You are on page 1of 63

Chương 7: HÓA HỌC HEMOGLOBIN

Phần 1: CHUYỂN HÓA HEMOGLOBIN


Slide 1: Giới thiệu
- Tế bào hồng cầu có hình dạng đĩa lõm hai mặt với đường kính khoảng 7 micromet

● Chức năng chính của hồng cầu:

+ Vận chuyển O2 từ phổi đến mô


+ Vận chuyển CO2 từ mô đến phổi và thải ra ngoài

● Chức năng này thực hiện được nhờ hồng cầu có hemoglobin (Hb)
● Mỗi hồng cầu có 640 triệu phân tử Hb

Slide 2: Cromoprotein
- Hemoglobin thuộc cromoprotein là Protein tạp có nhóm ngoại là sắc tố. Có 2 loại
Cromoprotein:

 Không có nhân porphyrin trong cấu trúc: Flavoprotein (nhóm ngoại chứa riboflavin),
Feritin (nhóm ngoại là Fe), Homocyanin (nhóm ngoại là Cu)
 Có nhân porphyrin: Hemoglobin (sắc tố đỏ của hồng cầu), Myoglobin (sắc tố mang oxy
chính của các mô cơ), Chlorophyl (diệp lục tố)

Slide 3: Porphyrin

Cấu tạo hóa học của Porphyrin bắt nguồn từ vòng pyrol,
có 2 cách viết à
Nhân porphin của porphyrin gồm

 4 vòng pyrol đánh số la mã I, II, III, IV (chiều


KĐH)
 Các vòng pyrol được nối với nhau qua 4 cầu nối methenyl (-
CH=) ký hiệu a, b, γ, δ
 Trên cấu trúc của nhân porphin, nó tạo ra được khung sườn với 8
vị trí carbon để liên kết với các nhóm thế được đánh số từ 1 đến
8.

Slide 4:
Tại 8 vị trí carbon này, các gốc
thế sẽ được gắn vào. Khi gốc thế

1
gắn vào thì hoàn thành được cấu trúc của vòng porphyrin. Các gốc thế có thể là 1 trong 6 loại
gốc thế trong bảng

Slide 5:

Tùy theo nhóm thế nào gắn vào carbon số mấy mà ta sẽ được 1 số loại porphyrin như sau

Trong đó quan trọng nhất là Protoporphyrin IX vì đây là chất sẽ kết hợp trực tiếp với sắt để tạo
thành nhân Hem của hemoglobin

Nhìn vào hình thì ta dễ dàng thấy được Protoporphyrin IX gồm 3 nhóm thế:

1. Methyl gắn vào vị trí carbon số 1, 3, 5, 8


2. Vinyl gắn vào vị trí carbon số 2, 4
3. Propionyl gắn vào vị trí carbon số 6, 7

Slide 6:
Ở người có 3 loại porpyrin: Protoporphyrin, Uroporphyrin, Coproporphyrin

 Tính chất

 Có màu
 Độ tan phụ thuộc số lượng nhóm carboxyl
 Tạo phức với kim loại như là tạo phức với Mg, Fe,...
 Tính kiềm yếu (nhờ N của nhân pyrol) + tính acid (nhóm –COOH mạch nhánh).
 Điểm đẳng điện pHi ~ 3-4.5

Slide 7: Cấu tạo hemoglobin

- Hemoglobin là huyết cầu tố hay huyết sắc tố, ký hiệu là Hb


- Hồng cầu người chứa 32% Hb (15g/100ml máu toàn phần)
- Hb gồm 2 phần: protein thuần là globin và nhóm ngoại là Hem.

Slide 8: đầu tiên là cấu trúc của Hem


- Là hợp chất gồm có nhân protoporphyrin IX gắn với sắt hóa trị II (Fe2+)

2
- Fe2+ nằm ở trung tâm nối với 4 nguyên tử N của 4 vòng pyrol qua 4 liên kết (2 lk CHT và 2 lk
phối trí)

Trong hình thì Fe nối với vòng pyrol số 1 và 3 bằng lk CHT (nét liền), Fe nối với vòng pyrol số 2
và 4 bằng lk phối trí (nét đứt)

Slide 9:

Hem khi bị oxi hóa sẽ chuyển thành hematin, khi đó Fe2+ biến thành Fe3+.

Các phân tử hematin khi ở dạng muối clohydrat sẽ kết tinh thành tinh thể Hemin (hay còn gọi là
tinh thể Teichman) có màu tím và được ứng xác định dấu vết nghi ngờ tại hiện trường có phải là
vết máu hay không

Slide 10: cấu trúc của Globin

Globin gồm 4 chuỗi polypeptide giống nhau từng đôi một.


Như ở globin của HbA có cấu trúc bậc I là : + 2 chuỗi α mỗi chuỗi có 141 aa
+ 2 chuỗi β mỗi chuỗi có 146 aa
à Tổng cộng có 574 aa

Slide 11:
Trong cấu trúc bậc II: 80% aa của các chuỗi α, β tạo nên các đoạn xoắn α helix (giống lò xo).
Cụ thể là: + chuỗi α tạo nên 7 đoạn xoắn
+ chuỗi β tạo nên 8 đoạn xoắn

 Mỗi đoạn xoắn từ 7 – 20 aa, ký hiệu A, B, C…

Trong cấu trúc bậc III

 Các chuỗi α, β cuộn khúc tại đoạn aa không xoắn


 Mỗi chuỗi polypeptid xoắn và cuộn khúc kết hợp với Hem = tiểu đơn vị của Hb

Trong cấu trúc bậc IV

 4 tiểu đơn vị trong cấu trúc bậc 3 kết hợp với nhau tạo thành 1 phân tử Hb (tetremer)

Về mặt không gian

 Chuỗi Globin tự nó cuộn lại tạo thành khe kỵ nước


 Hem vùi trong khe kỵ nước, đây là vị trí gắn nhả oxy

Slide 12: sự kết hợp giữa hem và globin

3
Mỗi chuỗi polypeptide của globin kết hợp 1 Hem qua 2 liên kết phối trí giữa Fe2+ của Hem với
2N của nhân imidazol thuộc aa Histidin E7 và F8 à một tiểu đơn vị

 His F8 (thuộc vị trí thứ 8 của đoạn xoắn thứ 6): gọi là his gần và His E7 (thuộc vị trí
thứ 7 của đoạn xoắn thứ 5): gọi là his xa vì trong cấu trúc bậc 3 thì His F8 có khoảng
cách đến nguyên tử Fe2+ gần hơn so với His E7. Và vì His E7 nằm xa hơn nên liên kết
của nó cũng yếu hơn, khi Hb kết hợp với 1 phân tử oxy thì liên kết phối trí giữa His E7
và Fe2+ bị đứt, oxy gắn vào thế chỗ His E7.

Slide 13: Các loại Hemoglobin

- Đối với các loại hemoglobin thì hem là giống nhau, chỉ có globin là khác nhau do globin
được mã hóa từ các gen nên Globin quyết định đặc tính chủng loại của Hb.
- Các globin khác nhau do thành phần & thứ tự sắp xếp của các aa khác nhau làm thay đổi
cấu trúc và tính chất của Hb.

Slide 14: Các loại Hemoglobin bình thường ở người


- Trong 3 tháng đầu của thai kì, ta có các Hb phôi như HbG1, HbG2, HbP
- Từ 6 tháng sau của thai kì sẽ có HbF
- Ở người trưởng thành thì nhiều nhất là Hb A gồm 2 chuỗi a & 2 chuỗi b: 95-98%, HbA2
(a2d2): 2-3%, HbF: <1%

Slide 15: Hemoglobin bất thường

● Sự thay đổi thành phần và thứ tự của các aa trong phân tử Globin
● Thay đổi về cấu trúc của globin dẫn đến thay đổi tính chất của Hb, như là thay đổi độ tan
và độ bền vững của Hb
● Ảnh hưởng đến ái lực của Hb đối với oxy cũng như sự vận chuyển oxy đến các tổ chức

à Hb bất thường gây bệnh lý

Slide 16: Hemoglobin bất thường

Những bất thường trên globin là do những đột biến xảy ra trên cấu trúc gen mã hóa nên Globin
hoặc sai lệch trong quá trình sao chép.

Ở người bình thường, tại vị trí thứ 6 trên chuỗi b của HbA là acid glutamic. Nhưng ở HbS có 2
chuỗi b đột biến, tại vị trí thứ 6 acid glutamic bị thay thế bằng valin làm biến dạng hồng cầu
thành hồng cầu liềm. HC bị phá hủy gây thiếu máu tiêu huyết mãn tính, đau kéo dài, đột quỵ, suy
thận…

Tương tự như HbS thì HbC vị trí thứ 6 trên chuỗi b bị thay thế bởi lysin làm hồng cầu có hình
bia và gây thiếu máu huyết giải nhẹ.

4
HbM: Fe luôn ở trạng thái Fe3+ tạo methemoglobin máu, ở trạng thái Fe3+ thì Hb kh vận
chuyển được oxy

Thalassemia: Bệnh thiếu máu do di truyền xảy ra vì có sự mất cân bằng trong tổng hợp các
chuỗi polypeptide của globin

 Bệnh α- thalassemia: Do bất thường trong tổng hợp chuỗi polypeptide α, gây bệnh thiếu
máu hồng cầu nhỏ nhược sắc
 Bệnh β- thalassemia: Do có những đột biến trong tổng hợp chuỗi β, gây bệnh thiếu máu
huyết giải. Xảy ra chủ yếu ở vùng Địa Trung Hải

Slide 17: Tính chất của hemoglobin

1. Kết hợp với O2


2. Kết hợp với CO2
3. Kết hợp CO
4. Sự oxy hóa Hb
5. Tính chất enzyme của Hb

Slide 18: Kết hợp với O2

Cơ chế kết hợp:

 Là phản ứng gắn oxy, không phải PƯ oxh vì ion sắt vẫn còn hóa trị 2
 Lk phối trí giữa His E7 và Fe2+ bị đứt, 1 phân tử O2 sẽ thế chỗ His E7 để gắn với Fe2+
 1 phân tử Hb gắn được 4 phân tử O2

Slide 19: Deoxyhemoglobin- Oxyhemoglobin

 Cấu hình không gắn oxy (Deoxyhemoglobin)


 Dạng “căng” hay trạng thái T (Tense)
 Có ái lực yếu đối với oxy
 Dimer αβ tương tác với nhau qua hệ thống lk hydro và ion
 Bền vững nhờ sự hình thành các cầu muối giữa các chuỗi

 Cấu hình gắn oxy (Oxyhemoglobin)


 Dạng “giãn” hay trạng thái R (Relax)
 Có ái lực mạnh đối với oxy
 Liên kết hydro và ion giữa các dimer bị cắt đứt, các cầu muối bị phá vỡ, các chuỗi
polypeptid di chuyển tự do hơn

5
Slide 20: Các yếu tố ảnh hưởng sự kết hợp giữa Hb với O2

 Tương tác hem-hem

 Các tiểu đơn vị có tác động cộng lực: sự kết hợp của 1 phân tử oxy với Hem đầu tiên sẽ
làm tăng ái lực của oxy với các Hem còn lại à Hb gắn oxy theo cơ chế hiệp đồng

 Phân áp của O2 (pO2)

 Ở phổi: pO2 cao, PƯ theo chiều thuận tạo HbO2 theo máu đến mô
 Ở mô: pO2 thấp, PƯ theo chiều nghịch, HbO2 bị phân ly nhả O2 để cung cấp cho các mô
 Hb đóng vai trò vận chuyển O2 từ phổi đến các tổ chức

Slide 21:

 Sự thay đổi của pH – hiệu ứng Bohr

 Khi ↓ pH của máu hay khi ↑ phân áp CO2 (pCO2) tăng, khả năng kết hợp với oxy của Hb
giảm và ngược lại

 Chất điều hòa 2,3-BPG (2,3-biphosphoglycerat)

 Sản phẩm trung gian của con đường đường phân


 Giúp giải phóng oxy ở các tổ chức một cách dễ dàng
 Vị trí kết hợp: khe hở giữa 2 chuỗi β, trung tâm phân tử deoxyhemoglobin

Slide 22: Kết hợp với carbon dioxyd (CO2) bằng 2 kiểu

 Kết hợp trực tiếp: Qua nhóm -NH2 tự do của 4 chuỗi polypeptid tạo dẫn xuất
carbaminohemoglobin (Carbohemoglobin) bằng phản ứng thuận nghịch

Phản
ứng
xảy ra
phụ thuộc vào phân áp CO2 (pCO2). Tuy nhiên ở cơ thể mình thì sự chênh lệch pCO2 giữa phổi
và các mô khác không quá lớn vì vậy với cơ chế này thì Hb không đáp ứng được nhu cầu bài tiết
CO2 của cơ thể, vì vậy có cơ chế kết hợp gián tiếp.

Slide 23:

6
 Kết hợp gián tiếp: hay còn được gọi là con đường thủy hóa, nó xảy ra nhanh và mạnh
hơn rất nhiều so với con đường trực tiếp.

Con đường này diễn ra như sau:


Từ mô, CO2 khuếch tán vào huyết tương và vào hồng cầu. Tại đây, CO2 kết hợp với H2O tạo
thành H2CO3 (nhờ xúc tác của enzyme carbonic anhydrase). H2CO3 là acid yếu phân li thành
HCO3- và H+. Từ hồng cầu HCO3- khuếch tán vào huyết tương để cân bằng nồng độ pH máu.
Do HCO3- liên tục khuếch tán từ hồng cầu vào huyết tương nên Cl- (ion clo) từ huyết tương đi
vào hồng cầu để lập lại cân bằng điện tích. H+ sau khi tạo ra rất dễ dàng gắn kết với Hb ở vị trí
Hb vừa nhả oxy ra.

Hb sẽ mang H+ theo máu đến phổi, tại đây phân áp oxy cao, oxy sẽ gắn vào Hb phóng thích H+
ra khỏi Hb. HCO3- khuếch tán từ huyết tương vào hồng cầu và kết hợp với H+ tạo thành
H2CO3. Dưới xúc tác của enzyme carbonic anhydrase, H2CO3 phân li thành CO2 và H2O. Khí
CO2 khuếch tán từ hồng cầu vào trong phế nang và đi ra ngoài khi thở.

