You are on page 1of 6

TÂM LÝ SÍNH NGOẠI Ở GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

Nhóm 8

Mã Số Sinh Viên Họ và tên Mức độ đóng góp


32101141 Nguyễn Thị Khánh Ngân
32101143 Vũ Hoàng Kim Ngân
32101140 Nguyễn Thị Huyền Ngân
32101137 Trần Thị Khánh Linh 100%
32101138 Nguyễn Thị Cẩm Ly
32101145 Hồ Tống Mỹ Ngọc

1. Giới thiệu
Tâm lý sính ngoại là một vấn đề “phản văn hóa”, nó bác bỏ những giá trị của nền văn
hóa chung và góp phần làm xói mòn bản sắc dân tộc của mỗi đất nước. Giới trẻ ngày nay có
nhiều quan niệm và các hành vi về văn hóa theo họ là hướng đến hội nhập quốc tế, tuy nhiên
nó lại thiếu đi sự chọn lọc và sàng lọc. Điều đó đã phản chiếu mặt tiêu cực của phản văn hóa, nó
tác động làm ảnh hưởng, thậm chí phá vỡ các giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc - những “báu
vật” hơn bao giờ hết đang rất cần bảo tồn, gìn giữ, phát huy. Trong khi tiểu văn hóa muốn
hướng tới bảo vệ những giá trị của nền văn hóa chung thì ngược lại, tâm lý sính ngoại đã trở
thành một vấn đề phản văn hóa công khai bác bỏ những chuẩn mực, giá trị đó.
Nhắc đến vấn đề tâm lý “ sính ngoại “ ở người trẻ. Số đông người bình thường hóa tâm
lý “sính ngoại” và cho rằng đó là điều tất yếu xảy ra khi Việt Nam và các nước trên thế giới đang
trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, số còn lại cho rằng sử dụng
hàng ngoại và suy nghĩ kiểu “ Tây hóa “ mới thể hiện đúng đẳng cấp và tư duy của thời đại. Điều
đó đã đi sâu ăn mòn vào tâm lí, làm cho người Việt ngày càng chuộng hàng ngoại. Và tỷ lệ người
tiêu dùng Việt mua hàng nội giảm 22% xuống còn 70% chỉ sau một năm. ((T/H), 2018)
Chính vì vậy, nghiên cứu này được chọn nhằm bàn về tâm lý “sính ngoại ở người trẻ tại
Việt Nam. Các mục tiêu nghiên cứu chính là: 1) Tìm hiểu về thực trạng tâm lý sính ngoại; 2) Xác
định một số yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý này; 3) Đề xuất một số biện pháp kiểm soát đối với
hiện tượng này.
2. Phương pháp

Bài nghiên cứu khoa học được sử dụng phương pháp nghiên cứu khảo sát:

- Xây dựng bộ câu hỏi và thực hiện khảo sát trên google form. Mẫu google form được
đăng vào nhóm “Sinh viên Sài Gòn Confession”. Đã thu thập được dữ liệu từ 200 người, các đối
tượng được khảo sát bao gồm các sinh viên trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.

- Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát : câu hỏi trắc nghiệm để tìm ra sự khác biệt giữa các
đối tượng.Để tìm được dữ liệu chính cho bài khoa học, chúng tôi đã xây dựng một câu
hỏi mở “ Giữa hàng Việt Nam và hàng ngoại nhập” để đối tượng khảo sát lựa chọn. Bên
cạnh đó, có câu hỏi “ Tại sao bạn chọn hàng ngoại nhập (nếu đối tượng chọn hàng ngoại
nhập)”

- Phương pháp chọn mẫu thuận tiện: nhằm mục đích chọn phần tử dựa trên sự thuận
tiện, dễ tiếp cận, dễ lấy thông tin.

3. Kết quả

3.1. Thực trạng tâm lý sính ngoại

Hiện nay tâm lí sính ngoại khá phổ biến, nó có sự ảnh hưởng nhất định đến xã hội. Qua cuộc
khảo sát với 200 sinh viên thì kết quả cho thấy rằng: Có đến 65,6% bạn trẻ người Việt Nam thích
sử dụng đồ ngoại nhập và chỉ có 34,4% bạn trẻ sài hàng Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu nêu ra một vài lí do cho thấy giới trẻ hiện nay có xu hướng sính
ngoại. Xu hướng này còn biểu hiện qua các ý kiến cụ thể là:
Vì sao bạn chọn hàng ngoại nhập?
Chất lượng tốt hơn khi được sản xuất theo dây chuyền hiện đại và tân tiến hơn. Mẫu
mã cũng được đi đầu xu hướng tiêu dùng. Vì vậy mặt hàng sẽ vừa có chất lượng cao và đẹp
mắt.

