You are on page 1of 11

Giáo trình dạy nghề Họa viên kết cấu từ xa

GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ HỌA VIÊN KẾT CẤU TỪ XA

MỤC LỤC GIÁO TRÌNH:

Chương 1: 26 lệnh dùng để triển khai Kết cấu


Chương 2: Quy trình thi công - Các kí hiệu và ghi chú có trong bản vẽ kết cấu.
Chương 3: Các vấn đề cần biết để triển khai Kết cấu
Chương 4: Kiến thức phần Móng
Chương 5: Kiến thức phần Đà kiềng
Chương 6: Kiến thức phần Cột
Chương 7: Kiến thức phần Dầm
Chương 8: Kiến thức phần Sàn
Chương 9: Kiến thức phần Cầu thang
Chương 10:Kiến thức phần Mái
Chương 11:Đánh số thép - Thống kê thép
Chương 12: Bố cục - Kiểm tra - In ấn

1
hoavienkientruc.com.vn - 0123.30.11.860
Giáo trình dạy nghề Họa viên kết cấu từ xa

CHƯƠNG 1: 26 LỆNH THƯỜNG DÙNG ĐỂ TRIỂN KHAI KẾT CẤU

A- CÁC LỆNH TẠO HÌNH & HIỆU CHỈNH

1- PL (V) : Lệnh vẽ đa tuyến gồm các đoạn thẳng và các cung tròn
+ Gõ V-spacebar
+ Click chuột hoặc nhập tọa độ điểm đầu từ bàn phím hoặc shift chuột phải để bắt điểm so
với đối tượng khác.
+ Click chuột hoặc nhập tọa độ điểm tiếp theo từ bàn phím hoặc shift chuột phải để bắt
điểm so với đối tượng khác.
+ Spacebar kết thúc lệnh.

2- C : Lệnh vẽ đường tròn


+ Gõ C-spacebar
+ Click chọn tâm đường tròn
+ Kéo chuột bắt điểm hoặc nhập bán kính từ bàn phím

3- REC (R) : Lệnh vẽ hình chữ nhật


+ Gõ R-spacebar
+ Click chuột hoặc nhập tọa độ điểm góc thứ 1 từ bàn phím hoặc shift chuột phải để bắt
điểm so với đối tượng khác.
+ Click chuột hoặc nhập tọa độ điểm góc thứ 2 từ bàn phím hoặc shift chuột phải để bắt
điểm so với đối tượng khác.

4- U : Lệnh quay lại với trạng thái trước khi dùng lệnh cuối cùng
+ Gõ U-spacebar: tương tự Ctrl+Z

5- E : Lệnh xóa đối tượng


+ Chọn đối tượng cần xóa
+ Gõ E-spacebar

6- O : Lệnh tạo một đường song song với một đường có sẵn
+ Gõ O-spacebar
+ Nhập khoảng cách song song (có thể dùng chuột để xác định khoảng cách)
+ Chọn đối tượng
+ Click về phía cần tạo đối tượng mới song song

7- TR : Lệnh cắt đối tượng bằng một đối tượng khác


+ Gõ TR-spacebar
+ Chọn các đối tượng chặn
+ (hoặc gõ TR-spacebar-spacebar để chọn tất cả là đối tượng chặn) (thường dùng khi ta
không quan tâm đến đối tượng chặn)
+ Chọn các đối tượng cần cắt
2
hoavienkientruc.com.vn - 0123.30.11.860
Giáo trình dạy nghề Họa viên kết cấu từ xa

+ Spacebar để kết thúc lệnh

8- EX : Lệnh kéo dài một đối tượng chạm một đối tượng khác
+ Gõ EX-spacebar
+ Chọn đối tượng chặn
+ Chọn (nữa đầu) đối tượng cần duỗi

9- F : Lệnh bo tròn hai đối tượng bằng một cung tròn, khi cung tròn có bán kính bằng 0 thì
hai đối tượng chạm nhau
+ Gõ F-spacebar
+ Chọn tham số R để nhập bán kính bo
+ Lần lượt click vào 2 cạnh cần bo

10- DONUT (DD) : Lệnh vẽ hình vành khăn.


+ Gõ DD-spacebar
+ Nhập bán kính trong-spacebar
+ Nhập bán kính ngoài-spacebar
+ Click vào vị trí cần đặt.