Slide 24: Kết hợp với carbon monoxyd (CO)

- Khí CO được tạo ra trong các đám cháy không hoàn toàn. Trong đám cháy có khí CO, CO2, O2
nhưng vì CO có ái lực với Hb mạnh hơn oxy khoảng 200 lần cho nên hầu hết Hb của nạn nhân
gắn kết với CO, thậm chí nó còn dễ dàng đẩy oxy ra khỏi HbO2. Khi đó Hb không còn khả năng
vận chuyển oxy.
- Trong trường hợp ngộ độc CO, người ta phải giữ thông khí tốt cho bệnh nhân, cho ngửi oxy
nồng độ cao hay điều trị bằng oxy cao áp để phân ly HbCO

Slide 25: Sự oxy hóa hemoglobin

7
Các chất oxy hóa (nitrit, nitrate, clorate, ferricanid, nitrobenzen, polyphenol…) có thể oxy hóa
Fe2+ của Hb thành Fe3+ tạo thành methemoglobin (M-Hb) và giải phóng điện tử

 Trong cơ thể có một lượng nhỏ MetHb luôn được duy trì <1%, việc duy trì là nhờ hệ
thống khử của hồng cầu, đặc biệt là hệ thống khử NADH dependent methemoglobin
reductase hoạt động thông qua enzyme G6PD
 Kế tiếp là hệ thống NADP/NADPHH+ được tạo ra từ con đường HMP của thoái hoái
glucid, hoặc các hệ thống khác như acid ascorbic (vitamin C) và hệ thống glutathion khử
để tái tạo HHb.
 Tím tái xuất hiện khi nồng độ MetHb >1,5%
 Điều trị: tiêm các chất khử mạnh (xanh metylen, vitamin C... )
 Bình thường Met Hb <1%. Met Hb tăng trong:
- Ngộ độc bởi các chất oxy hóa
- Thiếu men khử Met Hb do di truyền
- Các bệnh Met Hb máu do các dạng Hb bất thường (HbM)

Slide 26: Tính chất enzyme của hemoglobin

Hb có tính chất của oxidoreductase xúc tác các p/ứ oxh khử

Phần 2:TỔNG HỢP VÀ CHUYỂN HÓA HEMOGLOBIN

8
Tổng hợp và thóa hóa hemoglobin

Ta đi qua 3 phần: tổng hợp hemoglobin, thoái hóa hemoglobin và rối loạn chuyển hóa
hemoglobin
Đọc slide,,,,,,,, đây là sơ đồ tổng hợp hemoglobin
Tổng hợp hemoglobin phần này được chia thành 2 như sau, tổng hợp globin và tổng hợp hemo
Tổng hợp globin ( đọc slide)
(Slide tiếp) đây là hình thể hiện cơ quan tạo máu và tỉ lệ % các chuỗi globin dc tổng hợp trg quá
trnhf phát triển

Trong suốt quá trình phát triển của cnguoi, các gen mã hóa các chuỗi polypeptide của globin
được biểu hiện vào các giai đoạn khác nhau. Hb đầu tiên xuất hiện tron gquas trình tạo phôi là
Hb Gower I gồm 2 chuỗi zeta, 2 chuỗi epsilon. Khi phôi đến tuần thứ 8, gen mã hóa các chuỗi
này bị kìm hãm, thay vào đó là các gen mã hóa cho 2 chuỗi alpha và 2 chuỗi gama đc biểu hiện.
điều này tạo ra HbF thay thế cho Hb Gower I và trở thành Hb chính của bảo tai. Trong thời kì
chuyển từ phôi thai lên đến bào thai, xuất hiện một số loại Hb khác : Hb Portland, gower II,
chúng k quan trọng và biến mất trong thời kì sơ sinh. 3 tháng cuối thai kì HbA mới xuát hiện.
Ở trẻ so sinh, tỉ lệ HbF cao và giảm dần sau vài tháng nhường chỗ cho HbA. Trẻ trên 6 tháng
tuổi có thành phần Hb gần giống hệt người lớn.

Tổng hợp hem (đọc slide)

(slide tiếp) gd 1

9
Gd2, có 3 giai đoạn, các hình ảnh sau đây minh họa cho 3 giai đoạn đó.
( slide tiếp) 3 bước đó như sau (đọc).
Phần tiếp theo là thoái hóa hemoglobin, thoái hóa hemoglobin có 2 đường là đường tiêu hóa và
được thủy phân khi chết đi trong cơ thể.
(slide tiếp) ở đường tiêu hóa:

(đọc 2 slide tiếp)

10
3. Rối loạn chuyển hóa Hemoglobin:

3.1. Các trường hợp vàng da:


Bilirubin: hay còn gọi là sắc tố màu vàng, được hình thành tự quá trình phá vỡ tự nhiên của hồng
cầu, sau đó di chuyển trong máu đến gan và đào thải qua nhiều con đường khác nhau.
Bình thường:

 Bilirubin toàn phần (Bi TP) /huyết thanh: <10mg/L


 Bilirubin gián tiếp (Bi TT) hay bilirubin tự do (Bi LH)/huyết thanh: chiếm 85% Bi TP ~
0-2mg/L
 Bilirubin trực tiếp (Bi TT) hay bilirubin liên hợp (Bi LH)/huyết thanh: chiếm 15% Bi TP
~ 0-2mg/L.

Khi bilirubin toàn phần tăng (vượt quá mức 20-25mg/L)

 Xuất hiện vàng da (jaundice hay icterus)


 Nếu tăng bilirubin liên hợp: bilirubin liên hợp khuếch tán qua thành mạch ra các tổ
chức, đặc biệt là da và niêm mạc gây vàng da.
 Nếu tăng bilirubin tự do: nồng độ bilirubin tự do vượt quá khả năng kết hợp của
albumin huyết thanh, phần còn lại tách khỏi thành mạch và khuếch tán vào các mô và gây
sự lắng đọng ở các mô, chủ yếu là da và niêm mạc gây vàng da.

3.1.1. Vàng da do nguyên nhân trước gan (tăng bilirubin TD)


Gặp ở những trường hợp:

 Do tan huyết: như các bệnh về hemoglobin bất thường (HbS, thalassemia, Minkowski-
Chauffard,…)
 Bệnh di truyền do thiếu G6PD
 Bệnh miễn dịch: truyền nhầm nhóm máu, bất đồng nhóm máu-Rheus,…
 Bệnh mắc phải: sốt rét, sốt xuất huyết, nhiễm trùng, nhiễm độc các dung môi hữu cơ,…

Xét nghiệm:

 Máu: bilirubin TD tăng cao, bilirubin LH tăng nhẹ hay bình thường.
 Nước tiểu và phân: tăng urobilinogen trong nước tiểu và stercobilinogen trong phân.

11
Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh:

 Tăng nồng độ bilirubin tự do trong máu.


 Nguyên nhân: do hệ thống liên hợp, các thụ thể ở màng tế bào gan cũng như các protein
vận chuyển qua màng tế bào gan chưa phát triển bình thường làm tăng bilirubin tự do trong
máu gây vàng da.
 Thường xảy ra: vào ngày thứ 2 hay thứ 3 sau sinh, đặc biệt ở trẻ sinh non.

3.1.2. Vàng da do nguyên nhân tại gan (tăng bilirubin hỗn hợp)
Bệnh di truyền: do sự thiếu hụt enzyme liên hợp bilirubin UDP glucuronyl transferase:

 Hội chứng Crigler-Najar loại I, loại II: là bệnh di truyền lặn trên NST thường, trong đó
hoạt tính của enzyme liên hợp bilirubin UDP glucuronyl transferase cũng bị giảm theo các
mức độ khác nhau.
 Bệnh Gilbert: tan huyết cùng với giảm khả năng thu nhận bilirubin vào tế bào gan và giảm
hoạt tính của enzyme bilirubin UDP glucuronyl transferase.
 Xét nghiệm máu: bilirubin TD tăng cao.

Bệnh mắc phải: chủ yếu gặp trong các bệnh viêm gan do virus, nhiễm độc gan do hóa chất (như
chloroform, paracetamol,…), xơ gan, ung thư gan,…

 Tổn thương tại gan do giảm khả năng liên hợp làm cho bilirubin tự do trong huyết thanh
tăng, đồng thời khả năng tái tạo bilirubin từ urobilinogen giảm sút gây tăng urobilinogen
trong nước tiểu.
 Tổn thương tại gan đồng nghĩa nhu mô của gan bị phù nề, gây chèn ép các bị quản mật dẫn
đến tắc mật làm cho bilirubin liên hợp không xuống mật và ruột được, tràn vào máu gây
tăng bilirubin liên hợp trong máu và xuất hiện sắc tố mật trong nước tiểu.

Xét nghiệm:

 Máu: bilirubin TD và bilirubin LH đều tăng


 Nước tiểu: urobilinogen tăng, sắc tố mật (+)
 Phân: stercobilinogen giảm

3.1.3. Vàng dạ sau gan (tăng bilirubin liên hợp)


Gặp trong các trường hợp tắc đường dẫn mật như sỏi mật, ung thư đầu tụy, hạch to chèn ép
đường mật,…
Xét nghiệm:

 Máu: tăng bilirubin LH là chính


 Nước tiểu: muối mật (+), sắc tố mật (+)
 Phân: nhạt màu. Trong trường hợp tắc mật nặng hay hoàn toàn, phân có thể bạc màu.

3.2. Các rối loạn trong sinh tổng hợp Globin


Hàng trăm biến thể của hemoglobin đã được phát hiện do sự thay đổi các acid amin trên chuỗi
alpha hay beta globin, hoặc hiếm ở chuỗi gramma và delta.

12
Bệnh hemoglobin (hemoglobinopathy)

Bất thường trong cấu trúc bậc 1 của chuỗi globin. Do đột biệt trên các gen mã hóa chuỗi globin làm
thay đổi 1 aa trên chuỗi globin, khi kết hợp với hem sẽ tạo thành các loại hemoglobin khác nhau.
(hình ảnh ví dụ)

Thalassemia

Bất thường ở tốc độ sinh tổng hợp chuỗi globin với nồng độ bất thường (thiếu chuỗi alpha hoặc
beta)
Hậu quả là sự tổng hợp chuỗi gramma và delta sẽ tăng lên.
(hình ảnh ví dụ)

3.3. Bệnh ứ động porphyrin (porphyria)


Một nhóm bệnh do rối loạn trong sinh tổng hợp hem.
Đây là bệnh hiếm gặp, phần lớn do di truyền theo kiểu trội trên NST thường.
Nguyên nhân:

Thiếu hụt những enzyme khi tổng hợp hem gây tích tụ và tăng bài tiết các porphyrin hay tiền chất
của porphyrin (ALA, PBG).
Phân loại:

Dựa trên vị trí chính biểu hiện sự thiếu enzyme - ứ động tiền chất porphyrin xảy ra ở gan hoặc
các tế bào sản sinh hồng cầu của tủy xương):

 Porphyrias gan
 Porphyrias hồng cầu
 Porphyrias bất thường ở cả gan và hồng cầu

Biểu hiện lâm sàng:


Có thể ở da, hệ thống thần kinh hay vừa ở da vừa ở hệ thống TK.

Porphyrias không liên quan đến tình trạng thiếu máu.

13
CHƯƠNG 8:HÓA HỌC NUCLEOTID VÀ ACID NUCLEIC

1. Đại cương

Acid nucleic là polyme cấu tạo từ các nucleotid


Gồm acid deoxyribonucleic (ADN) và acid ribonucleic (ARN), chiếm 5 – 15% trọng lượng khô
của tế bào và ở dưới dạng nucleoprotein.
Có ở:

 Nhân tế bào (ADN, ARN)


 Bào tương (ARN)
2. Thành phần hóa học nucleotid và acid nucleic

Nucleotid và acid nucleic có 3 loại yếu tố cấu tạo:

 Acid phosphoric
 Pentose
 Base có nitơ

Nucleotid = H3PO4 + pentose + base có nitơ

Acid nucleic = polynucleotid

a. Acid phosphoric
Công thức là H3PO4, là acid vô cơ, tạo nên tính acid cho acid nucleic.
Có ở cả ADN và ARN.

14
b. Pentose
Acid nucleic gồm 2 loại đường pentose:

Ribose hiện diện ở ARN

Deoxyribose hiện diện ở ADN

Trong nucleotid, cả 2 loại pentose này đều ở dạng β-furanose

Trong dung dịch, ribose tự do có thể ở dạng thẳng (aldehyd) và dạng vòng (β-furanose).

Pentose trong ARN chỉ ở dạng vòng β-D-ribofuranose, trong AND chỉ có β-2’-deoxy-D-
ribofuranose.

Việc có hay không nhóm –OH ở vị trí C2’ của đường pentose ảnh hưởng tới độ bền của acid
nucleic trong môi trường kiềm.

Những sợi ADN vẫn nguyên vẹn và chỉ bị tách ra, ARN bị thủy phân thành các nucleotid.

15
c. Base có nitơ
Gồm 2 loại: base purin và base pyrimidin.

 Base purin

Là loại base có nhân purin, gồm adenin và guanin.

Ở thực vật, có nhiều base purin có chứa một số gốc methyl. Một số base này có dược tính.

16
 Base pyrimidin

Là loại base có nhân pyrimidin, gồm: cytosin, uracil và thymin.

ü Tính chất vật lý và hóa học của các base purin và pyrimidin
- Tính đồng phân

Các base đều có các dạng đồng phân tautome: dạng keto (lactam) – enol (lactim) và amin – imin,
thùy thuộc vào điều kiện pH.

Uracil có các dạng đồng phân lactam, lactim và double lactim.

17
- Tính hòa tan

Các base nitơ là các base yếu và tương đối ít tan trong nước ở pH sinh lý.

Trong tế bào, hầu hết purin và pyrimidin là thành phần cấu tạo của nucleotid và polynucleotid,
những hợp chất này có tính tan cao hơn.

Ở pH trung hòa, guanin ít hòa tan nhất.

- Sự hấp thu ánh sáng

Các base purin, pyrimidin hấp thu ánh sáng vùng tử ngoại và acid nucleic có cực đại hấp thu ở bước
sóng khoảng 260nm.

