You are on page 1of 29

Đại học Đà Nẵng – Trường Đại học Kinh tế

Khoa Kinh tế

KINH TẾ VĨ MÔ

Chương 4: Tiết kiệm, đầu tư


và hệ thống tài chính
Chương 13: Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính
Kinh tế học vĩ mô, N Gregory Mankiw, Trường ĐHKT HCM dịch

CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 1


Nội dung

• Các định chế tài chính trong nền kinh tế


• Tiết kiệm và đầu tư trong hệ thống tài khoản thu nhập
quốc gia
• Thị trường vốn vay
• Ảnh hưởng của các chính sách

CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 2


I. Các định chế tài chính trong nền kinh tế

CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 3


Các định chế tài chính
• Hệ thống tài chính: gồm nhiều định chế tài chính giúp kết nối
người tiết kiệm với người đi vay
• Thị trường tài chính: các định chế mà qua đó người tiết kiệm có
thể trực tiếp cung cấp vốn cho người muốn vay
Ví dụ:
 Thị trường trái phiếu
Trái phiếu là chứng từ vay nợ
 Thị trường cổ phiếu
Cổ phiếu đại diện cho quyền sở hữu trong một công ty
CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 4
Thị trường trái phiếu
• Trái phiếu là chứng từ vay nợ
• Trên trái phiếu có xác định
ngày đáo hạn và lãi suất
3 đặc điểm chính ảnh hưởng
đến lãi suất của trái phiếu:
• Lãi suất của trái phiếu một
phần phụ thuộc vào kỳ hạn
của nó
• Rủi ro tín dụng càng cao thì
lãi suất càng cao
• Quy định thuế suất
Thị trường cổ phiếu
• Cổ phiếu: biểu thị quyền sở hữu đối với
doanh nghiệp
• Bán cổ phiếu để có tiền được gọi là tài
trợ bẳng cổ phần, bán trái phiếu được
gọi là tài trợ bằng nợ
• Cổ phiếu được giao dịch tại các thị
trường chứng khoán có tổ chức và giá
của cổ phiếu được quyết định bởi cung
và cầu
• Giá của cổ phiếu phản ánh nhận thức về
khả năng sinh lợi trong tương lai của
công ty
Các định chế tài chính
• Trung gian tài chính: các định chế tài chính mà thông
qua đó người tiết kiệm có thể gián tiếp cung cấp vốn
của họ cho người đi vay.
Ví dụ:
 Ngân hàng
 Quỹ tương hỗ: định chế bán cổ phiếu ra công chúng
và dùng số tiền thu được để mua một kết hợp (cơ cấu
đầu tư – portfolio) gồm trái phiếu, cổ phiếu

CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 7


Ngân hàng
• Nghiệp vụ chính của ngân hàng là nhận tiền gửi của
người tiết kiệm và cho vay lại số tiền đó
• Chênh lệch giữa mức lãi suất cho vay và huy động
giúp ngân hàng chi trả chi phí hoạt động và thu lại lợi
nhuận
• Tạo ra tài sản đặc biệt cho phép mọi người sử dụng
như một phương tiện trao đổi (séc)
Quỹ tương hỗ
• Quỹ tương hỗ là định chế bán cổ phiếu ra công chúng
và dùng số tiền thu được để mua một kết hợp (cơ cấu
đầu tư – portfolio) gồm trái phiếu, cổ phiếu
• Cho phép cá nhân đa dạng hóa đầu tư với số tiền ít ỏi
• Sử dụng chuyên môn của các nhà quản lý tiền tệ
chuyên nghiệp
II. Tiết kiệm và Đầu tư
trong hệ thống tài khoản thu nhập quốc gia

CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 10


Các loại tiết kiệm

(i) Tiết kiệm tư nhân, Sp = ( Y – T ) – C


(ii) Tiết kiệm công cộng Sg = T – G
(iii)Tiết kiệm quốc dân, S = Sp + Sg
= (Y–T)–C + T–G
= Y –C –G

CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 11


Tiết kiệm và đầu tư
Phương trình hạch toán thu nhập quốc gia:
Y = C + I + G + NX
Nền kinh tế đóng:
Tiết kiệm quốc dân
Y= C+I+G
I = Y – C – G = (Y – T – C) + ( T – G)

Tiết kiệm = đầu tư trong nền kinh tế đóng


CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 12
Thâm hụt và thặng dư ngân sách

• Thặng dư ngân sách


= phần chênh lệch khi thuế (T) vượt quá chi tiêu của chính phủ (G)
=T–G
= tiết kiệm công cộng
• Thậm hụt ngân sách
= phần chênh lệch khi chi tiêu chính phủ (G) nhiều hơn thuế thu (T)
=G–T
= - (tiết kiệm công cộng)

CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 13


Bài tập

• Giả sử GDP bằng 10 tỷ đồng, tiêu dùng là 6,5 tỷ đồng,


chính phủ chi tiêu 2 tỷ, và có thâm hụt ngân sách là
300 triệu đồng
• Tính tiết kiệm công cộng, thuế, tiết kiệm tư nhân, tiết
kiệm quốc gia, và đầu tư

CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 14


Ý nghĩa của tiết kiệm và đầu tư

• Tiết kiệm tư nhân là phần thu nhập còn lại sau khi hộ gia đình
nộp thuế và chi trả cho tiêu dùng
• Ví dụ về những hoạt động mà HGĐ có thể làm với tiết kiệm
của mình:
 Mua trái phiếu hoặc cổ phiếu của công ty
 Mua cổ phiếu của quỹ tương hỗ
 Tích lũy trong sổ tiết kiệm hoặc tài khoản ngân hàng
CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 15
Ý nghĩa của tiết kiệm và đầu tư
• Đầu tư là mua sắm vốn tư bản mới
• Ví dụ:
+ Vincom chi 100 triệu đô để xây trung tâm thương mại
+ Doanh nghiệp mua sắm thiết bị máy tính trị giá 500 triệu
đồng
+ Hộ gia đình mua căn hộ mới xây với giá 7 tỷ đồng

Trong kinh tế, đầu tư không phải là mua sắm


cổ phiếu và trái phiếu!
CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 16
III. Thị trường vốn vay

CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 17


Thị trường vốn vay

• Mô hình cung – cầu của hệ thống tài chính


• Giúp giải thích:
+ Cách thức hoạt động của hệ thống tài chính phối
hợp giữa tiết kiệm và đầu tư
+ Ảnh hưởng của các chính sách của chính phủ và
các yếu tố khác đến tiết kiệm, đầu tư, lãi suất

CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 18


Thị trường vốn vay

Giả định: chỉ có một loại thị trường tài chính


• Tất cả những người tiết kiệm đến thị trường này để
gửi tiết kiệm
• Tất cả người vay đến thị trường này để vay vốn
• Chỉ có một mức lãi suất, vừa là sinh lợi từ tiết
kiệm, vừa là chi phí của việc đi vay

CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 19


Cung vốn vay
Nguồn cung của vốn vay là từ tiết kiệm:
• Hộ gia đình sử dụng khoản tiết kiệm của mình để
cho vay và thu lãi
• Chính phủ có thể đóng góp vào “tiết kiệm quốc
gia” và cung vốn vay nếu tiết kiệm công cộng
mang giá trị dương. Nếu mang giá trị âm, nó sẽ là
giảm tiết kiệm quốc gia và cung vốn vay

CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 20


Đường cung vốn vay

Lãi suất Sự tăng lên


Cung
trong lãi suất
6% làm tiết kiệm
hấp dẫn hơn,
làm tăng
3% lượng cung
vốn vay
60 80 Vốn vay (tỷ đồng)

CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 21


Cầu vốn vay

Nhu cầu về vốn vay là từ đầu tư:

• Doanh nghiệp vay vốn để mua sắm trang thiết bị,


xây mới văn phòng/ nhà máy…
• Người tiêu dùng vay mượn để mua nhà

CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 22


Đường cầu vốn vay

Lãi suất Sự giảm xuống


trong lãi suất làm
7% giảm chi phí đi vay,
dẫn đến tăng lượng
4% cầu vốn vay

Cầu

50 80 Vốn vay (tỷ đồng)

CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 23


Cân bằng trong thị trường vốn vay

Lãi suất
Cung Lãi xuất điều chỉnh để
cung và cầu bằng nhau

5% Lượng cân bằng của


thị trường vốn vay
bằng lượng đầu tư cân
Cầu bằng và lượng tiết
kiệm cân bằng
60 Vốn vay (tỷ đồng)

CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 24


IV. Ảnh hưởng của các chính sách

CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 25


Chính sách 1: Khuyến khích tiết kiệm

Lãi suất
S1 S2

1. Ưu đãi thuế cho


tiết kiệm làm gia
2…làm giảm lãi 5%
tăng nguồn cung
suất cân bằng… 4%
vốn vay…
D1

60 70 Vốn vay (tỷ đồng)

3…làm tăng lượng


vốn vay cân bằng 26
CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
Chính sách 2: Khuyến khích đầu tư
Lãi suất
S1
1.Ưu đãi thuế đầu tư
2…làm tăng lãi 6%
làm tăng cầu vốn
suất cân bằng… 5% vay…

D2
D1

60 70 Vốn vay (tỷ đồng)

3…và làm tăng lượng


CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
vốn vay cân bằng 27
Chính sách 3: Thâm hụt và thăng dư ngân sách

Lãi suất S2
S1
1. Thâm hụt ngân sách
2…làm tăng lãi 6% làm giảm tiết kiệm quốc
suất cân bằng… 5% gia và cung vốn vay…

D1

50 60 Vốn vay (tỷ đồng)

3…làm giảm lượng vốn vay cân bằng


CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 28
Hiệu ứng lấn át đầu tư

• Khi Chính Phủ chi tiêu nhiều hơn thu nhập từ thuế,
tình trạng thâm hụt ngân sách làm giảm tiết kiệm quốc
dân, lãi suất cao hơn và làm giảm lượng đầu tư.
• Hiện tượng này gọi là hiện tượng lấn át
• Thâm hụt chính sách làm giảm tốc độ tăng trưởng của
nền kinh tế và mức sống trong tương lai

CHƯƠNG 4 - TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 29

You might also like