You are on page 1of 4

Sơ đồ tổ chức phòng Marketing:

Vai trò:
Hoạt động của phòng marketing trong doanh nghiệp rất quan trọng trong việc góp phần giúp gia tăng
doanh thu và thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển mạnh mẽ. Theo đó thì phòng marketing trong
doanh nghiệp thường có một số vai trò chính như:

1. Xác định, quản lý và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp
Điều này liên quan đến việc xác định doanh nghiệp là ai, đại diện cho điều gì, và các hành động như
thế nào. Việc này giúp xác định trải nghiệm mà doanh nghiệp muốn mang đến cho khách hàng và
đối tác khi họ tương tác với doanh nghiệp.

2. Thực hiện quản lý và triển khai các chiến dịch Marketing


Bộ phận Marketing sẽ chủ động xác định các sản phẩm và dịch vụ cần tập trung vào trong suốt chu
kỳ bán hàng của doanh nghiệp, sau đó sáng tạo và sản xuất các tài liệu và thông tin về doanh nghiệp
để quảng bá rộng rãi.

3. Chuẩn bị Content và các tài liệu quảng cáo


Bộ phận Marketing nên tạo các tài liệu mô tả và quảng bá các sản phẩm hoặc dịch vụ cốt lõi của
bạn. Chúng phải được cập nhật khi các sản phẩm và dịch vụ đó phát triển.

4. Tạo nội dung cung cấp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho trang web của bạn
Trang web của bạn thường là nơi đầu tiên (và có thể là duy nhất) khách hàng tiếp cận khi tìm kiếm
thông tin về doanh nghiệp. Bộ phận Marketing sẽ chịu trách nhiệm cập nhật nội dung Web, tối ưu
hóa website để đảm bảo website của doanh nghiệp có thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm để
người dùng dễ dàng nhìn thấy doanh nghiệp của bạn.

5. Giám sát và quản lý phương tiện truyền thông xã hội


Bộ phận Marketing sẽ quản lý và duy trì các trang truyền thông xã hội của doanh nghiệp. Họ cũng sẽ
quản lý các tài khoản và theo dõi cẩn thận những gì được nói về doanh nghiệp trên Internet.

6. Chuẩn bị các thông điệp truyền thông nội bộ


Nhân viên của doanh nghiệp cần hiểu rõ các giá trị, mục tiêu và các ưu tiên doanh nghiệp đang
hướng tới . Marketing thường chịu trách nhiệm truyền thông nội bộ trong công ty thông qua các bản
tin hoặc mạng nội bộ trong doanh nghiệp.

Khi công ty của bạn có chiến dịch xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, thì bộ phận
Marketing sẽ có nhiệm vụ phát ngôn hoặc cố vấn cho giám đốc điều hành cách trả lời mang các
thông điệp mà công ty đang hướng đến.

7. Thực hiện nghiên cứu khách hàng và thị trường


Nghiên cứu giúp bạn xác định thị trường mục tiêu và cơ hội, đồng thời giúp bạn hiểu cách nhìn nhận
về sản phẩm và dịch vụ của mình.

8. Lựa chọn, cung cấp thông tin và giám sát tiến độc của Agency bên ngoài
Marketing thường chịu trách nhiệm lựa chọn và quản lý các agency bên ngoài, khi thực hiện các
chiến dịch truyền thông lớn mà bộ phận Marketing nội bộ không thực hiện được. Cung cấp hỗ trợ
các tài liệu thông tin cần thiết của doanh nghiệp cho đơn vị Agency . 

9. Giúp gia tăng doanh thu:


Mục tiêu chính của các hoạt động marketing đó là phải tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp bằng cách đưa ra
những chiến lược quảng cáo, bán hàng với phạm vi rộng lớn để giúp nhiều người biết đến sản phẩm của
doanh nghiệp hơn.

10. Xây dựng và duy trì mối quan hệ thân thiết giữa doanh nghiệp và khách hàng:
Đây là một trong những chiến lược mà phòng marketing thường áp dụng để giúp khách hàng luôn nhớ đến
sản phẩm của doanh nghiệp. Mục đích của nó là khiến người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng sản phẩm của
doanh nghiệp lâu dài, bền vững.

11. Tạo điều kiện tương tác và tìm kiếm khách hàng tiềm năng:
Nhờ có sự phát triển của công nghệ thông tin mà ngày nay, phòng marketing đã dễ dàng tương tác hơn với
nhiều đối tượng khách hàng để quảng bá, bán sản phẩm cho doanh nghiệp. Ngoài ra, phòng phòng
marketing cũng có thể gửi các thông tin về sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng một cách nhanh nhất, tiếp cận
đến với các khách hàng tiềm năng nhiều hơn.

12. Marketing giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng


Thực hiện nghiên cứu thị trường bằng các hình thức khác nhau để xác định nhu cầu khách hàng, từ đó làm căn cứ cho
các các hoạt động marketing khác như phát triển sản phẩm, định giá, khuếch trương sản phẩm, xây dựng thương
hiệu, và phân phối. Để thu thập thông tin thị trường, doanh nghiệp có thể tiến hành thu thập thông tin thường xuyên
thông qua đội ngũ bán hàng hoặc điểm bán, cũng như tiến hành các nghiên cứu chính thống để thu thập thông tin thị
trường. Các công nghệ mới như mạng xã hội, AI, Big Data giúp thu thập thông tin quy mô lớn với hàng triệu khách
hàng một cách thuận lợi hơn.

