You are on page 1of 14

1.

Các chỉ báo


1.1. Chỉ báo MA
 Khái niệm:
Đường MA (Moving Average): là đường trung bình động, thể
hiện giá trị trung bình của giá chứng khoán trong một khoảng thời
gian nhất định.
Đường MA có nhiều loại, nhưng loại thường được sử dụng
thường xuyên nhất là đường SMA (Simple Moving Average), tức
đường trung bình động giản đơn, đường SMA được tính bằng cách
lấy trung bình cộng giá đóng cửa của các phiên gần nhất chia cho tổng
số phiên đó.
Các đường MA được sử dụng phổ biến là MA20 (ngắn hạn) và
MA50 (trung hạn), ngoài ra còn có thể sử dụng MA10, MA100 và
MA200.
 Công thức tính:
MA20 = (P1 + P2 + … + P20) / 20
 Cách sử dụng:
 Tín hiệu mua:
Khi Giá cắt lên trên đường MA20, thể hiện xu hướng tăng trong
ngắn hạn.
Khi Giá cắt lên trên đường MA50 thể hiện xu hướng tăng giá
trong trung hạn.
Khi Giá cắt lên trên MA20 và MA20 cắt lên trên MA50 thể hiện
xu thế tăng giá trong dài hạn.
 Tín hiệu bán:
Khi Giá cắt xuống dưới đường MA20, thể hiện xu hướng giảm
trong ngắn hạn.
Khi Giá cắt xuống dưới đường MA50, thể hiện xu hướng giảm
giá trong trung hạn.
Khi Giá cắt xuống dưới đường MA20 và đường MA20 cắt xuống
dưới đường MA50 thể hiện xu thế giảm giá trong dài hạn.
1.2. Chỉ báo MACD
 Khái niệm:
Đường MACD (Moving Average Convergence Divergence) là
đường trung bình hội tụ phân kỳ, MACD dùng để xác định xu
hướng và thể hiện độ mạnh yếu của xu hướng đó.
MACD cũng đưa ra tín hiệu mua bán cho nhà đầu tư.
 Cấu tạo của MACD:
 Đường EMA nhanh hay còn gọi là đường MACD.
Đường MACD = EMA(12) - EMA(26)
 Đường EMA chậm hay còn gọi là đường Signal
Đường Signal = EMA(9) của đường MACD
 MACD Histogram = đường MACD - đường Signal, là biểu đồ
thể hiện sự phân kỳ và hội của đường MACD và đường Signal.
 Đường Zero: là đường tham chiếu để đánh giá độ mạnh/yếu
của thị trường.
 Cách sử dụng:
 Khi đường MACD cắt lên đường Signal, điều này thể hiện xu
hướng tăng. Sự phân kỳ giữa MACD và Signal lúc này càng lớn
thì xu hướng tăng càng mạnh.
 Ngược lại, khi MACD cắt xuống đường Signal, điều này thể hiện
xu hướng giảm. Sự phân kỳ giữa MACD và Signal lúc này càng
lớn thì xu hướng giảm càng mạnh.
 Khi 2 đường MACD và Signal hội tụ dần, thể hiện xu hướng
hiện tại đang yếu dần.
 Histogram thể hiện độ mạnh yếu của xu hướng, nếu cột sau cao
hơn cột trước, thể hiện độ mạnh tăng của xu hướng. Ngược lại,
nếu cột sau thấp hơn cột trước, xu hướng đang yếu dần và có
khả năng đảo chiều xu thế.
 Histogram lớn hơn 0, thể hiện xu hướng tăng và ngược lại,
Histogram nhỏ hơn 0 thể hiện xu hướng giảm.
⇒ Với tín hiệu xu thế tăng, chỉ báo MACD báo hiệu nên mua và
ngược lại, với tín hiệu xu thế giảm, MACD báo hiệu nên bán.
1.3. Chỉ báo RSI
 Khái niệm:
Chỉ báo RSI (Relative Strength Index) là chỉ báo về chỉ số sức
mạnh tương đối, RSI được sử dụng để xác định mức độ thay đổi giá
của một cổ phiếu để chỉ ra hiện tại thị trường đang quá mua hay quá
bán.
RSI được tính toán bằng cách so sánh lượng giá tăng và
lượng giá giảm trong một khoảng thời gian xác định.
RSI được thể hiện dưới dạng một biểu đồ dao động với giá trị từ
0 - 100.
 Công thức tính:
RSI = 100 - [100 / (1+RS)]
Trong đó: RS = Trung bình tăng / trung bình giảm
 Cách sử dụng:
 Khi RSI > 70: thị trường đang quá mua, báo hiệu xu hướng giá
có thể giảm, tín hiệu báo nên bán.
 Khi RSI < 30: thị trường đang quá bán, báo hiệu xu hướng giá
có thể tăng trở lại, tín hiệu báo nên mua.
 Khi RSI dao động ở mức 30-70, vùng trung tính.
 RSI = 50: thị trường không rõ xu hướng.
 Lưu ý: Khi xuất hiện sự phân kỳ hay hội tụ giữa giá và RSI, điều
này dự báo rằng sắp có sự đảo chiều xu thế giá hiện tại.
Ví dụ: Đường giá đang trong xu thế tăng, nhưng RSI lại đang có
xu thế giảm, tạo ra sự phân kỳ giữa đường giá và RSI. Điều này
báo hiệu rằng giá vẫn đang tăng nhưng sức mua đã yếu dần, vì
vậy khả năng đảo chiều xu thế tăng sang giảm giá là rất cao.
1.4. Chỉ báo MFI
 Khái niệm:
Chỉ báo MFI (Money Flow Index) là chỉ báo về chỉ số dòng tiền, MFI
phản ánh sức mạnh của dòng tiền của một cổ phiếu trong một khoảng
thời gian xác định.
MFI được xây dựng dựa trên nền tảng của RSI nhưng bổ sung thêm
yếu tố khối lượng.
MFI có thang đo từ 0-100, dựa vào đó để nhà đầu tư có thể nhận biết
độ hấp dẫn của cổ phiếu để ra quyết định đầu tư.
 Công thức tính:
MFI = 100 - [100 / (1+MR)]
Trong đó:
MR là viết tắt của Money Flow Ratio, tức tỉ lệ dòng tiền. Ta sẽ
tính dòng tiền của 14 phiên giao dịch.
MR = Dòng tiền dương / Dòng tiền âm
Hay MR = MF+ / MF-
Dòng tiền dương (MF+) là tổng mức giá điển hình cao hơn so
với mức giá của giai đoạn trước đó.
Dòng tiền âm (MF-) là tổng mức giá điển hình thấp hơn so với
mức giá của giai đoạn trước đó.
Nếu giá không thay đổi so với mức giá trước đó thì ta lược bỏ
đi.
Dòng tiền (MF) = Giá điển hình × Khối lượng giao dịch
Giá điển hình (TP - Typical Price) = (Giá cao + Giá thấp + Giá
đóng cửa) / 3
 Cách sử dụng:
 Khi MFI tiến dần về 0, thể hiện bên bán đang chiếm ưu thế, lực
bán cao hơn, tín hiệu báo bán.
