You are on page 1of 20

Học viện công nghệ bưu chính viễn thông

Khoa Viễn Thông 1

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


CÔNG NGHỆ TRUYỀN TẢI QUANG

Các lớp khách hàng trong mạng truyền thông quang

Giảng viên : Cao Hồng Sơn


Nhóm sinh viên thực hiện:
Hoàng Xuân Quang B18DCVT331
Đoàn Văn Phúc B18DCVT323
Hà Minh Sơn B18DCVT347
Nhóm học 4 – Nhóm tiểu luận 5

Hà Nội- 2021

1
Mục lục

Thuật ngữ viết tắt………………………………………………………..3


Chương 1: Giới thiệu về thông tin……………………………………….4
1.1 Xác suất…………………………………………………….4
1.1.1 Khái niệm về xác suất………………………………..4
1.1.2 Đại lượng ngẫu nhiên và phân bố xác suất…………..6
1.2 Lượng tin của nguồn rời
rạc…………………………………………………………..8
1.2.1: Nguồn tin rời rạc……………………………………..8
1.2.2: Lượng tin riêng, lượng tin tương hỗ, lượng tin có điều
kiện………………………………………………………….8
1.2.3 Tính chất lượng tin…………………………………....8
1.2.4 Lượng tin trung bình…………………………………..8
1.2.5 Entropy của nguồn rời rạc……………………………..9
1.2.5.1 khái niệm entropy…………………………....10
1.2.5.2 Tính chất của Entropy…………………..……10
1.2.6 Tốc độ lập tin của nguồn……………………………...10
1.3 Kết luận chương I…………………………………………….10
Chương 2: Các lớp khách hang của lớp quang……………………...…...11
2.1 Ethernet…………………………………………………….....11
2.1.1 Khái niệm…………………………………………….11
2.1.2 Các đặc tính của ethernet………………………….…11
2.1.2.1 Điều khiển truy nhập phương tiện…………..11
2.1.2.2 Liên kết điểm đến điểm……………………...12
2.1.2.3 Mạng cục bộ………………………………...12
2.1.3 Cấu trúc khung……………………………………….13
2.1.4 Ứng dụng của ethernet……………………………….14
2.1.4.1 Sử dụng ethernet cho hệ thống an ninh giám sát
diện rộng với độ tin cậy cao…………………………………………...…14
2.1.4.2 Ứng dụng cho trạm cấp cứu……..………..…14
2.1.4.3 Các trạm kết nối………….……………..……15
2.1.5 Đánh giá về Ethernet………………………………………...15
2
2.2 Internet Protocols…………………………………………………...16
2.2.1 Khái niệm và hoạt động của IP………………………………16
2.2.2 Định tuyến và chuyển tiếp………………………………..….18
2.2.3 Chất lượng dịch vụ……………………………………….…..19
2.3 Kết luận chương II ………………………………………………....19

Thuật ngữ viết tắt

LAN Local Area Network Mạng cục bộ


NIC Network Interface Card Card giao diện mạng
MAC Media Access Control Điều khiển truy nhập phương tiện
CSMA/CD Carrier-sense multiple access Đa truy nhập nhận biết sóng mang
with collision detection phát hiện xung đột
VLAN Virtual Local Area Network Mạng cục bộ ảo
VNPs Virtual Private Networks Các mạng riêng ảo
IP Internet Protocol Giao thức internet
PPP Point-to-point protocol Giao thức điểm tới điểm
SONET Synchronous Optical Mạng quang đồng bộ
Networking
TCP Transmission Control Protocol Giao thức điều khiển truyền nhận
UDP User Datagram Protocol Giao thức dữ liệu người dùng

3
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ THÔNG TIN
1.1 Xác suất
1.1.1 Khái niệm về xác suất

* Không gian mẫu (Sample space):

Là tập hay không gian tất cả các kết quả có thể có của một thí nghiệm và thường
được ký hiệu là S hoặc E. Nếu không gian mẫu là rời rạc thì S có thể biểu điển bằng
S = { S1, S2,..... Sn}.

* Sự kiện (Event), sự kiện cơ bản (Elementary event):

Mỗi phần tử của S (không gian mẫu) được gọi là một sự kiện cơ bản, mỗi tập con
của S được gọi là một sự kiện.

Ví dụ: Trong thí nghiệm tung một con xúc sắc thì tập các giá trị có thể xuất

hiện là S = {1, 2, 3, 4, 5, 6 }. Ở đây, mỗi giá trị xuất hiện chính là số lượng

điểm chấm có trên mặt ngửa của con xúc sắc và chúng được gọi là sự kiện cơ

bản. Khí gieo một số con xúc sắc thì một tập con các giá trị của S sẽ xuất hiện

và sự xuất hiện này là một sự kiện. Chẳng hạn sự kiện A là việc xuất hiện hai

giá trị 2 và 4 thì A ={2,4}.

