You are on page 1of 17

Lời dẫn

Hàn Quốc từ lâu đã được biết đến với 1 nước phát triển với nền kinh tế vượt
bậc. Cơ sở hạ tầng, điều kiện sống của người dân đều rất phát triển. Thế nhưng
không vì sự phát triển mà người dân Đại Hàn Vương quốc lại quên đi những
văn hóa vốn có hay ăn theo văn hóa Phương Tây. Cùng là các nước nằm trong
khu vực Châu Á, Việt Nam và Hàn Quốc đều có những điểm chung trong văn
hóa nhưng cũng sẽ có những sự khác biệt nhất định. Thế nên, hãy tìm hiểu
xem liệu văn hóa Hàn Quốc có điểm gì đặc sắc và có giống như văn hóa Việt
Nam hay không.
Hàn Quốc là quốc gia đứng thứ 109 trên thế giới về diện tích nhưng lại thu
hút sự chú ý trên toàn thế giới vì sự đặc trưng về văn hóa đặc biệt của mình.

Hình 1: Poster thắng cảnh ở Hàn Quốc

https://smartcity.eletsonline.com/south-korea-to-invest-in-maharashtras-smart-
cities/

I. Văn hóa
1. Văn hóa mạng
Hãy đặt vé tới Hàn Quốc nếu muốn thấy sự tiên tiến của tương lai.
78.5% dân số sử dụng điện thoại thông minh và 82.7% sử dụng Internet.
Trong độ tuổi khoảng từ 18-24, số người sử dụng smartphone là 97.7%.
Người dân ở đây sử dụng smartphone không những kết nối với bạn bè
mà còn để trả các loại tiền dịch vụ khác như thanh toán tiền mua sắm , xem
TV,...
2. Văn hóa uống rượu
Khi không trong thời gian làm việc, người Hàn sẽ ăn mừng thương vụ
thành công mới nhất của họ hoặc để giải sầu bằng rượu soju. Rất nhiều công ty
đã cố gắng kiềm chế việc uống rượu nhưng vẫn còn nhiều sếp lôi kéo nhân
viên của mình đi uống rượu sau khi tan làm. Không ai từ chối mà không bị coi
là nhàm chán và bất lịch sự.
3. Mỹ phẩm sáng tạo
Về lĩnh vực trong mỹ phẩm, người Hàn vẫn đang không ngừng thử
nghiệm những thành phần và phương pháp mới. Hàn Quốc là thị trường sản
phẩm chăm sóc da lớn thứ tư thế giới, nổi tiếng đặc biệt với các dòng sản
phẩm nguồn gốc tự nhiên. Thực tế, trong khi phụ nữ Hàn Quốc chi gấp đôi
mức lương hàng tháng phục vụ việc mua mỹ phẩm, nam giới ở đây cũng tạo
bất ngờ không kém khi tiêu tiền nhiều nhất thế giới cho việc làm đẹp bản thân.
Mỹ phẩm Hàn Quốc là hiện tượng kể từ năm 2011 khi tạo ra cơn sốt lan đến
Châu Âu vì điểm mạnh của đồ Hàn là trải nghiệm, khiến hàng loạt tên tuổi lớn
như Mac,Bioderma hay Loreal phải nhanh chóng cho ra đời dòng sản phẩm
tương tự phục vụ nhu cầu khách hàng để cạnh tranh với thị trường Hàn.

Hình 2 - Kim Tae Hee và sản phẩm


kem dưỡng ẩm của O Hui
http://koreancosmeticmalaysia.blogsp
ot.com/2016/07/ohui-cosmetic-
skincare-makeup-products-malaysia-
singapore-brunei-philippines-
australia-canada-russia-germany.html