B- CÁC LỆNH BIẾN ĐỔI VÀ SAO CHÉP

1- M : Lệnh di chuyển đối tượng sang một vị trí mới


+ Chọn các đối tượng (cần di chuyển)
+ Gõ M -spacebar
+ Bắt điểm đối tượng muốn di chuyển
+ Bắt điểm tiếp nơi cần đặt đối tượng

2- CO (CC) : Lệnh sao chép các đối tượng


+ Chọn các đối tượng (cần sao chép)
+ Gõ CC-spacebar
+ Bắt điểm đối tượng muốn sao chép
+ Bắt điểm tiếp nơi cần đặt đối tượng

3- RO (RT) : Lệnh quay các đối tượng quanh một điểm


+ Chọn các đối tượng (cần quay)
+ Gõ RT-spacebar
+ Chọn điểm chuẩn và nhập góc quay-spacebar(số dương: ngược chiều kim đồng hồ; số
âm: cùng chiều kim đồng hồ)

4- SC : Lệnh thu phóng các đối tượng


+ Chọn các đối tượng (cần thu, phóng)
+ Gõ SC-spacebar

3
hoavienkientruc.com.vn - 0123.30.11.860
Giáo trình dạy nghề Họa viên kết cấu từ xa

+ Chọn điểm chuẩn và nhập hệ số-spacebar (>1: phóng; <1: thu)

5- MI : Lệnh tạo các đối tượng mới đối xứng với các đối tượng cho trước theo một trục cho
trước
+ Chọn các đối tượng (cần tạo đối xứng)
+ Gõ MI-spacebar
+ Vẽ trục đối xứng-spacebar
+ Vẽ trục đối xứng
+ N-spacebar: giữ đối tượng gốc (thường dùng)
+ Y-spacebar: xóa đối tượng gốc

6- S : Lệnh co giãn các đối tượng bằng một vùng chọn crossing
+ Chọn đối tượng (cần co giãn)
+ Dùng chuột quét từ phải qua trái (những đối tượng được khung quét qua sẽ được co
giãn; những đối tượng nằm trong khung quét sẽ được move)
+ Gõ S-spacebar
+ Click chọn 1 điểm trên màn hình kéo ra rồi nhập khoảng muốn co giãn (hoặc bắt điểm
theo ý đồ)

C- CÁC LỆNH ĐO KÍCH THƯỚC

1- DLI (4) : Lệnh tạo một đối tượng dim nằm ngang hoặc đứng
+ Gõ 4-spacebar
+ Bắt điểm (lần lượt điểm thứ 1, điểm thứ 2) đối tượng cần đo
+ Rê chuột ra màn hình click (dùng chức năng bắt điểm để đặt cho đúng ý đồ)

2- DCO (5) : Lệnh tạo một đối tượng dim liên tục
+ Gõ 5-spacebar-spacebar
+ Chọn dim cần đo tiếp
+ Bắt điểm tiếp các đối tượng cần đo tiếp.

D- CÁC LỆNH ẨN/HIỆN LAYER

1- LAYOFF (1) : Lệnh ẩn layer được chọn (đối tượng thuộc layer đó sẽ bị ẩn theo)
+ Gõ 1-spacebar
+ Click chọn đối tượng có layer cần ẩn

2- LAYISO (2) : Lệnh giữ lại layer được chọn (các đối tượng thuộc layer khác sẽ bị ẩn)
+ Gõ 2-spacebar
+ Click chọn đối tượng có layer cần giữ lại

3- LAYON (3) : Để hiển thị tất cả các layer (bị ẩn)


+ Gõ 3-spacebar
4
hoavienkientruc.com.vn - 0123.30.11.860
Giáo trình dạy nghề Họa viên kết cấu từ xa

E- CÁC LỆNH KHÁC

1- MA (MM): Lệnh sao chép thuộc tính (layer, text, hatch,...)


+ Gõ MM-spacebar
+ Chọn đối tượng 1 (có thuộc tính cần sao chép)
+ Chọn các đối tượng cần chép thuộc tính-spacebar

2- LE (GC): Lệnh tạo đường ghi chú


+ Gõ GC-spacebar
S-spacebar để tạo đường ghi chú không giới hạn và đầu mũi tên
+ Vẽ đường ghi chú

3- RAY (RR): Lệnh tạo 1/2 đường thẳng – Dùng khi vẽ hệ mái dốc
+ Gõ RR-spacebar
+ Click 2 điểm bất kỳ (nhấn F8 để tắt mở chế độ vuông góc)

