You are on page 1of 11

Buổi 10

1. Các chiêu thức làm giá của đội lái - Phần 4: "Chiêu thức đăng ký mua vào, bán
ra khối lượng lớn của ban lãnh đạo để làm giá cổ phiếu - Họ gà hay chúng ta gà???"
- Trước tiên tôi xinh nhấn mạnh là tất cả các CP, không kể lớn bé, không kể cơ bản hay đầu
cơ... khi có sóng tăng thì đều có đội lái đứng sau điều tiết.
- Như anh em đã biết, việc BLD hay các cổ đông lớn đăng ký mua vào hay bán ra CP với
khối lượng lớn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến giá CP trong ngắn hạn. Nếu là đăng ký mua thì
thường giá CP sẽ tăng mạnh một vài phiên sau khi công bố đăng ký mua. Và ngược lại là giá
CP sẽ giảm trong trường hợp đăng ký bán.
- Trên TTCK, đa số việc mua vào hay bán ra của BLD hay cổ đông lớn đều là bình thường và
diễn ra bình thường dựa trên nhu cầu mua bán thực sự của người đăng ký. Tuy nhiên, có rất
nhiều doanh nghiệp, BLD, nhà đầu tư lớn dựa vào việc mua bán này để làm giá CP. Trên
phương diện phân tích, tôi chỉ đi sâu vào các mua bán có mùi.
- Như tôi đã đề cập và phân tích ở phần 1, đa số các lãnh đạo kiểu lái và đội lái đều có rất
nhiều tài khoản vệ tinh. Và việc đăng ký mua vào ở vùng đỉnh hay bán ra ở vùng đáy thì tôi
đã nói rõ ở phần 1. Vấn đề là có rất nhiều trường hợp khi CP chỉnh mạnh về mức đáy thì
BLD hay cổ đông lớn (gọi chung là BLD) đăng ký mua vào hoặc khi CP tăng mạnh đến mức
đỉnh thì BLD đăng ký bán ra. Vẫn biết là khi đăng ký mua vào khối lượng lớn thì sau khi
công bố, giá CP sẽ tăng rất mạnh (nguyên nhân tăng là do cầu thực của một số nhà đầu tư non
trẻ và do cầu ảo của lái), và việc mua vào theo thời gian sau đó sẽ bất lợi vì giá CP đã tăng
mạnh. Trường hợp đăng ký bán ra cũng tương tự khi giá CP bị giảm mạnh. Câu hỏi là tại sao
bất lợi như vậy mà BLD vẫn làm, liệu BLD có đủ thông minh mà làm vậy không? Tôi xin
thưa là họ hơn ta mấy cái đầu, họ có thông tin nội bộ, họ được hậu thuẫn bởi một số thế lực
ngầm, họ được đội lái giúp đỡ nên họ chả ngu đâu. Thời gian đăng ký mua bán thực chất chỉ
là vấn đề hợp thức hóa và để chuyển nhượng phần CP đã được mua gom từ trước ngày đăng
ký với mức giá đẹp ở các tài khoản vệ tinh về tài khoản chính của BLD mà thôi. Đó chính là
các giao dịch thỏa thuận. Chính vì vậy mà khi BLD đăng ký mua bán, bao giờ cũng gắn liền
với phương thức mua bán bằng khớp lệnh và thỏa thuận chứ không bao giờ có chuyện
phương thức mua bán chỉ có khớp lệnh mà không có thỏa thuận. Với kiểu mua bán này của
BLD, mục đích chính chỉ có thể là BLD lướt sóng CP kiếm lời.
- Khi BLD lên kế hoạch mua CP, thông thường họ sẽ liên kết với lái để đánh xuống CP đến
mức đáy, sau đó họ dùng các tk vệ tinh (cả tk vệ tinh của lái) để mua dần CP ở mức đáy. Giai
đoạn gom hàng này của lái thường chúng ta hay gọi là giai đoạn sideway tích lũy. Sau khi
gom đủ lượng, BLD lập tức công bố thông tin đăng ký mua vào. Việc thỏa thuận để chuyển
lượng CP gom giá rẻ từ các tk vệ tinh về tk chính của BLD được thực hiện trong khoảng thời
gian đã đăng ký. Tuy nhiên đa số BLD sẽ chỉ chuyển nhận nhượng một phần và sẽ thông báo
là không mua đủ lượng CP đã đăng ký với lý do này nọ. Thực tế là một phần CP đã gom ở
các tk vệ tinh sẽ được chốt lãi ở các phiên mà giá CP tăng mạnh do tin mua vào.