 So sánh thành phần hóa học giữa ADN và ARN

3. Nucleosid và nucleotid
a. Nucleosid

Nucleosid là sản phẩm thủy phân không hoàn toàn của acid nucleic, gồm 2 thành phần: base nitơ và
pentose, nối với nhau bằng liên kết β-N-glycosid.

18
Liên kết glycosid xoay hạn chế và tạo thành 2 dạng cấu trúc: syn và anti. Trong các nucleosid
pyrimidin và acid nucleic, dạng anti chiếm ưu thế.

Các nucleosid được đặt tên bằng cách thêm đuôi –idin vào tên gốc của base pyrimidin và đuôi –osin
vào tên gốc của base purin.

Ở dạng tự do, các nucleosid có lượng rất ít trong đa số các tế bào. Nucleosid dễ tách biệt và xác
định bằng sắc ký, chúng bị thủy phân bởi nucleosidase.

b. Nucleosid monophosphat (NMP): nucleotid

Nucleosid monophosphat còn được gọi là nucleotid, là đơn vị cấu tạo của acid nucleic và gồm có
base nitơ, pentose và acid phosphoric.

19
Nếu liên kết phosphoester vừa ở vị trí C2’ và C3’ hoặc C3’ và C5’, lúc đó mononucleotid có dạng
vòng.

Tùy theo base nitơ và pentose cụ thể mà ta có các NMP tương ứng

Các nucleotid trong ADN hấp thu ánh sáng cực tím và có thể gây biến đổi cấu trúc hóa học của
ADN.

20
3. NHỮNG NUCLEOTID TỰ NHIÊN
- Những nucleotid tự do, không phải là thành phần cấu tạo của acid nucleic, cũng được tìm thấy
trong các mô.
- Chúng có chức năng sinh học khác nhau và rất quan trọng:
– Là chất dự trữ và vận chuyển năng lượng sinh học
– Là coenzym
– Là yếu tố truyền thông tin nội bào

Dẫn xuất của adenosin


- Adenosine diphosphat (ADP) và adenosine triphosphat
(ATP).
- ADP và ATP đều lần lượt là cơ chất và sản phẩm của
sự phosphoryl oxy hoá.
- Hệ thống ADP – ATP đóng vai trò trong sự tích trữ và
vận chuyển năng lượng.
- ATP còn là nguồn năng lượng chủ yếu cho đa số các
phản ứng trong tế bào
- AMP vòng: là Adenosine 3’,5’- monophosphat (cyclic
AMP) - chất vận chuyển thông tin thứ hai trong cơ chế
hoạt động của hormon.
- S-adenosyl methionin: cung cấp nhóm methyl cho các
pư.
- Coenz: CoA, NAD+, FAD+…

21
4. POLYNUCLEOTID
- Nhiều nucleotid kết hợp với nhau thành chuỗi polynucleotid bằng liên kết cơ bản 3’-
5’phosphodiester, nối nhóm OH ở C3’ của nucleotid đứng trước với nhóm OH của gốc phosphat ở
C5’ của nucleotid kế tiếp.

Cấu tạo của một tetranucleotid pdApdGpdTpdC. Các nucleotid liên kết với nhau bằng liên kết 3’-5’
phosphodiester.

- Có thể biểu thị ngắn gọn một đoạn polynucleotid như hình
- Được ký hiệu pA-C-G-T-AOH, pApCpGpTpA hoặc Pacgta
Phần 5 (hóa học) – Chương 8:NHỮNG SẢN PHẨM TỔNG HỢP TƯƠNG TỰ

 Được sử dụng rộng rãi trong y học.

22
• Chúng có thể có 1 trong 2 tác dụng:
– Ức chế những enzym đặc hiệu của sự tổng hợp a. nucleic.
– Tác dụng lên sự kết hợp đôi base.

 Phần lớn các ứng dụng lâm sàng đều khai thác vai trò tiền chất của nucleotid đối với a.
nucleic và khai thác thời điểm tb phân chia, là lúc ADN được nhân đôi.

1. Chất 4 – hydroxypyrazolopyrimidin (Allopurinol) được dùng để điều trị tăng acid uric
máu và bệnh gout (thống phong): ức chế sự tổng hợp purin và hoạt động của xanthin
oxidase.

2. Cytarabin (arabinosylcytosin hay AraC): điều trị ung thư và nhiễm virus.

23
Cấu trúc hóa học của cytarabine và các sản phẩm tự nhiên liên quan, Spongothymidine và
Spongouridine, được phân lập từ bọt biển Tectitethya Cripta (trên cùng). Sơ đồ biểu diễn cơ
chế hoạt động của cytarabine trong các tế bào ung thư (dưới cùng).
3. 5-fluorouracil: dùng để điều trị ung thư.

24
Phương thức hoạt động

(Là một chất tương tự pyrimidine, 5-FU có thể được chuyển đổi thành các chất chuyển hóa độc tế
bào khác nhau trong các tế bào, kết hợp với DNA và RNA, và cuối cùng dẫn đến bắt giữ chu kỳ tế
bào và apoptosis bằng cách ức chế tổng hợp DNA. Nó là một loại thuốc đặc hiệu pha S. Ngoài sự
tương tác với DNA và RNA, 5-FU còn có thể ức chế hoạt động của phức hợp exosome, một
exonuclease đóng vai trò chính trong sự sống của tế bào.

Capecitabine, một loại thuốc chống ung thư mới, được hấp thu qua đường uống và chuyển thành 5-
FU trong các mô để đóng vai trò chống khối u.)

4. 5-iodo-2’deoxyuridine: dùng để điều trị viêm giác mạc do virus Herpes

5. Zidovudin (ZDV, hay còn gọi là azidothymidin (AZT)) được sử dụng trong điều trị
HIV

Azathioprin, chuyển hóa thành 6-mercaptopurin, được dùng khi ghép các cơ quan

25
Phần 6:ACID NUCLEIC

6. ACID NUCLEIC
Acid nucleic gồm 2 loại là acid deoxyribonucleic (ADN) và acid ribonucleic (ARN). Khi thủy phân
hoàn toàn acid nucleic, thu được 3 thành phần cấu tạo cơ bản là: acid phosphoric, đường 5C và base
nitơ. Đường 5C gồm 2 loại: ribose và deoxyribose. Base nitơ gồm 2 nhóm: base purin và base
pyrimidin. Base purin gồm: adenin (A) và guanin (G); base pyrimidin gom: cytosin (C), thymin (T)
và uracil (U).
A) ADN (Acid deoxyribonucleic) là một phân tử polyme, chứa gen là những đơn vị cơ bản của
thông tin di truyền.
* Thành phần cấu tạo:
ADN là một polynucleotid gồm rất nhiều nucleotid, có thể lên đến hàng triệu, nối với nhau bằng
những liên kết 3’,5' – phosphodiester. Thành phần hóa học của ADN gồm có 4 base nitơ A. G, C, T,
đường deoxyribose và acid phosphoric. Như vậy, 4 loại nucleotid tham gia cấu tạo phân tử ADN là
deoxyadenylat, deoxyguanylat, (deoxy) thymidylat, deoxycytidylat.

Hình. Một đoạn chuỗi đơn của ADN.......


* Cấu trúc ADN
Đó là một phần tử gồm 2 chuỗi polynucleotid xoắn đôi theo hai hướng ngược nhau, một sợi xoắn từ
5’ đến 3’ và sợi kia xoắn theo hướng từ 3’ đến 5’. Cấu trúc xoắn của hai chuỗi polynucleotid tạo
cho ADN có một cấu trúc bền vững, hai chuỗi không thể tách rời khởi nhau nếu như không được
mở xoắn.

Hình. Hai sợi ADN xoắn đối song


Phân tử ADN xoắn đôi có đường kinh 2 nm, mỗi vòng xoắn dài 3,4 nm và có 10 đôi base. Có 2
rãnh liên tục chạy vòng theo phía ngoài của sợi xoắn đôi, gọi là rãnh lớn và rãnh nhỏ. Trong các
rãnh, các protein có thể tương tác đặc hiệu với những nguyên tử của các nucleotid (thường bằng liên
kết hydro). Những protein điều hòa có thể kiểm soát sự biểu hiện gen của những gen đặc hiệu nhờ
tương tác đó. Các nguyên tử đường pentose và các nhóm phosphat xoay ra ngoài, hình thành các
liên kết kỵ nước đảm bảo tính ổn định cho phân tử ADN.

Hình. Liên kết hyđro giữa các base


Do đó, thứ tự các nucleotid của sợi nucleotid bên này sẽ quyết định thứ tự các nucleotid của sợi bên
kia và ngược lại. Thông tin di truyền nằm trong chuỗi nucleotid trên một sợi được gọi là sợi khuôn;
sợi đối diện được gọi là sợi mã hóa vì nó phù hợp với bản sao là ARN (nhưng uracil thay cho
thymin) mã hóa cho protein.
* Sự cân bằng base:
Theo nghiên cứu của Chargraff, thành phần base của ADN có đặc điểm là tổng số base purin bằng
tổng số base pyrimidin.
(Purin)/(Pyrimidin) = 1 ; A+C=G+T 》》》 (G + T)/(A + C) = 1
Phân tử ADN cấu trúc xoắn kép có số lượng base A và T bằng nhau, C và G bằng nhau. Phân tử
ADN có tỷ lệ G, C càng cao, số lượng liên kết hydro càng nhiều thì phân tử càng bền vững.
Điểm khác biệt ADN của sinh vật prokaryote (tế bào nhân sơ) với sinh vật eukaryote (tế bảo nhân
thật) là toàn bộ ADN của prokaryote mang thông tin mã hóa protein, còn ở sinh vật eukaryote chỉ
có một phần ADN mã hóa protein. Phần ADN mang thông tin di truyền mã hóa protein gọi là các
exon, trình tự ADN không mang thông tin di truyền gọi là intron.

*Tinh chất biến tính và hồi tính của ADN


Phân tử ADN bị biến tính (denaturation) khi nhiệt độ tăng, hoặc do tác động của những tác nhân
hóa học (như dung dịch kiềm hoặc urea...). Sự biến tính của ADN được dùng để phân tích cấu trúc
của nó. Cấu trúc sợi đôi của ADN trong dung dịch có thể bị tách ra khi tăng nhiệt độ hoặc giảm
nồng độ của muối.
26
ADN có khả năng hồi tính (renaturation). Khi nhiệt độ giảm đến một mức nhất định. hai mạch đơn
đã tách rời nhau liên kết lại với nhau theo nguyên lý bổ xung đôi base tạo nên chuỗi xoắn kép. Nếu
nhiệt độ hạ đột ngột, sự hồi tính không xảy ra, phân tử ADN ở dạng cuộn vô định hình.
Ứng dụng: tổng hợp nhân tạo ADN, công nghệ ADN tái tổ hợp.

Hình. Sự biến tính và hồi tính của ADN


*Các loại cấu trúc xoắn đôi của ADN:
Phân tử ADN có nhiều cấu trúc xoắn đôi khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ ẩm, các
cation hay trình tự các base. Đến nay, người ta đã mô tả được 6 loại A, B, C. D. E và Z; chúng được
tìm thấy trong những điều kiện thí nghiệm được kiểm soát triệt để. Mỗi loại được phân biệt bởi:
1 Chiều xoắn (xoắn phải hoặc xoắn trái)
2. Số đôi base trong mỗi vòng xoắn
3. Khoảng cách giữa mỗi đôi base
4. Khoảng cách lớn nhất giữa hai sợi

Bảng. Đặc điểm của một số loại cấu trúc xoắn đội của ADN
Loại B là loại gặp nhiều nhất trong những điều kiện sinh lý. Loại A tìm thấy khi môi trường chứa
nhiều Na+ hay K+ hơn, cấu trúc này được thấy ở dạng bảo từ của vì khuẩn Gram dương, đây là cơ
chế tự bảo vệ của vi khuẩn vi ADN ở dạng này bền vững với tia cục tim. Loại C, D, E không hiện
hữu. Loại Z được tìm thấy trong nhiễm sắc thể của ruồi dấm Drosophila,
*Các dạng cấu trúc của ADN:
ADN có một số dạng cấu trúc khác nhau:
- Dạng xoắn đơn gặp ở một số virut.
- Dạng xoắn đôi: phổ biến nhất.
- Dạng xoắn đem vòng: ADN ty thể và 1 số virút,
- Dạng xoắn đối vòng dạng nhân đôi của virút hay ADN của virut

Hình, Một số dạng cấu trúc ADN

Ở một số sinh vật như vi khuẩn, bacteriophage và nhiều virút động vật có chứa ADN, thi hai đầu
của ADN được nối lại tạo thành một vòng kin. Những vòng kin có thể ở dụng siêu xoắn hoặc xoắn
thường. Dụng siêu xoắn xuất hiện khi chính vòng kín bị xoắn quanh trục của nó.

Hình. Dạng xoắn thường và dạng siêu xoắn của ADN


*Vai trò của ADN:
Thông tin di truyền tích trữ trong một đoạn nucleotid của ADN được sử dụng với hai mục đích: (1)
làm nguồn thông tin cho sự tổng hợp tất cả các phân tử protein của tế bảo và của cơ thể (2) cung cấp
thông tin mà các tế bào con cháu được hướng tử tế bảo mẹ
Như vậy, phân tử ADN được dùng làm khuôn để:
- Chuyển mã (transcription) thông tin di truyền cho ARN trong quá trình tổng hợp protein.
- Tái bản (replication) thông tin vào các phân tử ADN con.
Tôm lại, hai vai trò chính của ADN là
- Mang thông tin di truyền.
- Làm khuôn cho sự chuyển mã và tái bản.
B). ARN (Acid ribonucleic)
*Cấu tạo hóa học của ARN
ARN là một chuỗi polynucleotid, có các đơn vị cấu tạo cơ bản là các ribonucleotid nối với nhau chủ
yếu bằng liên kết 3',5’-phosphodiester. Ngoài ra, còn có một số liên kết 2',3'-phosphodiester. Mỗi
ribonucleotid có 3 thành phần chính là: base nitơ, đường ribose và acid phosphoric. Bốn loại
ribonucleotid tham gia cấu tạo phân tử ARN: AMP (adenosin monophosphat), UMP (uridin
monophosphat). CMP (cytidin monophosphat), GMP (guanosin monophosphat).