Ngược lại, khi MFI tiến dần lên 100, thể hiện bên mua đang
chiếm ưu thế, lực mua mạnh hơn, tín hiệu báo mua.
 Lấy ngưỡng 20 và 80 để xác định điểm quá bán bán và quá
mua.
MFI < 20, thị trường đang quá bán, khả năng cao giá sẽ quay
đầu tăng trở lại, tín hiệu báo mua. Có thể mua ngay khi chạm 20
hoặc đợi nến xanh tăng xuất hiện.
MFI > 80, thị trường đang quá mua, khả năng cao giá sẽ quay
đầu giảm xuống, tín hiệu báo bán. Có thể bán ngay hoặc đợi
nến đỏ giảm xuất hiện.
 Dùng MFI để tìm tín hiệu phân kỳ hoặc hội tụ:
Khi Giá tăng, tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, nhưng MFI lại có
xu thế giảm, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước đây là tín hiệu phân
kỳ, thể hiện xu hướng tăng giá đã yếu dần và khả năng đảo
chiều xu thế từ tăng giá sang giảm giá là rất cao, tín hiệu bán.
Và ngược lại với tín hiệu hội tụ.
1.5. Bollinger Bands
 Khái niệm:
Bollinger bands hay dải băng Bollinger là một công cụ kết hợp
giữa đường MA (Đường trung bình động) và độ lệch chuẩn.
Cấu trúc của chỉ báo này bao gồm một đường trung bình động
ở giữa và hai đường biên trên và dưới.
Khoảng cách giữa đường MA và các dải Bollinger được xác
định bởi mức độ biến động giá. Khi giá chứng khoán biến động nhiều
thì Bollinger band sẽ rộng ra và ngược lại, khi giá của chứng khoán ít
biến động thì Bollinger bands thu hẹp dần.
Nhờ vào dải trên và dải dưới của Bollinger mà nhà đầu tư có
thể xác định giá một cổ phiếu đang được mua quá mức hay bán quá
mức.
 Cấu tạo:
Chỉ báo Bollinger gồm 3 dải:
 Dải giữa (Middle Band) là đường trung bình động đơn giản
trong 20 ngày (SMA20). Được tính là giá trung bình của giá
đóng cửa trong 20 ngày gần nhất.
 Dải trên (Upper Band) được tính bằng cách lấy SMA cộng với 2
độ lệch chuẩn.
 Dải dưới (Lower Band) được tính bằng cách lấy SMA trừ 2 lần
độ lệch chuẩn.
 Công thức tính:
 Dải trên = SMA20 ngày + (Độ lệch chuẩn của giá 20 ngày x 2).
 Dải giữa = SMA20.
 Dải dưới = SMA20 - (Độ lệch chuẩn giá 20 ngày x 2).
 Cách sử dụng:
 Nếu giá bằng hoặc cao hơn dải trên, cổ phiếu có thể bị mua quá
mức
 Nếu giá bằng hoặc thấp hơn dải độ dưới nghĩa là cổ phiếu có
thể bị bán quá mức.
 Thay đổi giá có xu hướng xảy ra sau khi biên độ thắt chặt và độ
biến động giảm.
 Nếu giá vượt ra ngoài dải trên và quay trở lại bên trong dải cho
thấy rằng xu hướng giá có thể sớm đảo chiều.
1.6. Mây Ichimoku
 Khái niệm:
Đám mây Ichimoku là sự kết hợp các chỉ báo hàng đầu, xác
định các kháng cự, mức hỗ trợ, xu hướng và cung cấp các điểm
vào lệnh. Mây Ichimoku hoạt động tốt nhất như một chỉ báo xu
hướng. Điều này là do hầu hết các thành phần của chỉ báo được tính
bằng công thức MA, chỉ báo xác định xu hướng của thị trường.
 Cấu tạo:
 Kijun-Sen – Đường Cơ sở
Đường Kijun-Sen còn được gọi là đường xu hướng hay
đường cơ sở. Mỗi giá trị Kijun Sen được tính là trung bình của
26 phiên giao dịch gần nhất. Đây là đường đại diện cho mức
hỗ trợ và kháng cự chính, đồng thời xác nhận sự thay đổi của
xu hướng. Và công thức tính đường Kijun-Sen như sau:
Kijun-sen = (Giá cao nhất + Giá thấp nhất) / 2
Đường này thể hiện động lực giá trong một khoảng thời
gian dài nên tín hiệu tương đối tin cậy. Nếu đường giá nằm trên
đường Kijun-Sen thì thị trường đang trong giai đoạn giảm giá.
Ngược lại, khi giá nằm dưới đường Kijun-Sen thì thị trường
đang trong xu hướng tăng.
 Tenkan-Sen – Đường Chuyển đổi
Đường chuyển đổi là giá trung bình của giá cao nhất và
thấp nhất trong 9 phiên giao dịch gần nhất. Đường này giúp
nhà đầu tư xác định được vùng kháng cự và hỗ trợ hoặc tín
hiệu đảo chiều của xu hướng. Công thức tính:
Tenkan-sen = (Giá cao nhất + Giá thấp nhất) / 2
Không giống như Kijun Sen, đường Tenkan-Sen chỉ
được tính dựa trên giá trung bình của 9 phiên giao dịch gần
nhất. Sự giao nhau giữa đường Kijun-sen và Tenkan-sen giúp
các nhà giao dịch xác định thị trường để tìm điểm vào lệnh.
 Chikou-Span – Đường trễ
Chikou-Span chỉ đơn giản là giá đóng cửa trong 26 kỳ
gần nhất. Đường này cung cấp cho nhà đầu tư cái nhìn tổng
quan giữa xu hướng hiện tại và xu hướng trước đó. Cụ thể:
Khi đường Chikou-Span nằm trên đường giá, thị trường
đang có xu hướng tăng.
Khi đường Chikou Span nằm dưới đường giá, thị trường
đang trong xu hướng giảm.
Khi đường Chikou Span nằm trong đường giá, thị trường
đang trong xu hướng tích lũy hoặc sắp đảo chiều.
Khi đường Chikou Span đan xen với đường giá: Tín hiệu
không rõ ràng, nhà đầu tư nên theo dõi kỹ trong giai đoạn này.
 Senkou-Span A – Đường dẫn A
Senkou-Span A được vẽ dịch chuyển về phía trước 26
phiên giao dịch. Đường này sẽ hình thành nên một phần đám
mây để xác định được vùng hỗ trợ và kháng cự trong tương lai.
Senkou-Span A = (Kijun-Sen + Tenkan-Sen) / 2
 Senkou-Span B – Đường dẫn B
Đường Senkou-Span B được vẽ về phía trước 26 phiên
giao dịch. Tương tự như đường Senkou-Span A, hình thành
nên một phần đám mây để xác định được vùng hỗ trợ và kháng
cự trong tương lai.
Đường Senkou-Span A và đường Senkou-Span B là hai
đường chính được sử dụng để tạo ranh giới đám mây Ichimoku.