Chất lượng tốt , giá cả cũng hợp lí và đa dạng nhiều mặt hàng.
Chất lượng tốt, sử dụng lâu bền, tin tưởng vào hiệu quả của hàng ngoại nhập. Để đưa
ra thị trường bán hàng, các sản phẩm ngoại nhập thường yêu cầu rất cao về chất lượng nên
người tiêu dùng sẽ cảm thấy an tâm và tin dùng hàng ngoại nhập nhiều hơn.

- Chất lượng sản phẩm


- Hãng hiệu
- Quy mô quảng cáo đã thu hút được khách hàng
-Chế độ ưu đãi khách hàng
- Phạm vi hoạt động rộng rãi
- Lựa chọn tiêu dùng bản thân phù hợp hơn với các hãng nước ngoài

Nổi tiếng
“Sang, xịn”
Phù hợp với giá tiền, chất lượng tốt
Vì một số sản phẩm của Việt Nam vẫn còn hạn chế ở một số lĩnh vực cụ thể
Thể hiện đẳng cấp, luôn đi đầu xu hướng
Bảng 1 Một số lý do chọn hàng ngoại nhập từ cuộc khảo sát

 Những nguyên nhân của các đối tượng được khảo sát đưa ra sắp xếp theo mức độ phổ
biến từ thấp đến cao.
Hơn thế, tâm lí sính ngoại còn thể hiện ở mức độ chi tiêu cho mua sắm hàng ngoại nhập.
Tuy mức độ phần trăm thu nhập dưới năm triệu chiếm nhiều hơn nhưng mức độ phần trăm lựa
chọn hàng ngoại vẫn cao.
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tâm lí sính ngoại rút ra từ cuộc khảo sát:
Yếu tố chính trị:
Người Việt có xu hướng mê Tây bởi đất nước ta đã mở cửa với thế giới bên ngoài cách
đây chưa lâu và trong thời gian dài người Việt đã không có cơ hội tiếp cận người nước ngoài.
Cho nên bây giờ nhiều người Việt dễ hào hứng khi gặp được những người đã từng được coi xa
lạ, bí ẩn. Điều này đặc biệt đúng ở nông thôn, nơi mà người Tây vẫn là một cảnh hiếm gặp.
Yếu tố kinh tế - xã hội
Trong xu thế toàn cầu hóa, đây là một điều dễ hiểu và khá phổ biến không riêng ở Việt
Nam. Tiêu dùng hay sở hữu những sản phẩm của các thương hiệu quốc tế là một cách để hội
nhập với thế giới hiện đại.
Mạng lưới xã hội:
Ngày nay, mạng xã hội đang ngày càng trở thành nơi cung cấp tin tức, kiến thức về tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên nó cũng ẩn chứa nhiều tác động tiêu cực đối với
sự phát triển văn hóa. Mạng xã hội phát triển làm gia tăng nguy cơ xói mòn bản sắc văn hóa dân
tộc. Khi mạng xã hội phát triển đồng nghĩa với việc dòng chảy của những yếu tố tác động đến
tâm lý sính ngoại ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu hết các cá nhân, nhất là số người trẻ.
Mạng xã hội cũng làm xuất hiện các trào lưu tuyên truyền, cổ vũ lối sống, các giá trị phương
Tây, thói ăn theo đua đòi hiệu ứng đám đông - Tây hoá là đẳng cấp.
3.3. Một số biện pháp kiểm soát tâm lý sính ngoại ở giới trẻ
1. Người tiêu dùng nên phán xét và đánh giá một cách khách quan chất lượng và giá cả
của từng sản phẩm trước khi quyết định mua thay vì chỉ lưu ý đến nơi xuất xứ.
2. Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đạt hiệu
quả, cần đẩy mạnh tuyên truyền cho người tiêu dùng trong và ngoài nước nhận thức đúng đắn
khả năng sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp Việt và chất lượng của sản phẩm, hàng hóa
Việt.
3. Nhà nước cần kiên quyết xử lý nghiêm hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng để
làm trong sạch thị trường. Rung lên hồi chuông cảnh tỉnh để tránh “tiền mất tật mang” giá trị
con người không đi đôi với giá trị vật chất có vẻ ngoài hào nhoáng. Cùng với đó, các công ty,
doanh nghiệp Việt cần nâng cao chất lượng sản phẩm, củng cố niềm tin, tạo chỗ đứng ngay
trong lòng người Việt. Có như thế mới giảm dần tâm lý “sính ngoại” và hướng người tiêu dùng
quan tâm hơn tới hàng nội địa chất lượng cao.
4. Mỗi công dân cần phân biệt sính ngoại với việc tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiến bộ
của nhân loại. Trong xu thế toàn cầu hóa, các giá trị tiến bộ cũng có xu hướng lan truyền nhanh
chóng trên phạm vi toàn thế giới, để đảm bảo yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi mỗi
cá nhân không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ, năng lực, đặc biệt là những lĩnh vực là thế
mạnh của nước ngoài như khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất, khả năng quản lý, điều hành,

