You are on page 1of 3

Bài tập lý lẽ, nguỵ biện…

Câu 1: Những câu nào sau đây chứa lý lẽ? Nếu có thì xin chỉ rõ tiền đề và kết luận
của từng lý lẽ.
Chú thích: lý lẽ được đổ màu xanh lá cây, và kết luận có màu chữ đỏ
1) Bạn không nên mua tập sách này vì lối hành văn rất dở.
2) Đi bộ nhanh là cách thể dục tốt nhất. Đi bộ nhanh khoảng 3-4km/h kèm với phất tay mạnh.
3) Cái laptop này trông xấu tệ, và giá 20 triệu.
4) Bạn phải tắt các đèn điện khi rời phòng. Giá điện bây giờ cao, và xài điện như thế làm cho
môi trường thêm ô nhiễm.
5) Báo X có nhiều điều nhảm nhí, lá cải. Ngày nào cũng thấy báo X đăng nhiều tin về người mẫu,
diễn viên ăn mặc hở này hở kia; người này cặp với người nọ…

Câu 2: Nhận diện ngụy biện trong những câu sau đây. Nếu có ngụy biện thì xin cho
biết đó loại ngụy biện gì, tại sao?
1) Nếu bạn tiếp tục không đồng ý với tôi (Appeal to Authority) về bài học này thì tôi e rằng bạn sẽ
không được điểm tốt (Appeal to Fear) trong kỳ thi sắp tới.
2) Em biết rằng em đã không hoàn thành các bài tập, nhưng em thực sự nghĩ rằng em nên được
thông cảm bỏ qua. Đây là 1 học kỳ rất khó đối với em. Em bị cảm 5 ngày. Rồi từ vài tuần qua ông
anh của em uống rượu nhiều. Và con chó cưng của em mới bị bệnh chết (Appeal to Pity or Guilt)
3) Hệ thống thuế ở đây bất công và vô lý! Không tin thì hãy hỏi bất cứ ai (Appeal to Popularity) ở
đây mà xem!
4) Tất nhiên, trà xanh thì tốt cho sức khoẻ của bạn. Nếu mà nó không tốt, làm thế nào việc uống nó
lại đem nhiều lợi ích cho sức khoẻ như thế được? (Begging the question)
5) “Một số nhà phê bình lập luận rằng việc ứng phó chậm trễ của chính quyền đối với trận lụt ở
New Orleans do siêu bão Katrina là kết quả của sự phân biệt chủng tộc (Red herring). Nhưng
điều này không đúng. Bão Katrina phát triển rất nhanh từ cấp độ 3 sang cấp độ 5 trong vòng gần
9 giờ. Sức gió đạt đến 250km/h… Đây là cơn bão mạnh nhất được ghi nhận ở vịnh Mexico”.
Câu 3: Hãy đưa về dạng chuẩn (nếu thấy cần) và dùng giản đồ Venn để đánh giá các
lý lẽ sau đây giá trị hay không giá trị.
1) Chẳng có ai đạt huy chương vàng Olympic là ca sĩ hip hop cả. Trong khi đó, có mấy vận động viên bơi lội đã đạt
huy chương vàng Olympic. Do đó có những vận động viên bơi bội không phải là ca sĩ hip hop.
Mọi người đạt huy chương vàng Olympic không là ca sĩ hip hop.
M P MeP
Một số vận động viên bơi lội đã đạt huy chương vàng Olympic.
S M SiM
 Một số vận động viên bơi bội không phải là ca sĩ hip hop. (SeP)
2) Quan sát cho thấy tất cả các nhà khoa học lớn đều đã tốt nghiệp đại học. Người ta cũng thấy một số vận động viên
chuyên nghiệp đã tốt nghiệp đại học. Vì vậy, một số vận động viên chuyên nghiệp là những nhà khoa học lớn.
Mọi nhà khoa học lớn đều đã tốt nghiệp đại học.
P M PaM
Một số vận động viên chuyên nghiệp đã tốt nghiệp đại học.
S M SiM
 Một số vận động viên chuyên nghiệp là những nhà khoa học lớn. (SiP)

