You are on page 1of 11

1.

ĐỌC HIỂU BẢNG GIÁ CHỨNG KHOÁN:


1.1 Thông tin giao dịch của mã chứng khoán

 Mã CK (mã chứng khoán): mỗi công ty niêm


yết trên sàn được Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước cấp cho một mã riêng, thường là tên viết
tắt của công ty đó.
 Giá T.C (tham chiếu): Là giá đóng cửa của phiên trước đó (áp dụng cho sàn
HOSE và sàn HNX). Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để xác định giá trần và
giá sàn. Đối với sàn UpCom, giá tham chiếu được tính là giá trung bình của
phiên giao dịch liền trước. Giá tham chiếu có màu vàng.
 Giá Trần: Là mức giá cao nhất của 1 cổ phiếu trong mỗi phiên giao dịch có thể
đạt được. Với sàn HOSE, giá trần là tăng 7% so với giá tham chiếu. Với sàn
HNX, giá trần là tăng 10% so với giá tham chiếu ngày hôm đó. Với sàn
UpCom, giá trần là tăng 15% so với giá bình quân của phiên giao dịch liền
trước. Giá trần có màu tím.
 Giá Sàn: Là mức giá thấp nhất của một cổ phiếu trong mỗi phiên giao dịch có
thể đạt được. Với sàn HOSE, giá sàn là giá giảm 7% so với giá tham chiếu. Với
sàn HNX, giá sàn là giảm 10% so với giá tham chiếu. Với sàn UpCom, giá sàn
là giảm 15% so với giá trung bình của phiên giao dịch trước đó. Giá sàn có màu
xanh lơ.