4- ARRAY (AR): Lệnh tạo dãy đối tượng – Dùng khi vẽ thép đai
+ Gõ AR-spacebar
(1): Chọn đối tượng cần copy dãy
(2): Tạo dãy dạng hàng, cột
(3): Nhập số hàng hoặc số cột.
(Ta thường tạo dãy 1 cột nhiều hàng - Thép đai cột hoặc tạo dãy 1 hàng nhiều cột – Thép
đai Dầm)
(4): Nhập khoảng cách cách đối tượng
(5): OK

5- Lisp DV: Lệnh chia đều 2 điểm với số đoạn được chỉ định.
+ Gõ DV-spacebar
+ Click chọn 2 điểm.
+ Nhập số khoảng chia - spacebar.
(Lisp các bạn download trên diễn đàn)
5
hoavienkientruc.com.vn - 0123.30.11.860
Giáo trình dạy nghề Họa viên kết cấu từ xa

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THI CÔNG KẾT CẤU - CÁC KHÁI NIỆM, GHI
CHÚ, KÍ HIỆU CÓ TRONG BẢN VẼ KẾT CẤU

A- Kết cấu bên dưới (mặt đất)


- Định vị móng, định vị hầm tự hoại
- Đào hố Móng và hầm tự hoại
+ Móng đơn và móng băng: Đổ BT lót
+ Móng cọc: Thử tải, đóng cọc, đổ BT lót
- Đóng coffa móng, bố trí thép, đổ BT móng (bao gồm cổ cột) chờ thép cột = 30D (D:
đường kính thép chủ của Cột)
- Đóng coffa Đà kiềng, bố trí thép, chờ thép Thang, đổ BT Đà kiềng.
+ Các vấn đề liên quan: thi công lắp đặt các đường ống CTN dưới Đà kiềng (nếu có đi
xuyên thì đặt ống chờ lớn hơn ống đi băng qua)

B- Kết cấu bên trên (mặt đất)


- Cột: Coffa, thép, đổ BT
- Dầm: Coffa, thép, đổ BT
- Sàn: Coffa, thép, đổ BT
- Thang: Coffa, thép, đổ BT
- Mái: Coffa, thép, đổ BT. Hệ khung

C- Các khái niệm:


- Triển khai kết cấu: vẽ hình khối bê tông và bố trí thép trong cấu kiện để thợ thi công
- Kiến trúc: nôm na là phần da thịt của công trình - Wiki (search google với từ khóa kiến
trúc)
- Kết cấu: nôm na là phần khung xương của công trình - Wiki (search google với từ khóa
kết cấu)
- Code kiến trúc: là cao độ hoàn thiện phần kiến trúc (gạch ốp lát, gỗ sàn, đá granite,...)
- Code kết cấu: là cao độ bê tông cốt thép (BTCT), thấp hơn code kiến trúc 50mm.
- Đánh code cao độ: Thể hiện độ cao cấu kiện.
- Lưới trục: Là những đoạn thẳng dùng để định vị cột, móng, dầm.
- Định vị: xác định vị trí cấu kiện (so với lưới trục).
- Đáy Dầm(đà), sàn: là cao độ mép phía dưới Dầm(đà), sàn.
- Sàn dương: mép trên Sàn trùng với mép trên Dầm.
- Sàn âm (50,100): mép trên Sàn thấp hơn mép trên Dầm 50,100.
- Sàn lật: mép dưới Sàn trùng với mép dưới Dầm.
- Dầm console: Là Dầm vươn ra khỏi hệ Cột, Dầm.
- Dầm môi: Là Dầm khóa (kết thúc) ô sàn lớn.
- Chiếu nghỉ thang: là vị trí đợt thang bằng phẳng, nơi nghỉ chân tạm thời khi đi cầu thang.
- Chiếu tới thang: Chiếu tới thông thường là hành lang, nơi bậc thang cuối cùng gặp sàn

6
hoavienkientruc.com.vn - 0123.30.11.860
Giáo trình dạy nghề Họa viên kết cấu từ xa

- Cấu kiện là các bộ phận kết cấu của công trình. Ví dụ: cấu kiện Móng, cấu kiện Cột, cấu
kiện Dầm,...
- Đối tượng là các thành phần có trong bản vẽ. Ví dụ: đối tượng thiết bị WC, đối tượng nét
bậc thang, đối tượng hatch,…
- Khe nhiệt (hay khe co giãn): được sử dụng khi công trình có chiều dài khá lớn (50 ~
60m). Mục đích để khắc phục hiện tượng co giãn của kết cấu dưới tác động của nhiệt độ
môi trường.
- Khe lún: được sử dụng khi công trình có sự chênh lệch giữa các khối nhà. Ví dụ: trong 1
công trình vừa có khối thấp tầng vừa có khối cao tầng. Khe lún còn được sử dụng khi công
trình xây trên nền đất có sức chịu tải khác nhau.
- Tải trọng là các tác động dưới dạng lực từ bên ngoài hay trọng lượng của bản thân kết
cấu.
- Mác bê tông là khả năng chịu nén của bê tông. Mác càng lớn thì khả năng chịu nén càng
cao.