4. Phụ nữ chơi golf


“Tại sao golfer nữ Hàn Quốc chơi giỏi đến thế?” - câu hỏi mà rất nhiều
các tờ báo nổi tiếng thế giới đã đặt câu hỏi.Thực tế là, rất khó có quốc gia nào
mà phụ nữ chơi golf được hỗ trợ đầy đủ như tại Hàn Quốc.Tại các nước khác
chỉ có những tên tuổi lớn mới được sự quan tâm, còn ở Hàn Quốc thì những cô
gái trẻ tài năng có thể dễ dàng có được bản hợp đồng tài trợ từ nhỏ.Hi-Mart,
một chi nhánh của Best Buy, đã tài trợ cho nhiều tay golf Hàn Quốc trong
LPGA Tour và rất nhiều golfer nữ ở Hàn Quốc những năm qua vì họ nhìn thấy
các golf nữ ấy tràn trề cơ hội trở thành golfer nổi tiếng trong tương lai.
5. Văn hóa E-SportS:
E-Sports,các giải thi đấu và thể thao điện tử bùng nổ tại Hàn Quốc
mạnh mẽ hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới. Những game được ưa
chuộng nhất như StarCraft và League Of Legend được tổ chức thi đấu rất
chuyên nghiệp,mỗi đội tuyển có huấn luyện viên riêng và có nguồn lực tài trợ
rất mạnh từ các công ty. Game là một ngành kinh doanh lớn mạnh tại Hàn
Quốc. Ngay cả chính phủ cũng đã phát triển chính sách để hỗ trợ và quảng bá
nền công nghiệp E-Sports.Đối với quốc gia xuất siêu như Hàn Quốc, game là
mặt hàng tăng giá vượt trội.Lợi nhuận xuất khẩu game năm 2011 đạt 2,3 tỉ
USD, tăng 48% so với năm 2010. Ngành công nghiệp game Hàn Quốc được
cho là sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong nhiều năm tới khi thị trường toàn cầu
ngày càng cạnh tranh khắc nghiệt.
6. Văn hoá sử dụng credit card:
Chương trình "thẻ hóa" được chính phủ Hàn Quốc bắt đầu áp dụng từ
năm 1999 nhằm ngăn chặn nạn tham nhũng và trốn thuế.Chính phủ đã thực
hiện việc giảm thuế để khuyến khích nhiều người sử dụng thẻ và sẽ tiến hành
kiểm toán thuế đối với doanh nghiệp từ chối thanh toán bằng thẻ.Với những
nỗ lực của chính phủ trong chương trình "thẻ hóa" tiêu dùng bằng một loạt các
chính sách ưu đãi hậu hĩnh và xây dựng cơ sở hạ tầng giao dịch tốt hàng đầu
thế giới, giờ đây việc dùng thẻ để thanh toán trong các giao dịch mua bán đã
trở nên rất phổ biến ở Hàn Quốc và thậm chí đã trở thành một nền văn hóa tiêu
dùng của xứ sở Kim Chi này.Tại Hàn Quốc, sẽ là bất hợp pháp nếu như ai đó
từ chối không thanh toán bằng thẻ credit, dù số tiền đó nhỏ tới đâu.
7. Văn hóa hẹn hò:
Người Hàn được cho là rất đa tình và thoải mái trong chuyện tình cảm
nên việc hẹn hò của người dân ở đây rất là thường xuyên.Theo kết quả nghiên
cứu của Duo, công ty làm dịch vụ mai mối lớn nhất Hàn Quốc thì một người
độc thân sẽ đi xem mặt trung bình 2 lần một tuần.Và vì việc hẹn hò qua giới
thiệu phổ biến đến mức khi một người Hàn Quốc quyết định chấm dứt một
mối quan hệ, họ sẽ tiến tới quan hệ khác tương đối nhanh. Ngoài ra, có khoảng
2.500 công ty mai mối trên toàn Hàn Quốc luôn sẵn sàng phục vụ cho nhu cầu
của những người trẻ.
8. Phẫu thuật thẩm mỹ:

