You are on page 1of 17

Relative Rotation Graphs (RRG Charts)

https://school.stockcharts.com/doku.php?id=chart_analysis:rrg_charts

NỘI DUNG
Giới thiệu về Relative Rotation Graphs (RRG) ............................................................. 2
Lai lịch - Background ................................................................................................... 2
RS-Ratio ....................................................................................................................... 2
RS-Momentum ............................................................................................................. 5
Xây dựng biểu đồ RRG - RRG Construction ................................................................ 7
Trình tự xoay - Rotation Sequence................................................................................ 9
Đường xoay - Rotation Trails ....................................................................................... 9
Diễn giải - Interpretation............................................................................................. 11
Hàng tuần so với hàng ngày - Weekly Versus Daily ................................................... 13
Kết luận - Conclusion ................................................................................................. 16

1 / 17
Giới thiệu về Relative Rotation Graphs (RRG)
Đồ thị xoay tương đối - Relative Rotation Graphs (RRG), là một công cụ trực quan độc
quyền để phân tích sức mạnh tương đối. Các nhà biểu đồ có thể sử dụng RRG để phân tích
xu hướng sức mạnh tương đối của một số chứng khoán so với một điểm chuẩn chung [a
common benchmark] và so sánh chúng với nhau. Sức mạnh thực sự của công cụ này là
khả năng vẽ biểu đồ hiệu suất tương đối [relative performance] trên một đồ hình và hiển
thị vòng quay thực [show true rotation]. Tất cả chúng ta đều đã nghe nói về vòng quay
của nhóm ngành [sector] và loại tài sản [asset class], nhưng thật khó để trực quan hóa
chuỗi “xoay vòng - rotation” này trên biểu đồ tuyến tính. RRG sử dụng 04 góc phần tư
[quadrants] để xác định 04 giai đoạn của một xu hướng tương đối. Các vòng quay thực sự
có thể được coi là chứng khoán di chuyển từ góc phần tư này sang góc phần tư khác theo
thời gian.
Lưu ý: “Relative Rotation Graphs®” và “RRG®” là các nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền
của RRG Research.

Lai lịch - Background


RRGs được phát triển vào năm 2004-2005 bởi Julius de Kempenaer, người sau này trở
thành giám đốc của RRG Research. Khi làm việc với tư cách là nhà phân tích bán phụ [side-
sell] cho một ngân hàng đầu tư ở Amsterdam, anh ấy đã phải đối mặt với 02 vấn đề trong
khi nghiên cứu kỹ thuật và định lượng về các nhóm ngành trên thị trường châu Âu.
- Đầu tiên, các khách hàng là tổ chức [institutional clients] quan tâm nhiều hơn đến
‘hiệu suất tương đối - relative performance’ hơn là các dự báo xu hướng
[directional forecasts]; họ muốn biết nơi nào thừa và nơi nào thiếu [where to be
overweight and where to be underweight] trong danh mục đầu tư vốn chủ sở hữu
của họ [their equity portfolios].
- Thứ hai, các nhà đầu tư tổ chức này phải đối mặt với tình trạng quá tải với lượng
thông tin khổng lồ; họ cần một công cụ có thể tách biệt rõ ràng những chứng khoán
dẫn đầu [the leaders] với những chứng khoán tụt hậu [the laggards]. RRG đã giải
quyết những vấn đề này bằng các góc phần tư được mã hóa theo màu, một bảng xếp
hạng và tính năng ảnh động giúp các nhà đầu tư dễ dàng theo dõi bức tranh lớn.

RS-Ratio
Trước khi xem xét việc xây dựng RRG chart, chúng ta hãy xem xét 02 đầu vào chính: RS-
Ratio & RS-Momentum. Lưu ý rằng cả 02 chỉ số đầu vào đều “được chuẩn hóa -
normalized”, nghĩa là các chỉ số này được thể hiện bằng cùng một đơn vị đo lường và dao
động trên / dưới cùng một mức (100). Quá trình chuẩn hóa này có nghĩa là làm cho các giá
trị RS-Ratio của các chứng khoán khác nhau có thể so sánh được với nhau, miễn là cùng sử
dụng một điểm chuẩn [the same benchmark].
2 / 17
RS-Ratio là một chỉ báo đo lường xu hướng theo hiệu suất tương đối [relative
performance]. Tương tự như giá tương đối [the price relative], RS-Ratio sử dụng phân
tích tỷ lệ để so sánh một chứng khoán này với một chứng khoán khác (thường là điểm chuẩn
[the benchmark]). Nó được thiết kế để xác định xu hướng về hiệu suất tương đối và đo
lường sức mạnh của xu hướng đó.
Biểu đồ bên dưới cho thấy chứng khoán Technology SPDR (XLK) trong cửa sổ chính, giá
tương đối (tỷ lệ XLK: $SPX) trong cửa sổ ở giữa và các chỉ báo RRG trong cửa sổ dưới
cùng. Trước tiên, chúng ta sẽ tập trung vào RS-Ratio (màu đỏ). Còn RS-Momentum (màu
xanh lá cây) sẽ được đề cập trong phần tiếp theo.