D- Các từ chuyên môn mà HVKC chưa hoặc không cần thiết phải biết
- Nội lực – Mô men – Cường độ chịu nén – Cường độ chịu kéo – Lực cắt – Phản lực – Cấp
phối – Hệ số truyền tải – Mạch ngừng

E- Các cấu kiện kết cấu:


1- Cọc là cấu kiện BTCT nằm dưới mặt đất. Chức năng truyền tải từ móng xuống lớp đất
cứng chịu tải.
2- Móng là cấu kiện BTCT nằm dưới mặt đất. Chức năng truyền tải đều xuống nền đất
cứng chịu tải.
3- Cổ cột là cấu kiện BTCT nằm dưới mặt đất. Chức năng truyền tải từ cột xuống móng.
4- Đà kiềng là cấu kiện BTCT nằm dưới mặt đất. Chức năng kiềng móng và đỡ tường tầng
trệt.
5- Cột là cấu kiện BTCT. Chức năng truyền tải xuống móng.
6- Dầm (đà) là cấu kiện BTCT. Chức năng tạo hệ khung, đỡ tường và truyền tải xuống cột.
7- Sàn là cấu kiện BTCT. Chức năng ngăn cách không gian, truyền tải xuống dầm.
8- Mái với chức năng chính là bảo vệ công trình. Cấu tạo dạng lớp được chia ra làm 2
dạng chính: Mái bằng và mái dốc.
+ Mái bằng là cấu kiện BTCT tương tự như sàn lầu nhưng không có lớp gạch hoàn thiện.
+ Mái dốc được chia ra làm 2 loại chính: Mái tole và mái ngói.
- Mái tole cấu tạo đơn giản gồm lớp Tole và lớp xà gồ cách khoảng 1m liên kết ngàm
với tường.
- Mái ngói được chia ra làm 2 loại chính: Mái BTCT và mái hệ khung 3 lớp (xà gồ, cầu
phông, li tô)
9- Cầu thang là cấu kiện BTCT. Chức năng giao thông đứng, liên kết với hệ dầm tầng trên
và hệ dầm tầng dưới.
10- Lanh tô là cấu kiện BTCT. Chức năng đỡ tường trên cửa, liên kết với cột hoặc tường 2
bên cửa.

F- Kí hiệu, ghi chú (có trong bản vẽ Kết cấu): file đính kèm KC.C2
7
hoavienkientruc.com.vn - 0123.30.11.860
Giáo trình dạy nghề Họa viên kết cấu từ xa

CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU ĐẦU VÀO - CÁC VẤN ĐỀ CẦN BIẾT ĐỂ TRIỂN


KHAI PHẦN KẾT CẤU
A- Dữ liệu đầu vào (có 2 dạng)
- Dữ liệu KTS cung cấp cho KS: các MB, MĐ, MC kiến trúc, kiểu Thang (dạng bảng xây
gạch đinh hay bậc BTCT giật răng cưa, kiểu Mái.
- Dữ liệu KS cung cấp cho họa viên: như trên + thông số thép cho từng cấu kiện: Móng,
Cột, Dầm, Mái, Sàn, Thang.

B- Các vấn đề cần biết để triển khai Kêt cấu:


* Các loại thép thường dùng:
- Ø6: Thép đai, thép sàn (dưới), thép cấu tạo.
- Ø8: Thép đai, thép sàn (dưới), thép mũ (sàn), thép cấu tạo.
- Ø10: Thép thang, móng tường rào, thép mũ (sàn).
- Ø12: Thép thang, móng, cột tường rào.
- Ø14, Ø16, Ø18, Ø20, Ø22, Ø25, Ø28, Ø32: Thép móng, cột, dầm.