Hình 3 - Chân dung cô gái trước và sau phẫu thuật thẩm mỹ


http://kenh14.vn/con-sot-phau-thuat-tham-my-tai-han-quoc-nguon-con-nao-
khien-chi-em-khong-the-cuong-lai-vong-xoay-dap-di-xay-lai-
20171103172414618.chn
Hàn Quốc được xem là một trong những quốc gia đi đầu thế giới về
lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ.Tỉ lệ người phẫu thuật thẩm mỹ ở Hàn Quốc là
cao nhất trên thế giới.Cắt mí,nâng mũi,nâng trán,hút mỡ,... không gì mà bác sĩ
phẫu thuật Hàn Quốc không làm được.Có thể nói, chính sự quảng bá rầm rộ
cùng những lời chào hấp dẫn từ các bệnh viện thẩm mỹ đã biến phẫu thuật
thẩm mỹ từ một xu hướng trở thành một nét văn hóa tại xứ sở Kim Chi khi mà
không chỉ phụ nữ, mà ngay cả đàn ông, dù ở bất cứ độ tuổi nào,dù ở bất cứ
quốc gia nào cũng sẽ sẵn lòng tham gia phẫu thuật thẩm mỹ tại Hàn Quốc.
II. Cấu trúc xã hội
Xã hội Hàn Quốc có ba đặc điểm chính:
1. Theo chủ nghĩa cá nhân
Những yếu tố như chuẩn mực và cách suy nghĩ của Hàn Quốc đạ tạo ra
sự khác biệt giữa xã hội phương Đông và phương Tây.
Người Hàn luôn mang trong mình cái tôi rất là lớn, luôn muốn mình
độc chiếm và sự tự do, họ luôn đề cao tính cách, trách nhiệm của bản thân phải
cao cả và quan hệ tốt đẹp giữa mọi người với nhau. Trong khi đó thì chủ nghĩa
cá nhân của phương Tây thì lại hướng đến sự tự do, độc lập, khuyến khích sự
phát triển của 1 cá thể là chính.
2. Sự phân định rõ ràng về giai cấp, tuổi tác trong khu vực nội bộ (công ty,
các tập đoàn lớn,…):
Các cá nhân ở cấp dưới thường sẽ không nói ra được chính kiến của
mình và thường trái với cấp trên do quan niệm về quyền lực rất được con
người họ đề cao. Việc “kính trên” ở Hàn là thứ mà họ đã triển mạnh mẽ trong
xã hội hiện đại.
Ví dụ: Các cuộc thăng chức trong các tập đoàn, xí nghiệp ở Hàn Quốc
được thể hiện bằng hình đấu loại với nhau (thường sẽ là những người cùng
tuổi thi với nhau để tranh thăng chức, có thể là nghiên cứu về 1 lĩnh vực thị
trường nào đó), nếu có ai thắng cuộc thì ngap lập tức những người thất bại ấy
phải nghe theo chỉ đạo của người đó vì những người ở trên lúc này cũng có
tiếng nói nhiều hơn họ.
Theo thống kê vào năm 1988, sự chệnh lệch về tuổi trong xã hội Hàn là
7-8 năm. Nói cách khác, quan hệ bạn bè cũng chẳng thể vượt qua nổi mức tuổi
tác là 4 năm.
3. Việc chia bè, chia lũ trong xã hội, tố chức:
Với sự phát triển mạnh của Hàn Quốc như hiện nay thì việc chia phái
thì không có gì quá xa lạ, một xã hội đầy quyền lực như vậy thì việc chia phe
phái là điều không thể tránh khỏi.
Phe phái tức là sự tập hợp giữa những con người lại với nhau tạo thành
1 nhóm, và nó cũng thưởng xảy ra trong những tập đoàn hay nói khác là
những nơi mà quyền lực thể hiện mạnh mẽ nhất. Những người trong 1 phái đó
và thường là quan hệ “chủ-nô” có quan hệ rất thân mật với nhau và hoàn toàn
không thân thiết với những người ngoài cuộc, các ông chủ đó nếu mang đến
những thứ tốt cho nhân viên của mình thì tính bè lũ càng phát triển mạnh hơn