RS-Ratio cung cấp cho các nhà biểu đồ một công cụ rõ ràng để xác định xu hướng về hiệu
suất tương đối. Chỉ báo này phản ánh xu hướng tăng về hiệu suất tương đối khi trên 100
(sức mạnh tương đối - relative strength) và xu hướng giảm về hiệu suất tương đối khi dưới
3 / 17
100 (suy yếu tương đối - relative weakness). Chỉ báo càng xa trên 100, xu hướng tăng về
hiệu suất tương đối càng mạnh. Chỉ báo càng xa dưới 100, thì xu hướng giảm về hiệu suất
tương đối càng mạnh.
Như tất cả các chỉ báo theo xu hướng [trend-following], chẳng hạn như đường trung bình
động, mô hình theo xu hướng RS-Ratio bao gồm một khoảng thời gian trễ (độ trễ). Điều
này có nghĩa là sẽ có chuyển động đi lên trong giá tương đối [the price relative] trước khi
RS-Ratio vượt qua trên 100. Ngược lại, sẽ có chuyển động đi xuống trong giá tương đối
trước khi RS-Ratio cắt xuống dưới 100. Lưu ý, trên biểu đồ phía trên cách giá tương đối (
Tỷ lệ XLK: $SPX) đạt đỉnh vào đầu tháng 8, nhưng RS-Ratio đã không vượt qua dưới 100
cho đến giữa tháng 10. Tương tự, giá tương đối chạm đáy vào giữa tháng 7, nhưng RS-
Ratio đã không vượt qua mức 100 cho đến giữa tháng 9. Điều này là điển hình cho các chỉ
báo theo xu hướng được thiết kế để bỏ qua các điểm rung [ignore the blips] và tập trung
vào xu hướng. Biểu đồ dưới đây trình bày: giá tương đối, RRG của chứng khoán Consumer
Discretionary SPDR.

4 / 17
Hãy nhớ rằng các giá trị cho RS-Ratio có thể được so sánh khi sử dụng cùng một điểm
chuẩn. Giả sử chúng ta đang so sánh hiệu suất tương đối của 04 ngành SPDRs với S&P 500
và các giá trị RS-Ratio như sau: XLK = 102.04, XLI = 101.41, XLF = 100.2, XLV = 103.66.
- Đầu tiên, cả 04 đều có RS-Ratio trên 100 và điều này có nghĩa là cả 04 đều thể hiện
sức mạnh tương đối (so với S&P 500).
- Thứ hai, XLV thể hiện sức mạnh tương đối khá nhất vì RS-Ratio của nó là cao nhất
trong số chúng. XLF là yếu nhất trong bốn vì RS-Ratio của nó là thấp nhất.

