You are on page 1of 2

THỰC TRẠNG TỬ VONG SƠ SINH HIỆN NAY

Mỗi ngày trên thế giới có khoảng 15.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong, 46% trong
số này (tương đương 7.000) là trẻ sơ sinh. Tính chung cả năm 2016, có khoảng 5,6
triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong, trong khi con số này năm 2000 là 9,9 triệu. Mặc dù số
trẻ dưới 5 tuổi tử vong đã giảm rất mạnh, nhưng tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong lại đang
tăng, từ 41% lên 46% trong cùng thời kỳ.
Theo Stefan Swartling Peterson, Trưởng nhóm Y tế và Sức Khỏe của
UNICEF: " Kể từ năm 2000 có khoảng 50 triệu trẻ dưới 5 tuổi được cứu sống. Kết
quả này là do sự nỗ lực của chính quyền các nước và các tổ chức phát triển nhằm
ngăn chặn số trẻ tử vong trước tuổi trưởng thành trên toàn thế giới". Các nhà khoa
học dự đoán rằng, với chiều hướng như hiện nay, thế giới sẽ có khoảng 60 triệu trẻ
dưới 5 tuổi tử vong trong khoảng thời gian từ 2017 đến 2030, một nửa trong số đó
là trẻ sơ sinh. Những quốc gia nghèo có số lượng trẻ sơ sinh tử vong cao nhất. Hầu
hết các trường hợp trẻ sơ sinh tử vong nằm ở 2 khu vực: Nam Á (39%) và Châu
Phi vùng hạ Sahara (38%). Năm nước chiếm hơn một nửa số trẻ sơ sinh tử vong
của thế giới là Ấn Độ (24%), Pakistan (10%), Nigeria (9%), Cộng hòa Dân chủ
Congo (4%) và Ethiopia (3%). Ở châu Phi vùng hạ Sahara, ước tính cứ 36 trẻ sinh
ra thì có 1 trẻ tử vong ngay trong tháng đầu tiên, trong khi ở các nước có thu nhập
cao, tỉ lệ này là 1/333. Nếu tình trạng này không được cải thiện, hơn 60 quốc gia sẽ
không đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc. Mục tiêu này
nhằm chấm dứt số ca tử vong ở trẻ sơ sinh có thể ngăn ngừa được vào năm 2030
và một nửa số quốc gia này sẽ không đáp ứng được mục tiêu 12/1.000 trẻ sơ sinh
tử vong vào năm 2050.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, các nguyên nhân lớn gây tử vong sơ sinh gồm:
nhiễm trùng sơ sinh (32%), sinh ngạt và sang chấn sản khoa (29%), non tháng và
biến chứng của sinh non cùng các bất thường bẩm sinh (34%). Có từ 40 đến 60%
tử vong sơ sinh có thể phòng ngừa được bằng những biện pháp rất đơn giản, như:
sinh sạch, chăm sóc rốn, huấn luyện nhân viên y tế, trang thiết bị tối thiểu.
Trong một cuộc điều tra về tử vong mẹ, tử vong sơ sinh Việt Nam giai đoạn
2006 - 2007 đã được tiến hành từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2009 của Viện Chiến
lược và Chính sách Y tế, kết quả: 80% bà mẹ tử vong có trình độ học vấn thấp
dưới trung học phổ thông, 60% trường hợp bà mẹ tử vong có nghề nghiệp là nông
dân; 53,3% trẻ sơ sinh tử vong sống ở miền núi, 33,3% ở đồng bằng và 13,3% ở
thành thị; đẻ non/nhẹ cân là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sơ sinh (38,1%)
đúng cho mọi khu vực địa lý; nguyên nhân ngạt đứng thứ hai (24,9%) ở thành thị
và miền núi, ở đồng bằng lại có tỉ lệ rất thấp; nguyên nhân nhiễm khuẩn đứng hàng
thứ ba (15,8%) chủ yếu ở miền núi; các dị tật bẩm sinh, tim bẩm sinh là nguyên
nhân thứ tư (8,8%) gây tử vong sơ sinh. Các yếu tố liên quan đến tử vong sơ sinh:
đứng đầu là kém hiểu biết, lạc hậu (28,9%), đặc biệt ở khu vực miền núi; tiếp đến