Sự kiện bù của A được kí hiệu là Á là một tập hợp con gồm các phần tử của S
nhưng không thuộc A. Hai sự kiện được gọi là bù trừ nhau nếu chúng không chứa
một giá trị chung nào.

Hợp của 2 sự kiện là sự kiện chứa tất cả các giá trị có trong hai sự kiện. Phép hợp kí
hiệu là ‘∪’. Ví dụ C={ 1,2,6} thì D= A ∪ C ={1,2,4,6}

Giao của 2 sự kiện là sự kiện chứa các giá trị chung trong hai sự kiện. Giao được kí
hiệu là ‘∩’. Ví dụ: E={ 3,4,6} thì H=E ∩ D={4,6}

*Định nghĩa xác suất:

Thực hiện phép thử n lần. Gỉa sử sự kiện A xuất hiện m lần. Khi đó m được gọi là
m
tần số của sự kiện A và tỷ số được gọi là tần suất xuất hiện sự kiện A trong loạt
n
phép thử. Cho số phép thử tăng lên vô hạn , tần suất xuất hiện sự kiện A dần về một

4
số xác định được gọi là xác suất xuất hiện sự kiện A, kí hiệu là P(A) được xác định
như sau.

Ví dụ: Một xạ thủ bắn 100 viên đạn vào bia, có 70 viên bắn trúng bia. Khi đó xác
suất xạ thủ bắn trúng bia là 70/100 = 70%.

Điều kiện : 0 =< P(A) =< 1

Nếu có một tập các sự kiện loại trừ nhau Ai= 1,2,…. Thuộc tập S. Xác suất xuất
hiện của sự kiện hợp theo công thức.

* Sự kiện đồng thời và xác suất đồng thời:

Sự kiện đồng thời là sự kiện mà hai sự kiện riêng đồng thời xuất hiện.
Cụ thể: nếu thực hiện một phép thử làm xuất hiện sự kiện A, ¡ = 1,2,.. n và
phép thử thứ hai làm xuất hiện sự kiện B,, j = 1,2,.. m thì phép thử đồng thời
sẽ làm xuất hiện sự kiện đồng thời (A..B,), ¡ =1,2,...,n, j= I,2,...,m

Ứng với mỗi sự kiện đồng thời này là một khả năng xuất hiện của nó và
được gọi là xác suất xuất hiện đồng thời P(A,„B;).

* Xác suất có điều kiện:

Gỉa thiết rằng một thực nghiệm đồng thời đã được xác định và sự kiện đồng
thời với xác suất P(A,B). Khi đang thực nghiệm, giả thiết sự kiện B đẫ xuất
hiện và cần xác định xác suất xuất hiện sự kiện A. Xác suất này gọi là xác
suất có điều kiện của sự kiện A với điều kiện B đã xuất hiện và được định
nghĩa:

Tương tự, xác suất có điều kiện của sự kiện B với điều kiện sự kiện A đã
xuất hiện:

5
Với điều kiện P(A) >0 hoặc P(B)>0 ta có:

Công thức Bayes: Nếu các sự kiện Ai, i=1,2,…n là loại trừ nhau và B là một
sự kiện xuất hiện đồng thời với các sự kiện Ai và P(B)>0 thì:

* Tính độc lập thống kê của các sự kiện

Tính độc lập thống kê của sự kiện là một khái niệm quan trọng trong lý
thuyết xác suất. Xét hai sự kiện A và B xác suất có điều kiện của chúng là
P(A|B) và P(B|A). Gỉa thiết sự xuất hiện của sự kiện A không phụ thuộc và
sự xuất hiện của sự kiện B thì :

Xác suất đồng thời là tích trực tiếp của hai hai xác suất thành phần.

1.1.2. Đại lượng ngẫu nhiên và phân phối xác suất

* Đại lượng ngẫu nhiên:

Đại lượng ngẫu nhiên là đại lượng biến đổi biểu thị giá trị kết quả của một phép thử
ngẫu nhiên. Ta dung các chữ cái hoa như X, Y, Z,… để kí hiệu đại lượng ngẫu
nhiên.

* Đại lượng ngẫu nhiên rời rạc:

Đại lượng ngẫu nhiên được goi là rời rạc nếu nó chỉ nhận một số hữu hạn hoặc một
số vô hạn đếm được các giá trị. Đại lượng ngẫu nhiên X nhận các giá trị Xn là X=
xn và xác suất X nhận giá trị xn là P(X=xn).

* Đại lượng ngẫu nhiên liên tục:

Đại lượng ngẫu nhiên được gọi là liên tục nếu các giá trị có thể của nó lấp đầy một
khoảng trên trục số.

