You are on page 1of 29

CHƯƠNG III

SỞ GIAO DICH CHỨNG


KHOÁN

1
PHẦN I

THỊ TRƯỜNG
GIAO DỊCH TẬP
TRUNG – SỞ
CHỨNG KHOÁN

2
1.KHÁI NIỆM

Sở giao dịch chứng khoán (hay thị trường chứng khoán tập

trung) là thị trường trong đó việc giao dịch mua bán chứng khoán

được thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch

3
2.HÌNH THỨC SỞ HỮU CỦA SỞ GIAO DỊCH
+Hình thức sở hữu thành viên:
Sở giao dịch chứng khoán do các thành viên là công ty chứng
khoán sở hữu, được tổ chức như một câu lạc bộ hay một hiệp
hội, các công ty chứng khoán thành viên sẽ bầu ra Hội đồng quản
trị để quản lý.
+Hình thức công ty cổ phần:
Sở giao dịch chứng khoán được tổ chức dưới hình thức một
công ty cổ phần đặc biệt do các công ty chứng khoán thành viên,
ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm sở hữu.
+Hình thức sở hữu nhà nước:
Sở giao dịch chứng khoán do nhà nước sở hữu phần lớn hoặc
toàn bộ.
=>Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) có hình thức là
công ty trách nhiệm một thành viên sở hữu nhà nước.
4
3.THÀNH VIÊN CỦA SỞ GIAO
DỊCH CHỨNG KHOÁN
3.1. Các thành viên
Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán là các công ty
chứng khoán được Ủy ban chứng khoán cấp giấy phép hoạt động
và được Sở giao dịch chứng khoán chấp nhận là thành viên.
3.2. Quyền hạn của các thành viên
+Quyền bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng của Sở
giao dịch chứng khoán.
+Quyền được giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán.
+Quyền được nhận các dịch vụ do Sở giao dịch chứng khoán
cung cấp.
+Quyền bầu đại biểu đại diện cho thành viên tại Hội đồng
quản trị. 5
4.NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN
4.1. Khái niệm
Niêm yết chứng khoán là việc đưa chứng khoán có đủ tiêu
chuẩn vào đăng ký và giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung.
4.2. Phân loại niêm yết
+Niêm yết lần đầu: Là việc cho phép chứng khoán của một
công ty phát hành đủ tiêu chuẩn niêm yết được giao dịch lần đầu
tiên trên Sở giao dịch chứng khoán sau khi chào bán ra công
chúng.
+Niêm yết bổ sung: Là việc cho phép chứng khoán phát hành
bổ sung của công ty niêm yết được giao dịch trên Sở giao dịch
chứng khoán. Việc phát hành thêm nhằm tăng vốn, chi trả cổ
tức…
+Thay đổi niêm yết: Áp dụng khi thay đổi tên của công ty niêm
yết hay thực hiện tách, gộp cổ phần.
+Niêm yết lại: Áp dụng khi niêm yết lại chứng khoán của công
ty đã bị hủy niêm yết, chia tách và sát nhập công ty. 6
4.3. Điều kiện niêm yết
+Tiêu chuẩn định lượng:
Thời gian hoạt động.
Vốn cổ phần.
Doanh thu.
Thu nhập.
Tình hình hoạt động kinh doanh.
Tỷ lệ nợ.
Phân bổ quyền sở hữu.
+Tiêu chuẩn định tính:
Ý kiến kiểm toán.
Công ty không liên quan tới bất kỳ vụ kiện tụng nào.
Nếu công ty sáp nhập thì phải kết toán tài chính năm hoạt
động.
Chuyển nhượng quyển sở hữu của cổ đông nắm quyền kiềm
soát.
Công ty phải sử dụng mẫu chứng khoán thống nhất. 7
5.GIAO DỊCH TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
5.1. Phương thức giao dịch
+Giao dịch đấu giá
Trong thị trường đấu giá, các nhà tạo lập thị trường đưa ra giá
đặt mua và giá chào bán cho một số loại chứng khoán nhất định.
Các báo giá này được đưa vào hệ thống và chuyển tới mọi
thành viên của thị trường
Giá được lựa chọn để giao dịch là giá đặt mua và chào bán tốt
nhất của những chào giá này
Thu nhập của nhà tạo lập thị trường là khoản chênh lệch giữa
giá mua và giá bán.
+Giao dịch đấu lệnh
Trong thị trường đấu lệnh, lệnh các nhà đầu tư được ghép với
nhau ngay khi có các lệnh với mức giá phù hợp.
Giá cả được xác định thông qua sự cạnh tranh giữa các nhà
đầu tư.
Các công ty chứng khoán nhận phí hoa hồng từ khách hàng
8
để thực hiện giao dịch.
5.2. Nguyên tắc khớp lệnh
+Ưu tiên giá cả
Giá đặt mua cao nhất và giá chào bán thấp nhất được ưu tiên
trước.
+Ưu tiên thời gian
Khi các lệnh đặt mua và chào bán có giá bằng nhau, lệnh nào
đăng ký trước sẽ thực hiện trước.
+Ưu tiên về khách hàng
Sở giao dịch chứng khoán áp dụng quy tắc ưu tiên cho khách
hàng cá nhân trước rồi mới tới lệnh của các công ty chứng khoán
+Ưu tiên khối lượng
Khi lệnh có giá bán bằng nhau và thời gian như nhau thì lệnh
có khối lượng lớn sẽ được ưu tiên. 9
5.3. Hình thức khớp lệnh