2. Các mô hình
2.1. Mô hình 2 đỉnh, 2 đáy
Mô hình hai đỉnh (Double Top) có hình dạng giống như hai ngọn
núi hay giống hình chữ M.
Mô hình 2 đỉnh thường xuất hiện ở cuối xu hướng tăng, dấu hiệu cho
thấy thị trường sắp đảo chiều từ tăng sang giảm.
Trong xu hướng tăng, khi giá đi lên gặp đường kháng cự mà không
vượt qua được sẽ hình thành nên đỉnh thứ nhất. Sau đó, giá có xu hướng
đảo chiều nhưng không thể phá vỡ đường hỗ trợ bên dưới, nên sẽ hình
thành đáy trung tâm. Sau nhịp giảm, giá quay lại vùng đỉnh lần nữa. Tuy
nhiên giá tiếp tục không phá được vùng đỉnh và giảm trở lại tạo nên đỉnh thứ
2.
Mô hình hai đỉnh chỉ được xem là hoàn thiện khi giá break out khỏi
đường Neckline và bắt đầu giai đoạn giảm giá.
Mô hình hai đáy (Double Bottom) có hình dáng giống với ký tự
“W”. Giá giảm xuống đáy thứ nhất và sau đó phục hồi cao hơn một chút
trước khi quay trở lại tạo thành đáy thứ 2. Tiếp theo giá sẽ không thể
đẩy xuống nữa, bên bán sẽ bỏ cuộc và giá tăng mạnh từ khu vực này.

