You are on page 1of 10

RSI

Cách sử dụng cơ bản nhất của chỉ báo RSI là RSI mà vượt lên trên vùng 70 và cắt xuống thì
bán ra, ngược lại, RSI vượt xuống vùng 30 và cắt lên trở lại thì mua vào. Hoặc 1 cách sử dụng
khác là giá cắt lên vùng 50 thì là xu hướng tăng, cắt xuống vùng 50 là xu hướng giảm (sự chuyển
đổi xu hướng(. Anh em xem hình minh họa dưới đây cho rõ hơn.

Tuy nhiên, nếu chỉ có nhiêu đó thì RSI đâu dễ dàng được tin dùng như vậy. Bài viết này
mình xin hướng dẫn thêm 1 số cách sử dụng RSI khác mà nhiều Trader vẫn đang dùng.

1. Phân kỳ thường - Regular Divergence


Phân kỳ là một trong những kiến thức rất hữu ích của phân tích kỹ thuật. Nếu anh em chưa
rành thì nghiên cứu lại trong phần lớp học (bài Phân kỳ thường là gì). Tóm lại, đây là hiện tượng
giá tạo đỉnh cao mới nhưng RSI thì tạo đỉnh thấp, hoặc giá tạo đáy thấp mới nhưng RSI thì
tạo đáy cao. Đó là sự "lệch pha" giữa giá và indicator, có thể cảnh báo rằng sức mạnh của giá đã
yếu dần và có thể cảnh báo sự đảo chiều

Phương pháp này thường dùng để tìm sự đảo chiều của 1 xu hướng

1
2. Phân kỳ kín - Hidden Divergence
Phân kỳ này ngược đôi chút so với Phân kỳ thường nói trên. Lúc này, giá tạo đỉnh thấp nhưng
RSI lại tạo đỉnh cao, hoặc giá tạo đáy cao nhưng RSI lại tạo đáy thấp (Xem bài Phân kỳ kín là
gì). Đây là phương pháp mà các trader theo xu hướng thường hay dùng để tìm điểm vào tiếp trong
1 xu hướng

2
3
3. Vẽ đường xu hướng cho RSI
Đây cũng là cách mà một số "cao thủ" dùng để dự đoán điểm đảo chiều sớm. Nếu RSI phá
gãy đường xu hướng - trendline - của nó thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy giá đã hết sức, cẩn thận
đảo chiều

4. Vẽ mô hình cho RSI


Chiêu này cũng được khá nhiều trader sử dụng. Các mô hình thường được vẽ như Nêm -
wedge hay 2 đỉnh 2 đáy.... Sự đảo chiều được dự báo sẽ xảy ra khi giá phá mô hình

5. Xác định xu hướng mới với vùng 45 - 55


Vùng nằm giữa 45 - 55 được gọi là vùng không có xu hướng. Chỉ khi giá thoát khỏi vùng
này thì 1 xu hướng mới mới được tạo ra. Nếu cắt xuống 45 thì là xu hướng giảm, cắt lên 55 là xu
hướng tăng

4
Trên đây là một trong những cách sử dụng chuyên sâu hơn cho chỉ báo RSI. Anh em có thể tham
khảo và sử dụng

5
1. RSI và những đường trendline
Nếu bạn để ý có thể nhận ra rằng đường RSI có cách di duyển rất sát với giá, thậm chí nếu
đặt chúng trong cùng một biểu đồ, có thể gây sự nhầm lẫn giữa giá và RIS.
Vì lý do này, nhiều trader đã lợi dụng để xác định các đường xu hướng dựa trên đường
RIS. Thông thường đường trendline của RSI có có hướng cùng với đường trendline của giá, trừ
khi hiện tượng phân kỳ xuất hiện.
Và đây là điều tôi muốn bật mí với bạn: Đường trendline của RSI thường bị phá trước khi
đường trendline của giá bị phá. Và chúng ta sẽ tận dụng đặc diểm này để dự đoán sớm các đợt
giá đảo chiều.

Trên hình minh họa chúng ta có hai đường trendline cùng hướng lên, một của RSI, một của
giá. Khi giá vẫn còn cách rất xa đường trendline thì RSI đã quay đầu đảo chiều và xuyên thủng
đường trendline RSI.
Khi RSI quay lại retest đường trendline thì cũng là lúc giá tạo đỉnh và bắt đầu một đợt đảo
chiều, chuyển sang xu hướng giảm.

2. Mô hình phá ngưỡng


Nghiên cứu các mô hình là một điều khá thú vị khi phân tích biểu đồ bởi vì các biến thể
của cũng là rất nhiều, đồng thời cách vận dụng chúng trong giao dịch cũng rất đa dạng. Bất kỳ
mô hình nào cũng có thể là một mô hình tiếp diễn hoặc đảo chiều, tạo ra những cú phá ngưỡng
tại một thời điểm nào đó.
Với RSI, không những chúng ta có thể sử dụng các đường xu hướng mà còn có thể sử dụng cả
những mô hình để dự đoán sớm hướng đi của giá.