RS-Momentum
Trước khi xem xét RS-Momentum một cách chi tiết, chúng ta hãy xem lại khái niệm đằng
sau động lượng và nó liên quan như thế nào đến xu hướng. Như với biểu đồ giá, các nhà
biểu đồ nên ghi nhớ rằng: động lượng thay đổi trước khi xu hướng thực sự đảo ngược.
Tuy nhiên, không phải tất cả các động lượng đều dẫn đến sự đảo ngược xu hướng.
5 / 17
Hãy xem xét một ví dụ sử dụng giá và đường trung bình. Trước tiên, giá di chuyển về phía
đường trung bình và sau đó sẽ vượt qua nó [cross it] nếu giá di chuyển kéo dài. Tuy nhiên,
giá không phải lúc nào cũng vượt qua đường trung bình để báo hiệu sự đảo ngược xu hướng.
Các nhà giao dịch tích cực [Aggressive traders] có nhiều khả năng sẽ có / mở một vị thế
khi giá di chuyển về phía đường trung bình động bởi vì điều này có nghĩa là động lượng
đang được cải thiện. Các nhà đầu tư bảo thủ [Conservative investors] có nhiều khả năng
sẽ chờ đợi giá di chuyển lên trên đường trung bình động vì xu hướng vẫn chưa hoàn toàn
đảo ngược.
RS-Momentum là một chỉ báo đo lường động lượng (tỷ lệ thay đổi - Rate-of-Change) của
RS-Ratio. Là một chỉ báo động lượng, nó dẫn đầu / dẫn dắt RS-Ratio và có thể được sử
dụng để dự đoán các cú quay đầu / ngã rẽ trong RS-Ratio [anticipate turns in RS-Ratio].
Thông thường, RS-Momentum cắt trên 100 khi RS-Ratio đang hình thành đáy và bắt đầu
đi lên. Ngược lại, RS-Momentum cắt xuống dưới 100 khi RS-Ratio đang hình thành đỉnh
và bắt đầu đi xuống.
Biểu đồ bên dưới cho thấy Utilities SPDR (XLU) với RS-Momentum màu xanh lá cây và
RS-Ratio màu đỏ. RS-Momentum đã vượt qua ngưỡng 100 vào giữa tháng 12 và hầu hết
giữ trên 100 trong bốn tuần. Lưu ý cách RS-Ratio chạm đáy khi RS-Momentum di chuyển
trên 100 và RS-Ratio vượt qua 100 vào cuối tháng Một.

6 / 17
Hãy nhớ rằng RS-Momentum là chỉ số của một chỉ báo (cụ thể ở đây là RS-Ratio). Hơn
nữa, là một chỉ báo động lượng, nó sẽ di chuyển trên / dưới mức 100 thường xuyên. Các
nhà biểu đồ có thể muốn tập trung vào các động thái duy trì trên / dưới 100 để dự đoán sự
giao nhau tương tự trong RS-Ratio.
Biểu đồ dưới đây cho thấy Biotech SPDR (XBI) với 02 ví dụ nêu bật mối quan hệ giữa RS-
Momentum và RS-Ratio. Màu xám cho thấy RS-Momentum dưới 100 trong 04 trên 06 tuần
trong tháng Hai và tháng Ba. Mặc dù chỉ báo đã bật lên trên 100 trong một thời gian ngắn,
nhưng đợt bật này không kéo dài và nhanh chóng quay trở lại dưới 100. Đây là dấu hiệu
cho thấy động lượng đang chuyển sang tiêu cực đối với RS-Ratio và RS-Ratio cuối cùng
đã vượt xuống dưới 100 trong nửa cuối tháng Ba.

Màu xanh lam cho thấy RS-Momentum trên 100 từ giữa tháng Tư cho đến cuối tháng Năm.
RS-Ratio chạm đáy khi RS-Momentum di chuyển trên 100, nhưng không vượt qua 100 cho
đến cuối tháng Năm. Ngoài ra, hãy lưu ý rằng RS-Ratio cắt qua 100 đến ngay trước khi
XBI tăng vọt vào đầu tháng Sáu.

Xây dựng biểu đồ RRG - RRG Construction


RRG được vẽ trên biểu đồ phân tán tiêu chuẩn với trục x (ngang) và trục y (dọc). Chỉ báo
RS-Ratio là đầu vào cho trục hoành và chỉ báo RS-Momentum là đầu vào cho trục tung.
Các trục này cắt nhau ở 100 để tạo ra bốn góc phần tư hiệu suất tương đối. RRG chỉ đơn
giản là vẽ các giá trị RS-Ratio và RS-Momentum cho mỗi chứng khoán cần hiển thị. Nếu
7 / 17
mã chứng khoán là 09 nhóm ngành [sector] SPDRs và S&P 500 là điểm chuẩn, chúng ta
sẽ thấy 09 điểm trên RRG và mỗi điểm đại diện cho giá trị RS-Ratio và RS-Momentum của
nhóm ngành cụ thể đó.