Mô hình hai đáy được tạo thành từ 2 đáy liên tiếp với giá trị gần như
tương đồng nhau. Và mô hình này được hình thành từ giao dịch dài hạn, thay
vì giao dịch ngắn hạn.
Mức thấp đầu tiên được hình thành khi xu hướng giảm giá tìm thấy hỗ
trợ. Sau đó, giá thoái lui cho đến khi nó tìm thấy mức kháng cự mà chúng ta
gọi là đường viền cổ.
Trong giai đoạn thứ hai, giá đi xuống về phía hỗ trợ được tạo sớm bởi
đỉnh đầu tiên. Nhưng nó không thể phá vỡ nó, và thay vì phục hồi trở lại
đường viền cổ và tiếp tục tăng mạnh.
2.2. Mô hình 3 đỉnh, 3 đáy
Mô hình 3 đỉnh (Triple Top) là mô hình giá thường xuất hiện ở
cuối xu hướng tăng, dự báo giá sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm. Mô
hình này được hình thành từ 3 đỉnh có hình dáng giống như 3 ngọn núi
liền nhau. Các đỉnh cao gần bằng nhau và xen kẽ giữa các đỉnh có 2 đáy
tạm thời.
Mô hình 3 đỉnh thường hình thành trong khoảng 3 đến 6 tháng. Trước
khi xuất hiện đỉnh thứ ba, mẫu hình này trông giống với mô hình 2 đỉnh. Vì
vậy, có thể nói, mô hình ba đỉnh là tiếp nối của mô hình hai đỉnh nên tín hiệu
phát ra sẽ mạnh mẽ hơn so với mô hình 2 đỉnh, thậm chí chỉ đứng sau mô
hình vai đầu vai.
Mô hình 3 đáy (Triple Bottom) là loại mô hình giá xác định xu
hướng đảo chiều của thị trường, bao gồm 3 đáy có hình dạng giống
như 3 chữ V ghép lại với nhau đi kèm với 2 đỉnh có dạng chữ A và một
điểm breakout (điểm đột phá) trên đường kháng cự. Mẫu hình này
thường xuất hiện ở cuối một xu hướng giảm, là dấu hiệu cho thấy giá
đang chuẩn bị đảo chiều từ giảm sang tăng.

