You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

TRIẾT HỌC
BÀI TIỂU LUẬN KHÔNG THUYẾT TRÌNH
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:
PHÂN TÍCH CƠ SỞ LÝ LUẬN, YÊU CẦU
PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NGUYÊN TẮC KHÁCH QUAN
CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC NÀY VÀO CÔNG CUỘC
ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

GVHD: TS. Bùi Xuân Thanh


Mã LHP: 20C1PHI61000419
Lớp: AD3, CH K30-2
Học viên: Nguyễn Thị Huỳnh Cúc
MSHV: 202107019

THÁNG 7/2021
MỤC LỤC

I. Mở đầu ................................................................................................................... 3

II. Kiến thức lý luận và vận dụng thực tiễn liên hệ của nguyên tắc khách quan ........... 4

1. Phần kiến thức lý luận ................................................................................... 4

1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................. 4

1.2. Yêu cầu phương pháp luận ............................................................ 4

2. Vận dụng nguyên tắc này vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay ...... 5

III. Kết luận ............................................................................................................... 7

2
I. Mở đầu

Thế giới luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng. Trong mỗi thời đại, mỗi
hoàn cảnh yêu cầu phải có một cách thức thích nghi phù hợp. Nếu không chịu tác động
biến đổi thì cách sống ấy sẽ không tồn tại được và tất yếu sẽ bị loại ra khỏi cộng đồng.
Tuy nhiên phải thích nghi như thế nào để phù hợp với bối cảnh. Điều đó được xem xét
trong mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Mác- Lênin cho rằng vật chất là cái
có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức. Thể hiện quan điểm đó trong
đời sống xã hội có nghĩa là tồn tại xã hội có trước, ý thức xã hội có sau, tồn tại xã hội
quyết định ý thức xã hội. Vì vậy ý thức phản ánh trở lại thế giới vật chất. Đây không
phải sự phản ánh đơn giản thu động mà là chủ động sáng tạo nhằm cái tạo thế giới khách
quan một cách sâu sắc.

Từ nguyên lý đó rút ra hai bài học là trong thực tiễn phải luôn luôn xuất phát từ
thực tế khách quan, đồng thời phải luôn luôn phát huy tính năng động chủ quan. Xuất phát
từ thực tế khách quan, tức là chúng ta phải phản ánh sự vật đúng như nó vốn có, không
thêm, không bớt, không bóp méo theo ý kiến chủ quan của mình, điều đó có nghĩa là phải
phản ánh sự việc một cách đầy đủ và trung thực. Phát huy tính năng động chủ quan là
phát huy tính chủ động sáng tạo của con người, phục vụ và cải tạo thế giới khách quan.

Nguyên tắc khách quan xuất phát từ quan điểm duy vật triệt để của triết học Mác
- Lê-nin về thế giới. Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn. Nguyên tắc khách quan yêu cầu con người trong nhận thức và hoạt động
thực tiễn cần phản ánh trung thực sự vật với tất cả những bản chất vốn có của nó, tôn
trọng những quy luật khách quan của hiện thực. Nguyên tắc khách quan cũng đòi hỏi
con người không được lấy ý chí áp đặt cho thực tế; không được lấy ý muốn chủ quan,
nguyện vọng, tình cảm cá nhân bất chấp điều kiện thực tế làm xuất phát điểm cho chiến
lược và sách lược cách mạng; không rơi vào chủ quan duy ý chí. Nếu thực hiện không
đúng hoặc đi ngược lại những yêu cầu này, sẽ rơi vào sai lầm khác nhau, mà điển hình
là chủ nghĩa chủ quan duy ý chí trong nhận thức và hành động, gây ra những hậu quả to
lớn cho dù hoạt động ở bất cứ lĩnh vực nào.
II. Kiến thức lý luận và vận dụng thực tiễn liên hệ của nguyên tắc khách quan

1. Phần kiến thức lý luận

Nguyên tắc khách quan khẳng định rằng thế giới về bản chất là vật chất, vật chất tồn
tại khách quan có trước và quyết định ý thức còn ý nghĩa là cái có sau là sự phản ánh vật
chất, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Trong hoạt động thực tiễn nhân tố vật
chất là cơ sở quy định các nhân tố tinh thần chỉ có thể phát huy tác dụng nếu nó bảo đảm sự
thống nhất gắn bó với các nhân tố vật chất. Do vậy chủ nghĩa yêu cầu phải xuất phát từ thực
tế khách quan, phải phản ánh đúng thế giới khách quan không thêm bớt.