* Các cấp tăng cường Thép Dầm: tùy thuộc vào chiều dài (tiết diện Dầm) và tải trọng Dầm.
Ví dụ: Dầm gánh dầm phụ, Dầm có cột cấy.
- Cấp 1: 1 cây cùng tiết diện. Ví dụ: thép chủ Ø16, tăng cường 1 cây Ø16
- Cấp 2: 1 cây tiết diện lớn hơn 1 cấp. Ví dụ: thép chủ Ø16, tăng cường 1 cây Ø18
- Cấp 3: 2 cây cùng tiết diện. Ví dụ: thép chủ Ø16, tăng cường 2 cây Ø16
- Cấp 4: 2 cây tiết diện lớn hơn 1 cấp. Ví dụ: thép chủ Ø16, tăng cường 2 cây Ø18
- Cấp 5: 3 cây tiết diện lớn hơn 1 cấp. Ví dụ: thép chủ Ø16, tăng cường 3 cây Ø18
- Cấp 6: 3 cây tiết diện lớn hơn 2 cấp. Ví dụ: thép chủ Ø16, tăng cường 3 cây Ø20

* Các vấn đề liên quan đến thép:


- Thép cấu tạo là thép không tham gia chịu lực chính nhưng bắt buộc phải có để cố định
thép chịu lực. Ví dụ: Thép cấu tạo của sắt mũ sàn. Thép cấu tạo sắt chủ thang.
- Thép chủ là Thép chịu lực chính. Thép tăng cường cũng là thép chủ.
- Thép giá là thép chạy dọc (giữa) Dầm, chức năng chống xoắn. Dùng đối với dầm có chiều
cao (h>500)
- Thép ram dốc, thang cong: 2 lớp trên dưới chạy dọc cấu kiện (Ø12a100), thép cấu tạo ở
giữa (Ø8a150)
- Thép mũ sàn là thép tăng cường của sàn.
- Xem file đính kèm KC.C3

8
hoavienkientruc.com.vn - 0123.30.11.860
Giáo trình dạy nghề Họa viên kết cấu từ xa

CHƯƠNG 4: KIẾN THỨC PHẦN MÓNG


(Đi kèm là Quy trình triển khai Móng và file Cad hướng dẫn)

- Chúng ta sẽ học 3 loại móng thông dụng đó là: Móng đơn, móng băng và móng cọc 
- Ta có 2 kiểu móng đó là: móng đúng tâm và móng lệch tâm
- Thành phần bản vẽ bao gồm:
+ Mặt bằng móng TL 1/100
+ Mặt cắt chi tiết móng TL 1/25 hoặc 1/20

* Các vấn đề cần biết:


- Lớp BT bảo vệ thép vỉ móng dày 50.

A- Móng đơn:
+ Chiều cao móng (từ đáy tới đỉnh): #500. Chiều dài móng <3m
+ Thép phương ngắn nằm trên, thép phương dài nằm dưới (tính từ cột ra biên móng).
Trường hợp móng có 2 cạnh đều nhau thì thép theo phương ngang nhà nằm dưới
(phương dọc nhà nằm trên).
+ Thép chân cột nằm trong móng >=30 Ø (Ø: thép chủ cột)

B- Móng băng:

+ Chiều cao móng (từ đáy tới đỉnh): từ 500 ~ 700. Chiều ngang móng: từ 1 ~ 3m
+ Thép phương ngang nằm dưới, phương dọc nằm trên.
+ Dầm móng băng: Gối tăng cường dưới, nhịp tăng cường trên (ngược với Dầm sàn).

C- Móng cọc: gồm đài móng (hay đài cọc) + cọc

+ Móng cọc được phân theo số lượng cọc như: Móng 1 cọc, 2 cọc, 3 cọc , 4 cọc,…
+ Cọc thẳng hàng: 3d < khoảng cách giữa 2 cọc (tính từ tim) < 6d (d: tiết diện cọc)
+ Cọc so le: khoảng cách giữa 2 cọc (tính từ tim) > 1,5d
+ Độ dài neo cọc vào đài móng = độ dài đập đầu cọc (a1 >= 20 Ø) + 1 phần cọc (a2=150)
(Ø: đường kính thép cọc)
+ Khoảng cách từ mép cọc biên đến mép đài móng >=100

* Các thành phần có trong bản vẽ MB Móng và MC Móng, các bạn xem file Quy trình triển
khai Móng và file đính kèm KC.C4-MONG

9
hoavienkientruc.com.vn - 0123.30.11.860
Giáo trình dạy nghề Họa viên kết cấu từ xa