6
* Hàm mật độ xác suất:

Hàm mật độ xác suất của đại lượng ngẫu nhiên liên tuc X là hàm không âm f(x),
xác định với mọi x ∈ ( −∞ , ∞ ¿ và thỏa mãn:

với mọi tập số thực B

- Tính chất hàm mật độ xác suất:

* Hàm phân phối xác suất:

Hàm phân phối xác suất của đại lượng ngẫu nhiên X kí hiệu F(x) là hàm được định
nghĩa như sau:

Nếu X là đại lượng ngẫu nhiên rời rạc nhận các giá trị có thể x1, x2,… xn thì:

Nếu X là đại lượng ngẫu nhiên liên tục có hàm mật độ xác suất f(x) thì

- Ý nghĩa: Hàm phân phối xác suất F(x) phản ánh mức độ tập trung xác suất
về bên trái của điểm x.
- Tính chất của hàm phân phối xác suất:

7
1.2. Lượng tin của nguồn rời rạc
1.2.1. Nguồn tin rời rạc

Định nghĩa: Nguồn tin rời rạc là nguồn tin tạo ra các tin ( biến ngẫu nhiên) dưới
dạng rời rạc x1, x2,…xn. Ký hiệu (Xi) là phần tử nhỏ nhất chứa thông tin.

Bộ ký hiệu là tập hợp tất cả các kí hiệu có thể còn được gọi là bảng chữ cái X=
{x1,x2,…xn}

Từ là tập hợp hữu hạn các kí hiệu ( trong trường hợp đặc biệt mỗi từ có thể chỉ
chứa một kí hiệu). Bộ từ là tập hợp tất cả các từ mà bộ ký hiệu có thể tạo ra, nguồn
rời rạc đặc trưng bởi xác suất {X, p(x)}, X={ x1,x2,…xn}

Nguồn rời rạc không nhớ là nguồn rời rạc mà xác suất xuất hiện một ký hiệu không
phụ thuộc vào các ký hiệu xuất hiện trước.

Trong đó x n ∈ X là một ký hiệu nào đó của bộ ký hiệu X do nguồn tạo ra tại thời
điểm n.

Nguồn rời rạc có nhớ là nguồn rời rạc mà xác suất xuất hiện một ký hiệu phụ thuộc
vào một hay nhiều ký hiệu đã xuất hiện trước nếu khả năng nhớ của nguồn đủ lớn.

Nguồn dừng là nguồn rời rạc mà xác suất xuất hiện các ký hiệu không phụ thuộc
vào gốc thời gian mà chỉ phụ thuộc vào vị trí tương quan giữa các ký hiệu, có
nghĩa :

Nguồn có tốc độ thông tin điều khiển được là nguồn có thể tạo ra các tin với tốc độ
phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài nguồn và không có các ràng buộc nội tại về mặt
thời gian trong việc tạo ra các tin.

Nguồn có tốc độ thông tin không điều khiển được là nguồn tạo ra các bản tin với tốc
độ cố định, không điều khiển được từ bên ngoài nguồn, tốc độ này là một tính chất
nội tại của nguồn. Ví dụ trong trường hợp này là nguồn rời rạc tạo ra khi lấy mẫu
một tín hiệu liên tục theo thời gian. Các mẫu được tạo ra liên tục nhau, cách nhau
một khoảng thời gian cố định phụ thuộc vào các tín hiệu liên tục.
8
1.2.2 Lượng tin riêng, lương tin tương hỗ, lượng tin có điều kiện

Lượng tin của mỗi tin x i ∈ X là I( x i) = -log p( x i ¿ , được gọi là lượng tin riêng của tin
x i. Nếu một nguồn X thông qua một phép biến đổi trở thành nguồn Y, thì phép biến
đổi đó có thể không phải là môt- một. Trong quá trình truyền lan trong kênh, nhiễu
phá loại làm cho một tin x i ∈ X có thể chuyển thành một tin yi bất kì trong nguồn Y
ở đầu ra của kênh với những xác suất chuyển đổi khác nhau tùy theo tính chất của
nhiễu trong kênh.

1.2.3. Tính chất của lượng tin

+ Tính chất 1: Lượng tin riêng của một tin xi bao giờ cũng lớn hơn lượng tin tương
hỗ trong một tin khác yj.

Khi xi và yj độc lập thống kê với nhau thì lượng tintuowng hỗ bằng không.

Nếu từ yj xác định đươc xj thì lượng tin tương hỗ cực đại, lượng tin riêng chính là
lượng tin tương hỗ cực đại.

+ Tính chất 2: Lượng tin riêng là một đại lượng không âm vì p(xi) <= 1, nhưng
lượng tin tương hỗ có thể dương hoặc âm.

+ Tính chất 3: Lượng tin của một cặp (xiyj) bằng tổng lượng tin riêng của từng tin
trừ đi lượng tin tương hỗ giữa chúng.