Về bản chất thì mô hình 3 đáy và mô hình 3 đỉnh là một, chỉ khác là mô
hình 3 đáy là ngược lại của mô hình ba đỉnh. Vậy nên, đặc điểm và cách
nhận dạng cũng tương tự như “người anh em song sinh” của nó, mô hình 3
đáy cũng thường được hình thành trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng.
2.3. Mô hình vai đầu vai, vai đầu vai đảo ngược
Mô hình vai đầu vai (hay còn gọi là mô hình Head And Shoulders)
là một mô hình giá báo hiệu sự đảo chiều trong tương lai.
Mô hình vai đầu vai thuận thường xuất hiện trong xu hướng tăng, báo
hiệu giá sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm.
Mô hình này được tạo thành bởi 1 đỉnh gọi là vai phải, tiếp đến là 1
đỉnh cao hơn gọi là đầu, sau đó kết thúc bằng 1 đỉnh thấp hơn gọi là vai trái.
Đường viền cổ được vẽ bằng cách nối 2 đáy của 2 đỉnh vai ở trên.
Khi mô hình vai đầu vai xuất hiện giá sẽ đảo chiều nên nhà đầu tư nên
cân nhắc vào lệnh sell để thu lợi nhuận hoặc thoát lệnh để hạn chế tổn thất.
Đặc biệt khi giá break out khỏi đường viền cổ dự báo sự đảo chiều rất mạnh.

