You are on page 1of 2

DẠNG 1: BÀI TẬP VỀ ĐƠN VỊ VÀ SAI SỐ

Trắc nghiệm
Câu 1: Trong hệ SI có bao nhiêu đơn vị cơ bản?
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
Câu 2: Chọn phát biểu đúng về sai số dụng cụ
A. Sai số dụng cụ thường được lấy bằng nửa hoặc một phần tư độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ
B. Sai số dụng cụ thường được lấy bằng nửa hoặc một độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ
C. Sai số dụng cụ thường được lấy bằng nửa hoặc hai lần độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ
D. Sai số dụng cụ thường được lấy bằng một hoặc hai lần độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ
Câu 3: Chọn phát biểu sai về sai số tỉ đối:
A. Sai số tỉ đối là tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình.
B. Sai số tỉ đối càng nhỏ thì phép đo càng chính xác.
C. Sai số tỉ đối càng lớn thì phép đo càng chính xác.

D. công thức của sai số tỉ đối:  = .100% .

Câu 4: Cách xác định sai số của phép đo gián tiếp:
A. Sai số tuyệt đối của một tổng hay một hiệu thì bằng tổng các sai số tuyệt đối của các số hạng
B. Sai số tuyệt đối của một tổng hay một hiệu thì bằng sai số tuyệt đối của số hạng lớn nhất.
C. Sai số tỉ đối của một tích hay một thương thì bằng tích các sai số tỉ đối của các thừa số
D. Sai số tỉ đối của một tích hay một thương thì bằng thương các sai số tỉ đối của các thừa số
Câu 5: Dùng thước kẹp chia độ tới 0,1 mm để đo đường kính của một bi thép thì 5 lần có cùng kết
quả: d = 8,2 mm. Sai số tuyệt đối về giá trị của đường kính viên bi là
A. 0,05mm B. 0,1mm C. 0,2mm D. 0,3mm
Câu 6: Chọn phát biểu đúng. Trong hệ SI, các đại lượng có đơn vị là:
A. Chiều: km (kilômét) B. Khối lượng: g (gam)
C. Nhiệt độ: 0C (độ C) D. Thời gian: s (giây)
Câu 7: Đâu là cách viết kết quả đo đúng:
A. A = A - ΔA B. A = A + ΔA
C. A = A ± ΔA D. A = A : ΔA
Câu 8: Để xác định tốc độ trung bình của một người đi xe đạp lúc nhanh lúc chậm chuyển động trên
đoạn đường từ A đến B, ta cần dùng dụng cụ đo là:
A. chỉ cần dùng đồng hồ. B. chỉ cần thước.
C. Đồng hồ và thước. D. Tốc kế .
Câu 9: Khi đo gia tốc rơi tự do, một học sinh tính được g = 9,786 (m/s2 ) và g = 0, 0259 ( m / s 2 ) .
Sai số tỉ đối của phép đo là:
A. 0,59% B. 2,65% C. 2% D. 0,265%
Câu 10: Thứ nguyên của chiều dài, khối lượng, thời gian theo thứ tự là:
A. T, L, M, B. M, S, L C. L, M, S D. L, M, T
Câu 11: Thứ nguyên của tốc độ là
A. LS-1 B. MS-1 C. LT-1 D. LS
Tự luận
Câu 1: Tại một phòng thí nghiệm, học sinh A sử dụng con lắc đơn để đo gia tốc rơi tự do g bằng phép đo
gián tiếp. Kết quả đo chu kì và chiều dài của con lắc đơn là T = 1,919 ± 0,001 (s). Tính sai số tương đối
của phép đo.
Câu 2: Học sinh thứ nhất đo chiều dài cuốn vở cho giá trị trung bình là l1 = 24, 457 cm , với sai số phép
đo tính được là: l1 = 0, 025cm . Học sinh thứ hai đo chiều dài lớp học cho giá trị trung bình là
l 2 = 10,354 m , với sai số phép đo tính được là l2 = 0, 25cm . Phép đo nào chính xác hơn ?
Câu 3: Lực cản không khí tác dụng lên vật phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của vật theo công thức sau
đây: F = k.v. Biết thứ nguyên của lực là LMT-2. Xác định thứ nguyên và đơn vị của k trong hệ SI.
Câu 4: Một học sinh dùng đồng hồ bấm giây để đo chu kỳ dao động điều hòa T của một vật bằng cách
đo thời gian mỗi dao động. Ba lần đo cho kết quả thời gian của mỗi dao động lần lượt là 2,01s; 2,12s;
1,99s. Thang chia nhỏ nhất của đồng hồ là 0,01s. Kết quả của phép đo chu kỳ được biểu diễn như thế
nào?

Câu 5: Để đo khối lượng riêng của một mẩu đá( D = M/V) một học sinh đã đo thể tích của viên đá (V)
qua bình chia độ và khối lượng (m) của nó bằng cân thu được kết quả sau:

Lần đo 1 2 3 4 5

Thể tích (cm3) 9 10 10,5 11 9,8

Khối lượng (g) 25,1 25,6 26,2 27 25,8

Biết sai số dụng cụ của cân là 1g; Độ chia nhỏ nhất của bình đo thể tích là 1 cm3

a, Tính giá trị trung bình của thể tích và sai số tuyệt đối, sai số tương đối của phép đo nó.

b, Tính giá trị trung bình của khối lượng và sai số tuyệt đối, sai số tương đối của phép đo nó.

c, Tính giá trị trung bình của khối lượng riêng và sai số tuyệt đối, sai số tương đối của phép đo nó.

You might also like