 Bên mua (hay còn gọi là Dư mua - Chờ mua): Gồm 3 cột chờ mua bao gồm giá
mua và khối lượng mua được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Giá mua cao nhất ở
gần cột Khớp lệnh nhất (Giá 1 + KL1) và giá mua thấp nhất ở xa cột Khớp lệnh
nhất (Giá 3 + KL3).
 Bên bán (hay còn gọi là Dư bán – Chờ bán): Gồm 3 cột chờ bán bao gồm giá
bán và khối lượng bán được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Giá bán thấp nhất ở vị
trí gần cột Khớp lệnh nhất (Giá 1 + KL1) và giá cao nhất ở xa cột Khớp lệnh
nhất (Giá 3 + KL 3).
 Khớp lệnh (Giá khớp + KL khớp): Khi giá bên mua bằng giá bên bán thì lệnh
mua bán sẽ được khớp và hiển thị khối lượng vừa khớp lệnh. Cột (+/-) và (+/-
%) hiển thị chênh lệch của giá vừa khớp so với giá tham chiếu.
 Cao: Là giá khớp cao nhất trong phiên.
 Thấp: Là giá khớp thấp nhất trong phiên.
 Tổng KL: Là tổng khối lượng cổ phiếu đã khớp lệnh trong ngày tính đến thời
điểm xem.
 NN mua: Là khối lượng mua vào của nhà đâu tư nước ngoài.
 NN bán: là khối lượng bán ra của nhà đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
 Quy định về màu sắc: Giá xanh lá cây là giá cao hơn giá tham chiếu nhưng
không phải là giá trần , giá đỏ là giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng không phải
giá sàn, giá trần là màu tím, giá xanh lơ là giá sàn, giá vàng là giá tham chiếu.
1.2 Các chỉ số chính của thị trường gồm có:
Chỉ số VNIndex: Chỉ số phảm ánh biến động giá cổ phiếu và được tính theo
phương pháp bình quân vốn hóa thị trường của tất cả các cổ phiếu niêm yết trên
sàn Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE)
Chỉ số VN30: 30 cổ phiếu lớn nhất trên sàn HOSE.
Chỉ số HNXIndex: là chỉ số phản ánh biến động giá cổ phiếu, và được tính theo
phương pháp bình quân vốn hóa thị trường của tất cả các cổ phiếu niêm yết trên Sở
giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)
Chỉ số HNX30: Đặc trưng cho 30 cổ phiếu lớn nhất trên sàn HNX.
Chỉ số UpCom: Là chỉ số phản ánh biến động giá cổ phiếu, và được tính theo
phương pháp bình quân vốn hóa thị trường của tất cả cổ phiếu niêm yết trên sàn
UpCom.
2. CÁC KHÁI NIỆM NGÀY GIAO DỊCH T, T+, NGÀY THANH
TOÁN:
Nếu mua cổ phiếu thì cuối giờ chiều sau 2 ngày làm việc cổ phiếu mới về tài khoản
và tới ngày làm việc thứ 3 mới bán được.
VD:
- Nếu mua vào ngày thứ 2 thì thứ 5 mới bán được.
- Nếu mua vào thứ 6 thì tới thứ 4 tuần sau mới bán được (Thứ 7 và Chủ nhật là
ngày nghỉ nên ko tính là ngày làm việc), các ngày này thường gọi là T+.
 Ngày T+0: Ngày mà giao dịch mua bán thành công.
 ngày T+1: Ngày tiếp theo ngày mua bán thành công.
 Ngày T+2: 2 ngày sau ngày mua bán thành công.
 Ngày T+3: 3 ngày sau ngày mua bán thành công.
Ngày thanh toán là ngày mà tại đó cổ phiếu được chuyển nhượng giữa người mua
và bán.
Theo quy định: Ngày thanh toán là 16h30 ngày T+2 tức là sau khi phiên giao dịch
ngày hôm đó kết thúc vào 14h45 nên trên thực tế sang đến ngày T+3 nhà đầu tư
mới bán được.
3. CÁC LỆNH GIAO DỊCH CỔ PHIẾU:
3.1. Lệnh ATO (At the Open):
 Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa (thời gian từ 9h-
9h15).
 Đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa sẽ không xác định được giá khớp
lệnh nếu chỉ có lệnh ATO trên sổ lệnh.
 Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ
để xác định giá mở cửa và sẽ tự động tự hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở
cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết.
3.2. Lệnh giới hạn LO (Limit Order):
 Là lệnh đặt mua hoặc bán chứng khoán tại một mức giá xác định và chờ đợi giá
cổ phiếu dao động tới mức giá đã đặt để được khớp lệnh, phù hợp với thị trường
biến động không quá mạnh. Lệnh có hiệu lực kể từ khi được nhập vào hệ thống
giao dịch cho đến hết ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.
 Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.
3.3. Lệnh thị trường MP (Market Price):
 Lệnh này mua/bán được ngay với giá đang được khớp tại thời điểm đó.
 Chỉ sử dụng khi giá cổ phiếu có dấu hiệu sắp tăng mạnh hoặc giảm mạnh.
 Không được áp dụng cho cổ phiếu đang chịu giá sàn
3.4. Lệnh ATC (At the Close):
Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa (thời gian từ
14h30 đến 14h45). Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn (LO) trong khi so
khớp lệnh.
Đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa sẽ không xác định được giá khớp
lệnh nếu chỉ có lệnh ATC trên sổ lệnh
Lệnh sẽ tự động tự hủy bỏ sau khi hết phiên nếu lệnh không được thực hiện hoặc
không được thực hiện hết.
3.5. Lệnh dừng (Stop Loss):
Lệnh này cho phép khách hàng đặt bán chứng khoán tại một mức giá xác định
trong tương lai hay còn gọi là lệnh dừng lỗ hoặc chốt lời theo một mức giá định
trước.
3.6. Lệnh FS (Fractional Share):
Lệnh này cho phép nhà đầu tư thực hiện đặt lệnh mua hoặc bán với số tiền, số cổ
phiếu bất kỳ. Lệnh sẽ gom lệnh mua/bán lô lẻ để giao dịch theo lô quy định của
từng Sở giao dịch và khớp theo giá thị trường (lệnh mua/bán chứng khoán của nhà
đầu tư sẽ được thực hiện ngay tại mức giá khớp lệnh (MP) hiện có trên thị trường
khi lệnh được chuyển đến).