27
Hình. Một đoạn cấu trúc của ARN
Tuy có một số đặc điểm giống ADN, song phân tử ARN cũng có một số điểm khác biệt và đặc hiệu:

1. Trong phân tử ARN, phân tử pentose là ribose.


2. Các base pyrimidin của ARN là cytosin và uracil (trừ trường hợp hiếm có chứa thymin ở ARNt).
3. Phân tử tự nhiên ARN là phân tử một chuỗi, và có thể gập lại được.
4. Vì là phân tử một chuỗi nên số lượng G không cần phải bằng số lượng C và số lượng A cũng
không cần phải bằng số lượng U.

Hình. Hình vẽ một phân tử ARN gặp đôi


*Các loại ARN
Trong các sinh vật đến bảo và đã b, có 3 loại ARN chính ARN thông tin (ARNm) có dạng chuỗi
dài, ARN vận chuyển (ARNt) có hình là chẻ ba và ARN ribosom (ARNr) có 2 bán đơn vị. Các loại
ARN này khác nhau về kích thước, vai trò và sự bền vững tổng quát
ARNm (messenger RNA) là ARN thông tin, chiếm khoảng 5% tổng lượng ARN. Gồm có 4 Hsu A.
G, C, U. Phân tử ARNm là một sợi polynucleotid dài, thẳng, chứa 900 – 12.000 nucleotid. Đầu 5’
của ARN thông tin mang một phân từ7-methyguanosin triphotphat và được gọi là mang "mũ" hay
"chóp". Ở tế bào người, ARNm được tổng hợp ở nhân, sau đó được biển đổi rồi chuyển ra bào
tương, một số được tổng hợp ở ty thể.

ARNt (transfer RNA) là ARN vận chuyển, chiếm khoảng 10-15% tổng lượng ARN. Gồm 4 base
chính A, G, C, U và nhiều base hiếm. Các base hiểm chiếm 10. tổng số base của ARNt. Phân tử
chứa 75 - 90 nucleotid. ARNt được tạo ra từ một phân tử tiền chất trong nhân. Có ít nhất 20 phân tử
ARNt cho 20 loại acid amin. ARNt gồm một sợi polynucleotid; cấu trúc bậc 1- tức trình tự chuỗi
nucleotid – giúp cho nó gặp được và tự kết hợp base trong phân tử tạo ra một cấu trúc bậc II có
dạng như là một lá chẻ base. Phân tử ARNt gồm có 4 nhanh chính và 1 nhánh phụ.

- Nhánh tiếp nhận: chứa 7 đôi base liên kết nhau bởi những liên kết hydro. Nhinh này kết thúc bằng
nhóm CCA (theo chiều 5’ – 3'). ARNt gắn với acid amin nhờ liên kết ester giữa nhóm 3'OH của
adenosin (A trong nhóm CCA của ARNt) với nhóm COOH của acid amin.

- Nhánh đối mã có 5 đôi base và mang 3 nucleould đối mã, nó sẽ nhận ra mã base tương ứng trên
phân tử ARNm khuôn.

- Nhánh D (hay nhánh DHU) có tên từ base dihydrouridin, có 3 hoặc 4 đôi base.

- Nhánh T C, có tên từ thymidin, pseudouridin, và cytidin có 5 đôi base

Ngoài ra, còn có một nhánh phụ bổ sung, có chứa số đôi base thay đổi, giúp chúng ta phân biệt các
nhóm ARNt. Nhóm 1 có một nhánh phụ dài khoảng 3 – 5 đôi base nhóm 2 có một nhánh phụ dài từ
13 – 21 đôi base. Cấu trúc bậc II được duy trì nhờ sự cặp đôi base trong các nhánh.

ARNr (ribosomal RNA): ARN ribosom, chiếm khoảng 80% tổng lượng ARN.Gồm 4 base chính A.
G, C, U. ARNr là một sợi polynucleotid không vòng, có nhiều khúc cuộn, chứa khoảng 100 – 1500
nucleotid. Nó chứa 2 bán đơn vị chính: bán đơn vị lớn và bản đơn vị nhỏ. ARNr được tổng hợp từ
một phân tử ARNr tiền chất nằm ở hạch nhân, rồi được chuyển ra bào tương.

ARNsn (small nuclear RNA) ARN nhỏ trong nhân, chứa khoảng 100 – 200 nucleotid, là những
ARN được tìm thấy ở tế bảo nhân thật. ARNsn cần thiết cho quá trình biến đổi ARNhn thành
ARNm hoàn chỉnh.

28
Ngoài ra, còn có ARNmi (micro RNA) và ARNsi (small interfering RNA): những ARN này có kích
thước rất nhỏ, chỉ chứa khoảng 21 — 25 nucleotid, chúng có vai trò úc chế sự biểu hiện gen.
Hình. Phân tử ARNt mang acid amin

Hình. ARN ribosom


*Vai trò sinh học của ARN:
Hầu hết các loại ARN đều tham gia vào quá trình sinh tổng hợp protein.
ARNm được dùng làm khuôn cho sự sinh tổng hợp protein, nó đưa thông tin từ ADN đến riliosom
là nơi sinh tổng hợp protein.
ARNr có vai trò cấu trúc, hình thành những ribosom, nơi xảy ra sinh tổng hợp protein. Nghiên cứu
cho thấy ARNr có thể có hoạt tính của peptidyl transferase và như vậy nó là một enzym (ribozym),
ARNt có vai trò vận chuyển acid amin đến ribosom để tổng hợp protein.
ARNsn tham gia vào quá trình cắt ARNm (RNA processing) và sự điều hòa gen.

Hình. ARNm làm khuôn cho quá trình tổng hợp protein
*Thủy phân acid nucleic bằng nuclease:
Nuclease là những enzym có thể thủy phân cắt đứt các liên kết phosphodiester. Có loại nuclease tác
dụng trên cả ADN và ARN, nhưng cũng có loại chỉ tác dụng trên ADN hoặc chỉ trên ARN.
+Theo vị trí hoạt động:
- Endonuclease: cắt liên kết bên trong chuỗi polynucleotid.
- Exonuclease: cắt liên kết phosphoester và đầu chuỗi đa số là loại 3’- 5’ exonuclease
+Theo liên kết bị tấn công:

- Loại a hay 3’, cắt liên kết 3'-phosphoester


- Loại b hay 5', cắt liên kết 5'-phosphoester.

Ví dụ:
Loại a: phosphodiesterase của nọc rắn, đó là exonuclease đầu 3’, cơ chất có thể là ADN hay ARN.
Loại b: phosphodiesterase của chuột, là một exonuclease đầu 5’, cơ chất là ADN hay ARN
Hình. Các vị trí liên kết bị nuclease tấn công.
+Theo cơ chất:
Nếu cơ chất là ADN, thì enzym thủy phân là deoxyribonuclease (DNase). Người ta thường khảo sát
2 DNase sau đây, đó là những endonuclease:

- DNas tụy (I), khi thủy phân cho ra những oligodeoxyribonucleotid – 5’ monophosphat
- DNase acid (II), thủy phân cho ra những oligodeoxyribonucleotid – 3’ monophosphat.
Nếu cơ chất là ARN, thì enzym thủy phân là ribonuclease (RNase).

29
CHUYỂN HÓA ACID NUCLEIC

I. THOÁI HÓA NUCLEOTID

Theo thứ tự từ trái qua phải ta có lần lượt:


- Acid nucleic sẽ bị thủy phân ra thành Nucleotide (nhờ enzyme “nuclease”)
- Nucleotide bị thủy phân ra thành Nucleoside + Phosphate (nhờ enzyme “nucleotidase”)
- Nucleoside + Phosphate bị thủy phân thành Base nito + Pentose (nhờ enzyme “Nucleosidase”)
- Nuclease: phosphodiesterase (trong dịch tụy)
- Nucleotidase: phosphatase (trong dịch ruột)
- Nucleosidase: phosphorylase (trong dịch ruột)
Sản phẩm tạo ra:
- Phosphate: được sử dụng trở lại cho quá trình phosphoryl hóa hoặc đào thải. Nhưng vì chứa năng
lượng và giúp hoạt hóa cho các quá trình nên thường được sử dụng trở lại.
- Pentose: tham gia vao quá trình tổng hợp acid nucleic
- Base purine và pyrimidine: phần lớn thoái hóa và đào thải, phần nhỏ sử dụng lại để tổng hợp acid
nucleic

THOÁI HÓA BASE PURIN:

- Base Purin: base thông dụng trong cơ thể


- Sản phẩm: acid uric

- Cấu trúc purin có 2 vòng (vòng 6 Carbon, vòng 5 Carbon)

- Adenosine thoái hóa bằng cách cắt bỏ “NH2” (khử amin) thay vào bằng nhóm “C=O” (xetone).
Từ cấu trúc “Adenosine” -----> “Inosine”

30
- Cấu trúc “Inosine” và “Guanosine” khá giống nhau, chỉ khác “Guanosine” có gốc amin (NH2)

- Sau khi cắt bỏ đường 5C thì “Inosine” gọi là “Hypoxanthine”, “Guanosine” gọi là “Guanine”.

- Tiếp tục thoái hóa, cả hai đều cho ra sản phẩm là “Xanthine”. “Xanthine” nhờ enzyme xanthine
oxidase oxi hóa để tạo ra vị trí nối đôi. Tạo thành sản phẩm “Uric acid” có liên quan đến bệnh Gout.

31
- Đối với người, sản phẩm cuối cùng của thoái hóa base purin là: acid uric

- Đối với một số loài động vật khác: chim, bò sát, côn trùng,.. thì đến acid uric sẽ được enzyme
urate oxidase tiếp hành cắt mạch tạo ra “Allatoin”

- Một số loài động vật có vú khác thì đến bước tạo ra “Allatoin” vẫn chưa dừng lại, tiếp tục được
enzyme allatoinase cắt mạch tạo ra “Allantoate”

32
- Một số loài cá xương, lại tiếp tục từ “allantoate” được enzyme allantoicase cắt mạch tạo thành
“Urea”
- Một số loài khác thì quá trình thoái hóa có thể diễn ra đến tận cùng tạo sản phẩm cuối cùng là
“NH4”

THOÁI HÓA BASE PYRIMIDIN:

- Cấu trúc vòng Carbon đơn giản hơn Thoái hóa base Purin, chỉ có 1 vòng 6 Carbon
- Có 3 đại diện: Cytosine, Uracil, Thymine
- Cấu trúc “Cytosine” và “Uracil” khá giống nhau chỉ khác “Cytosine” có thêm nhóm amin
- Tiếp theo, là quá trình “Uracil” và “Thymine” khử nối đôi tạo thành cấu trúc mạch thẳng “H-H-H-
H” ở “Dihydrouracil” và “CH3-H-H-H” ở “Dihydrothymine”

33
- Sau đó, “Dihydrouracil” và “Dihydrothymine” tiếp tục tiến hành cắt mở vòng giải phóng CO2 và
NH3.
- Sản phẩm cuối cùng của cả quá trình: Ure, β- Alanine, β- Aminoisobutyrate.
I. TỔNG HỢP NUCLEOTID
II. TỔNG HỢP NUCLEOTID

- Tổng hợp Nucleotid cần thiết cho quá trình tạo nên nhân của tế bào mới
- Qúa trình tổng hợp Nucleotid sẽ có 2 con đường:
+ Tổng hợp mới
+ Tận dụng lại

- Dù theo bất cứ con đường nào thì cũng cần một chất rất quan trọng là: PRPP (5-Phospho-α-D-
ribosyl-1-pyrophosphate)
- PRPP được tổng hợp từ Ribose-5-phosphate (từ con đường Hexose monophophate).
- Ribose-5-phosphate sẽ cộng thêm 2 nhóm phosphate để tạo ra PRPP
- PRPP: rất cần thiết để tổng hợp acid nucleotid
34
TỔNG HỢP MỚI PURINE:

- Có 2 giai đoạn:
+ Tổng hợp IMP (11 bước)
+ Từ IMP tổng hợp AMP và GMP

TỔNG HỢP IMP:

- Bước 1: Dù tổng hợp theo con đường tổng hợp mới hay tận dụng lại thì đều cần có PRPP
- PRPP sẽ kết hợp với Glutamine (có nhiệm vụ gắn NH2) và giải phóng nhóm Phosphate

35
- Bước 2: Glycine sẽ kết hợp với PRPP tạo ra sản phẩm là Glycinamide ribonucleotide (GAR). Gốc
R chính là vòng carbon được viết tóm tắt

- Bước 3: Sau khi GAR có cấu trúc đã gần hình thành vòng Carbon thì nhờ tác dụng của Formyl H4
folate (vitamin B9) cung cấp thêm “1C” để dần trở thành vòng hoàn chỉnh. Làm cho GAR trở thành
FGAR

36
- Bước 4: FGAR dưới tác động của Glutamine sẽ từ “nối đôi O” (=O) được thay thành nhóm amin
(=NH). FGAR trở thành FGAM

- Bước 5: Tiến hành quá trình đóng vòng, kết qua thu được vòng 5 cạnh đầu tiên. FGAM trở thành
AIR

37
- Bước 6: N5-CAIR đem nhóm -COO- di chuyển, ban đầu nhóm -COO gắn kế N nhưng lúc sau sẽ di
chuyển đến gắn cạnh C. N5-CAIR trở thành CAIR ở bước 7

- Bước 8: Nhờ sự tác dụng của axit Aspartate gắn thêm Nito và mạch Carbon dài 4C vào vị trí
-COO

38
- Bước 9: Ở bước 8 nối vào chỉ cung cấp Nito, còn mạch Carbon 4C thì không giữ lại. Chuẩn bị cho
quá trình tiếp theo

- Bước 10: Nhờ sự tác động của Formyl H4 folate (vitamin B9) tiếp tục cung cấp Carbon gắn vào
để gần tạo thành vòng hoàn chỉnh