Việc đăng ký bán CP của BLD cũng có trình tự như việc mua nhưng ngược lại về xu hướng
giá.
- Tóm lại là chúng ta không thể biết được lượng CP thực tế mà BLD của các doanh nghiệp có
mùi đang nắm giữ là bao nhiêu, tất cả chỉ là ảo mà thôi. Tỷ lện nắm giữ được công bố trên
các kênh thông tin đại chúng chỉ là cái vỏ, và khi mua vào chưa chắc số CP thực tế của họ sẽ
tăng cũng như khi bán ra thi chưa chắc số CP của họ đã giảm. Tất cả chỉ là chiêu trò của
BLD, của lái nhằm mục đích lừa đảo nhỏ lẻ để truộc lợi. Ví dụ với ART, tỷ lệ CP nắm giữ
được công bố của anh Quyết là rất thấp nhưng anh vẫn là người cầm cái.
- Tôi xin lấy một ví dụ thực tế để chứng minh là nếu anh em nào đã từng theo dõi mã KLF thì
đều biết đến thương vụ lướt sóng của đội Liên Thành. Liên Thành liên tục đăng ký mua vào
bán ra KLF với khối lượng lớn để tạo sóng kiếm lời trong khoảng thời gian từ tháng 12/2016
đến đầu năm 2018. Khi đó KLF liên tục có sóng, tăng mạnh từ 2 lên 6 rồi lại giảm về 2.
- Ví dụ với cổ phiếu NED: hai nhà đầu tư đăng ký mua vào bán ra lô lớn trong cùng khoảng
thời gian.
https://s.cafef.vn/ned-372120/ned-ong-tran-van-huyen-chu-tich-hdqt-dang-ky-mua-4050000-
cp.chn
https://s.cafef.vn/ned-375983/ned-ctcp-song-da-hoang-long-dang-ky-ban-4050000-cp.chn

2. Các chiêu thức làm giá của đội lái - Phần 5: “Câu chuyện phát hành riêng lẻ của một
số doanh nghiệp niêm yết - Họ gà hay chúng ta gà???”
Như chúng ta đã biết, có rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương án phát hành riêng lẻ
(PHRL) để tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên câu chuyện đằng sau việc PHRL là gì, mục đích thực
sự của PHRL liệu có phải là do doanh nghiệp muốn tăng vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh
hay vì mục đích khác? Hôm nay tôi xin mổ xẻ việc PHRL của một số doanh nghiệp để anh
em hiểu rõ hơn về câu chuyện này.
- Trước tiên, tôi khẳng định việc PHRL của một số doanh nghiệp làm thật ăn thật là rất tốt,
lợi cả đôi đường. Doanh nghiệp vừa lựa chọn được cổ đông chiến lược tin cậy, vừa tăng vốn
thành công để mở rộng sản xuất kinh doanh. Cổ đông chiến lược thì chọn lựa được doanh
nghiệp đảm bảo, làm ăn hiệu quả, giúp cho khoản vốn đầu tư sinh lời.
- Tôi chỉ đề cập đến câu chuyện PHRL của một số doanh nghiệp làm giả ăn thật, điền hình
như C69, MBG, CCL, KSH… và còn nhiều doanh nghiệp như vậy. Đặc điểm của các doanh
nghiệp này thường là làm ăn bết bát, vốn điều lệ tăng liên tục nhưng kết quả kinh doanh lại
lẹt đẹt, BLĐ có tiền sử làm giá chính CP của doanh nghiệp mình nhằm mục đích kiếm lời,
doanh nghiệp không minh bạch, có tiền sử dính phốt, thị giá CP ở mức thấp dưới mệnh giá…
1. Nội dung PHRL: tăng vốn ảo để gia tăng lượng CP nắm giữ. Thực chất vốn điều lệ tăng
nhưng tiền thật phục vụ sản xuất kinh doanh thì không tăng.
2. Mục đích việc PHRL: để bán lượng CP PHRL ra bên ngoài qua kênh mua bán trực tiếp
trên sàn giao dịch nhằm kiếm tiền hợp pháp.
3. Cách thức thực hiện:
+ Đối tượng PHRL là người thân của Ban lãnh đạo (BLĐ) như người nhà, bạn bè, bạn làm
ăn… nhưng chỉ đứng tên, còn BLĐ thực chất mới là người quản lý và sở hữu lượng CP
PHRL này.
