You are on page 1of 6

Buổi 4

1. Phương pháp PTKT bằng công cụ Fibonacci


- Dãy Fibonacci là dãy vô hạn các số tự nhiên bắt đầu bằng hai phần tử 0 và 1 hoặc 1 và 1,
các phần tử tiếp theo được xây dựng theo quy tắc mỗi phần tử luôn bằng tổng hai phần tử liền
trước. Dãy Fibonacci: 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89,…
- Phân loại: bao gồm 3 loại
1. Fibonacci Retracement - Dạng thoái lui
+ Fibonacci retracement là một công cụ rất phổ biến, được sử dụng nhiều bởi các nhà giao
dịch theo trường phái kỹ thuật.
+ Bằng các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ, công cụ này giúp xây dựng chiến lược trong giao
dịch, lựa chọn các mức giá mục tiêu hoặc cắt lỗ hợp lý.
+ Khái niệm Fibonacci thoái lui còn được áp dụng trong một số chỉ báo như mẫu hình
Gartley hay lý thuyết sóng Elliott nổi tiếng và nhiều chỉ báo khác.
+ Sau những đợt biến động tăng hoặc giảm giá đáng kể, các mức hỗ trợ và kháng cự mới sẽ
thường xuất hiện tại hoặc gần các đường thoái lui quan trọng 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8%,
78.6% và 100%.
+ Các ngưỡng thoái lui là giá tĩnh không thay đổi, không giống như các đường trung bình
động. Bản chất tĩnh của các mức giá cho phép nhà đầu tư nhận dạng nhanh chóng và dễ dàng,
từ đó đưa ra các dự đoán và quyết định một cách thận trọng khi giao dịch gần các ngưỡng
quan trọng.
+ Để sử dụng Fibonacci Retracement, quan trọng bạn cần xác định và nối đỉnh gần nhất với
các đáy cho trend tăng và đáy gần nhất với các đỉnh cho trend giảm.

2. Fibonacci Time Extension - Dạng thời gian mở rộng


+ Một chỉ báo thường được các nhà giao dịch theo trường phái kỹ thuật sử dụng để xác định
các thời điểm mà tại đó giá sẽ có những thay đổi đáng kể về xu hướng hay sự đảo chiều xu
hướng thường xảy ra tại các đường Fibonacci Time Extension này.
+ Biểu đồ kỹ thuật này bao gồm một loạt các đường thẳng đứng tương ứng với chuỗi các số
trong dãy Fibonacci.
+ Trong một khung thời gian giao dịch xác định, bạn chọn một điểm đáy thị trường (Low) rồi
kéo công cụ Fibonacci Time Extension từ điểm đó đến một điểm đỉnh thị trường (High) hoặc
ngược lại rồi thả công cụ sẽ hiện ra kết quả các đường Fibonacci Time Extension ứng với các
ngưỡng quan trọng 38.2%, 50%, 61.8%, 100%, từ đó bạn sẽ dự đoán được các vùng đảo
chiều (Reversal) tại khu vực các đường Fibonacci Time Extension đó.
+ Fibonacci Time Extension có hiệu quả nhất khi áp dụng để phân tích các xu hướng giá
trong dài hạn và có thể có giá trị nhất định khi nghiên cứu các xu hướng ngắn hạn.
+ Biểu đồ Fibonacci Time Extension nào càng chứa nhiều điểm đảo chiều thì càng tin cậy.

3. Fibonacci Fan - Dạng quạt (ít dùng)


+ Đây là một dạng biểu đồ kỹ thuật gồm ba đường chéo, sử dụng tỷ lệ Fibonacci giúp xác
định các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng.
+ Fibonacci  Fan được tạo ra bằng cách kẻ một đường xu hướng qua hai điểm từ đáy lên đỉnh
(nếu là xu hướng tăng) và từ đỉnh xuống đáy (nếu là xu hướng giảm)
Một số lưu ý khi dùng Fibonacci trong phân tích kỹ thuật:
- Các ngưỡng quan trọng có thể cho bạn xác suất thành công cao hơn với các dự đoán, tuy
nhiên cũng như những chỉ báo khác, Fibonacci không phải lúc nào cũng đúng.
- Việc lựa chọn khung thời gian, đỉnh và đáy để vẽ Fibonacci cũng không phải đơn giản, mỗi
người sẽ có một góc nhìn khác nhau, quan điểm phân tích khác nhau.
- Do vậy, không có cách nào khác bạn hãy thường xuyên rèn luyện kỹ năng sử dụng
Fibonacci để có thể sử dụng một cách thành thạo và tích lũy kinh nghiệm cho riêng mình.
Kết luận:
- Fibonacci chỉ ra những mức hỗ trợ và kháng cự giúp xác định rõ hơn mức tăng hoặc giảm
kế tiếp.
- Mức kháng cự sẽ trở thành mức hỗ trợ khi đường giá vượt lên mức kháng cự đó.
- Mức hỗ trợ sẽ trở thành mức kháng cự khi đường giá vượt xuống mức hỗ trợ đó.
- Chúng ta nên giao dịch hoặc xác định điểm chốt lãi/ cắt lỗ tại những mức hỗ trợ/ kháng cự
của Fibonacci.

