN.
Trong đồ án này, nhóm đã tiến hành mô phỏng một anten vi dải đa băng
tần sử dụng trong các công nghệ truyền dẫn không dây và khảo sát các đại
lượng của anten thay đổi khi các thông số của anten biến thiên. Ngoài ra, nhóm
còn thử nghiệm thay đổi cấu trúc mặt phẳng bức xạ của anten vi dải này để có
thể cộng hưởng tần số trong các dải tần hoạt động của các công nghệ truyền
dẫn không dây.
Tuy kết quả mô phỏng chưa đạt được như đề xuất của hai nhà khoa học
khi anten chỉ cộng hưởng tẩn số nằm trong dải tần 4.93GHz – 6GHz là vùng
hoạt động của HIPERLAN1 và HIPERLAN2. Hi vọng trong tương lai, nhóm
sẽ tiếp tục cải tiến, chỉnh sửa để mô hình đạt được kết quả tốt hơn.
Để cải thiện những thiếu sót, hướng phát triển của đề tài sẽ tập trung vào
nghiên cứu:
 Tối ưu hóa các thiết đặt tham số trong phần mềm mô phỏng Ansoft
HFSS để thu được kết quả chính xác hơn nữa. Để anten có thể sử dụng
được trong nhiều công nghệ hơn nữa.
 Dựa vào thiết kế cũng như kết quả mô phỏng, có thể tìm hiểu và phát
triển ra được nhiều các anten vi dải khác có thể hoạt động được trong
nhiều dải tần hơn, độ ổn định tốt hơn.

Lê Trương Việt Hùng – Võ Trung Trọng


Lớp: 17DT3 45

You might also like