You are on page 1of 4

1 GVBS: Nguyễn Hoàng Vinh

Chuyên đề H2: Menélaus và Céva


I – Kiến thức cần nhớ
1. Định lí Menelaus và Ceva
Định lí Menelaus: Cho tam giác ABC và bộ ba điểm D, E, F nằm trên ba cạnh BC, CA, AB. Khi đó, D,
E, F thẳng hàng khi và chỉ khi

DB EC FA
. . =1
DC EA FB

Chú ý: chúng ta thường sử dụng độ dài bình thường thay cho độ dài đại số.
Ví dụ 1:( IMO 2012): Cho tam giác ABC và ( J ) là đường tròn bàng tiếp góc A của tam giác ABC . (
J ) tiếp xúc BC , CA, AB tại M , L, K . LM  JB = F . KM  JC = G . Gọi AF và AG cắt BC tại S và

T . Chứng minh rằng M là trung điểm ST . (Cập nhật 2022)


Ví dụ 2: Cho tứ giác ABCD, lấy M trên đường thẳng BD nhưng không nằm trong đoạn BD. Qua M vẽ
đường thẳng n cắt AB, AD tại E, F và đường thẳng m cắt CD, CB tại J, I. Chứng minh
EA FD JC IB
. . . =1
EB FA JD IC
MA NC
Ví dụ 3: Cho tam giác ABC, lấy M, N trên AB, AC sao cho = = k  1 và MN cắt BC tại I. CM
MB NA
EK FC
cắt BN ở K là lấy E, F trên KB, KC sao cho = = k . Chứng minh E, F, I thẳng hàng.
EB FK
Ví dụ 4: Hai tam giác ABC và A’BC có đường tròn nội tiếp (I), (I’) cùng tiếp xúc BC tại D. (I) tiếp xúc
AC, AB tại E, F và (I’) tiếp xúc A’C, A’B tại E’, F’. Chứng minh EE’, FF’, AA’ đồng quy.
Ví dụ 5: Cho đường tròn (O) và đường kính AB, trên cùng nửa đường tròn lấy C, D. Tiếp tuyến ở C cắt
tiếp tuyến ở A tại E và tiếp tuyến ở D cắt tiếp tuyến tại B ở F. Chứng minh CD, EF, AB đồng quy.
Ví dụ 6: Cho (O) và d nằm ngoài (O), lấy H là hình chiếu vuông góc của O lên d, M thay đổi trên d và N
đối xứng M qua H. Vẽ tiếp tuyến MP, NQ với (O) và hai tiếp tuyến này không đối xứng nhau qua OH.
Chứng minh P, Q, H thẳng hàng.
Ví dụ 7: Cho lục giác ABCDEF nội tiếp (O) có AB = AF, CB = CD, ED = EF. AC cắt tiếp tuyến tại B ở
X, EC cắt tiếp tuyến tại D ở Y và AE cắt tiếp tuyến tại F ở Z. Chứng minh X, Y, Z thẳng hàng.
2 GVBS: Nguyễn Hoàng Vinh

Định lí Ceva: Cho tam giác ABC và lấy D, E, F trên các cạnh BC, CA, AB. Ba đường thẳng AD, BE, CF
đồng quy hoặc đôi một song song khi và chỉ khi

BD CE AF
. . = −1
CD AE BF

Chú ý: Ta có thể sử dụng độ dài bình thường thay cho độ dài đại số.
Ví dụ 4:
1. Cho tam giác ABC, đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc các cạnh BC, CA, AB tại D, E, F. Chứng minh rằng
AD, BE, CF đồng quy. (điểm đồng quy gọi là điểm Gergonne)
2. Cho tam giác ABC, đường tròn bàng tiếp các góc A, B, C tiếp xúc BC, CA, AB tại D, E, F. Chứng minh
AD, BE, CF đồng quy (điểm đồng quy gọi là điểm Nagel)
Ví dụ 5: Cho tam giác ABC vuông tại A, M là 1 điểm trên cạnh BC. Đường thẳng đối xứng AM qua AB
cắt BC tại N sao cho B nằm giữa N, M. Lấy D là 1 điểm bất kì không nằm trên BC và đường thẳng d qua
C cắt DM, DN tại E, F. Chứng minh EN, FM, DB đồng quy.
Ví dụ 6: Cho nửa đường tròn đường kính MN, lấy B, C trên đường thẳng M, N nhưng nằm ngoài đoạn
MN. Từ B, C vẽ các tiếp tuyến với đường tròn (MN) và chúng cắt nhau tại A, các tiếp điểm lần lượt là B’,
C’. Gọi I là giao của CB’ với B’C, chứng minh AI vuông góc BC.
Ví dụ 7: Cho đường tròn (O) và từ điểm M ngoài đường tròn, ta vẽ hai tiếp tuyến MA, MB với A, B là
hai tiếp điểm. Một đường thẳng qua M cắt (O) tại C, D và một đường khác qua M cắt AC, AD tại E, F.
Chứng minh CF, DE, AB đồng quy.
Ví dụ 8: Cho tam giác ABC nội tiếp O có D là trực tâm và BE, CF là 2 đường cao. Lấy K là 1 điểm trên
cung nhỏ BC và KB cắt CF ở M; KC cắt BE ở N. Chứng minh EF qua trung điểm MN.
2. Định lý Menelaus và Ceva dạng sin
Bổ đề 1: Cho tam giác ABC và D nằm trên cạnh BC, khi đó
3 GVBS: Nguyễn Hoàng Vinh