4. CỔ TỨC VÀ CÁC LOẠI HÌNH CHI TRẢ CỔ TỨC:


Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho cổ đông công ty sau khi đã
lập các quỹ theo quy định. Hàng năm, số tiền được dùng để chi trả cổ tức sẽ được
thông qua tại đại hội cổ đông.
Các loại hình chi trả cổ tức: 2 hình thức: Cổ tức tiền mặt và Cổ tức cổ phiếu.
Cổ tức tiền mặt: Là việc dùng một phần lãi kiếm được hàng năm để chia tiền mặt
cho cổ đông.
Cổ đông nhận được số tiền thực chia từ công ty nhưng lại khiến số tiền giữ lại để
tái đầu tư và phát triển công ty sẽ ít đi, có thể làm giảm khả năng tăng trưởng của
công ty trong tương lai.
Cổ tức tiền mặt thường chỉ chiếm một phần của lợi nhuận sau thuế.
Cổ tức cổ phiếu: Là việc dùng một phần lãi kiếm được hàng năm làm nguồn vốn
để tăng vốn điều lệ thực góp cho công ty.
Hình thức chi trả cổ tức này là khiến cổ phiếu bị pha loãng bởi công ty phát hành
thêm cổ phiếu để trả cho cổ đông; tuy nhiên, công ty sẽ có một khoản tiền để tái
đầu tư.
Xem thông tin công ty chia cổ tức trên website của công ty niêm yết.
Kiểu chia cổ tức và nguyên tắc chia cổ tức tiền mặt, cổ tức cổ phiếu
Trong năm tài chính, các công ty có thể lựa chọn 1 trong 4 kiểu chia:
 Chia cổ tức tiền mặt
 Chia cổ tức cổ phiếu
 Chia hỗn hợp cả cổ tức tiền mặt và cổ tức cổ phiếu
 Không chia cổ tức

Việc chia cổ tức kèm tỷ lệ bao nhiêu % trong năm được thực hiện trên cơ sở lợi
nhuận sau thuế sau khi đã có kiểm toán và được đại hội cổ đông thường niên của
công ty thông qua.
Nguyên tắc chia cổ tức: việc chi trả cổ tức được thực hiện trên cơ sở mệnh giá
gốc của cổ phiếu thay vì thị giá cổ phiếu. Hiện tại ở Việt Nam, mệnh giá cổ phiếu
được quy định là 10.000 đồng.
Cần chú ý đến Ngày giao dịch không hưởng quyền và Ngày đăng ký cuối cùng.
Ngày giao dịch không hưởng quyền: là ngày mà nhà đầu tư mua chứng khoán sẽ
không được hưởng quyền lợi của cổ đông như quyền nhận cổ tức, quyền mua cp
phát hành thêm, quyền tham dự đại hội cổ đông.
Ngày đăng ký cuối cùng: là ngày Trung tâm lưu ký chốt danh sách khách hàng sở
hữu chứng khoán để thực hiện các quyền cho cổ đông. Tại ngày chốt danh sách,
nếu có tên trong danh sách, người sở hữu chứng khoán sẽ có quyền nhận cổ tức,
quyền mua cổ phiếu phát hành thêm.

Đợt cổ tức và số lần trả cổ tức


Mỗi công ty sẽ có lịch chia cũng như đợt chia khác nhau.
Loại hình chia cổ tức dự kiến (cổ tức tiền mặt hay cổ tức cổ phiếu) và tổng tỷ lệ cổ
tức mỗi loại được chia cho năm tài chính được công bố tại Đại hội Cổ đông thường
niên.
Số đợt chia cổ tức và thời gian chốt danh sách, thời gian thanh toán trong năm do
Hội đồng Quản trị quyết định (Các công ty niêm yết thường trả cổ tức thành 1 hoặc
2 đợt).
Cách tính cổ tức: https://youtu.be/S0Fh8Mj8KxU