+Khớp lệnh định kỳ

Các lệnh mua và lệnh bán được chuyển vào hệ thống giao

dịch trong một thời gian nhất định.

Trong thời gian đó, mặt dù các lệnh đưa vào liên tục nhưng

không có giao dịch được thực hiện.

Vào đúng thời điểm khớp lệnh, tất cả các lệnh sẽ được so

khớp để chọn ra mức giá có khối lượng giao dịch lớn nhất.
10
VD: Giao dịch một loại cổ phiếu AB theo hình thức khớp lệnh
định kỳ.
Môi KL mua Tổng KL mua Giá Tổng KL bán KL bán Môi
giới (cp) (cp) (ngàn đồng/cp) (cp) (cp) giới
001 1.000 1.000 20,8 5.800 1.000 012
002 500 1.500 20,7 4.800 700 011
003 700 2.200 20,6 4.100 900 010
004 1.000 3.200 20,5 3.200 1.000 009
005 3.000 6.200 20,4 2.200 700 008
006 2.000 8.200 20,3 1.500 1.500 007

Xác nhận kết quả giao dịch cổ phiếu AB


+Giá thực hiện: 20,5 ngàn đồng/cổ phiếu
+Khối lượng thực hiện: 3.200 cổ phiếu
+Nhà môi giới 001, 002, 003, 004 mua được hết khối lượng
trên phiếu lệnh
+Nhà môi giới 007, 008, 009 bán được hết khối lượng trên
phiếu lệnh 11
+Khớp lệnh liên tục

Giao dịch được thực hiện liên tục thông qua việc so khớp các

lệnh có giá phù hợp (nghĩa là giá mua bằng với giá bán) ngay khi

có lệnh mới đưa vào sổ lệnh.

=>Phương thức khớp lệnh định kỳ thường dùng áp dụng cho

giá đóng cửa hoặc mở cửa), còn phương thức khớp lệnh liên tục

áp dụng cho các giao dịch trong phiên giao dịch.

12
VD: Giao dịch một loại cổ phiếu XY theo hình thức khớp lệnh
liên tục.
Mua Giá Bán
Môi giới Lệnh(cp) Thời gian (ngàn Thời gian Lệnh (cp) Môi giới
đồng/cp)

001 100 9h30” 45,1


009 300 9h40” 45,2
013 400 9h25’ 45,3
014 500 9h55” 45,5 9h15” 300 019
45,5 9h30” 200 012
45,6 9h45” 400 017
Xác nhận kết quả giao dịch cổ phiếu XY
+Giá thực hiện: 45,5 ngàn đồng/cổ phiếu
+Khối lượng thực hiện: 500 cổ phiếu
+Nhà môi giới 014 mua được 500 cổ phiếu
+Nhà môi giới 019 bán được 300 cổ phiếu
+Nhà môi giới 012 bán được 200 cổ phiếu 13
PHẦN II

