You are on page 1of 51

Quản lý hiệu thuốc 2012

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội


Viện Điện Tử - Viễn Thông
====o0o====

Báo cáo bài tập lớn


Kỹ thuật phần mềm ứng dụng
Đề tài: Quản lý hiệu thuốc
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thanh Bình
Thành viên nhóm F5:
Họ và tên MSSV Lớp sinh viên

Hà Nội, 11/2012
Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 1
Quản lý hiệu thuốc 2012

Mục Lục:
I. Chọn đề tài và nghiên cứu môn học:..................................................................................................3
1. Tổng Quan:.......................................................................................................................................3
2. Mục tiêu đề tài:................................................................................................................................ 4
II. Giới thiệu nhóm và phân chia công việc:.......................................................................................4
1. Giới thiệu nhóm và các thành viên trong nhóm:.......................................................................... 4
2. Phân chia công việc:........................................................................................................................ 5
III. Khảo sát và thu thập các yêu cầu:..................................................................................................5
1. Khảo sát ý kiến:................................................................................................................................5
2. Tổng quan về hệ thống hiện tại:.................................................................................................... 6
3. Một số vấn đề của hệ thống hiện tại:..............................................................................................7
4. Xác định phạm vi hệ thống............................................................................................................. 7
5. Xác định người dùng và các chức năng của mỗi người dùng:.....................................................8
6. Các kịch bản sử dụng:..................................................................................................................... 8
Quản lí nhập thuốc:................................................................................................................................9
Quản lí xuất thuốc:.................................................................................................................................9
Lập hóa đơn nhập:................................................................................................................................. 9
Lập hóa đơn xuất:................................................................................................................................ 10
Quản lí nhân viên:................................................................................................................................10
Thống kê nhập xuất thuốc:...................................................................................................................10
Thống kê thu chi:................................................................................................................................. 11
7. Các yêu cầu chức năng và phi chức năng:...................................................................................11
 Yêu cầu chức năng:....................................................................................................................11
 Yêu cầu phi chức năng:............................................................................................................. 12
IV. Phân tích hệ thống:........................................................................................................................ 12
1. Giải pháp:....................................................................................................................................... 12
2. Mô hình hóa:.................................................................................................................................. 13
A. Biểu đồ phân cấp chức năng:....................................................................................................13
B. Sơ đồ luồng dữ liệu các mức (DFD):........................................................................................ 13
C. Từ diển dữ liệu:..........................................................................................................................19

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 2


Quản lý hiệu thuốc 2012
D. Sơ đồ thực thể liên kết:..............................................................................................................20
V. Thiết kế giao diện chương trình:...................................................................................................... 21
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH.......................................................................................21
HƯỚNG DẪN CÁC CHỨC NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH.............................................................. 24
Phần I: Quản lý nhập thuốc:............................................................................................................... 24
Phần II: Quản lý xuất thuốc................................................................................................................. 30
Phần III: Quản lý nhân viên:................................................................................................................35
Phần VI: Kiểm kê................................................................................................................................ 38
VI. Kết luận:......................................................................................................................................... 42

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 3


Quản lý hiệu thuốc 2012

Đề tài: Quản Lý hiệu thuốc


I. Chọn đề tài và nghiên cứu môn học:
1. Tổng Quan:

Công nghệ ngày một trở nên phát triển và trở thành một phần thiết yếu
của cuộc sống. Với việc phát triển công nghệ, con người đã tiết kiệm được
nhiều nguyên liệu và nhiên liệu, thời gian và công sức hơn trong việc sản
xuất, vận chuyển, lưu thông và quản lý hàng hoá. Chuyên môn hoá và tự
động hoá trong từng khâu làm tăng hiệu năng trong sản xuất. Việc quản lý
cũng ngày một tiện dụng hơn với sự hỗ trợ của công nghệ: máy tính, điện
thoại thông minh hỗ trợ GSM, CDMA... Một phần không thể không nhắc
đến là các phần mềm quản lý tiện ích chạy trên các thiết bị phần cứng trên.

Dựa trên yêu cầu ngày một cao hơn và sâu hơn của các cửa hàng,
chúng em xin làm đề tài cho môn kĩ thuật phần mềm là thiết kế một phần
mềm quản lý cửa hàng, mà cụ thể ở đây là cửa hàng thuốc.

_ Tên đơn vị áp dụng: Cửa hàng thuốc: Liên Mai Pharmacy.

_ Địa chỉ: 625 Hoàng Hoa Thám.

_Số điện thoại: 043 8346 387

2. Mục tiêu đề tài:

Với thực trạng hiện nay đó là công việc quản lý diễn ra trên giấy tờ,
nhưng khối lượng dữ liệu thì ngày một lớn, phần mềm “Quản lý hiệu thuốc”
ra đời nhằm mục đích giải quyết những vướng mắc trên, giúp cho công việc
quản lí trở nên đơn giản, hiệu quả va chính xác hơn bằng việc tự động hóa
quá trình quản lý các yếu tố liên quan như thuốc, hóa đơn, nhân viên….