39
- Bước 11: Nối lại các vòng mạch tạo cấu trúc Pyrimidin hoàn chỉnh. Gốc R viết tắt được viết lại
đầy đủ trên sơ đồ. Tạo thành Inosinate (IMP)

Từ IMP tổng hợp AMP và GMP

Từ IMP → AMP: nhờ gốc axit amin sẽ được đem gắn vào vị trí của nối đôi O (=O) trên IMP. Sau
đó cắt bỏ những phần không quan trọng chỉ giữ lại nhóm amin (NH2) thì đã tạo ra được Adenosine
monophosphate (AMP)

Từ IMP → GMP: oxi hóa IMP tạo vị trí nối đôi O (=O). Sau đó nhờ tác dụng của các enzyme sẽ
chuyển vị trí nối đôi O (=O) thành NH2 tạo thành GMP

40
ĐIỀU HÒA TỔNG HỢP PURINE:

- Để đảm bảo khi cơ thể cần thì quá trình tổng hợp mới diễn ra thì chúng ta có cơ chế điều hòa tổng
hợp nucleotid là cơ chế điều hòa “FEEDBACK”
- Khi tạo ra sản phẩm dư thừa ví dụ có quá nhiều IMP thì IMP sẽ giải phóng ra chất ức chế để
ngưng tạo thành 5-Phosphoribosylamine và nếu AMP hay GMP dư thừa thì cũng sẽ ức chế chất
phía trên của nó như vậy. Cơ chế này gọi là cơ chế “FEEDBACK”

TỔNG HỢP PURINE THEO TẬN DỤNG LẠI:


- Có 2 nguồn:
+ Từ nguồn Base purine
+ Từ nucleoside

41
1. Từ nguồn Base Purine:
- Nguồn thông dụng, mặc dù phức tạp hơn so với nucleoside. Với 3 đại diện: Adenine,
Hypoxanthine, Guanine đều có sẵn vòng 5C và vòng 6C

2. Từ nguồn nucleoside
- Phosphoryl hóa nucleoside bởi nucleoside kinase
- Không quan trọng ở động vật có vú

TỔNG HỢP MỚI PYRIMIDINE:


- Đơn giản hơn so với Pyrine
- Gồm có 2 thành phần:
+ Carbamoyl phosphate
+ Aspartate
2 thành phần kết hợp lại tạo thành Pyrimidine

- Tổng hợp hoàn chỉnh nhân pyrimidine rồi mới kết hợp với PRPP
- Qúa trình tổng hợp có 2 giai đoạn:
+ Tổng hợp UMP
+ UMP tổng hợp CTP và dTMP

42
TỔNG HỢP UMP:

- Mục đích: tạo vòng


Bước 1: có sự kết hợp Carbamoyl phosphate (CAP) và Aspartic acid (axit amin có sẵn trong cơ thể)
dính với nhau bằng 1 đầu
Bước 2: tạo thành vòng chưa khép kín
Bước 3: vòng khép kín Dihydroorotic acid (DHOA)
Bước 4: tách Hydro tạo nối đôi trở thành chất Orotic acid (OA)
Bước 5: sau khi thành vòng khép kín đầy đủ mới kết hợp với PRPP (khác biệt so với Purine). PRPP
đem đường Ribose và nhóm phosphate đến kết hợp với OA tạo thành OMP
Bước 6: cắt bỏ -COO- thu được sản phẩm là UMP

TỪ UMP TỔNG HỢP CTP VÀ dTMP:

Tổng hợp CTP:


- đang là UMP có 1 nhóm phosphate trải qua bước 7 gắn thêm 1 nhóm phosphate thì sẽ tạo thành
UDP (uridine diphosphate), qua bước 8 thêm 1 nhóm phosphate nữa thì tạo thành UTP (uridine
triphosphate). Ở bước 9, thêm thành phần Glutamine (axit amin), gốc amin (NH2) sẽ được thay vào
vị trí nối đôi O (=O) và thu được sản phẩm cuối cùng là CTP

43
Tổng hợp dTMP:
- sẽ bắt đầu từ UDP (uridine diphosphate) tiến hành deoxyuridine diphosphate). Tiến tục quá trình,
sẽ tiến hành thủy phân phosphate từ chất dUDP → dUMP. Cuối cùng, ở vị trí Carbon số 5 ban đầu
sẽ gắn gốc CH3 và tạo thành sản phẩm TMP

III. BỆNH GOUT


NGUYÊN NHÂN:
- PRPP synthase không đáp ứng cơ chế feedback

Vì: PRPP synthase xúc tác để tạo sản phẩm là PRPP và các sản phẩm bên dưới khác, nếu sản phẩm
bên dưới quá dư thừa thì sẽ quay ngược trở lại để ức chế quá trình tạo PRPP synthase. Nhưng đối
với người mắc bệnh Gout, thì sản phẩm cứ tạo ra liên tục mà không đáp ứng cơ chế feedback.

- Thiếu hụt 1 phần HGPRT (Hypoxanthin - Guanin phosphoribosyl transferase)


Vì: HGPRT giúp sử dụng thêm một phần PRPP tránh dư thừa

ĐIỀU TRỊ:
- sử dụng: Allopurinol, Colchicin…

- Khi đưa Allopurinol vào cơ thể thì chất này sẽ bị enzyme Xanthine oxidase oxi hóa Allopurinol
tạo ra nhóm “OH”, và chất đó gọi là Oxypurinol. Sau đó Oxypurinol sẽ quay lại ức chế enzyme
Xanthine oxidase

- Enzyme Xanthine oxidase giúp chuyển hóa cho quá trình biến Hypoxanthine thành Xanthine,
Xanthine thành Acid uric. Nhưng khi enzyme Xanthine oxidase bị ức chế thì sẽ ức chế quá trình tạo
Acid uric, giảm nguy cơ bị bệnh Gout.

44
CHUYỂN HÓA ADN
1. Thoái hóa ADN

Phân tử ADN được phân cắt bởi các enzym nuclease ( hay Dnase nếu đặc hiệu cho ADN) thành các
mononucleotid (hay nucleotid).
Nuclease (tụy) là một phosphodiesterase, gồm 2 nhóm: exonuclease và endonuclease.

 Exonuclease phân cắt acid nucleic từ một đầu của phân tử, thường hoạt động chỉ theo chiều
5’g 3’ hoặc 3’g5’ của một sợi trong phân tử acid nucleic sợi kép hoặc của ADN sợi đơn.
 Endonuclease bắt đầu sự phân cắt ở vị trí bên trong sợi hay phân tử ADN, tạo các mảnh
ADN nhỏ hơn.

Nucleotidase (ở ruột) là phosphatase, thủy phân nucleotid thành nucleosid và acid phosphoric. Các
phosphat vô cơ được dùng trong phản ứng phosphoryl hóa hoặc thải ra phân, nước tiểu.

Nucleosidase (ở ruột) là phosphorylase, xúc tác phản ứng phosphoryl phân:

Nucleosid + H3PO4 1 Base nitơ + Ribose-1-phosphat

2.

45
2.Nhân đôi ADN

a. Các đặc điểm cơ bản của sự nhân đôi ADN

o Chạc ba nhân đôi

Enzym ADN polymerase phụ thuộc ADN (gọi tắt là ADN polymerase) xúc tác sự nhân đôi ADN.
Các enzym này sử dụng ADN sợi đơn làm khuôn để tổng hợp sợi bổ sung từ các
deoxyribonucleosid triphosphat tương ứng.

Điểm phân nhánh ở mắt nhân đội xảy ra sự tổng hợp ADN được gọi là chạc ba nhân đôi.Hầu hết
quá trình nhân đôi ADN xảy ra theo 2 hướng (có 2 chạc ba nhân đôi ở bong bóng nhân đôi).

Vị trí khởi đầu cho quá trình nhân đôi là các trình tự giàu A=T một cách bất thường.

o Nhân đôi nửa gián đoạn

Sợi ADN mới được tổng hợp liên tục theo chiều 5’g3’ cùng với chiều di chuyển của chạc ba nhân
đôi được gọi là sợi dẫn.

Sợi mới tổng hợp còn lại, được gọi là sợi sau cũng được tổng hợp theo chiều 5’g3’ nhưng không
liên tục mà ở dạng các đoạn Okazaki. Các đoạn Okazaki sau đó được tổng nối cộng hóa trị với nhau
dưới sự xúc tác của ADN ligase.

46
o Đoạn mồi ARN

Hai enzym xúc tác sự tạo thành đoạn mồi ARN ở E.coli: ARN polymerase và primase.

Primase tổng hợp đoạn mồi cho các đoạn Okazaki.

ARN polymerase và primase có tác dụng hiệp đòng trong tổng hợp đoạn mồi cho sợi dẫn. Tổng hợp
sợi sau cần nhiều doạn mồi trong khi sợi dẫn chỉ cần 1 đoạn mồi,

ADN trưởng thành không chứa ARN, các đoạn mồi ARN được cắt bỏ và khoảng trống được thay
thế bằng ADN
b. Quá trình nhân đôi ADN

 Có sự tham gia của hơn 20 loại enzym và protein khác nhau. Toàn bộ phức hợp được gọi là
hệ thống ADN replicase hay replisom.
 Tiền chất 4 loại: dNTP, dATP, dTTP, dCTP (deoxyribonucleosid 5’-triphosphat)
 ADN khuôn
 Mg2+ (tối ưu hóa hoạt động của men ADN polymerase)

Các giai đoạn của quá trình nhân đôi:

Nhận biết điểm mở đầu và tháo xoắn tách biệt 2 sợi ADN mẹ ( Hệ thống Replicase)

ADN helicase tách rời hai sợi

Protein gắn ADN sợi đơn giữ cho 2 sợi ADN ở trạng thái rời nhau và ổn định.

Tạo ARN mồi nhờ primase: Primase kết hợp ADN helicase tạo primosom.

Tổng hợp hai sợi ADN mồi nhờ ADN polymerase (ADN polymerase III)

- Sợi dẫn
- Sợi sau g đoạn Okazaki

Loại ARN mồi nhờ ADN polymerase I. Sau đó các đoạn ADN mới tiếp tục được kéo dài.
Nối những đoạn ADN mới nhờ ADN ligase.

47
3. 3.Sửa chữa ADN
 Sửa chữa cắt bỏ base

Glycosylase cắt liên kết N-glycosyl để loại bỏ base bị ảnh hưởng. Khoảng trống được lấp đầy bởi
Pol I và ADN ligase

 Sửa chữa bắt cặp sai

Trong quá trình nhân đôi, sợi mới được tổng hợp không được methyl hóa ngay, nhờ đó các protein
tham gia sửa chữa biết được sợi con và thay thế base bắt cặp sai.

 Sửa chữa cắt bỏ nucleotid

Các endonuclease đặc hiệu (gọi là excinuclease vì cắt mạch ADN tại 2 điểm) cắt bỏ đoạn bất
thường. Khoảng trống được lấp đầy bởi ADN polymerase và ADN ligase.

 Sửa chữa trực tiếp

Một số tổn thương được sửa chữa mà không cần cắt bỏ base hay nucleotid.

 Đáp ứng SOS

Sửa chữa tái tổ hợp né tránh tổn thương bằng cách dùng nhiễm sắc thể tương đồng làm khuôn (tái tổ
hợp tương đồng)
Sửa chữa SOS, Pol III được thay thế bằng một trong hai ADN polymerase: Pol IV hoặc Pol V.

 Sửa chữa đứt gãy mạch đôi

Sửa chữa tái tổ hợp xảy ra cuối pha S và G2


Nối đầu tận không tương đồng xảy ra suốt chu kì tế bào

48
3. CHUYỂN HÓA ARN:

A)Phiên mã ở tế bào nhân sơ:

Bình thường, sự tổng hợp ARN chỉ bắt đầu tại một vị trí đặc hiệu trên khuôn ADN.
Khác với nhân đôi ADN, chỉ có một vùng nhỏ trên sợi đơn ADN tham gia tổng hợp ARN.
Hầu hết các gen mã hóa protein (gen cấu trúc) ở tế bảo nhân thất được phiên mã riêng rẽ nhau. Ở bộ
gen tế bào nhân sơ, các gen thường xếp thành nhóm dọc trên sợi đơn ADN và được phiên mà cùng
lúc. Các đơn vị gen này được gọi là operon, thường chứa các gen có chức năng liên quan với nhau.
Operon được phiên mã thành một đơn vị, tạo ARNm polycistron, từ đó tổng hợp gần như đồng thời
các polypeptid được mã hóa Ngược lại, gen cấu trúc của tế bảo nhân thật tạo ARNm monocistron.

a)ARN polymerase

ARN polymerase phụ thuộc ADN là enzym chịu trách nhiệm tổng hợp ARN dưới sự hướng dẫn của
ADN. Enzym này gần các ribonucleosid triphosphat ATP ,CTP, GTP và UTP vào đầu 3-hydroxyl,
từ đó phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5'—-3’.

Phản ứng này xảy ra với sự giải phóng PP và thủy phân PPi, sau đó:
(NMP)n+ NTP ->(NMP)n+1 + PP.

Ở vi khuẩn, một chzym tổng hợp tất cả các ARN của tế bảo (trừ đoạn mỗi ARN trong nhân đôi
ADN). Tế bao nhân thật chứa 4 đến 5 ARN polymenase tổng hợp các loại ARN khác nhau.Phản
ứng tổng hợp ARN cần sự tham gia của Mg²+

b) Giai doại khởi đầu:

ARN polymerase gắn vào các trình từ đặc hiệu tiêu ADN được gọi là định khởi động, được nhận
biết bởi yếu tố xích ma. Theo quy ước, trình tự của đoạn ADN được thể hiện bằng sợi mã hóa (để
có củng trình tự và cùng hướng với ARN được phiên mã). Vị trí các cặp base trên phân tử ADN kể
từ nơi bắt đầu được phiên mã thành ARN và theo chiều di chuyển của ARN polymerase được đánh
số dương. Vị trí các cặp base trên phân tử ADN trước nơi bắt đầu tổng hợp ARN được danh số âm
(không có vị trí 0). Vùng khởi động nằm ở -70 đến +30. Phân tích vùng khởi động người ta nhận
thấy có 2 đoạn trình tự "đồng thuận" ở vùng ---10 và -35. Các trình tự này không hoàn toàn giống
nhau ở tất cả các đoạn khởi động. Trình tự đồng thuận ở vùng –10 là (5’)TATAAT(3’) (còn gọi là
hợp Pribnow), ở vùng –35 là (5')TTGACA(3').