+ Đội lái: chính là Ban lãnh đạo kết hợp với một đội lái bên ngoài (có thể đội lái thuộc một
công ty CK nào đó), gọi chung là đội lái.
+ Thông thường, CP PHRL sẽ bị hạn chế giao dịch trong vòng 1 năm kể từ ngày phát hành.
Do đó, để bán được, đội lái cần chờ đến thời điểm khoảng sau 1 năm mới hành động (có thể
sớm hơn chút hoặc muộn hơn vài tháng).
+ Như chúng ta đã biết, BLĐ nhờ người một số thân đứng ra đăng ký mua hết lượng CP
PHRL, số tiền mua sẽ được BLĐ chuyển cho những người thân này để nộp cho doanh nghiệp
theo kênh chính thống để xác nhận việc đã nộp tiền mua CP PHRL. Sau đó số tiền này sẽ
được chuyển ngược lại cho BLĐ qua các kênh như ủy thác đầu tư, làm tăng khoản trả trước
cho bên bán, làm tăng khoản phải thu khách hàng, làm tăng giá trị lượng hàng tồn kho… (so
sánh BCTC quý 2/2018 và quý 3/2018 của CCL thấy phần phải thu khách hàng và trả trước
cho người bán tăng đột biến, ứng với thời gian PHRL vào đầu quý 2/2018). Như vậy việc
PHRL đã thành công, lượng CP PHRL đã được BLĐ mua với giá 0 đồng.
+ Sau khoảng thời gian hợp lý, đội lái sẽ dùng nghiệp vụ của mình (các bạn xem lại bài viết
của tôi về các chiêu thức làm giá của đội lái) để đánh dần mức giá CP lên mức kế hoạch (mức
này thường cao hơn rất nhiều lần mệnh giá).
+ Khi đạt mức giá kế hoạch, đội lái sẽ dùng các chiêu thức để thả thính nhà đầu tư nhỏ lẻ như
quay tay tạo thanh khoản, đăng ký mua vào lượng lớn, phân phối đẩy giá trần, kê lệnh đỡ
giá… và sẽ dần dần bán ra lượng CP PHRL. Để dễ dàng phân phối hàng ra bên ngoài, trong
giai đoạn này, BLĐ doanh nghiệp sẽ vẽ ra các kế hoạch này nọ, triển vọng này nọ hay mông
má BCTC để có kết quả kinh doanh đột biến (ví dụ như kiểu mông má BCTC đột biến của
SRA) hoặc sẽ ra nhiều tin tốt hỗ trợ. Vậy là nhỏ lẻ sẽ sập bẫy đội lái khi tranh nhau mua vào
lượng CP giấy bằng tiền thật.
+ Ở cuối chu kỳ phân phối CP PHRL, đội lái sẽ sử dụng chiêu thức phân phối giá trần, phân
phối giá sàn, kê lệnh đỡ giá… để bán nốt lượng CP còn lại. Sau đó đội lái sẽ buông và giá CP
sẽ xuống dốc không phanh.
4. Kết luận:
+ Anh em nào đủ giỏi có thể mua vào từ khi đội lái bắt đầu đẩy giá và giữ cho đến giai đoạn
đội lái bắt đầu phân phối hàng ra bên ngoài mới chốt lãi thì sẽ ăn đủ, có thể lãi gấp vài lần. Ví
dụ MBG mua vào tầm 5.0 và chốt lãi trên 30, CCL mua vào tầm 3.0 đến 4.0 và chốt lãi trên
10. Tuy nhiên để làm được điều này đòi hỏi anh em phải cực kỳ kinh nghiệm, hiểu được cách
chơi của lái và chấp nhận rủi ro, xác định chịu lỗ cao… mới nên chơi.
+ Anh em nào không đủ giỏi thì xin đứng ngoài hoặc chỉ nên men theo sóng ăn từng đoạn
cho an toàn.
+ Tuyệt đối không bị lừa nhẩy vào mua ở mức giá cao chót vót trong gai đoạn lái phân phối
hàng (thường là giai đoạn CP có thanh khoản rất cao, giá CP trần sàn liên tục, doanh nghiệp
ra nhiều tin tốt, BLĐ hay cổ đông lớn đăng ký mua lô lớn…). Bởi vì giai đoạn này kiếm ăn sẽ
rất khó, vào ra không đúng nhịp mà dính phải nhịp giảm không phanh thì xác định luôn rồi.