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 4


Quản lý hiệu thuốc 2012

Mục tiêu của đề tài “Quản lý hiệu thuốc ” là:

 Nhanh chóng và hiệu quả: hầu hết các công việc đều diễn ra trên
máy tính, với các thao tác đơn giản. Mọi yêu cầu của khách hàng đều
sẽ thực hiện một cách nhanh chóng, không mất nhiều thời gian chờ
đợi như trước đây.
 Chính xác và đầy đủ: các yêu cầu của khách hàng được đáp ứng một
cách đầy đủ và chính xác, không có sự sai lệch như khi áp dụng việc
quản lý bằng giấy tờ một cách thủ công như trước kia. Độ chính xác
gần như 100%.
 Quản lý dễ dàng: Người làm công tác quản lí có thể tra cứu tất cả các
thông tin trong kho dữ liệu một cách nhanh chóng và kết quả trả về
hoàn toàn chính xác và hết sức nhanh chóng.
 Giảm tải: Là hệ quả của việc giải quyết các vấn đề trên, nhân viên
bán hàng sẽ không phải chịu nhiều công việc như trước nữa. Làm cho
năng suất công việc cải thiện đáng kể cũng như tăng cao hiệu quả
phục vụ.

II. Giới thiệu nhóm và phân chia công việc:


1. Giới thiệu nhóm và các thành viên trong nhóm:

Nhóm chúng em gồm các thành viên:

Nhóm trưởng:

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 5


Quản lý hiệu thuốc 2012

Nhóm tổ chức theo nguyên tấc phi tập trung có kiểm soát.

2. Phân chia công việc:


Khảo sát thị trường, phân tích chức năng, thiết kế cơ sở dữ liệu: Lê Đình
Đông, Hà Ngọc Sơn, Hà Nguyễn Thanh Hải.
Thiết kế giao diện: Đậu Đức Hùng, Nguyễn Ngọc Minh.
Lập báo cáo: tất cả các thành viên trong nhóm tập hợp lại.

Cụ thể công việc như sau:


Công việc Người phụ trách
1. Khảo sát thực tế
2. Phân tích yêu cầu, chức năng
3. Thiết kế cơ sở dữ liệu
4. Thiết kế giao diện
5. Lập báo cáo

III. Khảo sát và thu thập các yêu cầu:


1. Khảo sát ý kiến:

Phỏng vấn chủ cửa hàng: Dược sỹ Thu Thuỷ

Một số câu hỏi và trả lời phỏng vấn:

1_Hỏi: Yêu cầu đối với một phần mềm quản lý cần những chức
năng cơ bản gì?

Trả lời: Cần có những chức năng cơ bản như nhập và xuất loại
thuốc gì, tên ra sao, số lượng và giá cả, quản lý chung về thông tin
nhân viên trong cửa hàng.

2_ Hỏi: Vậy bác có cần chức năng đặc biệt nào không?

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 6


Quản lý hiệu thuốc 2012

Trả lời: Vì hiện nay mỗi hãng thuốc lại có một tên biệt dược (tên
thuốc) khác nhau nên việc tra cứu theo đơn gặp rất nhiều khó khăn.
Nếu chương trình có chức năng tìm kiếm thuốc theo tên hoặc theo
nhóm thuốc thì tốt.

2. Tổng quan về hệ thống hiện tại:


- Quản lí nhập thuốc từ nhà cung cấp vào kho:
 Hàng ngày các nhân viên kiểm tra các loại thuốc trong kho xem số lượng
ra sao, hạn sử dụng có còn không. Việc làm này diễn ra dựa trên việc
vào kho, kiểm tra từng loại thuốc đã được sắp xếp theo một thứ tự giữa
các loại thuốc và theo quy luật cái nào mới cho vào sâu để bán sau.
 Kiểm tra các hóa đơn nhập, tạo lập các hóa đơn nhập
 Cuối cùng mới là nhập thuốc và thanh toán tiền hàng với nhà cung cấp
- Quản lí xuất thuốc:
 Trước khi xuất thuốc, nhân viên bán hàng phải kiểm tra xem thuốc mà
khách hàng yêu cầu có còn trong kho hoặc trên cửa hàng không.
 Nếu thuốc vần còn đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng, nhân viên bán hàng
mới thành lập hóa đơn bán hàng và thanh toán với chủ cửa hàng.
- Lập báo cáo:
 Lập báo cáo thu chi trong khoảng thời gian mà chủ cửa hàng yêu cầu.
Công việc này diễn ra hàng ngày. Mà thường thì cuối mỗi ngày sẽ có
một báo cáo về tình hình xuất nhập hàng. Và hơn nữa, cuối tháng hoặc
quý lại có một thống kê về việc kinh doanh của cửa hàng.
 Đưa ra các thống kê về số lượng xuất nhập thuốc trong ngày, trong tháng,
trong quý, hoặc theo một khoảng thời gian mà chủ cửa hàng đưa ra.
 Thống kê lại thông tin của các nhân viên trong cửa hàng.
3. Một số vấn đề của hệ thống hiện tại:
Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 7
Quản lý hiệu thuốc 2012