Khi chúng độc lập thống kê với nhau thì lượng tin tương hỗ với nhau bằng không,
khi đó:

1.2.4. Lượng tin trung bình

Nguồn tin là tập hợp các tin. Lượng tin riêng chỉ có ý nghĩa với một tin nào đó
nhưng không thể phản ánh được tin tức của nguồn tin. I(xi) đánh giá được về mặt
tin tức của một tin xi khi nó đứng riêng rẽ, nhưng không thể dùng để đánh giá về
mặt tin tức của một tập hợp trong đó xi tham gia.

9
Ví dụ: Một nguồn tin chỉ gồm có hai tin X={ x1, x2} với xác suất xuất hiện là p(xi)
= 99%, p(x2) = 1%. Khi nhận được một kí hiệu của nguồn, người ta có thể cầm
chắc đến 99% là tin xi và có thể xem như là một tin đã biết trước. Ta có công thức
định nghĩa lượng tin trung bình:

- Lượng tin trung bình là lượng tin tức trung bình chứa trong một ký hiệu bất kì của
nguồn đã cho.

Đối với ví dụ trên lượng tin trung bình của nguồn là :

- Lượng tin tương hỗ không mang đầy đủ ý nghĩa thực tế cần thiết, nó chỉ cho biết
lượng tin về một ký hiệu cho chứa trong một ký hiệu xác định, cho biết sự ràng
buộc thống kê nào giữa cặp (x,y). Công thức lượng tin tương hỗ trung bình:

- Lượng tin trung bình có điều kiện là lượng I(X|Y) là lượng tin trung bình của một
tin bất kì của X khi đã biết một tin bất kỳ của Y và được xác định như sau:

Ta có quan hệ giữa các lượng tin trung bình:

1.2.5. Entropy của nguồn rời rạc

1.2.5.1. Khái niệm Entropy

Khi chúng ta nhận được một tin, độ bất ngờ về tin đó được giải thoát ( tin đã biết,
độ bất ngờ bằng 0), đồng thời nhận được một lượng tin. Vì vậy độ bất ngờ lượng tin
về số đo nhưng trái ngược nhau về ý nghĩa vật lý.

10
Độ bất ngờ của tin x i là :

Độ bất ngờ trung bình của một nguồn tin sẽ là:

Độ bất ngờ H(X) được gọi là Entropy của nguồn, được đo bằng lượng tin trung bình
của các tin do nguồn phát ra.

1.2.5.2. Tính chất của Entropy

+ Tính chất 1: Entropy là một đại lượng luôn luôn không âm H(X) >=0

+ Tính chất 2: Entropy sẽ bằng không khi nguồn có một ký hiệu có xác suất xuất
hiện bằng một và tất cả các ký hiệu còn lại có xác suấ xuất hiện bằng không.

+ Tính chất 3: Entropy có giá trị cực đại khi tất cả các ký hiệu có cùng xác suất

1.2.6. Tốc độ lập tin của nguồn

Thông số thống kê cơ bản thứ nhất của nguồn là entropi, nó tùy thuộc vào cấu trúc
truyền thống của nguồn. Tốc độ tạo ra các tin phụ thuộc vào tính chất vật lý của
nguồn như quán tính, độ phân biệt,…

Thống kê cơ bản thứ hai của nguồn tin la lượng tin mà nguồn tạo ra trong một đơn
vị thời gian còn gọi là tốc độ lập tin của nguồn, ký hiệu là R.

Với n0 là số ký hiệu mà nguồn tạo ra trong một đơn vị thời gian.

- Để có tốc độ lập tin lớn nhất với n0 ( nguồn vật lý ) cố định, cần H(X)max
- Để H( X)max thì phải thay đỏi cấu trúc thống kê của nguồn bằng các
phương pháp mã hóa thống kê.

1.3 Kết luận chương I

Trong chương này, vì thông tin là một quá trình ngẫu nhiên, tín hiệu mang tin
tức cũng chính là tín hiệu ngẫu nhiên, nên lý thuyết xác suất và quá trình ngẫu nhiên
cũng chính là công cụ toán học để nghiên cứu các hệ thống truyền tin. Chúng ta đã

11
tìm hiểu về các cơ sở lý thuyết, các phép xử lý tin tức ở khối nguồn tin: Định lượng
tin tức, Khái niệm cơ bản về Xác suất thống kê, lượng tin nguồn rời rạc, khái niệm
về Entropy,…