6
Như ví dụ minh họa này, quan sát kỹ chúng ta có thể nhận ra được mô hinh Vai – đầu – vai
đã được hình thành, đường neckline đã bị phá vỡ. Cùng thời điểm đó, trên chart giá xuất hiện mô
hinh hai đỉnh (double top).
Các dấu hiệu này ủng hộ một nhận định rằng giá có khả năng sẽ đảo chiều và bạn nên cân
nhắc một lệnh sell.
Trên đây là hai vai trò đầu tiên của RSI mà bạn có thể tận dụng, có thú vị không nào? Ở
phần tiếp theo mình sẽ chia sẻ thêm 3 cách ứng dụng cao cấp của RSI còn lại bao gồm:
• Mô hình breakout/ breakdown nâng cao
• Vai trò của đường trung tâm; và
• Các failure swing

3. Breakout và breakdown nâng cao


Ý tưởng về breakout và breakdown nâng cao hoạt động khá hiệu quả trên chỉ báo On baance
volume – OBV. Và với RSI lô-gic tương tự được áp dụng.
Breakout nâng cao xảy ra khi chỉ báo RSI tiếp cận mức đỉnh cũ nhưng giá thì chưa tiếp cận
được mức cao tương ứng.
Đây là dấu hiệu sớm cho thấy khả năng giá di chuyển theo hướng của chỉ báo trong thời gian
sắp tới. Ví dụ bên dưới minh họa cho điều này:

7
Đầu tiên RSI đã tiếp cận được mức đỉnh cũ, lúc này giá vẫn còn di chuyển phía dưới đường kháng
cự tương ứng.
Sau đó RSI đã phá đỉnh cũ, và sau một đoạn nến, giá cũng đã làm điều tương tự. Đối với
trường hợp breakdown chúng ta cũng lập luận tương tự. Khi RSI tiếp cận đáy cũ mà giá chưa làm
được điều tương tự thì đó là dấu hiệu sơm cho thấy khả năng giá sẽ di chuyển theo hướng của chỉ
báo và breakdown xuống phía dưới.

8
4. Vai trò của đường trung tâm
Với chỉ báo RSI, đường trung tâm – tức đường 50 đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác
định hướng đi của giá. Cụ thể, chúng ta thường thấy RSI giữ vững trên mức 50 trong giai đoạn giá
tăng, ngược lại trong giai đoạn giá giảm đường 50 đóng vai trò như một mức kháng cự rất mạnh.
Tuy nhiên, trader có thể bị rối bởi những dao động lên xuống của giá và tốt hơn, hãy tham
khảo khung thời gian cao hơn.

Trong hình minh họa, hai vùng được đánh dấu đầu tiên tượng trưng cho hai giai đoạn có
mức tăng cực mạnh của thị trường, đường 50 đóng vai trò là mức cản khá vững chắc. Hai vùng
được đánh dấu sau cùng là hai giai đoạn thị trường giảm mạnh, đường 50 đóng vai trò là mức
kháng cự khá vững.

5. Các failure swing


Ứng dụng cao cấp cuối cùng muốn giới thiệu đến anh em chính là failure swing, hiểu ngắn
gọn đó là khi giá không thể tiếp tục xu hướng của nó. Về cơ bản một failure swing xuất hiện khi
RSI đi vào vùng quá mua/ bán sau đó quay trở lại vùng trung tính (dưới mức quá mua, trên mức
quá bán).

9
[bullish failure swing]

Rsi ban đầu tiến vào vùng quá bán sau đó bị đẩy ngược lại vùng trung tính và không thể tiếp
tục quay trở lại vùng quá bán. Chúng ta có thể thấy phân kỳ tăng được hình thành, vào lênh khi
mức đỉnh liền trước của RSI bị phá vỡ.

[bearish failure swing]

Ví dụ tiếp theo này cho thấy một bearish failure swing. Rsi tiến vào vùng quá mua sau đó tạo đỉnh
và quay trở lại vùng trung tính, tạo đáy và không thể quay trở lại vùng overbought. Phân kỳ giảm
xuất hiện, trader nên cân nhắc lệnh bán khi Rsi phá đáy liền trước.

Lời kết
Cũng giống như những chỉ báo kỹ thuật khác, những tín hiệu mà Rsi mang lại đều có xác
suất, người sử dụng nên thực tập thật nhiều với nó để dần hiểu sâu về cách chúng phản ứng với
giá, từ đó có nhận định về độ tin cậy của từng tín hiệu.

10

You might also like