Ngoài ra, những cấp chức trong tập đoàn nếu không phân bổ sao cho hợp lý
thì phe phái xuất hiện càng nhiều và sẽ đi theo hướng tiêu cực.
Tóm lại: Việc quan niệm chủ nghỉa cá nhân của người Hàn dân dần
đang đi sâu vào những mối quan hệ với nhau. Sự phân chia thứ cấp trong xã
hội cững là một sợi dây ràng buộc ngăn cản lẽ phải trong nội quy, cách cư xử
trong việc đề xuất hay quyết định của một con người. Cuối cùng là sự phân
chia phái nhóm song song là công lý của các quy định, quy tắc đang trong
tình trạng suy thoái tạo ra một kết cục không hề tốt đẹp đó chính là những
tranh cãi, hiềm khích giữa những người và nhóm không còn giải pháp gì để
giải hòa êm xuôi được nữa.
III. Tôn giáo Hàn Quốc
Hàn Quốc có 46% dân số không hướng đạo, số người theo đạo Cơ đốc là
29.2% (với đạo Tin Lành là 18.3% và Công giáo là 10.9%). Ngoài ra, có
22.8% số người là đạo Phật, đạo Khống chiếm số ít chỉ 1%, 0.09% là đạo Hồi
và số người theo các đạo khác cũng chỉ chiếm 1%.
Mặc dù có rất nhiều đạo tôn giáo được du nhập vào Hàn Quốc, nhưng
người dân ở đây họ không hề quan trọng hóa về vấn đề này, mọi người vẫn
tiến hành thực hiện những ngày lễ, nghi lễ đặc biệt cho từng loại tôn giáo. Chỉ
có những
người
thuộc tôn
giáo nhân
chứng Giê-
hô-va thì
lại không chấp nhận sự trộn lẫn nhiều màu sắc tôn giáo như thế này. Nhưng đó
chỉ là con số ít, không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động tôn giáo, và cho
đến nay thì những giá trị hay quan niệm của các Đạo vẫn được giữ và phổ biến
rộng rãi cho đến tận bây giờ.
IV. Ngôn ngữ
Tiếng Hàn Quốc ( còn được gọi là tiếng Triều Tiên) là ngôn ngữ chính
thống và được sử dụng rộng rãi ở xứ sở Kim Chi. Ngôn ngữ Hàn Quốc được
đánh giá cao trên thế giới vì sở hữu hệ thống chữ viết độc đáo hiếm có và là
ngôn ngữ đứng thứ 10 trên thế giới về số lượng người sử dụng. Nên tiếng Hàn
thường được ưu ái lựa chọn là ngôn ngữ thứ hai, thứ ba của đại đa số người
nước ngoài. Tiếng Hàn Quốc được các nhà ngôn ngữ học và các nhà dân tộc
học xếp vào thuộc loại ngôn ngữ An-tai, trong đó bao gồm cả Tiếng Thổ Nhĩ
Kỳ, tiếng Mông Cổ và tiếng Tunus - Mãn Châu.
1. Nguồn gốc:
Chữ tiếng Hàn còn được biết đến với cái tên khác là Hangeul.Chữ cái tiếng
Hàn Hangeul có nguồn gốc được nhà vua Sejong phát minh vào năm 1443 và
được đưa vào sử dụng vào năm 1446 với tên gọi ban đầu là Hunmin Jeong-
eum . Hangeul là ngôn ngữ đặc biệt, độc đáo không bị ảnh hưởng từ chữ viết
của các ngôn ngữ khác. Nó được xây dựng trên cơ sở bộ máy phát âm của con
người và sự hòa hợp giữa các yếu tố thiên địa nhân với sự kết hợp của 3 nét
biểu tượng tương ứng ㅇ, ㅡ, ㅣ.Được biết nét ngang thể hiện Mặt Đất bằng
phẳng, tức yếu tố âm. Dấu chấm thể hiện Mặt Trời, tức yếu tố dương.Và còn
lại nét thẳng thể hiện Con người đứng thẳng, nhân tố điều hòa cả âm và
dương.
2. Bảng chữ cái tiếng Hàn:
Gồm có 40 ký tự với 21 nguyên âm và 19 phụ âm.