CHƯƠNG 2: CÁC LỚP KHÁCH HÀNG CỦA LỚP QUANG


2.1 Ethernet
2.1.1 Khái niệm

Ethernet đã được tạo ra từ thập niên 1970 để trở thành một liên kết dữ liệu
chuyển mạch gói, kết nối các máy vi tính và thiết bị của máy vi tính. Nó rất dễ lắp
đặt, quản lý, duy trì và chi phí mạng thấp. Ethernet đã phát triển và bao gồm nhiều
cấu trúc liên kết khác nhau (dạng điểm đến điểm, dạng tuyến, dạng hình sao, dạng
lưới), thích ứng với đa dạng phương tiện viễn thông vật lý (cáp đồng trục, cáp xoắn
đôi, phương tiện vô tuyến) và cả sợi quang. Ethernet có nhiều tốc độ truyền tải khác
nhau, ngày nay điển hình có thể kể đến là 10 Mbps, 100 Mbps (Fast Ethernet), 1
Gbps (Gigabit Ethernet), 10 Gbps (10 Gigabit Ethernet). Đây là một trong những
công nghệ mạng cục bộ (LAN) đầu tiên và đã nhanh chóng trở thành mạng cục bộ
chiếm ưu thế cũng như là công nghệ lớp liên kết chính.

So với công nghệ mạng LAN không dây, Ethernet thường ít bị gián đoạn hơn – cho
dù là do nhiễu sóng vô tuyến, trở ngại vật lý hay băng thông. Ethernet cũng cung
cấp mức độ bảo mật và kiểm soát mạng tốt hơn so với công nghệ không dây (các
thiết bị phải được kết nối bằng cáp vật lý), người ngoài sẽ gặp khó khăn khi truy cập
dữ liệu mạng hay khi cố gắng điều hướng băng thông cho các thiết bị không được
cung cấp.

2.1.2 Các đặc tính của Ethernet

2.1.2.1 Điều khiển truy nhập phương tiện

Trong mạng Ethernet ban đầu, các máy tính được gắn với cáp đồng trục của
mạng bằng một card giao diện mạng (NIC), mỗi một NIC có một địa chỉ Ethernet 6-
byte duy nhất được gán bởi nhà sản xuất. Mỗi nút có thể truyền một gói tin trên cáp

12
và tín hiệu truyền đi sẽ được tất cả các nút thu lại. Cáp đồng trục đã từng là một liên
kết truyền thông quảng bá hiệu quả. Tuy nhiên, việc các nút truyền đồng thời có thể
gây cản trở việc truyền tin của bên khác gây ra sự xung đột truyền dẫn, gây lãng phí
băng thông.

Ethernet có một giao thức điều khiển truy nhập phương tiện (MAC) sẽ phân định
việc truyền dẫn giữa các nút. Khi một nút có một gói tin cần truyền đi, nó sẽ lắng
nghe liên kết trên. Nếu phát hiện liên kết đang rỗi hoặc không có việc truyền tải
nào, nó sẽ truyền đi gói tin của mình trong khi đang lắng nghe liên kết. Nếu phát
hiện có xung đột thì sẽ dừng việc truyền dẫn để tránh lãng phí băng thông. Sau đó
nó sẽ cố gắng truyền lại gói tin sau khi sự trì hoãn đã được chọn ngẫu nhiên, và
nhiều khả năng chính xác một trong các nút sẽ truyền lại trước các nút khác. Một
khi nút này thực hiện việc truyền lại thì các nút khác sẽ phát hiện có sự truyền tải và
sẽ lại đợi tới khi đường dẫn đang rỗi.

Để đạt được hiệu quả cao thì thời gian phát hiện có xung đột phải ngắn hơn thời
gian truyền gói tin. Từ đó, khoảng thời gian trì hoãn để tránh xung đột sẽ không
đáng kể so với khoảng thời gian truyền thành công các gói tin. Độ trì hoãn khi có sự
phát hiện xung đột thì phụ thuộc rất lớn vào độ trì hoàn khi tuyền dẫn qua cáp, điều
này lại phụ thuộc vào chiều dài của cáp. Do vậy, những lần trì hoãn khi phát hiện
xung đột sẽ được rút ngắn đi nếu ta giới hạn chiều dài của cáp.

2.1.2.2. Liên kết điểm đến điểm

Một ứng dụng quan trọng của Ethernet là nó giống như một liên kết điểm đến
điểm kết nối 2 nút cuối cùng. Khi triển khai với cáp xoắn đôi và quang sợi, Ethernet
có một lựa chọn là hoạt động như một liên kết song công. Hiệu suất sẽ được cái
thiện do có các kênh đều có thể được sử dụng đồng thời. Do đó, CSMA/CD không
còn cần thiết vì các nốt cuối sẽ không cản trở việc truyền dẫn của nhau nữa.

2.1.2.3. Mạng cục bộ

Ethernet là công nghệ mạng cục bộ chiếm ưu thế hơn cả. Cấu hình mạng cục
bộ Ethernet phổ biện hiện nay là cấu trúc liên kết dạng hình sao có một bộ hub ở
chính giữa kết nối các phân đoạn của Ethernet. Cấu trúc liên kết này rất thuận lợi
khi quản lý vì mọi công việc quản lý mạng có thể thực hiện ở cùng một nơi. Nó rất
phù hợp với hạ tầng viễn thông của các tòa nhà văn phòng và đồng thời còn cải
thiện chất lượng tín hiệu bằng cách lặp lại hoặc tái tạo tín hiệu.