 Tốc độ: khi muốn tra cứu 1 sản phẩm thuốc thì nhân viên cửa hàng phải đi
tìm lại trong các tủ thuốc, hoặc tra cứu 1 cách chậm chạp từ sổ sách. Nhiều
khi không thể tìm ra thông tin một cách nhanh chóng, gây mất thời gian cho
người mua hàng cũng như với các nhân viên bán hàng.
 Quá tải: khi thị trường yêu cầu càng lớn, số lượng thuốc trong cửa hàng
ngày một lớn, có khi cũng một tác dụng như nhau nhưng có tới vài ba thuốc.
Mà số lượng nhân viên của cửa hàng thì có hạn, không thể thay đổi theo số
lượng công việc được.
 Quản lí khó khăn: công việc kiểm soát các loại thuốc, quá trình nhập xuất
các loại sản phẩn không được dễ dàng cho lắm. Khi khối lượng dữ liệu ngày
càng nhiều, việc tìm kiếm và đưa ra các thông tin cần thiết trở nên khó khăn
và có khả năng sẽ bị sai sót do các công việc diễn ra thủ công, hay bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, ví dụ như do mất mát, do sai sót khi nhập
dữ liệu……
 Dễ gây sai sót: Hệ thống vận hành hoàn toàn thủ công nên tất cả các công
đoạn nhập thuốc, xuất thuốc đều được làm bằng tay, bằng sức người. Điều
này rất dễ gây ra sai sót. Nó sẽ làm khó khăn cho việc quản lí của chủ cửa
hàng, nhân viên cũng như làm tăng thời gian chờ đợi của khách hàng.
4. Xác định phạm vi hệ thống

Project thực hiện việc xây dựng một phần mềm quản lí cơ sở dữ liệu ở mức một
cửa hàng nhỏ, với số lượng thuốc không quá lớn, vào khoảng 10 vạn đầu thuốc.

Mục tiêu chính của phần mềm là giải quyết sự chậm trễ và sai sót trong việc phục
vụ và êu cầu của khách hàng hiện nay như nhập thuốc, xuất thuốc, lập và đưa ra
các báo cáo. Ngoài ra phần mềm còn đem lại sự tiện lợi và chính xác trong việc
thanh toán cũng như nhập xuất các loại thuốc.

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 8


Quản lý hiệu thuốc 2012

Việc mở rộng và phát triển thêm các chức năng và quy mô phần mềm là một mục
tiêu trong tương lai.

5. Xác định người dùng và các chức năng của mỗi người dùng:
- Người quản lí (hay còn gọi là chủ cửa hàng):
 Quản lí nhân sự: Quản lí tất cả các thông tin về các nhân viên trong cửa hàng,
ví dụ như tên tuổi, ngày sinh, mà nhân viên,…..
 Quản lí về việc xuất nhập hàng hóa: quản lí các thông tin về mã sản phẩm
nhập xuất, số lượng còn lại trong kho,……
 Quản lí các hóa đơn chứng từ: có quyền xem mọi lại hó đơn trong quá trình
quản lí. Ví dụ như thành lập 1 hóa đơn xuất, nhập nào đó……
- Nhân viên bán hàng:
 theo dõi việc nhạp các loại thuốc vào cửa hang,tra cứu và thành lập các hóa
đơn xuất nhập thuốc.
- Khách hàng:
 Đưa ra các yêu cầu về thuốc.
6. Các kịch bản sử dụng:

Quản lí nhập thuốc:


User:nhân viên cửa hàng, nhà cung cấp
Input: Các thông tin về thuốc muốn Output: nhập thuốc vào kho dữ liệu.
nhập
Mô tả:
+ Kiểm tra các thông tin về thuốc trong kho, về số lượng và hạn dùng.
+Nhập thông tin mới về thuốc vào cơ sở dữ liệu hoặc sửa lại thông tin trong đó.

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 9


Quản lý hiệu thuốc 2012

Quản lí xuất thuốc:


User: Nhân viên cửa hàng, khách hàng
Input: Yêu cầu của khách hàng về loại Output: bán thuốc cho khách hàng sau
thuốc và số lượng. khi đã kiểm tra kho.
Mô tả:
+ Nhận thông tin yêu cầu từ khách hàng, kiểm tra yêu cầu đó trong cơ sở dữa liệu.
+Nếu đạt yêu cầu của khách hàng, lập hóa đơn và xuất thuốc.

Lập hóa đơn nhập:


User: Nhân viên cửa hàng
Input: Thông tin chứng từ, mã thuốc, số Output: hóa đơn nhập thuốc
lượng.
Mô tả:
+lập hóa đơn nhập thuốc vào theo các thông số nhận được trên.

Lập hóa đơn xuất:


User: Nhân viên cửa hàng
Input: thông tin chứng từ, mã thuốc, số Output: Hóa đơn xuất thuốc
lượng.
Mô tả:
+Lập hóa đơn xuất thuốc theo các thông số nhận được như trên.

Quản lí nhân viên:


User: chủ cửa hàng
Input: các yêu cầu quản lí Output: thêm, sửa, xóa thông tin các

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 10


Quản lý hiệu thuốc 2012

nhân viên, hiển thị các báo cáo thống kê


về danh sách các nhân viên.
Mô tả:
+Xem thông tin vè nhân viên thông qua các báo cáo thống kê.
+thêm, sửa, xóa thông tin nhân viên.