Mô hình vai đầu vai đảo ngược xuất hiện trong xu hướng giảm và báo
hiệu giá đảo chiều từ giảm sang tăng. Mô hình này thường ngược với mô
hình thuận. Tức là đỉnh vai, đỉnh đầu sẽ lộn ngược xuống bên dưới.

Khi mô hình vai đầu vai xuất hiện giá sẽ tăng nhà đầu tư nên cân nhắc
vào lệnh buy để tối ưu lợi nhuận.
2.4. Mô hình tách và quai cầm
Mô hình cái cốc và tay cầm (Cup and Handle), mô hình này thường
xuất hiện sau một xu hướng tăng, là tín hiệu dự báo giá sẽ tiếp diễn xu
hướng cũ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nó cũng được hình thành ở
cuối của một xu hướng giảm và là dấu hiệu của sự đảo chiều.

Nhìn vào hình minh họa, các bạn cũng có thể thấy rõ mô hình Cup and
Handle gồm có hai phần, phần cốc có dạng hình vòng cung hoặc hình chữ U,
thường được tạo thành trong khoảng thời gian 6 tháng; hai miệng cốc có thể
bằng nhau hoặc không. Thứ hai là phần tay cầm, thời gian hình thành ngắn
hơn, thường là vài tuần. Cụ thể như sau:
1. Phần cốc (Cup)
 Được hình thành sau một xu hướng tăng tối thiểu là 30%. Giai đoạn
này có thể được xem là khởi đầu hoàn hảo cho sự bứt phá vọt lên
ngay sau khi tay cầm được xác nhận hoàn chỉnh.
 Ban đầu thị trường đang ở trong xu hướng tăng rồi bắt đầu giảm dần
tạo thành phần thân cốc bên trái.
 Một thời gian sau, giá di chuyển đến đáy cốc và bắt đầu điều chỉnh đi
lên để hoàn thiện nốt phần thân bên phải của chiếc cốc.
Theo “cha đẻ” của mô hình này, William J.O'Neil cho biết thời gian để
thân cốc được hoàn chỉnh khoảng từ 3 – 6 tháng. Hơn nữa, độ cao từ miệng
cốc đến đáy cốc thường là 12 – 15 %, hoặc có thể lên tới 33% so với mức giá
ở miệng cốc.
Với mô hình này, khi nối 2 đỉnh cốc với nhau ta sẽ được đường kháng
cự. Như đã đề cập ở trên, 2 đỉnh cốc không nhất thiết phải bằng nhau,
thường là đỉnh trái sẽ thấp hơn; do đó đường kháng cự có thể hơi chếch lên
trên 1 chút.

2. Phần tay cầm (Handle)


 Sau khi phần “Cup” được hoàn chỉnh, thị trường sẽ có một đợt giảm
giá nhẹ với độ sâu phổ biến là bằng ⅓ chiều cao của cốc. Cần lưu ý
rằng, độ sâu này không được dài quá ½ độ sâu của cốc.
 Sau khoảng tích lũy từ 1 – 4 tuần, giá điều chỉnh đi lên tạo thành hình
tay cầm hoàn chỉnh. Sau đó nếu giá tiếp tục tăng để break out ra khỏi
tay cầm thì đây là thời điểm mô hình cốc và tay cầm được xác nhận.
Cách nhận biết mấy mô hình trên:
 Đường kháng cự
 Đường hỗ trợ
 Đường viền cổ
 Break out viền cổ và test lại

Các dấu hiệu nhận biết đảo chiều sớm:


Đảo chiều từ xu thế tăng → giảm:
 Khối lượng tăng đột biến trong phiên nhưng giá không tăng mạnh.
 Khối lượng giao dịch tăng trong giai đoạn dài nhưng giá không tăng.
 Khu vực giá có P/E và các chỉ báo FA cao so với mức giá thông
thường ở chu kỳ bình thường.
 Thị trường có nhiều nhà đầu tư không chuyên nghiệp tham gia, khối
lượng thị trường tăng mạnh, giá không tăng mạnh.
 Chứng khoán penny vào chu kỳ tăng.
 Quan sát sớm bằng nến khi chuẩn bị có tín hiệu đảo chiều thì các chỉ
báo giảm cường độ.