13
Một đặc tính quan trọng khác của Ethernet là mạng cục bộ ảo (VLAN). Nó cho
phép chia sẻ băng thông mạng tới các nhóm nút, từ đó mỗi nhóm này có thể liên lạc
thông qua mạng VLAN của chính nhóm đó. Một mạng VLAN có một dạng riêng
biệt gọi là một thẻ. Các gói mạng VLAN của Ethernet có một trường dành cho thẻ
nên các gói này sẽ được phân biệt với nhau. Công nghệ mạng VLAN có thể được
dùng để triển khai các mạng riêng ảo (VNPs). Ngoài ra, các gói mạng cục bộ ảo của
Ethernet còn có một trường ưu tiên để hỗ trợ chất lượng dịch vụ.

2.1.3 Cấu truc khung

*Cấu trúc khung cơ bản của Ehternet:

Preamble (PRE): là 7 byte mẫu xen kẽ các số 1 và số 0 (10101010) được dùng để


chỉ ra phần mở đầu của một khung và dùng để đồng bộ hóa.

Start-of-frame delimiter (SFD): Byte này là một mẫu xen kẽ của các số 1 và số 0
nhưng kết thúc với hai số 1 liên tiếp (10101011) và nó cho thấy nơi bắt đầu của
phần còn lại của khung.

Destination address (DA): Địa chỉ Ethernet 6 byte này là điểm đích của khung

Source address (SA): Địa chỉ 6 byte Ehternet này là nguồn gốc của khung

Length/Type: 2 byte này chỉ ra chiều dài của trường dữ liệu trong các byte hoặc chỉ
ra kiểu loại của khung. Nếu giá trị gần hoàn toàn 1500 byte thì nó sẽ được thể hiện
như là chiều dài của trường dữ liệu. Nếu giá trị lớn hơn 1536 thì đây là một loại
khung tùy chọn, và giá trị cho thấy kiểu loại của khung.

Payload: Đây là trọng tải của khung và có giá trị từ 46 đến 1500 byte. Nếu người
dùng Ethernet có ít hơn 46 byte gửi đi thì payload sẽ được nhồi thêm để tròn 46
byte.

Frame check sequence (FCS): 4 byte này là một sự kiểm tra dư thừa theo chu kỳ
cho các khung loại trừ PRE và SFD

*Cấu trúc khung Ethernet của các mạng cục bộ ảo (VLAN):


14
Đây là khung có trường VLAN header 4 byte được chèn giữa trường SA và
trường length/type. Hai byte đầu tiên của trường VLAN header nằm tại vị trí của
trường length/type trong cấu trúc khung Ethernet cơ bản. Giá trị của nó (8100 thuộc
hệ thập lục phân) sẽ chỉ ra khung này là một khung VLAN. Hai byte kế tiếp của
trường VLAN header chứa một thẻ VLAN 12 bit, một cờ 1 bit được đặt về 0 và một
trường ưu tiên 3 bit. Giá trị của trường ưu tiên cho thấy mức độ ưu tiên của khung
từ mức 0 (thấp nhất) đến mức 7 (cao nhất).

2.1.4 Ứng dụng của Ethernet

2.1.4.1 Sử dụng Ethernet cho các hệ thống an ninh giám sát diện rộng với độ tin
cậy cao
Ngày càng có nhiều tổ chức đảm bảo an ninh cho chính mình bằng cách ứng
dụng các hệ thống an ninh giám sát và hệ thống kiểm soát vào ra điện tử cho cơ sở
vật chất, hạ tầng. Các hệ thống này, cả ở công cộng và tư gia, đã phát triển rầm rộ
trong những năm gần đây.
Các hệ thống giám sát này có thể được sử dụng trong các cụm văn phòng, khu công
nghiệp, trường đại học, các siêu thị bán lẻ, hệ thống giao thông công cộng, những
nơi mà an ninh được đặt lên hàng đầu.

Cùng với sự hiện diện rộng rãi các sản phẩm an ninh, trong đó có camera, hệ thống
thông tin liên lạc, các thiết bị kiểm soát vào ra, các hệ thống báo động và điều khiển
là chúng ngày càng có kết cấu phức tạp. Thách thức đặt ra đầu tiên là để đảm bảo
rằng tất cả các thiết bị sử dụng chung một nền tảng truyền thông. Ethernet là sự lựa
chọn đương nhiên: Đây là một giao thức truyền thông được chứng minh có khả
năng cung cấp dịch vụ nhanh đáng tin cậy. Để đảm bảo độ tin cậy tối đa, cần xem
xét cẩn thận cấu trúc liên kết mạng, băng thông thích hợp và cả hệ thống dự phòng.