1.1. Cơ sở lý luận

Vật chất là cái có trước so với ý thức, tư duy. Vật chất tồn tại vĩnh viễn, và ở một
giai đoạn phát triển nhất định của mình nó mới sản sinh ra ý thức, tư duy. Do ý thức, tư
duy phản ánh thế giới vật chất, nên trong quá trình nhận thức đối tượng chúng ta không
được xuất phát từ ý thức, từ tư duy, từ ý kiến chủ quan của chúng ta về đối tượng, mà
phải xuất phát từ chính bản than đối tượng, từ bản chất của chính nó; không được bắt
đối tượng tuân theo ý thức, tư duy, mà phải bắt ý thức, tư duy tuân theo đối tượng.

Tính khách quan trong xem xét các hiện tượng xã hội nhất quán với nguyên tắc
tính đảng. Việc xem thường nguyên tắc này dễ dẫn đến vi phạm yêu cầu của nguyên tắc
khách quan trong xem xét, dễ biến nó thành chủ nghĩa khách quan, cản trở việc nhận
thức đúng đắn các hiện tượng xã hội phức tạp.

1.2. Yêu cầu phương pháp luận

Nguyên tắc khách quan trong xem xét có mối liên hệ mật thiết với các nguyên
tắc khác của lôgíc biện chứng. Thể hiện ở yêu cầu cụ thể sau:

Trong hoạt động nhận thức chủ thể phải:

- Xuất phát từ hiện thực khách quan để tái hiện lại nó như nó vốn có mà không
được đưa ra những nhận định, đánh giá tuỳ tiện chủ quan.

- Biết phát huy tính năng động sang tạo của chủ thể, dám đưa ra các giả thuyết
khoa học có giá trị về khách thể, đồng thời biết cách tiến hành kiểm chứng các giả thuyết
đó bằng thực nghiệm.

4
Trong hoạt động thực tiễn chủ thể phải:

- Xuất phát từ hiện thực khách quan để phát hiện ra những quy luật chi phối nó;
cho dù hiện thực khách quan đó có tồn tại như thế nào.

- Dựa trên các quy luật khách quan đó vạch ra các chương trình, mục tiêu, kế
hoạch; tìm kiếm các biện pháp, công cụ, phương thức để tổ chức thực hiện các chương
trình, mục tiêu, kế hoạch đó; kịp thời điều chỉnh, uốn nắn hoạt động của con người theo
lợi ích và mục đích được đặt ra.

2. Vận dụng nguyên tắc này vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay

Thực tiễn phong phú, sinh động của cách mạng nước ta trong hơn 90 năm qua đã
chứng tỏ, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách
mạng Việt Nam. Sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới mang tính cách mạng do
Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đạt
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Nước ta trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp- Mỹ kéo dài và vậy chúng ta
không có điều kiện để phát triển kinh tế xã hội. Năm 1975 giải phóng miền Nam, cả nước
bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng tổ quốc, song do hậu quả chiến tranh tàn phá nặng
nề và sự nhận thức chủ quan của Đảng áp dụng máy móc mô hình kinh tế của Liên Xô.
Cho nên chúng ta đã xây dựng một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Điều đó dẫn
tới sự trì trệ của nền kinh tế, không có tính cạnh tranh, không phát huy được tính năng
động sáng tạo của mọi người. Tình hình đó đã đẩy nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng
khủng hoảng trầm trọng. Vậy vấn đề cơ bản đặt ra với chúng ta là phải hành động thế
nào cho đúng đắn phù hợp với xu thế thời đại và tình hình thực tại của đất nước trong
lý luận và thực tiễn.