Hình. Trình tự một số đoạn khởi động trên sợi mà hóa ở E. coli.
ARN polymerase không cần đoạn mồi để khởi đầu quá trình tổng hợp ARN. Nhóm 5-triphosphat
của nucleotid đầu tiên ở phân tử ARN mới được giữ nguyên trong suốt quá trình phiên mã.

c) Giai đoạn kéo dài:


Giai đoạn kéo dài bắt đầu với sự hình thành liên kết phosphodiester đầu tiên. Sau đó, các nucleotid
tiếp tục được thêm vào để kéo dài mạch ARN. Trong một số trường hợp khi thêm được 10
nucleotid, ARN polymerase giải phóng đoạn ngắn APP và đoạn này tách khỏi ADN. Nếu vượt qua
được điểm này, ARN polymerase tiếp tục gắn với sợi khuôn cho đến khi phiên mà kết thúc. ARN
mới được tổng hợp tạo cầu trúc xoắn, lại với sợi khuôn ADN.
Bong bóng phiên mã di chuyển với tốc độ 17nm/s , tương đương 50 nucleotid/s.

49
Hình. Kéo dài mạch ARN
Hình. Bong bóng phiên mã

Do ADN có cấu trúc xoắn, để bong bóng phiên mã di chuyển cần phải xoay phân tử acid nucleic.
Các protein gắn ADN hạn chế sự xoay của phân tử ADN; do đó, ARN polymerase di chuyển tạo
các sóng siêu xoắn dương phía trước bong bóng phiên mã, và siêu xoắn âm phía sau đó.
Khi một phần từ ARN polymerase di chuyển ra khỏi đoạn khởi động, phân tử ARN Aslymerase
khác có thể tiếp tục khởi động tổng hợp một ARN khác.

d) Giai đoạn kết thúc


E. coli có ít nhất 2 loại tín hiệu kết thúc phiên mã phụ thuộc protein p và không thị thuộc đị p, với
cơ chế không phụ thuộc p, phiên mã kết thúc khi gặp đoạn ADN giàu GC, tiếp theo là vùng giàu AT
(4 đến 10 cập, A trên sợi khuôn). Đoạn ARN được phiên mã từ đoạn ADN giàu GC có các trình tự
tự bổ sung, cho phép tạo cấu trúc kẹp tóc. Của trúc kẹp tóc này bèn nhỏ các cặp base G-C bền. Cấu
trúc kẹp tóc hình thành khiến ARN polymerase tạm ngừng di chuyển, xoắn lai ARN-ADN có dạng
rU-dA kém bền nên cho phép sợi ARN mới tách khỏi khuôn ADN và khỏi enzym. Sợi khuôn ADN
tái ghép với sợi ADN còn lại, bong bóng phiên mã đóng.

Hình. Tín hiệu hết thúc phiên mã với cấu trúc kẹp tóc oligo(U) trên sợi ARN mới được tổng hợp

Một cơ chế kết thúc phiên mã khác cần có sự tham gia của protein p. Protein p có cấu trúc hexame
đồng nhất, nhận biết và gắn vào trình tự giáu C trên sợi ARN mới được tổng hợp, di chuyển theo
chiều 5'–3' trên sợi ARN cho đến khi gặp bong bóng phiên mã đang dừng ở vị trí kết thúc (chưa rõ
thành phần). Tại đó, p đóng vai trò là ARN-ADN helicase phụ thuộc ATP, phá vỡ cấu trúc xoắn lai
ARN-ADN và giải phóng phân tử ARN.

B)Phiên mã ở tế bảo nhân thật

a) ARN polymerase

Tế bào nhân thực có 3 loại ARN polymerase: I, II và II. ARN polymerase I có ở hạch nhân. ARN
Aslymerase II và III có ở nhân tương.
Ba loại ARN polymerase gắn trên những đoạn khởi động khác nhau.

- ARN polymerase I: ADN chứa mã cho ribosom (ADNr) được xếp thành hàng trăm bộ lập
đi lập lại, mỗi bộ gồm 3 gen ARNr. Các trình tự khởi động nằm ở từng bộ gen, gồm yếu tố
khởi đầu ribosom giống TATA nằm tại vị trí bắt đầu phiên mã, và yếu tố khởi động ngược
dòng nằm ngược dòng cách vị trí bắt đầu phiên mã 150 đến 200 bp. Cả hai yếu tố này gần
với các protein tiếp nhận ARN polymerase I.

- ARN polymerase II: Đoạn khởi động có các trình tự đồng thuận quy định vị trí bắt đầu và
tiếp nhận polymerase, tương tự như ở tế bảo nhân sơ. Tuy nhiên, các trình tự đồng thuận có
thể kết hợp với nhau theo nhiều cách trên đoạn khởi động. Tế bảo nhân thực có các yếu tố
tăng cường phiên mã có thể nằm rất xa (hơn 1 kb) vị trí bắt đầu.

- ARN polymerase III: Đoạn khởi động nằm bên trong trình tự được phiên mã xuôi dòng với
vị trí bắt đầu.Có 2 loại đoạn khởi động.

Hình. Các đoạn khởi động thường gặp ở tế bào nhân thực
b) Giai đoạn khởi đầu:
50
Để khởi động quá trình phiên mã, các yếu tố phiên mã phải được gắn lên các yếu tố tác động cis.
Các yếu tố phiên mã đối với ARN alymerase || được gọi chung là TFII(transcription factor), gồm
các yếu tố TFIIA, TFIIB,...
Ở đoạn khởi động có hộp TATA, protein gắn hộp TATA thuộc phức hợp TFIID nhận biết và gắn
lên hộp TATA. Ở đoạn khỏi động ngoài hộp TATA, các protein khác của phức hợp TFIID gắn lên
yếu tổ phụ thể lõi, cơ chế chưa được biết rõ ràng. Sau khi TBP gắn lên hộp TATA, các yếu tố phiên
mã khác lần lượt gắn vào phức hợp này. TFIIA được tiếp nhận, sau đó là TFIIB. TFIIA giúp phức
hợp TFIIB-TBP gắn ổn định trên ADN. Tiếp theo, phức hợp TFIIF và ARN polymerase II gån lên
phức hợp TFIIB-TBP. TFIIF giúp ARN polymerase II gắn lên đoạn khởi động bằng cách tương tác
với TFIIB và không gắn kết polymerase vào các vị trí không đặc hiệu trên ADN. Cuối cùng, TFIIE
và TFIIH gắn lên và tạo phức hợp đóng. TFIIH có hoạt tính helicase giúp tháo xoắn ADN gần vị trí
bắt đầu ARN (quá trình này cần thủy phân ATP) và tạo phức hợp mở

Hình. Khởi đầu phiên mã bởi ARN polymerase II


c) Giai đoạn đoạn kéo dài:
TFIIF tiếp tục gắn với ARN polymerase II trong suốt quá trình kéo dài. Trong giai đoạn này, hoạt
tính polymerase được tăng cường đáng kể nhờ một số protein được gọi là yếu tố kéo dài. Các yếu tố
kéo đài này, trong đó có một số yếu tố gắn vào CTD bị photphoryl hóa, làm tăng tốc độ phiên mã và
tham gia vào sửa đối ARNm sau phiên mã

d) Giai đoạn kết thúc


Các trình tự báo hiệu kết thúc phiên mà ở tế bào nhân thực chưa được xác định. Lý to có thể do quá
trình kết thúc phiên mà không rõ ràng ,cùng một gen cấu trúc có thể cho ra các phân tử ARN với
đầu 3' có trình tự khác nhau.

C) Sửa đổi ARN sau phiên mã


Phân tử ARN mới được tổng hợp được gọi là bản phiên mã sơ cấp. Phần nhiều các phân tử ARN ở
vi khuẩn và gần như mọi phân tử ARN ở tế bảo nhân thực đều được sửa đỗi sau tổng hợp. Một số
enzym xúc tác các phản ứng này có cấu tạo từ ARN (ribozym).

a)Gắn mũ ở đầu 5’

Hầu hết ARNm tế bào nhân thực có mũ ở đầu 5' . Nhóm phosphat đầu tiên ở đầu 5’ bi cắt bỏ bởi
phosphohydrolase. Guanylyltransferase gån GMP (lấy từ GTP và giải phóng PPi) vào đầu 5’ tạo
liên kết 5', 5'-triphosphat. Guanin-7-methyltransferase chuyển nhóm methyl từ S-adenosylmethionin
(SAM) vào guanin. Các nucleotid thử nhất và thứ hai của bản phiên mã cũng có thể được O²’
-methyl hóa bởi 2’ -O- methyltransferase (nhóm methyl cũng lấy từ SAM). Mũ 5’ bảo vệ ARNm
khỏi ribonuclease. Nó cũng gắn vào phức hợp protein gắn mũ và tham gia quá trình gắn ARNm vào
ribosom để khởi động giải mã. ARNm được gắn mũ ở giai đoạn rất sớm trong phiên mã (sau 20 đến
30 nucleotid). Các enzym gắn mũ liên kết với CTD của ARN polymerase II.

Hình. Gắn mũ ở đầu 5’


b)Gắn đuổi poly(A) ở đầu 3’
Hầu hết các ARNm tế bào nhân thực có chuỗi 80 đến 250 A ở đầu 3’ tạo đuôi poly(A)
Endonuclease đặc hiệu, liên kết với CTD của ARN polymerase II, nhận biết biết trình tự
(5')AAUAAA(3’)
Phản ứng cắt giải phóng nhóm 3'-hydroxyl tự do, và gần A ngay lập tức nhờ polyadenylat
polymerase:
ARN + nATP—>ARN-(AMP)n +nPPi
Đuôi poly(A) đóng vai trò là vị trí gắn cho các protein đặc hiệu, từ đó bảo vệ ARNm khỏi sự phá
hủy của enzym. Nhiều vi khuẩn cũng có đuôi poly(A) nhưng lại có vai trò kích hoạt phân hủy hơn
là bảo vệ ARN.
51
Hình. Polyadenyl hóa bản phiên mã sơ cấp .
c) Cắt bỏ intron và nối exon
Ở tế bào nhân thực, trình tự mã hóa (exon) của hầu hết các gen nằm xen kẽ với những đoạn không
mã hóa (intron). Intron trên ADN được phiên mã cùng với phần còn lại của gen. Sau đó, các intron
trên bản phiên mã sơ cấp (pre-ARNm) được cắt bỏ và các exon được nối lại tạo thành phân tử ARN
trưởng thành, có chức năng.
Ở tế bảo nhân thật, intron bắt đầu với GU và kết thúc với AG.

Hình. Các vị trí cất nối 5’ và 3’

Cắt nỗi ARN là quá trình phức tạp cần sự tham gia của một số ARN nhỏ và protein tạo thành phức
hợp lớn gọi là spliccosome. Cơ chế hóa học gồm 2 phản ứng chuyển ester xảy ra liên tiếp. Đầu tiên,
2'-OH của adenylat ở vị trí nhánh tấn công vào liên kết phosphodiester giữa exon ngược dòng (exon
I) và đầu 5' của intron, cắt đứt liên kết này và tạo liên kết 2',5'-phosphodiester giữa A và đầu 5' của
intron. Do đó, một nhánh phát sinh tại vị trí adenylat này và tạo sản phẩm trung gian thòng lọng.
Tiếp theo, đầu 3'-OH của exon 1 tấn công vào liên kết phosphodiester giữa intron và exon 2, cắt đứt
liên kết này và nổi exon 1 vào exon 2. Intron được giải phóng ở dạng thòng lọng. Số liên kết
phosphodicster giữa 2 bước này được giữ nguyên, nhờ đỏ phản ứng cắt nổi xảy ra mà không cần
nguồn năng lượng ATP hay GTP.

Hình.Cơ chế cắt nối pre-ARNm


d)Thấy đổi trình tự nucleotid:

Apolipoprotein B (apo B), giữ vai trò vận chuyển triacylglycerol và cholesterol, tổn tại ở 2 dạng:
apo B-100 (512 kDa, có ở gan) và apo-B 48 (240 kDa, có ở ruột non, không gắn được thụ thể LDL
ở bề mặt tế bảo). Apo B-48 chứa 2.152 acid amin phía đầu N tận trong số 4.536 acid amin của apo
B-100. Cơ chế của hiện tượng này là do sau phiên mã, cytidin của ARNm bị khử amin thành uridin,
khiến codon tại vị trí 2.153 từ CAA (Gln) chuyển thành UAA (kết thúc). Deaminase xúc tác phản
ứng này có ở ruột non mà không có ở gan.

e) Sửa đổi ARNr

Ở vi khuẩn, các ARNr 16S, 23S và 5S (và một số ARNt) có nguồn gốc từ tiền chất duy nhất là
ARN 30S, gồm khoảng 6.500 nucleotid. Các ARN ở 2 đầu và giữa các ARNr: được cắt bỏ trong
quá trình sửa đổi. Một số nucleosid trên ARNr 16S và 23S cũng được sửa đổi (tạo pseudouridin,
dihydrouridin, methyl hóa).

Hình. Bản phiên mà sơ cấp pre-ARNr (30S) ở vi khuẩn.

Ở tế bảo nhân thực, ARN polymerase I tổng hợp bản phiên mã pre-ARNr- 45S mà hóa 3 ARN cấu
thánh của ribosom, gồm ARNr 18S, 28S và 5,8S. Trong quá trình phiên mã, pre- ARNr 45S được
tích hợp vào phức hợp preribosom 90S ở hạch nhân. Trước khi được cắt thành các ARNr, tiền chất
45S trải qua một số thay đổi trên cả ribose và base như methyl hóa, tạo pseudouridin. Quá trình này
được hướng dẫn bởi các rhonucleoprotein hạch nhân nhỏ (RNPsno, small nucleolar RNP) chứa một
ARNsno và một vài protein. Một số pre-ARNr cũng chứa intron cần được cắt nối. ARN 18S tham
tạo tiểu đơn vị nhỏ của ribosom (40S). Các ARN 28S, 5,8S và 5S (từ bản phiên mã riêng) tham gia
cấu tạo tiểu đơn vị lớn của ribosom (60S). Các bước sửa đổi ARN. xay ra phần lớn ở hạch nhân.