2. Phương pháp PTKT bằng công cụ RSI (Chỉ số sức mạnh tương đối - Relative
Strength Index)
- Chỉ số RSI dùng để đo sức mạnh hoặc độ yếu tương đối của một loại chứng khoán khi nó tự
so sánh với chính nó trong một khoảng thời gian nhất định (thường dùng là 14 ngày). RSI là
một công cụ đo dao động (oscillator) có biên trên và biên dưới dao động 0-100. Đường trung
bình nằm giữa màu xám 50. Biểu đồ RSI có các đường chính đáng chú ý sau:
+ Đường 50 ở giữa, là một dấu hiệu nhận biết chứng khoán sắp tăng giá hay giảm giá. Nếu
đường RSI tăng vượt qua đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng
tăng giá (Bullish). Ngược lại, nếu đường RSI giảm xuống dưới đường này, đó là dấu hiệu giá
của loại chứng khoán đó có kỳ vọng giảm giá (Bearish).
Ở đây ta nhấn mạnh là kỳ vọng vì biểu đồ thể hiện quá khứ của cổ phiếu. Khi xác lập xu thế
mới sẽ làm cho các nhà đầu tư tin tưởng tăng (hoặc giảm).
+ Đường 70 phía trên được coi là ngưỡng lỗ mua (overbought) nghĩa là đã mua lỗ quá nhiều
so với mức cân bằng của thị trường. Khi đó, nhà đầu tư sẽ bán bớt ra để trở về mức cân bằng
làm cho giá giảm xuống. Thường khi đường RSI rớt xuống dưới ngưỡng 70, đó là dấu hiệu
giá chứng khoán đó sắp giảm.
+ Đường 30 ở dưới được coi là ngưỡng lỗ bán (oversold) nghĩa là lượng bán ra quá nhiều làm
giá giảm xuống thấp hơn so với giá cân bằng. Nhà đàu tư sẽ mua thêm để đẩy giá lên.
Thường khi đường RSI từ dưới lên và vượt ngưỡng 30, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó
sắp tăng.
- Nguyên tắc mở giao dịch:
+ BUY khi đường RSI cắt xuống dưới 30, hình thành đáy và sau đó quay lên cắt qua 30.
+ SELL khi đường RSI cắt lên trên 70, tạo thành đỉnh và sau đó quay xuống cắt qua 70.
- Ưu điểm: RSI là một công cụ rất tốt để dựa vào đó bạn có thể xác nhận tín hiệu mở giao
dịch của bất kỳ hệ thống giao dịch đơn giản hay phức tạp. RSI cho bạn tín hiệu mở giao dịch
tốt nhưng cơ hội giao dịch không thường xuyên.
- Khuyết điểm: cần phải quan sát theo dõi, vẫn có tín hiệu lỗi. Đề nghị sử dụng cùng các công
cụ khác như MFI, SMA, MACD, Volume…
3. Phương pháp PTKT bằng công cụ MFI (Chỉ số đo dòng tiền - Money Flow Index)
- Chỉ Số đo dòng tiền MFI - Money Flow Index là chỉ báo kỹ thuật dùng để đo sức mạnh của
dòng tiền ra vào của một chứng khoán trong giai đoạn phân tích. Nói nôm na là cổ phiếu
(chứng khoán đó còn được ưu thích trong giai đoạn phân tích hay không). MFI liên quan chặt
chẽ với RSI nhưng RSI liên quan đế với giá chứng khoán, còn MFI liên quan đến khối lượng
(theo cách tính).
- MFI cũng chỉ ra sự phân kỳ giữa chỉ số và biến đổi về giá. Khi giá có xu hướng đi lên cao
và MFI có xu hướng đi xuống thấp (hoặc ngược lại), thì khả năng đảo chiều có thể xảy ra.
- Nguyên tắc mở giao dịch:
+ BUY khi MFI ở dưới 20 điểm hoặc khi MFI có dấu hiệu đi lên đối với các nhà lướt sóng
ngắn hạn.
+ SELL khi MFI ở trên 80 điểm hoặc khi MFI có tín hiệu đi xuống đối với các nhà lướt sóng
ngắn hạn.
- Ưu điểm: MFI là một công cụ rất tốt để dựa vào đó bạn có thể xác nhận tín hiệu mở giao
dịch của bất kỳ hệ thống giao dịch đơn giản hay phức tạp. MFI cho bạn tín hiệu mở giao dịch
tốt nhưng cơ hội giao dịch không thường xuyên.
- Khuyết điểm: cần phải quan sát theo dõi, vẫn có tín hiệu lỗi. Đề nghị sử dụng cùng các công
cụ khác như RSI, SMA, MACD, Volume…
4. Xu hướng, các tín hiệu chỉ báo, độ mạnh yếu của chỉ báo
- Fibonacci : Các ngưỡng quan trọng có thể cho bạn xác suất thành công cao hơn với các dự
đoán, tuy nhiên cũng như những chỉ báo khác, Fibonacci không phải lúc nào cũng đúng. Việc
lựa chọn khung thời gian, đỉnh và đáy để vẽ Fibonacci cũng không phải đơn giản, mỗi người
sẽ có một góc nhìn khác nhau, quan điểm phân tích khác nhau.
- RSI, MFI: cần phải quan sát theo dõi, vẫn có tín hiệu lỗi. Đề nghị sử dụng cùng các công cụ
khác như SMA, MACD, Volume…

5. Áp dụng thực tế
- Fibonacci: Cách vẽ Fibonacci thủ công trên Cophieu6868. Áp dụng HTM cho ngưỡng 15 và
13.2.
- RSI: PWA xu hướng tăng
- MFI: NNG xu hướng giảm
- Bài tập: Tìm một CP bất kỳ có tín hiệu đảo chiều tăng giá/ giảm giá khi gặp phải các
ngưỡng hỗ trợ/ kháng cự theo Fibonacci và thời gian yêu cầu là xảy ra trong vòng 1 tuần gần
nhất.

You might also like