Trong thập niên 80, thế kỷ 20, trước vô vàn khó khăn, thách thức sau cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước và cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía
Bắc của Tổ quốc, cùng với sự bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, phản động,
Đảng ta đã quyết định vấn đề vô cùng hệ trọng là đổi mới toàn diện đất nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (Đại hội VI) của Đảng (tháng 12-1986),
trên cơ sở phân tích sâu sắc tình hình đất nước và qua quá trình tìm tòi, khảo nghiệm
thực tiễn, với tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật",
Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đánh dấu bước ngoặt quan trọng
trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đường lối đổi mới do Đại hội
VI của Đảng đề ra là kết quả của sự khảo nghiệm thực tiễn và đổi mới tư duy lý luận; là
bước phát triển có ý nghĩa cách mạng trong nhận thức và hành động của Đảng với những
chủ trương, chính sách mang tính đột phá. Đường lối đó đã đáp ứng đòi hỏi của thực
tiễn lịch sử, thể hiện bản lĩnh vững vàng, tư duy sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của đất nước.

Xuất phát từ một nước bị tàn phá vô cùng nặng nề trong chiến tranh và kém phát
triển nhất, trong số các nước xã hội chủ nghĩa trước đây lại bị cấm vận nhưng nhờ đường
lối đổi mới toàn diện được đổi mới tại Đại hội VI 1986) Việt Nam đã đạt được tốc độ
phát triển cao, chấm dứt được nạn đói, kiềm chế được nạm phát, trở thành một trong
những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới giữ vững được ổn định xã hội. ý nghĩa đó
khẳng định rằng đổi mới kinh tế ở Việt nam là phù hợp với nguyên tắc khách quan của
triết học Mác - Lênin phù hợp với sự phát triển kinh tế trong nước và xu hướng toàn cầu
hoá chung của thế giới.

Đó chính là sự thể hiện hùng hồn của động lực, sức mạnh bên trong của mô hình
cơ chế mới. Từ chiều sâu lý luận và thực tiễn cho phép ta trả lời một cách dứt khoát
rằng, nếu chúng ta nhanh chóng hoàn thiện cơ chế mới hiện thực hoá nhanh hơn những
đặc trưng cơ bản cuả mô hình chủ nghĩa xã hội hiện đại Việt nam mà đại hội VII của
Đảng đã phác thảo, chúng ta hoàn toàn có đủ sức mạnh để đi lên xã hội chủ nghĩa.

Đổi mới không phải là từ đổi mục tiêu mà chính là nhằm mục tiêu ấy một cách
hiệu quả bằng con đường, hình thức, phương pháp và bước đi hợp quy luật.

Đổi mới phải được thực hiện trên cơ sở bảo vệ, kế thừa, và phát huy truyền thống
quý báu của dân tộc và những thành tựu cách mạng đã đạt được.

Đổi mới phải dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
kiên định về nguyên tắc và linh hoạt sáng tạo trong sách lược.

Ngoài ra để góp phần đổi mới kinh tế phát triển tốt hơn cũng cần phải quan tâm
đến một số vấn đề có liên quan như: ổn định chính trị, củng cố quốc phòng và an ninh,
nâng cao cơ sở vật chất và kiến trúc thượng tầng đất nước.

6
III. Kết luận

Nguyên tắc khách quan trong triết học Mác- Lênin là một nguyên tắc hết sức
đúng đắn về mặt lý luận cũng như trong thực tiễn. Việc nghiên cứu nguyên tắc này giúp
cho chúng ta thấy được giá trị của nó và việc áp dụng nguyên tắc này trong lý luận và
thực tiễn.

Trong những năm đổi mới vừa qua nền kinh tế nước đã có nhiều biến đổi quan
trọng, nước ta đã đạt được một số thành tích đáng kể mà đáng chú ý là nước ta đã thoát
khỏi cuộc khủng hoảng về kinh tế, chính trị. Điều này một lần nữa nói lên vai trò của
việc nghiên cứu nguyên tắc khách quan trong triết học Mác - Lênin và việc áp dụng
nguyên tắc này vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Mọi hoạt động phải xuất phát từ
thực tế khách quan, phát huy tính năng động chủ quan.

Đổi mới kinh tế ở nước ta là một tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật của
thời đại, chỉ có đổi mới kinh tế thì nước ta mới có được thành tựu ngày hôm nay, thành
tựu đó càng khẳng định đổi mới kinh tế là một quyết định đúng đắn khách quan của
Đảng ta trong công cuộc xây dựng đất nước.

You might also like