Hình. Bản phiên mà sơ cấp pre-ARNr ở tế bào nhân thật


f) Sửa đổi đổi ARNt

52
ARN ở tể bào nhân sơ và tế bảo nhân thất được cắt đầu 5’ bởi RNase P, đầu 3' được cắt bởi RNase
D (exonuclease) và CCA được gắn vào đầu 3’ bởi ARNt Nucleotidyltransferase. ARNt tế bảo nhân
thật còn được thay đổi đáng kể trên các base và ribose để trở thành dạng hoạt động. Nhiều pre-
ARNt tế bảo nhân thật còn được cắt nối bởi endonuclease và ligase để loại bỏ intron.

Hình. Sửa đổi ARNt ở vi khuẩn và tế bào nhân thực


g) Sửa đổi các ARN có chức năng đặc biệt

ARNsn và ARNsno được tổng hợp ở dạng tiền chất lớn hơn. Nhiều ARNsno được mã hóa bên
trong intron của các gen khác. Khi intron được cắt khỏi ARNm, RNPsno gắn vào trinh tự ARNsno
và các ribonuclease cắt bỏ ARN thừa ở các đầu 5' và 3’.

ARNsn được ARN polymerase II tổng hợp ở dạng pre-ARNsn, sau đó ribonuclease cắt bỏ ARN
thừa ở mỗi đầu. Một số nucleosid trên ARNsn cũng được sửa đổi như O²’– methyl hóa, chuyển
uridin thành pseudouridin.

Micro ARN (ARNmi) là loại ARN đặc biệt tham gia điều hòa gen. Chúng là các ARN không mã
hóa, dài khoảng 22 nucleotid, có trình tự bổ sung với một vùng nào đó của ARNm ARNmi điều hòa
chức năng ARNm bằng cách cắt ARNm hoặc ức chế giải mã. ARNmi được tổng hợp từ các tiền
chất lớn hơn. Bản phiên mã sơ cấp cho ARNmi (pri-ARNmi) có kích thước thay đổi, đôi khi được
mã hóa trong intron của gen khác và được biểu hiện cùng với các gen này.

D). Thoái hóa ARN


Tốc độ thoái hóa ARN giúp tế bào kiểm soát sự biểu hiện gen. Đối với các sản phẩm gen chỉ cần
ngắn hạn, thời gian bán huỷ của ARNm có thể chỉ vài phút hay vải giây. Còn các sản phẩm gen cần
liên tục thì có ARNm ổn định qua nhiều thế hệ tế bảo. Thời gian bán huý trung bình của ARNm ở
động vật có xương sống là 3 giờ, ở vi khuẩn là 1,5 phút. Quá trình thoái hóa ARNm được thực hiện
bởi các ribonuclease có ở mọi tế bào.

53
CHƯƠNG 9:LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓA

2. ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓA


Khả năng kiểm soát tốc độ các quá trình chuyển hóa nhằm đáp ứng với thay đổi của môi trường bên
trong và bên ngoài là một thuộc tính không thể thiếu được của cơ thể sống. Cơ chế điều hòa chuyển
hóa được thể hiện ở các mức độ khác nhau: mức tế bào và mức độ hệ thống (toàn cơ thể)
2.1 Điều hòa chuyển hóa ở mức tế bào
Trong một tế bào, cơ chế điều hòa chuyển hóa chủ yếu là ảnh hưởng đến hoạt tính của enzym hoặc
ảnh hưởng đến sinh tổng hợp enzym
2.1.1. Điều hòa nhờ cơ chế làm thay đổi hoạt tính của enzym
Trong cơ chế này, lượng enzym không đổi nhưng hoạt tính enzym thay đổi dẫn đến tốc độ chuyển
hóa thay đổi, nên còn gọi là điều hòa tinh. Đây là cơ chế điều hòa nhanh, ít tốn năng lượng, hoạt
động chủ yếu ở các enzym điều hòa hay enzym giới hạn tốc độ, đáp ứng nhu cầu chuyển hóa tức thì
của tế bào.
A. Điều hòa dị lập thể
Các enzym dị lập thể hoạt động thông qua các chất điều hòa dị lập thể (còn gọi là các chất dụng dị
lập thể) gắn thuận nghịch không đồng hóa trị. Các chất tác dụng thường là cơ chất, sản phẩm hoặc
coenzym của con đường chuyển hóa đó, nhưng không nhất thiết là chính enzim đó.
Có 2 điều kiện hòa dị lập thể. Trong cơ thể dị lập thể dương (hoạt hóa dị lập thể), chất tác dụng
(chất hoạt hóa) khiến enzim dễ dàng tiếp nhận cơ chất và tăng hoạt tính. Nếu chất tác dụng là chất
được tạo thành trước đó trong con đường chuyển hóa, cơ chất này được gọi là hoặc hóa dẫn tiếp. Ví
dụ: glucose 6 phosphat là chất hoạt hóa dị vật thể đối với glycogen synthase

Trong cơ chế dị lập thể âm (ức chế dị lập thể), chất tác dụng (chất ức chế) khiến enzim khó tiếp
nhận cơ chất và giảm hoạt tính. Nếu chất tác dụng là sản phẩm (thường là sản phẩm cuối cùng) của
con đường chuyển hóa, cơ chế này được gọi là ức chế hồi tiếp. Enzym chịu sự điều hòa thường là
enzym đầu tiên đặc trưng cho con đường chuyển hóa. Cơ chế này quan trọng trong các con đường
sinh tổng hợp vì giúp sản phẩm kiểm soát tốc độ tổng hợp của chính nó. Chất ức chế hồi tiếp
thường có cấu trúc khác với cơ chất và sản phẩm của enzym mà nó ức chế. Ví dụ: sản phẩm của quá
trình tổng hợp pỷimidin là CTP ức chế enzym ATCase (enzym quy định tốc độ của con đường này)

B. Biến đổi đồng hóa trị


Nhiều enzym được điều hòa bằng photphoryl hóa hay khử photphoryl, hoặc biến đổi đồng hóa trị
với các chất khác. Các quá trình này thường chịu sự kiểm soát từ các tín hiệu bên ngoài như
hormon. Ví dụ glycogen photphorylase xúc tác phản ứng phân giải glycogen có 2 dạng:
54
photphorylase a là dạng được photphoryl hóa và hoạt tính cao hơn dạng photphoryl b không được
photphorin hóa.

C. Chu trình cơ chất


Nếu hai phản ứng ngược nhau không cân bằng, do hai enzym khác nhau xúc tác thì tốc độ của từng
chiều phản ứng vf (chiều thuận) và Vr (chiều nghịch) có thể thay đổi riêng rẽ nhau. Khi đó thông
lượng (vf - vr ) có thể được điều chỉnh tăng không chỉ bằng cách làm tăng tốc độ phản ứng thuận mà
còn bằng cách làm giảm tốc độ phản ứng nghịch.
Ví dụ ở chu trình cơ chất fructose 6 photphat/ fructose 16 biphotphat, khi cơ hoạt động mạnh hoặc
tính PFK tăng còn hoạt tính FBPase giảm nên thông lượng qua PFK tăng, làm thúc đẩy quá trình
đường phân.
2.1.2. Điều hòa nhờ cơ chế ảnh hưởng đến sự sinh tổng hợp enzym
Cơ chế này làm thay đổi lượng enzym từ đó làm thay đổi hoạt độ của enzym và tốc độ chuyển hóa,
nên còn được gọi là điều hòa thô. Đây là đáp ứng dài hạn (nhiều giờ đến nhiều ngày ở tế bào nhân
thực), tiêu tốn nhiều năng lượng, xảy ra ở một hoặc tất cả các enzym của con đường chuyển hóa và
thường chịu kiểm soát của hormon và/hoặc quá trình biệt hóa mô hay thích nghi với thay đổi dài
hạn của môi trường.
Bên cạnh các gen “giữ nhà” được biểu hiện liên tục nhằm tạo sản phẩm thiết yếu cho hoạt động của
tế bào còn có những gen mà sự biểu hiện của chúng được điều hòa theo tín hiệu phân tử. Quá trình
làm tăng sản phẩm của gen được gọi là cảm ứng; quá trình làm giảm sản phẩm của gen được gọi là
sự kìm hãm.
Trong cơ chế biểu hiện gen, ARN polymerase gắn vào ADN ở đoạn khởi động (promoter) để bắt
đầu sự phiên mã. Vị trí gần này gần với nơi ARN bắt đầu được tổng hợp. Có ba loại Protein điều
hòa sự khởi đầu phiên mã: yếu tố đặc hiệu làm ảnh hưởng lên tính đặc hiệu của ARN polymerase
đối với đoạn khởi động; chất kiềm hãm ngăn cản ARN polymerase gắn lên đoạn khởi động (điều
hòa âm); chất hoạt hóa thúc đẩy tương tác giữa ARN polymerase và đoạn khởi động (điều hòa
dương)
Chất kìm hãm gắn vào vị trí đặc hiệu trên ADN ở vi khuẩn, vị trí này được gọi là đoạn tác động
(operator), nằm gần đoạn khởi động. Phân tử tín hiệu (hay chất tác dụng ) thường là phân tử nhỏ
hoặc protein, gắn vào chất kìm hãm gây thay đổi cấu hình, từ đó điều hòa sự gắn của chất kìm hãm
lên ADN. Khi tương tác với chất kiềm hãm, phân tử tín hiệu có thể làm tăng (là chất cảm ứng) hoặc
làm giảm (là chất đồng kìm hãm) sự phiên mã
Chất hoạt hóa gắn tại vị trí gần đoạn khởi động. Trong trường hợp này, một mình ARN polymerase
gắn yếu hay không gắn được vào đoạn khởi động mà cần có sự hỗ trợ của chất hoạt hóa. Tùy theo
sự tương tác với chất hoạt hóa, phân tử tín hiệu có thể làm giảm (là chất ức chế) hoặc làm tăng (là
55
chất đồng hoạt hóa hay cảm ứng) sự phiên mã ở tế bào nhân thực vị trí gắn của chất ức chế và chất
hoạt hóa có thể ở xa đoạn khởi động
Ở vi khuẩn, các gen có chức năng liên quan với nhau thường được sắp xếp gần nhau và được phiên
mã vào cùng một ARNm polymerase. Cụm gen này và các đoạn có chức năng điều hòa được gọi là
operon các operon lac và trp của E. coli giúp giải thích quá trình cảm ứng và kìm hãm tổng hợp các
enzym protein

A. Cơ chế cảm ứng tổng hợp enzym

Cơ thể cảm ứng tổng hợp thường gặp đối với các enzym điều hòa quá trình dị hóa
Operon lactose chứa các gen do β- galactosidase (lacZ), galacosid permease (lacY) và
thiogalactosid transactylase (lacA) (enzym thứ ba có lẽ đóng vai trò biến đổi galactosid độc hại để
loại ra khỏi tế bào). Operon lac chịu sự kiểm soát của cả hai cơ chế điều hòa âm và dương.

Điều hòa âm
Protein kìm hãm Lac là tetramer chứa các tiểu đơn vị giống nhau, do gen lacI mã hóa. Gen lacI
nằm trước đoạn khởi động của operon lac, và có đoạn khởi động riêng của nó (P 1) độc lập với các
gen Operon lac. Ngoài đoạn tác động chính (O1) chất kìm hãm Lac còn cùng lúc gắn với một trong
hai đoạn tác động phụ (O2, O3) nằm trong các gen lacZ và lacI. Chất kìm hãm Lac điều hòa hoạt
động của operon lac theo kiểu trong hình

Operon được cảm ứng khi môi trường có lacctose (không có glucose). Sau khi vào tế bào E. coli
(nhờ một ít permease có sẵn), lactose (chưa liên kết β1→ 4 glycosid) được một ít β-galactosidase có
sẵn chuyển thành allolactose (chứa Liên kết β1 →6 glycosid, là phản ứng phụ của β-galactosidase -
phản ứng chính là thủy phân lactose thành galactose và glucose). Allolactose là chất cảm ứng (tín
hiệu) gắn vào vị trí đặc hiệu trên chất kìm hãm Lac, gây biến đổi cấu hình khiến chất kiềm hãm tách
khỏi đoạn tác động, cho phép các gen của operon lac biểu hiện. Một số β- galactosid có cấu trúc
tương tự allolactose, nhưng không là cơ chất của β-galactosidase, cũng là chất cảm ứng đối với
operon lac. Trong số đó, isopropylthiogalatosid (IPTG) là chất được dùng nhiều trong thực nghiệm.

56
Lac-operon với các gen cấu trúc lac-z, lac-y và lac-a; chất kìm hãm Lac-R’.
(A) Không có chất cảm ứng, chất kìm hãm đóng gen.

(B) Có chất cảm ứng: phức hợp chất cảm ứng - chất kìm hãm không hoạt động, gen mở
và lac-ARNm được tổng hợp (ARNm polycistronic) và các enzyme tương ứng được tổng
hợp. Z: β galactosidase; Y: permease; A: transacetylase.

Điều hòa dương


Protein điều hòa sẽ hoạt động như những chất hoạt
hóa chuyển hóa (A’) hay protein hoạt hóa gen.
Ví dụ CAP (catabolite activator protein) của vi khuẩn
E. coli hoạt hóa gen khiến E. coli có thể sử dụng
nguồn carbon khác glucose khi không có mặt
glucose(glucose là nguồn carbon thông thường và
ưa thích của E. coli).

