You are on page 1of 3

CHUYÊN ĐỀ: TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU TRONG TAM GIÁC

2. Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc – cạnh – góc (g.c.g)

A. LÝ THUYẾT
Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai

tam giác đó bằng nhau.

̂
𝐵̂ = 𝐵′
𝐵𝐶 = 𝐵′𝐶′}  ∆ABC = ∆ A’B’C’ ( g.c.g )
𝐶̂ = ̂
𝐶′

Nâng cao: Trong trường hợp bằng nhau góc – cạnh – góc, cặp cạnh bằng nhau phải là cặp cạnh kề

với hai cặp góc bằng nhau. Nếu không có điều kiện đó thì hai tam giác chưa chắc đã bằng nhau.

Tuy nhiên có thể thay điều kiện cặp cạnh kề bằng điều kiện khác như sau:

Nếu hai góc của tam giác này bằng hai góc của tam giác kia và có một cặp cạnh tương ứng bằng

nhau thì hai tam giác đó bằng nhau.


B. BÀI TẬP
Câu 1. Cho cặp đoạn thẳng song song AD, BC bị chắn bởi hai đường thẳng song song AB, CD. Qua

giao điểm M của AC và BD, kẻ đường thẳng bất kì cắt AD, BC theo thứ tự ở K, E.

Chứng minh rằng: a) MA  MC b) MK  ME.

Câu 2. Cho tam giác ABC có 𝐴̂ = 600. Tia phân giác của góc B cắt AC ở M, tia phân giác của góc

C cắt AB ở N. Chứng minh rằng BN + CM = BC.

Câu 3. Cho tam giác ABC có AB = AC. Trên các cạnh AB và AC lấy điểm D và E sao cho

AD = AE. Gọi K là giao điểm của BE và CD. Chứng minh rằng:

a) BE = CD b) KBD = KCE

Câu 4. Cho tam giác ABC có 𝐴̂ = 600. Tia phân giác của góc B cắt AC ở D, tia phân giác của góc C

cắt AB ở E. Các tia phân giác đó cắt nhau ở I. Chứng minh rằng ID = IE.

Câu 5. Cho đoạn thẳng AB, O là trung điểm AB. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB, vẽ các

đường thẳng song song với BA, chúng cắt cạnh AC theo thứ tự ở G và H.

Chứng minh rằng EG + FH = AB.

Câu 6. Cho tam giác ABC có 𝐴̂ = 900, AB = AC. Qua A vẽ đường thẳng d sao cho B và C nằm cùng

phía đối với đường thẳng d. Kẻ BH và CK vuông góc với d. Chứng minh rằng:

a) AH = CK b) HK = BH + CK

Câu 7. Cho tam giác ABC. Vẽ đoạn thẳng AD bằng và vuông góc với AB (D và C nằm khác phía

đối với AB). Vẽ đoạn thẳng AE bằng và vuông góc với AC (E và B nằm khác phía đối với AC).

Vẽ AH vuông góc với BC. Đường thẳng HA cắt DE ở K. Chứng minh rằng DK = KE.

Câu 8. Cho tam giác ABC. Các điểm D và M di động trên cạnh AB sao cho AD = BM. Qua D và

M vẽ các đường thẳng song song với BC cắt AC lần lượt tại E và N.

Chứng minh rằng tổng DE + MN có giá trị không đổi.


Câu 9. Cho tam giác ABC,𝐴̂ = 1200, phân giác BD và CE cắt nhau ở O. trên cạnh BC lấy hai điểm

̂ = 𝐶𝑂𝐾
I và K sao cho 𝐵𝑂𝐼 ̂ = 300. Chứng minh rằng:

a) OI vuông góc với OK b) BE + CD < BC

Câu 10. Cho tam giác ABC. Vẽ ra phía ngoài của tam giác này các tam giác vuông cân ở A là ABE

và ACF. Vẽ AH vuông góc với BC. Đường thẳng AH cắt EF tại O.

Chứng minh rằng O là trung điểm của EF.

Câu 11. Cho ∆𝐴𝐵𝐶 vuông cân tại A, M là điểm bất kì trên đoạn AC (M khác A, C).

Kẻ 𝐴𝐹 ⊥ 𝐵𝑀, 𝐹 ∈ 𝐵𝐶. E là điểm thuộc đoạn BF sao cho EF = FC kẻ EI // BM, 𝐼 ∈ 𝐵𝐴.

̂?
Tính số đo của góc 𝐴𝐼𝑀

You might also like