Bảng 1 - Bảng kí tự tiếng Hàn


http://vieclamhanquoc.vn/huong-dan-hoc-bang-chu-cai-tieng-han-
hangul-243.htm
Các âm tiết của tiếng Hàn cũng có cấu tạo như các ngôn ngữ khác trên Thế
giới đều được kết hợp từ các nguyên âm và phụ âm, được viết theo thứ tự từ
trái sang phải và từ trên xuống dưới.Các ký tự chữ cái nguyên âm, phụ âm của
tiếng Hàn không để lẫn phụ âm và nguyên âm như các bảng chữ cái Tây
phương (bảng chữ cái Latinh và bảng chữ cái Cyrill). Thứ tự bảng chữ cái của
người Hàn mang hơi hướng theo kiểu Ấn, bắt đầu là các phụ âm vòm mềm,
tiếp đến là âm đầu lưỡi, âm môi, âm xuýt,...và theo quy luật của Thôi Thế Trân
vào năm 1527 các phụ âm đặt trước nguyên âm.
V. Giáo dục
Hàn Quốc là một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới khi đứng vị
trí thứ 4 ở Châu Á và thứ 11 thế giới. Song song với nền kinh tế phát triền,
giáo dục Hàn Quốc là nền giáo dục hiện đại và tiên tiến. Tuy nhiên lại khác xa
so với nền giáo dục của các nước trong G-20, nền giáo dục Hàn Quốc được
đánh giá là khô cứng, thụ động, không khuyến khích sự sáng tạo và học thuộc
lòng là chính. Học sinh Hàn Quốc vẫn được đánh giá cao trong các kì thi quốc
tế, nhất là các môn khoa học như Toán học, Hóa học, Vật lí,... Về các môn
Nghệ thuật, học sinh xứ sở kim chi cũng đạt được nhiều giải thưởng lớn và
danh giá.
1. Tổng quan
Như Việt Nam, giáo dục nước này được chia thành 3 cấp bậc: cấp Tiểu
học, cấp Trung học Cơ sở, cấp Trung học Phổ thông. Các cấp học này là bắt
buộc và học sinh sẽ được chính phủ hỗ trợ miễn phí chi phí khi đi học.
Tuy vậy, theo như chia sẻ của nhiều gia đình, dù chi phí học của trường là
miễn phí, để con em được đỗ vào các trường đại học danh giá, họ mất chi 1 số
tiền cực lớn vào các trung tâm tư nhân (được gọi là Hagwon). Vào ban đêm, sẽ
thấy các em học sinh bước ra từ các trung tâm này với cơ thể mỏi mệt sau các
tiết học chính quy và các tiết học thêm trong các trung tâm này. Không những
thế, ngày nay, các nhà tuyển dụng muốn nhân viên của mình phải tham gia các
hoạt động ngoại khóa nên vào dịp hè, các em phải đi học thêm các môn học
khác như hát, nhảy, ảo thuật,…
Chương trình giáo dục Hàn Quốc được đánh giá rất khô cứng và nặng.
Hằng ngày, các em học sinh được giáo viên giao về nhà lượng bài tập khổng
lồ. Theo 1 em học sinh hiện đang học lớp 12 của 1 trường trung học phổ
thông, em ấy sẽ học bắt đầu từ 8h30 ở trường và kết thúc vào lúc 4h. Sau đó,
em ấy lại đến Hagwon học đến 9 hoặc 10 giờ. Em ấy lại về nhà làm bài tập
đến 2 giờ sáng. Đây là câu chuyện thực tế. Nó cho thấy các em học sinh ở đây
chịu rất nhiều áp lực trong quá trình học tập như chương trình học, thầy cô
giáo, sự cạnh tranh từ bạn bè, áp lực thi cử, áp lực từ mong đợi của gia đình.