2.1.4.2 Ứng dụng cho trạm cấp cứu


Thiết bị chuyển mạch bền có vai trò rất quan trọng đối với các hệ thống báo
động cấp cứu như ở đồn công an, trạm cứu hỏa và trạm y tế. Thiết bị này thường
được sử dụng trong các trường đại học, các trung tâm thương mại, công viên và các
khu vui chơi giải trí cũng như các khu đô thị khác.

15
2.1.4.3 Các trạm kết nối
Các trạm này thường được bảo mật và liên kết với nhau thông qua một cấu trúc
liên kết sợi quang tốc độ cao. Các cáp quang và bộ biến năng trên mỗi chuyển mạch
phải tương thích. Liên kết với khoảng cách nhỏ hơn 300 mét có thể sử dụng cáp sợi
quang đa chế độ và bộ biến nặng ở mỗi đầu của nút này.
Liên kết trên 300 mét nên sử dụng sợi cáp quang chế độ đơn và bộ chuyển đổi chế
độ đơn. Việc lựa chọn cáp phải được thực hiện với sự tư vấn của nhà cung cấp với
sự hiểu biết đầy đủ về cách thức cáp sẽ được triển khai và khoảng cách chính xác
giữa mỗi liên kết. Các nhà cung cấp chuyển mạch nên biệt chủng loại và độ dài của
cáp để họ có thể cung cấp các biên năng thích hợp cho các ứng dụng.

2.1.5 Đánh giá về Ethernet

*Ưu điểm:

- Tốc độ truyền tải tối đa, không bị hạn chế về tốc độ so với Wifi, ngay cả khi
khoảng cách xa, giúp bạn dễ dàng download tài liệu, tải phần mềm, chơi game
online,…

- Ít phải chia sẻ mạng so với wifi nếu như bạn chỉ dùng riêng 1 đường kết nối từ
modem, router tới máy tính của bạn thông qua cổng Ethernet.

*Nhược điểm:

- Chi phí lắp đặt, chiều dài cáp khá lớn, phụ thuộc vào khoảng cách giữa modem tới
máy tính của người dùng.

- Dễ bị ảnh hưởng của các tác động ngoại lực như bị cắt, chuột cắn, đứt ngầm do
thời tiết,…

2.2. Internet Protocol (IP)

2.2.1. Khái niệm và hoạt động của IP

Ngày nay giao thức internet (IP) là công nghệ mạng diện rộng được sử dụng phổ
biến hơn cả. IP là một công nghệ mạng hoặc giao thức được thiết kế để hoạt động

16
phía trên nhiều lớp thấp hơn. Đây là một trong những lý do quan trọng cho sự thành
công lan rộng của IP.

Hình trên cho thấy IP bên trong khuôn dạng cấu trúc phân lớp. Các lớp liên kết
dữ liệu truyền thống thông qua cái mà IP hoạt động là Ethernet và giao thức điểm
tới điểm (PPP). IP hoạt động thông qua một chuỗi các tuyến tốc độ thấp khác cũng
như là các tuyến sợi quang tốc độ cao sử dụng các giao thức lớp liên kết dữ liệu đã
biết.

Rất nhiều kiến trúc phân lớp có khả năng đưa IP và trong lớp quang. Thuật ngữ IP
thông qua WDM thường được dùng để ám chỉ việc sắp xếp có khả năng. Ví dụ như
hình dưới đây cho thấy một sự bổ sung gói tin thông qua SONET. Tại đây, các gói
tin được đưa vào các khung PPP và được mã hóa thành các khung SONET để
truyền tải thông qua bước sóng.

IP với việc đang trở thành một giao thức lớp mạng vẫn chưa đảm bảo sự tin cậy
trong chuỗi tuyền tải dữ liệu từ nguồn tới đích. Công việc này được thực hiện bởi
một giao thức vận chuyển, tiêu biểu là giao thức điều khiển truyền nhận (TCP). Một
giao thức vận chuyển khác thường được sử dụng cho bản tin đơn giản truyền tải

17
thông qua IP là giao thức dữ liệu người dùng (UDP). Đây cũng là giao thức vận
chuyển được sử dụng cho phương tiện phát trực tiếp.

2.2.2 Định tuyến và chuyển tiếp:

IP là một trong những giao thức chuyển mạch gói có mặt sớm nhất. IP truyền tải
thông tin dưới dạng các gói tin. Một router IP là một yếu tố mạng chủ chốt của một
mạng IP. Một router chuyển tiếp các gói tin từ một đường dẫn đang đến lên trên
một đường dẫn sắp đi. Hình dưới đây minh họa cách các gói tin được chuyển tiếp
trong một mạng IP.