Thống kê nhập xuất thuốc:


User: chủ cửa hàng
Input: ngày tháng yêu cầu xem báo cáo Output: báo cáo thống kê về số lượng
thuốc nhập vào và xuất ra trong khoảng
thời gian yêu cầu.
Mô tả:
+chủ cửa hàng đưa ra yêu cầu xem báo cáo trong khoảng thời gian nào đó.
+hệ thống sẽ tự động đưa ra các thống kê về các thuốc nhập vào và bán ra trong
khoảng thời gian đó.

Thống kê thu chi:


User: Chủ cửa hàng
Input: khoảng thời gian yêu cầu Output: báo cáo về tình hình kinh
doanh của cửa hàng.
Mô tả:
+chủ cửa hàng đưa ra ngày tháng yêu cầu xem báo cáo, cụ thể về khoảng thời gian
+hệ thống sẽ trả về thống kê về số lượng bán cũng như về doanh thu trong khoảng
thời gian trên.

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 11


Quản lý hiệu thuốc 2012

7. Các yêu cầu chức năng và phi chức năng:


 Yêu cầu chức năng:

Quản lí thông tin:

 Quản lí nhân viên: Quản lí các thông tin về mã nhân viên, họ tên, ngày
sinh…
 Quản lí thuốc: Quản lí thông tin cá thuốc bao gồm mã thuốc, tên thuốc, công
dụng, giá thành……
 Quản lí hóa đơn: có 2 loại hóa đơn là xuất và nhập, với thông tin cần thiết là
số chứng từ, ngày thành lập, số lượng thuốc……
 Cung cấp báo cáo theo ngày tháng: đưa ra các báo cáo thống kê dựa trên tiêu
chí là ngày tháng nhập vào.
 Yêu cầu phi chức năng:
 Giao diện đẹp, đơn giản, dễ thao tác trên các thành phần chương trình.
 Hệ thống chạy nhanh và ổn định
 Hệ thống chiếm ít tài nguyên của máy tính
IV. Phân tích hệ thống:
1. Giải pháp:
- Từ những vấn đề của hệ thống hiện tại đã nêu ở phần trên, mục tiêu
chính của phần mềm là làm sao để phục vụ khách hàng một cách
nhanh chóng và hiệu quả nhất, tránh việc khách hàng phải chờ đợi lâu,
hoặc bị sai sót nhầm lẫn trong quá trình làm việc với cửa hàng. Bên
cạnh đó, phần mềm còn giúp giảm tải gánh nặng công việc cho đội
ngũ nhân viên. Và tiếp nữa đó chính là việc tra cứu và thành lập các
hóa đơn, báo cáo một cách nhanh chóng.

- Giải pháp để thực hiện mục tiêu của chương trình là xây dựng chức
năng quản lí việc xuất, nhập thuốc một cách hoàn thiện và đầy đủ:

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 12


Quản lý hiệu thuốc 2012

o Việc hoàn thiện các chức năng trong quá trình quản lí xuất
thuốc, nhạp thuốc sẽ giúp cho việc quản lí của nhân viên cửa
hàng trở nên dễ dàng hơn, thuận tiện hơn. Nhân viên cửa hàng
có thể trả lời khách hàng một cách nhanh chóng mà hoàn toàn
chính xác.
o Bên cạnh đó, việc tra cứu cũng như thành lập các hóa đơn dễ
dàng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc nắm bắt tình hình cửa hàng
một cách nhanh nhạy và chính xác. Và công việc này có thể
thực hiện thường xuyên, bất cứ khi nào. Chính bởi vậy sẽ giúp
rất nhiều cho việc điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
- Với những chức năng trên,hầu hết các vấn đề của hệ thống sẽ được giải
quyết, thay vào đó là một số ưu điểm sau:
o Nhanh chóng và thuận tiện.
o Chính xác và đầy đủ.
o Quản lý dễ dàng.
o Giảm tải công việc.

2. Mô hình hóa:
A. Biểu đồ phân cấp chức năng:

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 13


Quản lý hiệu thuốc 2012

B. Sơ đồ luồng dữ liệu các mức (DFD):


a. DFD mức ngữ cảnh:

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 14


Quản lý hiệu thuốc 2012

b. DFD mức đỉnh:

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 15


Quản lý hiệu thuốc 2012

c. DFD dưới mức đỉnh:

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 16


Quản lý hiệu thuốc 2012

d. Quản lí nhập thuốc:

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 17


Quản lý hiệu thuốc 2012

e. Quản lí xuất thuốc:

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 18


Quản lý hiệu thuốc 2012

f. Quản lí nhân viên

g. Thống kê:

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 19


Quản lý hiệu thuốc 2012

C. Từ diển dữ liệu:
Cửa hàng trưởng: Là người chịu trách nhiệm cao nhất trong cửa hàng
thuốc, là người quản lí nhân sự (thông tin nhân viên, sử dụng hệ thống….),
hoạt động kinh doanh, kế hoạch thực hiện công việc ở hiệu thuốc, yêu cầu
và nhận các báo cáo, danh sách thống kê.
Nhân viên bán hàng: Là người chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra yêu
cầu khách hàng cũng như xuất thuốc ra, lập các hóa đơn chứng từ xuất.
Thủ kho: Người chịu trách nhiệm quản lí, thống kê các công việc về nhập
thuốc, kiểm tra và lập hóa đơn nhập với nhà cung cấp.
Chức năng quản lí nhập thuốc: Là chức năng giúp thủ kho dễ dàng theo
dõi, kiểm soát chật chẽ và chính xác việc nhập thuốc vào kho.
Chức năng quản lí xuất thuốc: Giúp nhân viên bán hàng dễ dàng tra cứu
các thông tin về thuốc trong kho dữ liệu, lập hóa đơn bán với khách hàng và
lưu các giao dịch đó vào trong cơ sở dữ liệu.

