You are on page 1of 2

Phương pháp canh mua bán trong các phiên định kỳ ATO, ATC

- Như chúng ta đã đề cập ở buổi học đầu tiên, sàn HO sẽ có 2 phiên khớp lệnh định kỳ là
phiên mở cửa ATO và phiên đóng cửa ATC; sàn HA cũng có 1 phiên khớp lệnh định kỳ là
đóng cửa ATC.
+ Khớp lệnh định kỳ là tất cả các lệnh mua, lệnh bán được tích lũy trong thời gian quy định
(hiện tại cả HO và HA đều là 15 phút) và sẽ được cân đối để khớp lệnh với nhau sau khi kết
thúc thời gian quy định. Có nghĩa là tổng số khối lượng của các lệnh mua có mức giá cao hơn
hoặc bằng mức giá của tổng số khối lượng của các lệnh bán có mức giá thấp hơn hoặc bằng
(gọi chung là lệnh mua và lệnh bán có mức giá gặp nhau) sẽ được khớp với nhau và dựa theo
bên có tổng số khối lượng ít hơn.
+ Khớp lệnh liên tục là trong suốt thời gian giao dịch, cứ có lệnh mua lệnh bán nào có mức
giá gặp nhau (giá mua cao hơn hoặc bằng giá bán) thì sẽ khớp lệnh ngay và mức giá khớp sẽ
bằng mức giá đặt của lệnh mua hay bán nào được đẩy vào hệ thống trước.
- Mức giá khớp lệnh trong phiên ATO, ATC sẽ phụ thuộc vào mức giá cân đối giữa tổng các
lệnh mua và tổng các lệnh bán ngay sau khi kết thúc 15 phút quy định. Dựa trên yếu tố này,
đội lái sẽ can thiệp bằng cách cân lệnh mua, lệnh bán để tạo mức giá đóng cửa sao cho có lợi
cho họ. Do đó chúng ta rất dễ bị lừa khi mua bán trong phiên ATO, ATC. Để mua bán hiệu
quả trong phiên ATO, ATC, chúng ta sẽ thực hiện như sau:
1> Chỉ được phép đặt lệnh ở phút 14, tức là phút cuối cùng của thời gian quy định.
2> Không nên đặt lệnh trong thời gian ngay từ đầu phiên định kỳ cho đến phút thứ 14.
3> Không bao giờ được phép đặt mua, bán bằng lệnh ATO, ATC; mà phải đặt bằng lệnh limit
rõ ràng.
4> Trừ trường hợp đua mua trần, đua bán sàn thì mới đặt lệnh ATO, ATC.
5> Phải theo dõi mức giá hiển thị tạm khớp trên hệ thống đến phút thứ 14, thấy mức giá vẫn
nằm trong phạm vi phù hợp thì đến phút 14 sẽ đặt lệnh như sau:
+ Nếu là mua thì cao hơn mức giá tạm khớp tầm 1% đổ lại tùy thị giá của CP đó (ví dụ mức
giá tạm khớp là 4.35 thì nên đặt mua 4.40, mức giá tạm khớp là 20 thì nên đặt mua 20.2).
+ Nếu là bán thì thấp hơn mức giá tạm khớp tầm 1% đổ lại tùy thị giá của CP đó (ví dụ mức
giá tạm khớp là 4.35 thì nên đặt mua 4.30, mức giá tạm khớp là 20 thì nên đặt mua 19.8).
- Ví dụ trong các phiên mà các quỹ ngoại review, ở phiên đóng cửa rất hay xảy ra hiện tượng
lệnh đặt bán ATC lô lớn dẫn đến giá tạm khớp ở mức sàn ngay từ đầu phiên đóng cửa; hoặc
lệnh đặt mua ATC lô lớn dẫn đến giá tạm khớp ở mức trần ngay từ đầu phiên đóng cửa.
+ Đây thực chất chỉ là chiêu đánh lừa nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm khi thấy có giá khớp sàn
thì cứ nhao nhao đặt lênh mua ở mức ATC hoặc mức trần với hy vọng sẽ mua được giá rẻ.
Tuy nhiên, đến phút 14, bên cần bán (hay cụ thể là quỹ ngoại, đội lái…) sẽ cân đối lệnh mua
bán hiện tại và đẩy một lượng lệnh mua vừa đủ ở mức giá quanh tham chiếu, thậm chí còn ở
mức giá xanh để đẩy mức giá tạm khớp lên tham chiếu hoặc xanh. Và cuối cùng là mức giá
khớp đóng cửa sẽ là tham chiếu hoặc xanh. Như vậy quỹ ngoại đã bán được lô hàng với mức
giá ngon. Còn các nhà đầu tư non kinh nghiệm đặt giá mua cao sẽ lĩnh trọn lô bán này với
mức giá quá chát.
Vì vậy chúng ta chỉ nên đặt lệnh ở phút 14 nếu thấy mức giá tạm khớp vẫn ở mức thấp như
mong đợi và chỉ đặt lệnh limit cao hơn chút như đã đề cập bên trên. Nếu giả sử đội lái cân
lệnh ở giây cuối cùng và mức giá khớp nhảy lên tham chiếu thì lệnh của chúng ta sẽ không
khớp được, tránh bị mua giá cao.
+ Tương tự cho trường hợp muốn bán. Cũng nên canh bán ở phút 14 với mức giá limit thấp
hơn chút như đã đề cập bên trên.
+ Ví dụ cơ cấu lệnh và mức giá tạm khớp tại hai thời điểm trong phiên mở cửa:
9h5’

9h14’

You might also like