6 nguyên lý của lý thuyết Dow:


1. Giá và khối lượng phản ánh mọi thứ
2. 3 xu hướng của thị trường
 Xu hướng chính
 Xu hướng thứ cấp (ngược xu hướng chính)
 Xu hướng nhỏ (xu hướng ngắn hạn)

3. 3 giai đoạn của xu hướng chính


 Trong xu hướng tăng:
 Tích lũy
 Tăng trưởng
 Thăng hoa quá độ
 Trong xu hướng giảm:
 Phân phối
 Giảm giá
 Bán tháo

4. Các chỉ số thị trường phải xác nhận lẫn nhau


5. Khối lượng giao dịch phải xác nhận xu hướng
6. Xu hướng chính không thay đổi cho tới khi có dấu hiệu đảo chiều rõ
ràng
Sóng Elliott (không học, tìm hiểu thêm)
Các chiến lược đầu tư
1. Đầu tư giá trị - Warren Buffett
 Quan điểm đầu tư: Mua thấp - bán cao. Buy and Hold - Mua và nắm
giữ trong dài hạn.
 Mua cổ phiếu đang được định giá thấp, tức thị giá đang thấp hơn giá
trị nội tại của cổ phiếu.
 Mua số lượng cổ phiếu lớn, có thể trực tiếp tham gia quản trị công ty.
 Tập trung vào phân tích vi mô, yếu tố nội tại doanh nghiệp; ít quan tâm
đến yếu tố vĩ mô, toàn cảnh thị trường.
 Đầu tư vào những công ty có hoạt động kinh doanh đơn giản, dễ nắm
bắt, dòng tiền ổn định, thuận lợi cho việc định giá, có triển vọng lợi
nhuận lâu dài; tránh những công ty kiểu khó nắm bắt, dòng tiền không
đều, đột biến mạnh.
 Chú trọng đến ROE; không chú trọng EPS.
 2 câu hỏi của ổng: “Thị giá có đang thấp hơn giá trị nội tại không?” và
“Nếu thấp hơn thì thấp hơn bao nhiêu?”
⇒ Nếu đạt ngưỡng biên an toàn: >=30% thì chốt.