Bản chất của việc định tuyến là nền tảng của IP. Mỗi một router duy trì một bảng
định tuyến. Mỗi bảng định tuyến có một hoặc nhiều cổng vào cho mỗi router đích
trong mạng. Cổng vào của một router cho ta biết nút kế tiếp ngay gần với router tới
các gói tin cần được gửi đi. Một router chú ý tới tới phần header trong một gói tin
đang tới. Phần header chứa đựng danh tính của router đích danh cho gói tin đó. Tiếp
theo router này sẽ tra cứu bảng định tuyến của nó để quyết định nút kết tiếp cho gói
tin và chuyển tiếp gói tin trên đường dẫn hướng tới nút đó. Trong hình trên, giả sử
một gói tin từ nút 1 là dành cho nút 4. Nút 1 sẽ xem bảng định tuyến của mình và
chuyển gói tin tới nút 5. Nút 5 chuyển tiếp gói tin tới nút 3 rồi nút 3 chuyển gói tin
tới điểm đích sau cùng là nút 4.

Các mạng IP thường cung cấp các dịch vụ được mô tả là “đã cố gắng hết sức”. IP cố
gắng để đưa được gói tin từ nguồn tới đích của nó. Tuy nhiên, các gói tin khác nhau
cần các router khác nhau thông qua mạng lưới và có độ trễ ngẫu nhiên, một vài gói
tin sẽ thất lạc nếu xảy ra nghẽn mạng. Đây là một thách thức lớn đối với nỗ lực cải
thiện tình trạng hiện tại của IP để đảm bảo chất lượng dịch vụ với người dùng.

2.2.3. Chất lượng dịch vụ

18
Mạng IP theo truyền thống cung cấp các dịch vụ “nỗ lực tối đa”. IP cố gắng hết
sức để đưa một gói tin từ nguồn đến đích của nó. Tuy nhiên, các gói khác nhau có
thể đi theo các tuyến đường khác nhau qua mạng và gây ra sự chậm trễ ngẫu nhiên,
và một số gói sẽ bị xếp chồng lên nhau nếu có tắc nghẽn trong mạng. Trong IP, một
cơ chế được gọi là Diff-Serv (các dịch vụ khác biệt) đã được đề xuất. Trong Diff-
Serv, các gói được nhóm thành các lớp khác nhau, với loại lớp được chỉ ra trong
tiêu đề IP. Loại lớp chỉ định cách gói được xử lý trong mỗi bộ định tuyến. Các gói
được đánh dấu là chuyển tiếp nhanh (EF) được xử lý trong một hàng đợi riêng và
được chuyển qua nhanh nhất có thể. Một số mức độ ưu tiên bổ sung của chuyển tiếp
đảm bảo (AF) cũng được chỉ định. AF có hai thuộc tính: xy. Thuộc tính x thường
chỉ ra hàng đợi khi gói được giữ trong bộ định tuyến trước khi chuyển đổi. Thuộc
tính y cho biết tùy chọn thả cho các gói. Các gói có y = 3 có khả năng bị loại bỏ cao
hơn so với các gói có y =1.

Trong khi Diff-Serv cố gắng giải quyết vấn đề QoS, nó không cung cấp bất kỳ
phương pháp end-to-end nào để đảm bảo QoS. Ví dụ, chúng tôi không thể xác định
trước nếu có đủ băng thông trong mạng để xử lý luồng lưu lượng mới với các yêu
cầu về độ trễ thời gian thực.

2.3. Kết luận chương II

Ở chương II, chúng ta đã tìm hiểu về các lớp khách hàng của lớp truyền tải quang,
cụ thể đi sâu tìm hiểu về Ethernet và giao thức IP ( Internet Protocol). Ethernet bắt
đầu như một mạng cục bộ (LAN) sử dụng cáp đồng trục. Ngày nay, nó được sử
dụng trên tất cả các phương tiện truyền thông vật lý bao gồm cáp xoắn đôi, không
dây và cáp quang. Ethernet trải dài liên kết dữ liệu và các lớp vật lý.

IP cũng sẽ được bao phủ, mặc dù nó không phải là lớp khách thích hợp của lớp
quang. Nó nằm ở lớp mạng và không được truyền trực tiếp qua các đường dẫn
quang. Tuy nhiên, đây là công nghệ truyền gói tin chiếm ưu thế cho nhiều ứng dụng
bao gồm cả Internet, và phần lớn lưu lượng được thực hiện bởi các mạng quang là
lưu lượng IP. Vì vậy, điều quan trọng là phải hiểu IP vì mạng quang phải hỗ trợ
hiệu quả lưu lượng của nó. Ngoài ra, một số ý tưởng của giao thức IP đã được áp
dụng để thiết kế mạng quang.

Tài liệu tham khảo:

TLTK 1.1- Giaso trình – Lythuyettruyentin- Trần Thị Ngân

19
TLTK 2.1. Rajiv Ramaswani Kuman Silvaraja… I Perspective- Morgan
Kaufmann(2009)

Giao trình Công Nghệ Truyền Tải Quang - HVCNBCVT

20

You might also like