13. Marketing giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu


Hoạt đông xây dựng thương hiệu làm một hoạt động vô cùng quan trọng của doanh nghiệp. Thương hiệu giúp doanh
nghiệp có thể bán được sản phẩm, dịch vụ với giá cao hơn với lòng tin lớn hơn của khách hàng. Những thương hiệu
lớn như Apple, Cocacola có giá trị đến hàng trăm tỉ đô la. Marketing giúp doanh nghiệp lên ý tưởng lõi thương hiệu,
xác định tính cách thương hiệu, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cũng như thực hiện các hoạt động truyền thông
để đưa thông tin về thương hiệu đến khách hàng.

14. Marketing giúp truyền tải thông tin về thương hiệu, sản phẩm đến khách hàng
Hoạt động truyền thông là những hoạt động chiếm tỉ trọng rất lớn trong marketing, bao gồm các hoạt động quảng
cáo (ngoài trời, báo chí, trong nhà, cũng như các công cụ quảng cáo online như Google Ads, Facebook Ads,…; các hoạt
động PR, các hoạt động khuến mại để kích thích doanh thu hay những hoạt động tối ưu hóa website (SEO) để xuất
hiện trang web của công ty trên trang nhất của Google Search… Với sự phát triển của công nghệ, hoạt động truyền
thông của marketing ngày càng phong phú và đa dạng, phá vỡ những rào cản truyền thống như ranh giới địa lý, quốc
gia.

15. Marketing giúp tăng doanh thu


Một điều kiện tiên quyết trong marketing đó chính là việc phải tạo ra giá trị lợi nhuận cho cá nhân, doanh nghiệp.
Marketing không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn mở rộng phạm vi tiếp cận, giúp nhiều người biết đến
sản phẩm của doanh nghiệp hơn. Từ đó góp phần gia tăng cơ hội đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng
nhiều hơn. Một chiến lược marketing tốt sẽ giúp gia tăng doanh thu và đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

Marketing giúp doanh nghiệp tăng doanh thu hiệu quả.

16. Xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng
Các chiến lược marketing góp phần gia tăng sự hiện hữu của doanh nghiệp trong trí nhớ của khách hàng, giúp họ hiểu
một cách rõ nét và chính xác nhất về các thông tin cũng như sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. 

Phân tích theo xu hướng trong tính cách của con người, bạn càng hiểu rõ về đối tượng bao nhiêu thì sẽ càng đề cao sự
tin tưởng bấy nhiêu. Và khi khách hàng đã đặt sự tin cậy vào thương hiệu của bạn thì họ sẽ dễ dàng lựa chọn sử dụng
các sản phẩm, dịch vụ của bạn hơn. Với marketing, hình ảnh của doanh nghiệp sẽ phổ biến hơn trong lòng khách
hàng, góp phần xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài. Các công cụ như  CRM giúp doanh nghiệp quản lý và khai
thác thông tin khách hàng tốt hơn, thậm chí cung cấp thông tin đến khách hàng tốt hơn và qua đó xây dựng quan hệ
dài hạn tốt hơn với khách hàng.

Marketing góp phần gia tăng sự hiện hữu của doanh nghiệp trong trí nhớ của khách hàng

17. Marketing giúp phát triển doanh nghiệp


Dưới sự phát triển và cạnh tranh gay gắt, khốc liệt của thị trường, marketing giống như cái cột “chống đỡ” cho cả
doanh nghiệp. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định sự phát triển của doanh nghiệp đó. Chẳng một
doanh nghiệp nào có thể tồn tại lâu dài trên thị trường nếu như không có một chiến lược marketing hiệu quả. Đặc
biệt, marketing còn giúp cân bằng lợi thế cạnh tranh giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ với doanh nghiệp lớn. 

Chiến lược Marketing hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ

18. Tạo điều kiện tương tác và tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Marketing cùng với sự phát triển của công nghệ và trang mạng xã hội giúp doanh nghiệp tương tác dễ dàng hơn cùng
với các đối tượng khách hàng. Đặc biệt, sự tương tác này cũng cho thấy tầm ảnh hưởng và giá trị tên tuổi của doanh
nghiệp, đồng thời đánh giá chiến lược marketing ấy có đang hiệu quả hay không. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể gửi
các thông tin về sản phẩm, dịch vụ cho khách Marketing cùng với sự phát triển của công nghệ và trang mạng xã hội
giúp doanh nghiệp tương hàng một cách nhanh nhất, tiếp cận nhiều hơn đến với các khách hàng tiềm năng. 
Marketing tạo điều kiện tương tác chặt chẽ với khách hàng

Về mặt chức năng, ngày nay chức năng marketing đã trở thành một trong những chức năng quan trọng nhất của hầu
như mọi doanh nghiệp. Tùy theo quy mô và nhu cầu đẩy mạnh các hoạt động marketing của doanh nghiệp mà doanh
nghiệp có thể có 1 phòng marketing hoặc tách thành một số phòng ban chức năng như marketing, chăm sóc khách
hàng… Làm tốt công tác marketing sẽ mang lại cho doanh nghiệp lợi thế to lớn so với đối thủ cạnh tranh của mình.

 Qua đây thì các bạn đã phần nào hiểu được vai trò của phòng marketing đối với sự phát triển
doanh nghiệp là điều mà không bộ phận nào có thể đảm nhiệm và thay thế được. Vậy nên nếu như
doanh nghiệp của bạn sở hữu một đội ngũ marketing giỏi thì sẽ là một nguồn tài nguyên lớn lao
giúp cho doanh nghiệp ngày một phát triển vững mạnh hơn và có địa thế cao trên thường trường .

You might also like