2. Đầu tư tăng trưởng - William O’neil


 Quan điểm: Mua cao - bán cao hơn. Ủng hộ đầu cơ, ông cho rằng tất
cả cổ phiếu đều bị đầu cơ và có mức độ rủi ro cao.
 Cực kỳ quan tâm đến vĩ mô.
 Trước hết phải mua đúng, nếu sai lầm thì nhanh chóng cắt lỗ. Cân
nhắc chốt lời khi giá cổ phiếu đã tăng từ 25-30% và cắt lỗ khi giảm 7-
8%.
 Bán cổ phiếu khi đã tăng qua 3 giai đoạn; bán khi doanh thu tăng chậm
trong 2 quý liên tiếp; bán và thoát khỏi thị trường khi vĩ mô xấu.
 Phương pháp đầu tư CANSLIM của ông phù hợp với nhà đầu tư cá
nhân và mang lại hiệu suất tốt.
 C - Current Quarterly Earnings Per Share: Tăng trưởng thu nhập
Quý hiện tại: càng cao càng tốt.
 Tăng trưởng EPS quý gần nhất và quý gần liền kề phải đạt tối
thiểu 20% – 25% so với quý cùng kỳ.
 Thu nhập phải đến từ hoạt động kinh doanh chính, cốt lõi của
doanh nghiệp.
 A - Annual Earnings Increases: Tăng trưởng lợi nhuận hàng năm:
tìm kiếm sự gia tăng đột biến
 Doanh nghiệp hoạt động có lãi và liên tục trong 3 năm liên tiếp;
tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm tăng đều trong suốt 3
năm.
 EPS hàng năm tăng trưởng bình quân 20 – 25% trở lên.
 LNST trong quý gần nhất hoặc năm gần nhất đạt hoặc gần đạt
đến 1 đỉnh cao mới.
 Tỷ suất lợi nhuận ROE từ 17% trở lên.
 N - New Products, New Management, New Highs: Sản phẩm mới,
Ban quản lý mới: Mua đúng thời điểm
 Tìm kiếm những công ty vừa phát triển thành công những sản
phẩm, dịch vụ mới quan trọng, hoặc được hưởng lợi từ bộ máy
quản lý mới, những điều kiện kinh doanh mới của ngành công
nghiệp.
 Mua cổ phiếu khi nó vừa đột phá từ những khuôn mẫu giá ổn
định và sắp hoặc đã leo lên những đỉnh giá mới.
 S - Supply and Demand: Cung – Cầu cổ phiếu: Cổ phiếu tốt cộng
với nhu cầu lớn
 Nên tìm kiếm những doanh nghiệp đang mua lại cổ phiếu của
chính họ (cổ phiếu quỹ) trên thị trường: đây là dấu hiệu tốt,
hàm ý doanh nghiệp đang trông đợi sự tăng trưởng về doanh
thu và lợi nhuận trong tương lai.
 Tỷ lệ nợ thấp cũng là một dấu hiệu tốt.
 Bạn cũng cần theo dõi số lượng cổ phiếu giao dịch trên thị
trường hàng ngày trung bình từ chục nghìn cổ phiếu mỗi
phiên.
 Tại điểm đột phá lên 1 mức giá trần mới, thì khối lượng giao
dịch tại đó phải tăng tối thiểu 50% so với khối lượng giao dịch
bình quân của 50 phiên trước đó.
 L - Leader or Laggard: Cổ phiếu dẫn đầu hay Cổ phiếu đội sổ
 Bạn nên mua những doanh nghiệp thật sự tốt, dẫn đầu trong
ngành và là số 1 trong lĩnh vực chuyên môn của chúng. Tránh
mọi cổ phiếu đội sổ.
 Sử dụng Chỉ số sức mạnh giá tương đối (RS): một chỉ số tính
toán thành tích về giá của một cổ phiếu cho trước so với các cổ
phiếu còn lại trên thị trường trong 52 tuần gần nhất.
 Trong một đợt điều chỉnh giá của thị trường tăng trưởng, các cổ
phiếu có mức giảm giá ít nhất (%) là một sự lựa chọn không
tồi.
 I - Institutional Sponsorship: Sự ủng hộ của các định chế tài
chính, quỹ đầu tư: Theo chân kẻ đứng đầu
 Tìm kiếm những doanh nghiệp có 1 lượng cổ phiếu được nắm
giữ bởi các tổ chức (quỹ đầu tư, ngân hàng, các tập đoàn bảo
hiểm, khối tự doanh của CTCK…)
 Nên mua những cổ phiếu có số lượng tổ chức bảo trợ tăng
lên. Cũng cần tìm hiểu về thành tích của các tổ chức đó, cũng
như tiêu chí hay quan điểm đầu tư của họ để có thể nhận định
chung tình hình.
 Việc nội bộ công ty hay các tổ chức liên tục bán ra 1 cổ phiếu
là tín hiệu xấu mà bạn cần theo dõi.
 M - Market Direction: Định hướng thị trường
 Cần quan sát thị trường một cách cẩn trọng và khôn ngoan.
Đây là yếu tố quan trọng nhất trong CANSLIM. Nếu bạn xác định đúng các yếu tố
trên, nhưng chọn sai thời điểm thì cổ phiếu cũng sẽ giảm giá rất mạnh.

You might also like