4. Kết luận
4.1. Tóm tắt lại kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu về đề tài cho thấy: “Tâm lí sính ngoại của giới trẻ Việt Nam hiện nay
” là một vấn đề “phản văn hóa”, nghiên cứu đã tiến hành phân tích theo phương pháp phi xác
suất thuận tiện. “Tâm lí sính ngoại” cũng không quá phổ biến rộng rãi trong xã hội chủ yếu chỉ ở
một số thanh thiếu niên hiện nay, họ quan niệm rằng sính ngoại để thể hiện đẳng cấp cá nhân,
muốn chạy đua theo thời đại, coi việc mê Tây là hội nhập. Song vẫn còn một bộ phận giới trẻ
không bị lôi kéo bởi thời đại, họ trân trọng những kết quả của người Việt sáng tạo và cũng
không muốn đất nước bị Tây hóa. Kết quả nghiên cứu trên trình bày những điểm khái lược căn
bản về một mặt nào đó trong những diễn biến tâm lí đa dạng của con người. Vì vậy chúng ta
cần có những hiểu biết tốt hơn trên phương diện văn hóa để không đánh mất bản sắc dân tộc
Việt.
4.2. Khuyết điểm của nghiên cứu
Do tình hình covid-19 nên nghiên cứu không thể khảo sát một cách chính xác, công cụ
khảo sát chưa được chuẩn hóa cụ thể, mang tính chủ quan, ít được sử dụng rộng rãi, độ tin cậy
không cao do không xác định được sai sô lấy mẫu, không kết luận cho tổng thể từ kết quả mẫu.
Câu trả lời từ cuộc khảo sát chưa được chỉnh chu. Do đó làm giảm sự tin cậy của kết quả nghiên
cứu.
4.3. Đề xuất hướng tiếp theo
Do có nhiều khuyết điểm trong phương pháp nghiên cứu khảo sát. Đề suất hướng
nghiên cứu thực nghiệm để thu thập thông tin bằng phương pháp phỏng vấn, lấy số liệu trực
tiếp để khảo sát được tốt hơn. Phương pháp này thu thập thông tin từ người trả lời phỏng vấn
dựa trên các câu hỏi do người phỏng vấn đặt ra. Sau đó chuyển tiếp thông tin về số liệu thực tế
để tìm hiểu về quan niệm, lối sống và cách ứng xử của con người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


(T/H), K. V. (2018, 11 11). NTD đang chuộng thương hiệu hơn chất lượng? Retrieved from Thương
Trường: https://thuongtruong.com.vn/news/ntd-dang-chuong-thuong-hieu-hon-chat-luong-
9218.html#

Chi, T. (2020, 1 17). Xóa bỏ tâm lý sính ngoại. Retrieved from Nhân dân điện tử: https://nhandan.vn/tin-
tuc-kinh-te/xoa-bo-tam-ly-sinh-ngoai-447429?fbclid=IwAR1km57JoZE-
ZepoKeRVewlLOBcZdOFqTdO21TCip0V0cX81KvxaKKp8tmA

Dương, X. (2019, 8 30). Người Việt - Đức tin và thói sính ngoại. Retrieved from Giáo dục Việt Nam:
https://giaoduc.net.vn/goc-nhin/nguoi-viet-duc-tin-va-thoi-sinh-ngoai-post201946.gd?
fbclid=IwAR1km57JoZE-ZepoKeRVewlLOBcZdOFqTdO21TCip0V0cX81KvxaKKp8tmA

L.C. (2019, 11 15). Nhiều người Việt có tâm lý "sính ngoại" trong tiêu dùng. Retrieved from Lao Động
Online: https://laodong.vn/thi-truong/nhieu-nguoi-viet-co-tam-ly-sinh-ngoai-trong-tieu-dung-
766330.ldo?fbclid=IwAR12e3b6wW3H0KAs7tG0BK8ajBAObHKqiOonXQmihFY6hG-
hXXRK7DcZBNM

Nikolic, M. (2019, 12 5). Mê Tây sính ngoại. Retrieved from VnExpress: https://amp.vnexpress.net/me-
tay-sinh-ngoai-4022465.html

Trần Thị Kim Xuyến & Nguyễn Thị Hồng Loan. (2002). Nhập môn xã hội học. Hà Nội: Thống kê.

You might also like