RRG được hiển thị ở trên với 04 kết hợp có thể có. Giả sử chúng ta đang sử dụng 09 nhóm
ngành SPDR và S&P 500 làm chuẩn [benchmark].
- Một nhóm ngành nằm trong góc phần tư hàng đầu [the leading quadrant] (màu
xanh lá cây) khi RS-Ratio và RS-Momentum trên 100 (+ / +). Chỉ số RS-Ratio tích
cực cho thấy xu hướng tăng về hiệu suất tương đối và động lượng tích cực có nghĩa
là xu hướng này vẫn đang đẩy cao hơn.
- Một nhóm ngành nằm trong góc phần tư suy yếu [the weakening quadrant] (màu
vàng) khi RS-Ratio trên 100, nhưng RS-Momentum di chuyển dưới 100 (+ / -). Chỉ
số RS-Ratio tích cực cho thấy xu hướng tăng về hiệu suất tương đối, nhưng động
lượng tiêu cực có nghĩa là xu hướng tăng này đang bị đình trệ hoặc mất sức mạnh.
- Một nhóm ngành / lĩnh vực [sector] nằm trong góc phần tư tụt hậu [the lagging
quadrant] (màu đỏ) khi RS-Ratio và RS-Momentum đều dưới 100 (- / -). Chỉ số RS-
Ratio âm cho thấy xu hướng giảm về hiệu suất tương đối và động lượng âm có nghĩa
là xu hướng giảm này vẫn đang đẩy xuống thấp hơn.
- Một nhóm ngành / lĩnh vực [sector] nằm trong góc phần tư cải thiện [the improving
quadrant] (màu xanh lam) khi RS-Ratio dưới 100, nhưng RS-Momentum di chuyển
trên 100 (- / +). Chỉ số RS-Ratio âm cho thấy xu hướng giảm về hiệu suất tương đối,

8 / 17
nhưng động lượng tích cực có nghĩa là xu hướng giảm này đang bị đình trệ hoặc có
khả năng đảo ngược.

Trình tự xoay - Rotation Sequence

Các mũi tên trên RRG của mô hình ở trên hiển thị chuyển động quay lý tưởng, theo chiều
kim đồng hồ. Giả sử một khu vực hiện đang ở góc phần tư ‘leading - hàng đầu’ (màu xanh
lá cây) và tuân theo vòng quay lý tưởng. Hãy nhớ rằng, RS-Momentum là chỉ báo dẫn dắt
ở đây và nó sẽ là chỉ báo đầu tiên quay đầu. Từ góc phần tư ‘leading - hàng đầu’, động
lượng tương đối sẽ bắt đầu chững lại và RS-Momentum sẽ di chuyển xuống dưới 100, điều
này sẽ khiến ngành [sector] di chuyển vào góc phần tư bên phải thấp hơn (‘weaking - suy
yếu’, màu vàng). Sự suy yếu kéo dài trong động lượng tương đối cuối cùng sẽ ảnh hưởng
đến xu hướng về hiệu suất tương đối và RS-Ratio cũng sẽ di chuyển xuống dưới 100, điều
này sẽ đưa ngành vào góc phần tư ‘lagging - tụt hậu’ (màu đỏ). Khi ở trong góc phần tư tụt
hậu, dấu hiệu đầu tiên của sức mạnh sẽ là sự cải thiện về động lượng tương đối. Khi RS-
Momentum vượt qua trên 100, khu vực sẽ chuyển sang góc phần tư ‘improving - cải thiện’
(màu xanh lam). Một nhóm ngành [sector] trong góc phần tư này vẫn có xu hướng giảm
về hiệu suất tương đối, nhưng RS-Momentum đang được cải thiện và điều này có thể báo
trước việc chuyển sang góc phần tư ‘leading - hàng đầu’ (màu xanh lá). Sức mạnh mở rộng
trong động lượng tương đối cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến xu hướng về hiệu suất tương đối
và RS-Ratio sẽ di chuyển trên 100. Điều này sẽ đẩy ngành vào góc phần tư ‘leading - hàng
đầu’ (màu xanh lá) và chu kỳ sẽ bắt đầu lại.

Đường xoay - Rotation Trails


9 / 17
Vòng quay trở nên sống động với những con đường xoay lịch sử. Biểu đồ dưới đây cho
thấy chín lĩnh vực / nhóm ngành [sector] có đường xoay trong 12 tuần; chúng ta có thể
thấy mỗi cung quay từ góc phần tư này sang góc phần tư khác. Mỗi điểm đánh dấu một
tuần và điểm đặc có ký hiệu đánh dấu điểm gần đây nhất. Ở trên cùng, XLF chuyển từ
‘improving - cải thiện’ sang ‘leading - dẫn đầu’. Ở phía dưới, XLU chuyển từ ‘weaking -
suy yếu’ sang ‘lagging - tụt hậu’. Đường màu xanh lam cho thấy XLP đang chuyển từ suy
yếu sang tụt hậu và sau đó từ tụt hậu sang cải thiện. Góc phần tư cải thiện có nghĩa là RS-
Momentum di chuyển trên 100, nhưng RS-Ratio vẫn dưới 100. XLY di chuyển vào góc
phần tư hàng đầu khi cả RS-Ratio và RS-Momentum đều trên 100.