5. Áp dụng để chơi CP có câu chuyện PHRL:
+ Cách chơi với dạng CP có câu chuyện PHRL: chúng ta theo dõi tất cả các mã có kế hoạch
PHRL, tạo một list theo dõi riêng, nhớ ghi rõ ngày PHRL. Sau khoảng thời gian tầm 8 tháng
kể từ ngày PHRL, chúng ta bắt đầu theo dõi CP đó, nếu thấy có hiện tượng đẩy giá thì sẽ mua
vào từ đầu chân sóng. Sau đó nắm giữ để xem game đẩy giá ra sao. Nếu ổn thì giữ lại tầm vài
tháng cho đến khi có dấu hiệu lái phân phối thì chốt, hoặc khi đạt mức giá kỳ vọng thì chốt
cho an toàn. Nếu game đẩy giá không ổn thì coi như chơi lướt với CP đó, chốt lãi, cắt lỗ như
bình thường.
+ Cách chơi này thực sự là liều ăn nhiều và đòi hỏi người chơi phải đủ bản lĩnh, phải có cái
đầu lạnh để giữ hàng vì trong giai đoạn đẩy giá, sẽ có vài đoạn CP sẽ bị giảm mạnh do lực
bán chốt lãi. Nếu không có cái đầu lạnh, người chơi sẽ bán ra chốt lãi ở những đoạn chỉnh
mạnh này để đảm bảo phần lãi và như vậy người chơi sẽ mất hàng và sẽ không dám mua lại
CP đó để nắm giữ.
+ Không khuyến khích anh em chơi loại CP kiểu này. Hãy tránh xa CP giấy, họ luôn là người
chiến thắng với bất kỳ giá bán nào còn chúng là chỉ là gà mà thôi.
+ Hiện tại danh mục theo dõi có các mã sau: MST, ILA và ORS.
3. Các chiêu thức làm giá của đội lái - Phần 6: "Lái vẽ chart theo các chỉ báo phân tích
kỹ thuật để nhỏ lẻ mua bán - Họ gà hay chúng ta gà???"
- Như chúng ta đều biết, TTCK Việt Nam hiện tại có quy mô lớn hơn và đã chuyên nghiệp
hơn rất nhiều lần so với những năm 2010 trở về trước. Và để thích nghi với sự phát triển
mạnh mẽ của TTCK, đa số các nhà đầu tư đều đã chuyên nghiệp hơn so với trước. Các nhà
đầu tư đã cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức để không bị tụt hậu so với thực tế. Và đại đa số
các nhà đầu tư đều đã tìm hiểu, nghiên cứ các phương pháp PTKT và sử dụng chúng trong
qua trình chọn lựa và mua bán cổ phiếu. Do đó công cụ PTKT là thước đo để các nhà đầu tư
hướng tới và tuân thủ theo.
- Nắm bắt được thực tế trên, đội lái sẽ sử dụng chính công cụ PTKT để làm mồi nhử dụ nhà
đầu tư nhỏ lẻ rơi vào bẫy của họ.
- Các bạn nên nhớ là đội lái thường có trình độ giỏi hơn rất nhiều so với nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Họ thậm chí có cả một đội chuyên về nghiên cứu và phát triển hệ thống PTKT đồng thời
nghiên cứu sự lệ thuộc của các nhà đầu tư nhỏ lẻ với các chỉ báo PTKT. Do đó họ biết khi
nào phải tạo ra chỉ báo kỹ thuật gì để nhà đầu tư nhỏ lẻ xác nhận các chỉ báo đó và sẽ quyết
định mua bán theo chỉ báo. Và dựa vào đó, đội lái sẽ tương kế tựu kế để té nước theo mưa thu
lợi. Còn nhà đầu tư nhỏ lẻ thiếu kinh nghiệm sẽ bị thua thiệt cho dù đã tuân thủ đúng các chỉ
báo kỹ thuật.