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 20


Quản lý hiệu thuốc 2012

Chức năng quản lí nhân viên: là chức năng cho phép cửa hàng trưởng
thêm mới, sửa chữa thông tin nhân viên trong cửa hàng của mình.
Chức năng thống kê: Là chức năng có nhiệm vụ nhận và đưa ra các báo
cáo thống kê về mọi mặt của cửa hàng. Ví dụ như về số lượng nhập xuất
thuốc, về thu chi của cửa hàng, hay đơn giản là đưa ra danh sách các nhân
viên trong cửa hàng.
Kho thông tin thuốc: Là nơi chứa toàn bộ thông tin về các loại thuốc đã
nhập vào kho như mã thuốc, tên thuốc, chức năng, giá thành, hạn sử dụng…..
Kho thông tin hóa đơn: Là kho thông tin chứa tất cả các thông tin về các
loại giao dịch của cửa hàng như nhập hay xuất thuốc.

D. Sơ đồ thực thể liên kết:

Các thực thể và thuộc tính:


- Thuốc: mã thuốc, mã nhóm để phân loại, tên thuốc, công dụng, thành
phần, đơn vị tính, xuất xứ, giá bán, số lượng.
- Nhóm thuốc: Mã nhóm thuốc, tên nhóm thuốc.
- Nhân viên: Mã nhân viên, họ tên, chức vụ, giới tính, tuổi, địa chỉ,
email, số điện thoại liên hệ, tên đăng nhập vào hệ thống, mật khẩu.
- Hóa đơn nhập: số chứng từ nhập, mã nhân viên bán hàng, ngày giờ
nhập, tên nhà cung cấp, tổng tiền nhập.

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 21


Quản lý hiệu thuốc 2012

- Hóa đơn xuất: Số chứng từ xuất, mã nhân viên, ngày giờ xuất, tổng
tiền bán.
- Chi tiết hóa đơn nhập: Số chứng từ nhập, mã thuốc, đơn giá vốn, số
lượng nhập.
- Chi tiết hóa đơn xuất: Số chứng từ xuất, mã thuốc, đơn giá bán, số
lượng xuất.

V. Thiết kế giao diện chương trình:

Để thuận tiện cho việc vận hành và vào ra dữ liệu, nhóm lựa chọn
giao diện dạng form. Các thông tin cung cấp cho phần mềm được nhân
viên quản lý nhập vào qua bàn phím và chuột. Các thông tin mà chương
trình xuất ra được thể hiện trên màn hình.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH


*Đầu tiên, chương trình khởi động yêu cầu đăng nhập vào hệ thống, nhập tên đăng
nhập và mật khẩu (Mỗi nhân viên có một tài khoản riêng, tên đăng nhập và mật
khẩu mặc định ban đầu là mã nhân viên)
* Nhập tài khoản mẫu: Tên đăng nhập: admin
Mật khẩu: 12345
để vào chương trình

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 22


Quản lý hiệu thuốc 2012

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 23


Quản lý hiệu thuốc 2012

Đây là giao diện chính của chương trình:


 Chương trình gồm 6 Menu thực hiện chức năng;
4 menu chính là:
* Quản lý nhập thuốc
* Quản lý xuất thuốc
* Quản lý nhân viên
* Kiểm kê

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 24


Quản lý hiệu thuốc 2012

HƯỚNG DẪN CÁC CHỨC NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Phần I: Quản lý nhập thuốc:


Đây là chức năng liên quan đến việc nhập thuốc, lập hóa đơn nhập của cửa hàng;
dành cho nhân viên kho cập nhật thuốc, có thể dùng để tra cứu thuốc...
Quá trình thực hiện:
Khi nhận được phiếu nhập hàng (là hóa đơn nhập thuốc của cửa hàng) gồm
có:
+ Thông tin đầu hóa đơn nhập: Số chứng từ nhập, Ngày giờ nhập, Tổng tiền
nhập và Tên nhà cung cấp (giả sử một hóa đơn chỉ nhập của một nhà cung
cấp)
+ Danh sách các thuốc nhập về gồm có: Tên thuốc, Công dụng, Thành phần,
Xuất xứ, Đơn vị tính, Giá vốn, Số lượng nhập.
1. Nhập thuốc vào kho: Nhân viên sẽ nhập các loại thuốc trong phiếu vào kho
+ Vào Quản lý nhập thuốc => Cập nhật thuốc vào kho

+ Trước tiên, nhâp viên cần tìm kiếm thuốc theo các thông tin trong phiếu nhập
hàng

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 25


Quản lý hiệu thuốc 2012

Chọn tiêu chí tìm kiếm (có thể tìm kiếm theo tên thuốc, theo mã nhóm, công dụng,
thành phần, xuất xứ, giá bán), nhập chuỗi tìm kiếm rồi nhấn Tìm kiếm hoặc phím
Enter
+ Căn cứ vào kết quả tìm kiếm, nhân viên sẽ chọn chức năng tương ứng là Thêm
mới, Sửa hay Xóa
+ Nếu không có kết quả tìm kiếm thì chọn chức năng Thêm mới: Căn cứ vào loại
thuốc, đơn giá vốn nhân viên sẽ cấp mã thuốc, mã nhóm, giá bán cũng như nhập
các thông tin cần thiết cho thuốc mới

+ Mã thuốc của thuốc mới phải không được trùng với mã thuốc đã tồn tại, nhóm
thuốc phải nằm trong danh sách các nhóm thuốc, ngoài ra một số thông tin như số
lượng, giá bán không được để trống, tất cả các điều kiện trên đều được chương
trình kiểm tra trước khi lưu.