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHI


TẬP TRUNG – THỊ TRƯỜNG OTC

14
1.KHÁI NIỆM

Thị trường chứng khoán OTC (hay thị trường chứng khoán phi
tập trung) là thị trường mua bán ngoài Sở giao dịch chứng khoán,
không có địa điểm tập trung những người môi giới, những người
kinh doanh chứng khoán như ở Sở giao dịch chứng khoán, không
có ngày giờ hay thủ tục nhất định mà do sự thỏa thuận giữa
người mua và người bán.

15
2.TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG OTC

Tổ chức và quản lý thị trường OTC thường theo 2 cấp là cấp


quản lý nhà nước và cấp tự quản
+Ở một số nước, cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán
và thị trường chứng khoán đứng ra tổ chức và quản lý thị trường
OTC . Tùy theo từng nước và thị trường mà cơ quan này được tổ
chức khác nhau.
+Ở một số quốc gia khác, thị trường OTC do hiệp hội các nhà
kinh doanh chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán đồng quản

16
3. CÁC NHÀ TẠO LẬP THỊ TRƯỜNG
Thành viên của thị trường phi tập trung là các công ty chứng
khoán không phải là thành viên của Sở giao dịch
Các công ty chứng khoán thành viên của thị trường phi tập
trung là các công ty môi giới – kinh doanh.
Các công ty môi giới – kinh doanh hoạt động như người tạo
lập thị trường, mua và bán chứng khoán từ tài khoản của mình
chứ không sắp xếp cho các giao dịch.
Để một cá nhân hay công ty là người tạo thị trường cho một
chứng khoán cụ thể thì họ phải đăng ký như là thành viên với cơ
quan quản lý chứng khoán đáp ứng nhu cầu về vốn tối thiểu.
17
4. CƠ CHẾ XÁC LẬP GIÁ CHỨNG KHOÁN

Cơ chế xác lập giá chứng khoán là thương lượng song


phương giữa bên mua và bên bán mà không phải thực hiện đấu
giá tập trung như Sở giao dịch
Khởi đầu là hình thức mua bán trực tiếp qua quầy giữa các
nhà kinh doanh chứng khoán với nhau, sau đó là thương lượng
qua điện thoại và ngày nay là giao dịch qua mạng điện tử

18
PHẦN III

CÔNG TY
CHỨNG KHOÁN

19
1.KHÁI NIỆM

Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian

chuyên kinh doanh chứng khoán, là đơn vị có tư cách pháp nhân,

có vốn riêng và hạch toán độc lập.

20
2.CHỨC NĂNG

+Tạo cơ chế huy động vốn bằng cách nối những người có tiền
(nhà đầu tư) với những người muốn huy động vốn (người phát
hành chứng khoán)…

+Cung cấp một cơ chế giá cả cho giá trị của các khoản đầu tư.

+Cung cấp cơ chế chuyển ra tiền mặt cho các nhà đầu tư.

21
3. MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG
3.1.Công ty chuyên doanh chứng khoán
Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán do các
công ty độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán
đảm nhận.
3.2.Công ty đa năng kinh doanh tiền tệ và chứng khoán
Theo mô hình này, các ngân hàng thương mại hoạt động với
tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh
doanh tiền tệ.
=>Tại Việt nam, nhà nước quy định các ngân hàng thương
mại muốn kinh doanh chứng khoán phải tách ra một phần vốn tự
có để thành lập một công ty chứng khoán chuyên doanh trực
thuộc, hạch toán độc lập với ngân hàng. 22
4.CÁC NGHIỆP VỤ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
+Môi giới chứng khoán
Công ty chứng khoán sẽ đại diện khách hàng tiến hành giao dịch tại
Sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC.
+Tự doanh chứng khoán
Là nghiệp vụ mà trong đó công ty chứng khoán thực hiện mua và
bán chứng khoán cho chính mình để nhằm mục đích kiếm lời hay can
thiệp điều tiết giá trên thị trường.
+Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành
Là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ
tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ
chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua hết số chứng
khoán còn lại chưa phân phối hết.
+Nghiệp vụ tư vấn chứng khoán
Là việc đưa ra các lời khuyên, phân tích tình huống hay thực hiện
một số công việc có tính chất dịch vụ cho khách hàng.
+Nghiệp vụ tư vấn tài chính
+Các nghiệp vụ hỗ trợ
Cho vay cầm cố chứng khoán.. 23
PHẦN IV

PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN

24
1.KHÁI NIỆM

Phân tích chứng khoán là việc dùng các chỉ số, sơ đồ, bảng
biểu, các hệ số tài chính để đánh giá hoạt động của thị trường
chứng khoán cả bề rộng cũng như bề sâu.
Việc phân tích chứng khoán sẽ cung cấp các thông tin cần
thiết cho các nhà đầu tư cũng như các nhà quản lý, các nhà quản
trị doanh nghiệp trong hoạt động của họ trên thị trường chứng
khoán.

25
2.PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ
2.1.Các chỉ số về khả năng thanh toán
+Chỉ số thanh toán tổng quát
Tổng số tài sản hiện có
Hệ số thanh toán tổng quát =
Tổng nợ
+Chỉ số thanh toán hiện thời
Tài sản ngắn hạn
Hệ số thanh toán hiện thời =
Nợ ngắn hạn
+Chỉ số thanh toán nhanh
Tài sản ngắn hạn –Hàng tồn kho
Hệ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
+Chỉ số lưu lượng tiền măt
Lưu lượng Thu nhập Khấu hao
= +
tiền mặt ròng hàng năm
26
2.2.Các chỉ số về phương cách tạo vốn
+Chỉ số trái phiếu
Tổng mệnh giá trái phiếu
Chỉ số trái phiếu =
Toàn bộ vốn dài hạn
+Chỉ số cổ phiếu ưu đãi
Tổng mệnh giá cổ phiếu ưu đãi
Chỉ số cổ phiếu ưu đãi =
Toàn bộ vốn dài
+Chỉ số cổ phiếu thường hạn
Chỉ số Tổng mệnh giá CP thường + Vốn thặng dư +Thu nhập để lại
cổ phiếu =
thường Toàn bộ vốn dài hạn
+Chỉ số nợ trên vốn cổ phần

Chỉ số nợ Tổng mệnh giá trái phiếu + Cổ phiếu ưu đãi


trên vốn =
Mệnh giá CP thường + Vốn thặng dư + Thu nhập để lại
cổ phần 27
2.3.Các chỉ số về khả năng sinh lời của công ty
+Chỉ số lợi nhuận hoạt động
Chỉ số lợi nhuận hoạt động = Thu nhập hoạt động / Doanh thu thuần
+Chỉ số lợi nhuận ròng
Chỉ số lợi nhuận ròng = Thu nhập ròng / Doanh thu thuần
+Chỉ số thu nhập mỗi cổ phần thường

Chỉ số thu nhập Thu nhập ròng – Cổ tức CP ưu đãi


mỗi cổ phần =
thường Số cổ phiếu thường lưu hành
+Chỉ số thu hồi vốn cổ phần thường
Thu nhập ròng - Cổ tức CP ưu đãi
Chỉ số thu =
hồi vốn cổ Mệnh giá CP thường + Vốn thặng dư + Thu nhập để lại
phần thường
28
2.4.Các chỉ số bảo chứng
+Chỉ số bảo chứng tiền lãi trái phiếu

Thu nhập trước lãi và thuế


Bảo chứng tiền lãi
=
trái phiếu Tiền lãi trái phiếu hàng năm

+Chỉ số bảo chứng cổ tức cổ phiếu ưu đãi

Thu nhập ròng


Bảo chứng cổ
=
phiếu ưu đãi Cổ tức cổ phiếu ưu đãi

29

You might also like