- Khi đội lái muốn gom hàng trong nhịp chỉnh trước khi tiếp tục xu hướng tăng mạnh tiếp
theo, họ sẽ thao túng mức giá và thanh khoản trong một vài phiên để các chỉ báo kỹ thuật cho
tín hiệu tiêu cực như phá vỡ ngưỡng hỗ trợ, break giảm giá khỏi trendline hỗ trợ, RSI cắt
xuống dưới đường 70, mức giá cắt xuống dưới SMA20, đường MACD cắt đường tín hiệu từ
trên xuống… Sau khi xác nhận các tín hiệu xấu đó, nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm sẽ đua nhau
bán chốt lãi hoặc cắt lỗ ồ ạt. Và việc còn lại của đội lái là kết hợp đè giá bên trên để canh mua
hàng Sale off. Sau khi mua đủ lượng, đội lái sẽ đánh thốc lên theo đúng ý đồ. Như vậy nhỏ lẻ
đã bị bán hớ cho lái.
- Ngược lại, khi đội lái muốn xả hàng, họ làm ngược lại với cách thức gom hàng, cũng thao
túng để tạo tín hiệu tích cực cho các chỉ báo kỹ thuật. Và tương tự, sau khi xác nhận tín hiệu,
nhỏ lẻ thiếu kinh nghiệm lại đua nhau tranh mua ở mức giá cao. Việc còn lại của đội lái là xả
dần hàng vào đầu nhỏ lẻ.
- Hình thức phổ biến mà đội lái hay sử dụng nhất là: Break tăng giả, break giảm giả, phá vỡ
ngưỡng hỗ trợ, phá vỡ ngưỡng kháng cự.

Break giả
- Đội lái cũng sử dụng cách làm sai lệch các mô hình chuẩn như mô hình hai đáy, mô hình
hai đỉnh, vai đầu vai để nhà đầu tư không thể xác nhận được mô hình và sẽ không tuân thủ
mô hình. Ví dụ làm đỉnh sau cao hơn đỉnh trước với mô hình hai đỉnh; với mô hình vai đầu
vai thì mức giá giảm của vai thứ hai khi chạm đường neckline sẽ đảo chiều giả; nhưng sau đó
nhịp giảm sẽ vẫn tiếp tục sau khi lái hoàn thành sứ mệnh thoát hết hàng.

Mô hình hai đỉnh sai lệch


- Ngoài ra đội lái còn xác định được các mức cắt lỗ của đa số nhỏ lẻ và sẽ cố tình tác động để
mức giá giảm quá mức cắt lỗ dẫn đến nhỏ lẻ phải kích hoạt điểm cắt lỗ.
Tôi lấy ví dụ về mã HTM. Trong nhịp giảm về đầu 13, đội lái có thể đã biết mức cắt lỗ của đa
số nhỏ lẻ là quanh 15 (Fibo 50% sau nhịp tăng mạnh), 13.5 (Fibo 61.8%) nên đã đạp giá
thủng mức 15, về đầu 14 trong phiên Washout đầu tiên và tiếp tục đạp thủng mức 13.5 về đầu
13 trong phiên Washout thứ hai. Mục đích của lái là để gom hàng giá rẻ. Sau hai phiên
Washout đó thì HTM đã được đẩy lên mạnh mẽ.
Sau khi đẩy giá tăng mạnh đến mức 16.8 (Fibo 38.2% sau nhịp giảm mạnh), lái đã tạo phiên
break giả khỏi ngưỡng kháng cự 38.2% để phân phối hàng ở mức giá trên 16.8. Sau khi phân
phối xong hàng, lái buông và HTM giảm mạnh liên tiếp ba phiên với ba cây nến đỏ thân dài
và mức giá lại quay trở lại dưới mức kháng cự 38.2%. Và HTM tiếp tục nhịp giảm về đến đầu
15 trong phiên 24/10/2019.

Các cách phòng tránh:


- Chúng ta nên sử dụng nhiều công cụ PTKT khác để xác định độ tin cậy của tín hiệu. Khi đa
số các công cụ PTKT đều xác nhận tín hiệu giống nhau thì đó là tín hiệu có độ tin cậy cao.
- Nên tham khảo các yếu tố ngoài PTKT như PTCB, tâm lý thị trường, đánh giá tin tức tác
động và quan trọng nhất là cảm giác. Những điều này có thể đưa đến cho bạn các gợi ý
những gì sẽ xảy ra trong tương lai gần.
- Nên tuân thủ theo xu hướng chung của thị trường, không nên đi ngược lại xu hướng chung.
- Luôn tuân thủ kỷ luật đầu tư, xác định các điểm cắt lỗ, chốt lãi hợp lý.
- Không chạy theo tâm lý đám đông, luôn giữ cho bản thân cái đầu lạnh. Hãy quyết định mua
bán theo lý trí, không để tâm lý chi phối.