Câu chuyện học sinh Hàn lên lớp ngủ là câu chuyện rất bình thường. 1 trong
những áp lực ấy đến từ kì thi vào đại học - . Đây được đánh giá là 1 trong
những kì thi khốc liệt nhất. Vào thời điểm cận thi, các em học sinh học liên tục
và có thể lên tới 20 tiếng đồng hồ. Nhiều học sinh đã rơi vào trạng thái hỗn
loạn tâm thần, trầm cảm, có dấu hiệu muốn tự tử. Khi kì thi diễn ra, các
phương tiện giao thông đều phải hạn chế đi lại, công nhân được nghỉ việc để
đảm bảo sự tập trung cho các thí sinh. Cha mẹ và các em lớp nhỏ hơn sẽ ra
đền cầu nguyện cho các sĩ tử đang tham dự kì thi. Tiếng chuông kết thúc bài
thi 8 tiếng là âm thanh các em cuối cấp muốn nghe nhất, đánh dấu sự kết thúc
của quãng thời gian dài ôn luyện học tập căng thẳng. Thời điểm công bố là
thời điểm quan trọng, quyết định liệu các em sẽ học trường đại học tốt như
trường Đại học Seoul hay các trường thấp điểm hay các em sẽ rớt đại học.
Khi lên Đại học, Cao học, học sinh sẽ phải tự chi trả học phí và các chi phí
phát sinh khác. Chương trình đại học thì được đánh giá khá chất lượng, đào
tạo ra những sinh viên xuất sắc không những về kiến thức mà còn về kĩ năng.
Tuy nhiên, ngoài các trường nổi tiếng đứng top, ngày càng có nhiều trường đại
học tư nhân mở ra với chất lượng không tương xứng. Điều này đã tạo ra 1
lượng lớn sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng lại thất nghiệp rất nhiều. Chính
phủ Hàn Quốc vẫn đang cố gắng để kiểm định lại chất lượng để đem lại những
con người xuất sắc cho thị trường lao động.
2. Động thái của Chính phủ
Để giảm áp lực và tỉ lệ tự sát ở học sinh, Chính phủ Hàn cũng đã có cải
cách trong chương trình giáo dục. Chính phủ đã cải cách chương trình học,
thêm các tiết học ngoại khóa, kĩ năng cho học sinh. Nhà trường cũng có các
phòng tư vấn tâm lí cho các em học sinh. Chính phủ cũng quy định giờ giới
nghiêm ở các Hagwon. Các Hagwon sẽ phải đóng cửa trước 10h. Vào thời
gian này sẽ có các thanh tra đi kiểm tra các Hagwon để đảm bảo các em học
sinh không học quá 10h ở ngoài. Ở trường, bảo vệ cũng sẽ ở các phòng tự học
và gọi các em học sinh về trước 10h.
3. So sánh giáo dục Việt Nam và Hàn Quốc
Hệ thống giáo dục Việt Nam và Hàn Quốc không khác biệt nhau là mấy.
Đều có 3 cấp bậc chính quy và tuổi bắt đầu tiểu học là 6 tuổi. Chương trình
cũng khá tương đương nhau. 2 nền giáo dục được đánh giá là khô cứng và áp
lực nhưng giáo dục Việt Nam vẫn thua xa giáo dục Hàn về chất lượng và cơ sở
vật chất, cũng như các chính sách hỗ trợ về tài chính hay các khóa học kĩ
năng.
VI. Sự khác nhau trong văn hóa khi làm việc giữa Hàn Quốc và Việt Nam
1. Giống nhau
Việt Nam và Hàn Quốc là một trong hai quốc gia bị ảnh hưởng các đạo
lý của Khổng Tử của Trung Hoa. Vì vậy, văn hóa trong kinh doanh của hai
nước cũng có những nét tương đồng đáng kể như là đạo lý “thờ cha kính mẹ”
tôn trọng cha mẹ, và cấp trên. Do đó, trong các hoạt động kinh doanh người
Việt Nam và người Hàn Quốc thường có thái độ nhã nhặn, lịch sự, lịch thiệp
trong giao tiếp. Điều này, đã góp phần tạo nền một sự nề nếp trong các doanh
nghiệp, xí nghiệp, hình thành một môi trường làm việc mang tính trật tự, kỉ
luật. Thế nhưng, đây cũng là nguyên nhân làm hạn chế sự sáng tạo, chính kiến
của bản thân của người làm việc, tạo nên rào cản phát triển của doanh nghiệp,
công ty. Tiếp đến, đó là chủ nghĩa lạm quyền chi phối hầu hết trong văn hóa
kinh doanh của Việt Nam và Hàn Quốc. Ví dụ trong một công ty nếu cha là
chủ tịch thì người con sẽ thường là giám đốc, hay khi nhân viên thăng chức
cao sẽ giới thiệu các bạn bè, người thân trong gia đình vào làm việc.
2. Khác nhau
Bên cạnh các đặc điểm tương đồng nhau thì giữa văn hóa kinh doanh
của Hàn Quốc và Việt Nam cũng có những điểm khác biệt đặc trưng. Do trình
độ phát triển văn hóa, lối đi trong các chiến lược kinh doanh đã tạo nên hai
nền kinh tế khác biệt giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Mọi hoạt động kinh doanh được tiến hành và phát triển được đều dựa
trên cơ sở luật pháp. Vì lẽ đó, các công ty Hàn Quốc thường đề cao việc đăng
ký bản quyền sản phẩm để thương hiệu của họ được bảo vệ bởi luật pháp. Còn
đối với Việt Nam, chủ yếu là các hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ không chú