3) Một số vận động viên không phải là sinh viên đại học, và một số sinh viên đại học không phải là cầu thủ bóng đá.
Vì vậy, một số vận động viên không phải là cầu thủ bóng đá.
Một số vận động viên không phải là sinh viên đại học.
S M SeM
Một số sinh viên đại học không phải là cầu thủ bóng đá.
M P MeP
 Một số vận động viên không phải là cầu thủ bóng đá. (SeP)

4) Người ta thấy rằng các nhà thơ đều là người lãng mạn. Thực tế ghi nhận thấy một số người lãng mạn là người trầm
cảm. Bởi vậy, một số người trầm cảm là nhà thơ.
Mọi nhà thơ đều là người lãng mạn.
P M PaM
Một số người lãng mạn là người trầm cảm.
M S MiS
 Một số người trầm cảm là nhà thơ. (SiP)

Câu 4: Mỗi phát biểu dưới đây có phải là lý lẽ không? Nếu là lý lẽ thì i) hãy xem lý lẽ
trên thuộc loại nào, rồi đưa về dạng chuẩn của loại đó; và ii) thử đánh giá độ mạnh -
yếu/giá trị - không giá trị của lý lẽ này.
1. “Quá nhiều ánh nắng mặt trời sẽ khiến da mặt bạn bị đen sạm đi. Tôi cho rằng nó cũng sẽ có
tác động đó đến tay của bạn.”
2. “Phá thai nghĩa là giết chết một người sống. Nếu phá thai là sai thì tử hình cũng thế, vì tử hình
cũng bao gồm việc giết chết một người đang sống.”
3. “Bạn chạy xe nhanh thì giống như bạn đang đùa với lửa”.
Câu 5: “Trong một thí nghiệm được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Linh trưởng Quốc gia
Wisconsin ở Madison, những con khỉ rêzut (rhesus) được áp dụng chế độ ăn hạn chế calo thì sống
lâu hơn đáng kể so với nhóm đối chứng không bị hạn chế calo. Tôi sẽ sống lâu hơn nếu tôi áp dụng
chế độ ăn kiêng hạn chế calo.”

- Hãy xem lý lẽ trên thuộc loại nào, và đưa về dạng chuẩn của loại lý lẽ đó.

- Để đánh giá được lý lẽ này, bạn cần làm/có thêm những gì?

Câu 6: Phát biểu dưới đây có phải là lý lẽ không? Nếu là lý lẽ thì i) hãy xem lý lẽ trên thuộc loại
nào, rồi đưa về dạng chuẩn của loại đó; ii) thử đánh giá độ mạnh - yếu/giá trị - không giá trị của lý lẽ
này; iii) nếu cần làm cho lý lẽ có tính khoa học hơn, mạnh hơn thì cần thêm bớt gì trong phát biểu?
“Khi tiêu thụ thịt ở Hà Lan tăng lên sau Thế chiến thứ hai, tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt ở đó cũng
tăng theo. Do đó, ăn thịt gây ung thư tuyến tiền liệt.”
Tiêu thụ thịt ở Hà Lan tăng lên.
Tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt ở Hà Lan tăng lên.
Ăn thịt gây ung thư tuyến tiền liệt.

Câu 7: Phát biểu nào là lý lẽ [loại gì], phát biểu nào là khẳng định nhân quả? Tại sao?
1. Bầu trời chỗ đó có khói vì tòa nhà đó đang cháy.
2. Tòa nhà đó đang cháy (R) vì bầu trời ở đó có khói (P).
3. Cô ấy đến trễ (R) vì cô ấy gặp sự cố xe (P).
4. Cô ấy gặp sự cố xe vì cô ấy đến trễ.
 Phát biểu 2, 3 là các khẳng định nhân quả vì bằng chứng (P – precipitating event) là thuyết
phục và hợp lý; các sự việc P này thật sự dẫn đến R (resulting event).
 Đối với hai phát biểu 1, 4 thì R và P bị đảo lộn, lúc này R trở thành P và P trở thành R,
nhưng nếu là vậy thì không tuân theo trật tự mà sự kiện đó diễn ra nên P trong hai phát
biểu này không có tính thuyết phục cho sự kiện R.

You might also like