DB sin A1 AB
= .
DC sin A2 AC

Bổ đề 2: Cho tam giác ABC, khi đó


AB sin C
=
AC sin B
Từ những bổ đề trên, ta có thể viết các định lí Menelaus, Ceva dưới dạng sin như sau
Định lý Menelaus dạng sin: Cho tam giác ABC có D, E, F trên các đường BC, CA, AB và số điểm nằm
ngoài đoạn phải là số lẻ. Ta đánh tên các góc A1, A2 tạo bởi đường AD với AB, AC theo chiều dương,
tương tự với các góc B1, B2, C1, C2. Từ đó, D, E, F thẳng hàng khi và chỉ khi
sin A1 sin B1 sin C1
. . =1
sin A2 sin B2 sin C2
Định lí Ceva dạng sin: Cho tam giác ABC và D, E, F trên các cạnh BC, CA, AB. Ta kí hiệu A1, A2 là các
góc chia bởi đường AD theo chiều dương, tương tự với các góc B1, B2, C1, C2. Từ đó, AD, BE, CF đồng
quy khi và chỉ khi
sin A1 sin B1 sin C1
. . =1
sin A2 sin B2 sin C2
Ví dụ 1: Cho tam giác ABC, gọi d1, d2, d3 là các đường thẳng đối xứng trung tuyến xuất phát từ các đỉnh
A, B, C qua phân giác của góc ở đỉnh ấy. Chứng minh d1, d2, d3 đồng quy.
Ví dụ 2: Cho tam giác ABC với ba đường cao AD, BE, CF. Lấy d1 qua A và vuông góc EF, định nghĩa
tương tự cho các đường d2, d3. Chứng minh d1, d2, d3 đồng quy.
Ví dụ 3: Cho tam giác ABC có 3 đường cao là AD, BE, CF. Dựng về phía trong tam giác DEF các tam
giác vuông cân là EFA’, DFB’, DEC’ (cân tại A’, B’, C’). Chứng minh AA’, BB’, CC’ đồng quy.
Ví dụ 4: Cho tam giác ABC và I nằm trong tam giác. AI, BI, CI cắt BC, CA, AB tại M, N, P. Các điểm
D, E, F đối xứng I qua trung điểm đoạn PN, PM, MN. Chứng minh AD, BE, CF đồng quy.
Ví dụ 5: (Định lý Steinbart) Tam giác ABC ngoại tiếp (I) với các tiếp điểm D, E, F. Lấy X, Y, Z trên các
cung nhỏ EF, DE, DF. Chứng minh AX, BY, CZ đồng quy khi và chỉ khi DX, EY, FZ đồng quy.
Ví dụ 6: Tam giác ABC ngoại tiếp (I), tiếp điểm với BC là D và phân giác trong các góc ADB, ADC cắt
(I) lần lượt tại Y, Z. Chứng minh BY, CZ, AD đồng quy.
4 GVBS: Nguyễn Hoàng Vinh

Ví dụ 7: Tam giác 𝐴𝐵𝐶 nội tiếp đường tròn (𝑂), hai điểm 𝑀’, 𝑀” bất kỳ trong tam giác,

𝐴𝑀’, 𝐵𝑀’, 𝐶𝑀’ lần lượt cắt (𝑂) tại 𝐴’, 𝐵’, 𝐶’ và 𝐴𝑀”, 𝐵𝑀”, 𝐶𝑀” cắt (𝑂) tại 𝐴”, 𝐵”, 𝐶”. Các đường

thẳng 𝐴’𝐴”, 𝐵’𝐵”, 𝐶’𝐶” cắt nhau tạo thành tam giác 𝑋𝑌𝑍. Chứng minh hai tam giác 𝐴𝐵𝐶 và

𝑋𝑌𝑍 thấu xạ.

Ví dụ 8: Cho tam giác ABC nội tiếp (O) có đường cao AD cắt lại (O) tại A’ và OA’ cắt BC tại A’’.

Định nghĩa tương tự cho B’’ và C’’. Chứng minh AA’’, BB’’, CC’’ đồng quy.

(Hướng dẫn: chú ý dùng cho tam giác OBC để chuyển tỷ số A’’B/A’’C)

Ví dụ 9: Cho tam giác ABC, ba đường cao AD, BE, CF. Gọi K,M,N lần lượt là trung điểm BC,

CA, AB. FE cắt NK tại R. FD cắt MK tại P. MN cắt FE tại Q. Chứng minh AP, BQ, CR đồng quy.

You might also like