Người lập biểu đồ cũng có thể thu thập thông tin từ độ dài và độ dày của đường xoay [the
trails]. Tất cả các đường xoay [the trails] kéo dài 12 tuần trên biểu đồ này, nhưng một số
đường dài hơn những đường khác. Đường mòn XLU màu đỏ là đường dài nhất, có nghĩa
là nó có mức di chuyển lớn nhất và cho thấy sự biến động nhiều nhất. Đường XLY màu
xanh lá cây ở phía trên bên phải là đường ngắn nhất, có nghĩa là nó có chuyển động nhỏ
nhất và ít biến động nhất.
10 / 17
Độ dày [thickness] của các đường phụ thuộc vào khoảng cách tính từ điểm chuẩn - là điểm
chữ thập giao nhau trên RRG (hay điểm có tọa độ [100,100]) [the crosshair on the RRG].
Điểm chữ thập còn được gọi là điểm gốc mà trục x (RS-Ratio) và trục y (RS-Momentum)
giao cắt nhau. Các đường dày hơn sẽ xa điểm chuẩn hơn và các đường mỏng hơn sẽ gần
điểm chuẩn hơn. Chứng khoán càng xa so với điểm chuẩn, thì sự thay đổi về hiệu suất tương
đối (lên hoặc xuống) càng lớn. Một chứng khoán càng gần điểm chuẩn, thì sự thay đổi về
hiệu suất tương đối (lên hoặc xuống) càng nhỏ. Nói cách khác, các đường dày hơn đại diện
cho các bước di chuyển lớn hơn và các đường mỏng hơn đại diện cho các bước di chuyển
nhỏ hơn.
Người dùng có thể thay đổi độ dài đường xoay [the trails] bằng cách sử dụng thanh trượt
bên cạnh RRG. Các nhà biểu đồ được khuyến khích thử nghiệm với chiều dài đường mòn
và số lượng mã chứng khoán trên biểu đồ. Nói chung, người lập biểu đồ nên rút ngắn chiều
dài đường xoay [the trails] khi có mã chứng khoán trên biểu đồ. Điều này sẽ giúp loại bỏ
sự lộn xộn và làm cho phân tích dễ dàng hơn. Các đường mòn dài hơn cũng không sao khi
chỉ một vài mã chứng khoán được hiển thị trên biểu đồ.

Diễn giải - Interpretation


Trước khi xem một số hướng dẫn diễn giải, hãy nhớ rằng RRG đối không phải là một hệ
thống giao dịch và không có các quy tắc hoặc tín hiệu giao dịch được xác định trước. Hãy
xem RRG như một loại phương pháp biểu đồ khác mở ra cho việc diễn giải. Những người
khác nhau nhìn vào cùng một biểu đồ sẽ đưa ra những cách hiểu khác nhau. Dưới đây là
một số quy tắc ngón tay cái [rules-of-thumb] mà bạn có thể muốn tuân theo:
- RS-Ratio quan trọng hơn RS-Momentum. RS-Ratio cũng là thước đo ưa thích để
xếp hạng một nhóm các chứng khoán.
- Bảng bên dưới mỗi xếp hạng RRG các mã chứng khoán theo góc phần tư theo
khoảng cách của chúng so với điểm chuẩn (hình chữ thập trên RRG). Góc phần tư
‘leading - hàng đầu’ (màu xanh lá cây) là đầu tiên, góc phần tư ‘improving - cải
thiện’ (màu xanh lam) là thứ hai, góc phần tư ‘weaking - suy yếu’ (màu vàng) là thứ
ba và góc phần tư ‘lagging - tụt hậu’ (màu đỏ) là cuối cùng. Như ví dụ bên dưới cho
thấy, XLK là xa nhất so với điểm chuẩn trong góc phần tư hàng đầu và XLE là xa
nhất so với điểm chuẩn trong góc phần tư tụt hậu. Điều này thường trùng với độ dài
đuôi vì chứng khoán có đuôi dài nhất thường xa nhất so với điểm chuẩn.