5. CÁCH LỰA CHỌN CỔ PHIẾU ĐỂ ĐẦU TƯ:


Một doanh nghiệp tiềm năng tăng trưởng tốt thường có một vài các dấu hiệu như:
đột biến doanh thu lợi nhuận, rào cản ngành lớn, ban lãnh đạo tận tâm, ngành nghề
hưởng lợi, có nhiều quỹ quan tâm, chất lượng tài sản tốt, thanh khoản giao dịch
lớn.
Sau mỗi quý và kết thúc năm tài chính, các doanh nghiệp sẽ công bố Báo cáo tài
chính (BCTC), cung cấp cho nhà đâu tư các thông tin về nguồn vốn, nợ vay, kết qả
kinh doanh, lưu chuyển tiền,…
Thông qua BCTC, nhà đầu tư sẽ đánh giá được mức tăng tưởng về doanh thu và lợi
nhuận, tiềm năng mở rộng, rủi ro tiềm ẩn (nợ, khấu hao, tồn kho phải thu,…) là cơ
sở quan trọng để ra quyết định đầu tư.
Các tiêu chí để đưa ra quyết định đầu tư:
 Doanh nghiệp tăng trưởng với doanh thu và lợi nhuận tích cực.
 Doanh nghiệp có tài sản bằng tiền mặt lớn và có đủ năng lực để mở rộng hoặc
phát triển dự án mới.
 Doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt lớn và đều đặn.
 Doanh nghiệp có báo cáo thường niên và bản cáo bạch tốt, tiềm ẩn nhiều cơ hội
đầu tư.
 Doanh nghiệp đang có vị thế dẫn đầu trong ngành và có lợi thế cạnh tranh cao.
 Doanh nghiệp có ban lãnh đạo tâm huyết và tài năng; phân loại doanh nghiệp
(Doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước).
 Doanh nghiệp sở hữu sản phẩm đang có tình hình kinh doanh tích cực.
 Doanh nghiệp hoạt động trong nhóm ngành tăng trưởng dài hạn, ít chịu ảnh
hưởng biến động chu kỳ kinh tế.
 Cố phiếu của doanh nghiệp có tính thanh khoản tốt.
 Cổ phiếu có nhiều quỹ đầu tư lớn tham gia.
6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU:
Giá cổ phiếu luôn tuân theo quy luật cung-cầu, trong ngắn hạn giá cổ phiếu chịu
tác động bởi thị trường chung và tâm lý đám đông, về dài hạn thì yếu tố tăng
trưởng cua doanh nghiệp ảnh hưởng nhiều hơn.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trong ngắn hạn và trung hạn:
 Ban lãnh đạo hoặc cổ đông lớn mua/ bán cổ phiếu.
 Ban lãnh đạo thay đổi nhân sự chủ chốt.
 Doanh nghiệp đi thâu tóm hoặc sáp nhập.
 Doanh nghiệp phát hành tăng vốn hoặc bán cổ phiếu ưu đãi cho đối tác chiến
lược.
 Doanh nghiệp bán tài sản.
 Doanh nghiệp có sản phẩm mới đột phá hoặc mở rộng lĩnh vực kinh doanh.
 Tác động từ chu kỳ kinh doanh theo sóng ngành.
 Biến động giá cả hàng hóa thế giới.
 Tác động từ chính sách pháp luật.
 Tác động từ thiên tai, dịch bệnh.
 Tác động từ hiệu ứng lễ tết ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.