4. Diễn biến tâm lý đám đông áp dụng theo sóng Elliott


- Nguyên lý sóng Elliott thừa nhận tâm lý đầu tư tập thể, hoặc tâm lý đám đông, di chuyển
giữa lạc quan và bi quan theo các trình tự tự nhiên. Những thay đổi tâm trạng này tạo ra các
hình mẫu được chứng minh trong các biến động giá của các thị trường ở mọi cấp độ xu
hướng hoặc quy mô thời gian.
- Trong mô hình của Elliott, mức giá thay thế giữa một giai đoạn tăng giá hay giai đoạn "vận
động", và một giai đoạn điều chỉnh trên tất cả các quy mô thời gian của xu hướng. Các sóng
tăng giá luôn được chia nhỏ thành một tập hợp gồm 5 sóng cấp độ thấp hơn, xen kẽ giữa vận
động và điều chỉnh, do đó sóng 1, 3, và 5 là thúc đẩy, và sóng 2 và 4 là các thoái lui nhỏ hơn
của sóng 1 và 3. Các sóng điều chỉnh được chia nhỏ thành 3 sóng cấp độ nhỏ hơn bắt đầu với
một xung xu hướng trái ngược sóng 5, một thoái lui, và một xung trái ngược khác.
- Trong một thị trường xu hướng chủ đạo là đi xuống, hình mẫu bị đảo ngược, năm sóng
xuống và ba sóng lên. Các sóng vận động luôn luôn di chuyển với xu hướng, trong khi các
sóng điều chỉnh di chuyển chống lại nó.
Các đặc tính của sóng Elliott theo tâm lý đám đông:
Sóng 1: Sóng tăng trong nghi ngờ, chưa mấy ai quan tâm và vẫn cho rằng xu hướng
giảm chưa kết thúc.
Sóng một hiếm khi rõ ràng ngay từ đầu của nó. Khi sóng đầu tiên của một quá trình tăng giá
mới bắt đầu, những tin tức cơ bản là hầu như tiêu cực. Xu hướng trước đó được coi là vẫn
còn hiệu lực mạnh mẽ. Một số nhà đầu tư mạo hiểm nhẩy vào bắt đáy dẫn đến khối lượng có
thể tăng một chút khi giá tăng lên, nhưng không đủ để cảnh báo cho việc đảo chiều xu hướng.
Sóng 2: Sóng điều chỉnh do một số nhà đầu tư bị kẹt hàng hay đã thăm dò bắt đáy vội
bán ra chốt lãi/ cắt lỗ do vẫn lo sợ xu hướng giảm ban đầu chưa kết thúc và sóng tăng
vừa rồi chỉ là cú bull giả.
Sóng 2 điều chỉnh sóng 1, nhưng không bao giờ có thể mở rộng vượt ra ngoài điểm khởi đầu
của sóng 1. Thông thường, tin tức vẫn còn xấu. Khi giá kiểm tra lại mức thấp trước đây thì
cảm tính lo sợ xu hướng giảm lại nhanh chóng được xây dựng, và "đám đông" đều tin rằng
xu hướng giảm giá vẫn còn ở thế rất vững chắc. Tuy nhiên, một số dấu hiệu tích cực xuất
hiện cho những người đang tìm kiếm: khối lượng thấp trong sóng 2 hơn trong sóng 1, giá
thường không thoái lui hơn 61,8% (xem phần Fibonacci) phần đạt được của sóng 1, và giá sẽ
rơi trong một hình mẫu ba sóng.
Sóng 3: Sóng tăng mạnh do các nhà đầu tư dần xác định ra xu hướng tăng giá và bắt
đầu nhẩy vào mua bằng được. Điều này dẫn đến các chỉ báo kỹ thuật đều xác nhận xu
hướng tăng giá và lại kéo theo nhiều nhà đầu tư khác nhẩy vào mua mạnh.
Sóng 3 thường là sóng lớn nhất và mạnh nhất trong một xu hướng (mặc dù một số nghiên cứu
cho thấy rằng trong các thị trường hàng hóa, sóng 5 là lớn nhất). Các tin tức tác động bây giờ
là tích cực và các nhà phân tích bắt đầu tính toán để nâng cao mục tiêu. Giá tăng một cách
nhanh chóng, các nhịp điều chỉnh thời gian ngắn và nông. Cảm giác lỡ tầu và chậm ngày nào
mất lãi ngày đó lan truyền đến rất nhiều nhà đầu tư. Khi sóng 3 bắt đầu, tin tức có lẽ vẫn còn
khá xấu, và hầu hết người chơi trên thị trường vẫn còn e ngại. Nhưng đến điểm giữa của sóng
3, "đám đông" sẽ quyết liệt tham gia mua vào dẫn đến càng cuối sóng 3 thì biên độ tăng càng
nóng với thanh khoản tăng vọt. Sóng 3 thường mở rộng sóng 1 theo tỷ lệ 1.618:1.