11 / 17
- Các mô / mẫu hình quay [rotational patterns] không phải lúc nào cũng tròn hoàn
hảo và không phải lúc nào cũng xoay qua cả 04 góc phần tư theo chiều kim đồng hồ.
Xét cho cùng, đây là thị trường tài chính được điều khiển bởi lòng tham & sự sợ hãi.
- Một dấu vết / cái đuôi lịch sử [historical trail] có thể vẫn ở phía bên phải của RRG
khi có một xu hướng tăng mạnh về hiệu suất tương đối. Điều này có nghĩa là RS-
Ratio đang giữ trên 100 và RS-Momentum đang dao động trên / dưới 100.

- Ngược lại, một cái đuôi lịch sử [historical trail] có thể vẫn ở bên trái của RRG khi
có một xu hướng giảm mạnh về hiệu suất tương đối. Điều này có nghĩa là RS-Ratio
đang giữ dưới 100 và RS-Momentum đang dao động trên / dưới 100.
- Nói chung, sự giao nhau từ nửa bên trái sang nửa bên phải báo hiệu một xu hướng
tăng mới về hiệu suất tương đối. Điều này có nghĩa là RS-Ratio đã di chuyển trên
100. Ngược lại, sự giao nhau từ nửa bên phải sang nửa bên trái báo hiệu một xu
12 / 17
hướng giảm mới về hiệu suất tương đối. Điều này có nghĩa là RS-Ratio đã di chuyển
xuống dưới 100.
- Mô hình [model] theo xu hướng cơ bản hỗ trợ RRG bao gồm một khoảng thời gian
trễ, cũng như tất cả các mô hình theo xu hướng. Điều này có nghĩa là sẽ có chuyển
động đi lên trong giá tương đối trước khi đường RRG thực sự cắt vào góc phần tư
‘leading - hàng đầu’. Tương tự, giá tương đối sẽ đạt đỉnh và giảm xuống trước khi
đường RRG thực sự cắt vào góc phần tư ‘lagging - tụt hậu’.
- Các mã chứng khoán nằm trong góc phần tư ‘leading - hàng đầu’ nên nằm trong
danh sách mua của bạn vì chúng thể hiện sức mạnh tương đối. Các mã chứng khoán
trong góc phần tư ‘weaking - suy yếu’ nên nằm trong danh sách theo dõi của bạn để
xem xét sự suy giảm. Các mã chứng khoán trong góc phần tư ‘lagging - tụt hậu’ nên
nằm trong danh sách tránh của bạn vì chúng cho thấy sự suy yếu tương đối. Các mã
chứng khoán trong góc phần tư ‘improving - cải thiện’ nên có trong danh sách mua
tiềm năng của bạn.
- Chỉ riêng RRG là không đủ để đưa ra quyết định. Thay vào đó, RRG rất tốt để hướng
sự chú ý của bạn đến những lĩnh vực / nhóm ngành [sectors] xứng đáng được xem
xét trên thị trường.

Hàng tuần so với hàng ngày - Weekly Versus Daily


Như với biểu đồ thanh thông thường, đường chuyển động trên RRG hàng tuần có thể trông
khác rất nhiều so với đường chuyển động trên RRG hàng ngày. Ví dụ: RRG hàng tuần bên
dưới hiển thị lĩnh vực / nhóm ngành [sectors] Telecommunications ($SPTS) ở góc phần tư
tụt hậu và có màu đỏ rõ ràng. Ngược lại, RRG hàng ngày cho thấy khu vực xoay vòng từ
góc phần tư tụt hậu đến góc phần tư hàng đầu. Làm sao có thể như vậy?

13 / 17
Khung thời gian đã chọn ảnh hưởng đến RRG giống như biểu đồ thanh thông thường. Trong
ví dụ bên dưới, biểu đồ bên trái hiển thị hai tháng dữ liệu hàng ngày cho S&P 500 và xu
hướng hai tháng là giảm. Biểu đồ bên phải hiển thị dữ liệu hàng tuần của một năm và xu
hướng tổng thể rõ ràng là tăng. Khu vực bóng mờ màu vàng đánh dấu hai tháng được hiển
14 / 17
thị trên biểu đồ hàng ngày để đưa sự suy giảm này vào quan điểm. Rõ ràng, đây là một xu
hướng giảm ngắn hạn (pullback) trong một xu hướng tăng dài hạn.