Nhấn Lưu để hoàn tất thêm thuốc, nhấn Nhập lại nếu nhập sai thông tin, hoặc có
thể chọn Thoát nếu không muốn thêm thuốc. Nhấn Load để cập nhật lại dữ liệu

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 26


Quản lý hiệu thuốc 2012

+ Nếu kết quả tìm kiếm là đã có thuốc trong kho thì chọn chức năng Sửa: Nhân
viên nhập vào các thông tin cần thay đổi (như giá bán, số lượng..). Nhấn Lưu để
lưu thay đổi.

+ Ngoài ra nhân viên có thể chọn chức năng Xóa nếu muốn xóa thuốc nào đó.

+ Bảng bên phải là danh sách các thuốc trong kho, các kết quả sau khi thêm, sửa
xóa được cập nhật giúp nhân viêm kiểm tra được quá trình cập nhật.

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 27


Quản lý hiệu thuốc 2012

2. Lập hóa đơn nhập:


Sau khi cập nhật thuốc vào kho xong, nhân viên nhập sẽ tạo hóa đơn nhập và
chi tiết hóa đơn nhập để lưu lại báo cáo sau này phục vụ thống kê:
+ Vào mục Quản lý nhập thuốc => Kiểm tra và lập hóa đơn nhập
+ Đầu tiên cần tạo hóa đơn nhập: chọn chức năng Thêm và nhập vào các
thông tin: Số chứng từ nhập, Ngày giờ nhập, Tên nhà cung cấp, Tổng tiền nhập
như trong phiếu nhập thuốc, mã nhân viên là mã của mình
+ Nhấn Lưu để hoàn tất tạo hóa đơn
+ Nhân viên cũng có thể chọn chức năng Sửa và Xóa hóa đơn
+ Chức năng Hủy bỏ nhằm hủy bỏ thao thác Thêm, Sửa, Xóa

3. Nhập thuốc vào hóa đơn: Sau khi tạo hóa đơn nhập, nhân viên cần nhập
thông tin chi tiết của hóa đơn vừa tạo này gồm có: Mã thuốc, đơn giá vốn, số
lượng nhập

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 28


Quản lý hiệu thuốc 2012

+ Lưu ý: Vì danh sách các thuốc nhập đã cập nhật vào kho nên nhân viên chỉ
cần nhập Mã thuốc, đơn giá vốn, số lượng nhập mà không cần nhập tất cả các
thông tin về thuốc như trong phiếu nhập hàng
+ Trước tiên nhân viên chọn chức năng Tìm kiếm thuốc; tìm thuốc trong
phiếu nhập; lấy mã số của thuốc này để nhập vào hóa đơn
+ Các thông tin khác là đơn giá vốn, số lượng nhập thì nhập như trong phiếu
mua hàng

+Nhấn Lưu để thêm thuốc này vào hóa đơn;


+ Kết quả sẽ được cập nhật trong bàng bên cạnh

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 29


Quản lý hiệu thuốc 2012

Phần II: Quản lý xuất thuốc


* Chức năng này dành cho nhân viên bán hàng

Quá trình thực hiện:

Khi nhận được hóa đơn mua thuốc từ khách hàng (hóa đơn mua thuốc là một
danh sách các thuốc gồm tên thuốc và số lượng cụ thể của mỗi loại thuốc)
1. Kiểm tra yêu cầu khách hàng:
Nhân viên bán hàng sẽ vào mục Quản lý xuất thuốc =>Kiểm tra yêu cầu

+ Sau đó nhân viên sẽ lần lượt tìm kiếm thuốc trong đơn mua thuốc

(Giả sử như tất cả các thuốc trong đơn đều còn và đủ số lượng, trường hợp không
còn thuốc hay thuốc không đủ số lượng thì cần phương án tìm thuốc thay thế -
Chương trình không có chức năng tìm kiếm thuốc thay thế, đây sẽ là hướng phát
triển thêm của chương trình này)

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 30


Quản lý hiệu thuốc 2012

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 31


Quản lý hiệu thuốc 2012

2. Tạo hóa đơn xuất thuốc:

+ Nhấn Thêm trong khung Lập hóa đơn xuất để tạo hóa đơn xuất

+ Sau đó, nhân viên sẽ lập thông tin ban đầu của hóa đơn bán (cấp số chứng từ
xuất, mã nhân viên...)

+ Nhấn Lưu để hoàn tất tạo hóa đơn xuất thuốc, sẽ có thông báo thành công.