7. CHỌN THỜI ĐIỂM MUA, BÁN CỔ PHIẾU:


Để đầu tư hiệu quả cần xây dựng hệ thống giao dịch gồm các quy tắc mua và bán
cụ thể, ngoài ra cần phải tuân thủ quy tắc một cách tuyệt đối, việc vi phạm quy tắc
sẽ dẫn đến thua lỗ, kẹp hàng,… điều mà các nhà đầu tư mới thường gặp phải.
7.1. Thời điểm mua cổ phiếu:
- Phân tích cơ bản: Phân tích các chỉ tiêu tài chính để đánh giá tăng trưởng, nhận
định rủi ro và phân chia doanh nghiệp, có thể mua trong các trường hợp sau:
 Doanh nghiệp có sự tăng trưởng dột biến đến từ lợi nhuận cốt lõi hặc bắt đầu
bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.
 Doanh nghiệp tốt nhưng gặp khó khăn trong ngắn hạn khiến giá cổ phiếu giảm
mạnh về vùng giá hấp dẫn (dựa trên việc so sánh chỉ số P/E với doanh nghiệp
cùng ngành). Khi khó khăn được khắc phục thì giá CP sẽ tích cực trở lại.
 Doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai.
- Phân tích kỹ thuật: Dựa vào chỉ số kỹ thuật, mô hình giá để phát hiện tín hiệu
mua hợp lý.
7.2 Thời điểm bán cổ phiếu:
Cần xây dựng một kế hoạch bán cụ thể để chủ động phản ứng trước những tình
huống có thể xảy ra, có thể bán trong các trường hợp sau:
 Bán chốt lời theo kỳ vọng: Tùy vào mức chấp nhận rủi ro khi mua, nhà đầu tư
thường chốt lời theo mức kỳ vọng gấp đôi mức rủi ro chấp nhận khi mua.
 Bán theo quy tắc cắt lỗ (Cutloss): khi cổ phiếu vi phạm mức lỗ cho phép cần
phải cutloss ngay để đảm bảo an toàn tài khoản. Thông thường quy tắc cutloss
là không để lỗ lớn hơn 5% trên một cổ phiếu và không lỗ quá 2% trên tổng tài
sản cho một lần mua.
 Bán theo tín hiệu: Thông thường mua theo tín hiệu nào thì sẽ bán theo tín hiệu
đó. (dựa trên phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản)
 Khi cổ phiếu xuất hiện một số dấu hiệu xấu: giá cổ phiếu tăng mạnh trong
thời gian ngắn, vượt xa kỳ vọng tăng trưởng, cổ phiếu thuộc ngành nghề bị tác
động xấu từ rủi ro vĩ mô, thị trường chinh tăng nóng và rủi ro giảm giá lớn,….

8. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ PHÂN TÍCH CƠ BẢN:


 Phân tích kỹ thuật: Là việc nghiên cứu, phân tích sự biến động của giá trong
quá khứ và hiện tại dựa vào các đồ thị nhằm mục đích dự báo các xu hướng giá
trong tương lai (ngắn, trung và dài hạn) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu
tư.
Sử dụng các chỉ báo (indicator - in đi cây tờ) như RSI, MACD, dải Bollingerband, mây Ichimoku,
Fibonacci, EMA, MA,... và đọc nến, mô hình giá,... Phân tích kỹ thuật sẽ giúp các bạn vào điểm
vào/ra, chốt lời/cắt lỗ của cổ phiếu. Nên kết hợp các chỉ báo với nhau để có được tín hiệu rõ ràng
nhất.
 Phân tích cơ bản: Là phương pháp xác định giá trị nội tại của cổ phiếu trên thị
trường bằng cách kiểm tra các tác nhân cơ bản có tác động hoặc làm thay đổi
giá cổ phiếu. Phân tích cơ bản tập trung xem xét báo cáo tài chính của doanh
nghiệp, các phân tích vĩ mô (phân tích ngành mà công ty đang hoạt động, phân
tích trạng thái nền kinh tế,…) hay phân tích vi mô (mô hình hoạt động và hiệu
quả quản lý của công ty để ra quyết định đầu tư) để đánh giá giá trị hiện tại của
mã chứng khoán và kỳ vọng giá trong tương lai của cổ phiếu đó.
Phân tích cơ bản là các bạn sẽ phải biết đọc báo cáo tài chính, phân tích các chỉ số P/E. P/B, ROE,
ROA, vốn hóa doanh nghiệp, đội ngũ lãnh đạo,.... để các bạn xác định được doanh nghiệp tốt, doanh
nghiệp đang làm ăn có lãi.

You might also like