Khung thời gian đã chọn ảnh hưởng đến RRG theo cùng một cách. Một lĩnh vực / nhóm
ngành di chuyển vào góc phần tư suy yếu trong khung thời gian hàng tuần, giống như lĩnh
vực Telecommunications ở trên, có thể nằm trong góc phần tư hàng đầu trong khung thời
gian hàng ngày vì lĩnh vực này đang trải qua một vòng quay tích cực trong ngắn hạn. Tuy
nhiên, vòng quay ngắn hạn này vẫn chưa đủ mạnh để ảnh hưởng đến vòng quay trên RRG
hàng tuần.
Điều này có thể được làm rõ hơn một chút bằng cách xem RS-Ratio và RS-Momentum trên
biểu đồ thanh. Biểu đồ đầu tiên hiển thị RS-Ratio và RS-Momentum hàng tuần, tương ứng
với biểu đồ RRG hàng tuần. Biểu đồ thứ hai hiển thị RS-Ratio và Momentum hàng ngày,
tương ứng với biểu đồ RRG hàng ngày. Lưu ý cách các chỉ báo hàng tuần cho thấy động
lượng tiêu cực và xu hướng giảm dài hạn về hiệu suất tương đối. Mặt khác, các chỉ báo
hàng ngày đã tăng và di chuyển trên 100.

15 / 17
Giả sử rằng các vòng quay hàng tuần mạnh hơn hàng ngày và một vòng quay sẽ tuân theo
quy trình bình thường của nó theo chiều kim đồng hồ, người ta sẽ mong đợi vòng quay tích
cực trên khung thời gian hàng ngày về bản chất là tạm thời. Trong một vòng quay bình
thường, khu vực sẽ di chuyển qua góc phần tư hàng đầu, đi qua góc phần tư suy yếu và đẩy
vào góc phần tư tụt hậu, do đó giữ nó vững chắc bên trong góc phần tư tụt hậu trên khung
thời gian hàng tuần! Nói cách khác, động thái hàng ngày là một “nấc thang - hiccup” ngắn
hạn trong một xu hướng giảm tương đối khác trong tuần.
Như với tất cả các khía cạnh của phân tích kỹ thuật, việc nghiên cứu các khung thời gian
khác nhau để có được một bức tranh hoàn chỉnh là một thói quen rất tốt. Lĩnh vực
Telecommunications rõ ràng đang nằm sâu trong góc phần tư tụt hậu trên RRG hàng tuần
- và đang tiến sâu hơn vào sắc đỏ. Sự sụt giảm động lượng âm, có thể được nhìn thấy bằng
việc san bằng độ dốc của đường mòn trên RRG hàng tuần, chuyển thành một vòng quay
tích cực nhanh trên RRG hàng ngày.

Kết luận - Conclusion


RRG đối giúp dễ dàng phân biệt những chứng khoán dẫn đầu với những chứng khoán tụt
hậu trên thị trường. Về mặt này, RRGs tiết kiệm thời gian và tiền bạc, bởi vì chúng thu hẹp
sự tập trung vào các lĩnh vực / nhóm ngành đáng được quan tâm để phân tích thêm. RRG
có thể được điều chỉnh để phù hợp với bất kỳ phong cách giao dịch hoặc đầu tư nào vì
chúng đo lường cả động lượng và xu hướng cho hiệu suất tương đối.
16 / 17
- Các nhà giao dịch Momentum [momentum traders] có thể tập trung vào các đường
giao nhau vào góc phần tư đang cải thiện [the improving quadrant] hoặc góc phần
tư đang suy yếu [the weakening quadrant].
- Các nhà giao dịch xu hướng [trend following traders] có thể tập trung vào các đường
giao nhau vào góc phần tư dẫn đầu [the leading quadrant] hoặc góc phần tư tụt hậu
[the lagging quadrant].
Hãy nhớ rằng đây là những chỉ báo hiệu suất tương đối và vẫn có nguy cơ vòng quay
quay ngược lại hoặc thậm chí đảo chiều. Cũng như tất cả các công cụ kỹ thuật, các chỉ
báo hiệu suất tương đối này nên được sử dụng kết hợp với các công cụ kỹ thuật khác để
cung cấp cho các nhà phân tích biểu đồ một bức tranh tổng quan hoàn chỉnh hơn.

17 / 17

You might also like