Glucose được vi khuẩn ưa thích sử dụng vì vào đường phân trực tiếp, còn các đường khác phải qua
chuẩn bị. Khi môi trường vừa có lactose vừa có glucose vi khuẩn sẽ sử dụng glucose cho đến khi
hết rồi tạm ngưng phát triển cho đến khi các gen của operon lac được cảm ứng. Khi có mặt glucose
một cơ chế gọi là kìm hãm chất dị hóa khiến các gen cần cho dị hóa lactose, arabinose và các đường
khác bị hạn chế biểu hiện. Cơ chế này có sự tham gia của AMP vòng (AMPv) làm chất đồng hoạt
hóa và protein hoạt hóa là protein thụ thể AMP vòng (cAMP receptor protein, hay CRP; còn được
gọi là protein hoạt hóa gen chất dị hoá - catabolite gene activator protein, hay CAP). Khi không có
glucose, CRP-AMPv gắn vào vị trí gần đoạn khởi động lac và kích thích phiên mã. CRP gắn vào
ADN mạnh nhất khi nồng độ AMPv cao. Sự hiện diện của glucose làm ức chế tổng hợp AMPv (do
glucose ức chế adenyl cyclase) và tăng thoát AMPv ra khỏi tế bào, khiến nồng độ AMPv giảm,
CRP trở nên gắn kém với ADN, do đó làm giảm sự biểu hiện của operon lac.

57
Hai cơ chế điều hòa âm và điều hòa dương có sự phối hợp với nhau :khi chất kiềm hãm Lac ngăn
cản phiên mã thì CRP-AMPv không hiện diện thì ARN polymerase và đoạn khởi động không hình
thành được phức hợp mở nên việc chất kìm hãm tách khỏi operon lac cũng không có tác dụng trên
phiên mã. Do đó, sự cảm ứng của operon lac cần vừa lactose vừa nồng độ glucose thấp

B. Cơ chế tổng hợp enzym


Hầu hết các sinh vật tổng hợp được các acid amin cho mình, nhưng chúng cũng có thể lấy từ môi
trường bằng cách thoái hóa protein ngoại sinh. Vì vậy, khi có sẵn một acid amin ngoại sinh, tế bào
có cơ chế kìm hãm tổng hợp enzym cần cho sự tổng hợp mới acid amin này. Ví dụ ở E.coli,
trytophan là chất điều hòa âm với sự tổng hợp chính nó. Operon trytophan (trp) của vi khuẩn này có
5 gen mã hóa các enzym cần để chuyển chorismat thành tryptophan, và được điều hòa theo hai cơ
chế: kìm hãm và suy giảm.

Chất kìm hãm Trp được mã hóa bởi gen trpR nằm ở một nơi khác trên nhiễm sắc thể và được phiên
mã độc lập. Khi tryptophan dồi dào, phức hợp chất kìm hãm-tryptophan gắn vào đoạn tác động nằm
bên trong đoạn khởi động, ngăn cản ARN gắn vào đoạn khởi động, từ đó kìm hãm sự biểu hiện của
operon trp
Khi operon trp không còn bị kìm hãm và bắt đầu phiên mã, một cơ chế thứ hai độc lập với cơ chế
kìm hãm trên, gọi là cơ chế suy giảm giúp tinh chỉnh tốc độ phiên mã theo nồng độ tryptophan có
trong tế bào. Trong cơ chế này, sự phiên mã được khởi đầu bình thường, nhưng bị chấm dứt sớm
trước khi các gen của operon được phiên mã.

Đóng mở gen của Trp-operon.


Apol: ARN polymerase; L: ligand, chất kết.

58
Gen điều hòa của Trp-operon chỉ huy sự tổng hợp protein điều hòa là chất kìm hãm R’ không hoạt
động (gọi là aporepressor).
Khi R’ kết hợp với chất kết (gọi là chất đồng kìm hãm co-repressor) thì phức hợp tạo thành ở dạng
hoạt động (bám vào O ngăn không cho ARN polymerase bám vào P, do đó sự chuyển mã không
xảy ra).
Khi nồng độ Trp trong tế bào vi khuẩn thấp (tế bào có nhu cầu về Trp), chất kết trp không gắn vào
R’ và R’ ở trạng thái không hoạt động, gen mở. ARN polymerase bám vào P và sự chuyển mã xảy
ra.

Khi nồng độ Trp trong tế bào cao (tế bào không có nhu cầu tổng hợp trp), chất kết Trp bám vào R’
tạo nên phức hợp hoạt động bám vào O ngăn không cho ARN Polymerase bám vào P, do đó gen
đóng, sự chuyển mã không xảy ra. Sự tổng hợp các enzyme tổng hợp Trp đã bị kìm hãm.

59
2.2 ĐIỀU HÒA Ở MỨC HÊ THỐNG:
Cơ thể động vật bậc cao phối hợp chuyển hóa qua hệ thống thần kinh nội tiết.
Tế bào ở một mô nhận biết tình trạng cơ thể và đáp ứng bằng cách tiết chất truyền tin hóa học đến
một tế bào thứ hai và kích hoạt sự thay đổi ở tế bào này.

Chất truyền tin Con đường


Chất dẫn truyền thần kinh Qua khe synap vào neuron kế tiếp của
Với tín hiệu thần kinh
(như acetylcholine) mạng lưới
Vào dòng máu đến tế bào gần đó hoặc đến
Với tín hiệu hormon Hormon
mô, cơ quan ở xa.

Kiểm soát hormone trong chuyển hóa glucid, lipid và acid amin
Insulin

Cơ quan Tham gia Đặc điểm


Tăng nồng độ glucose máu bằng cách tiết insulin
Glucose vào tế bào b bằng vận chuyển thụ động
Tụy Tế bào b của tụy
Quá trình chuyển hóa của glucose trong tế bào b (hoạt động của
glucokinase, tốc độ phosphoryl hóa,…) tạo tín hiệu cho sự tiết insulin
Chất vận chuyển glucose nhạy cảm với insulin.
Khi không có insulin, GLUT4 nằm trong túi nội bào và các cấu trúc ống.
Tế bào cơ và mỡ GLUT4
Insulin thúc đẩy quá trình hòa màng các túi này bào màng bào tương,
dẫn đến tăng lượng GLUT4 ở màng bào tương.
Tế bào não GLUT3 Chất vận chuyển glucose không nhạy cảm insulin.
Tế bào gan, tụy,
biểu mô ruột non GLUT2 Chất vận chuyển hai chiều
và ống thận
Insulin làm tăng tổng hợp glycogen thông qua việc thúc đẩy phản ứng
Tế bào cơ
khử phosphoryl để hoạt hóa glycogen synthase.
Insulin tăng tổng hợp triacylglycerol qua các cơ chế: hoạt hóa phức hơp
Tế bào mỡ pyruvate dehydrogenase, hoạt hóa acytyl-CoA carboxylase, tăng nồng
độ acid béo synthase, ức chế lipase nhạy cảm hormone.
Insuline bất hoạt phosphorylase kinase (làm giảm phân giải glycogen),
hoạt hóa glycogen synthase (tăng tổng hợp glycogen), ức chế phiên mã
Gan
các gen mã hóa enzyme tân tạo đường, hoạt hóa phiên mã các gene cho
enzyme đường phân, tăng biểu hiện các enzyme tạo lipid

Glucagon và epinephrin

Ở gan: glucagon hoạt hóa quá trình phân giải glycongen để cung cấp glucose cho các mô khác.

Tế bào cơ: không có thụ thể glucagon

Tế bào mỡ: glucagon thúc đẩy sự huy động acid béo ra khỏi tế bào mỡ bằng cách hoạt hóa lipase
nhạy cảm hormone.

Dưới tác động cảu stress, epinephrin và norepineprin gắn với 2 loại thụ thể: b-adrenorecepter và
a-adrenorecepter.

Ở tế bào gan: có thể đáp ứng trực tiếp hoặc gián tiếp với epinephrin.

Ở tế bào tụy: Epinephrin thúc đẩy tụy giải phóng glycagon.

60
Ở tế bào cơ: Epinephrin thúc đẩy thoái hóa glycogen để đưa glucose vào đường phân tạo ATP.
Ở mô mỡ: epinephrin hoạt hóa lipase nhạy cảm hormone để huy động acid béo làm nhiên liệu cho
mô khác.

Ngoài ra, epinephrin còn làm dãn cơ trơn phế quản và mạch máu nuôi cơ vân, làm co mạch máu
nuôi da và cơ quan ngoại biên khác.

 Huy động năng lượng dự trữ và hướng đến nơi cần.

Thụ thể và con đường dẫn truyền tín hiệu trong điều hòa chuyển hóa

- Thành phần của một con đường dẫn truyền tín hiệu:
 Thụ thể
 Cơ chế truyền sự kiện gắn chất kết bên trong tế bào
 Chuỗi đáp ứng nội bào (gồm chất truyền tin thứ hai và/hoặc các biến đổi hóa học xúc tác bởi
các kinase và phosphatase).
- 3 con đường dẫn truyền tín hiệu quan trọng:
 Con đường có Tyrosin kinase thụ thể liên kết với dòng thác tín hiệu Ras.
 Con đường adenylate cyclase
 Con đường phosphoinositide

Nhiều hormone, yếu tố tăng trưởng và các phân tử truyền tín hiệu khác sử dụng các con đường dẫn
truyền tín hiệu để tạo đáp ứng sinh học như thay đổi chuyển hóa, biệt hóa tế bào, tăng trưởng và
phân chia tế bào.

Đáp ứng nội bào được điều hòa bằng số, loại và vị trí bên trong tế bào của các thành phần trong hệ
truyền tín hiệu, cũng như sự tham gia của các chất kết khác vào bộ máy dẫn truyền tín hiệu.

61
CHƯƠNG 10:RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA NƯỚC – ĐIỆN GIẢI

PHẦN 1:
1. vai trò của nước và điện giải
1.1. Vai trò của nước
Có cái hình chèn vô
- Nước tham gia cấu tạo cơ thể: chiếm 60 – 80% trọng lượng cơ thể, cơ thể càng non thì tỷ lệ nước
càng lớn
- Duy trì khối lượng tuần hoàn, qua đó duy trì huyết áp
- Làm dung môi hòa tan cho các chất, tham gia vận chuyển, trao đổi các chất với môi trường bên
ngoài
- Làm môi trường, trực tiếp tham gia các phản ứng hóa học
- Tham gia điều hòa thân nhiệt
- Nước có chức năng bảo vệ cơ thể
+ Giảm ma sát giữa các màng
+ Tránh sang chấn: dịch não tủy

1.2. Vai trò của các chất điện giải


Cũng là cái hình đó chèn nội dung lên kế cái hình luôn
- Quyết định chủ yếu áp lực thẩm thấu của cơ thể
- Tham gia các hoạt động chức năng của cơ thể: Ca++ tham gia dẫn truyền thần kinh , Fe++ trong
vận chuyển O2…
- Tham gia cấu tạo cơ thể: tế bào, mô, hormone…
- Tham gia bình ổn protein ở trạng thái keo trong tế bào và mô.

2. cân bằng xuất – nhập nước và điện giải


2.1. Cân bằng xuất nhập nước
* Nhập nước:
- Nội sinh: do chuyển hóa trong cơ thể tạo ra, trung bình 300 ml/ngày
- Ngoại sinh: do thức ăn, nước uống (từ 1,6 – 3,5 lít tùy thời tiết, cường độ lao động)
- Trung bình 1 ngày cơ thể cần 2 – 2.5 lit nước
* Xuất nước:
- Do hơi thở: 0.4 – 0.7 lit (trung bình 0.5 lit)
- Do mồ hôi: 0.2 – 1 lit.
- Nước tiểu: trung bình 1.4 lit
- Phân: không đáng kể khoảng 0.1 lit (trừ trường hợp tiêu chảy)

2.2. Cân bằng xuất nhập muối


* Nhập muối: chủ yếu qua thức ăn, nước uống. Hàng ngày cần 10 – 20 g muối trong đó chủ yếu là
NaCl. Các muối khác Ca, Mg, K có trong thực phẩm.
* Xuất muối: Chủ yếu qua đường nước tiểu, mồ hôi, thải qua phân rất ít.
* Hấp thu và đào thải cân bằng nhau

3. sự phân bố, trao đổi muối, nước giữa các khu vực trong cơ thể
3.1. Sự phân bố
* Nước (nếu lấy tỷ lệ nước 65% trọng lượng cơ thể): Nội bào 45% (9/10), gian bào 15% (3/10),
lòng mạch (1/10)
62
* Muối:
- Nồng độ Na+ ngoài tế bào cao gấp 14 lần trong tế bào
- Nồng độ K+ trong tế bào cao gấp 40 lần ngoài tế bào
- Nồng độ protein trong lòng mạch cao hơn ngoài gian bào
- Cl- ngoài tế bào cao, PO4 trong tế bào cao

3.2. Trao đổi giữa gian bào và lòng mạch


* Vai trò của vách mạch – áp lực thẩm thấu
- Vách mạch cho nước và các phân tử có TLPT < 68.000 đơn vị qua lại tự do, không cho protein đi
qua.
- Áp lực thẩm thấu: do các tiểu phân hòa tan trong dung dịch, có tác dụng giữ và kéo nước vào phần
dịch mà nó chiếm giữ. ALTT cân bằng giữa trong và ngoài lòng mạch.

* Vai trò áp lực thủy tĩnh: là áp lực của dòng máu ép vào thành mạch do tác dụng của lực bóp của
tim, có tác dụng đẩy nước từ trong lòng mạch ra ngoài gian bào.
* Áp lực keo: tạo nên bởi protein, có tác dụng giữ nước
* Sơ đồ trao đổi muối, nước giữa lòng mạch và gian bào chèn hình cái vòng vô
- Đầu mao mạch: nước ra ngoài, trung bình 300 lit/ngày
- Giữa mao mạch: vẫn xảy ra quá trình trao đổi nước.
- Cuối mao mạch: nước vào, 1 lượng nhỏ vào tuần hoàn bạch huyết để về tuần hoàn chung.

3.3. Trao đổi giữa gian bào và tế bào


* Màng tế bào: là màng bán thấm, cho nước qua lại tự do nhưng không cho ion, protein qua lại.
- Protein trong tế bào cao hơn nhiều dịch gian bào
- Điện giải 2 bên rất khác nhau do hoạt động của bơm Na-K: Na+ ngoài tế bào gấp 14 lần trong tế
bào, K+ trong tế bào gấp 40 lần ngoài tế bào. Tuy nhiên tổng lượng chúng tương đương nhau nên
ALTT 2 bên bằng nhau.
- Nước qua lại tự do, phụ thuộc áp lực thẩm thấu

63

You might also like