You are on page 1of 3

Chỉ báo định hướng trung bình ADX (Average Directional Index -

ADX)
Khái niệm
Chỉ báo định hướng trung bình trong tiếng Anh là Average Directional Index; viết tắt
là ADX.
Chỉ báo định hướng trung bình (ADX) là một trong những công cụ phân tích kĩ
thuật chứng khoán dùng để đo lường xu hướng của cổ phiếu. Xu hướng có thể là tăng
hoặc giảm, do vậy ADX được hình thành từ phép tính toán của hai đường là Chỉ báo định
hướng dương - Positive Directional Indicator (DI+) và Chỉ báo định hướng âm - Negative
Directional Indicator (DI-). 
Do vậy, ADX thường bao gồm ba đường riêng biệt, các đường này sẽ giúp đánh giá xem
nhà đầu tư nên ở vị thế mua, vị thế bán hay giữ nguyên vị thế.

Các đường chỉ báo định hướng (Nguồn: The bank)

Ý nghĩa của Chỉ báo định hướng trung bình


ADX cùng với DI- và DI+ là các chỉ báo định lượng. ADX giúp nhà đầu tư xác định
cường độ xu hướng trong khi -DI và + DI giúp xác định xu hướng. ADX thường lấy giá
trị 25 (hoặc 20 tùy người phân tích) làm mức tham chiếu, tối đa là 100. Các mốc biến
động cụ thể gồm:
+ Dưới 25: Cổ phiếu không có xu hướng rõ ràng.

+ Từ 25 đến 50: Cổ phiếu có xu hướng, giá trị càng lớn xu hướng càng mạnh. 

+ Từ 50 đến 75: Cổ phiếu có xu hướng rất mạnh.

+ Từ 75 đến 100:  Cổ phiếu có xu hướng cực kì mạnh (ít khi xảy ra).

Cách mua bán chứng khoán theo chỉ báo ADX


Cách sử dụng cơ bản nhất đến từ dấu hiệu giao cắt của hai đường DI+ và DI-, theo đó:

Trường hợp đường DI+ cắt và lên phía trên đường DI- thể hiện xu hướng tăng, cho tín
hiệu mua. Trường hợp đường DI- cắt và đi xuống dưới đường D+ thể hiện xu hướng
giảm, cho tín hiệu bán.

Khi sử dụng giao cắt giữa hai đường này, nhà đầu tư nên kết hợp với giá trị ADX ở mốc
25 để xác nhận xu hướng liệu có chính xác. Ngoài ra, độ dốc của đường ADX cũng là tín
hiệu nên xem xét. Khi ADX có giá trị lớn hơn 25 kèm theo độ dốc lớn thì xu hướng cổ
phiếu càng được củng cố.
Để đạt hiệu quả tối đa khi sử dụng chỉ báo ADX, nhà đầu tư cần xem xét thêm đường
trung bình trượt (MA). Đặc biệt, khi đường MA tạo ra xu hướng rõ ràng thì chỉ
báo ADX càng làm tăng độ chính xác cho việc giao dịch của nhà đầu tư.
Trong trường hợp cổ phiếu không có xu hướng, các chỉ báo như Stochastic, RSI hay dải
Bollinger Bands có thể được cân nhắc sử dụng để tìm tín hiệu mua bán chính xác. Bên
cạnh đó, việc kết hợp giữa ADX và chỉ báo PSAR cũng là một phướng pháp hữu hiệu khi
tận dụng được ưu điểm của cả hai chỉ số (PSAR giúp phát hiện tín hiệu đảo chiều xu
hướng).
Khi sử dụng chỉ báo ADX, nhà đầu tư nên lưu ý ADX là công cụ xác định trạng thái của
cổ phiếu hiện có hay không có xu hướng. ADX tăng hay giảm không đồng nghĩa đường
giá cổ phiếu sẽ có chuyển động tiếp theo tương tự.

You might also like