You are on page 1of 3

1.

Sự phân kì giá và RSI

 Xu hướng (đường nối 2 điểm)  trên đường giá lên (hoặc xuống) xét tại 2 điểm đỉnh (hoặc
đáy) ngược chiều với xu hướng trên đường RSI cũng tại chính 2 điểm đó thì được coi là
sự phân kì
 Sự phân kì cảnh báo sự đảo chiều của xu hướng đang diễn ra

2. ICHIMOKU KINKO HYO

         A. Cấu tạo

 Tenkan-sen (Conversion line): trung bình cộng giá cao nhất và giá thấp nhất của 9 nến
gần nhất
 Kijun-sen (Base line): trung bình cộng giá cao nhất và giá thấp nhất của 26 nến gần nhất

    Chú ý: - Tenkan nằm trên Kijun, giá có xu hướng đi lên, khi tenkan giảm xuống thấp hơn
kijun, đó là tín hiệu đi xuống
                - Tenkan là hỗ trợ đầu tiên cho giá, hạn chế việc giá giảm. 
                - Kijun là hỗ trợ quan trọng trong xu hướng tăng, nếu giá đủ mạnh thì khi chạm kijun
sẽ bật lên lại, nhưng        nếu xuyên qua kijun thì đó là tín hiệu cảnh báo đảo chiều. 
                - Khi kijun phẳng ra, giá không tạo được đỉnh/đáy mới, đây là sự cân bằng rất mạnh,
có xu hướng hút giá về gần nó, lúc này kijun trở thành hỗ trợ/kháng cự rất mạnh.
    Tips: Giá cách kijun khoảng 20-30% thì tâm lý chốt lời của nhà đầu tư sẽ tăng, có thể tới
khoảng giá đó sẽ thường bị hút ngược lại kijun, có thể chốt 1 phần lợi nhuận. 
        - Dùng kijun để tìm điểm cắt lỗ như sau: điểm cắt lỗ là 1 vùng đệm dưới giá kijun vài phần
trăm, nếu kijun tăng thì cũng tăng mức cắt lỗ theo (khi điểm cắt lỗ trên giá mua vào là xác định
đã có lãi). Cắt lỗ khi nến có giá vượt qua hết vùng đệm, điểm cắt lỗ cuối cùng là khi giá đóng
cửa đâm xuống dưới kijun.

 Senkou Span A (Leading Span A): trung bình cộng tenkan và kijun, vẽ đẩy về phía tương
lai 26 nến
 Senkou Span B (Leading Span B): trung bình cộng giá cao nhất và giá thấp nhất trong 52
nến gần nhất, vẽ đẩy về phía tương lai 26 nến. Đường span phẳng cũng là ngưỡng hỗ trợ,
kháng cự rất mạnh.
 Chikou Span (Lagging line): mức giá đóng cửa của nến hiện tại, vẽ lùi về quá khứ 26
nến. Giá tại điểm chikou chính là hỗ trợ/kháng cự của đường chikou. Chikou cũng là
điểm nhận diện cây nến trước gía hiện tại 26 nến, là cơ sở để nhận định đường đi của
kijun (biết đỉnh đáy trong 26 nên vừa qua có thay đổi gì chưa)

        
         B. Ý nghĩa mây Kumo
 Nến hiện tại nằm trên mây -> xác định xu hướng tăng. Điểm phía trên cùng của mây là
mức hỗ trợ thứ nhất, điểm dưới cùng là mức hỗ trợ thứ hai. Ngược lại nếu giá nằm dưới
mây, mây sẽ trở thành kháng cự của giá.
 Đám mây càng dày, sẽ có ít khả năng bị xuyên qua bởi đường giá. Độ mỏng của mây
cung cấp dấu hiệu thị trường có khả năng thay đổi xu hướng.
 Chikou Span nằm trên giá (mây) thì thị trường được cho là tăng dài hạn, ngược lại nằm
dưới giá (mây) thì là đang trong xu hướng giảm dài hạn.
 Khi không có gì cản Chikou ở trên nó thì có thể xem xét là đang trong trend dài hạn tăng
tốt.

        
         C. Chiến lược giao dịch (theo xu hướng tăng, giảm làm ngược lại)

1. Tenkan cắt kijun đi lên

        Tenkan cắt kịun đi lên, điểm giao cắt so sánh với mây:

 nằm trên mây: tín hiệu mạnh


 nằm dưới mây: tín hiệu yếu
 nằm trong mây: tín hiệu trung tính

2. Kumo break out

 Nến tín hiệu: là tại đó giá phá vỡ mây, cho giá đóng cửa nằm trên mây
 Quan sát đường chikou: khi chikou nằm trên giá thì đó là tín hiệu có thể vào lệnh, nếu
chikou lình xình giao động quanh đường giá thì không vô.
 Quan sát tín hiệu switch mây: đảo chiều sang mây tăng thì là tín hiệu vào lệnh
 Điểm vào lệnh: đặt tại giá cao nhất trong 9 ngày (hoặc 26 ngày) từ cây nến tín hiệu. Lí
do: khi giá đi lên vượt đỉnh cũ, tenkan, kijun cũng tăng theo, là hỗ trợ cho giá
 Chú ý: nếu giá phá mây phẳng, đợi tín hiệu tenkan và kijun tăng lên tạo hỗ trợ cho giá,
tránh việc bị hút ngược về mây phẳng, hoặc đợi tín hiệu mây hết phẳng.

3. Giá cắt Kijun

        Giá cắt kijun đi lên cho tín hiệu mua, điểm giao cắt so sánh với mây:

 nằm trên mây: tín hiệu mạnh


 nằm dưới mây: tín hiệu yếu
 nằm trong mây: tín hiệu trung tính

4. Chikou break out giá

        Chikou cắt đường giá đi lên, điểm giao cắt so sánh với mây:

 nằm trên mây: tín hiệu mạnh


 nằm dưới mây: tín hiệu yếu
 nằm trong mây: tín hiệu trung tính

5. Kumo switch

        Tín hiệu tăng khi span A cắt span B đi lên, mây chuyển qua xanh, điểm giá hiện tại so sánh
với mây:

 nằm trên mây: tín hiệu mạnh


 nằm dưới mây: tín hiệu yếu
 nằm trong mây: tín hiệu trung tính

Tips: Chart càng hội tụ nhiều yếu tố trong 5 yếu tố trên thì cơ hội thành công càng cao hơn.

        

You might also like