CHƯƠNG 5: KIẾN THỨC PHẦN ĐÀ KIỀNG


(Đi kèm là Quy trình triển khai Đà kiềng và file Cad hướng dẫn)

- Thành phần bản vẽ bao gồm:


+ Mặt bằng Đà kiềng TL 1/100
+ Mặt cắt chi tiết Đà kiềng TL 1/25 hoặc 1/20

* Các vấn đề cần biết:


- Lớp BT bảo vệ thép dày 25.
- ĐK trên 2 nhịp thì phải vẽ MC dọc và MC ngang tại các vị trí thép thay đổi (gối, nhịp)
- ĐK 1 nhịp ta chỉ cần vẽ MC ngang tại gối và nhịp.
- ĐK có chiều dài <3m thì không dùng thép tăng cường.

* Các thành phần có trong bản vẽ MB Đà kiềng và MC Đà kiềng, các bạn xem file Quy
trình triển khai Đà kiềng và file đính kèm KC.C5-ĐK

CHƯƠNG 6: KIẾN THỨC PHẦN CỘT


(Đi kèm là Quy trình triển khai Cột và file Cad hướng dẫn)

- Thành phần bản vẽ bao gồm:


+ Mặt bằng Cột TL 1/100
+ Mặt cắt chi tiết Cột TL 1/25 hoặc 1/20

* Các vấn đề cần biết:


- Lớp BT bảo vệ thép dày 30.
- Tiết diện cột hcn thường dùng:
+ b= 200 x h=200/250/300/350/400
+ b=250 x h=250/350/400/450/500
+ b=300 x h=300/400/450/500
+ b=400 x h=400/500/600/700/800/1000
- Thép cột: Ø12 ~ Ø28
+ Nếu b<=250 thì Ømin=12
+ Nếu b>250 thì Ømin=16
- Khoảng cách cốt thép:
Tải bản FULL (17 trang): https://bit.ly/3gzY2Wa
+ Từ 50~ 400 Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
+ Thông thường phương có bước cột lớn thì có cạnh cột lớn.
+ Thông thường ta tăng cường thép tại cạnh cột nhỏ..

* Các thành phần có trong bản vẽ MB Cột và MC Cột, các bạn xem file Quy trình triển khai
Cột và file đính kèm KC.C6-COT

10
hoavienkientruc.com.vn - 0123.30.11.860
Giáo trình dạy nghề Họa viên kết cấu từ xa

CHƯƠNG 7: KIẾN THỨC PHẦN DẦM


(Đi kèm là Quy trình triển khai Dầm và file Cad hướng dẫn)

- Thành phần bản vẽ bao gồm:


+ Mặt bằng Dầm TL 1/100
+ Mặt cắt chi tiết Dầm TL 1/25 hoặc 1/20

* Các vấn đề cần biết:

- Lớp BT bảo vệ thép dầm dày 25.


- Dầm có 2 nhịp trở lên thì ta phải vẽ MC dọc. Để ta tính toán được thép tăng cường, thép
đai.
- Dầm 1 nhịp chỉ cần vẽ MC ngang tại gối và nhịp.
- MC dọc Dầm lưu ý vị trí dầm giao tăng cường thép nhịp hoặc vai bò và thép đai tại đó (10
đai cách khoảng 50)
- MC dọc Dầm lưu ý thêm thông tin nét cột trích đoạn (trên, dưới). Nét khuất sàn.
- Dầm (nói chung) thì Gối tăng cường trên. Nhịp tăng cường dưới.
(Lưu ý: Dầm móng băng thì ngược lại Gối tăng cường dưới. Nhịp tăng cường trên)
- Chiều dài thép tăng cường gối = 1/4 chiều dài Dầm (tính từ tim đoạn Dầm)
- Chiều dài tăng cường nhịp = 1/2 chiều dài Dầm + (2 x chiều cao Dầm)
- Dầm dọc dài so với khung bản vẽ thì ta cắt trích đoạn tại nhịp. Trước khi cắt trích đoạn ta
sửa số giá trị dim (nhịp, trục, tổng).
- Dầm có chiều dài <3m thì không dùng thép tăng cường.
- Dầm nhiều nhịp thì thép tăng cường gối biên < thép tăng cường gối giữa

* Các thành phần có trong bản vẽ MB Dầm và MC Dầm, các bạn xem file Quy trình triển
khai Dầm và file đính kèm KC.C5-ĐK

4057853

11
hoavienkientruc.com.vn - 0123.30.11.860

You might also like