là do sinh tại nhà (20%) (cũng chủ yếu là ở khu vực miền núi); đứng thứ ba là do
cấp cứu, chuyển tuyến chậm (chủ yếu ở khu vực miền núi) và lý do nhà xa cơ sở y
tế (đặc biệt ở miền núi).
Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí The Lancet cho thấy tỉ suất
tử vong sơ sinh trong tuần đầu chiếm tới 72% tử vong sơ sinh. Đặc biệt, nhiều yếu
tố liên quan đến tử vong sơ sinh cũng được chỉ ra trong báo cáo MICS 2014, cụ
thể: tỉ suất tử vong sơ sinh ở nhóm mẹ có độ tuổi dưới 20 và từ 35 trở lên lần lượt
là 25‰ và 27‰, trong khi đó tỉ suất tử vong sơ sinh ở nhóm mẹ có độ tuổi từ 20 -
34 chỉ xấp xỉ 9‰; tỉ suất tử vong sơ sinh ở nhóm trẻ là con thứ tư trở lên là > 55‰,
cao hơn rất nhiều so với nhóm con thứ ba trở xuống (< 11,5‰); khoảng cách giữa
các lần sinh: tỉ suất tử vong sơ sinh ở nhóm có khoảng cách so với lần sinh trước
dưới 2 năm là 28,1‰; cao hơn nhiều so với nhóm có khoảng cách với lần sinh trên
2 năm là 16,8‰; 3 năm là 14,7‰; 4 năm trở lên là 11,4‰.
Một số bệnh lý của mẹ có ảnh hưởng xấu đến thai nhi và trẻ sơ sinh, như:
mẹ bị thiếu máu nặng, bị tăng huyết áp khi mang thai thì trẻ sinh ra nhẹ cân, chết
khi sinh; mẹ bị băng huyết khi sinh thì con sinh ra bị ngạt thở, chết khi lọt lòng; mẹ
bị nhiễm trùng máu thì con sinh ra bị nhiễm trùng huyết; mẹ mắc các bệnh truyền
nhiễm (giang mai, HIV, viêm gan, sốt rét, . . .) thì con bị sẩy thai, sinh non, nhiễm
khuẩn mắt, viêm phổi, giang mai bẩm sinh, HIV, . . .
Nguyên nhân dẫn tới tử vong chu sinh ở trẻ dễ nhận thấy nhất là tình trạng
thấp cân do non tháng chiếm tỉ lệ rất cao, đặc biệt thai nhi chưa được 28 tuần và
trong khoảng từ 28 - 34 tuần. Với thai nhi được 35 - 37 tuần, hoặc trên 42 tuần thì
tỉ lệ này giảm rõ rệt. Còn với trường hợp tử vong trước sinh, chủ yếu là không rõ
nguyên nhân (trên 70%), tiếp đó là do các bệnh lý về dây rốn và bánh nhau như:
dây rốn thắt nút, dây rốn xoắn, nhau bong non và thai dị dạng. Các trường hợp tử
vong trong khi sinh, nguyên nhân hàng đầu được xác định là do dị tật bẩm sinh
như: vô sọ, thoát vị rốn (chiếm 66%), sau đó đến bệnh lý về dây rốn và bánh nhau.
Nguyên nhân tử vong sau sinh 7 ngày, chủ yếu do trẻ mắc bệnh lý hô hấp liên quan
đến trẻ non tháng (bệnh màng trong, dị tật bẩm sinh, viêm phổi, . . . ). Với trường
hợp tử vong do ngạt, trước đây chiếm tỉ lệ cao thì hiện nay đã hạn chế nhờ có sự
phối hợp chặt chẽ giữa chuyên ngành sản và sơ sinh, đồng thời công tác tiên lượng
những trường hợp sinh khó được tiến hành thường xuyên trong suốt thời kỳ mang
thai cho tới lúc sinh, nên việc chuẩn bị các biện pháp can thiệp được thực hiện tốt.
Trong số các nguyên nhân gây nên cái chết của trẻ dưới 5 tuổi, viêm phổi và
tiêu chảy là hai nguyên nhân hàng đầu, chiếm khoảng 16% và 8% trên toàn thế
giới; sinh non và các biến chứng trong khi chuyển dạ là các nguyên nhân khiến
30% trẻ sơ sinh tử vong trong năm 2016. Ngoài con số 5,6 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử
vong hàng năm, thế giới còn có 2,6 triệu trường hợp thai chết lưu; điều đáng nói là,
phần lớn trong số đó có thể ngăn ngừa được.
TS.BS Nguyễn Trọng Nơi – Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai

You might also like