Ngoài ra nhân viên có thể Sửa, Xóa các hóa đơn xuất, mỗi lần thay đổi cần nhấn
Lưu để lưu kết quả

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 32


Quản lý hiệu thuốc 2012

3. Thêm thuốc vào hóa đơn xuất:

+ Tại phần bên cạnh, nhân viên sẽ đưa vào hóa đơn vừa tạo danh sách các
thuốc cụ thể trong hóa đơn mua thuốc.
+ Nhập các thông tin cần thiết về mã thuốc, giá bán và số lượng xuất, mỗi
lần thêm thuốc, cần nhấn Lưu để lưu kết quả

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 33


Quản lý hiệu thuốc 2012

4. Xem và in ấn hóa đơn:


Sau khi nhập thông tin chi tiết xong, nhân viên vào mục Quản lý xuất
thuốc => Xem và In hóa đơn xuất

+Tại đây chọn Số chứng từ xuất vừa cấp của hóa đơn trong ô Số chứng từ xuất để
hiển thị thông tin chi tiết về hóa đơn xuất

+Nhấn nút Xem chi tiết để xem hóa đơn. Thông tin hóa đơn sẽ được hiển thị chi
tiết, phục vụ cho in ấn, cũng như một số thông tin cần thiết cho khách hàng biết
(tên thuốc, công dụng, số lượng, giá bán...)

+Nhấn nút Reset để bắt đầu xem lại một hóa đơn khác

Nhấn In hóa đơn để in ra hóa đơn xuất cho khách hàng - Đây là chức năng phát
triển thêm của chương trình. Hóa đơn được in ra, khách hàng cầm hóa đơn đến
quầy thu ngân để thanh toán và lấy thuốc.

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 34


Quản lý hiệu thuốc 2012

Phần III: Quản lý nhân viên:


Đây là chức năng chỉ dành riêng cho người chủ cửa hàng, hay người quản lý nhân
sự

Quá trình thực hiện:

1. Cập nhật nhân viên:

Chọn Quản lý nhân viên => Cập nhật nhân viên:

Gồm các chức năng Thêm mới nhân viên, sửa thông tin nhân viên hoặc xóa nhân
viên

Để thêm mới một nhân viên, chọn Thêm mới, tại Form mới hiện ra, nhập các
thông tin của nhân viên rồi nhấn Lưu để thêm mới, nhấn Nhập lại để nhập lại toàn
bộ thông tin, nhấn Thoát để hủy bỏ quá trình thêm nhân viên

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 35


Quản lý hiệu thuốc 2012

Tương tự, để sửa thông tin hay xóa nhân viên, chọn các chức năng Sửa, Xóa để
sửa thông tin hoặc xóa nhân viên

+ Mỗi cập nhật đều có các thông báo yêu cầu xác minh các hành động của người
nhập, phòng trường hợp người nhập thao tác nhầm

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 36


Quản lý hiệu thuốc 2012

2. Xem danh sách nhân viên:

Vào Quản lý nhân viên => Xem danh sách nhân viên để xem thông tin
nhân viên một cách đầy đủ
+ Với cửa hàng quy mô lớn, nhiều nhân viên, có thể chọn chức năng Tìm
kiếm để tìm nhân viên một cách nhanh chóng
+ Thông tin cụ thể của mỗi nhân viên được hiển thị ở các ô bên cạnh khi
chọn một nhân viên nào đó.

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 37


Quản lý hiệu thuốc 2012

Phần VI: Kiểm kê


Đây là chức năng giúp người quản lý cũng như nhân viên có thể thống kê danh
sách xuất nhập thuốc, hóa đơn; báo cáo doanh thu, số lượng nhập xuất

Quá trình thực hiện:

1. Xem danh sách thuốc:

Vào Kiểm kê => Danh sách thuốc:


Gồm các chức năng:
+ Xem toàn bộ các loại thuốc, toàn bộ nhóm thuốc trong kho
+ Xem danh sách thuốc theo nhóm thuốc cụ thể

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 38


Quản lý hiệu thuốc 2012

2. Xem danh sách hóa đơn nhập:

Vào Kiểm kê => Danh sách hóa đơn => Hóa đơn nhập:
Tại đây có thể xem toàn bộ các hóa đơn nhập đã tạo, cũng như xem chi tiết
từng hóa đơn nhập, giúp nhân viên cũng như quản lý có thể thống kê các số
liệu, phục vụ cho báo cáo.

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 39


Quản lý hiệu thuốc 2012

3. Xem danh sách hóa xuất

Vào Kiểm kê => Danh sách hóa đơn => Hóa đơn xuất:
Tại đây có thể xem toàn bộ các hóa đơn xuất đã tạo, cũng như xem chi tiết
từng hóa đơn xuất

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 40


Quản lý hiệu thuốc 2012

4. Báo cáo doanh thu:

Vào Kiểm kê => Báo cáo doanh thu:


+ Chọn khoảng thời gian cần xem báo cáo trong hai ô Từ ngày, Đến ngày
+ Nhấn Xem báo cáo để xem các thông số báo cáo gồm: Số hóa đơn
nhập/xuất và tổng giá trị nhập/xuất trong thời gian trên

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 41


Quản lý hiệu thuốc 2012

5. Báo cáo số lượng nhập xuất:

Vào Kiểm kê => Báo cáo số lượng nhập xuất:


+ Chọn khoảng thời gian cần xem báo cáo trong hai ô Từ ngày, Đến ngày
+ Nhấn Xem báo cáo để xem các thông số báo cáo gồm: Số lần nhập/xuất
và tổng số loại thuốc nhập vào/bán ra trong thời gian trên

VI. Kết luận:


Phần mềm đã đưa ra được những yêu cầu cơ bản của một phần mềm quản lý
bán hàng: nhập thuốc, xuất thuốc, quản lý thuốc trong kho, tìm kiếm các loại
thuốc theo yêu cầu; nhập, xuất và quản lý nhân viên; quản lý doanh thu hàng
tháng, hàng quý… Nhóm TSTP xây dựng một phần mềm dành cho tất cả các
cấp nhân viên: từ nhân viên bán hàng, nhập hàng tới nhân viên cấp cao như
quản lý, giám đốc nhân sự. Giao diện thân thiện, font chữ tiếng việt, cộng

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 42


Quản lý hiệu thuốc 2012

với phần hướng dẫn sử dụng chi tiết từng tính năng của chương trình, đảm
bảo người sử dụng sẽ cảm thấy thuận tiện và đơn giản khi sử dụng phần
mềm “Quản lý hiệu thuốc”.

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 43


Quản lý hiệu thuốc 2012

Phần III: Quản lý nhân viên:


Đây là chức năng chỉ dành riêng cho người chủ cửa hàng, hay người quản lý nhân sự

Quá trình thực hiện:

3. Cập nhật nhân viên:

Chọn Quản lý nhân viên => Cập nhật nhân viên:

Gồm các chức năng Thêm mới nhân viên, sửa thông tin nhân viên hoặc xóa nhân viên

Để thêm mới một nhân viên, chọn Thêm mới, tại Form mới hiện ra, nhập các thông tin của nhân
viên rồi nhấn Lưu để thêm mới, nhấn Nhập lại để nhập lại toàn bộ thông tin, nhấn Thoát để hủy
bỏ quá trình thêm nhân viên

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 44


Quản lý hiệu thuốc 2012
Tương tự, để sửa thông tin hay xóa nhân viên, Chọn các chức năng Sửa, Xóa để sửa thông tin
hoặc xóa nhân viên

+ Mỗi cập nhật đều có các thông báo yêu cầu xác minh các hành động của người nhập, phòng
trường hợp người nhập thao tác nhầm

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 45


Quản lý hiệu thuốc 2012
4. Xem danh sách nhân viên:

Vào Quản lý nhân viên => Xem danh sách nhân viên để xem thông tin nhân viên một
cách đầy đủ
+ Với cửa hàng quy mô lớn, nhiều nhân viên, có thể chọn chức năng Tìm kiếm để tìm
nhân viên một cách nhanh chóng
+ Thông tin cụ thể của mỗi nhân viên được hiển thị ở các ô bên cạnh khi chọn một nhân
viên nào đó.

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 46


Quản lý hiệu thuốc 2012

Phần VI: Kiểm kê


Đây là chức năng giúp người quản lý cũng như nhân viên có thể thống kê danh sách xuất nhập
thuốc, hóa đơn; báo cáo doanh thu, số lượng nhập xuất

Quá trình thực hiện:

6. Xem danh sách thuốc:

Vào Kiểm kê => Danh sách thuốc:


Gồm các chức năng:
+ Xem toàn bộ các loại thuốc, toàn bộ nhóm thuốc trong kho
+ Xem danh sách thuốc theo nhóm thuốc cụ thể

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 47


Quản lý hiệu thuốc 2012
7. Xem danh sách hóa đơn nhập:

Vào Kiểm kê => Danh sách hóa đơn => Hóa đơn nhập:
Tại đây có thể xem toàn bộ các hóa đơn nhập đã tạo, cũng như xem chi tiết từng hóa đơn
nhập, giúp nhân viên cũng như quản lý có thể thống kê các số liệu, phục vụ cho báo cáo.

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 48


Quản lý hiệu thuốc 2012
8. Xem danh sách hóa xuất

Vào Kiểm kê => Danh sách hóa đơn => Hóa đơn xuất:
Tại đây có thể xem toàn bộ các hóa đơn xuất đã tạo, cũng như xem chi tiết từng hóa đơn
xuất

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 49


Quản lý hiệu thuốc 2012
9. Báo cáo doanh thu:

Vào Kiểm kê => Báo cáo doanh thu:


+ Chọn khoảng thời gian cần xem báo cáo trong hai ô Từ ngày, Đến ngày
+ Nhấn Xem báo cáo để xem các thông số báo cáo gồm: Số hóa đơn nhập/xuất và tổng
giá trị nhập/xuất trong thời gian trên

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 50


Quản lý hiệu thuốc 2012
10. Báo cáo số lượng nhập xuất:

Vào Kiểm kê => Báo cáo số lượng nhập xuất:


+ Chọn khoảng thời gian cần xem báo cáo trong hai ô Từ ngày, Đến ngày
+ Nhấn Xem báo cáo để xem các thông số báo cáo gồm: Số lần nhập/xuất và tổng số loại
thuốc nhập vào/bán ra trong thời gian trên

Bộ môn: Kỹ thuật phần mềm ứng dụngPage 51

You might also like