Hình 6 - Cách chào hỏi


của người Hàn
trọng vào quyền sở hữu trí tuệ tạo ra thương hiệu nên khi gặp các vấn đề
thường không thể giải quyết dựa trên cơ sở pháp lý, gây ra các tổn thất nặng
nề đối với các doanh nghiệp.
Chữ “Tín” trong kinh doanh là một trong những nền móng quan trọng
ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của công ty, xí nghiệp. Đối với văn hóa
kinh doanh của Hàn Quốc, chữ “ Tín ” giữa các đối tác luôn là ưu tiên hàng
đầu, dù có gặp phải trục trặc trong khâu sản xuất hay chuẩn bị hàng hóa nhưng
vẫn đảm bảo được chất lượng, uy tín của sản xuất. Trong khi đó, hiện tượng
thiếu trách nhiệm trong kinh doanh ở Việt Nam thường xuyên xảy ra. Mặc dù
ngành xuất khẩu hàng hóa được xem là ngành trọng yếu của đất nước nhưng
các công ty, doanh nghiệp ở Việt Nam thường trì trệ, trễ hẹn trong các chuyến
xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Việc không giữ chữ “Tín” trong kinh doanh
đã khiến Việt Nam mất đi các cơ hội, làm chậm quá trình hội nhập Quốc Tế.
Chất lượng sản phẩm, bảo quản sản phẩm là yếu tố đánh giá về một
thương hiệu. Trong những năm gần đây, người dân Việt Nam thường có nhu
cầu sử dụng các hàng hóa ngoại nhập dù giá thành đắt đỏ hơn các sản phẩm
trong nước. Lý do vì sao ? Đó là do các sản phẩm nước ngoài đảm bảo được
chất lượng, nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng và thường khi sản phẩm có
sai xót các nhà sản xuất của nước ngoài sẽ thu hồi và hoàn trả sản phẩm mới.
Đó là điều mà Hàn Quốc đã và đang thực hiện rất tốt. Còn đối với các sản
phẩm Việt Nam dù có giấy tờ kiểm định rõ ràng nhưng chất lượng khi người
tiêu dùng sử dụng lại hoàn toàn khác và các nhà sản xuất Việt Nam không có
điều lệ hoàn trả sản phẩm khiến mất lòng tin vào sản phẩm của người sử dụng.
Người lao động là nguồn nhân lực sản xuất chủ yếu của doanh nghiệp.
Vì lẽ đó, việc trả lương phù hợp với khả năng, trình độ từng người, tạo môi
trường làm việc thoải mái, sạch sẽ, tài trợ bảo hiểm cho người lao động là
những điều cần thiết để tạo ra môi trường làm việc đạt hiểu quả của các công
ty. Hiểu rõ tầm quan trọng trong mối quan hệ giữa người chủ và người lao
động, các công ty, doanh nghiệp ở Hàn Quốc, môi trường làm việc tiên tiến,
kết hợp các công nghệ hiện đại cùng tinh thần trách nhiệm, kỉ luật trong lao
động. Mức lương của các lao động ở Hàn Quốc thường cao hơn so với mặt
bằng chung ở Việt Nam.Tiền lương của người lao động Việt được đánh giá là
thấp hơn so với các nước trong khu vực. Đây là một hiện trạng đáng báo động,
vì nhu cầu cuộc sống tăng cao nhưng tiền lương lại không đủ trang trải các
hoạt động sống nên các công nhân trẻ thì xuất khẩu lao động. Không chỉ dừng
lại ở đó, môi trường làm việc ở Việt Nam thường bị ô nhiễm và việc sử dụng
các lao động chưa đủ tuổi, phụ nữ mang thai rất nhiều ở các công ty Việt.
Một trong những thực trạng đáng lên án nhất trong văn hóa kinh doanh
ở Việt Nam là thói quen “dây thun” thời gian. Người Việt thường có một thói
quen xấu đó là “đi trễ về sớm”, làm việc qua loa, không có trách nhiệm với
công việc. Ngược lại, người Hàn Quốc thường rất coi trọng giờ giấc, đối với
họ khi hoàn thành công việc mới là hết giờ làm việc, ý thức trách nhiệm trong
công việc rất cao.
Qua đó, Hàn Quốc đã có bước nhảy vọt trong kinh tế với vỏn vẹn hơn
40 năm được xem là bài học quý giá về văn hóa kinh doanh để liên hệ thức tế
với đất nước Việt Nam- nơi từng được xem là “Hòn ngọc Viễn Đông” nhưng
giờ lại có nền kinh tế- văn hóa có biểu hiện kém phát triển hơn Hàn Quốc.