Sóng 4: Sóng điều chỉnh rõ ràng do đa số các nhà đầu tư đã đạt kỳ vọng lợi nhuận và
quyết định chốt lãi.
Sóng 4 thường điều chỉnh một cách rõ ràng. Mức giá có thể giảm theo kiểu zigzag một thời
gian dài. Và sóng 4 thường thoái lui ít hơn 38.2% của sóng 3. Khối lượng giao dịch thường
thấp hơn so với sóng 3. Đây cơ hội tốt để mua lại nếu bạn hiểu được tiềm năng phía trước của
sóng 5.
Sóng 5: Sóng tăng cuối cùng khi mà tất cả mọi nhà đầu tư đều quan tâm, bàn tán đến
CP đó và đều xuống tiền để mua vào với kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng giá mạnh.
Sóng 5 là sóng tăng cuối cùng của xu hướng tăng giá. Tin tức là hầu như tích cực và tất cả
mọi người đều cho là tăng giá. Thật không may, đây là thời điểm nhiều nhà đầu tư mua vào ở
những phiên cuối cùng, ngay trước đỉnh. Khối lượng trong sóng 5 thường thấp hơn trong
sóng 3, và nhiều chỉ số đã bắt đầu cho thấy sự phân kỳ (giá đạt đến một mức cao mới nhưng
các chỉ số không đạt được một đỉnh cao mới). Vào thời điểm cuối của một thị trường tăng
giá, tâm lý lo ngại đảo chiều giảm giá tăng dần lên.
Sóng A: Sóng điều chỉnh do phân phối đỉnh và chốt lãi, cắt lỗ của nhà đầu tư.
Khi thị trường tạo đỉnh, các nhà đầu tư có lãi quyết định bán hết để chốt lãi vì lo sợ nhịp
chỉnh giảm. Và do đó nhịp chỉnh giảm xuất hiện. Một số nhà đầu tư mua vào muộn ở mức
đỉnh thấy chỉnh giảm lo ngại và cắt lỗ khi thấy giá tiếp tục giảm.
Sóng B: Sóng hồi phục sau sóng giảm đầu tiên do một số nhà đầu tư đã chốt lãi vùng
đỉnh quay trở lại bắt đáy.
Giai đoạn này tin tức không còn được tốt nhưng chưa đến nỗi xấu và nhà đầu tư bắt đáy vẫn
hy vọng mức giá sẽ hồi phục vượt mức đỉnh vừa tạo ra ở sóng 5.
Sóng C: Sóng giảm thực sự do sóng hồi không đủ khỏe, lực mua dần cạn kiệt, lực bán
cắt lỗ tăng lên.
Khi lực mua cạn kiệt kết hợp thông tin xấu dần xuất hiện, mức giá không thể chạm đến đỉnh
cũ và quay đầu giảm mạnh. Khi mô hình 2 đáy dần hình thành, các nhà đầu tư đua nhau cắt lỗ
dẫn đến sóng giảm C càng mạnh. Sóng C ít nhất là lớn như sóng A và thường mở rộng đến
1,618 lần sóng A hoặc lớn hơn.

5. Áp dụng thực tế - Các thủ thuật đặt lệnh trên sàn chứng khoán
1/ Bán cổ phiếu với giá sàn để tạo tâm lý hoảng loạn. Đây là cái bẫy hiệu quả nhất đối với
những "tay mơ".
- Một số nhà đầu tư nhận định cổ phiếu A rất tốt và họ muốn mua thêm cổ phiếu A giá rẻ nên
đã chủ động bán ào ạt 1 lượng lớn cổ phiếu A với giá sàn ở một tài khoản. Thấy vậy, những
người thiếu kinh nghiệm nghĩ là cổ phiếu đó hay công ty đó có tin xấu và họ liền bán đổ bán
tháo theo giá sàn.