KẾT LUẬN
Mỗi quốc gia đều có nền văn hóa riêng, Hàn Quốc cũng vậy. Để đạt được
thành công trong kinh doanh, chúng ta cần học hỏi, tìm hiểu văn hóa của
người Hàn để tạo thiện cảm và uy tín từ những bước đầu trong cách chào hỏi
đến quá trình làm việc. Tóm lại, tìm hiểu văn hóa là một bước quan trọng và
không thể thiếu trong kinh doanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. IVIVU. 2017. “10 nét văn hóa đặc biệt của người Hàn.” Truy cập này
10/12. https://www.ivivu.com/blog/2014/03/10-net-van-hoa-dac-biet-
cua-nguoi-han-quoc/
( IVIVU 2017)
2. VTV. 2016. “Đặc trưng văn hóa Việt Nam Hàn Quốc, tương đồng và
khác biệt.”. Truy cập ngày 11/12. https://vtv.vn/moi-ngay-mot-cuon-
sach/dac-trung-van-hoa-viet-nam-han-quoc-tuong-dong-va-khac-biet-
20161220142018776.htm?
fbclid=IwAR3KJeljgmEgnY4ta31t6yO2zbVzv6FlJMlh35jiqR73JfJ0L3
pb0gjjEhA
( VTV 2016)
3. EDUCATION CHD. “Văn hóa Hàn Quốc trong kinh doanh”. Truy cập
ngày 10/12. https://duhocchd.edu.vn/du-hoc-han-quoc-cam-nang-du-
hoc/van-hoa-han-quoc-trong-kinh-doanh/?
fbclid=IwAR1a3VQPPRjyqk8Q716zK_Q080haDLNOhaqiRtTtbl39LE
9FS-NHLuPhLI0
( EDUCATION CHD )
4. Wikipedia. 2018. “Hàn Quốc.” Truy cập ngày 11/12.
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0n_Qu%E1%BB%91c
( Wikipedia 2018)
5. ABC EDUCATION VIETNAM. “Đặc điểm xã hội của người Hàn
Quốc.” Truy cập ngày 11/12. http://www.duhocabc.edu.vn/dac-diem-
xa-hoi-cua-nguoi-han-quoc-n36481.html?
fbclid=IwAR1p3kih7iqVJAJW5IIrBMwc8cqJoqlKIvEbRXxzXZWktul
MG2b6-FGFiNE
( ABC EDUCATION VIETNAM)
6.

You might also like