- Trong khi đó, những nhà đầu tư bán lúc đầu lại dùng tài khoản nào đó mua lại cổ phiếu của
mình và mua thêm cổ phiếu của những người mới bán ra với giá rẻ.
2/ Mua giá trần tạo tâm lý hưng phấn: ngược lại kỹ xảo 1.
- Một số nhà đầu tư nhận định cổ phiếu A đang xuống dốc, muốn bán cổ phiếu đang có với
giá cao nên chủ động mua ào ạt giá trần cổ phiếu A ở một tài khoản. Nhiều người nghĩ chắc
là có tin tốt nên người ta mới dám mua như thế và đặt mua theo giá trần. Khi đó, nhà đầu tư
ban đầu lại dùng tài khoản khác bán dần ra cổ phiếu đó ở giá cao, số lượng lớn hơn số lượng
mua vào ở tài khoản trước.
- Vài hôm sau họ ngừng "diễn", giá cổ phiếu đứng và xuống khiến cho ai mua theo thì bị thiệt
thòi.
- Tuy nhiên có những phiên có 2 hiện tượng trên nhưng bản chất không phải là kỹ xảo mà do
tác động của thông tin thật.
- Để phân biệt khi nào là kỹ xảo khi nào là thật phải có bản lĩnh. Vì thế nhiều người đầu cơ
ngắn hạn, lại thiếu kinh nghiệm nên bị lỗ nặng vì các kỹ xảo trên.
3/ Bán chặn giá trên
- Cách này cũng là để mua rẻ nhưng nhẹ hơn cách 1. Theo đó, họ muốn mua rẻ nhưng biết
dùng đòn thứ nhất lúc này là vô lý nên bán ra số lượng rất lớn ngay từ đầu giờ ở giá tham
chiếu chẳng hạn. Trong khi đó bên mua của họ chỉ đặt số lượng vừa phải giá dưới tham
chiếu. Thế là ai muốn bán phải tranh bán dưới giá tham chiếu và vào bẫy của đại gia.
4/ Mua chặn giá dưới
- Cách này cũng là để bán rẻ nhưng nhẹ hơn cách 2. Bằng cách ngay từ đầu giờ họ đặt mua số
lượng lớn ở giá tham chiếu và đặt bán số lượng nhỏ ở giá cao hơn tham chiếu. Thấy bán ít ,
nhiều người đặt mua giá cao để mua bằng được và cũng vào bẫy. Tuy vậy, nếu có nhà đầu tư
nào chơi lại họ thì việc làm này cũng mất tác dụng.
5/ Mua theo kiểu rải đinh
- Kỹ xảo này để bịt mắt "đối thủ". Tâm lý người mua đều muốn mua giá tốt chứ không muốn
mua trần. Đặt 3 lệnh ở 3 mức giá cao nhất, mỗi lệnh chỉ mua một lô, chẳng hạn một lô 24; 1
lô 24.1 và một lô 24.3.
- Khi đó toàn bộ các lệnh mua bị che hết vì bảng điện tử chỉ cho phép hiện 3 mức giá mua
cao nhất. Sau khi lệnh mua bị che là cuộc đấu trí giữa các "thợ săn". Điều thú vị là có khi
phần thắng lại thuộc về người không chủ động rải đinh.
6/ Bán theo kiểu rải đinh
- Ngược lại với rải đinh mua, đặt bán ở 3 mức giá sàn thấp nhất như bán 1 lô 32.2, 1 lô 32.3,
1 lô 32.4. Các "thợ săn" đều dùng mẹo này để bán được giá tốt chứ không muốn bán giá sàn.
- Tuy nhiên, khi có ai đó tức khí mà mua ngay giá trần và bán ngay giá sàn thì kỹ xảo thứ
năm và thứ sáu mất tác dụng.
7/ Rải đinh để khớp mua giá thấp
- Khi thị trường không nóng thì kỹ xảo này rất có tác dụng.
- Kỹ xảo này có đặc điểm là không nên đặt mua tất cả ở một mức giá mà rải ra ở vài mức giá.
Đây là sự lợi dụng nguyên tắc so sánh các số lệnh để khớp lệnh ở mức giá gần nhất.
- Kỹ xảo này còn một cách nữa là đặt mua từ nhiều mức giá để nhỡ ra bên bán có mức giá đó
là dính đinh mua. Nhiều lần khớp lệnh giá 37.2 chẳng hạn là dư bán 36.7, nếu có đinh 36.7
bên mua thì người mua rẻ được 500 đồng.

You might also like